Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất mẫu giáo 3 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.29 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

A.
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
II. Mục đích nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực vận động
trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ”
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I . Cơ sở lí luận.
II. Thực trạng của việc phát huy tính tích cực trong hoạt động
giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi.
III. Các biện pháp nâng cao tính tích cực trong giáo dục phát triển
vận động cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Thị trấn 2.
1. Biện pháp 1:Chuẩn bị các điều kiện tốt để tổ chức hoạt động
giáo dục phát triển vận động cho trẻ
2. Biện pháp 2: Phát triển vận động thông qua các hoạt động
khác nhằm phát huy tính tích cực vận động ở trẻ
3. Biện pháp 3: Phát huy tính chủ động, tích cực, mạnh dạn, tự
tin của trẻ trong giờ hoạt động có chủ định.
4. Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ tích cực tham gia vận động ở
mọi lúc, mọi nơi
5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc
nâng cao tính tích cực qua giáo dục phát triển thể chất cho trẻ.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
C.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
I. Kết luận
II. Ý kiến đề xuất



TRANG
1
1
2
2
2
3
3
3
5
5
7
11
12
14
15
17
17
17

A. MỞ ĐẦU

1


I. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ - Lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa
thế giới. Bác là người thầy thiên tài, người khai sinh nền Thể dục thể thao cách
mạng nước nhà. Bác là người ông, người cha vô vàn kính yêu của mọi cán bộ,

huấn luyên viên, vận động viên. Tuy Bác đã đi xa nhưng người vẫn sống mãi
trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, hòa bình, dân chủ, giàu
mạnh, văn minh. Như lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã thường nói, cần thường
xuyên tập thể dục cho thân thể khỏe mạnh, cường tráng đó là “Tinh thần đầy đủ
để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới”
Có thể nói! Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo
dục quốc dân, là nền móng vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương
lai của trẻ. Và là cơ sở ban đầu đặt nền móng vững chắc cho việc hình thành
nhân cách con người. Như ta thường nói! “Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là
tương lai của đất nước”, chính vì vậy! Việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ, trong
đó chăm sóc sức khỏe là một trong những yếu tố cần thiết. Đây chính là trách
nhiệm của gia đình và của toàn xã hội.
Đối với trẻ Mầm non, đây là thời kỳ quan trọng nhất, thời kỳ này đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ đang phát triển rất mạnh. Tất cả sự lớn lên của trẻ đều bắt đầu
bắt đầu từ ăn, nghe, nhìn, nói và vận động bằng tất cả các giác quan. Chính vì
vậy! chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 với nền văn minh trí tuệ của nền khoa học
hiện đại, con người cần phải thực sự năng động, sáng tạo đặc biệt là phải có sức
khỏe để phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Có thể hiểu! Giáo dục thể chất là một hoạt động quan trọng đối với lứa tuổi
Mầm non và là một trong những hoạt động giáo dục cần thiết để tăng cường sức
khỏe cho trẻ, giúp trẻ được vui chơi, hòa nhập cùng bạn bè, với thiên nhiên và
trong cuộc sống xã hội tạo cho trẻ có môi trường thân thiện và có một tâm hồn
thoải mái, trong sáng.
Trong tình hình thực tế ở các trường Mầm non trên địa bàn huyện Ngọc Lặc
nói chung, trong đó, trường mầm non Thị Trấn 2 nói riêng, mà cụ thể là lớp mẫu
giáo 3 - 4 tuổi B do tôi phụ trách, thì hoạt động giáo dục thể chất đang là vấn đề
cần được quan tâm, chú trọng kể cả về đồ dùng, thiết bị và môi trường phục vụ
cho hoạt động này. Bởi nó có ý nghĩa quan trọng để phát triển thể lực cho trẻ,
thông qua các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện: “Có sức
khỏe là có tất cả”. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất qua các

hoạt động có chủ định, các trò chơi dân gian, trò chơi vận động... Bản thân tôi có
nhiều suy nghĩ về vai trò của giáo dục thể chất giúp khơi dậy ở trẻ cái gì? Nó có
tầm quan trọng như thế nào? Phát huy ở trẻ điều gì? Giáo dục trẻ hiểu gì? Bản
sắc văn hóa của địa phương qua các hoạt động trò chơi dân gian ra sao?..Bởi vì,
có những trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào người lớn và cô giáo, có trẻ còn thụ
động trong các hoạt động, có trẻ nhút nhát, chưa linh hoạt, chưa sáng tạo, có trẻ
khi chơi còn mang tính tự do trẻ chỉ biết chơi chứ chưa hiểu được ý nghĩa của
nó…Với sự cần thiết của hoạt động giáo dục thể chất và để giải quyết được
những vấn đề trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp phát huy tính
2


tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi B” với
mong muốn góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển thể lực, tinh thần và trí tuệ.
II. Mục đích nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực vận động trong
giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Đề tài ‘’Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong giáo
dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ’’
Nhằm mục đích phát triển kỹ năng, tăng cường sức khỏe, thể lực từ đó
giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo tự tin, mạnh dạn trong
quá trình tham gia các hoạt động dục thể chất của trẻ.
Hiểu bản sắc văn hóa dân gian của địa phương, của dân tộc giáo dục trẻ
cảm xúc yêu quê hương đất nước thông qua các họat động vâng động qua trò
chơi dân gian.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài ‘’Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong giáo
dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ’’ sẽ nghiên cứu và tổng kết về những
biện pháp giúp trẻ tính tự tin, mạnh dạn từ đó phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo trong quá trình tham gia các hoạt động dục thể chất của trẻ.

IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để đề tài này có tính thiết thực và mang lại hiệu quả cao tôi sẽ sử dụng
các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, quan sát.
- Phương pháp dùng lời.
- Phương pháp quan sát

B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3


I. Cơ sở lý luận
Có thể khẳng định rằng! Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt
là với cơ thể đang phát triển như trẻ Mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể
trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỷ XVIII: “Cơ thể không
vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ
thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng:
Phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động cơ bản và chức năng thần kinh
thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị ít lưu
thông, có trẻ cơ thể phát triển quá nhanh dẫn đến béo phì, có trẻ kém phát triển
dẫn đến còi xương.
Chính vì vậy, hoạt động phát triển giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non là
một hoạt động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển thể lực cho trẻ,
hoạt động giáo dục thể chất là sự cần thiết để nâng cao sức đề kháng, chống đỡ
các bệnh tật do môi trường gây ra, hay nói cách khác nó là một vị thuốc bổ vô
cùng qúy hiếm, nó sẽ tạo cho các cơ, xương được rắn chắc và có sức bền bỉ, từ

đó giúp cho cơ thể của trẻ phát triển cân đối, hài hoà. Đây là một hoạt động giáo
dục thể chất cần được tiến hành tổ chức có hệ thống, phù hợp với lứa tuổi và khả
năng vận động của trẻ để phát huy tiềm năng thể lực của. Bên cạch đó còn phát
triển tốt về hệ thần kinh và qua hoạt động sẽ tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái,
sảng khoái phát huy tính nhanh nhẹn, hoạt bát và tính tự tin của trẻ.
Đối với trẻ ở lứa tuổi Mầm non phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều
yếu tố tạo thành, không những phát triển hình thể, vóc dáng mà điều quan trọng
nó còn phát triển toàn diện về nhận thức, trí tuệ, tình cảm, thẫm mỹ. Chính vì sự
cần thiết và tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường Mầm non, mà 2 năm thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục
phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non” do phòng giáo dục triển khai
để tổ chức thực hiện trên cở sở các mục tiêu, kế hoạch phù hợp với tình hình
thực tế của nhà trường và địa phương.
Lứa tuổi 3 - 4 tuổi quá trình phát triển thể lực ở trẻ rất mạnh, song khả
năng vận động phối hợp giữa các hệ cơ, xương chưa khỏe, chưa rắn chắc, các
bước đi, chạy, nhảy, ném bò, trườn...đang là lứa tuổi ưu thích vận nhiều nhất,
thậm chí có những trẻ khả năng vận động vượt quá ngưỡng... Nhận thức điều đó,
đối với hoạt động giáo dục phát triển vận động không những giúp trẻ phát triển
toàn diện mà còn là tiềm năng cho một tương lai tươi sáng giúp ích cho nền thể
dục, thể thao nước nhà được tiến xa như lời Bác Hồ đã nói.
II. Thực trạng của việc phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục
phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 B tuổi.
1. Thuận lợi.
Trường Mầm non Thị trấn 2, Thị Trấn Ngọc Lặc đặt trên vị trí là trung tâm
của huyện Ngọc Lặc cạch quốc lộ đường Hồ Chí Minh đi qua nên rất thuận tiện
cho việc phụ huynh đưa đón trẻ đến trường.

