Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Skkn một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh thcs ở môn tiếng anh lớp 6 sách mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.05 KB, 80 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT..............................................................Trang 3
I/. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………..............Trang 4
II/. NỘI DUNG...................…………………………………..............Trang 7
II.1 Cơ sở lí luận của vấn đề…………………….......................Trang 7
II.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề ………………………….........Trang 8
II.3 Các biện pháp đã tiến hành…………………......................Trang 9
II.4 Kết quả thực hiện………………………………. ...............Trang 24
III/. KẾT LUẬN ……………………………………………...............Trang 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….........….Trang 29

DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ cần viết tắt

Chữ cái viết tắt


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

Trang

Trung học cơ sở

THCS

Sách giáo khoa

SGK

Nhà xuất bản giáo dục


NXB GD

2


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành
giáo dục nước ta từ những năm 1960. Trong cuộc cải cách giáo dục lần 2 năm 1980,
phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những
người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Song cho đến nay sự chuyển biến về
phương pháp dạy học ở trường phổ thông, phổ biến vẫn là cách dạy thông báo các kiến
thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở. Tuy nhiên trong nhà trường đã xuất hiện
ngày càng nhiều tiết dạy tốt của các giáo viên giỏi, theo hướng tích cực cho học sinh
hoạt động, tự chiếm lĩnh tri thức mới nhưng tình trạng chung hàng ngày vẫn là “thầy
đọc – trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện, giải thích minh họa bằng
tranh. Đối với mơn ngoại ngữ ở trường phổ thông, việc dạy và học vẫn chỉ dừng ở cấp
độ thầy làm mẫu, trò bắt chước chứ chưa phát triển đến cấp độ tìm tịi, sáng tạo. Học
sinh còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, ngôn ngữ, chứ chưa vận dụng kết hợp
với việc phát triển kĩ năng ngơn ngữ. Do đó năng lực giao tiếp của học sinh còn rất
nhiều hạn chế. Học sinh chưa thực sự hứng thú học bộ môn. Dạy học ít gắn với thực
hành, khi có thực hành lại không vận dụng được lý thuyết, thiếu liên hệ với thực tiễn
sống động. Nhiều giáo viên chưa nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương
pháp dạy và học trong mơn tiếng Anh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Nếu cứ tiếp tục cách dạy và học thụ động như thế, giáo dục sẽ
không đáp ứng được những yêu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước (2000 – 2020), sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên đường tiến

vào thế kỉ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ địi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới
căn bản về phương pháp dạy và học. Đây không phải là vấn đề của riêng nước ta mà là
vấn đề đang được quan tâm ở mọi quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn lực con
người phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện phát phát huy tính tích cực của học
sinh ở mơn tiếng Anh 6”
2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này nhằm:
Trang

3


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

Nghiên cứu đề tài này tôi muốn cung cấp thêm một số lý luận về phương pháp dạy
học mới – phương pháp tích cực, đặc biệt ở mơn tiếng Anh THCS: đó là phát huy tốt
nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng ngơn
ngữ vì những mục đích thực tiễn và sáng tạo. Học sinh cần phải được trang bị cách
thức học tiếng Anh và ý thức tự học tập, rèn luyện. Người học là chủ thể, cần phải biết
cách tự học để có thể nắm vững tiếng nước ngồi. Đồng thời tôi cũng đề xuất một số
phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong mơn ngoại
ngữ: Đó là phương pháp truyền đạt trực tiếp, phương pháp dạy học giao tiếp, phương
pháp nghiên cứu và sử dụng tài liệu tham khảo, phương pháp làm việc và thảo luận
theo cặp, nhóm nhỏ và sử dụng một số thiết bị dạy học.
3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh khối 6 trường THCS.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
Học sinh lớp 6A2, 6A10 do tôi trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh.
5. Các phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứ
sau:

1. Phương pháp quan sát
Quang sát các hoạt động học tập của học sinh trên lớp cũng như ở nhà để thấy được
việc học tập bộ môn tiếng Anh của các em.
2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Thông qua kết quả bài kiểm tra, vở ghi, vở bài tập,…
3. Phương pháp đàm thoại
Thông qua trao đổi với giáo viên, học sinh để tìm ra phương pháp dạy học phát huy
được tính tích cực học tập của học sinh trong việc học môn ngoại ngữ.
4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đọc các tài liệu, sách báo,… có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm
5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tìm hiểu kinh nghiệm về phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh trong môn tiếng Anh của các giáo viên bộ môn Anh văn khác trong trường.
Trang

