Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại núi bà đen tỉnh tây ninh để du lịch của khách du lịch nội địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 112 trang )

ƯE

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
-------------

--------------

NGUYỄN HOÀNG PHƯỚC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH QUAY LẠI NÚI BÀ
ĐEN TỈNH TÂY NINH ĐỂ DU LỊCH CỦA KHÁCH DU LỊCH
NỘI ĐỊA
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.ĐOÀN LIÊNG DIỄM

TP.HCM, tháng 11 năm 2015



ƯE

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
-------------

--------------



NGUYỄN HOÀNG PHƯỚC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH QUAY LAI NÚI BÀ
ĐEN TỈNH TÂY NINH ĐỂ DU LỊCH CỦA KHÁCH DU LỊCH
NỘI ĐỊA
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HCM, tháng 11 năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và nội
dung của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.

Nguyễn Hoàng Phước


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .... ....................................................................................... 1

1.2. Tình hình nghiên cứu .... ........................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... ........................................................................ 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................................... 4
1.8. Bố cục đề tài.............................................................................................................. 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............. 6
2.1. Một số khái niệm về du lịch và khách du lịch .......................................................... 6
2.1.1 Khái niệm du lịch........................................................................................... 6
2.1.2 Đặc điểm của du lịch ..................................................................................... 8
2.1.3 Khách du lịch ................................................................................................. 9
2.1.4 Điểm đến du lịch ...................... ................................................................... 11
2.1.5 Ý định quay lại của du khách ...................................................................... 12
2.1.6 Động lực đi du lịch trong hệ thống du lịch .................................................. 13
2.2.Những nghiên cứu trước đây ................................................................................... 15
2.2.1 Nghiên cứu trên thế giới .............................................................................. 15
2.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................... 17
2.2.3 Tóm lược các ứng dụng mô hình nghiên cứu hành vi ................................. 19
2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................... 20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 25
3.1.Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 25


3.2. Xây dựng thang đo ................................................................................................. 27
3.2.1 Xây dựng thang đo nháp ................ ............................................................. 27
3.2.2 Xây dựng thang đo sơ bộ ............................................................................. 30
3.2.3 Xây dựng thang đo chính thức ..................................................................... 32

3.3. Nghiên cứu định lượng ........................................................................................... 34
3.3.1 Thiết kế mẫu ................................................................................................ 34
3.3.2 Thiết kế các bước nghiên cứu chính thức .................................................... 34
3.3.3 Thu thập và xử lý dữ liệu ............................................................................. 35

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 37
4.1. Tổng quan về khu du lịch núi Bà Đen .................................................................... 37
4.2. Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ................................................................................. 38
4.3. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha ........................................................................... 40
4.3.1 Phân tích Cronbach’s alpha thang đo các nhân tố40
4.3.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha thang đo thang đo ý định ....................... 43
4.4 Phân tích khám phá EFA . ..................................................................................... 43
4.4.1 Phân tích khám phá thang đo các CLDV....... ........................................... 43
4.4.2 Phân tích khám phá thang đo ý định .............. ........................................... 46
4.5.Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố ............ ........................................... 49
4.6. Phân tích hồi qui tuyến tính bội ............................................................................. 49
4.6.1 Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc ........ ........................................... 50
4.6.2 Phân tích tương quan .................................................................................. 50
4.6.3 Hồi qui tuyến tính bội ..................................... ........................................... 51
4.6.4 Kiểm tra các giả định hồi qui ........ ............................................................. 54
4.6.5 Kiểm định độ phù hợp mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến ................... 54
4.6.6 Phương trình hồi qui tuyến tính bội ................ ........................................... 55
4.6.7 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết ........ ........................................... 55

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH..................................... 59
5.1. Những kết luận chính ............................................................................................. 59
5.2. Đề xuất ứng dụng kết quả vào thực tiễn điểm đến núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh ..... 59
5.2.1. Tâm linh ...................................................................................................... 61
5.2.2. Chất lượng chương trình du lịch ................................................................ 62



