Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tieu luan van hoa han quoc 백일

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.3 KB, 23 trang )

TIỂU LUẬN
VĂN HÓA HÀN QUỐC

ĐỀ TÀI
백일 – LỄ 100 NGÀY Ở HÀN QUỐC

TP HCM, tháng 4/2021


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

Mục Lục
I. 백일 ( Beak-il) – lễ 100 ngày. ............................................................................ 2
II. Quá trình tổ chức 백일 (Beak-il) – Lễ 100 ngày ................................................ 4
1. 백일 삼신상차리 – Cúng thần Samsin vào lễ 100 ngày .................................... 4
1.1. Tổng quan về thần Samsin ............................................................................ 4
1.2. 백일 삼신상차리 – Cúng thần Samsin vào lễ 100 ngày ............................. 6
2. 백일잔치 – Tiệc 100 ngày. .................................................................................. 9
2.1. Trái cây ngày 백일 Beak-il .......................................................................... 10
2.2. Bánh gạo ngày 백일 Beak-il ........................................................................ 10
III. “Lễ 100 ngày” ở Việt Nam và Nhật Bản......................................................... 14
1. Ở Việt Nam ........................................................................................................ 14
2. Ở Nhật Bản ........................................................................................................ 16
IV. Ý nghĩa của Beak-il đối với con người hiện đại ở Hàn Quốc .......................... 18
V. Tài Liệu Tham Khảo ....................................................................................... 19

1


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc


Trong cuốn Nghi lễ của sự chuyển tiếp của tác giả Arnold van Gennep, ông đã chia chu
kỳ của vòng đời con người ra thành ba giai đoạn nhỏ: Sinh – Trưởng Thành – Tử. Mỗi
giai đoạn này đều liên tiếp và chuyển tiếp nhau. Và mỗi dân tộc, mỗi quốc gia khác nhau
cũng có những nghi lễ khác nhau tương ứng với mỗi giai đoạn của đời người. Ở Hàn Quốc
cũng thế, cũng có các nghi lễ quan trọng từ lúc sinh thành cho đến lúc rời khỏi trần thế.
Khởi đầu là tất cả, không có khởi đầu thì sẽ không có kết thúc vì thế mọi thứ đều cần một
sự khởi đầu và đối với con người chúng ta được sinh ra là khởi đầu tuyệt hơn tất cả. Lễ
thôi nôi, lễ trưởng thành, lễ kết hôn – là những nghi lễ quan trọng từ sinh ra cho đến lúc
trưởng thành trong vòng đời của con người có thể kể đến.
Ở Hàn Quốc, Gia đình có trẻ mới sinh đặc biệt không thổ lộ niềm vui về đứa bé, người ta
cho rằng việc bày tỏ cảm xúc vui mừng đối với em bé có thể làm cho thần linh ghen tức
và sẽ làm cho đứa bé bị bệnh. Vì thế để lừa gạt thần linh, những em bé Hàn Quốc có thể
được đặt những cái tên xấu xí như “Ngố””hay “Chó con”. Do chịu nhiều ảnh hưởng từ
Shaman giáo nên ở Hàn Quốc có rất nhiều nghi lễ trong năm đầu tiên sau khi đứa trẻ ra
đời. Đặc biệt hơn cả, có ngày 백일 (Beak-il) hay tiếng Việt là lễ một trăm ngày là ngày
kỉ niệm một trăm ngày kể từ lúc sinh ra cho em bé. Ngày này được xem là một sự kiện
đánh dấu sự sống sót của em bé qua giai đoạn khó khăn đồng thời cũng là mốc thời gian
đánh dấu sự phục hồi sức khỏe của người mẹ.

I. 백일 ( Beak-il) – lễ 100 ngày.
Không có nhiều tài liệu cho biết Baek-il có nguồn gốc bắt nguồn từ đâu và bắt đầu du
nhập vào Hàn Quốc thời gian nào, theo thần thoại Dangun thì nghi lễ này đã có từ rất lâu
đời và vẫn được người dân Hàn Quốc duy trì cho tới bây giờ.
Ở Hàn Quốc, theo số liệu thống kê của 조선총독부, chỉ trong vòng năm năm kể từ năm
1925 đến năm 1930 tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi lên đến 73%. Do lúc bấy giờ điều
kiện sống còn khó khăn, điều kiện y tế chưa phát triển mạnh, các bệnh tật dễ nảy sinh mà
lại không có điều kiện để trị được dứt điểm, dễ bị lây lan, cùng với nhiều sự biến đổi khí
2