4


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

6. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm một số phương pháp dạy và học ngoại ngữ nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
-Từ thực trạng và tính cấp thiết cần đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh
THCS, áp dụng một số phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh lớp 6 trong môn tiếng Anh tại trường THCS .
- Kế hoạch nghiên cứu :
+ Thời gian bắt đầu: Từ tháng 9/ 202
+ Hoàn thành : tháng 3/2023


Trang

5


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

PHẦN II
NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận của vấn đề.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung
ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể
chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999).
Luật Giáo dục , điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động,
chống lại thói quen học tập thụ động.
 Theo lý luận dạy học: Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động, đặc
biệt trong những hoạt động chủ động của chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa
tuổi đi học. Tính tích cực trong hoạt động học tập – về thực chất – là tính tích cực nhận
thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng, trí tuệ và nghị lực cao trong q trình
chiếm lĩnh tri thức.
Q trình nhận thức trong học tập khơng nhằm phát hiện những điều loài người chưa
biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức lồi người đã tích lũy được. Tuy nhiên, trong học
tập học sinh cũng phải “khám phá” ra những hiểu biết mới đối với bản thân. Học sinh
sẽ thơng hiểu, ghi nhớ những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính

mình.
Trang

6


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở mơn tiếng Anh

Tính tích cực nhận thức trong hoạt đông học tập liên quan trước hết đến động cơ học
tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tực giác, hứng thú và tự
giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc
lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại phong cách học tập tích
cực, độc lập, sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.
Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: Hăng hái trả lời các câu hỏi
của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước
vấn đề được nêu ra, hay nêu thắc mắc, hay địi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa
đủ rõ, chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập trung
chú ý vào vấn đề đang học, kiên trì hồn thành các bài tập, khơng nản trước những tình
huống khó khăn,…
Tích tích cực học tập đạt những cấp độ từ thấp lên cao như:
- Bắt chước: gắng sức làm theo các mẫu hành động của thầy, của bạn,…
- Tìm tịi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác
nhau về một vấn đề,…
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
2. Cơ sở thực tiễn :
Từ thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nước ngoài và trong nước,
một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thường nói tới việc cần thiết phải chuyển
dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Như vậy, qua q trình giảng dạy bộ mơn tiếng Anh tại trường THCS tôi nhận thức
được khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trị của người học thì đương nhiên phải

phát huy tính tích cực chủ động của người học. Tuy nhiên, dạy học lấy học sinh làm
trung tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể. Đó là một tư tưởng, quan
điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả qúa trình dạy học về
mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá… chứ không phải chỉ
liên quan đến phương pháp dạy và học.
Những biểu hiện tích cực đặc trưng của học sinh trong hoạt động học tập bộ môn
ngoại ngữ được thể hiên ở những mặt chủ yếu sau:
Trang

7


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

- Học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kĩ năng, vận dụng kĩ năng để giao tiếp, gây
hứng thú học tập.
- Từ chỗ có nhu cầu tiếp thu kiến thức, rèn luyện và vận dụng kĩ năng trong giao
tiếp, học sinh sẽ tự giác học tập, chủ động huy động vốn kinh nghiệm đã tích lũy (vốn
từ, quy tắc ngữ pháp,…) để bắt chước, tái hiện, tìm tịi cách ứng xử và ứng xử sáng tạo
trong các tình huống giao tiếp.
- Học sinh chủ động lựa chọn kiến thức và thao tác tư duy thích hợp để có những
ứng xử ngơn ngữ cần thiết, phù hợp với hồn cảnh giao tiếp.
- Học sinh biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình bằng lời nói, bài viết thơng
qua ngoại ngữ.
- Học sinh biết cách làm việc theo cặp, theo nhóm, hợp tác với các bạn khi cần thiết
trong q trình luyện tập ngơn ngữ theo u cầu và nhiệm vụ của thầy.
- Học sinh biết cách tự học, biết chủ động trình bày những ý định của mình thơng
qua giao tiếp nói và viết.
Trên đây là một số nét biểu hiện chính của phương pháp dạy học mới (phương pháp
tích cực). Phương pháp tích cực là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích

cực, chủ đơng, sáng tạo của người học, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt
động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người
học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, đành rằng để
dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo
phương pháp thụ động.
Từ những cơ sở lý luận trên tôi nhận thấy việc phát huy được tính tích cực của học
sinh trong việc học môn ngoại ngữ là cực kỳ quan trọng. Đây chính là biểu hiện của
việc áp dụng phương pháp dạy học mới – phương pháp tích cực và cũng chính là những
năng lực và phẩm chất mà người giáo viên cần phải tạo và phát triển cho học sinh trong
quá trình học tập ngoại ngữ.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
a. Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS khi học ngoại ngữ.
Khi học ngoại ngữ học sinh THCS có những đặc trưng tâm sinh lý:

Trang

8


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

- Suy nghĩ nhanh, nhạy trong nhận thức kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp).
- Khả năng tưởng tượng linh hoạt, lôgic hơn, nhất là dễ dàng liên tưởng và so sánh
sự giống nhau và khác nhau giữa ngoại ngữ với tiếng mẹ đẻ.
- Khả năng ghi nhớ, tái hiện các mẫu lời nói và khả năng diễn đạt bằng ngoại ngữ
(tiếng Anh) lưu loát và bền vững hơn, phản xạ ngơn ngữ nhanh.
- Rất hứng thú và tích cực trong hoạt động luyện tập, phát triển kĩ năng ngôn ngữ,
nhất là hai kĩ năng nghe và nói nhưng cũng rất dễ chán nản trong việc luyện tập, phát
triển các kĩ năng phức tạp ví dụ như: kĩ năng đọc hiểu vì gặp nhiều từ mới, trừu tượng

và khó đốn nghĩa, hoặc như kĩ năng viết và cảm thấy khó diễn đạt, suy nghĩ, ý tưởng
cá nhân bằng ngôn ngữ viết.
- Nhìn chung học sinh THCS khi có hào hứng, có ý thức nắm bắt và sử dụng được
ngoại ngữ nhưng khả năng độc lập trong học tập chưa tốt (ví dụ: cịn rụt rè, khơng tự
tin và sợ mắc lỗi trong khi nói). Học sinh ít có cơ hội để luyện tập, hơn nữa lại thiếu
kiên trì trong rèn luyện phát triển kĩ năng ngôn ngữ nên kết quả học tập thường bị hạn
chế, dễ nản chí và bỏ cuộc.Vì vậy các em cần phải thường xuyên được sự khuyến
khích, động viên kịp thời của giáo viên, và đặc biệt cần có sự hỗ trợ của các phương
pháp dạy học thích hợp để phát huy được tính tích cực của học sinh, giúp học sinh học
tập ngoại ngữ đạt kết quả cao.
b. Định hướng việc áp dụng phương pháp dạy học nhằm phát huy tính cực của học
sinh
*. Định hướng đổi mới dạy và học
Nghị quyết TW 4 khóa VII

Nghị quyết TW 2 khóa VIII
Luận giáo dục

Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Bồi dưỡng phương pháp tự học
Rèn luyện
kĩ năng
vàohọc
thực
tiễn
*.- Động
cơ của
học vận
sinhdụng
trongkiến

quáthức
trình
tập
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh
Trang

9


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

Động cơ
Hứng thú
Tự giác

Tích cực

Sáng tạo

Độc lập

*. Mục tiêu của dạy và học tích cực
- Kiến thức.
- Kĩ năng.
- Thái độ.
*. Đặc trưng của phương pháp tích cực
- Dạy học thơng qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
- Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh.

*. Điều kiện để áp dụng phương pháp dạy học tích cực
- Trình độ, kinh nghiệm của giáo viên
- Phương pháp học phù hợp của học sinh.
- Đổi mới cấu tạo chương trình và SGK.
- Bổ sung cách thi cử,đánh giá học sinh và giáo viên.
Trang

10


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

c. Một số phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong
mơn tiếng Anh 6 tại trường THCS nơi tôi đang giảng dạy.
c1. Vận dụng một số phương pháp dạy học
a. Sử dụng phương pháp truyền đạt trực tiếp (Direct – Method)
- Về bản chất: Phương pháp truyền đạt trực tiếp nhấn mạnh vào việc dạy kĩ năng
nghe, nói trước kĩ năng đọc và viết. Giúp học sinh học cách giao tiếp bằng ngoại ngữ
và suy nghĩ bằng ngoại ngữ, chú trọng từ vựng hơn ngữ pháp. Học sinh tiếp cận kiến
thức ngôn ngữ thông qua việc sử dụng giáo cụ trực quan như tranh, ảnh,…và hành
động của giáo viên dựa trên những tình huống giao tiếp và chủ đề cụ thể. Khi vận dụng
phương pháp này, giáo viên không sử dụng tiếng mẹ đẻ.
*. Ưu điểm
- Học sinh được tập trung phát triển kĩ năng nghe, nói và tiếp thu lượng từ vựng khá
lớn. Chương trình học dựa trên những tình huống, chủ đề cụ thể. Ngữ pháp được dạy
qui nạp thơng qua các ví dụ đưa ra.
- Học sinh và giáo viên là những đối tác tích cực trong q trình dạy và học ngoại
ngữ (GV - HS, HS - GV, HS - HS)
- Học sinh có cơ hội thực hành giao tiếp trong lớp, tạo thói quen tư duy bằng ngoại
ngữ, sự lưu loát khi giao tiếp.