4



Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập, đặc biệt là hoạt
động giáo dục thể chất tương đối đầy đủ. Trình độ dân trí của người dân cao, đời
sống kinh tế tương đối ổn định so với bề mặt chung trong toàn huyện.
Năm học 2015 - 2016 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi B,
tổng số trẻ của lớp là 25 cháu và có tới 88 % số trẻ trong lớp là dân tộc kinh, hầu
hết trẻ lớp tôi là con em cán bộ công chức sống quanh khu vực thị trấn nên phần
lớn các cháu rất nhanh nhẹn, thông minh và hiếu động.
Trường tuy mới thành lập được gần 2 năm, song ban giám hiệu nhà trường
luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Đồng thời tham mưu cho các cấp xây dựng, mua sắm đồ dùng, đồ
chơi, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục thể
chất.
Giáo viên trong nhóm lớp tôi phụ trách đều có trình độ chuyên môn vững
vàng, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ tận tuỵ với công việc được giao, đặc biệt là
luôn chú trọng đến hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ và đã có nhiều bề dày
kinh nghiệm trong giảng dạy.
Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em mình, trong đó
công tác phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh luôn là cầu nối tốt
nhất trong việc phát triển khả năng vận động tại trường và ở gia đình.
2. Khó khăn:
Tuy có nhiều thuận lợi song khó khăn cũng không ít trong quá trình tổ chức
thực hiện các hoạt động giáo dục đặc biệt là tổ chức giáo dục vận động cho trẻ,
cụ thể như sau:
Một số giáo viên thường chú trọng đến các hoạt động chính, ít quan tâm
đến việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ, bên cạnh đó việc
phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh đôi khi còn chưa được thường xuyên.
Cơ sở vật chất còn gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động thể chất
cho trẻ: Đồ dùng còn chưa phong phú, đa dạng, tính thẫm mỹ chưa cao dẫn đến
chưa thu hút được trẻ vào hoạt động giáo dục thể chất.
Không gian để tổ chức cho trẻ hoạt động thể chất thời gian đầu còn chưa

đảm bảo với yêu cầu. Bên cạnh đó cha mẹ trẻ ngày càng có xu thế yêu chiều
con, đi học về là trẻ chỉ biết đến ti vi, điện thoại ít cho cho trẻ được tiếp xúc
luyên tập với môi trường sống cũng như môi trường vận động, thường phó mặc
cho cô giáo, có những phụ huynh lại quan tâm quá mức khiến cho việc phát triển
thể chất cho trẻ gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả chưa cao.
3. Kết quả khảo sát thực trạng vấn đề nâng cao tính tích cực giáo dục
phát triển vận động cho trẻ 3 - 4 tuổi B tại trường Mầm non Thị trấn 2.
Với những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên để sáng kiến đạt được hiệu
quả cao bản thân tự nhận thức vấn đề này như sau:
Khả năng hứng thú của trẻ khi tham gia vận động chưa cao, có trẻ còn nhút
nhát, ít vận động, kỹ năng luyện tập của trẻ hạn chế... Bản thân đôi khi còn xem
nhẹ việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. Nội dung bài tập chưa có
tính sáng tạo, phương pháp truyền thụ và kỹ năng sư phạm còn hạn chế, điều
5


kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục thể chất đối với trẻ như đồ dùng, thiết bị
chưa đáp ứng được yêu cầu của bài tập. Chính vì vây, việc giáo dục phát triển
vận động cho trẻ còn nhiều vấn đề mà tôi cần quan tâm. Cụ thể:
Qua tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm ở lớp mẫu giáo bé lứa tuổi 3 - 4
tuổi B. Kết quả cho thấy:
Bảng đánh giá việc phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể
chất cho trẻ đầu năm học 2015 - 2016
ST
T
1
2
3
4


Nội dung khảo sát
Khả năng hứng thú của trẻ khi
tham gia vận động.
Tính mạnh dạn, tự tin, tích cực,
sáng tạo, trong hoạt động thể
chất
Thực hiện tốt kiến thức, kỹ
năng vận động.
Tính thân thiện, đoàn kết và ý
thức tổ chức kỷ luật.

Tổng
số trẻ
KS

Đạt
Số
tỷ lệ
cháu (%)

Chưa đạt
Số
tỷ lệ
cháu (%)

25

18

72


7

28

25

18

72

7

28

25

17

68

8

32

25

17

68


8

32

Nhìn vào bảng đánh giá trên từ số liệu thực tế cho thấy khả năng hứng thú, tự
tin, tính tích cực tự giác của trẻ khi tham gia các vận động của trẻ là rất thấp.
Việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng vận động ở trẻ đang còn ở mức độ đơn giản.
Tính thân thiện, đoàn kết và ý thức tổ chức kỷ luật trong hoạt động thể chất có
trẻ còn thờ ơ, ngại vận động, có trẻ chỉ biết tranh dành đồ dùng của bạn và có trẻ
chỉ biết mình thích đồ dùng mà cô giáo đã chuẩn bị, chứ chưa biết đồ dùng đó
dùng để làm gì và ý nghĩa ra sao. Hơn nữa khi cho trẻ hoạt động trẻ chỉ biết chơi
chứ không biết nó có tác dụng gì hay nó có ích lợi gì cho bản thân...Chính vì
vậy, đây chính là điều mà tôi cần quan tâm để giúp trẻ có một sức khỏe tốt, một
tương lai tốt, hay nói cách khác giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất, nhận
thức, trí tuệ và thẫm mỹ.
III. Các biện pháp nâng cao tính tích cực trong giáo dục phát triển
vận động cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Thị trấn 2.
1. Biện pháp 1: Chuẩn bị các điều kiện tốt để tổ chức hoạt động giáo
dục phát triển vận động cho trẻ
Muốn thu hút sự hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục phát
triển thể chất trước hết phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, đây là yếu
tố cần thiết để hoạt động giáo dục thể chất đem đến hiệu quả thiết thực. Vậy điều
kiện, môi trường phù hợp hay không, có hấp dẫn đối với trẻ hay không là điều
kiện vô cùng cần thiết và quan trọng.
- Chuẩn bị điều kiện môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp:

