Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Lý luận của kinh tế chính trị mác – leenin về sản uấthàng hóa và hàng hóa; sự vận dụng trong nền sản xuất hàng hóa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.75 KB, 28 trang )

lOMoARcPSD|2935381

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT


LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LEENIN VỀ SẢN XUẤT
HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA; SỰ VẬN DỤNG TRONG NỀN SẢN XUẤT
HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
Tiểu luận cuối kỳ
Mơn học: Kinh tế chính trị Mác - Lênin
MÃ SỐ LỚP HP: LLCT120205_21_2_42
GVHD: ĐẶNG THỊ MINH TUẤN
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2
HỌC KỲ: 2 – NĂM HỌC:2021 - 2022

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6/NĂM 2022
Nguyễn Dỗn Sang

-

MSSV: 20124401

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

1. Nguyễn Thị Hoàng Quyên

-



MSSV: 20157056

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận có thể được coi là một cơng trình khoa học nho nhỏ. Tuy vậy để
hồn tất một đề tài tiểu luận là một công việc không phải dễ đối với sinh viên
chúng em. Chúng em phải tổ chức học nhóm và tìm tài liệu trên nhiều phương
tiện như giáo trình, sách báo, internet…. để nghiên cứu. Vì vậy, sau khi hồn tất
tiểu luận mơn Kinh tế chính trị này, chúng em xin chân thành cảm ơn khoa Lý
luận Chính trị trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và thực hiện đề tài tiểu luận cuối kì
này. Chúng em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ TS. Đặng Thị Minh Tuấn
đã tận tình giảng dạy, trang bị những kiến thức quý báu và hướng dẫn chỉ bảo
chúng em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Với kiến thức có hạn nên
đề tài của chúng em sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được cơ
đóng góp ý kiến để đề tài của chúng em được tốt hơn.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.....................................................................1
3. Phương pháp thực hiện đề tài.........................................................................2
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN VỀ SẢN
XUẤT HÀNG HĨA VÀ HÀNG HĨA.................................................................3
1.1. Sản xuất hàng hóa........................................................................................3
1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc của sản suất hàng hóa....................................3
1.1.2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa.................................................3
1.1.3. Đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa....................................................4
1.2. Lý luận của kinh tế chính trị Mác – Lênin về hàng hóa..............................5
1.2.1. Khái niệm của hàng hóa và thuộc tính của hàng hóa............................5
1.2.2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa........................................7
1.2.3. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng
hóa...................................................................................................................8
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG TRONG NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY......................................................................................12
2.1. Sơ lược về lịch sử phát triển nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam..............12

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

2.2. Thực trạng nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay...........................14
2.2.1 Ưu thế của nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay......................14
2.2.2 Hạn chế của nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay....................15
2.3. Đặc điểm của nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay......................16
2.4. Phương hướng phát triển nền sản xuất hàng hóa của Việt Nam hiện nay. 19
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................22
PHỤ LỤC............................................................................................................23
Bảng phân công nhiệm vụ................................................................................23

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Ở
đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác
động, điều tiết của các quy luật thị trường. Có thể thấy sản xuất hàng hóa và
hàng hóa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường,
những lý luận sản xuất hàng hóa của C. Mác đã cho ta thấy được vai trò quan
trọng đó của sản xuất hàng hóa và hàng hóa. Lý luận của C. Mác chỉ ra các
phạm trù cơ bản về hàng hóa, tiền tệ, giá cả, quy luật giá trị, tính hai mặt của lao
động sản xuất hàng hóa, năng suất lao động… giúp cho việc nhận thức một cách
căn bản cơ sở lý luận của các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Chính vì thế, việc nghiên cứu về lý luận sản xuất hàng hóa của C. Mác và tìm
hiểu vai trị cũng như tác động của nó đến nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kì
phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng và cần thiết.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình
độ cao. Ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường,
chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường. Có thể thấy sản xuất hàng
hóa và hàng hóa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị
trường, từ những lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin chúng em muốn làm
rõ hơn về sản xuất hàng hóa và hàng hóa; sự vận dụng trong nền sản xuất hàng

hóa ở Việt Nam. Đây cũng là lý do nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Lý
luận của kinh tế chính trị Mác – Lênin về sản xuất hàng hóa và hàng hóa; sự
vận dụng trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu:
Nắm vững những lý luận cơ bản của kinh tế chính trị Mác – Lênin về sản
xuất hàng hóa và hàng hóa.
1

