Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Quản Lý Vốn Vay Ủy Thác Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tại Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Tỉnh Bắc Kạn.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

VI THỊ THÚY

QUẢN LÝ VỐN VAY ỦY THÁC
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TẠI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

VI THỊ THÚY

QUẢN LÝ VỐN VAY ỦY THÁC
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TẠI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH BẮC KẠN
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TUẤN ANH



THÁI NGUYÊN - 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của tơi.
Các số liệu và nội dung trong luận văn là trung thực khách quan, dựa trên kết quả
thu nhập các thông tin, tài liệu thực tế, các tài liệu tham khảo đã được công bố. Mọi
sự giúp đỡ đã được cảm ơn đầy đủ.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2021
Tác giả

Vi Thị Thuý


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp với đề tài: "Quản Lý vốn vay ủy thác
của Ngân hàng chính sách xã hội tại Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh Bắc Kạn" trước
hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh Thái Nguyên, lãnh đạo phòng Đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi quan
tâm, động viên để tôi có thời gian tham gia tốt trong q trình viết Luận văn và
hoàn thành Luận văn đúng thời gian quy định.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Tuấn Anh là giảng viên của
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã hướng dẫn trực
tiếp trong suốt q trình tơi làm đề tài luận văn này. Xin cảm ơn các giảng viên của
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã trang bị, hướng
dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình trong q trình tơi làm luận văn này củng cố cho tôi
những kiến thức quan trọng về quản lý nhà nước, làm cơ sở cho tôi thực hiện thành

công đề tài Luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn toàn thể các cán bộ cơng chức Ngân hàng Chính sách xã hội,
Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã dành thời gian trả lời những câu hỏi của tôi và cung
cấp thông tin và số liệu chính xác về các chỉ tiêu, chính sách, kế hoạch, chương
trình, báo cáo về thực trạng về công tác vay vốn ủy thác để tôi thực hiện nghiên cứu
và hoàn thành tốt đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình đúng hạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2021
Tác giả

Vi Thị Thuý


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ................................................................................3
5. Kết cấu của luận văn ................................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN VAY
ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TẠI HỘI LIÊN

HIỆP PHỤ NỮ...........................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN.............5
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................5
1.1.2.Vai trò của việc ủy thác cho vay vốn của NHCSXH đối với HLHPN ..............8
1.1.3. Đặc điểm vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN .................................8
1.1.4. Nội dung quản lý vốn vay uỷ thác của NHCSXH tại Hội LHPN ...................10
1.1.5. Nhiệm vụ các bên trong quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội
LHPN tỉnh .................................................................................................................12
1.1.6.Nội dung quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN ....................15
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội
liên hiệp phụ nữ tỉnh..................................................................................................23
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chương trình nhận ủy thác cho vay tín dụng ưu
đãi trên thế giới .........................................................................................................26


iv
1.2.1.Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chương trình nhận ủy thác cho vay tín
dụng qua NHCSXH tại Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Ninh ....................................26
1.2.2.Tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................28
1.2.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiến quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH
tại Hội LHPN ............................................................................................................29
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................31
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................31
2.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................31
2.2.1.Nguồn thông tin, số liệu ...................................................................................31
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu ..........................................................32
2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin ....................................................................32
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................33
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng cho vay vốn ủy thác .................................33
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý vốn vay ủy thác ...........................34

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả sử dụng và vay vốn ủy thác ..........................34
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ỦY
THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN TẠI
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ .....................................................................................36
3.1. Khái quát về Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn ...............................................36
3.1.1. Lịch sử hình thành ...........................................................................................36
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ...................................................................................37
3.2. Khái quát về NHCSXH tỉnh Bắc Kạn ................................................................38
3.2.1.Lịch sử hình thành ............................................................................................38
3.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý ................................................................................39
3.2.3. Cơ cấu tổ chức của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn ..................................................40
3.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn ..................42
3.3. Thực trạng quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội liên hiệp phụ nữ
tỉnh Bắc Kạn ..............................................................................................................52
3.3.1. Thực trạng công tác quản lý lập kế hoạch cho vay uỷ thác của NH CSXH
tại HLHPN tỉnh .........................................................................................................52


v
3.3.2. Thực trạng công tác quản lý chấp hành cho vay uỷ thác của NH CSXH
tại HLHPN tỉnh .........................................................................................................54
3.3.3. Theo dõi, kiểm tra và xử lý nợ ........................................................................69
3.3.4. Đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm ............................................................79
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội
phụ nữ tỉnh Bắc Kạn..................................................................................................83
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
VỐN VAY ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TẠI
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH BẮC KẠN ......................................................86
4.1. Định hướng chung ..............................................................................................86
4.1.1. Định hướng của Nhà nước và chính phủ ........................................................86

