MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài: ...........................................................................................................3
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 4
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ...................................................... 4
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4
VII. NỘI DUNG .................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NHỮNG YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI ..........5
1. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................... 5
2. Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................................ 10
3. Lý luận về những yếu tố ảnh hưởng đến ý định về quê làm việc của sinh viên
năm cuối trường Đại học Sư phạm TPHCM. ........................................................... 12
4. Nghiên cứu cơ sở lý luận ......................................................................................... 14
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC CỦA
SINH VIÊN NĂM CUỐI .................................................................................................19
1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 19
2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................. 22
3. Bình luận kết quả nghiên cứu ................................................................................. 30
4. Kết luận và kiến nghị ............................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO (REFERENCES) ................................................................... 39
*Tiếng Việt ........................................................................................................................39
*Tiếng Anh ........................................................................................................................39
2
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC CỦA
SINH VIÊN NĂM CUỐI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Vấn đề chọn lựa một nơi để xây dựng sự nghiệp và tiếp tục phát triển chuyên môn của
bản thân mà các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp là một vấn đề đầy gian khó. Nó trở thành
một vấn đề quan trọng, đầy thách thức mà các bạn phải đối mặt khi bước chân vào cuộc sống.
Về quê phát triển hay ở lại một thành phố lớn và tìm kiếm một cơng việc phù hợp với khả
năng. Hai sự lựa chọn hoàn toàn khác nhau cũng sẽ dẫn đến những hướng đi khác nhau trong
cuộc sống. Ở q sẽ thoải mái hơn, nhịp sống có thể khơng nhộn nhịp, tấp nập như Sài Gòn
và việc lương bổng sẽ thấp hơn nhưng ưu điểm là gần nhà, có thể dành nhiều thời gian hơn
cho gia đình và khơng phải chịu áp lực về tài chính với hàng trăm khoản chi và thời gian di
chuyển như ở các thành phố lớn. Chọn ở lại một thành phố lớn cũng đồng nghĩa với việc đổ
mồ hôi và công sức. Nhịp sống ở các thành phố lớn nhanh, áp lực công việc lớn hơn, thời
gian đi làm dài hơn nhưng thu nhập cao hơn. Ở nơi đây cũng là cơ hội để học tập và phát
triển năng lực nhiều hơn bởi sự cạnh tranh của tri thức đang ngày càng cao. Chính vì vậy nó
thúc đầy sự học hỏi, trao dồi và rèn luyện, sáng tạo đầy mới mẻ.
Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên cũng là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng
đến chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Vì thế tìm hiểu được nhu cầu, nguyện vọng
việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên là góp phần giải quyết được vấn đề “nóng” hiện
nay của sinh viên. Hằng năm có khoảng hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp từ các trường
Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngay từ những thập niên 40 và 50 thì Sài Gịn đã có sự phát triển rực rỡ nhất tạo nên
nền tảng một khu vực năng động bậc nhất cả nước. Đặc biệt, với hiện tại sự phát triển ngày
càng mở rộng đã tạo nên nhiều cơ hội hấp dẫn về việc làm. Tuy nhiên, vì lẽ đó nên “cơ hội”
để làm việc nơi đây lại càng trở nên eo hẹp, sự cạnh tranh cũng trở nên vô cùng lớn, cùng
với sự “nghỉ ngơi” bất đắc dĩ của Sài Gòn trong những tháng gần đây do dịch Covid đã khiến
người lao động có cái nhìn khác mảnh đất màu mỡ này.
3
Vì thế cũng có khơng ít các sinh viên muốn về quê làm việc sau khi tốt nghiệp. Nghiên
cứu trình bày thực trạng sau khi tốt nghiệp của sinh viên cũng như đề xuất một số giải pháp
giúp cho các bạn sinh viên có thêm định hướng lựa chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp và
đồng thời giúp địa phương có biện pháp để thu hút người lao động ngày càng nhiều hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp
của sinh viên Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ mục đích nghiên cứu này chúng tôi đề xuất những mục tiêu sau:
Mô tả thực trạng của sinh viên năm cuối sau khi tốt nghiệp về quyết định trở về quê
làm việc.
Nghiên cứu nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp.
Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hấp dẫn của địa phương trong việc thu
hút sinh viên quay về địa phương làm việc sau khi tốt nghiệp.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
-
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu là các sinh viên thuộc năm
cuối thuộc Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Khách thể: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên bao
gồm: Thái độ và hành vi.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được vận dụng bằng hai phương pháp chính là: Định
tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, cụ thể:
- Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá và bổ sung những tiêu chí đánh giá
các nhân tố quan trọng tác động đến quyết định về quê làm việc sau khi ra trường của sinh
viên Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tham khảo các tài liệu thứ cấp kết
hợp với thảo luận nhóm để xác định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến ý định về quê làm
việc sau khi ra trường, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình
nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá, kiểm định các thang đo về ý định về
quê làm việc sau khi ra trường của sinh viên Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí
Minh. Thực hiện khảo sát thực tế, phát bảng câu hỏi khảo sát đến các bạn sinh viên Trường
4
Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu và thu thập các thơng tin về thực trạng
sự chuẩn bị của sinh viên đối với ý định về quê làm việc sau khi ra trường.
- Sau khi thu thập được các dữ liệu, tiến hành kiểm định với phần mềm SPSS 22.0 qua
các bước sau:
+ Thống kê mô tả mẫu khảo sát
+ Kiểm định độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha.
+ Đánh giá độ giá trị (Factor Loading) bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis).
+ Kiểm định lại độ tin cậy của biến đo lường sau khi phân tích EFA.
+ Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến: Xác định sự tác động của các biến độc lập đến
biến phụ thuộc.
Từ đó xác định mối liên hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định về quê
làm việc sau khi ra trường của sinh viên Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
VII. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI
1. Lịch sử nghiên cứu
1.1. Nghiên cứu trong nước:
Sinh viên là một đối tượng rất năng động, ln sáng tạo, tìm tịi và ham học hỏi. Hơn
nữa sinh viên cũng chính là nguồn lực quan trọng và là nguồn lực quyết định trong tương lai
của mỗi quốc gia do đó mà khơng ít các tác giả đã nghiên cứu về sinh viên, không chỉ là tác
giả trong nước mà cả các tác giả nước ngoài cũng đã nghiên cứu về sinh viên, về các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc...Và dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu
trong nước và nước ngồi có nghiên cứu đến những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
nơi làm việc của sinh viên.