백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

hậu thất thường khi chuyển giao thời thiết nên tỉ lệ tử vong của trẻ em nhỏ hơn một tuổi
khá cao ở thời kỳ này. Sau một tuổi thì tỷ lệ sống sót của trẻ em sẽ cao hơn, chính vì vậy
mà ngày 100 sau sinh của em bé đối với gia đình là cột mốc cực kỳ quan trọng và đáng
mừng ở Hàn Quốc. Có thể nói Baek-il là nghi lễ có ý nghĩa rất lớn trong việc chúc mừng
một đứa trẻ ở điểm bắt đầu phát triển thành một con người và vượt qua một khoảng thời
gian dài là 100 ngày.
Con số một trăm có ý nghĩa rất đặc biệt đối với người Hàn Quốc. Beak-il không chỉ đơn
giản là chúc mừng một trăm ngày sau sinh của đứa bé mà còn có nhiều ý nghĩa đặc biệt
hơn thế. 백(Baek) trong tiếng Hàn có nghĩa là một trăm, con số này thể hiện ước muốn
của cha mẹ đối với con cái rằng con có thể sống lâu đến lúc một trăm tuổi. Ngoài ra Baek
白 trong tiếng Hán còn có nghĩa là bạch (màu trắng), có thể xem màu trắng là màu hoàn
thiện nhất, màu của sự thuần túy, tinh khiết là sắc màu rất phù hợp để miêu tả về sự ngây
ngô, trong trẻo, ngây thơ của một đứa trẻ như một mảnh giấy trắng chưa được viết gì lên
đó.
Beak-il cũng tương tự với 돌잔치 (Dol-janchi) – lễ thôi nôi, các gia đình cùng dâng đồ
ăn lên thần Samsin và cầu xin sức khỏe cho em bé cũng như phù hộ cho người mẹ. Sau
khi cúng thần Samsin, hầu hết người Hàn Quốc sẽ ăn mừng bằng cách chuẩn bị một bàn
tiệc thật đẹp cùng những món ăn truyền thống và chụp ảnh để kỷ niệm ngày này cùng với
gia đình và bạn bè thân thiết.
Vào thời cận đại, trong bối cảnh nghèo nàn về kinh tế, không phải ai cũng có khả năng để
có thể tổ chức tiệc trăm ngày. Tùy vào khu vực thành phố và nông thôn, thứ tự con cái
trong gia đình hay giới tính mà tiệc 100 được tổ chức một cách khác nhau. Đối với thành
phố thường sẽ có điều kiện hơn, nên con cái trong gia đình hầu như ai cũng được tổ chức
tiệc 100 ngày, còn ở nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên họ thường ưu tiên tổ
chức tiệc cho con trai cả. Với trường hợp quá khó khăn thì vào ngày này, họ chỉ cùng nhau
ăn sáng và chúc mừng em bé đã qua được mốc một trăm ngày chứ không tổ chức tiệc.
Tuy nhiên Hàn Quốc là nơi chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo, vốn coi trọng nam giới
3



백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

hơn nữ giới vì thế mà vào năm 1960, rất hiếm khi có nhà hàng tổ chức tiệc 100 ngày cho
bé gái bất kể thành phố hay nông thôn. Có thể thấy Hàn Quốc là một trong những nước
có nền kinh tế phát triển nhất thế giới hiện nay, nhưng vấn đề bình đẳng giới lại hoàn toàn
trái ngược, qua hàng nghìn năm nay, tư tưởng coi trọng nam giới hơn nữ giới vẫn còn ảnh
hưởng sâu sắc đến con người và xã hội của đất nước này.

II. Quá trình tổ chức 백일 (Beak-il) – Lễ 100 ngày
1. 백일 삼신상차리 – Cúng thần Samsin vào lễ 100 ngày
1.1. Tổng quan về thần Samsin
Văn hóa truyền thống của Hàn Quốc và văn hóa truyền thống của Việt Nam có nhiều nét
tương đồng nhau, một trong số đó phải kể đến những tương đồng trong tín ngưỡng tôn
giáo. Tương tự với tín ngưỡng dân gian Việt Nam, người Hàn Quốc tin rằng các vị thần
luôn có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh họ: ở trên trời, trên núi, dưới biển hay có thể là
bất cứ ngóc ngách nào trong căn nhà mà họ đang sống. Đối với người Hàn Quốc, các vị
thần linh thật gần gũi và có thể nói các vị thần linh hiện diện như là một phần trong cuộc
sống thường ngày người dân Hàn Quốc giống như trong một bữa ăn của người Hàn thì
không thể thiếu Kimchi vậy.
Số lượng thần có thể kể đến nhiều vô kể. Thần tối cao(하나님) Hana-nim chi phối mùa
màng, mưa nắng, điều hành mọi vật trong vũ trụ, vị thần này có nhiều nét tương đồng với
quan niệm về Ngọc Hoàng Thượng Đế trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam.
Tiếp đến là các vị thần không gian Ngũ Phương tướng quân 오방장군 Obang Janggun
có vị trí sau vị thần tối cao Hana-nim, là các vị thần thống trị Đông, Tây, Nam, Bắc và vị
trí trung tâm. Các vị thần đất bao gồm Sơn thần 산신 San-sin là vị thần đất quan trọng
nhất, là thần của tất cả các ngọn núi và là vị vua huyền thoại đầu tiên của người Hàn Quốc
– Đàn Quân 단군 Dan-gun; thần làng: người Hàn Quốc có tập quán tôn thờ thần bảo hộ
làng, hầu hết trước đây, trước cổng của các làng ở Hàn Quốc thường dựng hai cột làm

bằng gỗ hoặc đá, hai cột được đục đẽo một cách thô sơ hình đàn ông và đàn bà, một được
4