4.1.2. Định hướng của tỉnh ........................................................................................86
4.2. Một số giải pháp .................................................................................................87
4.2.1. Các giải pháp đặc thù ......................................................................................87
4.2.2. Các giải pháp chung ........................................................................................89
4.3. Kiến nghị ..........................................................................................................100
4.3.1. Đối với NHCSXH TW ..................................................................................100
4.3.2. Đối với HLHPN Việt Nam............................................................................101
4.3.3. Đối với UBND các cấp .................................................................................101
KẾT LUẬN ............................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104
PHỤ LỤC ...............................................................................................................107


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BHXH

Bảo hiểm Xã hội

2

BHYT


Bảo hiểm Y tế

3

BTXH

Bảo trợ xã hội

4

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại Hóa

5

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

6

CSGN

Chính sách giảm nghèo

7

ĐH


Đại học

8

DTTS

Dân tộc thiểu số

9

HĐND

Hội đồng nhân dân

10

HTX

Hợp tác xã

11

KH

Kế hoạch

12

LĐ-TB&XH


Lao động, thương binh và Xã hội

14

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

15

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

16

NSNN

Ngân sách nhà nước

17

NSTW

Ngân sách trung ương

18




Quyết định

19

QLNN

Quản lý Nhà nước

20

TDP

Tổ dân phố

21

THPT

Trung học phổ thông

22

THCS

Trung học cơ sở

23

TK&VV


Tiết kiệm và vay vốn

24

TP

Thành Phố


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số Lượng Mẫu Khảo Sát ..........................................................................32
Bảng 3.1: Thực trạng kế hoạch cho vay giai đoạn nghiên cứu ................................53
Bảng 3.2: Thực trạng công tác cho vay giai đoạn nghiên cứu ..................................54
Bảng 3.3: Đánh giá công tác thực hiện cho vay ........................................................56
Bảng 3.4: Thời Hạn Cho Vay Theo Các Chương Trình Và Mục Đích Vay.............63
Bảng 3.5: Đánh giá về các quy định cho vay nguồn vốn ưu đãi của các hộ điều tra .......74


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NH CSXH tỉnh Bắc Kạn ...........................................40
Hình 3.2: Thực trạng nhân sự NH CSXH tỉnh Bắc Kạn chia theo phòng ban .........41
Hình 3.3: Thực trạng nhân sự NH CSXH tỉnh Bắc Kạn chia theo trình độ ..............41
Hình 3.4: Quy trình giải ngân vốn vay ủy thác của NHCSXH .................................49
Hình 3.5: Tổng hợp các tổ Tiết kiệm và Vay vốn theo đơn vị nhận uỷ thác qua
các năm của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn ....................................................59
Hình 3.6: So sánh các tổ TK&VV theo địa bàn ........................................................60

Hình 3.7: Tỷ lệ hộ vay thơng qua chương trình uỷ thác của NH CSXH với
HLHPN ..................................................................................................61
Hình 3.8: Dư nợ theo địa bàn do Hội phụ nữ quản lý ...............................................64
Hình 3.9: Tổng số dư nợ theo đối tượng cho vay do Hội phụ nữ quản lý ................66
Hình 3.10: Chất lượng các tổ Tiết kiệm và Vay vốn năm 2019 do Hội phụ nữ
quản lý ....................................................................................................71
Hình 3.11: Đánh giá hoạt động ủy nhiệm cho vay vốn của tổ TK&VV năm 2019 ......71
Hình 3.12: Tỷ lệ số hộ vay vốn trả lời việc kiểm tra, giám sát và hỗ trợ sau khi
cho vay vốn của NHCSXH huyện do Hội phụ nữ quản lý năm 2019 ...75
Hình 3.13: Đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về hoạt động quản lý và điều
hành vốn vay do Hội phụ nữ quản lý của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn
năm 2019 ................................................................................................76
Hình 3.14: Đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về tình hình sử dụng vốn vay
theo mục đích của các hộ vay vốn .........................................................77
Hình 3.15: Tình hình kết quả thốt nghèo và cải thiện cuộc sống thơng qua
chương trình vay vốn ủy thác do Hội phụ nữ quản lý của NHCSXH
tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn nghiên cứu ..............................................79
Hình 3.16: Tình hình kết quả tạo việc làm, học sinh, sinh viên được vay vốn và
nhà ở cho người nghèo được xây dựng thơng qua chương trình vay
vốn ủy thác do Hội phụ nữ quản lý của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn
trong giai đoạn nghiên cứu ....................................................................80
Hình 3.17: Tình hình kết quả các cơng trình NS & VSMT được xây dựng thơng
qua chương trình vay vốn ủy thác do Hội phụ nữ quản lý của
NHCSXH tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn nghiên cứu .............................81
Hình 3.18: Tỷ lệ hộ vay vốn trả lời về mức độ cải thiện của một số tiêu chí sau
khi vay vốn do Hội phụ nữ quản lý........................................................82