(1) Trần Kim Dung, Trần Văn Mẫn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi
làm việc của sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Kinh tế thành phố HCM”, đề tài nghiên cứu
khoa học cấp trường.
Cơ sở lý thuyết: Đề tải đã đưa nền tảng lý thuyết tiếp thị địa phương của Kotler,
Haider, Rein 1993 và hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị, hiện tượng chảy máu chất
xám của các nước trên thế giới để xây dựng mô hình nghiên cứu.
5
Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện kết hợp phương pháp não” và phương pháp thảo
“động não” và “phương pháp thảo luận nhóm” để tìm hiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến
quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp. Kết quả cho thấy có 70 yếu tố (biến
quan sát) có thể ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên tốt nghiệp. Với việc khảo sát 360
sinh viên quản trị kinh doanh chuẩn bị tốt nghiệp của Trường Đại học kinh tế TP HCM và
Trường Đại học Mở bán công TP HCM kết hợp với nghiên cứu định lượng thì có 39 biến
quan sát được khảo sát đối với những đối tượng nêu trên. Áp dụng cách xử lý số liệu của
Ling & Fang (2003), nghiên cứu thực hiện phân tích nghiên cứu khám phá (EFA) để tìm ra
các thành phần có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên.
Sử dụng phương pháp Principal Axis Factoring, phép quay Promax. Kết hợp với việc
xử lý số liệu trên SPSS, các biến quan sát trên là hợp lý, sử dụng phân tích nhân tố khẳng
định (CFA) trên AMOS với các kiểm định về mức độ phù hợp của từng biến tiềm ẩn (thành
phần) với hệ số tin cậy tổng hợp, tổng phương sai trích, tính đơn nguyên, giá trị hội tụ, giá
trị phân biệt và sự phù hợp của mơ hình thang đo thì kết quả thu được là: học tập, giới tính,
việc đi làm thêm trong thời gian đi học và thu nhập bình qn trong gia đình khơng ảnh
hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên.
Dù sinh viên thành thị có kết quả học tập cao hơn, có thu nhập trung bình trong gia
đình cao hơn, và ít đi làm thêm hơn, nhưng các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đều quan tâm
đến thành phần việc làm hơn hơn các thành phần liên quan đến cuộc sống trong quyết định
chọn nơi làm việc. Có thể do mức sống chung trong xã hội cịn thấp, mơi trường cạnh tranh
khốc liệt, hồi bão tuổi trẻ mong muốn được thể hiện năng lực của mình đã thúc đẩy sinh
viên quan tâm đến thành phần việc làm nhiều nhất trong quyết định chọn nơi làm việc. Tình
cảm gắn kết với địa phương của sinh viên từ các vùng nông thôn không cao hơn so với sinh
viên thành thị.
(2) Lê Trần Thiên Ý, Nguyễn Hồ Anh Khoa và Mã Bình Phú (2013), “Các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định về quê của sinh viên kinh tế, trường đại học Cần Thơ”, tạp chí
khoa học số 25 Đại học Cần Thơ. Bài viết đã trình bày kết quả khảo sát thực trạng chọn nơi
làm việc của 385 sinh viên kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ sau tốt nghiệp.
Thơng qua phương pháp phân tích nhân tố và mơ hình hồi quy nhị ngun, kết quả rút
ra được 5 nhân tố tác động đến quyết định về quê làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp, xếp
theo thứ tự tầm quan trọng: (1) Điều kiện làm việc tại địa phương, (2) Tình cảm quê hương,
6
(3) Chi phí sinh hoạt ở địa phương, (4) Mức lương bình qn tại địa phương, (5) Chính sách
ưu đãi của địa phương. Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy khơng có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa sinh viên nam và nữ trong quyết định về quê làm việc. Trong khi đó,
những sinh viên nào chịu sự chi phối bởi người thân khi quyết định chọn nơi làm việc thì sẽ
có xu hướng về q làm việc cao hơn so với những sinh viên không bị ảnh hưởng bởi gia
đình.
Với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: Định lượng kết hợp định tính. Đối tượng
nghiên cứu: Khơng giống như những cơng trình nghiên cứu trước đây là nghiên cứu các sinh
viên sắp tốt nghiệp mà đối tượng nghiên cứu của cơng trình nàylà nhân tố tác động đến quyết
định lựa chọn nơi làm việc đối với những sinh viên đã tốt nghiệp và đang có việc làm, trường
hợp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, trường Đại học Cần Thơ. Tác giả vận dụng linh hoạt
các phương pháp nghiên cứu từ phương pháp thu thập số liệu đến phương pháp phân tích số
liệu: khơng chỉ sử dụng thống kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach's Alpha mà cịn phân tích
nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy Binary Logistic (hồi quy nhị nguyên).
(3) Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung (2011) “Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn nơi làm việc trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ”, tạp chí Khoa học số
17b, trang 130 – 139. Qua kết quả khảo sát 200 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp thuộc năm khoa
khác nhau của Trường Đại học Cần Thơ. Quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên chuẩn
bị tốt nghiệp trong nghiên cứu chịu tác động bởi 3 yếu tố: gia đình, mơi trường làm việc và
cá nhân. Trong đó, những yếu tố cá nhân giữ vai trò quyết định quan trọng.
Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, thống kê mơ tả với
kích thước mẫu đủ lớn: 200 sinh viên kết hợp sử dụng mơ hình phân tích nhân tố khám phá
EFA và sử dụng hệ số Cronbach alpha (Cronbach, 1951) để đánh giá độ tin cậy của thang đo
nhằm loại bỏ các yếu tố có trọng số phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis
- EFA) nhỏ. Phương pháp trích hệ số được sử dụng là phân tích nhân tố cơ bản (principle
component analysis) với thao tác xoay nhân tố khám phá (Varimax) nhằm tìm kiếm các yếu
tố có trọng số lớn hơn 0,5. Sau khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu đưa đến kết quả
sau: về các yếu tố quyết định lựa chọn nơi làm việc. Cơ hội phát triển nghề nghiệp, cơ hội
học tập là các yếu tố được đánh giá quan trọng hơn so với yếu tố thu nhập và cơ hội tìm việc
làm. Một trong những nguyên nhân trở về địa phương làm việc là gần gia đình; kế đến là tiết
kiệm chi phí sinh hoạt (như thuê nhà trọ, đi lại...).
