Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Quản Lý Xây Dựng Trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quốc Gia Ở Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

DƢƠNG THỊ THẢO

QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƢỜNG TIỂU HỌC
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở THÀNH PHỐ BẮC KẠN,
TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ PHƢƠNG HOA

THÁI NGUYÊN - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn "Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn" là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả nghiên
cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 9 năm 2021
Tác giả
Dương Thị Thảo

i


LỜI CẢM ƠN


Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới đến TS. Lê Thị Phương Hoa,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên
cứu và thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến cán bộ quản lý sở GD & ĐT Bắc Kạn, phòng
GD & ĐT thành phố Bắc Kạn và các Thầy, Cô và cán bộ quản lý các trường tiểu học
trên địa bàn thành phố Bắc Kạn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người thân, bạn bè
và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn
Dƣơng Thị Thảo

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ......................................................................... v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3
7. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3

8. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƢỜNG TIỂU
HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA............................................................................... 5
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 5
1.1.1. Những nghiên cứu của một số nước trên thế giới ............................................... 5
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ......................................................................... 9
1.2. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................... 11
1.2.1. Quản lý .............................................................................................................. 11
1.2.2. Chuẩn, chuẩn quốc gia, xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ......... 11
1.2.3. Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia .................................. 12
1.3. Lý luận về xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia .................................... 13
1.3.1. Vị trí, vai trị trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân ..................... 13
1.3.2. Mục tiêu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ................................... 14
1.3.3. Nội dung xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1................... 15
1.4. Lý luận về quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ....................... 22
1.4.1. Lập kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ............................ 22

iii


1.4.2. Tổ chức thực hiện xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia..................... 23
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ..................... 24
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá quá trình xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia .... 25
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia mức độ 1 ..................................................................................................... 26
1.5.1. Các cơ chế chính sách nhà nước ....................................................................... 26
1.5.2. Những yếu tố về kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, phong tục tập
quán, tâm lý xã hội ........................................................................................... 27
1.5.3. Các yếu tố thuộc về nhà trường ........................................................................ 27
Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 28

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƢỜNG TIỂU HỌC
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN ...... 30
2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát .......................................... 30
2.1.1 Tình hình kinh tế - văn hóa, giáo dục - đào tạo của thành phố Bắc Kạn ........... 30
2.1.2. Khái quát tình hình xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở
thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.................................................................... 31
2.2. Tổ chức khảo sát .................................................................................................. 34
2. 2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 34
2.2.2. Tiến trình nghiên cứu ........................................................................................ 35
2.2.3. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 35
2.2.4. Đối tượng khảo sát ............................................................................................ 35
2.2.5. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu ........................................ 36
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................. 37
2.3.1. Đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn ....................... 37
2.3.2. Thực trạng quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn ................................................................ 46
2.3.2. Thực trạng tổ chức triển khai quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn .................................. 48
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn .................................................. 52
iv


2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn .................................. 57
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn........................................................... 61
2.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý xây dựng trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn ....................................... 63

2.5.1. Thuận lợi ........................................................................................................... 63
2.5.2. Khó khăn ........................................................................................................... 63
2.5.3. Nguyên nhân ..................................................................................................... 64
Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 65
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƢỜNG TIỂU HỌC
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 1 CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC
TRƢỜNG TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN ............. 66
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ....................................................................... 66
3.1.1. Đảm bảo tính pháp chế ..................................................................................... 66
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn...................................................................................... 66
3.1.3. Đảm bảo tính khoa học ..................................................................................... 66
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ......................................................................................... 67
3.2. Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia ....................... 67
3.2.1. Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ
huynh học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia ................................................................................................. 67
3.2.2. Lập kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ............................ 71
3.2.3. Chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV đạt tiêu chuẩn theo qui định của
trường chuẩn quốc gia...................................................................................... 74
3.2.4. Xây dựng chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đảm bảo tiêu
chuẩn của trường chuẩn quốc gia .................................................................... 78
3.2.5. Xây dựng, sử dụng, bảo quản CSVC-TBDH đáp ứng tiêu chuẩn của trường
chuẩn quốc gia ................................................................................................. 80
3.2.6. Chỉ đạo đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục .............................................. 84

v


3.2.7. Kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia ........ 86
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp ............................................................................ 89

3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................... 90
3.3.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm .............................................................. 90
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp ................ 91
Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 101
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 1
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐANG CHUẨN BỊ CHO XÂY
DỰNG TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 1 ............. 16

vi


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CQG

: Chuẩn quốc gia

CSVC

: Cơ sở vật chất

ĐNGV

: Đội ngũ giáo viên

GD

: Giáo dục


GD & ĐT

: Giáo dục và đào tạo

HS

: Học sinh

HTGDQD

: Hệ thống giáo dục quốc dân

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

PHHS

: Phụ huynh học sinh

TBDH

: Thiết bị dạy học

XHHGD

: Xã hội hóa

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1.