5.2.3. Môi trường tự nhiên ................................................................................... 62
5.2.4. Tính chuyên nghiệp của nhân viên ................ ........................................... 62
5.2.5. Ảnh hưởng gia đình/xã hội ............................. ........................................... 62
5.2.6. Trãi nghiệm chuyến đi................................................................................ 63
5.2.7. Chi phí hợp lý ............................................................................................. 63
5.2.8. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 63
5.3. Đóng góp của nghiên cứu.............. ............................................................. 64
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 2.1
Bảng 3.1

Tóm lược các ứng dụng mô hình nghiên cứu hành vi
Bảng tổng hợp thang đo nháp thuộc nhóm nhân tố đẩy

Bảng 3.2

Bảng tổng hợp thang đo nháp thuộc nhóm kéo

28

Bảng 3.3

Bảng 3.4
Bảng 4.1
Bảng 4.2

Bảng tổng hợp thang đo nháp trải nghiệm chuyến đi
Thang đo sơ bộ
Thống kê nhân khẩu học
Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo CLDV
Hệ số Cronbach’s alpha yếu tố ý định lựa chọn núi Bà Đen tỉnh
Tây Ninh
Ma trận xoay nhân tố lần thứ ba
Phân tích nhân tố ý định lựa chọn núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh
Diễn giải các biến quan sát sau khi xoay nhân tố
Ma trận tương quan giữa các nhân tố
Kết quả phân tích hồi qui bội
Model Summaryb
ANOVAb
Kết quả kiểm định các giả thuyết
Giá trị trung bình các biến quan sát

29
30
38
41

Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7

Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 5.1

Trang
19
27

43
44
46
46
50
51
54
55
56
60


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình

Trang

Hình 2.1

Sự hiểu biết động lực du lịch trong hệ thống du lịch


14

Hình 2.2

Mô hình khái niệm của sự quan tâm sự kiện thể thao

15

Hình 2.3

Khám phá sự không đồng nhất trong thói quen du lịch golf

16

Hình 2.4

Mô hình về sự trung thành của du khách với điểm đến

17

Hình 2.5

Mô hình giải thích sự hài lòng và ý định quay lại của du khách

18

Hình 2.6

Mô hình nghiên cứu đề xuất


21

Hình 4.1

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

49

Hình 4.2

Biểu đồ phân tán của phần dư

53

Hình 4.3

Đồ thị Histogram

54


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

Phân tích phương sai (Analysis of Variane)

EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)


KMO

Hệ số Kaiser – Mayer - Olkin

Sig.

Mức ý nghĩa quan sát (Observed significance level)

SPSS
VIF

Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội ( Statistical Package for the
social sciences)
Hệ số nhân tố phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor)

CLDV

Chất lượng dịch vụ

KDL

Khách du lịch

DL

Du lịch

UNWTO


Tổ chức du lịch thế giới (United Nation World Tourism
Organization)


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch, hay còn có tên gọi chính thức là ngành công nghiệp không khói, là một
ngành kinh tế siêu lợi nhuận, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Ngành
du lịch đã được nhiều nước trên thế giới xem là ngành kinh tế mũi nhọn và đối với sự
phát triển của các nước đang phát triển, ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan
trọng. Tại những quốc gia đang phát triển, không những là nguồn thu nhập chính,
ngành xuất khẩu hàng đầu, du lịch còn tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự
phát triển của các quốc gia này.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, du lịch hiện đóng một vai trò quan trọng, nhất là ở
các làng nghề, các điểm du lịch, là chiến lược trong phát triển nền kinh tế quốc dân.
Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập, du lịch là cơ hội giao lưu, hội tụ các nền văn minh vật
thể và phi vật thể toàn cầu và tạo niềm tin, sự hiểu biết, đoàn kết giữa các dân tộc. Là
điểm đến mới, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa khá phong phú và giá cả
thấp, ngành du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh và có triển vọng tiến xa hơn.
Đối với bất cứ các ngành nghề kinh doanh nào thì việc hiểu rõ hành vi khách hàng
trong việc quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là rất quan trọng.
Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn đối với các nghành dịch vụ nhất là du lịch – khi
mà rất khó để cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ có thể thông tin cho khách hàng tất
cả các đặc tính của sản phẩm dịch vụ du lịch của mình. Do đó, các nhà quản trị cần
phải nắm bắt được rõ ràng hành vi của khách hàng trong việc đưa ra quyết định lựa
chọn các dịch vụ du lịch, để có những chính sách thu hút được sự quan tâm của khách
hàng.
Theo Ajzen thì ý định là tiền đề dự báo trước sự thực hiện hành vi của khách
hàng. Việc hiểu rõ các yếu tố cấu thành nên ý định của một cá nhân về việc thực hiện