7
Bên cạnh đó, mối quan hệ xã hội của người thân tại địa phương cũng ảnh hưởng đến
quyết định trở phương của sinh viên tốt nghiệp. Các nhân tố thuộc về cá nhân sinh viên cho
thấy có đến 42% trong số 200 sinh viên được hỏi khẳng định rằng họ là người quyết định lới
làm việc, trên cơ sở xem xét khả năng chun mơn của họ có thích ứng với nhu cầu công
việc hay không. Thang đo 5 điểm được sử dụng để cho đáp viên tự đánh giá khả năng chuyên
môn của họ đáp ứng với thị trường việc làm tại TP Cần Thơ. Kế đến là sự ảnh hưởng của cha
mẹ, anh, chị, những người bà con và bạn bè đến quyết định chọn nơi làm việc của đáp viên,
tương ứng với tỷ lệ 27%, 14%, 10 và 7%. Như vậy quyết định chọn nơi làm việc của sinh
viên chuẩn bị tốt nghiệp trong nghiên cứu này chịu tác động bởi nhiều yếu tố: gia đình, mơi
trường làm việc và cá nhân.
(4) Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Phương với đề tài “Định hướng
nghề nghiệp và khu vực làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên ngồi cơng lập hiện nay”
(Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Đông Đô) năm 2009. Đề tài này nghiên cứu về vấn
đề định hướng nghề nghiệp và nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp thông qua định
hướng nghề nghiệp của sinh viên theo các giá trị xã hội, thu nhập cao, được xã hội coi trọng,
công việc ổn định, làm việc đúng chuyên môn; Xu hướng làm việc tại các đô thị, tại các vùng
khác khi đã xác định cơ hội việc làm. Và đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp nhà trường
và sinh viên xác định ý nghĩa của định hướng nghề nghiệp và nâng cao chất lượng đào tạo
cũng như uy tín của nhà trường.
(5) Đề tài Luận văn tốt nghiệp đại học của Nguyễn Việt Anh với đề tài “Định hướng
việc làm của sinh viên hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2016. Đề tài này nghiên cứu về mong muốn
của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đối với công việc trong tương
lai, kết quả thu được là sinh viên mong muốn sau khi tốt nghiệp sẽ vừa học vừa làm và định
hướng cơng việc tương lai có thu nhập ổn định, phù hợp chuyên môn đào tạo.
Đề tài còn nghiên cứu về hoạt động chuẩn bị tiếp cận thị trường lao động, để tìm việc
thành cơng cần dựa vào trình độ ngoại ngữ - tin học, kỹ năng mềm cũng như kinh nghiệm
nghề nghiệp; Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên khi định
hướng nghề nghiệp, sinh viên khoa Đông phương học có xu hướng định hướng việc làm ở
khu vực nước ngồi; cịn sinh viên khoa Văn học thì chọn công việc ở khu vực nhà nước. Đề
tài cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với sinh viên, nhà trường và xã hội.
8
(6) Cũng về vấn đề việc làm cho sinh viên khi ra trường, nhóm thực hiện đề tài nghiên
cứu “Những yếu tố ảnh hưởng từ hoạt động đào tạo tới khả năng có việc làm và niềm đam
mê trong cơng việc theo chuyên ngành của sinh viên Đại học Ngân hàng khi ra trường”
nghiên cứu vào tháng 10/2016 dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka. Với
việc thực hiện khảo sát 400 cựu sinh viên, 465 sinh viên đang học và cùng thực hiện phỏng
vấn trực tiếp 6 lãnh đạo các đơn vị và khảo sát 32 giảng viên chính thức tại Trường, kết quả
khảo sát cho thấy vẫn có tới 27% sinh viên chưa có việc làm đúng chuyên ngành và trong
73% sinh viên có việc làm đúng chun ngành thì có tới 83% sinh viên trong số này không
đam mê với công việc hiện tại của mình. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như có
tới gần 90% cựu sinh viên khơng xác định được cơng việc khi cịn học tại Trường, hay vẫn
có tới 26% cựu sinh viên khơng u thích việc học cho tới khi ra trường cùng nhiều yếu tố
từ sinh viên và tác động của nhà trường trong quá trình đào tạo đại học.
Hằng năm, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh làm khảo sát về tình
hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng sinh viên
có việc làm sau khi tốt nghiệp có tỷ lệ rất cao trong tổng số cựu sinh viên được khảo sát, cụ
thể 91% (năm 2015), 97,70% (năm 2016). Cựu sinh viên chủ yếu làm trong khu vực kinh tế
cổ phần 51,50%, trong đó phần lớn làm ở các ngân hàng (47,50%).
(7) Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp”
năm 2016. Trong giới hạn của nghiên cứu này, tác giả gợi mở một vài giải pháp để giúp sinh
viên ra trường có việc làm đó là sinh viên cần tích cực học tập chun mơn, chuyên môn
vững, tư duy tốt là điều kiện tiên quyết đối với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, tích cực hoàn
thiện về ngoại ngữ. Trong bối cảnh hội nhập, ngoài ngữ là rất cần thiết cho người lao động.
Cuối cùng, bên cạnh rèn luyện chuyên môn, ngôn ngữ sinh viên cần tích cực tham gia các
hoạt động ngoại khóa. Đối với sinh viên Đại học Ngoại thương việc tìm cho mình một câu
lạc bộ thích hợp là khơng hề khó. Sinh viên cần hiểu được những lợi ích tích cực mà tham
gia ngoại khóa mang lại để tham gia các hoạt động này.
Kết quả khảo sát cho thấy trong tổng số sinh viên được hỏi có 60% sinh viên có việc
và 40% sinh viên chưa có việc làm. Trong đó, chỉ có 30% sinh viên có việc làm đúng chuyên
ngành đào tạo. Mức lương của những sinh viên có việc dao động từ 1 đến 5 triệu đồng, trung
bình là 2,8 triệu. Những sinh viên thuộc mẫu khảo sát có điểm đầu vào trung bình 24,56
9
điểm, điểm tốt nghiệp trung bình là 3,2 điểm (thang điểm 4) và điểm tiếng anh trung bình là
8,8 điểm (thang điểm 10). Điều này một lần nữa khẳng định ngồi chun mơn vững sinh
viên ngoại thương khi tốt nghiệp cịn rất tốt về ngoại ngữ nói chung. Ngồi ra, trong số những
sinh viên có việc làm có tới 80% sinh viên khi đi học có tham gia hoạt động ngoại khóa, việc
tham gia hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên hoàn thiện các kỹ năng, phát triển sức sáng
tạo, mở rộng mối quan hệ v.v... nhờ đó rất tốt cho việc tìm việc làm cũng như cơng việc sau
này.