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

gọi là Thiện hạ đại tướng quân 천하 대장군 Cheonha Daejanggun , một được gọi là Địa
hạ đại tướng quân 지하 여장군 jiha yeojang-gun; thần bảo hộ gia đình: có rất nhiều vị
thần bảo hộ cho gia đình được thờ cúng trong nhà: vị thần bảo hộ nhà đất
토주대감 tojudaegam, thần bếp 조왕 jowang, … và không thể không kể đến vị thần bảo
vệ cho sự sinh nở mà vào ngày Beak-il cũng như Doljanchi, người Hàn Quốc sẽ dâng
cúng đồ ăn lên vị thần này và cầu xin sức khỏe cho em bé cũng như là người mẹ –
삼신할머니 Samsin Halmoni thần Samsin.
Thần Samsin cũng có chức năng bảo hộ cho sinh nở và số phận của những đứng trẻ mới
sinh cho đến lúc chúng lên 7 tuổi giống như tín ngưỡng thờ mười hai bà mụ ở Việt Nam
và Trung Quốc.
Có rất nhiều thần thoại kể về bà nhưng phổ biến nhất vẫn là câu chuyện cô là một người
con gái của một gia đình quý tộc. Khi cha mẹ và anh trai của cô tạm thời vắng mặt thì đã
có một linh mục Phật giáo đến nhà cô để xin gạo. Nhưng dù cô đã cho vị linh mục kia gạo
rồi nhưng hắn ta vẫn trì trệ thời gian bằng cách đổ tất cả gạo mà cô cho, để cô phải nhặt
chúng lên và dâng chúng một lần nữa. Sau đó, hắn ta không hề hồ thẹn mà đã cưỡng bức
cô khiến cho cô mang thai. Khi gia đình quay trở về, người cha tức điên muốn giết cô để
cứu lấy danh dự cho gia đình nhưng với tấm lòng thương con hơn ai hết – người mẹ đã
quỳ xuống van xin chồng mình cho con gái một con đường sống. Sự nài nỉ của người mẹ
khiến người cha mủi lòng, nhưng dù không giết con gái nữa, ông vẫn giam cô trong một
cái rương đá như thế khác gì gián tiếp giết chết cô. Ấy vậy mà thật kỳ diệu, dẫu trong điều
kiện khó khăn như vậy, cô vẫn có thể sinh ra ba người con trai xinh xắn khỏe mạnh. Vì
thế, người đời gọi cô là thần Samsin – vị thần sinh nở và bảo vệ cho những đứa bé mới
sinh.( vì trong xã hội lúc bấy giờ, vấn đề trọng nam khinh nữ được đề cao, việc sinh nở
đã khó khăn rồi mà cô không những sinh con ra khỏe mạnh, xuất chúng mà còn là sinh ba

người con trai cùng lúc – việc này đối với phụ nữ lúc bấy giờ được coi là vô cùng đáng
ngưỡng mộ)

5


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

Ở một phiên bản khác, Samsin Halmoni là ba người con gái của vị thần Dan-gun. Samsin
Halmoni đã sinh ra con người đầu tiên trên thế giới và trở thành thủy tổ của loài người.
Tùy vào từng khu vực mà tên gọi của Samsin Halmoni có thể khác nhau ví dụ như ở khu
vực Gyeongsang Nam, người ta gọi bà là 지앙할미 Jiang halmi; ở khu vực Gyeongsang
Buk gọi là 삼신할매 Samsin halmae; ở khu vực Jeju lại gọi là 삼승할망 Samseung
halmang,….
Mỗi gia đình đều có một vị thần Samsin riêng. Vì Samsin là vị thần chịu trách nhiệm việc
sinh nở và chăm sóc con cái, nên bà thường trú ngụ ở phòng có quan hệ mật thiết với đứa
bé và người mẹ. Đối với những căn nhà truyền thống, thì bà thường trú ngụ ở 안방 anbang
– phòng phụ phía trong. Đối với những căn nhà hiện đại, thần Samsin thường trú ngụ
trong phòng ngủ - phòng sinh hoạt chủ yếu của em bé và người mẹ.

1.2. 백일 삼신상차리 – Cúng thần Samsin vào lễ 100 ngày
1.2.1. Chuẩn bị thức ăn
Trước tiên, khi đồng hồ điểm qua 12h của ngày thứ 100 mới được nấu chín đồ ăn để cúng
dâng lên thần Samsin và phải nấu xong trước bình minh, tuyệt đối không được nấu sẵn từ
buổi tối hôm trước đó.
Samsin là một vị thần sạch sẽ. Người ta cho rằng Samshin không thích thực phẩm tanh
nên không dâng thịt và cá lên cho bà thay vào đó là những món ăn đơn giản và thanh khiết
hơn. Món ăn được dâng lên thần Samsin gồm cơm trắng, canh rong biển, nước và ba loại
rau gồm ( rễ, thân và lá).
Cơm được dâng lên thần Samsin phải là cơm trắng, tượng trưng cho sự thuần khiết trong

sáng, không dùng các loại hạt ngũ cốc khác ngoài gạo trắng, gạo ngâm từ tối hôm trước,
qua 12h hôm sau có thể nấu.

6


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

Dùng tay nghiền rong biển, không dùng kéo, nghiền xong rồi ngâm qua sau đó xào rong
biển với một chút dầu vừng cho thơm, tiếp theo đem phần rong biển đã xào sơ vào nước
sôi để nấu thanh canh, lưu ý là không nấu rong biển cùng với thịt.
Nước uống phải là nước tinh khiết được đun sôi, không được dùng nước máy, có thể đun
sôi từ tối hôm trước rồi để nguội. Sau khi cúng xong, người mẹ phải uống hết nước này
không được bỏ đi.
Ba loại rau thường dùng là rễ cây cánh cát 도라지 Doraji hoặc có thể thay thế bằng giá
đỗ ( rễ ), cây dương xỉ diều hâu 고사리 Gosari ( thân ) và rau chân vịt 시금치 Sigeumchi
(lá ). Ba loại rau này có nghĩa là Quá khứ ( rễ = tổ tiên ), Hiện tại ( thân = phụ mẫu ) và
Tương lai ( lá = đứa trẻ). Ba thành phần có quan hệ mật thiết, cùng bảo bọc nhau.
Trong quá trình chuẩn bị, không nêm nếm đồ ăn, không sử dụng tỏi hay muối, chỉ được
dùng dầu và nước tương. Ngoài ra, cũng không sử dụng kéo và dao vì người ta cho rằng,
dùng kéo và dao là cắt đứt tuổi thọ của em bé. Đặc biệt, thức ăn cúng phải được ăn hết
trong ngày nên làm một lượng vừa phải đủ ăn.