- Việc sử dụng hành động và giáo cụ trực quan dựa trên các tình huống giao tiếp tạo
hứng thú học tập bộ môn của học sinh, bài giảng sinh động sẽ kích thích và tạo ra tính
tích cực của học sinh.
*. Một số lưu ý
- Lớp học không nên quá đông (30 – 35 học sinh). Giáo viên phải chuẩn bị tốt các
giáo cụ trực quan và thể hiện tốt vai trò là một họa sĩ, diễn viên, ca sĩ,… trong tiết dạy.
Giáo viên phải chuẩn bị nhiều tình huống, chủ đề, chủ điểm sát thực với cuộc sống
hàng ngày.
- Áp dụng phương pháp này trong từng tiết cụ thể và biết vận dụng một số thủ thuật
thích hợp trong giảng dạy.

Trang

11


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

- Cần phải gây động cơ học tập ở học sinh (thông qua việc xây dựng chương trình
học tập hợp lí, tạo mơi trường tiếng và tình huống lời nói thích hợp, sáng tạo. Chính
mơi trường tiếng là điều kiện góp phần đáng kể vào việc hình thành hứng thú và nhu
cầu học ngoại ngữ. Từ đó sẽ giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh trong việc sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp.
- Cần tập trung hình thành kĩ xảo, kĩ năng lời nói ngoại ngữ trong q trình dạy học
ngoại ngữ, nhưng không tách rời việc cung cấp các tri thức ngơn ngữ cần thiết. Phải
hiểu rằng việc hình thành kĩ xảo, kĩ năng lời nói, dù bằng con đường nào (có ý thức hay
bắt chước) cũng đều phải sử dụng những vật liệu ngôn ngữ cụ thể theo những quy tắc
nhất định.
*. Ví dụ minh họa: Tiếng Anh 6 , Bài 9, Tiết 72
- Dùng tranh về một bưu thiếp:


Giáo viên đặt câu hỏi.
“ What is the picture about?”/ “What is the video about?”
Giáo viên thông qua bức tranh lần lượt yêu cầu học sinh thảo luận 3 câu hỏi sau

Trang

12


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

1. What is this?
2. Have you ever witten a postcard?
3.

If yes, who did you write to? If no, do you intend to write a postcard in the
future?

Thông qua tranh giáo viên đã gợi cho học sinh một lượng lớn từ vựng về thành phố,
thời tiết, du lịch , cách tư duy vấn đề , diễn giải vấn đề về du lịch để từ đó sản sinh
ngơn ngữ một cách tự nhiên thơng qua hoạt động nghe và nói.
Giáo viên có thể kết hợp thủ thuật “ Brainstorming”, “Discussion”
b. Sử dụng phương pháp giao tiếp (Communicative Approach)
Phương pháp giao tiếp hay còn gọi là đường hướng giao tiếp được xem như phương
pháp dạy học phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Hầu hết các giáo trình SGK phổ
thơng tiếng Anh ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam đều được biên soạn dựa trên
quan điểm giáo học pháp của phương pháp giao tiếp. Phương pháp này do các nhà
ngôn ngữ ứng dụng người Anh phát triển hoàn toàn khác biệt với phương pháp dựa trên
nền tảng ngữ pháp của phương pháp truyền thống. Phương pháp giao tiếp nhấn mạnh