hành vi có thể giúp nhà nghiên cứu có thể dự đoán được xu hướng thực hiện hành vi
đó. Điều này rất quan trọng trong thực tiễn của thị trường. Quá trình quyết định mua là
quá trình mà khách hàng cân nhắc là chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Do

1


đó cần phải xem xét nhiều nhân tố nhằm xác định xem những yếu tố nào có ảnh hưởng
đến sự quyết định của khách hàng.
Du khách đến với núi Bà Đen không chỉ vì nhu cầu tâm linh mà còn muốn có cơ
hội tham quan các địa điểm du lịch tại đây. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều du khách
muốn đến với núi Bà Đen và đây là lợi ích tiềm năng của điểm du lịch này. Để có thể
có được các chính sách thu hút hợp lý và đạt được hiệu quả cao, cần thiết phải hiểu rõ
được hành vi của khách hàng trong việc đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm du lịch.
Từ những lý do đó, tôi quyết định thực hiện luận văn với đề tài : “Những yếu tố
ảnh hưởng đến ý định quay lại núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh để du lịch của khách du
lịch nội địa”.
1.2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đối với một sản phẩm hay dịch vụ cụ
thể nào đó không còn xa lạ đối với các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và tại
Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu về du lịch cũng không hoàn toàn
mới đối với các nhà nghiên cứu. Điển hình, trước đây cũng đã có một số nghiên cứu
khoa học như:
- Nghiên cứu trên thế giới:
+ Những nhân tố ảnh hưởng đến động lực tham gia sự kiện thể thao(Hendrik –
Ottevanger, 2007)
+ Khám phá động lực và các loại hình du lịch: Trường hợp du khách golf Hàn
Quốc trong vùng Châu Á Thái Bình Dương (Jae Hak Kim, 2007)
- Nghiên cứu ở Việt Nam:
+ Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến và cảm nhận rủi ro đến ý định quay lại và

truyền miệng tích cực của du khách đối với khu du lịch biển Cửa Lò, tỉnh
Nghệ An (Hồ Huy Tựu và Nguyễn Xuân Thọ, 2012)
+Ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách quốc tế đối với TP. Nha
Trang (Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm, 2012)
Các nghiên cứu trên đã đưa ra nhiều mô hình liên quan đến hành vi của du khách cũng
như đề xuất nhiều hàm ý chí sách cho nhà cung cấp các dịch vụ du lịch trong việc nắm
bắt thị hiếu nhằm đáp ứng các yêu cầu của du khách.
2


Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của du khách chỉ mới được giới hạn
nghiên cứu tại một số loại hình du lịch nào đó là chủ yếu. Còn yếu tố ảnh hưởng đến ý
định lựa chọn điểm đến du lịch dường như còn rất mới mẻ, rất ít đề tài nghiên cứu về
lĩnh vực này ở Việt Nam. Do đó, điểm mới của đề tài này sẽ là:
-

Xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến ý định quay lại núi Bà Đen
tỉnh Tây Ninh để du lịch của khách du lịch nội địa hiện nay.

-

Đề xuất một số hàm ý chính sách cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong việc
nắm bắt thị hiếu nhằm đáp ứng các yêu cầu của du khách.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn đạt được các mục tiêu sau:
- Xác định cácyếu tố tác động đến ý định quay lại núi Bà Đen tỉnh Tây Ninhđể du
lịch của khách du lịch nội địa.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tốđến ý định quay núi Bà Đen tỉnh
Tây Ninh để du lịchcủa khách du lịch nội địa.