1.2.2. Sắp xếp bàn cúng

7


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc


Bàn cùng được đặt ở phía đông phòng sinh hoạt chủ yếu của mẹ và bé. Vì Sam(삼) trong
Samsin(삼신) có nghĩa là ‘ba’, nên người Hàn cho rằng có ba vị thần. Vì thế mà lúc cúng,
họ cũng chuẩn bị ba chén cơm, ba bát canh và ba bát nước cho ba vị thần. Trên bàn cúng,
hàng đầu tiên sẽ đặt cơm và canh, hàng tiếp theo là nước và hàng cuối cùng là ba loại rau.
Khi đã chuẩn bị xong bàn cúng, bố mẹ sẽ nhẹ nhàng đặt em bé nằm trước bàn cúng, đầu
em bé hướng về phía Đông, bởi vì hướng Đông là hướng dương, hướng của mặt trời mọc
nên có nhiều sinh khí.
Khi mọi thứ đã được sắp xếp xong xuôi thì hãy mở hé cửa sổ và cửa ra vào một chút vì
lúc này, vị thần sẽ ghé đến nhà để cùng chơi với đứa bé.

1.2.3. Đọc bài sớ – 축문
Sau khi sắp xếp xong bàn cúng và em bé vào đúng vị trí, ba mẹ sẽ đọc bài sớ chúc mừng
hai lần để bày tỏ tâm nguyện của mình đối với con, chúc mừng con của họ đã vượt qua
cột mốc 100 ngày và cầu xin thần Samsin bảo vệ và che chở cho con.
“ 젖 잘 먹고, 젖 흥하게 점지해서
잘먹고 잘놀고 잘자고
긴 명을 서리 담고 짧은 명은 이어대서
수명 장수하게 점지하고
장마때 물 붇듯이 초생달에 달 붇듯이
아무탈 없이 무럭무럭 잘 자라게 해주십시오”
Mong con ăn giỏi, chơi và ngủ ngoan. Mong con có thể trưởng thành mà không gặp vấn
đề gì. Đó là bài chúc mừng cũng như chứa đựng những mong muốn tốt nhất của cha mẹ
đối với con cái.

8


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

Sau khi đọc xong bài sớ, cha mẹ sẽ cầm lấy chân của con và nói “발 크게 해주세요”

với mong muốn cầu xin thần Samsin sẽ bảo hộ cho đứa bé và làm cho đứa bé mau ăn
chóng lớn, phát triển khỏe mạnh. Sau đó, ba mẹ sẽ dập đầu hai lần bên cạnh đứa bé để
bày tỏ lòng kính thành của mình đối với thần Samsin.

1.2.4. Trò chuyện cùng Samsin Halmoni
Sau khi thực hiện xong những nghi thức trên, ba mẹ sẽ đóng cửa lại và để đứa bé ở trong
phòng tầm 10p để đứa bé có thể cùng trò chuyện và chơi đùa với thần Samsin.
Kết thúc lễ cúng, toàn bộ đồ ăn được dâng lên thần Samsin phải được người mẹ ăn hết,
không được bỏ đi.

2. 백일잔치 – Tiệc 100 ngày.

Sau khi hoàn thành việc cúng thần Samsin, ba mẹ sẽ cùng nhau trang trí tổ chức
tiệc và chụp ảnh để lưu giữ lại kỉ niệm 100 ngày của con. Bữa tiệc này thì tùy vào
9


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

mỗi gia đình mà bàn tiệc được chuẩn bị và trang trí khác nhau. Tuy vậy đều có
những điểm chung về các loại bánh được bày lên bàn tiệc, trái cây bày lên bàn tiệc,
ngoài ra còn một chiếc ghế để em bé dựa vào vì trong thời gian này các em bé còn
ngồi chưa vững. Thường mỗi gia đình sẽ đặt thêm một cuộn chỉ dày được thắt lại
như hình bím tóc với mong muốn con của họ có thể sống trường thọ.
Lúc này, ba mẹ sẽ chụp thật nhiều ảnh để lưu lại khoảnh khắc đẹp đẽ một trăm tròn
của con, em bé ngồi ngay ngắn trên ghế mặc đồ truyền thống của Hàn Quốc hoặc
cũng có thể chụp ảnh khỏa thân.
2.1. Trái cây ngày 백일 Beak-il
Loại trái cây cần tránh sử dụng là quả đào vì người Hàn Quốc quan niệm rằng cây
đào lại có sức mạnh xua đuổi linh hồn mà vào ngày này thì tổ tiên cũng như là thần