6



Để tổ chức tốt hoạt hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ thì điều kiện môi trường
học tập trong lớp phải đảm bảo các điều kiện về không gian, đồ dùng, thiết bị
dạy học... Không gian cho trẻ hoạt động thoáng mát đảm bảo theo mùa, đồ dùng
phục vụ cho hoạt động phù hợp, đảm bảo an toàn, có tính thẩm mỹ, các chủ đề
trang trí phù hợp với nội dung. Về phía trẻ ăn mặc gọn gàng, phù hợp, luôn tạo
cho trẻ tâm thế thoải mái thì sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, đảm bảo
được yêu cầu của việc hoạt động giáo dục thể chất.
Ở trong lớp, tôi chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho việc luyện tập thể dục vận
động như vòng, gậy thể dục, bông múa, túi cát…Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng
cụ khoa học, hợp lý và đẹp mắt để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng và còn thu hút trẻ
vào hoạt động chủ động và tự tin.. Mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ họt
động có chủ định, hoạt động ngoài trời trẻ đều có thể tự lấy đồ dùng, đồ chơi
phù hợp với bài vận động mà tôi đã yêu cầu.
Ví dụ: Tôi đã chuẩn bị đồ dùng như cây bông, quả còn, vòng ném cổ
chai…cho trẻ tập luyện các qua các trò chơi gian như nhảy pồn pông, nén còn…
Xung quanh lớp tôi sử dụng các loại tranh ảnh ngộ nghĩnh để kích thích sự
hứng thú, tò mò ham thích vận động ở trẻ như các chú thỏ đang nhảy erobic, thỏ
và rùa đang thi chạy, bác gấu đang nhảy qua suối và các hình ảnh về những hoạt
động thể dục của nhà trường đang tổ chức cho trẻ, các trò chơi vận động kéo co,
nhảy lò cò...
Hoặc theo chủ đề thực vật tôi đã chuẩn bị các cổng chui được làm bằng
các ống sửa, ở trên được gắn trang trí các loại hoa, quả. Chủ đề Động vật tôi đã
tạo thành những chú thỏ bằng các hộp cát tông, ở dưới là cái lỗ được tạo thành
các miệng thỏ rất ngộ nghĩnh, kết hợp chuẩn bị bóng để cho trẻ lăn bóng cùng
chú thỏ đáng yêu...những đồ dùng tôi đã chuẩn bị trông rất đẹp mắt và hấp dẫn.
Như vậy, qua việc chuẩn bị các điều kiện môi trường hoạt động trong lớp
đã thu hút trẻ, tạo được hưng phấn cũng như cảm nhận thật sự ở trẻ về hoạt động
thể dục ở nhóm lớp.
- Chuẩn bị điều kiện môi trường cho trẻ hoạt động ngoài lớp học
Với điều kiện, môi trường cần thiết trong lớp học thì điều kiện môi

trường ngoài lớp học là điều kiện thiết thực nhất vì nó là một không gian rộng
lớn giúp trẻ hoạt động một cách thoải mái, tự tin và đem lại hiệu quả nhất trong
việc phát triển thể lực cho trẻ. Chính vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu hoạt động
thể chất cho trẻ tôi đã bố trí địa điểm, không gian phù hợp để tạo sự mới mẻ hấp
dẫn. Việc bố trí các điều kiện môi trường ngoài lớp học để đảm bảo cho trẻ có
thể tích cực tham gia các vận động đã được các cô trong trường phối hợp bố trí
thay đổi không gian, tạo quang cảnh sư phạm mới mẻ và hấp dẫn. Đồ chơi ngoài
trời của trường được bố trí sắp xếp để tạo được khoảng trống để khi cho trẻ thực
hiện thể dục sáng và các bài vận động cơ bản đảm bảo được yêu cầu, bên cạnh
đó việc trồng cây, chăm sóc cây, nhặt lá tôi cho trẻ cùng tham gia, đây chính là
điều kiện tốt nhất để phát triển khẳ năng vận động cho trẻ.
Ví dụ 1: Ngay dưới gốc cây tôi đã tận dụng các bậc có sẵn phù hợp với
bài tập thể dục “Bước lên, xuống bậc cao 30 cm”, rồi với bài “Nhảy cao bắt
7


bóng” dưới bóng cây tôi đã trang trí những quả bóng thật đẹp cho trẻ nhảy lên
và bắt bóng...Ngoài ra với những giờ hoạt động chọn chơi theo ý thích tôi đã
chuẩn bị môi trường sẳn có như đường viền của bồn hoa để hướng dẫn cho trẻ
chơi “Đi giữ thăng bằng”, làm “những chú ếch nhảy lên, xuống ao”...
Ví dụ 2: Với bài tập vận động “Bò chui qua cổng có mang vật trên lưng”
ở chủ đề: động vật. Trước hết tôi chuẩn bị không gian phù hợp, từ đồ dùng, quần
áo, cho đến tâm thế thoải mái cho trẻ hoạt động. Ngoài ra, việc sắp xếp đồ dùng
hợp lý, khoa học rất quan trọng để tạo sự hấp dẫn cho trẻ vào hoạt động. Bên
cạch đó với những bài hát phù hợp xen vào các hoạt động trong giờ cũng là sự
gây hứng thú cho trẻ khi luyện tập…Với chủ đề thực vật ngoài những đồ dùng
chủ đạo tôi còn chuẩn bị một số loại con thú phù hợp để tạo được sự gần gủi
giữa trẻ và các con vật khi trẻ chơi, trẻ có thể cho rằng đó là những người bạn
yêu quí nhất và sự hưng phấn chắc chắn sẽ khơi dậy ở trẻ khi hoạt động.
Ngoài ra với các hoạt động vận động khác tôi đã chuẩn bị đồ dùng như

các bậc thang, cầu khỉ, bập bênh...ở môi trường ngoài trời để trẻ được trải
nghiệm. Hay khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng tôi đã chuẩn bị đồ dùng để
thay đổi tạo hứng thú cho trẻ: Như vòng thể dục, gậy thể dục, nơ, cờ,…chuẩn bị
các đồ dùng này phù hợp với nội dung và chủ đề đang thực hiện...
Có thể nói! Với một điều kiện chuẩn bị về môi trường hoạt động ngoài
lớp học đa dạng, phong phú, hấp dẫn sẽ gây được hứng thú cho trẻ và tạo ra
được hiệu quả hoạt động cao nhất. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối
quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ.
Với điều kiện như vây, điều kiện môi trường hoạt động trong và ngoài
nhóm lớp chu đáo, đầy đủ, đẹp, an toàn sẽ khơi dậy ở trẻ lòng ham thích vận
động dẫn đến việc thực hiện các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tôi thấy hiệu
quả nâng lên rõ rệt.
2. Biện pháp 2: Phát triển vận động thông qua các hoạt động khác
nhằm phát huy tính tích cực vận động ở trẻ.
Phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục mang tính kỹ
thuật cao, vậy để thực hiện được các vận động thể chất thì yêu cầu giáo viên
phải thật sự sáng tạo, linh hoạt. Với bất cứ hoạt động nào trong giáo dục thể chất
thì hiệu lệnh, khẩu lệnh phải rõ ràng, động tác dứt khoát và nhanh mạnh, tác
phong chững chạc. Tuy nhiên để gây được sự hứng thú, tính tích cực đối với trẻ
thì khi tham gia vận động giáo dục thể chất, đòi hỏi người giáo viên phải biết
sáng tạo ở bất cứ nội dung nào, hoạt động nào cũng cần kết hợp với các hoạt
động khác một cách hài hòa, hấp dẫn, có tính thuyết phục có như thế thì mới
nâng cao hiệu quả toàn diện về chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ.
a. Giáo dục phát triển vận động qua âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động cho trẻ.
Có thể nói! Âm nhạc là cầu nối cho giáo dục thể chất, bởi mọi người
thường nghĩ tới sự khô khan cứng nhắc, quả thật như vậy nếu chúng ta không có
các biện pháp làm mềm hóa các hoạt động vận động cho trẻ, sẽ không gây được

