Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nghiên cứu đề tài luận án quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn nhà nước ở việt nam, rút ra những kết quả sau (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.64 KB, 3 trang )

73
thiết bị mới nhất, đáp ứng nhu cầu tiêu chí xây dựng đô thị ngày càng văn minh
hiện đại.
2.2.4.6. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn vốn nhà nước
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn nhà nước cho đầu tư phát triển
hệ thống cấp thốt nước đơ thị, tuân thủ kế hoạch đầu tư công hàng năm đã
được phê duyệt; tích cực khai thác các nguồn lực tại chỗ (như thu từ đất, thu từ
giá dịch vụ cấp thốt nước…), khai thác tiềm lực tài chính từ các doanh nghiệp,
tích cực vận động các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA), các nguồn vốn xã
hội hoá đầu tư như BOT, BTO, BT và thúc đẩy mạnh mẽ mô hình hợp tác cơng
– tư (PPP), song song với việc giám sát chặt chẽ các loại hình đầu tư này để
tránh thiệt hại cho nhà nước.
Do nguồn lực từ ngân sách nhà nước thường rất eo hẹp, không đáp ứng
được hết nhu cầu đầu tư thiết yếu của khu vực công. Để giải quyết thách thức
này, bên cạnh việc đa dạng hóa nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng hệ thống
cấp thoát nước, việc xây dựng và vận hành một hệ thống quản lý tài chính đầu
tư hiệu quả để tối đa hóa việc sử dụng nguồn lực, nhằm bảo đảm kết quả phát
triển kinh tế trong dài hạn là nguyên tắc cần được đề cao.
2.2.5. Nội dung quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống
cấp thốt nước đơ thị bằng vốn Nhà nước
2.2.5.1. Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ
thống cấp thốt nước đơ thị
Bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thốt
nước đơ thị từ vốn nhà nước bao gồm các chủ thể với các chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và mối quan hệ giữa các chủ thể đó. Bộ máy quản lý nhà nước đối
với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thốt nước đơ thị bằng vốn nhà nước gồm 2
cấp Trung ương và địa phương. Cấp Trung ương bao gồm Quốc hội là cơ quan
lập pháp, Chính phủ (Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng,...),
Kiểm tốn Nhà nước, Thanh tra Chính phủ. Cấp địa phương gồm Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban Nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn ở mỗi cấp...
Mỗi cơ quan trong bộ máy thực hiện chức năng riêng biệt, đảm nhận quản lý




74
một hoặc một số khâu trong tồn bộ q trình thực hiện các hoạt động đầu tư
xây dựng từ việc lập kế hoạch, bố trí vốn, kiểm sốt chất lượng cơng trình, đấu
thầu, quyết tốn vốn, thanh tra giám sát...
Trong việc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước, điều quan trọng là thiết
lập một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong bộ máy đó.
Xét trên khía cạnh quản lý nhà nước, phối hợp là một phương thức, một hình
thức, một quy trình kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để
bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được đầy đủ, hiệu quả các chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các lợi ích chung. Phối hợp
tồn tại trong suốt q trình quản lý, mục tiêu cuối cùng của phối hợp là tạo ra sự
thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong quản lý. Nói khác
đi, phối hợp là phương thức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các chủ thể trong quản lý nhà nước.
Ngoài ra, một nhân tố then chốt trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng hệ thống cấp thốt nước đơ thị, đó là cơng tác cán bộ. Việc
sắp xếp, bố trí cán bộ trong bộ máy quản lý về nguyên tắc phải đủ về số lượng,
đúng năng lực, chuyên môn, sở trường theo từng chức danh công chức trong
các cơ quan quản lý nhà nước.
Trong một bộ máy quản lý nhà nước, nhiều cấp, ngành, cơ quan đơn vị
cùng tham gia quản lý. Do đó, để bộ máy quản lý hiệu quả, nhịp nhàng, chịu
trách nhiệm, cần phải phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản
lý, từng cơ quan, đơn vị trong q trình quản lý. Phân cơng, phân cấp quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng hệ thống cấp thốt nước đơ thị bằng vốn nhà nước
là vấn đề quan trọng.
Phân cấp là quá trình chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm từ chính
quyền trung ương cho các chính quyền địa phương hay cho khu vực kinh tế tư
nhân. Hiện nay ở Việt Nam, hai trong số sáu lĩnh vực được đẩy mạnh phân cấp

mạnh mẽ thuộc về công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng bằng vốn
nhà nước. Có thể thấy, việc phân cấp trong quản lý đầu tư công và chi tiêu ngân
sách là vô cùng quan trọng để vừa bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính


75
phủ; đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh
trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Phân cấp trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát
nước đô thị bằng vốn nhà nước cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phân cấp phải rõ nhiệm vụ, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm, gắn với chức
năng, nhiệm vụ của mỗi cấp; đảm bảo tăng tính cơng khai, minh bạch và trách
nhiệm giải trình;
- Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong từng
giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực, điều kiện và khả năng phát triển của
từng khu vực, vùng lãnh thổ, loại hình đơ thị, nơng thơn;
- Phù hợp khả năng quản lý, điều hành của từng cấp và điều kiện, khả
năng cân đối các nguồn lực cần thiết để thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ, thống
nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các ngành, lĩnh
vực;
- Tăng cường trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra của
Bộ, ngành Trung ương đối với việc thực hiện phân cấp và xử lý trách nhiệm;
chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; đồng thời phát huy dân chủ rộng rãi
để nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
2.2.5.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đầu tư xây dựng hệ thống cấp
thoát nước đơ thị bằng vốn nhà nước
Kế hoạch hóa đầu tư đóng vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý đầu
tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước. Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp
thoát nước và xử lý nước thải đơ thị thường địi hỏi tổng mức đầu tư rất lớn và
do đó việc bố trí nguồn vốn nhà nước cần phải được lập kế hoạch chặt chẽ và

có dự tốn. Thực hiện tốt cơng tác này sẽ là cơ sở quan trọng để các ngành, địa
phương chủ động đẩy mạnh đầu tư có định hướng, cân đối nguồn lực, tránh
được hiện tượng đầu tư chồng chéo, thiếu đồng bộ, dàn trải, lãng phí nguồn lực
của nhà nước.
Đầu tư xây dựng phải gắn với quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng
phải đi trước một bước, là tiền đề cho đầu tư xây dựng. Đầu tư xây dựng hệ



×