Samsin sẽ ghé thăm gia đình nên họ không sử dụng đào để đặt lên bàn tiệc.
Trái cây được bày lên bàn tiệc thường là trái cây theo mùa, vào mùa nào thì trái
cây mùa đó sẽ tươi ngon hơn, rất phù hợp với việc dâng lên tổ tiên cũng như cho
gia đình cùng thưởng thức.
• Mùa xuân: Dâu tây, dưa vàng 참외
• Mùa hè: Dưa hấu, Nho
• Mùa thu: Táo, Lê, Hờng
• Mùa Đơng: Quýt, Cam, Lựu
2.2. Bánh gạo ngày 백일 Beak-il
Những loại bánh trên bàn tiệc mà gia đình nào cũng sẽ có là bốn món ăn đặc trưng của
Hàn Quốc gồm: 백설기 Beak-seolgi Bánh gạo hấp, 인절미 Injeolmi, 수수팥떡 Bánh gạo
đậu đỏ và 오색송편 Bánh trung thu ngũ sắc . Tuy nhiên quan trọng hơn hết vẫn là bánh
10


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

gạo hấp và bánh trung thu ngũ sắc, đối với những gia đình không có điều kiện để chuẩn
bị nhiều thứ thì họ chỉ chọn hai loại là Beak-seolgi và Osaek Songpyeon

* 백설기 - Beak-seolgi: Bánh gạo hấp
Trong tiếng Hán, Baek có nghĩa là trắng, Seol là tuyết và Gi là bánh gạo, do đó Baekseolgi có thể hiểu là loại bánh gạo có màu trắng và xốp như tuyết, do có màu trắng muốt
nên đây là món ăn tiêu biểu và tượng trưng cho điềm lành, điềm vui. Bánh được hấp trong
một nồi đất truyền thống gọi là 시루. Khi tách bánh ra khỏi nồi, tránh cắt bằng dao mà
hãy dùng thì, vì người ta cho rằng đó là một việc không hay, có thể làm giảm tuổi thọ của
đứa trẻ. Vào tiệc một trăm ngày, người ta dùng loại bánh này với số 100, chữ một trăm
bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Hán được khắc lên trên mặt bánh. Người Hàn Quốc xưa quan
niệm rằng, nếu mang bánh gạo hấp đi chia cho 100 người thì đứa trẻ sẽ lớn lên khỏe mạnh,
không bệnh tật và sống thọ đến khi tóc bạc trắng.


* 오색송편 - Bánh trung thu ngũ sắc
Songpyeon là một món bánh truyền thống của Hàn Quốc, thường được ăn vào lễ hội trung
thu 추석, bánh songpyeon được tạo hình nửa mặt trăng, nhân ngọt, được đặt trên lớp lá
thông rồi hấp, lá thông giúp giữ lại màu và hương vị của bánh đồng thời cũng đảm bảo
bánh có thể được bảo quản lâu hơn. Nếu như người Việt Nam và Trung Quốc làm bánh
trung thu xem trăng tròn là biểu trưng cho sự hạnh phúc viên mãn thì người Hàn Quốc lại
xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng trong việc làm bánh trung thu, bởi vì người
Hàn Quốc quan niệm rằng “trăng khuyết rồi sẽ tròn” tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở,
trăng khuyết sẽ dần tròn trong khi trăng tròn thì có thể dần tàn. Đó là lý do tại sao bánh
Songpyeon lại được nặn theo hình dáng của vầng trăng khuyết – hình lưỡi liềm.
Nhưng tại sao bánh trung thu lại liên quan đến tiệc 100 ngày? Đó chính là ý nghĩa đặc biệt
mà những chiếc bánh Songpyeon mang theo nó. Bánh Songpyeon có năm màu: màu trắng,
màu đen, màu xanh, màu đỏ và cuối cùng và màu vàng. Năm màu tương ứng với ngũ
hành, ngũ đức, ngũ vị, ẩn chứa sự hài hòa của vạn vật.
11


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

Ngũ sắc còn là biểu tượng của bốn phía: Đông, Tây, Nam, Bắc và vị trí trung tâm
• Màu trắng ( đại diện cho kim loại, hướng Tây và mùa Thu): Từ xa xưa tới nay,
người Hàn Quốc đã luôn tôn sùng màu trắng bởi quan niệm màu trắng là màu đại
diện cho sự thuần khiết và công bằng nên đây chắc chắn là màu không thể thiếu
trong triết lý ngũ hành. Màu trắng liên quan đến các chức năng của phổi do đó
người ta thường ăn củ cải trắng, rễ hoa chuông và mầm đậu nành để ngăn ngừa
cảm lạnh.
• Màu đen ( đại diện cho nước, hướng Bắc và mùa đông): Sự huyền bí và sắc sảo
của màu đen tượng trưng cho trí thông minh, sự mạnh mẽ của con người. Các thực
phẩm trong nhóm màu đen gồm có đậu đen, vừng đen, rong biển, mộc nhĩ … rất
tốt để làm dịu tâm trí cũng như là cải thiện chức năng của thận và bàng quang.

• Màu xanh ( đại diện cho cây, hướng Đông và mùa xuân): Người Hàn quan niệm
rằng màu xanh là màu của hy vọng, niềm tin và là màu của những ước mơ. Thực
phẩm có màu xanh thường là dưa chuột, bí xanh, hành lá, lá vừng,… rất tớt cho
gan và ṛt.
• Màu đỏ ( đại diện cho lửa, hướng Nam và mùa hè): Màu đỏ là biểu tượng của
nguồn năng lượng mạnh mẽ, đủ để đẩy lùi đi cái ác. Trước đây, vào thời xa xưa,
người Hàn Quốc thường phơi khô dây tiêu đỏ trong sân nhà để bảo vệ họ và căn
nhà khỏi những vận rủi. Thực phẩm có màu đỏ có thể kể đến như ớt đỏ, tiêu đỏ,
gạo đỏ,… có tác dụng bổ hút, thúc đẩy lưu thơng máu tớt hơn.
• Màu vàng ( đại diện cho đất, trung tâm): Từ thơi xa xưa, màu vàng đã được coi
như là một sắc màu của sự cao quý, sang trọng và quyền lực. Khi nhắc đến màu
vàng, người ta có thể liên tưởng đến ngay hình ảnh của vua chúa. Thực phẩm màu
vàng như bí ngô, khoai lang, đậu tương, … giúp cho tuyến tụy, dạ dày hoạt động
ổn định hơn và kích thích sự thèm ăn.
Bánh trung thu mang năm sắc màu hài hòa của vạn vật. Qua đó, ta có thể thấy việc đặt
bánh Songpyeon ngũ sắc lên bàn tiệc thể hiện ước muốn cho con có một sức khỏe thật tốt
và ổn định, mau ăn chóng lớn, có được sự thông minh sáng dạ và sự mạnh mẽ để chống
12