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

Biết vận dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành Kinh tế Chính trị Mác - Lênin vào việc phân tích sự vận dụng trong nền
sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Phân tích cơ sở lý luận của kinh tế chính trị Mác – Lênin về sản xuất hàng
hóa và hàng hóa.
Phân tích sự vận dụng trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam.
3. Phương pháp thực hiện đề tài
Phương pháp luận: Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên các
nguyên lý, phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị Mác – Lênin để xem xét, đánh
giá vấn đề.
Phương pháp chung: Phương pháp lôgic - lịch sử, quy nạp, diễn dịch,
phân tích tổng hợp...
Phương pháp cụ thể: sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập
tài liệu, phân tích, sắp xếp... để làm sáng tỏ vấn đề.
4. Bố cục

Bài tiểu luận có bố cụ 2 chương:
Chương 1: Lý luận của kinh tế chính trị mác – lênin về sản xuất hàng hóa
và hàng hóa
Chương 2: Sự vận dụng trong nền sản xuất hàng hóa ở việt nam hiện nay

2

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN VỀ
SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HĨA
1.1. Sản xuất hàng hóa
1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc của sản suất hàng hóa.
Theo C. Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở
đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu
của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ. Cụ
thể, sản xuất hàng hoá ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ.
1.1.2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm được sản
xuất ra khơng phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp
sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua
việc trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại dựa trên hai điều kiện:
Thứ nhất: Phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự
chun mơn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh
vực sản xuất khác nhau.

Do sự phân công lao động xã hội nên việc trao đổi sản phẩm trở thành tất
yếu. Khi có phân cơng lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài
thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều
loại sản phẩm khác nhau, do đó, họ cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao
đổi với nhau. Phân cơng lao động xã hội, chun mơn hóa sản xuất đồng thời
làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên
càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm.

3

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng
hóa. Phân cơng lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa
càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.
Thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất:
những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau.
Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này
muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thơng qua trao đổi,
mua bán hàng hố.
Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất
quy định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở
hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ.
Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những
người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế
giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là
một mâu thuẫn. Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản

phẩm của nhau.
Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Thiếu một trong hai
điều kiện đó sẽ khơng có sản xuất hàng hóa.
1.1.3. Đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán. Theo chủ
nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử lồi người tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế
khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp (tự túc, tự cấp) và sản xuất hàng hóa. Sản
xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất
của người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những
người nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến... Trong khi đó, sản xuất
hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ
4

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất
ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao
đổi, mua bán.
Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân,
vừa mang tính xã hội. Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã
hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã
hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất
hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế
nào là cơng việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người. Tính chất tư nhân đó
có thể phù hợp hoặc khơng phù hợp với tính chất xã hội. Đó chính là mâu thuẫn

cơ bản của sản xuất hàng hóa. Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì mâu thuẫn giữa
lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong
nền kinh tế hàng hóa.
Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không
phải giá trị sử dụng.
1.2. Lý luận của kinh tế chính trị Mác – Lênin về hàng hóa
1.2.1. Khái niệm của hàng hóa và thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thoả mãn được nhu cầu nào đó của
con người thơng qua trao đổi, mua bán.
Hàng hóa có thể ở dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm...
hoặc ở dạng vơ hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của
giáo viên, bác sĩ và nghệ sĩ...
Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng của hàng hóa:
Giá trị sử dụng của hàng hóa là cơng dụng của hàng hóa thoả mãn nhu cầu
nào đó của con người. Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số cơng dụng
nhất định. Chính cơng dụng đó (tính có ích đó) làm cho hàng hóa có giá trị sử
dụng. Ví dụ, cơng dụng của gạo là để ăn, vậy giá trị sử dụng của gạo là để ăn...
5

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

Cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên
(lý, hố học) của thực thể hàng hóa đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù
vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Giá trị
sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa
học - kỹ thuật và của lực lượng sản xuất nói chung.

Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì giá trị sử dụng
của hàng hóa khơng phải là giá trị sử dụng cho người sản xuất trực tiếp mà là
cho người khác, cho xã hội, thông qua trao đổi, mua bán. Điều đó địi hỏi người
sản xuất hàng hóa phải ln ln quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản
phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi
Giá trị của hàng hóa
Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao
đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa.
Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa. Cịn giá trị trao đổi mà chúng ta đề cập ở trên, chẳng qua
chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngồi của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở
của giá trị trao đổi. Đồng thời, giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người
sản xuất hàng hóa. Cũng chính vì vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại
trong kinh tế hàng hóa.
Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao
đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa.
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống
nhất, vừa mâu thuẫn với nhau
Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại
trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa.
Nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ khơng phải là hàng hóa.
6

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381


Chẳng hạn, một vật có ích (tức có giá trị sử dụng), nhưng không do lao động tạo
ra (tức không có kết tinh lao động) như khơng khí tự nhiên thì sẽ khơng phải là
hàng hóa.
Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khơng đồng nhất
về chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về
chất, đều là "những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi", tức đều là sự
kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá.
Thứ hai, tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa,
nhưng q trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời
gian: giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thơng, cịn giá trị sử dụng
được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Do đó nếu giá trị của hàng hố
khơng được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất.
1.2.2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
Hàng hóa có hai thuộc tính khơng phải là do có hai thứ lao động khác
nhau kết tinh trong nó, mà là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính
chất hai mặt: vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể), lại vừa mang tính chất
trừu tượng (lao động trừu tượng). C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất
hai mặt đó:
Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi một lao động cụ thể có mục đích,
phương pháp, cơng cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng.
Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau. Chẳng
hạn, lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao
động cụ thể khác nhau. Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần
áo chứ khơng phải là bàn ghế; cịn phương pháp là may chứ khơng phải là bào,
cưa; có cơng cụ lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái
7


Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

bào...; và lao động của người thợ may thì tạo ra quần áo để mặc, còn lao động
của người thợ mộc thì tạo ra ghế để ngồi... Điều đó có nghĩa là: lao động cụ thể
tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau
là do có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau. Nếu phân cơng lao động xã hội
càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu
của xã hội.
Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt
bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức
lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói
chung.
Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị
của hàng hóa. Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng
của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng chính là mặt chất
của giá trị hàng hóa.
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư
nhân và tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa.
Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau. Mâu
thuẫn đó được biểu hiện cụ thể trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có
thể khơng ăn khớp với nhu cầu của xã hội (hoặc không đủ cung cấp cho xã hội
hoặc vượt quá nhu cầu của xã hội...). Khi sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội,
sẽ có một số hàng hóa khơng bán được, tức không thực hiện được giá trị.
Thứ hai, mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao

hơn so với mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận, khi đó hàng hóa cũng
khơng bán được hoặc bán được nhưng không thu hồi đủ chi phí lao động bỏ ra.

8

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của
mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hố. Chính vì những mâu thuẫn đó mà
sản xuất hàng hoá vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.
1.2.3. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng
hóa.
Thời gian lao động xã hội cần thiết
Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, lao động trừu tượng của người
sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được
đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động
tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất
ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội
với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình
và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.
Thực chất, thời gian lao động xã hội cần thiết chính là mức hao phí lao
động xã hội trung bình (thời gian lao động xã hội trung bình) để sản xuất ra hàng
hóa. Thơng thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao
động cá biệt (mức hao phí lao động cá biệt) của người sản xuất hàng hóa nào
cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định, vì

trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện trang bị
kỹ thuật trung bình của xã hội ở mỗi nước khác nhau là khác nhau và thay đổi
theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi thời gian lao động xã hội cần thiết
thay đổi (cao hay thấp) thì lượng giá trị của hàng hóa cũng sẽ thay đổi.
Như vậy, chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của
hàng hóa ấy.
Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
9

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

Tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết đều
ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa. Chúng ta xem xét ba yếu tố cơ bản:
năng suất lao động, cường độ lao động và mức độ giản đơn hay phức tạp của lao
động.
Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động: Nó được đo bằng lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao
động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao
động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng
suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và
ngược lại. Như vậy, giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ khéo léo
(thành thạo) trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất, trình
độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, và các điều kiện tự

nhiên. Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong
một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng
thẳng của lao động.
Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh
trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng
thẳng của lao động tăng lên. Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc
khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên
tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn khơng đổi. Tăng cường độ
lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao
động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.