(8) Cũng với đề tài này, tác giả Phạm Huy Cường đã trình bày trong luận văn thạc sĩ
kết quả nghiên cứu rằng: “gia đình và các phương tiện truyền thơng đại chúng có ảnh hưởng
lớn nhất, đặc biệt là gia đình có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đối với việc lựa chọn
ngành học cho con cái của mình”, “gần như tất cả các sinh viên đều khẳng định sự ảnh hưởng
của gia đình đến định hướng nghề nghiệp của mình trong đó có 38,8% cho rằng gia đình có
vai trị hết sức quan trọng”. Đề tài nghiên cứu về định hướng việc làm của sinh viên không
phải là đề tài mới, song ở mỗi giai đoạn sẽ có những khía cạnh nghiên cứu khác nhau.
Do đó, đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định về quê làm việc của sinh viên năm
cuối Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” với hy vọng mang lại những kết
quả nghiên cứu mới mẻ trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt đối với sinh viên Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nghiên cứu ngoài nước
(9) Factors influencing the intention of Indonesian nursing students to work in rural
areas Amanatul Firdaus, Ferry Efendi, Setho Hadisuyatmana, Gading Ekapuja Aurizki, and
Khatijah Lim Abdullah. “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của sinh viên điều dưỡng
Indonesia làm việc ở khu vực nơng thơn.” Mục đích của nghiên cứu này là phân tích các yếu
tố liên quan đến ý định của sinh viên điều dưỡng Indonesia làm việc ở khu vực nông thôn.
Nghiên cứu này cho thấy gần 60% sinh viên điều dưỡng không muốn làm việc ở khu vực
nông thôn.
(10) Time to Get Emotional: Determinants of University Students’ Intention to Return
to Rural Areas by Francisco Simões, Antonella Rocca, Rui Rocha, Carlos Mateus, Elena
Marta and Jale Tosun. “Thời gian để có được cảm xúc: Yếu tố quyết định ý định của sinh
viên đại học để trở về nông thôn”.
10
Tính bền vững xã hội của khu vực nơng thơn bị ảnh hưởng bởi hiện tượng "chảy máu
chất xám" do sự di cư ra bên ngoài của thế hệ trẻ. Nghiên cứu của chúng tôi xem xét các yếu
tố cấu trúc và chủ quan quyết định ý định quay trở lại của sinh viên đại học theo thời gian,
trước khi hồn thành nghiên cứu của họ. Chúng tơi đã tiến hành một cuộc khảo sát theo chiều
dọc, 3 đợt từ năm 2018 đến năm 2020, liên quan đến 349 sinh viên (Độ tuổi trung bình =
21,89; 63,04% phụ nữ) và có nguồn gốc từ một vùng nơng thơn, vùng sâu vùng xa của Bồ
Đào Nha.
Sử dụng phương pháp tiếp cận mơ hình bảng điều khiển Tobit để phân tích dữ liệu,
chúng tơi thấy rằng những người tham gia có mẹ có bằng đại học, những người mong đợi thu
nhập cao hơn 3 năm sau khi hoàn thành nghiên cứu và những người gắn bó hơn với nơi họ
đang học ít có xu hướng trở về vùng nơng thơn bản địa của họ. Ngược lại, những người gắn
bó hơn với nguồn gốc nơng thơn của họ có nhiều khả năng thể hiện sự quan tâm ngày càng
tăng trong việc trở lại theo thời gian. Phát hiện của chúng tôi cho thấy sinh viên đại học có
nguồn gốc từ khu vực nơng thôn và ý định trở về của họ bị ảnh hưởng bởi cả hai yếu tố cấu
trúc và chủ quan, trong bối cảnh cá nhân hóa ý định di chuyển và ra quyết định ngày càng
tăng. Do đó, những người ra quyết định phải bắt đầu bao gồm việc thúc đẩy bền vững mối
quan hệ tình cảm của thanh niên với khu vực nông thôn như một vectơ của các gói chính
sách giáo dục để chống chảy máu chất xám ở nông thôn.
(11) Factors in Recruiting and Retaining Health Professionals for Rural Practice Zina
M. Daniels PT, MOMT, MA, Betsy J. VanLeit PhD, OTR/L, Betty J. Skipper PhD, Margaret
L. Sanders PhD, Robert L. Rhyne MD. “Các yếu tố trong việc tuyển dụng và giữ chân các
chuyên gia y tế cho thực hành nơng thơn”.
Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố liên quan đến tuyển dụng và duy
trì các khu vực nơng thơn của sinh viên tốt nghiệp chuyên môn y tế từ một trường đại học
công lập ở phía tây nam Hoa Kỳ. Sinh viên tốt nghiệp từ y học, điều dưỡng, dược phẩm, vật
lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp, vệ sinh răng miệng, liệu pháp hô hấp, bệnh lý ngôn ngữ, y tế
công cộng, trợ lý bác sĩ, công tác xã hội và khoa học phịng thí nghiệm y tế đã được khảo sát
để xác định các yếu tố liên quan đến việc chọn một địa điểm nông thôn cho thực hành đầu
tiên của họ cũng như các yếu tố liên quan đến việc duy trì ở khu vực nơng thơn. Do đó, nghiên
cứu đã được sáng tạo ở chỗ nó lấy mẫu hơn 10 năm của sinh viên tốt nghiệp từ nhiều ngành
y tế khác nhau.