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài
của toàn Đảng, toàn dân ta. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách
hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo vươn lên thoát nghèo. Một trong những chính sách đó
là chính sách tín dụng ưu đãi. Ngày 4/10/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số
78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đồng thời Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/TTg thành lập Ngân
hàng Chính sách Xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác.
Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) được Chính phỉ giao thực hiện các
chương trình tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính
sách khác. Tín dụng CSXH là một chính sách quan trọng trong chính sách của Đảng
và Nhà nước Việt Nam, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hoạt động của
NHSCXH. Nhờ có vốn vay của NHCSXH, hàng năm tỷ lệ đói nghèo cả nước liên
tục giảm, tỷ lệ hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu tăng, người dân trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn có nhiều cơ hội nâng cao dân trí, phát triển kinh tế xã hội, miền núi tiến
kịp với miền xi. Trong những năm qua nhờ các chương trình tín dụng chính sách
đã giúp người dân tỉnh Bắc Kạn làm quen với việc vay vốn để kinh doanh, tạo thu
nhập, nâng cao trình độ SXKD và quản lý vốn.
Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Kạn thực hiện việc cho
vay tín dụng ưu đãi theo phương thức trực tiếp cho vay đến người vay và ủy thác
cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội khác theo hợp đồng ủy thác.
Một trong những tổ chức chính trị - xã hội đó là Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc
Kạn (Hội LHPN). Việc uỷ thác cho vay thong HLHPN nhằm tận dụng mạng lưới
hội viên rộng khắp và các hội viên cũng là một trong những đối tượng chính cho
vay của NH CSXH.
Nằm trong chủ trương chung của Nhà nước, ngay từ khi được Ngân hàng
CSXH ủy thác, Hội LHPN Bắc Kạn đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt hiệu quả
cao.Đứng trước thực trạng này Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng CSXH
tỉnh thực hiện chương trình vốn vay ủy thác cho hội viên phụ nữ vay nhằm phát

triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ngay tại địa phương.


2
Các cấp Hội phụ nữ trên cả nước nói chung và Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn nói
riêng nhận ủy thác cho vay từ Ngân hàng CSXH đã góp phần cùng với chính quyền
đã đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước đến đúng đối tượng, giúp
người nghèo tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, góp phần thực hiện thành cơng
chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trong cơng tác quản
lý của các cơ sở Hội phụ nữ còn nhiều hạn chế, hiệu quả của việc sử dụng tín dụng
ưu đãi chưa cao, còn nhiều hộ nghèo chưa tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ưu
đãi. Các nhu cầu trước đây có liên quan đến ưu đãi đã có nhưng hình thành ở nơi
khác, đặc biệt ở lĩnh vực vốn vay ủy thác cho Hội liên hiệp phụ nữ trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn hầu như chưa có. Từ những hiệu quả do việc vay vốn ủy thác của Ngân hàng
chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn và những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện, tác
giả chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã
hội tỉnh Bắc Kạn tại Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tỉnh
Bắc Kạn tại Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (LHPN) mà đề xuất một số giải
pháp tăng cường quản lý vốn vay ủy thác này, nhằm giúp các đối tượng chính sách
tiếp cận và sử dụng hiệu quả vốn vay từ ngân hàng CSXH.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý vốn vay ủy thác của ngân hàng
chính sách xã hội tại Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá thực trạng quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn
tại Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn những năm qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn vay ủy thác của
NHCSXH tỉnh tại Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn trong các năm tiếp theo.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến công tác quản lý
vốn vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội tại Hội LHPN tỉnh thơng qua các
đối tượng sau:
- Hội viên phụ nữ vay vốn ủy thác của NHCSXH
- Nguồn vốn ủy thác của NHCSXH