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

chọi lại xã hội về sau. Bánh Songpyeon được làm rỗng ruột thể hiện việc chứa đựng nội
tâm, mong con mở rộng tấm lòng và suy nghĩ của mình để trở thành một người rộng
lượng. Ngoài ra, ba mẹ còn hi vọng con cái có thể trưởng thành với một ước mơ to lớn.

*수수팥떡 -Bánh gạo đậu đỏ
Là một loại bánh gạo được áo ngoài một lớp đậu đỏ hấp. Người ta cho rằng, màu đỏ của
bánh gạo đậu đỏ sẽ giúp cho tăng cường vận khí , giúp em bé tránh xa những vận khí xui
xẻo, tàn ác, màu đỏ giúp giảm bớt sát khí, hóa giải thị phi, ngăn chăn tiểu nhân và mong

cho em bé được lớn lên khỏe mạnh mà không bệnh tật.

*인절미 – Injeolmi
Injeolmi là một loại bánh gạo được làm bằng cách hấp và giã hỗn hợp bột gạo nếp, sau đó
cắt nhỏ thành miếng vừa ăn, dáng hình hộp chữ nhật và tẩm bột đậu sấy khô.
Tương truyền 이괄 Lý Quát là một chỉ huy rất có năng lực và tài giỏi, dù lập được công
lớn trong việc chiếm được kinh đô Hanyang và lưu đày được Gwanghaegun nhưng ông
chỉ được khen thưởng qua loa và bị nhà vua bỏ rơi. Ơng cho rằng mình đã khơng được
đối xử và ưu đãi xứng đáng với công lao của mình, trong khi người khác được ban thưởng
và thăng quan tước thì ông lại bị điều lên phía Bắc Bình Nhưỡng để ngăn chặn sự bành
trước của người Mãn Châu. “Tức nước vỡ bờ” ông đã đứng lên chỉ huy 12 nghìn quân và
tạo thành một cuộc nổi loạn mà sử gọi là Lý Quát chi loạn. Trên đường vua 조선 인조 đi
lánh nạn khỏi cuộc nổi loạn này thì ông đã vô tình ăn được một loại bánh gạo rất ngon,
khi ông hỏi người hầu đi theo mình bánh này là gì thì không ai biết cả, bánh không có tên
chỉ biết là bánh này được làm từ một người nông dân họ 임 Lim. Vì loại bánh này quá
ngon khiến vua phải thốt lên “절미로구나” ( Đúng là tuyệt vị). 절 tiếng Hán là 絶 có
nghĩa là “tuyệt” , 미 tiếng Hán là 味 có nghĩa là “vị”. Và thế là cái tên ‘임절미’ ra đời loại bánh gạo có vị ngon không thể tả thành lời được làm bởi người nông dân họ 임. Có

13


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

thể, do truyền miệng nhau và qua nhiều đời nên hiện tại người ta gọi loại bánh gạo này là
인절미 – Injeolmi.
Sẽ có những giai đoạn nhất định trong đời mà con sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử
thách, chịu nhiều áp lực, muốn buông bỏ tất cả. Bánh Incheolmi tượng trưng cho sự kiên
trì, ba mẹ muốn nhắc nhở con mình không thể dễ dàng từ bỏ mục tiêu quan trọng trong
cuộc đời mình. Đối với mọi việc, sự kiên trì chính là chìa khóa dẫn đến thành công.


III. “Lễ 100 ngày” ở Việt Nam và Nhật Bản.
1. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có tín ngưỡng về Bà Mụ có vai trò khá giống với tín ngưỡng về thần Samsin
Halmoni của Hàn Quốc, đều là những vị thần phụ trách việc sinh nở và bảo hộ cho đứa
trẻ. Tuy nhiên, bà Mụ không nằm trong hệ thống gia thần của Việt Nam nên ít phổ biến
hơn Samsin Halmoni – gắn liền với đời sống của hầu hết gia đình người Hàn Quốc. Theo
người Hàn Quốc thì thần Samsin có ba người, còn bà mụ ở Việt Nam thì có mười hai
người.
Trong sách Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi đã kể rằng: “Sự tích
của 12 vị thần này hiện nay chúng ta chỉ còn biết một cách lờ mờ. Có thuyết nói đó là các
thần giúp việc cho Ngọc Hoàng từ lúc ông có ý định sáng tạo ra loài người. Nhưng cũng
có thuyết cho rằng đó là những thần được Ngọc Hoàng giao phó trách nhiệm sau khi ông
đã sáng tạo ra đủ số lượng người và vật ở hạ giới.” Có thể hiểu rằng, mười hai bà mụ là
những vị thần chịu trách nhiệm việc nắn lại cơ thể của con người khi đầu thai chuyển kiếp.
Có rất nhiều giải thích về mười hai bà Mụ, có quan điểm cho rằng, mười hai bà Mụ sẽ
chịu một phần trách nhiệm khác nhau trong việc tạo ra hình thể của con người hoàn chỉnh:
người nặn tai, người nạn mắt, tay, chân,… Trong một quan niệm khác, mười hai bà Mụ là
mười hai vị thần luân phiên chăm lo việc thai sản trong mười hai năm, tính theo mười con
giáp. Từ xưa đến nay, con số 12 đối với Việt Nam ta là con số của sự hoàn thành, một chu
kỳ hoàn tất và cũng có thể được hiểu là sự tái sinh.
14