11
(12) Maina Beatrice Njer (2013), Factors influencing career choices among
undergraduate students in public universities in Kenya - a case of compassion international
sponsored students. Tác giả đã vận dụng mơ hình lý thuyết và sử dụng phần mềm SPSS và
phân tích bằng thống kê mô tả. Với việc điều tra 295 người cho thấy mẫu này đạt yêu cầu,
đảm bảo độ tin cậy cao. Tác giả đưa ra 4 khuyến nghị và 4 đề xuất cho nghiên cứu tiếp. Bộ
Giáo dục nên thay đổi chiến lược của mình từ thơng tin và giáo dục để thông tin, giáo dục và
tiếp xúc. Các tổ chức phi chính phủ tài trợ cho các chương trình mới mà sử dụng một số
lượng nguồn lực tốt trong tiến bộ học tập của sinh viên được tài trợ. Dành một số lượng hợp
lý các nguồn tài nguyên về nhận thức phát triển của các sinh viên tài trợ. Nghiên cứu này đề
nghị hướng dẫn nghề nghiệp nhiều hơn nữa với 51 trường đại học trong những ngày mở cửa.
(13) Determinants and Influences on Students' Carrer Choice. Mirza Naveed Shahzad,
Syeda Takdees Zahra, & Mirza Ashfaq Ahmed. University of the Gugrat, Pakistan. Nghiên
cứu này xem xét đến hiệu quả về lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày một bức tranh trong đó khẳng định rằng: Trình độ học vấn, nền kinh tế xã hội, mơi trường, tính cách cũng như cơ hội và động lực có ảnh hưởng theo sự lựa chọn
nghề nghiệp của học sinh. Với việc điều tra 380 sinh viên kết hợp với việc sử dụng phương
pháp định tính, thống kê mơ tả kết hợp, bảng câu hỏi có cấu trúc tốt. Sử dụng mơ hình nghiên
cứu Neural Network. Ước tính và dự đốn sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh bằng cách
sử dụng mơ hình Neural Network trên cơ sở thành tích học tập để phát triển mơ hình riêng
biệt và sử dụng ROC đường cong. Cuối cùng tác giả đã thu được kết quả như sau. Nhóm
nhân tố: Thành tích học tập, lớp học và nền giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn
nghề nghiệp của sinh viên.
3. Lý luận về những yếu tố ảnh hưởng đến ý định về quê làm việc của sinh viên năm
cuối trường Đại học Sư phạm TPHCM.
3.1 Khái niệm về ý định
Ý định: Theo Aizen, I. (1991, tr.181): Ý định được xem là “bao gồm các yếu tố động
cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc
nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi.”
3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định về quê làm việc của sinh viên năm cuối
a. Tình cảm quê hương
1. Khái niệm
12
Tình cảm quê hương là tình cảm đối với gia đình với làng xóm với với cây đa giếng
nước sân đình, với từng con đường hay từng góc phố nhỏ. Đó có thể là niềm yêu mến, niềm
tự hào về địa linh nhân kiệt, về truyền thống của quê hương.
2. Biểu hiện
-
Tình cảm gần gia đình, bạn bè.
-
Có nhiều mối quan hệ tại quê hương.
-
Cảm thấy yêu mến và tự hào về quê hương.
-
Mong muốn cống hiến cho quê hương.
-
Sự gắn bó với q hương nơi mình sinh ra.
b. Cơ hội và thu nhập khi trở về quê hương làm việc
1. Khái niệm
- “Thu nhập” trong từ điển Tiếng Việt được hiểu là: Khoản tiền mà một cá nhân, doanh
nghiệp hay một nền kinh tế nhận được trong một thời gian nhất định (quý, tháng, năm).
- Cơ hội: hoàn cảnh thuận lợi gặp được để thực hiện điều mong muốn, dự định.
2. Biểu hiện:
- Có nhiều cơ hội việc làm hơn.
- Môi trường làm việc tại quê hương năng động dân chủ
- Được đánh giá đúng năng lực nhiều cơ hội phát triển
- Thu nhập cao tương đối so với chi phí sinh hoạt tại địa phương bạn
- Nhiều cơ hội phát triển hơn.
c. Môi trường sống
1. Khái niệm
Môi trường làm việc là từ dùng để mô tả các điều kiện xung quanh nơi làm việc của
mỗi chúng ta. Môi trường làm việc có thể là những điều kiện vật chất, ví dụ ánh sáng, nhiệt
độ, cơ sở vật chất, thiết bị văn phịng…
Mơi trường sống tốt ln thu hút được nhiều dân cư di chuyển đến sống, với môi
trường tốt sẽ giúp cho con người có sức khỏe tốt và làm việc tốt hơn.
Theo Lee (1966) cho rằng đây là một trong những yếu tố trung gian ảnh hưởng đến
quyết định di cư của người lao động, người lao động sẽ tìm đến những địa phương có điều
kiện mơi trường tốt như: khí hậu trong lành, có đầy đủ các điều kiện phục vụ cho cuộc sống,
cơ sở hạ tầng để sinh sống và làm việc. T
13
Thông thường người lao động sẽ từ bỏ nhưng nơi có điều kiện sống khắc nghiệt để
tìm kiếm một nơi có điều kiện sống tốt hơn. A.G.frenk (1970) và S.Amin (1974) đã phân tích
hiện tượng dịch chuyển lao động từ nơng thơn ra thành thị và nhận thấy rằng có một số yếu
tố vĩ mô ảnh hưởng đến quyết định này, một trong số đó là yếu tốmơi trường sống ở địa
phương. Kotler (1993) cho rằng địa phương có mơitrường sống tốt và thuận lợi là yếu tố hấp
dẫn lượng dân cư lớn đến sinh sống và làm việc. Theo Natalie (2006) môi trường sống sẽ ảnh
hưởng đến việc lựa chọn nơi làm việc của sinh viên.
2. Biểu hiện:
Môi trường làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến ý định và động lực làm việc của sinh
viên cũng như khi là nhân viên chính thức. Mơi trường làm việc ở q hương hiện nay đã:
- Đảm bảo được công việc sau khi ra trường đúng với ngành đào tạo, đáp ứng được các
như cầu của nhân viên.
- Có những thoải mái về tâm lý, nhất là trong thời buổi dịch Covid cịn đang hồnh hành,
khi mà nhiều người đã lựa chọn rời thành phố để về quê làm việc, thậm chí là làm lại từ đầu.
- Các nhu cầu mức sống cũng như các như cầu giải trí đã có thể được đáp ứng.
Bên cạnh đó, một mơi trường làm việc lành mạnh, tích cực có những biểu hiện sau:
- Cơ hội phát triển cho nhân viên: có những chương trình đào tạo thích hợp và lộ trình
thăng tiến cho nhân viên. Cơ hội phát triển tốt sẽ thu hút được nguồn nhân lực và sẽ khiến
cho nhân viên ở lại cơng ty lâu hơn.