vào mục tiêu của việc học ngơn ngữ - đó là năng lực giao tiếp. Người ta coi năng lực
ngôn ngữ là khả năng bẩm sinh của mọi con người bình thường. Để giao tiếp được,
phương pháp này đòi hỏi phải tính đến phương diện xã hội, văn hóa của ngơn ngữ, các
điều kiện xã hội của quá trính sản sinh ngơn ngữ, và tính đến ngơn ngữ được dùng
trong cuộc sống hàng ngày. Ngồi ra, phương pháp giao tiếp cịn chú ý đến phương
diện nghĩa của ngơn ngữ, hay nói một cách khác cần lưu ý tới ý định giao tiếp. Khái
niệm này về sau các nhà ngôn ngữ gọi là chức năng ngôn ngữ. Như vậy, phương pháp
giao tiếp ngôn ngữ không chỉ là phương tiện diễn đạt tư duy mà cịn là phương tiện
giao tiếp. Mục đích cuối cùng của người học ngoại ngữ không chỉ tiếp thu và nắm chắc
kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cần phải đạt được năng lực giao
tiếp; tức là phát triển được bốn kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được
ngơn ngữ để giao tiếp.
*. Ưu điểm
Phương pháp giao tiếp có ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác là nó bao trùm
mọi phương diện của q trình dạy học ngoại ngữ: đó là các yếu tố ngơn ngữ, văn hóa,
Trang

13


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

xã hội, các yếu tố ngồi ngơn ngữ… nhằm rèn luyện kĩ năng giao tiếp hoàn chỉnh. Đặc
biệt phương pháp giao tiêp coi hình thành và phát triển bốn kĩ năng giao tiếp như nghe,
nói, đọc và viết là mục đích cuối cùng của q trình dạy học. Các kiến thức ngơn ngữ
như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các
kĩ năng giao tiếp. Vì vậy phương pháp giao tiếp thực sự giúp cho học sinh có khả năng
sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp.
*. Một số lưu ý
- Giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Học sinh đóng vai trị

chủ đạo trong q trình dạy học; tức là phải phát huy cao độ tính tích cực của các em
trong luyện tập thực hành. Ở cấp THCS (lớp 6 và 7), học sinh cần rèn luyện sâu kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết. Muốn thực thiện được cá nhân phải tích cực và tự giác tham gia
thực hành, không sợ mắc lỗi, và cần lưu ý rằng độ lưu lốt ngơn ngữ trong giai đoạn
này là rất quan trọng. Điều kiện tối thiểu để học sinh thực hành kĩ năng ngôn ngữ là
một lớp học không q đơng (khoảng 30 học sinh/lớp); có đầy đủ các thiết bị nghe nhìn
như cát-xét, băng/đĩa CD, tranh tình huống. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nên
nhấn mạnh vào bốn kĩ năng, và một phần nhỏ kiến thức ngôn ngữ. Kiểm tra kiến thức
ngôn ngữ luôn được ưu tiên trong bất kì hình thức nào.
Khi vận dụng phương pháp giao tiếp, giáo viên cần lưu ý:
- Giảm thiểu tối đa thời gian nói trên lớp của giáo viên, tăng cường thời gian sử dụng
ngôn ngữ của học sinh.
- Dạy học theo phương pháp gợi mở: giáo viên chỉ gợi mở và dẫn dắt để học sinh tự
tìm giải đáp và con đường đi của mình.
- Động viên tất cả các kiến thức sẵn có của mình về văn hóa, xã hội cũng như ngơn
ngữ của học sinh trong luyện tập ngơn ngữ.
- Có thái độ tích cực với lỗi ngôn ngữ của học sinh. Chấp nhận lỗi như một phần tất
yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn
bè.
- Không chỉ chú ý đến sản phẩm cuối cùng của bài luyện tập mà còn chú trọng đến
cả quá trình luyện tập và phương pháp học tập của học sinh.
*. Ví dụ minh họa
Trang

