Tải bản đầy đủ (.ppt) (90 trang)

chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 90 trang )

DANH SÁCH NHÓM 1
1. Tống Thị Vân Anh
2. Nguyễn Thị Hoà
3. Phạm Thị Mỹ Khuê
4. Huỳnh Thị Mai
5. Phạm Thuỵ Phượng Uyên
6. Nguyễn Thái Sơn
7. Phạm Thị Thanh Thảo
8. Trần Thị Phương Thảo
9. Nguyễn Hoàng Tín
10. Nguyễn Trần Thịnh
NỘI DUNG
1
1
Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức
2
2
Các chính sách cổ tức trong thực tiễn
3
3
Các phương thức chi trả cổ tức
4
4
Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá trị
doanh nghiệp (Lý thuyết MM)
5
5
Chính sách cổ tức của công ty đa quốc gia và
thực tiễn chia cổ tức của các công ty Việt Nam
1.CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH


CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
Chính sách cổ tức
Khái niệm: Chính sách cổ tức là
chính sách ấn định phân phối lợi
nhuận giữ lại có thể tái đầu tư và
chi trả cho cổ đông.
Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1. Các hạn chế pháp lý
2. Các ảnh hưởng của thuế
3. Các điều khoản hạn chế
4. Lạm phát
Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
1. Ảnh hưởng của khả năng thanh
khoản
2. Khả năng vay nợ và tiếp cận thị
trường vốn
3. Ổn định thu nhập
4. Triển vọng tăng trưởng
5. Các ưu tiên cổ đông
6. Bảo vệ chống loãng giá
Các hạn chế pháp lý
Không thể dùng vốn doanh nghiệp để
chi trả cổ tức
Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận
ròng hiện nay và trong thời gian qua
Không thể chi trả cổ tức khi doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán.
Các ảnh hưởng của thuế
Thu nhập cổ tức và thu nhập từ lãi vốn dài
hạn đều phải chịu thuế

Tùy theo mỗi quốc gia mà có sự khác biệt
hay không giữa thuế suất đánh trên thu
nhập cổ tức và thu nhập lãi vốn
Có xu hướng khuyến khích giữ lại lợi
nhuận nhưng các cơ quan thuế thì ngược
lại
Các điều khoản hạn chế
Các điều khoản này nằm trong các giao kèo
trái phiếu và thỏa thuận tài trợ.
Giới hạn tổng mức cổ tức doanh nghiệp có
thể chi trả hoặc qui định không chi trả cổ
tức cho đến khi nào doanh nghiệp đạt mức
lợi nhuận ấn định nào đó.
Các yêu cầu về quỹ dự trữ để thanh toán nợ.
Vốn luân chuyển.
Lạm phát
Trong một môi trường lạm phát,
doanh nghiệp có thể buộc giữ lại
tỷ lệ lợi nhuận cao hơn để duy trì
năng lực hoạt động của mình, duy
trì vị thế vốn luân chuyển nhhư
trước khi có lạm phát
Các ảnh hưởng của khả năng thanh khoản
Chi trả cổ tức là các dòng tiền chi ra. Vì
vậy khả năng thanh khoản của doanh
nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có
nhiều khả năng chi trả cổ tức.
Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng
có nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi cũng cảm
thấy khó khi phải vừa duy trì đủ thanh

khoản vừa chi trả cổ tức cùng lúc.
Khả năng vay nợ và tiếp cận thị trường vốn
Khả năng vay nợ hoặc tiếp cận thị trường
vốn càng dễ dàng thì càng có khả năng
chi trả cổ tức.
Ổn định thu nhập
Một doanh nghiệp có lịch sử lợi nhuận
ổn định thường chấp nhận chi trả cổ
tức cao hơn doanh nghiệp không ổn
định
Triển vọng tăng trưởng
Các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao
nhất thường có tỷ lệ tăng trưởng thấp
nhất và ngược lại.
Các ưu tiên cổ đông
Trong một doanh nghiệp được kiểm
soát chặt chẽ với tương đối ít cổ đông,
ban điều hành có thể ấn định mức cổ
tức theo ưu tiên các cổ đông.
Đối với các doanh nghiệp lớn có cổ
phần được nắm giữ rộng rãi, giám đốc
tài chính hầu như không thể tính đến
chính sách ưu tiên cổ đông.
Bảo vệ chống loãng giá
Nếu các cổ đông hiện tại không mua
hay không thể mua một tỷ lệ cân xứng
cổ phần mới phát hành, tỷ lệ sở hữu
của họ trong doanh nghiệp bị loãng.
Một vài doanh nghiệp chọn cách giữ lại
lợi nhuận nhiều hơn và chia cổ tức ít

hơn để tránh nguy cơ loãng giá.
2.CÁC CHÍNH SÁCH CỔ
TỨC TRONG THỰC TIỄN
CHÍNH SÁCH LỢI NHUẬN
GIỮ LẠI THỤ ĐỘNG
CHÍNH SÁCH LỢI NHUẬN GIỮ LẠI THỤ
ĐỘNG
- Doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi có cơ hội đầu tư mà tỷ suất
sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của các cổ đông
CHÍNH SÁCH LỢI NHUẬN GIỮ LẠI THỤ
ĐỘNG
Chính sách này cho rằng lúc này doanh nghiệp
không nên chi trả cổ tức vì nếu chi trả cổ tức thì
doanh nghiệp sẽ phải:
* Hy sinh cơ hội đầu tư mang lại tỷ suất sinh lợi cao
này.
* Hoặc doanh nghiệp phải huy động thêm nguồn vốn
tài trợ bên ngoài và có thể tốn kém hơn so với giữ
lại lợi nhuận.
CHÍNH SÁCH LỢI NHUẬN GIỮ LẠI THỤ
ĐỘNG
- Chính sách này cho rằng chúng ta nên chi trả cổ
tức thay đổi từ năm này sang năm khác và tùy
thuộc vào cơ hội đầu tư.
- Tuy nhiên nếu công ty giảm bớt chi trả cổ tức và
giữ lại lợi nhuận để đầu tư cho các dự án thì sẽ
gây ảnh hưởng đến tâm lý của các cổ đông và nhà
đầu tư. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá của cổ
phần và giá trị của doanh nghiệp.
CHÍNH SÁCH LỢI NHUẬN GIỮ LẠI THỤ

ĐỘNG
Ví dụ: Texas Utilities được biết đến được biết đến là
một công ty chi trả cổ tức ổn định, là một trong số
những chứng khoán có tỷ suất sinh lợi cao nhất.
Sau đó, năm 2002 công ty đã cắt giảm cổ tức hàng
quý và giá cổ phiếu rớt xuống gần 1/3 trong vòng
1 ngày.
CHÍNH SÁCH LỢI NHUẬN GIỮ LẠI THỤ
ĐỘNG
Trong thực tế các doanh nghiệp cố gắn duy trì một
mức chi trả cổ tức ổn định. Tuy nhiên không phải
điều này phủ nhận hoàn toàn nguyên lý lợi nhuận
giữ lại thụ động. Trong thực tế thì cổ tức sẽ được
duy trì theo hai cách:
CHÍNH SÁCH LỢI NHUẬN GIỮ LẠI THỤ
ĐỘNG
- Doanh nghiệp vẫn giữ lại lợi nhuận để đầu tư vào
các dự án. Tuy nhiên do công ty tăng trưởng nên
doanh nghiệp vẫn đủ vốn tài trợ cho các dự án mà
không phải giảm mức chi trả cổ tức.
- Doanh nghiệp có thể huy động tài trợ bên ngoài cho
các dự án mới.

×