- Những đóng góp cá nhân được ghi nhận: Dù là thực tập sinh hay là nhân viên chính thức
thì việc ý kiến cá nhân được ghi nhận sẽ tạo động lực cho nhân viên rất nhiều.
- Thoải mái và cởi mở: Sự nghiêm khắc và gò bó quá mức sẽ giết chết hứng khởi làm việc
cũng như sức sáng tạo của con người, vì vậy phải tạo một môi trường cởi mở để mọi người
cùng nhau làm việc và có thể phát triển cho cơng ty.
4. Nghiên cứu cơ sở lý luận
4.1 Đặc điểm tâm lý của sinh viên năm cuối
Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các
lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ
phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tịi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành
đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách.
14
Bên cạnh những đặc điểm tâm lý chung đó, ở sinh viên năm cuối cũng có một vài đặc
điểm tâm lý riêng, đặc trưng khác với sinh viên những năm còn lại như:
- Xuất hiện tâm lý lo lắng về việc trả nợ, lo học lại, lo cải thiện để ra trường đúng hạn.
Lên đại học, học xa nhà ba mẹ khơng có bên cạnh thơi thúc học hành nên đa số các bạn sinh
viên dường như nhiều lúc quên luôn cả việc học hành, tự do chơi bời. Cộng thêm việc lên
với môi trường mới, nhiều điều mới lạ, trào lưu mới cuốn hút, kích thích các bạn tân sinh
viên. Việc học cứ thế chểnh chảng theo từng năm, điểm cũng giảm dần theo từng kì, các mơn
rớt chồng chất lên nhau. Dẫn đến trong khi những bạn cùng khóa đang chun tâm trong việc
chỗ thực tập, làm đơ án tốt nghiệp thì nhiều sinh viên lại phải tất bật vừa học lại, cải thiện,
rồi vừa tìm chỗ thực tập…để đủ điều kiện ra trường đúng hạn.
- Tâm lý lo lắng về vấn đề thực tập. Đây cũng là một trong những vấn đề các sinh viên
năm cuối luôn quan tâm. Ngay từ vấn đề sẽ thực tập ở đâu cũng đã một trong những điều
sinh viên năm cuối phải đối mặt. Có rất nhiều trường đại học hiện nay liên hệ cho sinh viên
địa điểm thực tập. Nhưng không phải ai cũng được nơi thực tập như mong muốn của mình.
Nếu khơng thì sinh viên phải tự mình tìm nơi thực tập. Thêm nữa, bước vào một mơi trường
mới, cũng sẽ có nhiều bỡ ngỡ về cách ứng xử, cách xử lý công việc... thế nào cho hợp lý và
hiệu quả.
- Hoang mang về lựa chọn công việc sau khi ra trường như: nên chọn công việc ở lại
thành phố lớn hay về quê, nỗi sợ bị thất nghiệp hoặc làm việc trái ngành. Lo tương lai sau
khi ra trường, cảm thấy áp lực trước việc “bước chân ra xã hội” mà bản thân còn cảm thấy
bỡ ngỡ vì mình sắp tốt nghiệp mà chưa chuẩn bị kĩ lưỡng hành trang cho tương lai, cho những
gì đang đợi mình ở phía trước. Đây có thể nói là nỗi lo muôn thuở của các bạn sinh viên năm
cuối. Cầm bằng cử nhân trên tay nhưng không phải ai cũng tìm được cơng việc mình mong
muốn, khơng phải ai cũng đáp ứng được những điều kiện của các nhà tuyển dụng để tìm cho
bản thân một cơng việc phù hợp.
- Tâm lý phân vân giữa lựa chọn học tiếp nâng cao bằng cấp hay đi làm: Sinh viên ra
trường chưa chắc đã có thể tìm được việc làm ngay mà nếu có tìm được thì chưa chắc đã tìm
được cơng việc đúng chuyên ngành và phù hợp với sở thích của mình. Chính vì thế mà tâm
lý chung của một phần các sinh viên năm cuối là học lên học tiếp, dể cải thiện bằng cấp, thu
hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và có nhiều cơ hội để lựa chọn.
15
- Bên cạnh đó, một bộ phận sinh viên năm cuối cũng có tâm lý hoang mang, hối hận
về chuyên ngành bản thân đã theo học. Muốn làm việc trong ngành khác, vì trước đây chỉ
chọn chuyên ngành theo lời khuyên của gia đình, bạn bè hoặc học vài năm rồi mới thấy mình
khơng hợp. Khơng biết sau này sẽ làm gì, lo lắng sẽ thất nghiệp vì học lực chưa tốt, thiếu kỹ
năng…
4.2. Mong muốn tìm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Thực trạng chung là phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn còn gặp nhiều khó
khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định, do chưa định hướng đúng mức về nghề
nghiệp – việc làm, vì một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường và
xu hướng phát triển thị trường lao động. Mặt khác, các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển chọn
đối với sinh viên tốt nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ
năng giao tiếp, những hiểu biết về mơi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc
công nghiệp. Sự hạn chế lớn của sinh viên khi ra trường, đa số chưa định hướng được cụ thể
để chọn một ngành chuyên môn phù hợp với khả năng, đồng thời, do hệ thống thông tin thị
trường lao động; hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm thành phố chưa cập nhật kịp thời để
gắn kết sinh viên và doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao
động TP.HCM thuộc Sở lao động – thương binh và xã hội TP.HCM về nhu cầu tìm việc làm
của trên 200.000 sinh viên từ năm 2010 - 2016, có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp
là tìm được việc làm, cịn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc khơng tìm được việc làm, phải
chuyển đổi ngành học hoặc làm những cơng việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng số
sinh viên tìm được việc làm, chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt,
50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp; việc làm chưa thật sự ổn định và có
thể phải chuyển việc làm khác. Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học có những mong muốn
tìm việc ở những nơi có:
4.2.1 Mơi trường làm việc được học hỏi nhiều
Đối với sinh viên mới ra trường, học hỏi được càng nhiều càng tốt. Vì thế, mơi trường
làm việc được học hỏi nhiều sẽ cực kỳ lý tưởng với các em. Hãy lựa chọn cơng ty mà có
chương trình training bài bản cho nhân viên mới, giúp các em nhanh chóng hiểu rõ về cơng
ty, về sản phẩm, về các kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc. Đồng thời,
nếu như công ty thường xun có các buổi đào tạo định kỳ thì càng tốt.