3
- Cơ chế chính sách cho vay ủy thác của NHCSXH
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Nội dung
- Đề tài tập trung làm rõ các hoạt động nhận ủy thác cho vay tín dụng ưu đãi
đối với hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn, chủ
thể quản lý vốn vay, hệ thống tổ chức quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tai
Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá thực trạng quản lý vốn vay ủy thác, các yếu tố ảnh hường và các
giải pháp tăng cường quản lý vốn vay ủy thác của Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn Trong
các năm tiếp theo.
3.2.2.Thời gian
- Dữ liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập trong 3 năm (2017 - 2019).
- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này thu thập vào năm 2020.
- Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2021 - 2025.
3.2.3. Không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu các đối tượng vay vốn uỷ thác của Ngân hàng
Chính sách xã hội thơng qua Hội liên hiệp phụ nữ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
4.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
- Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản, phân tích nội hàm và đưa

ra nội dung mới về các phương pháp, nội dung cho vay vốn uỷ thác của Ngân hàng
Chính sách xã hội thơng qua Hội liên hiệp phụ nữ.
- Nghiên cứu các quy định, quy trình cho vay vốn uỷ thác của Ngân hàng
Chính sách xã hội thông qua Hội liên hiệp phụ nữ.
4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Việc nghiên cứu đề tài này khơng chỉ có ý nghĩa đối với Hội liên hiệp phụ nữ
tỉnh Bắc Kạn mà cịn có ý nghĩa đối với các cấp hội phụ nữ tỉnh Bắc Kạn cũng như là
các Hội liên hiệp phụ nữ của các tỉnh khác.
- Trên phương diện thực tiễn: Tác giả luận văn chỉ ra được những hạn
chế về quản lý hoạt động vay vốn ủy thác của Hội liên hiệp phụ nữ qua ngân
hàng chính sách tỉnh Bắc Kạn, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
quản lý hoạt động vay vốn ủy thác của Hội liên hiệp phụ nữ qua ngân hàng
chính sách tỉnh Bắc Kạn.


4
5. Kết cấu của luận văn
- Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý hoạt động vay vốn ủy thác
của Hội liên hiệp phụ nữ qua ngân hàng chính sách tỉnh Bắc Kạn.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng Quản lý hoạt động vay vốn ủy thác của Hội liên hiệp
phụ nữ qua ngân hàng chính sách tỉnh Bắc Kạn.
Chương 4: Giải pháp nâng cao Quản lý hoạt động vay vốn ủy thác của Hội
liên hiệp phụ nữ qua ngân hàng chính sách tỉnh Bắc Kạn.


5
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN VAY
ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TẠI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn
Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn là tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ
Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo
và rèn luyện. Hội phụ nữ bao gồm những phụ nữ tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý
tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. (Hội liên hiệp phụ nữ, 2018).
Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn là phụ nữ Việt Nam tiên tiến, phấn đấu vì
lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tinh thần yêu
nước, tự cường dân tộc; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; tích cực,
gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, gắn bó
mật thiết với phụ nữ; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và Điều lệ
Hội liên hiệp phụ nữ.
Phụ nữ Việt Nam tuổi từ 18 tuổi trở lên tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ
quốc, được tìm hiểu về Hội phụ nữ và tán thành Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ, tự
nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Hội phụ nữ, có lý lịch rõ ràng đều được
xét kết nạp vào Hội phụ nữ (Hội liên hiệp phụ nữ, 2018).
1.1.1.2. Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng Chính sách xã hội (tên giao dịch tiếng anh: Vietnam Bank for
Social Policies, viết tắt: VBSP) là ngân hàng quốc doanh được thành lập theo Quyết
định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người nghèo thuộc Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách xã
hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh
viên có hồn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết
việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ

sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa,


6
khu vực II và III. Các đối tượng phục vụ của NHCSXH bao gồm người nghèo và
một số đối tượng chính sách khác.
Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất
trong phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ
sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động của Ngân
hàng Chính sách xã hội là 99 năm (Quyết định số 131/2002/QD-TTg).
Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, được
Nhà nước Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân
hàng bằng 0%. Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và được miễn
thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước (Quyết định số 131/2002/QD-TTg).
NHCSXH đã chọn lọc một phương pháp quản lý phù hợp, đó là thơng qua
hình thức ủy thác từng phần, ủy thác một số công đoạn trong quy trình tín dụng cho các
tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện bình xét cơng khai hộ đủ điều kiện vay vốn, hướng
dẫn người vay sử dụng vốn tại các Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Cán bộ ngân hàng giải
ngân trực tiếp cho các hộ nghèo vay vốn tại các điểm giao dịch tại xã.
1.1.1.3. Cho vay ủy thác
Theo Điều 3 trong Quyết định 742/QĐ-NHNN thì Ủy thác cho vay (trong
tiếng Anh là Entrusted Loan) là việc bên ủy thác giao vốn cho bên nhận ủy thác
thông qua hợp đồng ủy thác cho vay để trực tiếp cho vay đến các đối tượng khách
hàng, bên ủy thác trả phí cho bên nhận ủy thác.
Nhận ủy thác cho vay là việc bên nhận ủy thác nhận vốn của bên ủy thác để
thực hiện cho vay đối với khách hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng
và các quy định của pháp luật có liên quan; bên nhận ủy thác cho vay được hưởng
phí ủy thác cho vay do bên ủy thác trả (NHNN, 2018).
Uỷ thác cho vay có một số đặc điểm sau:
- Bên ủy thác cho vay có thể là Chính phủ, các tổ chức kinh tế, các tổ chức

chính trị - xã hội, các tổ chức tín dụng, các cá nhân trong và ngồi nước có nhu cầu
vay vốn tín dụng đến các đối tượng khách hàng.
- Những khách hàng vay này sẽ vay trực tiếp từ các ngân hàng thương mại
(bên nhận ủy thác).