Tổng số trường, lớp năm học 2020 - 2021 .................................. 31

Bảng 2.2.

Xây dựng CSVC ở các trường tiểu học năm học 2020 - 2021 ...... 32

Bảng 2.3.

Chất lượng đội ngũ CBQL, GV, NV năm học 2020 - 2021 ....... 33

Bảng 2.4.

Quy mô trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và chưa
đạt chuẩn ...................................................................................... 33

Bảng 2.5.

Đánh giá thực trạng công tác xây dựng trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia mức độ 1 theo tiêu chuẩn “Tổ chức và quản
lý nhà trường”.............................................................................. 37

Bảng 2.6.

Đánh giá tiêu chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và

học sinh........................................................................................ 39

Bảng 2.7.

Kết quả thực hiện tiêu chuẩn 3 cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học ........................................................................................ 40

Bảng 2.8.

Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn quan hệ giữa nhà trường,
gia đình và xã hội ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn ................................................................................ 41

Bảng 2.9.

Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn về Hoạt động giáo dục và
kết quả giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn ................................................................................ 42

Bảng 2.10.

Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng trường tiểu học ở
thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn theo các tiêu chí của 5
tiêu chuẩn .................................................................................... 44

Bảng 2.11.

Thực trạng lập kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt CQG
mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn............................ 47


Bảng 2.12.

Tổ chức triển khai xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 1
ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc kạn............................................. 49

Bảng 2.13.

Chỉ đạo thực hiện xây dựng trường CQG mức độ 1 ở thành
phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn ......................................................... 53

v


Bảng 2.14.

Kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện các hoạt động
xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 1 .................................... 58

Bảng 2.15.

Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
xây dựng trường TH đạt CQG .................................................... 61

Bảng 3.1.

Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả
thi của các biện pháp quản lý việc xây dựng trường tiểu học
đạt chuẩn quốc gia ....................................................................... 91

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp quản lý

xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia ................................... 93

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là một trong những chủ trương lớn của
Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục; là một mục tiêu trong chiến lược phát
triển giáo dục, là giải pháp quan trọng để hình thành hệ thống trường lớp chuẩn hoá,
hiện đại hoá về cơ sở vật chất, hiệu quả về công tác quản lý, đảm bảo chất lượng về
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và
nâng cao chất lượng dạy học.
Trong Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy
định về 19 Tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, trong đó có tiêu chí trường học: “Tỷ lệ
trường học các cấp Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt
chuẩn quốc gia: Đối với miền núi 70%” [30].
Muốn thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ trên đây thì ngành GD cần phải
xây dựng được một hệ thống các nhà trường có đầy đủ điều kiện nhằm đáp ứng
với yêu cầu, nhiệm vụ. Các nhà trường cần đạt tới những tiêu chuẩn cần thiết để
đảm bảo chất lượng, hiệu quả GD theo yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước và
đưa GD Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, có nội dung GD tồn diện, nhằm xây
dựng nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân (HTGDQD) đồng thời đặt ra cơ sở
vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện con người, đáp ứng
nhu cầu nhân lực cho công cuộc HĐH và CNH đất nước trong những thập kỉ đầu của
thế kỉ XXI.
Xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng trong phát triển
sự nghiệp GD, đồng thời là yêu cầu phát triển mới của đất nước, của địa phương. Yêu
cầu đó phải được quán triệt cả về nhận thức và hành động từ cấp ủy Đảng, chính

quyền, đến các đồn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân ở địa phương;
phải đặt dưới sự lãnh đạo sâu sắc của Đảng.
Tỉnh Bắc Kạn, một tỉnh miền núi khó khăn nhất cả nước, ngồi nhiệm vụ trọng
tâm là chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo và nâng cao đời sống nhân
dân thì cơng tác xây dựng trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng đạt
1