10

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá
trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành
lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường khơng
cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao
động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể tiến hành được.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao
động giản đơn. Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên.
Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy về lao
động đơn giản trung bình, và điều đó được quy đổi một cách tự phát sau lưng
những hoạt động sản xuất hàng hóa, hình thành những hệ số nhất định thể hiện

trên thị trường.

11

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG TRONG NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Sơ lược về lịch sử phát triển nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam qua các thời kỳ không ngừng đổi mới,
nâng cao, phát triển để ngày một hồn thiện và thích nghi với thời đại.
Việt Nam đi lên từ một nước phong kiến thuộc địa lạc hậu, trình độ lao
động, năng suất sản xuất thấp, chỉ có một số người ở tầng lớp trên mới được sở
hữu tư liệu lao động, các chính sách bế quan ở một số triều đại ban hành làm
kìm hãm sự lưu thơng hàng hóa. Ở thời kỳ này, nền sản xuất hàng hóa ở nước ta
chỉ mới xuất hiện, chưa phát triển.
Thời kỳ trước đổi mới (1975- 1986), trong thời kỳ này, cơ chế kế hoạch
hóa tập trung quan liêu, bao cấp kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất hàng
hóa. Biến hình thức tiền lương thành lương hiện vật, khơng có động lực sản
xuất, khơng có cạnh tranh và lưu thông thị trường. Sự nhận thức sai lầm của
nước ta thời kỳ này đã khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, sức sản xuất hàng
hóa tuột dốc không phanh.
Thời kỳ sau đổi mới (từ năm 1986 đến nay), sau khi nhận thức được vấn
đề, để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tại Đại hội tồn quốc lần thứ VI,
Việt Nam đã quyết định xóa bỏ cơ chế quản lý cũ, kịp thời chuyển đổi nền kinh
tế sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế sản xuất
hàng hóa nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ. Thời kì này có thể chia thành

các giai đoạn:
Giai đoạn 1986 – 2000, Giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam
từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần được công
nhận và bước đầu phát triển. Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu trên cơ sở đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển một nền nơng nghiệp tồn
12

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

diện. Tuy nhiên, thời kỳ này nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại chưa
giải quyết được. Điều này khiến nền kinh tế chậm phát triển chiều sâu.
Giai đoạn 2000 – 2007, có thể xem đây là giai đoạn nền kinh tế hàng hóa
ở nước ta phát triển mạnh mẽ. GDP liên tục tăng mạnh. “Năm 2003 tăng 7,3%;
2004: 7,7%; 2005: 8,4%; 2006: 8,2%”. Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam phát
triển nền kinh tế hàng hóa một cách thuận lợi hơn khi có cơ hội mở rộng thị
trường ra thế giới.
Giai đoạn 2007 – 2016, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chững lại. Tăng
trưởng GDP giảm tốc và lạm phát kéo dài. Các chính sách đưa ra không đem lại
hiệu quả trong việc phát triển nền kinh tế nước ta trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2016 – 2019, kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp, thương mạiđầu tư, lãi suất và lạm phát thấp. Điều này có thể dẫn đến trì trệ kéo dài và sẽ
chuyển sang suy thối. Tăng trưởng kinh tế tồn cầu đang chững lại, tiến trình
phục hồi về thương mại, sản xuất, đầu tư đang mất đà. Thuế quan gia tăng và
tình trạng bấp bênh kéo dài do chính sách thương mại gây ra đã làm suy yếu
hoạt động đầu tư và nhu cầu hàng hóa lâu bền. Lĩnh vực sản xuất tiếp tục trì trệ
và thương mại tồn cầu tăng trưởng chậm. Căng thẳng thương mại Mỹ- Trung
Quốc diễn biến phức tạp, dòng vốn FDI phục hồi so với năm 2018, nhưng còn

yếu, niềm tin đầu tư giảm.
Giai đoạn năm 2020, được xem là một năm khó khăn và thách thức lớn
đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được
dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh
tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh
tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.
Giai đoạn 2021 hướng tới 2022, sau hai năm đối mặt với những khó khăn,
thách thức do dịch Covid – 19 gây ra. Chúng ta có cơ sở để tin vào triển vọng
của 2022 vì nền kinh tế phục hồi nhanh vào thời điểm trước và sau đợt dịch thứ
tư; Tiếp đó là khả năng ứng phó, sức sống của các doanh nghiệp Việt Nam trong
13