7
- Bên nhận ủy thác cho vay là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt
động theo Luật các tổ chức tín dụng, có chức năng cấp tín dụng dưới hình thức cho
vay vốn theo qui định của pháp luật.
- Ngồi ra, ngân hàng nhận ủy thác cịn phải đảm bảo đủ các điều kiện như
có mạng lưới tổ chức để đáp ứng được yêu cầu trực tiếp cho vay và thu nợ đến từng
đối tượng khách hàng; có đội ngũ cán bộ có trình độ và chun mơn hóa cũng như
kinh nghiệm trong việc thực hiện cho vay và thu nợ; không vi phạm các qui định an
tồn trong hoạt động ngân hàng, có tín nhiệm trong việc cho vay, thu nợ và bảo đảm
an toàn vốn vay.
Theo Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay của VBSP, ban hành tháng 11 năm 2015
thì thủ tục và quy trình cho vay uỷ thác tại VBSP như sau:
Hồ sơ vay vốn (02 bộ) gồm:
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương
án sử dụng vốn vay gửi Tổ TK&VV nơi cư trú.
Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã và Trưởng
thôn chứng kiến, giám sát tổ chức họp để bình xét cơng khai những hộ nghèo đủ
điều kiện vay vốn, lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH, trình
UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay vốn và cư trú hợp pháp tại xã.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng (bao gồm Giấy đề
nghị vay vốn và Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn).
Bước 4: Ngân hàng kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ cho vay cho vay và
thông báo tới UBND cấp xã Danh sách hộ gia đình được vay vốn.
Bước 5: UBND cấp xã thơng báo cho tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã.

Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thơng báo cho Tổ TK&VV.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho người vay vốn biết Danh sách hộ được vay,
thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước 8: Ngân hàng thực hiện giải ngân trực tiếp cho người vay tại Điểm giao dịch
xã đặt tại trụ sở UBND cấp xã nơi người vay cư trú hoặc tại trụ sở NHCSXH nơi
cho vay có sự chứng kiến của tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã và Tổ
TK&VV.
1.1.1.4. Quản lý vốn vay ủy thác
Quản lý vốn vay ủy thác là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo
và kiểm sốt các cơng việc thực hiện cho vay vốn tín dụng ưu đãi đến với người
nghèo của các tổ chức chính trị mà NHCSXH đã ký hợp đồng ủy thác nhằm hiện


8
thực hố những mục tiêu của chính sách tín dụng ưu đãi người nghèo trong thực tế
cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với
cơng tác xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo ổn định và cơng bằng xã hội.
1.1.2.Vai trò của việc ủy thác cho vay vốn của NHCSXH đối với HLHPN
Việc ủy thác cho vay của NHCSXH đối với Hội liên hiệp phụ nữ có vai trị
sau đây:
- Cơng khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội liên
hiệp phụ nữ giúp cho hội viên phụ nữ được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín
dụng ưu đãi của Chính phủ, tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với các
hội viên phụ nữ và cấp ủy Đảng, chính quyền.
- Củng cố hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ ở cơ sở. Thơng qua hoạt động
tín dụng, Hội liên hiệp phụ nữ ở cơ sở có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên phụ
nữ của tổ chức mình, làm cho sinh hoạt Hội phụ nữ có nội dung phong phú hơn.
- Thông qua việc ủy thác cho vay, Hội liên hiệp phụ nữ có thể lồng ghép việc
triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội.

- Giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ
tài chính, tiết kiệm của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an tồn và hiệu
quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.
- Thơng qua việc bình xét hộ vay vốn cơng khai, dân chủ, phát huy vai trò
của Hội liên hiệp phụ nữ đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng
(NHCSXH, 2009a).
1.1.3. Đặc điểm vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN
Căn cứ theo nội dung hoạt động của NHCSXH năm 2009 chúng tôi rút ra
đặc điểm vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN bao gồm các đặc điểm sau:
- Về nguồn vốn: Nguồn vốn vay ủy thác là nguồn vốn tín dụng chính sách
được NHCSXH trực tiếp giải ngân cho các đối tượng vay vốn tại các điểm giao dịch
các xã.
- Về đối tượng: Là hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo qui
định chuẩn nghèo của Chính phủ; học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn đang
học ĐH, CĐ, THCN và học nghề; các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm;
các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm.