chuẩn quốc gia ln được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện,
nhất là trên địa bàn thành phố Bắc Kạn - đơn vị hành chính trung tâm của tỉnh Bắc
Kạn, vì vậy việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn đã, đang được quan tâm và đạt
được những kết quả nhất định: Tổng số trường học có bậc tiểu học đạt chuẩn quốc gia
trên tồn tỉnh là 40 trường trong đó 35 trường tiểu học, 05 trường PTCS; Số CBQL,
Giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày một cao (CBQL đạt chuẩn: 190, trên chuẩn:
03; GV đạt chuẩn: 1040; trên chuẩn: 01). Riêng thành phố Bắc Kạn hiện vẫn còn 3/8
trường tiểu học chưa đạt chuẩn, mặc dù đây là những trường đã có kế hoạch xây dựng
trường chuẩn quốc gia theo chỉ đạo của Sở, Phịng. Việc chậm đạt chuẩn của những
trường này có nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung nhiều hơn ở nguyên nhân về cơ
cấu đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và yếu tố quản lý.
Trên thực tế, hoạt động quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở
địa bàn thành phố Bắc Kạn trong thời gian qua (những trường tiểu học đã đạt chuẩn
mức độ 1 và cả những trường chưa đạt chuẩn) vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập
như: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tuy được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng
đầy đủ yêu cầu của đổi mới giáo dục; công tác quản lý giáo dục và xã hội hố giáo
dục cịn khó khăn nhất định. Vì vậy, việc tìm kiếm biện pháp quản lý xây dựng
trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là vấn đề cấp thiết của cấp quản lý giáo dục. Từ lý
do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý xây dựng trường tiểu học ở

thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý xây
dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc
Kạn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn thành phố
Bắc Kạn.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
2


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở
thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở
thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn đã
được các cấp, các ngành quan tâm song cịn có trường chưa đạt chuẩn theo kế hoạch.
Nếu đề xuất được các biện pháp nhằm quản lý phù hợp, hiệu quả sẽ góp phần tăng về
số lượng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trên địa bàn thành phố Bắc
Kạn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn bàn thành
phố Bắc Kạn.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Hiện tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn có 5/8 trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1; còn 3/8 trường chưa đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Do đó, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác
xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và biện pháp quản lý xây

dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tại 3 trường chưa đạt chuẩn là
Trường TH Dương Quang, Trường TH Xuất Hóa,Trường TH Nơng Thượng.
6.2. Giới hạn khách thể khảo sát
- Cán bộ quản lý: 12 (cán bộ Sở, phịng GD&ĐT; hiệu trưởng, hiệu phó Trường
TH Dương Quang, Trường TH Xuất Hóa,Trường TH Nơng Thượng).
- Giáo viên: 42
- Lãnh đạo đảng, chính quyền và các đoàn thể các xã, phường trên địa bàn thành
phố (01 phường, 02 xã): 10 người;
- Cha mẹ học sinh: 10 người
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu các cơng trình nghiên cứu, các Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng và Nhà nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3


Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu
để xây dựng khung lý luận nền tảng cho vấn đề nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề
tài luận văn; thống kê, phân tích các dữ liệu để có những đánh giá chính xác về thực
trạng các trường tiểu học và thực trạng quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1 ở một số trường tiểu học thuộc thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
trong thời gian qua.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xin ý kiến CBQL Phòng Giáo dục Tiểu
học Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bắc Kạn.
CBQL, GV các trường tiểu học và đặc biệt là các trường đã đạt chuẩn quốc gia mức 1
để phân tích, lựa chọn các ý kiến tốt bổ sung vào biện pháp quản lý xây dựng trường
tiểu học đạt chuẩn quốc trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
- Phương pháp khảo nghiệm: Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, CBQL

giáo dục, GV có nhiều kinh nghiệm, phỏng vấn về các kết quả nghiên cứu các biện
pháp được đề xuất trong luận văn.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê trong toán
học để xử lý dữ liệu, các thơng tin trong q trình nghiên cứu, điều tra, thu thập. Trên
cơ sở đó xác định được kết quả một cách khách quan các biện pháp quản lý xây dựng
trường TH đạt CQG ở các trường TH tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
7.3 Các phương pháp bổ trợ
Sử dụng các phần mềm Excel để xử lý kết quả khảo sát.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục thì
nội dung luận văn gồm 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
- Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở
thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
- Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở
thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
XÂY DỰNG TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu của một số nước trên thế giới
* Tiêu chuẩn quốc tế phân loại giáo dục
International Standard Classification of Education-ISCED - tiêu chuẩn quốc tế
phân loại giáo dục được thiết kế bởi UNESCO vào đầu những năm 1970 để phục vụ
như một cơng cụ thích hợp để lắp giáp, lập và trình bày số liệu thống kê của giáo dục
cá nhân trong nước và quốc tế. Nó đã được sự chấp thuận của hội nghị quốc tế về