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

Người ta luôn tin rằng, mỗi phụ nữ khi mang thai và mỗi đứa trẻ khi được sinh ra và lớn
lên đều có các Bà Mụ đi theo chăm sóc và giúp đỡ vì thế trong ngày này, ba mẹ sẽ tiến
hành chuẩn bị các mâm lễ với mục đích cúng bái và công nhận sự có mặt của đứa trẻ trong
gia đình, giới thiệu đến ông bà tổ tiên về sự ra đời của con cháu, đồng thời bày tỏ lòng
thành kính tạ ơn các Bà Mụ những người đã có công tạo nên hình hài và chăm sóc cho

người mẹ cũng như em bé trong suốt thời kì mang thai. Ngoài ra, cúng mụ 100 ngày còn
được tổ chức với mong muốn các bà Mụ cũng như tổ tiên, thánh thần thổ địa sẽ che chở,
bảo hộ cho em bé cũng như cả gia đình có một cuộc sống bình an, sung túc, được hưởng
nhiều sự tốt đẹp ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Trong nghi thức cúng Mụ, phần sửa soạn lễ vật hết sức quan trọng và đòi hỏi phải được
thực hiện thật cẩn thận và chu đáo. Tất cả lễ vật phải được bài trí một cách hài hòa, cân
đối chính giữa phía trên của hương án, lễ vật dâng lên bà Mụ gồm 12 phần lễ nhỏ và 1
phần lễ lớn ( dành cho 12 bà Mụ và bà Mụ chúa):
• Vàng mã: gờm những bợ váy áo, đôi hài và nén vàng. Tất cả phải có màu xanh.
• Phẩm oản: chia phẩm oản thành 12 phần nhỏ đều nhau và mợt phần lớn hơn, nhiều
hơn
• Trầu cau: trầu têm cánh phượng gồm 12 miếng nhỏ với cau bổ làm tư và 1 miếng
lớn với cau để nguyên quả.
• Kẹo bánh: chuẩn bị kẹo bánh với nhiều loại khác nhau và cũng chia thành 12 phần
nhỏ và mợt phần lớn hơn.
• Đợng vật: tơm, cua, ớc có thể còn sống hoặc nấu chín, nhưng còn sống vẫn tốt hơn
để sau khi nghi lễ kết thúc có thể phóng sinh. Chia thành 12 con nhỏ bằng nhau và
một con lớn hơn, nếu không có con lớn có thể dùng 3 con nhỏ để thay thế.
• Lễ mặn: gờm các món ăn mặn, xôi, gà luộc, cơm trắng, canh, rượu trắng.
• Hương hoa: nhang và các lọ hoa rực rỡ nhiều màu sắc.
• Đờ chơi: Các loại đờ chơi trẻ em làm bằng nhựa hoặc sứ. Gồm những bộ đồ chơi
giống nhau như bát đũa, thìa chén, xe, con giống,…

15


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

Sau khi đã chuẩn bị tươm tất xong mọi thứ, ba mẹ sẽ bế em bé trên tay tháp nhang và
thực hiện nghi thức cúng vái, điều này khác với cúng thần Samsin ở Hàn. Ở Hàn thì

người ta sẽ đặt bàn cúng về phía đông của căn phòng sinh hoạt chủ yếu của bé và mẹ,
sau đó đặt em bé nằm trước bàn cúng với đầu hướng về phía Đông chứ ba mẹ không bế
em bé trong quá trình cúng như ở Việt Nam. Trong quá trình cúng mụ sẽ đọc văn khấn,
văn khấn tùy vào vùng miền mà sẽ khác nhau nhưng cơ bản đều có giới thiệu tên tuổi,
nơi ở, tên em bé, bày tỏ lòng biết ơn đến công cao của các bà Mụ và cầu xin mọi sự bình
an tốt đẹp đến cho đứa trẻ.
Tại Điện Ngọc Hoàng ở TP.Hồ Chí Minh, hiện có 12 pho tượng các bà Mụ trong tư thế
ngồi, mỗi tượng đều có kiểu ngồi khác nhau và đều có nét độc đáo riêng với các động
tác chăm sóc trẻ như bồng trẻ, cầm bình sữa, bồng bé bú hay tắm cho bé. Các pho tượng
được làm từ khoảng đầu thế kỷ XX, bằng gốm với sắc màu xanh lục, lam, trắng ngà,
vàng đất, nâu đen.