8



sự hứng thú, tích cực hoạt động ở trẻ. Và âm nhạc có vai trò quan trọng, chính là
cầu nối để làm mềm hóa các hoạt động giáo dục thể chất.
Cụ thể: Qua thực tế tổ chức tại lớp, tôi đã lựa chọn những ca khúc phù hợp với
chủ đề, các bài hát phù hợp với nội dung bài dạy, tôi đã vận dụng một số bài hát
kích thích sự hứng thú của trẻ ở phần khởi động như:
Ví dụ 1: Chủ đề động vật tôi sử dụng bài hát có tính chất vui nhộn hơn
như “Đàn gà trong sân”, “Đàn gà con”...Tôi cho trẻ khởi động trên nền nhạc của
qua lời hát về những chú gà con đáng yêu sẽ gắn liền với trẻ như những người
bạn thân đang cùng tập với trẻ.
Hoặc trong phần thực hiện bài tập phát triển chung tôi có thể cho trẻ tập
kết hợp lời ca bài “Con chuồn chuồn”, bài “Tiếng chú gà trống gọi”...những lời
ca này tạo được hứng thú cho trẻ trong giờ tập. Rồi khi cho trẻ hồi tĩnh làm động
tác chim bay, cò bay qua bài “Chim mẹ, chim con” những làn điệu tình cảm này
trẻ sẽ có cảm nhận một tình cảm đặc biệt của ngừời mẹ sau một buổi tập luyện
thật thú vị.
Ví dụ 2: Trong chủ đề giao thông, tôi có thể sử dụng bài hát “Đoàn tàu
nhỏ xíu” hay bài “Lái máy bay” cho trẻ khởi động, trẻ có thể hình dung như trẻ
đang là một chú lái xe thật vô tư.
Với mỗi chủ đề tôi đều lựa chọn những bài hát phù hợp với nội dung của
từng vận động, các bài hát phần lớn là những bài mang tính chất vui nhộn gây
hứng thú cho trẻ bởi tôi luôn hiểu một điều đó là âm nhạc với vận động luôn gắn
kết với nhau trong suốt tuổi thơ của trẻ. Và khi kết hợp với âm nhạc thì tôi thấy
giờ phát triển vận động ở trẻ không còn khô khan, cứng nhắc mà nó tạo cho trẻ
tinh thần phấn chấn, niềm phấn khởi khơi dậy ở trẻ lòng ham thích vận động.
b. Giáo dục phát triển vận động thông qua các hội thi cho trẻ.
Trong bất cứ nội dung tổ chức nào, hoạt động nào đều mang tính chất giáo
dục nhằm truyền tải các nội dung kiến thức đến với trẻ, thì việc tổ chức các hội
thi trong hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ cũng là một biện pháp

để truyền thụ kiến thức hay nhất mà không bị áp đặt, gò bó. Chính vì vậy, đòi
hỏi tôi hóa thân thực sự như một diễn viên đó là những biện pháp tổ chức khác
nhau nhằm cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động. Trên thực tế nhiều năm giảng
dạy bản thân tôi nhận thấy rằng việc sử dụng hình thức tổ chức hội thi để thực
hiện các hoạt động giáo dục, đặc biệt giáo dục phát triển vận động là rất thiết
thực và mang lại hiệu quả cao, khi tổ chức các vận động dưới dạng hội thi tôi
thấy trẻ có nhiều cơ hội để trải nghiệm sáng tạo hơn, trẻ có cơ hội thể hiện mình
và có nhu cầu bộc lộ được bản thân mình qua vận động. Từ đó tôi có suy nghĩ và
thường xuyên áp dụng các hội thi vào giáo dục phát triển vận động cho trẻ, để
tất cả trẻ đều có thể tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Ví dụ: Với bài “Chạy theo đường dích dắc’’ chủ đề thực vật
Với vận động này tôi sẽ tổ chức cho trẻ thực hiện dưới hình thức hội thi.
Bằng những lời dẫn dắt khéo léo, tôi hướng trẻ vào nội dung cuộc thi “Bé khéo”
Mỗi phần thi mà các thí sinh tham gia sẽ là một hoạt động, kết thúc mỗi phần thi
là một món quà cho đội nào thắng cuộc. Với cách tổ chức này tôi thấy trẻ rất hào
9


hứng khi tham gia vận động, bên cạnh đó trong quá trình tổ chức tôi thường
xuyên cho trẻ thi đua giữa các đội thi, trẻ không những hứng thú khi thực hiện
vận động mà còn phát huy được ở trẻ tinh thần phối hợp, tinh thần đồng đội và
khả năng hoạt động theo nhóm cho trẻ.
Hay với bài vận động “Lăn bóng theo đường hẹp”. Trong Phần khởi động
bằng những lời lẽ dẫn dắt tôi cho trẻ làm đoàn tàu để đến tham dự hội thi. Ở bài
tập phát triển chung tôi đặt tên cho hội thi là “Màn đồng diễn kết hợp trên nền
nhạc” để tạo hứng thú cho trẻ khi tập luyện.
Với nội dung vận động tôi đã đặt lời giới thiệu của phần thi “Ai khéo léo
hơn” chỉ cái tên gọi của hội thi thôi cũng có thể thôi thúc chí hướng của trẻ và
khuyến khích trẻ thi đua và tinh thần đồng đội cho trẻ nhân lên. Hay với trò
chơi: Tên gọi “Ai nhảy đẹp” đây là một trò chơi (nhảy lò cò) cái từ đẹp cũng

thôi thúc trẻ tích cực tham gia trò chơi. Rồi sau mỗi phần thi tôi đều khích lệ trẻ
bằng cách cho điểm các đội bằng những bông hoa đẹp từ bàn tay của bé và cô
tạo ra hoặc cờ đỏ tươi là tượng trưng cho sự nghiêm trang và nhưng lá cờ này bé
nào đạt được sẽ là những cháu ngoan Bác Hồ và kết thúc phần thi tôi sẽ tổ chức
trao giải thưởng.
Với các nội dung xuyên suốt của hội thi thì việc tổ chức một hoạt động
vận động cho trẻ mang lại kết quả cao, các hoạt động trở nên linh hoạt hơn,
mềm dẻo hơn và điều quan trọng hơn cả đó là sự hứng thú tích cực tham gia
luyện tập của trẻ, bên cạnh đó tôi còn lựa chọn một số trò chơi, hội làng theo
cách tổ chức hội thi phù hợp với bản sắc của quê hương để giúp trẻ hiểu được về
các phong tục tập quán của quê hương mình từ đó sẽ tăng thêm tình yêu quê
hương đất nước.
c. Giáo dục phát triển vận động qua thơ, truyện, ca dao, đồng dao.
Có thể hiểu! Trong thực tế hiện nay việc tổ chức hoạt động giáo dục thể
chất cho trẻ Mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé không đơn thuần là giáo dục
phát triển các vận động mà còn giúp trẻ đang trên đà phát triển về ngôn ngữ rất
nhiều, trong đó có lĩnh vực văn học, nghệ thuật với mỗi một đề tài tôi thường
nghiên cứu khi lựa chọn, xây dựng nội dung phù hợp với chủ đề, lựa chọn nội
dung câu chuyện hay bài thơ, ca dao, đồng dao để kích thích tính tò mò, hứng
thú của trẻ.
Ví dụ 1: Trong giờ dạy vận động “Bật qua suối nhỏ, đi trong đường hẹp”
chủ đề gia đình tôi lựa chọn nội dung câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” với
nội dung câu truyện “...Cho trẻ cùng đi với cô bé quàng khăn đỏ mang bánh
sang cho bà ngoại và trên đường đi thì phải đi qua những đoạn đường khó đòi
hỏi trẻ phải khéo léo và nhanh nhẹn...” tôi đã dẫn dắt, phân tích để trẻ thực hiện
theo yêu cầu bài tập chính xác, tự tin, với tính thuyết phục động viên của cô giáo
đã phát huy tính dũng cảm, kiên trì, qua bài tập kỹ năng vận động của trẻ ở mức
độ chính xác rất cao.
Ví dụ 2: Hay thông qua nội dung câu truyện "Nhổ củ cải” khi mà cả nhà
ông lão cùng các bạn chuột nhắt, mèo con, cún con... cùng chung sức để nhổ cây