14


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

Phương pháp giao tiếp đòi hỏi người học phải sử dụng những hình thức ngơn ngữ

thích hợp với tình huống giao tiếp, trong đó yêu cầu người tham gia giao tiếp phải thể
hiện được ý định giao tiếp thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ,
trong phần giới thiệu ngữ liệu của Unit 9, Lớp 6, Lesson 4. Communication, học sinh
được giới thiệu mẫu câu cảm thán (nhìn tranh và đặt câu) :
- She asked me what my name was, and where I came from.
- She asked me if I spoke any other languages.
Bước tiếp theo giáo viên cho học sinh đọc bảng danh sách câu hỏi trực tiếp (thi vấn
đáp tiếng Anh) của ban giám khảo để so sánh và xác định các câu hỏi gián tiếp trong
bài đối thoại (phần b); sau đó học sinh luyện tập đối thoại trực tiếp theo cặp (đóng vai
Lan và người giám khảo). Mục đích là củng cố hình thái loại câu hỏi trực tiếp cho học
sinh trước khi các em luyện tập đổi sang câu hỏi gián tiếp.
Bước tiếp theo là hoạt động giao tiếp mang tính tự do hơn. Giáo viên có thể yêu cầu
học sinh dựa vào bài đối thoại giữa Lan và người giám khảo để đóng vai Lan và Paola
tập nói lại nội dung các câu hỏi trực tiếp đó ở dạng câu hỏi gián tiếp (như bài đối thoại
trong phần giới thiệu ngữ điệu).
Để tăng cường giao tiếp ở mức hoàn toàn tự do (mang tính sáng tạo), giáo viên có
thể u cầu học sinh luyện tập, phỏng vấn theo cặp, theo các tình huống do giáo viên
gợi ý; sau đó học sinh đại diện cho mỗi cặp tường thuật lại các câu hỏi ở dạng gián tiếp.
c. Phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo
Hướng dẫn học sinh sử dụng tốt tài liệu tham khảo không những là phương pháp
giúp học sinh nắm vững những tri thức ngôn ngữ và kĩ xảo, kĩ năng, lời nói, mà cịn là
con đường quan trọng để hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu ở các em.
Thực tế cho thấy, nếu học sinh chỉ đóng vai người nghe, người thụ động tiếp nhận kiến
thức thì họ sẽ mau chóng nhanh quên những điều họ tiếp nhận được. Dạy học sẽ có
hiệu quả hơn nếu học sinh biết liên hệ giữa những kiến thức mà họ tiếp nhận được với
những điều họ thấy và ứng dụng trong thực tế.
Có thể nói, lý do chính làm cho học sinh đến lớp không chuẩn bị bài là do các em
không thấy được sự khác nhau giữa việc chuẩn bị bài, không học bài cũ và không
chuẩn bị bài, học bài cũ. Vì giáo viên khơng đề ra cho học sinh những nhiệm vụ phải
Trang


15


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

chuẩn bị trước tài liệu, các bài tập ôn luyện ở nhà nên khi lên lớp, nhiều học sinh chỉ
đóng vai trị người nghe và ghi chép. Hoặc theo lối truyền thụ một chiều như vậy, học
sinh sẽ thụ động, không phát huy được tính tích cực và độc lập sáng tạo của các em.
Ngoài ra khi học sinh đã nắm được tri thức ngôn ngữ trên lớp, nếu các em không có
điều kiện ứng dụng tri thức đó trong thực tế thông qua các nội dung phong phú trong
các tài liệu tham khảo (các dạng bài tập luyện nói, nghe, đọc, viết, luyện cấu trúc ngữ
pháp và các tài liệu cung cấp kiến thức ngơn ngữ) thì các em sẽ rất nhanh quên, hoạt
động học tập ngoại ngữ diễn ra một cách hời hợt, khơng có chủ ý, khơng có ý thức. Sử
dụng tài liệu tham khảo là cách thức giúp học sinh chuyển ý thức từ việc tập trung cao
độ vào hình thức ngơn ngữ (vào tri thức ngơn ngữ, vào vỏ âm thanh của từ, vào quy tắc
ngữ pháp,…) sang ứng dụng hình thức ngơn ngữ đó vào thực tế thông qua các dạng bài
tập khác nhau trong các tài liệu tham khảo.
*. Ưu điểm
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức ngôn ngữ.
- Tạo cơ hội cho học sinh thực hành những kiến thức ngôn ngữ đã được học (kĩ
năng, cấu trúc ngữ pháp,…).
- Rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
*. Một số lưu ý
- Giao nhiệm vụ cho học sinh phải làm việc với tài liệu tham khảo sau mỗi tiết học.
- Ra câu hỏi và bài tập đòi hỏi học sinh phải đọc tài liệu tham khảo mới trả lời được.
Các câu hỏi này có thể được viết dưới dạng phiếu giao việc, yêu cầu học sinh điền nội
dung cụ thể vào phiếu.
- Một số gợi ý về cách sử dụng tài liệu có hiệu quả.
+. Chọn tài liệu có nội dung sát với chương trình.