16
4.2.2 Môi trường làm việc trẻ trung, năng động, sáng tạo
Là sinh viên mới ra trường, chắc hẳn ai cũng muốn được làm việc trong môi trường
trẻ trung, năng động, sáng tạo. Các em có thể tìm hiểu về tiêu chí này dễ dàng khi tìm kiếm
các hình ảnh về công ty trên mạng xã hội, để đánh giá xem đây có phải là mơi trường có
nhiều người trẻ và năng động hay khơng. Cịn về tiêu chí sáng tạo, các em có thể hỏi nhà
tuyển dụng vào cuối buổi phỏng vấn để biết được rằng đây có phải là môi trường làm việc
đề cao sự sáng tạo hay không.
4.2.3 Không gian làm việc lý tưởng
Không gian làm việc lý tưởng sẽ giúp các em có được tinh thần làm việc sảng khối
và tạo động lực để hồn thành tốt cơng việc. Chính vì thế, khi đến phỏng vấn, các em có thể
quan sát xem khơng gian làm việc ở cơng ty có thống mát, sáng sủa, ngăn nắp hay khơng.
Ngồi ra, các em có thể tự đưa ra các tiêu chí của riêng bản thân mình về khơng gian làm
việc, nếu công ty đáp ứng được trên 80% các tiêu chí ấy thì q tuyệt vời.
4.2.4 Chế độ lương thưởng, phúc lợi đầy đủ
Đây là điều mà sinh viên mới ra trường ít quan tâm, vì các em chưa có kinh nghiệm
đi làm ở đâu cả, nên hầu như chỉ biết về mức lương chứ chưa có sự quan tâm đến chế độ
phúc lợi. Phúc lợi bao gồm việc cơng ty đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đó là điều bắt buộc đã được pháp luật quy định nhưng có
một số cơng ty vẫn tìm cách lách luật nên các em vẫn cần hỏi kỹ lưỡng trong buổ phỏng vấn.
Bên cạnh đó, một số chế độ phúc lợi khác, không được quy định trong luật, nhưng các em
vẫn nên ưu tiên chọn các cơng ty có các chế độ này, chẳng hạn như là du lịch hàng năm,
thưởng lễ tết, lương tháng 13. Nếu có đầy đủ chế độ lương thưởng, phúc lợi thì cũng góp
phần tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng, giúp nhân viên an tâm làm việc và có động
lực để hồn thành công việc tốt hơn.
5. Quyết định của sinh viên
- Định hướng từ gia đình là sự tác động có mục đích của những người có cùng huyết
thống, người thân của đối tượng tác động nhằm xác định phương hướng để thuyết phục đối
tượng làm theo. Mỗi cá nhân sinh viên đều trưởng thành trong một mơi trường gia đình cụ
thể vì thế chịu những ảnh hưởng ở mức nhất từ gia đình, những tác này có ảnh hưởng có tác
động ở mức độ nào đó đến mỗi quyết định của mỗi người. Nhiều cá nhân sẽ chọn trở về quê
làm việc theo nguyện vọng của người thân.
17
- Thu nhập kì vọng là nguồn thu từ các nguồn trong công việc ở mức mong muốn của
sinh viên. Để chấp nhận làm việc ở mức nào đó, sinh viên sẽ cân nhắc về thu nhập khi làm
việc ở một vị trí nào đó, nếu nó phù hợp với mong đợi, với kì vọng của họ thì họ sẽ chấp
nhận làm công việc này. Ngày nay, điều kiện kinh tế đất nước phát triển kéo theo kinh tế mỗi
địa phương ngày càng phát triển, mức lương mà các doanh nghiệp sẵn sàng trả cho người lao
động có trình độ cao hơn trước, và cả những khoản thu khác người lao động thu được từ công
việc cũng tăng lên theo. Như vậy thu nhập nếu làm việc ở quê sinh viên có khả năng nhận
được mức thu nhập kì vọng cao hơn hoặc xấp xỉ bằng mức thu nhập sinh viên có khả năng
nhận được khi làm việc ở các thành phố lớn mà cụ thể ở đây là Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ hội việc làm là sự xuất hiện các công việc, việc làm với một mức độ khơng khan
hiếm và theo đó việc bạn có thể thuận lợi tìm cho mình một cơng việc mong muốn. Nơi nào
có nhiều cơng việc làm thì lao động sẽ dồn về nơi đó. Yếu tố cơ hội việc làm ở địa phương
có ảnh hưởng tiên quyết đến nơi làm việc của sinh viên sau khi ra trường. Việc cơ hội sinh
viên tìm được việc làm ở địa phương dễ dàng ở mức nào sẽ ảnh hưởng quan trọng tới việc
họ sẽ làm việc tại địa phương hay là chuyển đến nơi khác có nhiều cơ hội hấp dẫn hơn. Ngồi
ra có thể họ cũng sẽ quan tâm đến điều kiện làm việc và cơ hội để họ phát triển các kỹ năng
cũng như sự nghiệp.
- Môi trường sống là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống,
sản xuất của con người như tài ngun thiên nhiên, khơng khí, đất, ánh sáng, nước, quan hệ
xã hội…Mối liên hệ giữa chất lượng cuộc sống tại một địa phương với khả năng thu hút dân
cư, lao động về địa phương đó là hết sức rõ ràng. Việc làm và thu nhập chỉ là những quan
tâm ban đầu của người lao động. Khi đã làm ra tiền, họ cần tiền đó để phục vụ cuộc sống. Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những ví dụ điển hình cho sự tác động của môi
trường sống tới quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên. Đó là những trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa lớn của cả nước, nơi đây tập trung nhiều điều kiện thuận lợi về cơ sở vật
chất về điện, đường, trường, trạm…lại thuận lợi về mặt khí hậu. Nhiều sinh viên khi ra trường
mong muốn được ở lại đây làm việc vì có đủ điều kiện cho họ phát triển và họ bị thu hút bởi
lối sống thành thị ở những nơi đây. Tuy nhiên những nơi này lại thường xun gặp tình trạng
tắc đường, ơ nhiễm, khói bụi, nước bẩn, thực phẩm thiếu vệ sinh… Trong khi đó, mơi trường
sống ở các vùng q thường trong sạch, n bình hơn và vệ sinh an tồn thực phẩm được
đảm bảo hơn.