củ cải lên tôi đã cho trẻ bắt trước động tác nhổ củ cải theo tổ nhằm cho trẻ vừa
10


có thể nhớ sâu hơn nội dung câu chuyện đồng thời có thể phát triển khẳ năng
vận động cho trẻ, không những thế khuyến khích trẻ tính thi đua theo tổ. Ngoài
các câu truyện tôi còn sử dụng các bài thơ, bài ca dao, đồng dao để lồng ghép
dạy vận động cho trẻ như bài “Gánh gánh gồng gồng” hay bài đồng dao “Tay
đẹp”...
Ví dụ 3: Trong bài đồng dao “Dềnh dềnh dàng dàng” tôi cho cả lớp cùng
vận động trong giờ hoạt động chiều hoặc vận động sau khi ngủ dạy, cùng với lời
của bài đồng dao tôi cho trẻ kết hợp các động tác vận động của chân, tay phù
hợp với từng nội dung trong bài...
Có thể nói rằng! Việc lồng ghép các bài thơ, câu truyện, ca dao, đồng dao
vào nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ là vô cùng cần thiết, nó không
chỉ mang lại niềm phấn khởi, sáng tạo cho giáo viên mà qua đây tôi thấy trẻ lớp
tôi tích cực hứng thú, tự tin vào bài tập mà trẻ đang hoạt động.
d. Sử dụng các trò chơi dân gian trong tổ chức hoạt động vận động cho trẻ
Có thể nói! Sử dụng các trò chơi dân gian trong tổ chức hoạt động vận
động cho trẻ. Phần lớn những trò chơi đều mang tính chất vận động, độc đáo.
Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ
nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi vận
động. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là “học mà chơi, chơi mà học” nên
việc sử dụng trò chơi dân gian tôi luôn chú trọng để vận dụng vào các giờ dạy.
Chính vì vậy, khi tổ chức các vận động cho trẻ tôi thường xuyên cho trẻ tham
gia các trò chơi vận động thông qua trò chơi dân gian nó phù hợp với kiến thức
và tuân thủ nguyên tắc vừa sức của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề ‘’Các hiện tượng tự nhiên’’
Tôi đã sử dụng trò chơi dân gian: “Nhảy lò cò”; “Lộn cầu
vồng”...Với nội dung trò chơi dân gian mang ý nghĩa của trẻ thơ làng quê thời

xưa mà ông cha ta đã để lại, cho đến ngày nay, các trò chơi dân gian này vẫn tồn
tại trong các trường Mầm non. Và khi cho trẻ hoạt động vận động tôi cảm nhận
thấy rất rõ, đó là, các trò chơi dân gian này nếu được tổ chức thường xuyên, sẽ
giúp cho bé phát triển các cơ bắp, các khớp tay, chân được rắn chắc khỏe khoắn,
ngoài ra nó còn lưu thông các mạnh máu rất tốt. Không những thế, qua các trò
chơi dân gian này sẽ tạo cho trẻ không khí, tâm hồn thoải mái, khơi dậy ở trẻ
tính đoàn kết, thân thiện, từ đó mà dẫn đến chất lượng các trò chơi vận động
được nhân lên.
Hay chủ đề: Nghề nghiệp. Tôi lựa chọn trò chơi dân gian “Dung dăng
dung dẻ” “kéo cưa lừa xẻ”…Với chủ đề: “Tết và mùa xuân” Tôi sử dụng trò
chơi dân gian như Ném còn, nhảy pồn pông, kéo co, …Với mỗi một trò chơi đều
có nội dung, kỹ năng vận động và tính chất truyền tải các trò chơi cũng khác
nhau. Vì thế, khi lựa chọn nội dung của mỗi trò chơi tôi đều bám sát vào chủ đề,
và khả năng của trẻ ở mỗi thời điểm khác nhau cho phù hợp, bên cach đó các
khâu chuẩn bị cho trẻ hoạt động tôi luôn chú trọng như đồ dùng, màu sắc, không
gian, tâm thế, tác phong cũng như lời truyền cảm của cô để cuốn hút trẻ tham
gia vào trò chơi, chính vì thế, quá trình trẻ vận động hầu như trẻ đã phát huy
11


được tính tích cực, tính khéo léo, cẩn thận và ham thích vận động, biết phối hợp
với nhau trong khi chơi.
Điều đó có thể khẳng định rằng! Các trò chơi dân gian không thể thiếu đối
với trẻ Mầm non, không những phát triển về các yếu tố vận động để rèn sức
khỏe cho trẻ, mà trò chơi dân gian còn có ý nghĩa mang tính chất giáo dục rất
lớn về nền văn hóa của dân tộc.
3. Biện pháp 3: Phát huy tính chủ động, tích cực, mạnh dạn, tự tin của
trẻ trong giờ hoạt động có chủ định.
Có thể cho rằng! Phát triển thể chất cho trẻ qua giờ hoạt động có chủ định
là hoạt động cần thiết nhất nó có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn đến sự phát

triển toàn diện cho trẻ. Bởi vì, giờ giờ hoạt động có chủ định được tiến hành
thông qua nhiều hình thức để rèn kỹ năng cần thiết giúp cho cơ thể của bé dược
phát triển hài, hòa cân đối. Trong quá trình thực hiện giờ hoạt động có chủ định
cho trẻ tôi nhận thấy rằng đây là một hoạt động đòi hỏi độ chính xác cao về hiệu
lệnh cũng như các thao tác bài tập, đây là một hoạt động có tính chất dứt khoát,
khỏe khoắn nhưng lại khô cứng nhất trong các hoạt động vận động khác của trẻ
ở trường. Song làm thế nào để phát huy hiệu quả, tính tích cực của trẻ trong giờ
hoạt động có chủ định thì tôi cũng luôn suy nghĩ và đã lựa chọn nhiều cách thức,
biện pháp để tổ chức khác nhau giúp trẻ hứng thú, tích cực hơn khi tham gia
hoạt động.
Ví dụ 1: Với bài “Bò chui qua cổng có mang vật trên lưng” ở chủ đề
Động vật. Đây là bài vận động đòi hỏi độ khó cao hơn các bài tập khác. Để gây
được hứng thú cho trẻ và phát huy tính tích cực của trẻ tôi đã hòa mình đóng vai
con trâu khéo léo, con lợn đáng yêu…để giúp các bạn chui được qua cổng mà lại
đem được các vật trên lưng thật khéo léo, cùng với những lời khuyến khích,
động viên, giải thích, với động tác dứt khoát, kỹ năng phù hợp, trẻ đã thực hiện
rất tốt.
Ví dụ 2: Hay bài vận động có chủ định “Đập và bắt bóng” chủ đề nghề
nghiệp thì trong phần giới thiệu bài tôi cho trẻ xem 1 đoạn video có các cầu thủ
bóng đá đang say sưa luyện tập. Tôi thấy trẻ rất chăm chú xem và có những trẻ
thông minh hơn còn đưa ra các lời nhận xét về việc mà các chú đang làm. Tôi
hỏi trẻ: Con có thích làm những cầu thủ bóng đá như các chú không? Trẻ trả lời
là “có” như vậy tôi đã làm thức dậy ước mơ rất vô tư, hồn nhiên của trẻ nên khi
vào bài tập trẻ tập rất hứng thú và tập có hiệu quả cao.
Ví dụ 3: Rồi với bài tập vận động “Chạy theo đường zich zắc” đây là giờ
dạy mà bản thân tôi cảm thấy tâm đắc nhất, được đánh giá rất cao qua hội thi
giáo viên giỏi cấp huyện. Ở giờ dạy này tôi đã tổ chức dưới dạng hội thi đồng
thời có sử dụng giáo án điện tử và kết hợp âm nhạc. Ví dụ: Tôi đã thể chế hóa
giờ dạy nhằm tăng sự hưng phấn của trẻ, bằng việc gắn mỗi một nội dung thi là
một tên gọi tạo sự gần gũi gắn bó thân thiện cho trẻ. Cụ thể: phần “bài tập phát