giáo dục (Geneva 1975), sau đó đã được xác nhận bởi UNESCO (Paris 1978).
Việc phân loại hiện nay gọi là ISCED 1997 đã được hội nghị UNESCO thông
qua tại kỳ họp thứ 29 (Tháng 11 năm 1997). ISCED 1997 bao gồm chủ yếu phân loại
hai biển số: cấp và lĩnh vực giáo dục.
Tiêu chuẩn quốc tế phân loại giáo dục 5 bậc:
- Bậc 0: Dự bị giáo dục tiểu học.
- Bậc 1: Giáo dục tiểu học hoặc giai đoạn đầu tiên của giáo dục cơ bản.
- Bậc 2: Trung học cơ sở hoặc giai đoạn thứ hai của giáo dục cơ bản.
- Bậc 3: Giáo dục trung học bậc cao.
- Bậc 4: Giáo dục sau trung học và trước đại học.
Ở mỗi bậc học đều có tiêu chí phân loại. Đối với tiểu học chuẩn xây dựng các
tiêu chí như sau:
- Các tiêu chí chính:
+ Hình thành các môn học, học sinh học tập theo các môn học, một giáo viên
tiểu học dạy nhiều môn cơ bản kết hợp với các giáo viên chuyên biệt khác.
+ Nhà trường hình thành đầy đủ các kỹ năng cơ bản và tạo nền tảng giáo dục
suốt đời cho người học.
- Các tiêu chí hỗ trợ:
+ Nhập học sau khi hồn thành chương trình mầm non.
+ Kết thúc bậc học sau năm năm học kể từ khi bắt đầu học tiểu học.
5


+ Kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc (Phổ cập giáo dục tiểu học).
+ Giáo viên dạy các môn và giáo viên dạy chuyên biệt [Dẫn theo 1].
* Hệ thống giáo dục Singapore
Hệ thống giáo dục Singapore được áp dụng cách tiếp cận linh hoạt để giúp học
sinh phát triển hết tài năng của bản thân.
Sự nghiệp giáo dục được xem là yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng và phát
triển của đất nước Singapore. Giáo dục Singapore hội tụ các tiểu chuẩn sau:

- Chuẩn mực giáo dục cao.
- Môi trường học tập năng động sáng tạo, được sự hỗ trợ của giáo viên.
- Có thể học chuyển tiếp hay học tại Singapore vẫn lấy được các bằng cấp của
Mỹ, Anh, Úc, Canada.
- Đội ngũ giáo viên, giảng dạy giỏi, có bằng cấp quốc tế và rất nhiệt tình với học
sinh, sinh viên.
Các chương trình học:
- Ở bậc tiểu học: Trong giai đoạn nền tảng, chương trình học chính là tiếng Anh,
ngơn ngữ mẹ đẻ và các mơn chuyên biệt như môn âm nhạc, nghệ thuật, thủ công, thể
dục và các môn xã hội khác. Khoa học được dạy từ lớp 3. Cuối bậc tiểu học, các em
phải qua kỳ thi hoàn tất tiểu học.
Ở bậc trung học: Nổi danh trên thế giới về khả năng phát triển cho học sinh lối
tư duy sâu và kỹ năng trí tuệ.
- Bậc cao đẳng: Có các khóa học đa dạng như kinh doanh, cơng nghệ thơng tin,
cơ khí, truyền thơng đại chúng, thiết kế, viễn thông.
- Bậc đại học: Các trường đại học công lập được đánh giá rất cao trên thế giới.
Singapore có hệ thống các trường đại học quốc tế phong phú giúp sinh viên có nhiều
lựa chọn cho riêng mình [Dẫn theo 1].
* Giáo dục nước Anh
Giáo dục nước Anh có chuẩn quốc gia, Hiệu trưởng trường phổ thông chuẩn
quốc gia, Hiệu trưởng trường học nước Anh phản ánh quan điểm của Chính phủ Anh
về phát triển CBQL trường phổ thơng. Chuẩn này chỉ rõ vai trị quan trọng của Hiệu
trưởng trong việc thực hiện chính sách giáo dục của Chính phủ và triển khai các

6


chính sách này trong trường học nhằm đạt mục tiêu phát triển của mọi trẻ em và các
nhu cầu nguyện vọng của chúng. Chuẩn quốc gia Hiệu trưởng phổ thông được xây
dựng trên ba nguyên tắc chính:

- Học tập làm trung tâm.
- Tập trung vào quan hệ lãnh đạo.
- Phản ảnh cao nhất chuẩn nghiệp vụ quản lý trường học.
Các thành phần chính của chuẩn quốc gia Hiệu trưởng trường phổ thơng bao
gồm 6 nội dung:
- Xác định tầm nhìn và xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường.
- Quản lý việc dạy và học
- Tự phát triển bản thân và phối hợp công tác
- Quản lý tổ chức.
- Báo cáo kết quả hoạt động của nhà trường.
- Xây dựng và củng cố quan hệ với cộng đồng địa phương.
Trong từng thành phần này có các yêu cầu về kiến thức, chất lượng nghiệp vụ
(các kỹ năng, các năng lực quản lý) và các hành động cần thiết để hiệu trưởng đạt
được các nhiệm vụ trọng tâm [ Dẫn theo 1].
Tác giả Perkins Eastman Architects trong nghiên cứu của mình đã đưa ra một
cái nhìn mới mẻ về ảnh hưởng của cơng nghệ trong lớp học có thể tác động như thế
nào đến việc dạy và học. Nghiên cứu mơ tả bằng những minh họa điển hình mới về
trường học với ảnh dự án, sơ đồ, sơ đồ mặt bằng, các phần và chi tiết từng lớp học.
Nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của việc phải trang bị các phương tiện dạy học
thông minh, khai thác triệt để công nghệ trong dạy học, đặc biệt đối với bậc tiểu học.
Điều này sẽ làm tăng hứng thú học tập ở các em [34].
Daniel Maikuva Anekeya cho rằng chất lượng giáo dục và duy trì người học
phải là cam kết của mọi hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, các thể chế có những đặc điểm
riêng, tạo điều kiện hoặc cản trở việc đạt được phổ mục tiêu giáo dục chính. Do đó,
các trường riêng lẻ bắt đầu các cơ chế của riêng họ, được sử dụng bởi các cơ sở đảm
bảo chất lượng trong trường học. Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố của nhà trường
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở trường tiểu học. Nghiên cứu được thực hiện ở

7



Quận Kakamega North với các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên của tất cả các
trường tiểu học trong quận. Kết quả nghiên cứu cho thấy những thách thức về chất
lượng và tỷ lệ giữ được học sinh do việc thực hiện giáo dục tiểu học miễn phí ở các
trường tiểu học Kakamega vẫn còn phổ biến. Thiếu nhân sự, phịng học q đơng,
khơng đủ giáo trình, phịng học khơng đủ, giảng dạy không đầy đủ tài liệu và việc
chuẩn bị bài chưa đầy đủ là những yếu tố đến từ sự miễn phí đã ảnh hưởng đến chất
lượng giáo dục ở các trường tiểu học. Nghiên cứu khuyến nghị rằng hiệu trưởng, giáo
viên, phụ huynh và chính phủ cần đưa ra các biện pháp sẽ giải quyết những thách
thức về chất lượng trong trường học để đảm bảo sự thành lập và bền vững của Phổ
cập Tiểu học, đặc biệt cần huy động sự đóng góp của cha mẹ để có thể nâng cấp cơ sở
vật chất của nhà trường [33].
Qaiser Suleman, Rizwana Gul cho rằng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học
nói riêng có thể mang lại một cuộc cách mạng vì sự tiến bộ của một quốc gia. Mục
tiêu chính của nghiên cứu là điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
tiểu học ở Kohat Division, Pakistan. Các phát hiện chỉ ra rằng thiếu các cơ sở giáo
dục; không đủ cán bộ có năng lực; giám sát và quản lý kém; can thiệp chính trị; gói
lương khơng hấp dẫn cho giáo viên tiểu học; hệ thống đánh giá và kiểm tra khơng đạt
u cầu; chương trình giảng dạy nghèo nàn; ngân sách cho giáo dục không đủ; tham
nhũng; thực hiện kém các chính sách giáo dục; thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và
cộng đồng; tình trạng kinh tế xã hội thấp của cha mẹ; thái độ tiêu cực của cha mẹ; sự
mù chữ của cha mẹ; và thiếu các chương trình đào tạo tại chức cho đội ngũ giảng
viên là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của nhà trường tiểu học. Dựa trên
những phát hiện, người ta cho rằng để xây dựng một trường tiểu học thực sự chất
lượng, các nhà quản lý cần quan tâm đến một số vấn đề sau: chương trình đào tạo
giáo viên tại chức và tại chức phải được thực hiện có hiệu quả. Cần phân bổ đủ kinh
phí cho sự tiến bộ của giáo dục. Chương trình giảng dạy cần được xem xét và thiết kế
lại theo nhu cầu của xã hội mới nổi. Hệ thống kiểm tra và cân bằng phù hợp có thể
được đưa vào thực hiện một cách hiệu quả [35].
Shu-wen Wu, Chao-yin Lin, Su-fangWu, Chin-Lien Chuang, Hsiao-Yun