+. Ghi ra giấy những cấu trúc câu mà học sinh muốn có lời giải đáp từ những tài liệu
mà học sinh tham khảo.
+. Ghi ra bên lề những ghi chú trong khi đọc hoặc sử dụng tài liệu tham khảo.
+. Gạch chân hoặc dùng bút đánh dấu nổi những từ và cấu trúc cần nhớ.
*Ví dụ minh họa
Trang

16


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

Anh 9. Unit 9: Lesson 5: Language focus (Tiết 53)
Sau khi học sinh học xong đại từ quan hệ sử dụng trong mệnh đề quan hệ xác định
và và không xác định, giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 3- trang 85, bài tập 7trang 88(Sách bài tập bổ trợ- nâng cao tiếng Anh 9- NXB GD) và hoàn thành phiếu học
tập sau:
Mệnh đề quan hệ xác định

Mệnh đề quan hệ không
xác định

Subject

Object

Subject

Object

Person/People

Thing(s)
Possesive(people/things)
When:
Where:
Why
Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu, học sinh có cơ hội củng cố lại bài thơng
qua các bài tập luyện tập đồng thời khắc sâu kiến thức và nâng cao kiến thức về mệnh
đề quan hệ, đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ.
d. Phương pháp làm việc và thảo luận theo cặp, theo nhóm nhỏ
Hình thức làm việc theo cặp hoặc nhóm là những hình thức gần đây trở lên phổ cập
trong các lớp học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp.
Hình thức làm việc theo cặp hay nhóm có thể hỗ trợ làm việc cả lớp hoặc làm việc cá
nhân. Những hoạt động luyện tập theo cặp hay nhóm mang tính chất hai chiều, tăng
cường được việc trao đổi thông tin qua lại của học sinh hoặc tạo điều kiện cho các hoạt
động giao tiếp trên lớp.
*. Ưu điểm
- Tạo điều kiện tăng cường cơ hội tham gia đóng góp bài của học sinh.
- Tăng thêm tần số luyện tập, tiết kiệm được thời gian.
- Tăng thêm cơ hội cho nhiều học sinh được làm việc trong cùng một lúc.
Trang

17


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

- Tăng cường sự giao tiếp, trao đổi, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau của học sinh.
- Tạo điều kiện cho giáo viên làm việc với tư cách là người hướng dẫn, tư vấn cho
học sinh.
*. Một số lưu ý

- Chỉ dẫn bài tập hay yêu cầu nhiệm vụ đề ra phải thật rõ ràng.
- Trước khi làm việc theo cặp hay nhóm phải có sự chuẩn bị cho tốt: cho trước mẫu
hoặc ví dụ, cung cấp đủ ngữ liệu cần thiết cho bài tập.
- Có sự theo dõi, bao quát chung của thầy giáo; có hỗ trợ kịp thời khi cần thiết (giáo
viên đi quanh lớp, lắng nghe và giúp đơ).
- Sau khi học sinh hồn thành theo cặp hoặc nhóm, cần có sự kiểm tra và phản hồi
kịp thời như nhận xét, góp ý kiến, chữa lỗi hoặc cung cấp mẫu đúng.
- Cần phân cặp hay nhóm hợp lý, có thể chọn học sinh có cùng trình độ hoặc thật
khác trình độ để làm việc với nhau tùy theo từng ý đồ và tính chất của bài tập.
- Cần quy định thời gian cho bài tập.
*. Khi nào nên làm việc theo cặp hoặc nhóm
Hình thức làm việc theo cặp hoặc nhóm thích hợp với các hoạt động cần có sự trao
đổi hội thoại giữa hai người với nhau, do vậy sẽ phù hợp với các loại bài tập như:
- Luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ liệu mới và sau một vài phút luyện tập ở
lớp.
- Luyện các bài tập ngữ pháp theo mẫu câu.
- Luyện các bài hội thoại ngắn: đóng lại bài hội thoại, làm các bài hội thoại tương tự
như bài hội thoại mẫu với gợi ý cho sẵn.
- Các bài luyện tập giao tiếp.
- Thảo luận.
*. Cách thức tổ chức cặp, nhóm
- Giữa thầy và một trị.
- Cặp mở: giữa hai học sinh khơng ngồi kề nhau.