triển chung” tôi đặt tên cho phần thi này là phần “Đồng diễn của các vận động
viên tí hon” với sự tham gia của các bé, ngoài ra tôi còn lồng ghép trên nền nhạc
bài hát “Bé khỏe bé ngoan” kết hợp với dụng cụ như vòng, gậy thể dục. Với bài
12


tập vận động có chủ định tôi đặt tên là phần thi “Tài năng trí tuệ”, phần tiếp theo
là trò chơi “Chuyền bóng” tôi gọi tên là phần thi “Bé yêu đoàn kết” phần thi này
đã phát huy được sức mạnh tập thể của trẻ, chỉ với tên gọi của bài tập thôi cùng
với lời dẫn dắt thể hiện tính thuyết phục, sự thân thiện mà bản thân tôi đã đem
đến cho trẻ một tinh thần thoải mái, gần gũi và gắn bó, từ đó đã nêu cao được
tinh thần đoàn kết, tất cả trẻ đều hướng tới mục tiêu của bài tập. Ngoài việc kết
hợp âm nhạc gây sự hứng thú cho trẻ, để giờ dạy được thành công hơn tôi còn
sử dụng giáo án điện tử vào giờ dạy, bắt đầu mỗi phần thi là những vi deo, slide
các hình ảnh của các vận động viên tí hon, là nhứng chú thỏ, chú gấu...phù hợp
với nội dung bài tập để tăng thêm sự hứng thú, tích cực và thể hiện tinh thần yêu
thể thao ở trẻ. Sau hoạt động tôi đã thành công trong hội thi giáo viên giỏi, tôi
nhận thấy rằng một số trẻ hàng ngày rất ít vận động nhưng qua giờ dạy này các
cháu đã thể hiện tài năng rất tốt, ham thích vận động 100% trẻ. Và tiết dạy này
đã được tổ chức dạy mẫu ở các buổi sinh hoạt chuyên môn ở cụm và huyện.
4. Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ tích cực tham gia vận động ở mọi lúc,
mọi nơi
Biện pháp này là biện pháp nhằm duy trì thói quen vận động trẻ đã tiếp thu
được, đồng thời củng cố sự bền vững và những thói quen vận động cô đã tổ chức.
Để vận dụng biện pháp này có hiệu quả trong giáo dục thể chất, tôi thường xuyên
luyện tập để củng cố kỹ năng, phát triển thể chất cho trẻ, những bài vận động tôi
đã tập luyện cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trẻ sẽ có tính ứng dụng cao. Cụ thể:
a. Cho trẻ vận động trong giờ thể dục sáng
Việc tăng cường sức khỏe cho trẻ trong giờ hoạt động thể dục buổi sáng là
một trọng những hoạt động bổ ích để tăng cường thể lực cho trẻ, là món ăn tinh

thần, là vị thuốc bổ, nếu chúng ta duy trì thường xuyên hoạt động thể dục buổi
sáng không khí trong lành, trong đó ánh nắng của buổi sáng cũng có tác dụng to
lớn để tác động vào sức khỏe cho trẻ khi trẻ tập thể dục, tâm trạng của trẻ có
được tinh thần thoải mái. Tập luyện thể dục buổi sáng thường xuyên sẽ củng cố
các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng, cơ thể của trẻ sẽ được phát triển hài hòa,
cân đối. Vì vậy, tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian được
quy định sau giờ đón trẻ. Khi tập thể dục trẻ được phối hợp sử dụng các dụng cụ
như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ, kết hợp lời ca…phù hợp với động tác để tạo
hứng thú cho trẻ tập. Thể dục buổi sáng còn phát huy được nhiều mặt: Trí tuệ,
nhận thức, tình cảm, thẫm mỹ, kỹ năng xã hội.
Ví dụ 1: Thông qua bài hát “Tiếng chú gà trống gọi” qua lời hát “Nắng đã
lên sáng rồi, tiếng gáy vang khắp trời”… những lời hát sẽ khích lệ hưng phấn,
tạo niềm vui phấn chấn, chủ động, tự tin và tích cực khi hoạt động. Bài hát
“Nắng sớm” trong lời bài hát có nói: “…Nắng cùng em hát và cùng chơi múa
vòng…” Bài hát này tôi kết hợp với vòng cho trẻ tập, sự kết hợp giữa vòng giữa
lời ca và động tác. Tôi đã tạo được niềm hứng thú của trẻ khi tập thể dục qua các
bài hát này. Ngoài ra tôi chú trọng uốn nắn các kỹ năng, các động tác cho trẻ, từ
động tác dang tay, nâng gót chân, quay trái, quay phải, kết hợp mát nhìn theo
tay, chân...Đây là những động tác thể dục tôi thường xuyên luyện tập hàng ngày,
13


tôi thấy trẻ rất tích cực tập luyện và cũng là bước đệm khi tổ chức các hoạt động
giáo dục có chủ định và ở các hoạt động vận động khác trẻ sẽ vận động rất tốt.
b. Cho trẻ vận động trong giờ hoạt động ngoài trời
Hay khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời dưới hình thức vui chơi,
dựa trên những kỹ năng đã học ở trên tiết học trẻ vừa chơi vừa củng cố lại
những kiến thức đã học đây là một hoạt động rất có khả quan để rèn kỹ năng vận
động cho trẻ.
Ví dụ 1: Vào hoạt động chiều tôi thường tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân

gian: Ném còn, trốn tìm, Bịt mắt bắt dê, Dung dăng dung dẻ, tập tầm vông ...cụ
thể như trò chơi “Ném còn” đây là một trò chơi dân gian cũng là một nét đặc
trưng văn hóa của dân tộc mường được lưu truyền từ xưa. Chính vì vậy khi tổ
chức trò chơi này tôi đã lựa chọn dụng cụ phù hợp với lứa tuổi, trang trí quả còn
và cây còn cũng như các trang phục dân tộc (vì ở lớp tôi có một số bé là người
dân tộc). Bên cạnh đó tôi còn kết hợp các làn điệu âm nhạc mang âm hưởng của
dân tộc mường như các điệu sường, hát ru...Trước khi tổ chức trò chơi này cho
trẻ tôi đã cho trẻ được xem các video về ngày hội của dân tộc mường, trò
chuyện với trẻ về các trò chơi dân gian đặc biệt là trò chơi ném còn để gợi cho
trẻ có thêm những hình ảnh đẹp của dân tộc. Bằng việc chuẩn bị chu đáo cho
một trò chơi như vậy, khi đi vào tổ chức tôi đã cho trẻ thực hiện rất nhiều qua
các biện pháp như thi đua tập thể, nhóm và cá nhân, trẻ thực hiện từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp, nhằm tăng thêm tinh thần tập thể và ý thức thi đua cho
trẻ, qua các động tác ném, tư thế đứng ném đúng theo yêu cầu để phát triển cơ
tay, bắp tay, xương khớp...của trẻ được rắn chắc hơn...Với trò chơi dân gian này
hầu như trẻ đã tập trung và tỏ ra thích thú khi vận động.
Hoặc các trò chơi vận động phù hợp với chủ đề như: “Bắt chước tạo dáng;
Ai nhanh nhất; Cáo ơi ngủ à; Chim sẻ và chú thợ săn…đối với các trò chơi này
tôi thường luôn chú trọng đến việc chuẩn bị đồ dùng, nội dung không gian địa
điểm cũng như trạng thái tinh thần, tâm lý của trẻ, kết hợp với sự sáng tạo của
cô trong quá trình thực hiện từ lời dẫn dắt cho đến quá trình tổ chức đều được
thể chế hóa trên tinh thần xây dựng theo hướng tích cực, phấn khởi và thoải mái.
Với hoạt động ngoài trời mà tôi đã thường xuyên tổ chức hàng ngày, được
ban giám hiệu cũng như các đoàn kiểm tra chuyên môn được đánh giá rất cao.
b. Cho trẻ vận động ở các môn học khác:
Với việc tổ chức cho trẻ tích cực tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi,
không chỉ củng cố các kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mà còn giúp trẻ hứng thú
tích cực hơn trong mọi hoạt động vân động, với trẻ học mà chơi, chơi mà học
luôn gắn liền với nhau, trẻ sẽ không bị gò bó mà trong các hoạt động được tổ
chức mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là thông qua các môn học khác cũng sẽ đem đến