Kuancho rằng xu hướng hiện nay trong giáo dục là cung cấp “dịch vụ” chất lượng

8


cao để đáp ứng nhu cầu của học sinh, được coi là “khách hàng”. Ở Đài Loan, các
trường tiểu học đang phải đối mặt với những vấn đề về chất lượng phục vụ người
học. Chất lượng của các dịch vụ trường học phải được nâng cao liên tục để duy trì
tính cạnh tranh. Mục đích của nghiên cứu là để tìm ra những yếu tố nào là quan trọng
đối với những giáo viên trong việc cố gắng đáp ứng những nhu cầu mới này của học
sinh. Kết quả chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng dịch vụ là:
chính sách của chính phủ; quản lí trường học; thiết bị dạy học và các đặc tính của
trường; lãnh đạo và quản lý; thay đổi xã hội; tồn cầu hóa [36].
Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề chất lượng của nhà trường tiểu học đang là
mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Chất lượng của nhà trường quyết định
sự tồn tại của nhà trường đó và chi phối sự lựa chọn trường học cũng như “giữ chân”
người học. Để có thể xây dựng một nhà trường tiểu học thực sự chất lượng, các nhà
quản lý cần quan tâm đến các yếu tố như: Chế độ chính sách, bối cảnh xã hội, phong
cách quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học và yếu tố nhận thức của
phụ huynh.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Sau khi cả nước đã cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục TH, Đảng, Nhà nước và
ngành giáo dục đặc biệt quan tâm tới giáo dục TH nhằm giữ vững và phát huy những
thành tựu đã đạt được. Sự cố gắng của toàn ngành tạo ra sự ổn định, phát triển và nâng
cao chất lượng giáo dục TH, đồng thời với việc ban hành các văn bản pháp quy về giáo
dục TH và thực tế đã có một số nghiên cứu về việc xây dựng trường TH đạt CQG.
Tác giả Hà Thế Truyền có bài “Xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia giai
đoạn 2001-2010”, nội dung chủ yếu tập trung nêu rõ mục tiêu, kết quả xây dựng
trường CQG và biện pháp thực hiện. Tác giả xác định xây dựng trường THCS đạt
CQG là một chủ trương đúng đắn nhằm từng bước xây dựng nhà trường theo hướng

chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng thời đưa hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường
vào kỷ cương, nề nếp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Để thực hiện mục tiêu
trên ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong tồn ngành và
xã hội về cơng tác xây dựng trường CQG, các địa phương cần xây dựng Đề án cụ thể
trình UBND tỉnh, thành phố để cơng tác này trở thành chủ trương chính thức của các

9


cấp chính quyền, trên cơ sở đó có quy hoạch đất và huy động các nguồn lực của địa
phương đầu tư cho trường học. Mỗi Sở GD&ĐT cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, tập
trung xây dựng một số trường CQG làm mẫu và tạo đà chung, kết hợp với chương
trình kiên cố hóa trường lớp để xây dựng trường CQG. Tác giả đã nêu ra 7 biện pháp
và 3 bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng trường THCS ở các tỉnh Quảng Ninh,
Vĩnh Phúc, Ninh Bình [Dẫn theo 25].
Công tác xây dựng trường TH đạt CQG là đề tài đã được một số tác giả của các
luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD nghiên cứu ở các địa phương trên cả nước, cụ
thể như sau:
- Tác giả Nguyễn Văn Bình - Năm 2006 với luận văn thạc sỹ “Một số biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng trường TH đạt CQG trên địa bàn huyện Yên
Thành Tỉnh Nghệ An”. Luận văn đã đề xuất được một số biện pháp thuộc lĩnh vực
quản lý xây dựng trường TH đạt CQG, nhưng các biện pháp chung chung chưa rõ cho
mức độ nào về việc nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng trường TH đạt CQG [2].
- Tác giả Nguyễn Hồng Sơn - Năm 2011 “Một số biện pháp xây dựng các
trường tiểu học đạt CQG mức độ 1 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình”.
Luận văn tìm hiểu thực trạng xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa
bàn huyện Tuyến Hóa từ đó đưa ra một số biện pháp xây dựng trường tiểu học trường
tiểu học đạt chuẩn quốc giai đoạn 1 ở một số trường tiểu học trên địa bàn huyện, song
chưa thực sự có hiệu quả cao [29].
- Tác giả Nguyễn Thanh Hải - Năm 2013 “Một số biện pháp xây dựng trường

tiểu học đạt CQG mức độ 2 ở huyện Đơng Sơn tỉnh Thanh Hóa”. Luận văn cũng đề
xuất một số biện pháp xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 2 trên địa bàn huyện,
nhưng chỉ qua khảo sát và đánh giá 6 trường tiểu học [20].
- Tác giả Phạm Tuấn Đạt – Năm 2017 “Quản lý xây dựng trường Tiểu học đạt
chuẩn Quốc gia bền vững trên địa bàn huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định”. Luận văn
cũng đề xuất một số biện pháp xây dựng trường TH đạt CQG, duy trì trường chuẩn
quốc gia trên địa bàn huyện của tỉnh đồng bằng [30].
Cơ bản các địa phương đều có cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống giáo dục giống
nhau, nhưng mỗi địa phương có sự khác biệt về điều kiện địa lý, KT-XH, thực trạng