9
- Nguyên tắc vay vốn: Bên vay vốn phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng vốn
đúng mục đích xin vay; hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.
- Về mục đích sử dụng vốn vay: bên vay vốn ủy thác ưu đãi để sử dụng vào
các mục đích sau: Để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, để sửa chữa nhà ở, lắp đặt điện
sinh hoạt, để xây dựng cơng trình nước sạch và vệ sinh môi trường, để hỗ trợ cho
con em đại học, cao đẳng, THTN, học nghề...
- Về thời hạn cho vay: Tùy theo các chương trình và dự án cho vay ủy thác
khác nhau có các thời hạn vay khác nhau.
- Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng
Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước.
Tính tại thời điểm hiện tại, mức lãi suất cho vay ủy thác thông qua các tổ

chức hội được áp dụng chung toàn quốc là 0,65%/tháng.
- Về phương thức cho vay: Cho vay ủy thác thông qua Hội liên hiệp phụ nữ
và các tổ chức hội khác. NHCSHX áp dụng phương thức cho vay từng lần, mỗi lần
vay vốn, NHCSXH và đối tượng vay vốn thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo
qui định.
- Mức cho vay: Mức cho vay tối đa đối với các trường hợp vay ủy thác qua
Hội liên hiệp phụ nữ và các tổ chức hội được NHCSXH quy định cụ thể theo từng
đối tượng vay. Đối với các hộ nghèo và cận nghèo, XKLĐ, hộ SXKD vùng khó
khăn mức cho vay tối đa 30,000,000 VNĐ/hộ, đối với HSSV mức cho vay tối đa
11,000,000 VNĐ/năm. Mức cho vay tối đa đối với các đối tượng khác được
NHCSXH quy định cụ thể theo từng đối tượng.
- Về thủ tục: Đối tượng vay vốn ủy thác ưu đãi trước tiên phải tự nguyện gia
nhập tổ TK&VV. Sau đó viết giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu qui định của
NHCSXH) gửi tổ trưởng tổ TK&VV. Tổ TK&VV bình xét và lập danh sách đề
nghị được vay vốn lên UBND xã xác nhận sau đó gửi danh sách tới bên cho vay để
làm thủ tục phê duyệt và nhận thông báo những trường hợp được vay và hẹn lịch
giải ngân, địa điểm giải ngân để bên vay tiếp tục làm các thủ tục còn lại trong qui
trình vay vốn.
- Về nợ rủi ro: Trong trường hợp có rủi ro do các nguyên nhân khách quan
gây ra (được quy định cụ thể tại quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010
của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng
chính sách xã hội), dẫn đến người vay khơng trả được nợ, Ngân hàng Chính sách xã


10
hội chịu trách nhiệm hoàn trả vốn ủy thác và lãi thu được đúng hạn theo thỏa thuận
và cam kết trong hợp đồng ủy thác cho vay.
1.1.4. Nội dung quản lý vốn vay uỷ thác của NHCSXH tại Hội LHPN
1.1.4.1. Các văn bản pháp luật
Theo Điều 5, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính Phủ:

“Việc cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức
ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác
hoặc trực tiếp cho vay đến người vay”.
Thực hiện Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính
phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội (4 tổ chức chính
trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ
nữ) đã ký kết văn bản liên tịch, văn bản thoả thuận về tổ chức thực hiện uỷ thác cho
vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Để các chi nhánh triển khai thực
hiện thuận lợi, Tổng giám đốc NHCSXH trực tiếp ký các văn bản liên tịch, văn bản
thoả thuận với các tổ chức Hội cấp trung ương. Cụ thể ngày 25/4/2003 Hội liên hiệp
phụ nữ và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch số 283/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác”.
Nội dung văn bản liên tịch giữa Hội LHPN và NHCSXH về cơ bản đều tập
trung và thống nhất với các tổ chức hội khác: Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển
vốn ủy thác theo tiến độ giải ngân và chi trả phí ủy thác đầy đủ kịp thời. Trong
trường hợp có rủi ro do các nguyên nhân khách quan gây ra, dẫn đến người vay
khơng trả được nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm hoàn trả vốn ủy
thác và lãi thu được đúng hạn theo thỏa thuận và cam kết trong hợp đồng ủy thác
cho vay; kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay hộ nghèo và thực hiện báo
cáo, thống kê theo quy định của ngân hàng chính sách xã hội.
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội và lãnh đạo các tổ chức hội
nhất trí ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội cấp tỉnh, cấp
huyện, giám đốc phòng giao dịch được ký hợp đồng ủy thác cho vay trực tiếp với
Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp.
Sau khi ký văn bản liên tịch với các tổ chức Hội, Hội liên hiệp phụ nữ thực
hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Sau 3 năm triển
khai thực hiện đã phát sinh một số bất cập nên NHCSXH và Hội LHPN đã ký lại
các Văn bản thoả thuận số 2759/VBTT ngày 15/11/2006.