18
- Tình yêu quê hương là tình yêu đối với gia đình với làng xóm với với cây đa giếng
nước sân đình, với từng con đường hay từng góc phố nhỏ. Đó có thể là niềm yêu mến, niềm
tự hào về địa linh nhân kiệt, về truyền thống của quê hương. Con người Việt Nam với truyền
thống yêu mến tự hào về quê hương đất nước, từ nhỏ mỗi người đều được vun đắp tình cảm
quê hương qua những lời ru của bà, câu hát của mẹ, vì vậy mỗi cá nhân đều thường trực trong
mình tình cảm về quê hương, và từ đó muốn đóng góp sức mình để xây dựng quê hương
mình ngày càng giàu đẹp. Vì vậy, tình cảm q hương cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến
ý định chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong thâm tâm mỗi cá nhân ln
tồn tại tình cảm với q hương, từ đó họ khát khao xây dựng quê hương, cống hiến cho quê
hương để nó ngày một phát triển hơn trong tương lai, để con cháu họ sau này có thể tận
hưởng 1 cuộc sống tốt hơn…Đặc biệt là với sinh viên mới tốt nghiệp đang trong thời thanh
xuân, ý chí lớn, nhiệt huyết căng tràn khơng ngại khó khăn là đối tượng mong muốn cống
hiến hết mình cho quê hương.
- Mối quan hệ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định của mỗi cá nhân, khi bạn
có nhiều mối quan hệ ở địa phương hơn thì điều này sẽ thơi thúc bạn trở về địa phương làm
việc hơn. Vì vậy đây có thể là một nhân tố ảnh hưởng đến tình cảm quê hương nói riêng và
ý định chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi ra trường nói chung.
- Trình độ học vấn và kinh nghiệm chun mơn của họ. Lee (1966) đã nhấn mạnh
rằng các cá nhân có trình độ học vấn và chun mơn cao thường chọn nơi làm việc ở khu
vực thành thị. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, họ có thể tìm được
cơng việc phù hợp với chun mơn; Thứ hai, mơi trường làm việc và học tập ở đó tốt hơn sẽ
giúp họ có cơ hội nâng cao trình độ học vấn hoặc chun mơn. Trong khi đó, thu nhập không
thật sự là vấn đề quan trọng đối với nhóm đối tượng này. Điều này hồn tồn trái ngược với
những cá nhân bị hạn chế về trình độ học vấn và chun mơn khi đến thành thị tìm việc.
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC CỦA SINH
VIÊN NĂM CUỐI
1. Phương pháp nghiên cứu
1.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài thiết kế bảng hỏi dành cho nhóm khách thể chính là sinh viên tại Thành Phố Hồ
Chí Minh, bao gồm 121 sinh viên.
a. Nguyên tắc thiết kế
19
- Đảm bảo giá trị về mặt nội dung.
- Đáng tin cậy về mặt thống kê.
- Sử dụng các hình thức câu hỏi sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu và phù hợp với
đặc điểm của khách thể nghiên cứu.
b. Quy trình thiết kế bảng hỏi
* Giai đoạn 1: Thiết kế bảng hỏi
Khách thể nghiên cứu chính của đề tài là sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư
Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
* Giai đoạn hai: Tiến hành khảo sát
Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức trên khách thể được chọn. Số lượng khách
thể là 121 sinh viên.
c. Mô tả chung về bảng hỏi
* Cấu trúc bảng hỏi
Bảng hỏi gồm hai phần: phần thông tin khách thể khảo sát và phần câu hỏi
- Phần thông tin khách thể khảo sát, bao gồm: Giới tính, năm sinh, chương trình đào
tạo, sinh viên khóa mấy của trường, sau khi ra trường bạn mong muốn về quê hay ở lại thành
phố tiếp tục làm việc….
- Phần nội dung khảo sát: bao gồm 3 câu hỏi về những yếu tố ảnh hưởng đến ý định
về quê của sinh viên
Câu 1: Tình cảm quê hương: Gồm 7 nhận định.
Câu 2: Cơ hội và thu nhập khi trở về quê hương làm việc: Gồm 5 nhận định.
Câu 3: Môi trường sống: Gồm 7 nhận định.
1.2 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thông qua hoạt động phân tích tổng hợp hệ thống
hóa khái qt các lý thuyết cũng như cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi
nước được đăng tải trên tạp chí khoa học, sách, đề tài luận văn, luận án về các vấn đề có liên
quan tới ý định về quê làm việc của sinh viên năm cuối trường Đại học Sư Phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.
1.3 Phương pháp thống kê tốn học
a. Mục đích nghiên cứu
20
Xử lý tất cả các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát nhằm làm cơ sở để biện
luận kết quả nghiên cứu.
b. Nội dung nghiên cứu
- Phương pháp phân tích định lượng (Bằng phương pháp thống kê tốn học).
- Số liệu thu được sau điều tra chính thức sẽ được chúng tôi tiến hành lọc bỏ những
phiếu khơng đủ độ tin cậy. Thơng qua q trình khảo sát, chúng tôi thu thập được những dữ
liệu mà sinh viên cung cấp, đưa ý kiến. Để thống kê và khái quát hóa thành những con số có
ý nghĩa chúng tôi sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 20.0 để tính phần trăm cho các câu
hỏi.
Các chỉ số được sử dụng trong khi phân tích thống kê mơ tả:
- Điểm trung bình cộng (mean).
- Độ lệch chuẩn (Standardizied Devietion) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay
mức độ tập trung của câu trả lời được lựa chọn.
- Tần suất và chỉ số phần trăm các phương án lựa chọn cho từng ý kiến.
1.4 Khách thể nghiên cứu
Đặc điểm
Giới tính
Năm sinh
Số lượng
Phần trăm (%)
Nam
36
29,8
Nữ
85
70,2
1994
2
1,7
1995
1
0,8
1997
4
3,3
1998
6
5,0
1999
19
15,7
2000
89
73,6
Ngành sư phạm
55
45,5
66
54,5
40,00
1
0,8
41,00
4
3,3
42,00
4
3,3
Chương trình
Ngành ngoài sư
đào tạo
phạm
21