10


giáo dục, nên các biện pháp để xây dựng trường TH đạt CQG có sự khác biệt. Các
nghiên cứu trên đều tập trung làm rõ sự cần thiết của việc xây dựng trường tiểu học
đạt chuẩn quốc gia ở các địa phương và các biện pháp để xây dựng trường chuẩn
quốc gia theo từng giai đoạn. Đây tuy không phải là vấn đề quá mới mẻ, song với Bắc
Kạn, đây là mảng đề tài chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu, đặc biệt là đối với các
trường tiểu học. Do đó, có thể nói đây là mảng đề tài cần được nghiên cứu đầy đủ và
có hệ thống.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Đã có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý.
Quan niệm truyền thống: Quản lý là q trình tác động có ý thức của chủ thể
vào một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm
kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định.
- Quan niệm hiện nay: Quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm định
hướng và kiểm sốt q trình tiến tới mục tiêu.
- Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là quá trình
đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế

hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”[11, tr.9].
- Còn theo tác giả Nguyễn Trọng Hậu: “Quản lý là q trình tác động có ý thức
và hợp quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt tới mục tiêu của
tổ chức đã đề ra” [22, tr.5].
Vậy ta có thể quan niệm một cách chung nhất về quản lý như sau: Quản lý là sự
tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu
của tổ chức đề ra và phù hợp với quy luật khách quan.
1.2.2. Chuẩn, chuẩn quốc gia, xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Chuẩn: Theo từ điển tiếng Việt, chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối
chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng [33].
Như vậy có thể hiểu: Chuẩn là mẫu lý thuyết có tính chất ngun tắc, tính cơng
khai và tính xã hội hóa, được đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc chun mơn,
bao gồm những yêu cầu, tiêu chí, quy định kết hợp logic với nhau một cách xác định,
11


được dùng làm công cụ xác minh sự vật, làm thước đo đánh giá hoặc so sánh các hoạt
động, công việc, sản phẩm, dịch vụ v.v...trong lĩnh vực nào đó và có khuynh hướng
điều chỉnh những sự vật này theo nhu cầu, mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý
hoặc chủ thể sử dụng công việc, sản phẩm, dịch vụ.
Chuẩn quốc gia: Theo từ điển Tiếng việt chuẩn quốc gia là cái được chọn làm
căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm cho đúng, do nhà nước quy định bằng
pháp luật [33].
Chuẩn quốc gia là chuẩn bắt buộc hoặc khuyến nghị có hiệu lực và phạm vi áp
dụng trong nước, có tính tồn quốc, do Nhà nước hoặc các tổ chức quốc gia ban hành.
Chuẩn quốc gia nói chung được phát triển sao cho cả nước thực hiện được trên cơ sở
khả năng và nỗ lực thực tế hiện có. Chính vì vậy chức năng chủ yếu của chuẩn quốc
gia là giúp Nhà nước đưa các sự vật cần điều chỉnh vào một trật tự nhất định, tức là
thiết lập trật tự trong một lĩnh vực nhất định ở qui mô quốc gia.
Xây dựng: Theo từ điển tiếng Việt là làm nên, kiến tạo, tạo ra một cái mới [33].

Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia: Là quá trình kiến tạo nên một nhà
trường tiểu học đạt được theo 5 tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 17/2018/TT BGDĐT về các nội dung như tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên; cơ sở vật chất và trang thiết bị; quan hệ giữa nhà trường, xã hội; kết
quả hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia được chia làm 2 mức độ: Mức độ 1 và
mức độ 2.
Mức độ 1 quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng tồn diện.
Mức độ 2 quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng tồn diện ở mức độ cao
hơn, tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển của trường tiểu học ở các nước
tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
1.2.3. Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia: Là sự tác động có ý thức
của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu kiến tạo một nhà trường

12


tiểu học đạt được 5 tiêu chuẩn mức 2 theo quy định tại Thông tư 17/2018/TT BGDĐT về các nội dung như tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên; cơ sở vật chất và trang thiết bị; quan hệ giữa nhà trường, xã hội; kết
quả hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.
QL xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo hướng chuẩn hóa, HĐH về CSVC,
về cơng tác QL, về chất lượng đội ngũ GV, chất lượng dạy và học, nhằm đảm bảo
CLGD toàn diện là mục tiêu phấn đấu chung cho tất cả các loại hình nhà trường.
QL xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia là đầu tư cho giáo dục tốt
nhất, hồn hảo nhất; góp phần nâng cao CLGD toàn diện, thực hiện cải cách GD.
QL xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nói chung, trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia nói riêng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với GD, nhằm nâng
cao CLGD. Qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân về GD, tạo được sự đồng thuận