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

điều kiện khắc nghiệt của dịch bệnh; trong năm 2021, khu vực nơng nghiệp tiếp
tục phát huy vai trị chủ lực cho nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục mới, với tổng giá trị 668,5 tỷ USD, tăng 22,6%
so với năm 2020; lĩnh vực đầu tư nước ngoài (FDI), theo Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt
31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Nền sản xuất kinh doanh được duy
trì để có nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
2.2. Thực trạng nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
2.2.1 Ưu thế của nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
Nền sản xuất hàng hóa của nước ta đó là có nguồn lao động dồi dào, giá
rẻ. Năm 2010, trên 60% người Việt Nam ở độ tuổi lao động (15-64 tuổi). Giai
đoạn 2011-2020, lực lượng lao động Việt Nam tăng 1%/năm tương ứng mức
47,82 triệu người năm 2011, 50,4 triệu năm 2015 và 53,15 triệu năm 2020…

Với mức tăng nguồn lao động hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao
động. Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong
phú gắn liền với truyền thống dân tộc được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Giá nhân
cơng của nước ta lại rẻ, đây chính là điều kiện thuận lợi làm cho giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp Việt Nam rẻ hơn so với các nước khác.
Nguyên vật liệu ở nước ta rẻ, lại rất dồi dào, (nhất là nguyên liệu cho các
ngành sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng…) như vậy, nếu biết tận dụng sẽ
tiết kiệm được chi phí mua nguyên liệu. Giảm chi phí sản suất sẽ làm giảm giá
cả của hàng hóa, sẽ làm cho hàng hóa tăng thêm sức cạnh tranh về giá.
Sản xuất hàng hóa ra đời khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ
thuật của từng người, từng địa phương, từng vùng ở Việt Nam. Ví dụ như vùng
đồng đồng bằng sơng Cửu Long, vì thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa
nước nên đây là nơi cung cấp lương thực chủ yếu cho nhu cầu trong nước và
xuất khẩu.
14

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()


lOMoARcPSD|2935381

Sản xuất hàng hóa làm cho Việt Nam từ một đất nước kém phát triển trở
thành một đất nước đang phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đời sống vật chất càng ngày càng đầy đủ cũng như đời sống tinh thần được cải
thiện và ngày càng phong phú.
2.2.2 Hạn chế của nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
Nguồn nhân lực của nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu
là lao động thủ cơng, tác phong cơng nghiệp cịn hạn chế. Năm 2010, có đến
19,5 triệu lao động Việt Nam đang làm việc trong các ngành nghề khơng địi hỏi
trình độchun mơn hoặc chuyên môn thấp. Phần lớn các doanh nghiệp đều phải

tự đào tạo nghề cho công nhân. Công nhân không lành nghề dẫn đến chất lượng
sản phẩm thấp, năng suất lao động không cao, sản phẩm làm ra sẽ không nhiều
trong cùng một đơn vị thời gian.
Tốc độ đổi mới cơng nghệ và trang thiết bị cịn chậm, chưa đồng đều và
chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Phần lớn các doanh nghiệp của nước
ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với các nước trên thế giới từ 2-3 thế hệ.
80-90% công nghệ nước ta đang sử dụng là cơng nghệ nhập khẩu, 76% máy
móc, dây chuyền công nghệ nhập khẩu thuộc thập niên 50-60, 50% là đồ tân
trang…Sự lạc hậu về công nghệ và kĩ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp,
không ổn định. Điều này sẽ gây cho hàng hoá của chúng ta rất nhiều hạn chế
trong cạnh tranh về giá.
Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là hàm lượng tri
thức và và công nghệ trong sản phẩm khơng cao, điều đó làm giảm đi chất lượng
của sản phẩm.
Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho
sản xuất. Ngay cả các sản phẩm là thế mạnh của nước ta vẫn thì vẫn phải nhập
nguyên liệu như dệt may, da giày, thực phẩm… Nhiều sản phẩm có giá thành
khơng ổn định cũng là do phụ thuộc vào tính chất bấp bênh của nguồn nguyên
liệu.
15

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC ()



×