2. Ở Nhật Bản
Okuizome – Bữa ăn đầu tiên cho em bé khi được 100 ngày tuổi ở Nhật Bản. Tuy đây
không phải là tín ngưỡng thờ thần như ở Việt Nam và Hàn Quốc. Nhưng hoàn cảnh ra
đời lại rất giống với Hàn Quốc. Ở Nhật Bản, họ cũng coi trọng cột mốc 100 ngày sau
sinh của em bé và duy trì nghi lễ nhỏ này cho tới hiện tại (Theo tương truyền, phong tục
này đã xuất hiện trong thời kì Heian 794 – 1185 và kéo dài cho đến ngày nay)
Trước đây vào thời kì khó khăn của Nhật Bản, 100 ngày đầu tiên, em bé rất yếu và chỉ
có thể uống sữa mẹ để phát triển, nên vào thời điểm lúc ấy bé có thể bị nhiễm bệnh hoặc
không đủ sức khỏe để tiếp tục sống sót đặc biệt là phải sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt,
rất dễ bị tử vong. Vì vậy ngày Okuizome được tạo ra trong ngày thứ 100 sau khi đứa bé
được sinh ra, tượng trưng cho bữa ăn đầu tiên của bé đồng thời cũng để cầu mong cho
bé không gặp khó khăn trong việc ăn uống sau này.

16


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc


Buổi lễ thường được thực hiện tại nhà giống như ở Hàn Quốc. Em bé sẽ được mặc bộ
kimono nhỏ và gia đình sẽ chuẩn bị cho em bé một bàn thức ăn gồm: một món dưới
biển, một món trên mặt đất hoặc trên núi và một món nằm trong long đất. Những món
ăn tiêu biểu mà người Nhật thường sử dụng là Umeboshi ( mơ muối hoặc mận muối )
với ý nghĩa hy vọng đứa trẻ sẽ sống cho đến khi già đi và nhăn nheo, Sekihan ( xôi đậu
đỏ) và Sumashijiru ( Một loại soup đơn giản của Nhật) và Nimono ( rau ninh nhừ). Ba
mẹ thường chuẩn bị thức ăn cho bé với khẩu phần lớn với mục đích mong đứa bé sau
này sẽ được thưởng thức nhiều thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe trong suốt cuộc đời.

Khác với bàn ăn mà người Hàn chuẩn bị để dâng lên thần Samsin, tuy đơn giản nhưng
phải chuẩn bị khẩu phần ăn vừa phải vì sau khi cúng xong, người mẹ phải ăn hết đồ ăn
được dâng lên thần Samsin trong ngày hôm đó, không được bỏ đi.
Văn hóa của Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản khác nhau nên từ quá trình chuẩn bị đến
hình thức cho lễ một trăm ngày đều khác nhau. Nhưng ngày lễ một trăm ngày của ba
nước đều là buổi lễ được tổ chức với mục đích mong cho con cái được khỏe mạnh, mau
ăn chóng lớn, phát triển khỏe mạnh và sống trường thọ.

17


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

IV. Ý nghĩa của Beak-il đối với con người hiện đại ở Hàn Quốc
Trong thời kì hiện đại, với sự phát triển mạnh của khoa học kĩ thuật. Trình độ của bác
sĩ cũng như những kĩ thuật y học cũng phát triển một cách chóng mặt. Cuộc sống cũng
dần ổn định hơn nên việc em bé dễ dàng sống qua 100 ngày là một chuyện bình thường,
ý nghĩa của 100 ngày nay đã không còn thiết thực như trong quá khứ nữa. Tuy nhiên
người Hàn Quốc vẫn xem đây là một cột mốc quan trọng đối với con của họ và giữ gìn
truyền thống ấy cho tới tận bây giờ. Lễ 100 ngày tuy ở hiện đại có đôi chút khác biết với
lúc xa xưa nhưng điều quan trọng là người Hàn Quốc không quên giữ gìn truyền thống

và ý nghĩa đằng sau của ngày lễ kỷ niệm.

18


백일 Lễ 100 ngày ở Hàn Quốc

V. Tài Liệu Tham Khảo
1. TS. Phạm Hồng Hàn. (2004). Tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc.Tạp chí
nghiên cứu Tôn giáo, 5(29)
2. Phạm Thị Thu Hường. (2019). Khám phá đặc trưng văn hoá xứ sở kimchi thông
qua những hiện vật tại Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc.
3. Nguyễn Thị Nga & Nguyễn Thị Thu Hường & Đinh Phương Thảo. (2016). Nghi lễ
vòng đời của người Hàn Quốc
4. Lê Thị Nhuấn. (2012). Tín ngưỡng thờ gia thần ở Việt Nam và Hàn Quốc, 331
5. (2014). Nghi lễ vòng đời "Sinh, Trưởng, Thành, Lão" trong Văn Hóa Hàn Quốc.
TP.HCM
6. Baek-seolgi. (Feb, 28th 2021). Trong Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở.
Truy cập 30 tháng 4 năm 2021, từ />7. Cúng Mụ. (Feb, 13th 2021). Trong Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở. Truy cập
30 tháng 4 năm 2021, từ />8. Injeolmi. (May, 23th 2019). Trong Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở. Truy cập
30 tháng 4 năm 2021, từ
/>9. Songpyeon. (Feb, 28th 2020). Trong Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở.
Truy cập 30 tháng 4 năm 2021, từ
/>10. Triều Tiên Nhân Tổ. (Dec, 26th 2020). Trong Wikipedia, Bách khoa toàn thư
mở. Truy cập 30 tháng 4 năm 2021, từ />11. Wikipedia contributors. (Apr, 18th 2021). Korean mythology. Trong Wikipedia,
The Free Encyclopedia. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021, từ
/>12. Wikipedia contributors. (Oct, 3rd 2020). Samsin Halmoni. Trong Wikipedia,
The Free Encyclopedia. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021, từ
/>19




×