với xã hội trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nói riêng và xây dựng để
phát triển GD nói chung.
1.3. Lý luận về xây dựng trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia
1.3.1. Vị trí, vai trị trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
* Vị trí:
+ Vị trí của trường TH được xác định trong Điều lệ trường TH “Trường tiểu học là
cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, là bậc học nền tảng của HTGDQD. Trường tiểu học có
tư cách pháp nhân và con dấu riêng” [9].
+ Luật Giáo dục ghi rõ: “Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học,
từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào lớp một là sáu tuổi” [28].
+ Giáo dục TH có vị trí hết sức quan trọng trong GD cũng như trong đời sống
xã hội đòi hỏi các nhà QL phải quan tâm và có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với cấp
TH. Với tư cách là cấp học đặt nền tảng cho HTGDQD, giáo dục TH có vững chắc
thì mới đảm bảo được nhiệm vụ xây dựng tồn bộ nền móng khơng chỉ cho giáo dục
phổ thơng mà cịn cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho con người trong suốt
cuộc đời.
* Vai trị:
+ GD là nền tảng của văn hố dân tộc, đồng thời là mục tiêu và động lực của
kinh tế, mà giáo dục TH lại là cấp học nền tảng của HTGDQD. Sự phát triển của cấp
13


học này là cơ sở để phát triển các cấp học tiếp. Nếu ví HTGDQD như một tồ nhà đồ
sộ thì giáo dục TH chính là nền móng của ngơi nhà đó. Sự tồn tại vững chắc của ngơi
nhà đó phụ thuộc vào sự vững chắc của nền và móng.
+ Nguyên tắc “giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời” phải
được áp dụng cho mỗi người và do đó cấp Tiểu học phải được quan tâm thật đúng
mức trong cơ cấu của HTGDQD, tạo ra một nền móng vững chắc để mỗi người có
thể học tập suốt đời. Đó cũng là tiền đề để xây dựng một xã hội học tập.
+ Có thể nói, TH là cấp học đầu tiên của GD phổ thông, là cơ sở, là nền tảng

của HTGDQD. Một cấp học có ý nghĩa rất lớn đối với HTGDQD và đời sống nhân
dân, đời sống cộng đồng...
+ Giáo dục tiểu học - nhà trường tiểu học là một bộ phận không thể thiếu được
của xã hội, của cộng đồng. Vì đây là cấp học đem đến cho trẻ em hạnh phúc được đi
học, cũng là nơi thể hiện rõ nhất tính ưu việt của chế độ xã hội.
Nói như vậy, vì GD nói chung, nhất là giáo dục TH nói riêng có tác động rất lớn
đối với “phát triển cá nhân”. Nhiều nghiên cứu đã thống nhất: Sự phát triển của trẻ
em là một quá trình chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố: Di truyền, giáo dục, môi trường và
hoạt động cá nhân. Cũng như mơi trường, giáo dục là hình thức tác động bên ngoài
đến con người đang phát triển, nhưng tác động của giáo dục bao giờ cũng là tác động
có mục đích đến sự phát triển của con người. Trong đó giáo dục TH nhằm giúp học
sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học THCS.
1.3.2. Mục tiêu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Mục tiêu xây dựng trường đạt CQG nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất, nâng cao hiệu
quả công tác quản lý, công tác dạy và học, đồng thời thể hiện trách nhiệm của cả cộng
đồng trong việc huy động các nguồn lực cùng tham gia phát triển GD&ĐT. Cụ thể:
Chuẩn hóa về cơ sở vật chất: Đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, với
đầy đủ phòng học và phòng chức năng.
Nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý: Kiện tồn đồng bộ đội ngũ cán bộ quản lý, nâng
cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Nâng cao chất lượng dạy và học: Đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn ở
các bộ mơn văn hóa và thể dục thể thao.
14


Nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ giáo viên: Xác định đội ngũ giáo
viên là điều kiện tiên quyết để xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia, do đó các
trường cần động viên, khuyến khích đội ngũ nhà giáo; Tạo nhiều điều kiện để giáo
viên tự học, từng bước đổi mới phương pháp dạy học để tiếp cận chương trình giáo

dục phổ thơng 2018.
1.3.3. Nội dung xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
Trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 khi có ít nhất một
khóa học sinh đã hồn thành Chương trình tiểu học và có kết quả đánh giá ngoài đạt
từ Mức 2 trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định ban hành kèm theo
Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy
định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với
trường tiểu học. Cụ thể như sau:
* Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trƣờng
- Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường: Phù hợp mục
tiêu giáo dục được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường; Được xác định
bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt; Được cơng bố cơng khai bằng hình
thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường
(nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thơng tin đại chúng của địa phương, trang
thông tin điện tử của phịng giáo dục và đào tạo. Nhà trường có các giải pháp giám
sát việc thực hiện phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
- Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng
khác: Được thành lập theo quy định; Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
theo quy định; Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá. Hoạt động có hiệu quả,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà
trường: Các đồn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy
định; Hoạt động theo quy định; Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá. ổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong
05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm

15



×