11
Tháng 03/2009 NHCSXH đã ký bổ sung 4 văn bản thoả thuận với 4 tổ chức
Hội, Hội liên hiệp phụ nữ điều chỉnh mức phí uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác và thống nhất phân bổ cho từng cấp theo mức mới được áp
dụng từ ngày 01/7/2009 (ngày 23/03/2009 ký văn bản thoả thuận số 298/VBTT với
Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn)
Tổng giám đốc NHCSXH ủy quyền cho Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh và
Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện ký các văn bản tại cấp tỉnh, huyện.
1.1.4.2. Các chương trình tín dụng và các dự án hiện nay đang cho vay uỷ thác của
NHCSXH tại Hội LHPN
Hiện nay, NHCSXH đang ủy thác cho vay đối với Hội liên hiệp phụ nữ và ba
tổ chức hội khác bao gồm 19 chương trình tín dụng và dự án, bao gồm:
- Cho vay hộ nghèo
- Cho vay hộ cận nghèo
- Cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn (cho vay thơng qua hộ gia đình
tham gia Tổ TK&VV).
- Cho vay giải quyết việc làm (đối với các dự án hộ gia đình vay vốn thuộc
nguồn vốn do UBND cấp tỉnh và nguồn vốn do Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn
TNCSHCM, Hội cựu chiến binh Việt Nam và Hội nông dân Việt Nam quản lý).
- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi.
- Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (đối với mức vay đến 30
triệu đồng/hộ).
- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg
- Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (Đối với
thương nhân là cá nhân)
- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông Cửu Long
theo Quyết định 74/QĐ-TTg
- Cho vay vốn đối với hộ đồng bào thiểu số nghèo theo Quyết định

1592/QĐ-TTg
- Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.


12
- Cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sơng Cửu Long (đối
với hộ gia đình).
- Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng lao
động là người sau cai nghiện ma tuý (đối với hộ gia đình).
- Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định
716/QĐ-TTg ngày 14/6/2018 của TTCP.
- Dự án IFAD Tuyên Quang.
- Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (đối với hộ gia đình tham gia Tổ
TK&VV).
- Dự án Rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam.
1.1.4.3. Điều kiện thực hiện cho vay ủy thác Theo quy định
* Đối với hộ vay:
- Phải là thành viên Tổ TK&VV.
- Chấp hành các quy ước hoạt động của Tổ.
* Đối với Tổ TK&VV:
- Hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày
05/3/2019 của HĐQT NHCSXH.
- Tuân thủ nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng.
* Đối với tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ:
- Được NHCSXH ký văn bản Liên tịch và văn bản Thoả thuận. Các tổ chức
hội được thực hiện cho vay ủy thác với NHCSXH bao gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ,
Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ.
- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ TK&VV theo nội
dung hợp đồng uỷ thác đã ký với NHCSXH.

1.1.5. Nhiệm vụ các bên trong quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội
LHPN tỉnh
a) Nhiệm vụ của Hội liên hiệp phụ nữ
Quy trình cho vay vốn của NHCSXH bao gồm 9 nội dung công việc,
NHCSXH uỷ thác cho Hội liên hiệp phụ nữ và các tổ chức Hội thực hiện 06 nội
dung công việc (NHCSXH, 2009a).
- Thơng báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối
với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối
tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vay vốn.


13
- Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp Tổ để kết nạp thành
viên vào Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ,
bình xét cơng khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ
gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận,
đề nghị ngân hàng cho vay.
Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn
cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thơng báo đến từng hộ gia đình được vay vốn.
Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các
Điểm giao dịch của NHCSXH.
- Phối hợp với Tổ trưởng tổ TK&VV kiểm tra, giám sát q trình sử dụng
vốn vay, đơn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, thông báo
kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do
nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro
do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích… để có biện pháp xử
lý thích hợp, kịp thời.
- Đơn đốc Tổ trưởng tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với
NHCSXH, chỉ đạo và giám sát Tổ TK&VV trong các việc sau:
+ Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ

gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận;
+ Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được
NHCSXH uỷ nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến Điểm giao dịch của
NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các
tổ TK&VV không được NHCSXH uỷ nhiệm thu).
+ Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân
hàng), phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của từng tổ
để xếp loại tổ theo tiêu chí, những tổ yếu kém, khơng cịn khả năng hoạt động thì tổ
chức sáp nhập, giải thể theo quy định.
- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay (theo mẫu
số 06/TD); kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV (theo mẫu 16/TD) và của tổ
chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất.
Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây
ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên
nhân khách quan (nếu có).