cho trẻ một trạng thái thoải mái và sự lắng động ở trẻ một cảm xúc thực chất,
hiệu quả khi tổ chức cho trẻ thành công nhất như :
Ví dụ 1: Trong giờ họat động âm nhạc dạy múa bài “Bé khỏe bé ngoan”
tôi cho trẻ hát, kết hợp múa các động tác khỏe mạnh, phù hợp với nội dung cũng
như nhịp điệu âm nhạc, đây là một bài hát nói về sự lớn lên của bé hàng ngày
14


qua giấc ngủ, qua bữa ăn đặc biệt là qua việc luyện tập thể dục của bé, bài hát đã
gắn kết tình yêu của bé, đem đến cho bé niềm vui, tinh thần thoải mái, chính vì
tình yêu của bé, cùng với việc tôi đã lựa chọn các động tác vừa đẹp, khỏe khoắn,
có tính kỹ thuật cao, kết hợp các dụng cụ như bông múa, vòng, nơ để tăng thêm
tố chất vận động, từ đó tạo được sự hứng thú cho trẻ qua bài hát, bên cạnh đó
với những động tác rõ ràng, dứt khoát, như điệu nhún, nhảy, đánh mông... sẽ
tăng thêm sự hồn nhiên nhí nhảnh cũng như đã khoe được vẻ đẹp hình thể của
bé. Và giờ hoạt động âm nhạc này sau khi cho trẻ vận động trẻ không thấy nhàm
chán và sự hứng thú càng tăng lên.
Ví dụ 2: Hay trong giờ hoạt động làm quen với tác phẩm văn học với câu
truyện “Tích Chu” qua đoạn chuyện “...Tích Chu chạy mãi chạy mãi theo chim
và khóc thì gặp bà tiên...Đường lên suối tiên phải vượt qua rất nhiều chặng
đường nguy hiểm, khó khăn...”. Với tình tiết mà Tích Chu đã phải vượt qua
những chặng đường khó khăn để lấy nước uống cho bà, tôi tổ chức vận động
theo hình thức trò chơi với tên gọi “Cùng bạn vượt khó” với lời dẫn dắt động
viên, khích lệ cùng với việc chuẩn bị tạo một khung cảnh đường đất ngoằn
ngoèo, các chướng ngại vật và các dụng cụ phù hợp với nội dung, lứa tuổi qua
câu chuyện. Chỉ với việc chuẩn bị với một khung cảnh đẹp, hấp dẫn cùng với lời
dẫn dắt của cô đã đem đến cho trẻ tình yêu, biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè khi
gặp khó khăn tôi thấy trẻ rất hào hứng để chuẩn bị tham gia vận động. Khi trẻ
tham gia vận động với tinh thần, trách nhiệm là đi lấy nước giúp Tích Chu để
cứu bà thì trẻ đã tham gia vào trò chơi như hòa mình vào nhân vật thực sự, tính

tích cực, vượt khó ở trẻ đã được nhân lên đồng thời đã đem lại kết quả rất cao
trong giờ học, đặc biệt là trò chơi vận động trong giờ văn học. Với tố chất vận
động mang độ khó cao như vậy đã giúp trẻ phát triển các hệ cơ, xương đặc biệt
là sức bền của trẻ đã được nhân lên.
5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc nâng
cao tính tích cực qua giáo dục phát triển thể chất cho trẻ
Có thể nói việc phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội là yếu tố cần
thiết và không thể tách rời nhau. Bởi vì, giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã
hội sẽ giúp cho đứa trẻ lớn lên có được thể lực tốt, sức khỏe cường tráng, bên
cạnh đó phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, trí tuệ và tình cảm xã hội.
Đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường thì khoảng thời gian trẻ
ở với cô và sinh hoạt tại trường chiếm một thời gian tương đối dài. Chính vì vậy,
đối với cha mẹ việc tin tưởng và gửi gắm con mình cho cô giáo là điều mà hầu
hết các bậc phụ huynh nào cũng thực sự quan tâm, trẻ có chăm ngoan khỏe
mạnh và an toàn thì cha mẹ mới tin tưởng và yên tâm với công việc. Với nhiệm
vụ chăm sóc cho trẻ từ bữa ăn, giấc ngủ tới các hoạt động vui chơi tại trường
cũng đều phụ thuộc vào cô giáo. Đặc biệt với việc trẻ được tập luyện giáo dục
phát triển thể chất là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động học tập của trẻ và
cha mẹ cũng nhận thức thấy rõ tầm quan trọng của việc này.
Để công tác phối kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh học sinh trong việc
chăm sóc giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Trong quá trình thực hiện
15


nhiệm vụ tôi thường chú trọng làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh qua việc
đón, trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh tôi tuyên truyền với các bậc phụ
huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất đối với trẻ. Qua các bảng
tuyên truyền, qua các phương tiện thông tin đại chúng...Ngoài ra còn tuyên
truyền với phụ huynh cần mua sắm, tham gia làm đồ dùng trang thiết bị, cơ sở
vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất của trẻ ở trường. Cụ thể như là

phụ huynh tham gia làm các quả còn, vòng cổ chai, các khối hộp bằng cátton tạo
thành các con vật ngộ nghĩnh, sưu tầm các loại tranh ảnh có nội dung giáo dục
phát triển thể chất phù hợp cho trẻ tập luyện...
Trong thực tế ở lớp tôi có tới 2/3 phụ huynh là cán bộ công chức, nên ít
thời gian quan tâm và chơi cùng con. Một số phụ huynh chia sẻ, khi trẻ ở trường
về là trẻ đòi xem ti vi hoặc chơi điện thoại, các phụ huynh thường chiều theo ý
thích của con, một phần cũng do không có thời gian chơi cùng con dẫn đến việc
trẻ ngồi quá lâu, không được vận động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả
năng vận động của trẻ mà còn ảnh hưởng đến trí tuệ và các giác quan của trẻ và
có thể mắc một số bệnh như béo phì, tự kỷ…Với các trường hợp này tôi thường
xuyên trao đổi với phụ huynh về cách tổ chức cũng như chăm sóc trẻ đồng thời chia
sẻ với cha mẹ cần thường xuyên quan tâm đến con nhiều hơn bằng việc nên dành
thời gian cho trẻ di dạo hay đến các khu vui chơi để cho trẻ được vận động, giải trí
cũng như giáo dục cho trẻ yêu thích vận động để tăng cường thể lực cho trẻ…
Ngoài ra, trong những buổi đón trả trẻ tôi trò chuyện với phụ huynh về
tình hình của trẻ tại trường, cũng như nhu cầu vận động, nhu cầu dinh dưỡng của
trẻ sao cho trẻ được tham gia vào các hoạt động vui chơi hàng ngày và cho trẻ
ăn chế độ ăn hợp lí, tránh cho trẻ bị bệnh béo phì, còi xương.
Thông qua các hội thi, họp phụ huynh tôi kết hợp tuyên truyền kiến thức
chăm sóc giáo dục vận động đến với phụ huynh. Ví dụ: Thi đồ dùng đồ chơi tôi
đã vận động phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có cùng với cô giáo tạo
ra những đồ dùng, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ.
Như vậy có thể khẳng định! Công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong quá
trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ thực sự một biện pháp vô cùng quan
trọng và cần thiết, nhằm gắn kết giữa phụ huynh, giáo viên, nhà trường trong
công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Với biện pháp này qua tuyên truyền, phụ huynh
rất phấn khởi yên tâm khi gửi con và đã luôn kết hợp tạo điều kiện cho bản thân
tôi hoàn thành nhiệm vụ. Đây chính là động lực để bản thân phấn đấu và cũng là
điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện trong tương lai của trẻ.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