Trang

18


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh


- Cặp đóng: giữa hai học sinh ngồi kề nhau.
Để tránh sự nhàm chán khi làm việc theo cặp, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các
hình thức tổ chức cặp như trên, khơng nhất thiết chỉ theo một hình thức nào, sao cho
luôn tạo được sự mới mẻ, một môi trường và nhu cầu giao tiếp tự nhiên giữa học sinh
với nhau và giữa học sinh với giáo viên.
Trong trường hợp tổ chức làm việc theo nhóm, nếu điều kiện lớp chật, có thể tổ chức
cho học sinh ngồi ở hai hàng ghế sát nhau, ngồi quay đầu lại với nhau tạo thành các
nhóm 4 người mà khơng cần học sinh di chuyển nhiều trong lớp. Giáo viên lên đặt tên
cho các nhóm bằng những tên tiếng Anh như tên các lồi hoa, súc vật, mầu sắc hay
những tính từ thú vị mà các em thích.
Trong khi học sinh làm việc theo cặp, nhóm, giáo viên sẽ đi quanh lớp để theo dõi,
nghe và hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết.
Khi điều hành các hình thức làm việc theo cặp hoặc nhóm giáo viên cần tạo cho học
sinh thói quen tuân theo một số quy định cần thiết để có thể đảm bảo được yêu cầu bài
tập như:
- Cần nghe kĩ các yêu cầu của bài tập, cần phải làm theo yêu cầu, chỉ dẫn.
- Cần phải bắt đầu và dừng ngay khi có yêu cầu.
- Cần nhanh chóng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác khi giáo viên yêu
cầu.
- Cần làm việc tự giác không quá gây ồn ào.
Ví dụ minh họa:
* Anh 9: Unit 4 : Lesson 1: Getting started and listen and read( Tiết 20)
Interview :
Yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp , hỏi và trả lời thông tin trong bảng câu hỏi
trong sách giáo khoa
Sau đó giáo viên yêu cầu một số đại diện của một số cặp tường thuật lại cuộc phỏng
vấn của họ.
EX: Lan asked me some questions. For example, she asked me where I came from and
if I liked learning English,………

*Anh 9: Unit 9 : Natural disasters: Lesson 2: Speak + Listen (Tiết 55)
Trang

19


Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh

Discussion
How to live in an earthquake zone safely
Before an earthquake

During an earthquake

After an earthquake

Học sinh làm việc theo 6 nhóm( mỗi nhóm 5 học sinh)
Nhóm 1,2 thảo luận câu hỏi “ What should(n’t) we do before an earthquake”
Nhóm 3,4 thảo luận câu hỏi “ What should(n’t) we do during an earthquake”
Nhóm 5,6 thảo luận câu hỏi“ What should(n’t) we do after an earthquake”
c2. Sử dụng thiết bị dạy học
a. Tranh ảnh, bảng biểu hệ thống ngữ pháp và giáo cụ trực quan
Tranh ảnh trong chương trình lớp 9 được in sẵn hoặc do giáo viên tự chuẩn bị (tự
thiết kế, tự vẽ hoặc thuê vẽ, sưu tầm từ các sách báo, tạp chí). Đây là nguồn thơng tin
bổ ích góp phần làm sinh động bài giảng; ví dụ tranh ảnh có thể được sử dụng để giới
thiệu tình huống giao tiếp giúp học sinh luyện tập nghe, nói, viết; bảng biểu hệ thống
ngữ pháp giúp ôn tập kiến thức ngôn ngữ, hệ thống hóa ngữ pháp cho học sinh luyện
tập. Các giáo cụ trực quan khác cũng có tác dụng tương tự. Để đảm bảo chất lượng
giảng dạy, các tranh ảnh cần phải đa dạng.
b. Máy chiếu hắt (OHP)

Giáo viên dùng để chiếu các bản trong in bài giảng, bài tập, trọng tâm ghi nhớ cho
học sinh. Ưu điểm của bản trong là có thể tái sử dụng nhiều lần trong giờ học, cho
nhiều lớp khác nhau. Học sinh có thể viết câu trả lời trực tiếp lên bản trong và chiếu
trước lớp. Thiết bị này thuận lợi cho việc nhận xét và chữa lỗi của tất cả học sinh trong
lớp. Đặc biệt được sử dụng hiệu quả trong các tiết luyện kĩ năng viết, các tiết luyện ngữ
pháp ở tiếng Anh 9.
c. Đài và băng cát-xét
Đây là một công cụ rất hữu hiệu trong dạy học. Nó là một phần nội dung bắt buộc
trong chương trình dạy học. Các băng học tiếng Anh ln có sẵn, giá thành vừa phải,
dễ sử dụng (tiện lợi cho giáo viên điều khiển tua đi tua lại trong quá trình giảng dạy).
Tuy nhiên băng cát-xét khó bảo quản, dễ hỏng. Vì vậy, giáo viên nên có bộ băng dự
phịng và bảo quản băng cẩn thận.
Trang

20



×