14
- Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát q trình thực hiện chính sách tín
dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh
giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến
nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn
phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới… Tổ chức tập huấn nghiệp
vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức Hội, Tổ trưởng tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan
chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính
sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư...
để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Trong 6 cơng đoạn nhận uỷ thác với NHCSXH, tổ chức Hội, Hội phụ nữ từ
huyện, tỉnh, Trung ương thực hiện 2 công đoạn là (5 và 6) với nhiệm vụ chủ yếu là
tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động ở cấp dưới; phối hợp

với NHCSXH cùng cấp bàn các biện pháp, giải pháp để đưa hoạt động tín dụng
chính sách đi vào nề nếp và đảm bảo chất lượng cao (NHCSXH, 2009a).
Đối với các tổ chức Hội LHPN và các tổ chức hội cấp xã là cấp trực tiếp thực
thi nhiệm vụ nên phải thực hiện đầy đủ cả 6 công đoạn trong quy trình cho vay.
b) Ngân hàng Chính sách Xã hội
Trong chương trình này, NHCSXH nhận 3 nội dung sau (các nội dung 7,8 và
9 trong quy trình cho vay của NHCSXH):
7. Cung ứng vốn trong phạm vi kế hoạch được duyệt hàng năm và cùng phối
hợp với tổ chức hội cho vay đúng đối tượng. Tạo điều kiện cho tổ chức hội các cấp
thực hiện tốt các nội dung uỷ thác.
8. Trực tiếp thu hồi nợ gốc của từng hộ vay tại các điểm giao dịch quy định.
Thanh tốn đầy đủ, thuận tiện và đúng kỳ hạn phí uỷ thác theo văn bản thoả thuận
giữa NHCSXH và tổ chức hội.
9. Chủ động thông báo cho các tổ chức Hội khi Nhà nước có thay đổi, bổ
sung về chủ trương, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính
sách khác. Phối hợp tổ chức Hội tập huấn về cơ chế, chính sách và văn bản mới.
- Chủ động tổ chức giao ban định kỳ để nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện
uỷ thác cho vay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác cho vay
đối với từng cấp ngân hàng. Phối hợp với các tổ chức hội trong việc tổ chức kiểm


15
tra, giám sát phải được lập thành văn bản để theo dõi và có cơ sở xử lý khi cần thiết
(NHCSXH, 2009a).
1.1.6.Nội dung quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN
1.1.6.1.Quản lý kế hoạch vay vốn
Hội LHPN cấp huyện căn cứ vào các đơn đề nghị vay vốn của các tổ viên tổ
TK&VV, sự bình xét đủ tiêu chuẩn hay không của các đơn đề nghị, tổ trưởng tổ
TK&VV thuộc sự quản lý của Hội phụ nữ lập kế hoạch về nhu cầu vốn vay hàng

năm của Hội phụ nữ ở địa phương trình Ngân hàng CSXH tỉnh phê duyệt.
Sau khi Hội phụ nữ lập kế hoạch về nhu cầu vay vốn của các đối tượng được
vay vốn tín dụng ưu đãi do Hội phụ nữ phụ trách quản lý, Hội phụ nữ sẽ lập kế
hoạch về các đối tượng được vay đó là các hộ gia đình nghèo theo chuẩn nghèo do
Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ và các đối tượng chính sách khác như: học
sinh sinh viên đi học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các
đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, vay vốn SXKD theo dự án.
Theo Hướng dẫn của NH CSXH1 thì:
Căn cứ để xây dựng kế hoạch tín dụng gồm:
- Chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các chương
trình mục tiêu quốc gia có liên quan; các chương trình tín dụng chỉ định của
Chính phủ;
- Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012;
- Nhu cầu vốn thực tế của các đối tượng được thụ hưởng tín dụng chính sách;
- Kết quả thực hiện kế hoạch tín dụng trong năm trước liền kề và ước tính kết
quả thực hiện kế hoạch năm thực hiện.
Nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng là:
- Kế hoạch tín dụng phải được xây dựng từ NHCSXH cấp huyện trên cơ
sở tổng hợp nhu cầu tín dụng chính sách của các xã, phường, thị trấn (sau đây
gọi là cấp xã), tổng hợp cấp huyện để xây dựng kế hoạch tín dụng cấp tỉnh. Căn
cứ kế hoạch tín dụng cấp tỉnh, Hội sở chính tổng hợp, xây dựng kế hoạch tín
dụng tồn hệ thống.

1

shorturl.at/lqKQ7



×