Qua quá trình tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ với các biện
pháp tôi đã sử dụng từ những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy mà tôi đã
thành công, khi tổ chức cho trẻ lớp tôi trẻ đã rất hứng thú, mạnh dạn, tích cực
trong tất cả các hoạt động, ở bất cứ nội dung nào, bài tập vận động nào hầu như
sự nhút nhát của trẻ đều tan biến, trẻ đã hòa nhập vào các nội dung hoạt động
một cách tự tin năng động, sáng tạo. Dù những bài tập khó chủ yếu phát triển cơ
chân, hay cơ tay, bụng, lườn, hay ở những bài leo trèo ở độ khó thì nhiều trẻ có
16


thể thực hiện hiện tốt…trẻ không sợ sệt, tính tích cực, nhạy bén và thông minh
của trẻ được phát huy. Trẻ nắm chắc kỹ năng và kiến thức cơ bản cô đã truyền
thụ, qua các trò chơi dân gian, các bài tập có tính tập thể đã khơi dậy ở trẻ tính
kỷ luận, đoàn kết, thân thiện, gần gủi với bạn bè. Qua đó đã giáo dục trẻ tình yêu
quê hương đất nước với bản sắc văn hóa dân tộc…
Kết quả sau một năm tôi áp dụng các biện pháp trên qua bảng đánh giá
cuối năm, cụ thể như sau:
Bảng đánh giá việc phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục
thể chất cho trẻ cuối năm học 2015 - 2016.

Tổng

T
T

1

2

3

4

Nội dung khảo sát
Khả năng hứng thú
của trẻ khi tham
gia vận động.
Tính mạnh dạn, tự
tin, tích cực, sáng
tạo, trong hoạt
động thể chất
Thực hiện tốt kiến
thức, kỹ năng vận
động.
Tính thân thiện,
đoàn kết và ý thức
tổ chức kỷ luật.

số
trẻ
KS

Trước khi áp dụng
biện pháp
Chưa
Đạt
đạt
Số tỷ lệ Số
cháu % cháu

Sau khi áp dụng biện

pháp
Đạt

Chưa đạt

tỷ
lệ
%

Số
cháu

tỷ
lệ
%

Số
cháu

tỷ
lệ
%

25

18

72

7


28

24

96

1

4

25

18

72

7

28

23

92

2

8

25


17

68

8

32

24

96

1

4

25

17

68

8

32

24

96


1

4

Như vậy, qua kết quả khảo sát so với đầu năm học 2015 - 2016 cho thấy
rằng, kỹ năng vận động của trẻ chính xác hơn, nhiều trẻ khi vận động những bài
tập khó trẻ có sự tinh tế hơn, cơ thể của trẻ được dẻo dai hơn, bền bỉ hơn, khi tổ
chức giờ vận đông trẻ rất thích thú và đã thu hút được trẻ tích cực tham gia các
hoạt động thể dục. Đây cũng chính là biện pháp mà tôi đã áp dụng vào thực tiễn
có tính khả thi và được nhà trường, đồng nghiệp đánh giá cao.

17


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Có thể khẳng định rằng! Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi là một hoạt động vô cùng quan trọng mà không thể thiếu được vì nó là
tiền đề cho sự phát triển thể lực cho trẻ, giúp cho trẻ có một cơ thể dẻo dai,
nhanh nhẹn, hoạt bát, tạo được tự tin, mạnh dạn, tính tích cực chủ động, sáng tạo
và chính là phương tiện góp phần nâng cao nhận thức, thỏa mãn nhu cầu vận
động giúp trẻ phát triển toàn diện. Qua quá trình vận dụng các biện pháp nêu
trên tôi đã rút ra một số kết luận như sau:
Cơ sở vật chất trang thiết bị cần được chú trọng đầu tư tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động thể chất được phát triển là điều kiện, phương tiện cần thiết.
Xây dựng môi trường, không gian cho trẻ tham gia vận động phải đa
dạng, hấp dẫn và phong phú, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Cần nắm vững chương trình, mục tiêu, kế hoạch, chủ đề, thường xuyên
điều chỉnh kế hoạch phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ phù hợp
với điều kiện thực tế.

Để truyền đạt kiến thức đến với trẻ được tốt nhất trước hết việc tham
khảo, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy
cũng là biện pháp hiệu để tổ chức tốt hoạt động giáo dục thể chất.
Tất cả các hoạt động giáo dục thể chất trong trường Mầm non là hoạt
động cần thiết, chính vì vậy, đòi hỏi giáo viên thật sự tâm huyết, chịu khó tìm
tòi, nghiên cứu, tổ chức linh hoạt, phát huy sáng tạo thì mới đạt hiệu quả.
Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu trong việc thực hiện qui
chế chuyên môn để có kế hoạch xây dựng các nội dung giáo dục thể chất phù
hợp với thực tế ở nhóm lớp.
Làm tốt công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh nhằm nâng cao vai
trò trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cô giáo trong việc tổ chức tốt các
hoạt động giáo dục thể chất nhằm phát huy hiệu quả chất lượng giáo dục toàn
diện.
II. Kiến nghị
Từ những biện pháp và kết quả đạt được qua việc giáo dục phát triển thể
chất cho trẻ, trong quá trình tổ chức thực hiện, bản thân xin kiến nghị một số ý
kiến như sau:
Ban giám hiệu tham mưu bổ sung thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi... đặc biệt môi trường hoạt động nhằm đảm bảo các điều kiện
hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ trong thời gian tới và những năm tiếp theo.
Ban giám hiệu tham mưu với phòng giáo dục cần tổ chức các buổi hội
thảo về chuyên đề phát triển vận động để giáo viên được trao đổi kinh nghiệm
trong việc tổ chức thực hiện.
Tạo điều kiện cho giáo viên đi thăm quan, dự giờ của đồng nghiệp tại
trường và ở trường bạn có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động giáo
dục thể chất để bản thân được học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình
giảng dạy.
18



Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng, đây chính là nguồn khuyến
khích động viên để tăng thêm nguồn động lực để giáo viên thi đua phấn đấu.
Nhà trường cần bổ sung thêm một số tài liệu, sách vở cho giáo viên tham
khảo về kiến thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công trong quá trình
tổ chức hoạt động giáo dục thể chất. Kính mong được sự quan tâm góp ý của hội
đồng khoa học, đồng nghiệp, các cấp và những người quan tâm đến sáng kiến
này, để trong quá trình tổ chức thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày
càng đạt hiệu quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................

Thị trấn, ngày 20 tháng 03 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép của người khác.
Người viết

Đỗ Thị Hồng

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

19


20


21



×