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng và ý định quay lại của khách
du lịch nội địa đối với núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào tác động đến ý định quay lại Núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh của
khách du lịch nội địa?
- Mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến ý định quay lại núi Bà Đen tỉnh Tây
Ninh của khách du lịch nội địa hiện nay ra sao?
- Những giải pháp nào có thể thực hiện để nâng cao sự hài lòng và ý định quay
lại của khách du lịch nội địa đối với núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh?

3


1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là du khách nội địa đã
từng du lịch núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh trước đây.
- Về phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian:Khảo sát trên địa bànkhu vực thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phạm vi về thời gian: Từ tháng 11/2014 đến 09/2015.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đã chỉ ra ở trên, luận văn vận dụng các phương pháp
nghiên cứu như sau :
Phương pháp nghiên cứu định tính: Đây là bước nghiên cứu sơ bộ dùng kỹ thuật
thảo luận nhóm. Mục đích nhằm điều chỉnh và bổ sung mô hình thang đo ý định quay
lại của du khách.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đây là bước nghiên cứu chính thức thông qua
bảng câu hỏi điều tra nhằm để thu thập thông tin từ du khách đang đi du lịch ở núi Bà
Đen tỉnh Tây Ninh.
Về phương pháp xử lý: Dữ liệu thu thập được sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để
kiểm định các thang đo trong phỏng vấn.

1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu này sẽ mang lại hai ý nghĩa thực tiễn sau:
- Đề tài có thể bổ sung như một tài liệu tham khảo về những mong muốn, động cơ của
du khách đối với việc lựa chọn điểm đến du lịch.
- Đề tài cũng đóng vai trò là một nghiên cứu khám phá, làm tiền đề cho các nghiên cứu
tiếp theo liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn điểm đến của du
khách.
1.8. Bố cục đề tài
Đề tài nghiên cứu bao gồm ba Phần, trong đó phần nội dung có năm Chương, cụ
thể như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
4


Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp

5


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm về du lịch và khách du lịch
2.1.1. Khái niệm du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một
hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là

một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm “Du
lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác
nhau.
Khái niệm chung về DL: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan
hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa KDL, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng
đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón KDL”
Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt
động DL:
-Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài
nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh
nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
-Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về
sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt
được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.
-Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành
chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp
các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình
và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu
nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
-Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà
hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn
hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để tìm việc
làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng

6


đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn, chốn
ở,...
Theo Liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành quốc tế (International Union of Official

Travel Organization): “Du lịch được hiểu là một hoạt động du hành đến một địa điểm
khác với nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức
không phải để làm một nghề, hay một việc kiếm tiền sinh sống”.
Tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Du lịch họp ở Roma (Italy) vào năm 1963, các
chuyên gia đã đưa ra định nghĩa sau về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng, và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá
nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục
đích hoà bình. Và nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), thì “Du lịch bao gồm những hoạt
động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi
ở thường xuyên) của họ trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích
nghỉ ngơi, kinh doanh, và các mục đích khác”.
Theo Hunziker và Krapf (1941): Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện
tượng phát sinh trong cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương,
nếu việc lưu trú đó không phải thường xuyên và không dính dáng đến việc kiếm tiền.
Định nghĩa của Micheal Coltman (Mỹ): “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của
bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng
dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”
Định nghĩa của khoa Du lịch và khách sạn (Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà
Nội): “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du
lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng
các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí tìm hiểu và nhu cầu khác của
khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực
cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị
Minh Hòa, 2008, trang 16)
Theo Điều 4 chương I của Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì “Du lịch là hoạt
động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ

7



nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định.”
Nhìn từ góc độ thay đổi không gian của du khách, thì du lịch là một trong những
hình thức di chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang một
nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay làm việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế thì du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ phục vụ cho nhu
cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có thể hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa
bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Như vậy, mặc dù cách biểu đạt chưa thống nhất, nhưng tựu trung lại, du lịch là
tổng thể các mối quan hệ liên quan đến sự tham gia và lợi ích của nhiều bên (Khách du
lịch; nhà cung cấp dịch vụ du lịch; dân cư sở tại; chính quyền địa phương sở tại và nhà
nước) phát sinh trong cuộc hành trình và lưu trú của khách du lịch ngoài nơi cư trú
thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng.v.v..trong một
khoảng thời gian nhất định.
2.1.2. Đặc điểm của du lịch
Xuất phát từ quan điểm du lịch được trình bày như trên, kết hợp tham khảo ý
kiến của các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong ngành du lịch, tác giả khái quát các
đặc điểm của du lịch bao gồm:
 Du lịch là ngành công nghiệp dịch vụ không khói
Dịch vụ du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tác động qua lại với các
ngành nghề khác như: Xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục...nhưng không tạo ra các
sản phẩm nào cụ thể. Sản phẩm của du lịch chính là dịch vụ, dịch vụ đó đáp ứng nhu
cầu về vật chất và tinh thần của khách du lịch. Sản phẩm du lịch không thể di chuyển
nên các nhà kinh doanh không thể mang sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà
chỉ có khách du lịch tới nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu. Đó là quá trình
cải tạo tự nhiên, giữ gìn các di tích, di sản văn hóa cùng truyền thống, bản sắc của
quốc gia, dân tộc và các địa phương. Đó không phải là quá trình sản xuất hàng ngày
thải ra môi trường các chất độc hại nhưng doanh thu mà nó đem lại có thể còn cao hơn
cả một ngành công nghiệp sản xuất trong xã hội.


8


 Du lịch là ngành công nghiệp tạo ra phản ứng dây chuyền
Theo Bhatia (2005), “Du lịch không tồn tại một mình. Nó bao gồm một số
thành phần, ba trong số đó có thể coi là cơ bản. Ba phần cơ bản tạo nên du lịch gồm:
Giao thông vận tải, miền địa phương và chỗ ở”. Khi con người xuất hiện nhu cầu đi du
lịch thì cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải phát triển với nhiều loại
phương tiện: Máy bay, tàu hỏa, xe buýt, ô tô...Tại mỗi điểm đến, địa phương sẽ có
những gói kích thích tạo dựng thương hiệu điểm đến. Sẽ không là đủ nếu thiếu đi các
công trình xây dựng, thiết kế tạo nên những công trình kiến trúc tại điểm đến, vì thế du
lịch cũng kéo theo sự phát triển của ngành xây dựng. Sự phát triển không ngừng của
ngành du lịch kéo theo sự thay đổi trong công tác giảng dạy, đào tạo lao động phục vụ
ngành du lịch, vì thế du lịch lại kéo theo sự phát triển của giáo dục,..v.v.., và còn nhiều
lĩnh vực mà du lịch tác động đến như sự phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ tiện ích như
máy rút tiền, ngân hàng,.v.v..Như thế, có thể thấy du lịch có tác động tích cự đến các
ngành kinh tế khác và đặc điểm sự phát triển của những ngành này tác động ngược trở
lại trong việc hình thành hình ảnh điểm đến trong tâm tưởng của khách hàng.
 Ngành du lịch có tính chất là năng động và phát triển không ngừng
Sản phẩm du lịch tuy mang tính vô hình nhưng cũng có chu kỳ sống, vòng
đời sản phẩm như bao sản phẩm thông thường khác nhưng điểm đặc biệt này là chu kỳ
sống này rất ngắn. Chúng ta thấy rằng một sản phẩm du lịch tại những điểm đến khác
nhau thì sẽ mang nét đặc trưng riêng nhưng một khi được ưa thích, các sản phẩm du
lịch rất dễ bị bắt chước. Thêm vào đó, là nhu cầu thỏa mãn về vật chất tinh thần của
con người luôn phát triển và biến đổi theo thời gian, cũng như tùy vào đặc điểm nhân
khẩu học của du khách mà đòi hỏi các sản phẩm du lịch, thậm chí cùng một sản phẩm
du lịch nhưng ở những không gian, thời gian, đối tượng khách du lịch khác nhau cũng
phải có sự khác biệt. Chính vì thế, ngành du lịch mang tính chất năng động, năng động
trong cách thay đổi hình ảnh, sản phẩm, nắm bắt thị hiếu, tâm lý của khách du lịch.

2.1.3. Khách du lịch
Các tổ chức Du lịch thế giới định nghĩa: Khách du lịch là những người đi du
lịch đến và ở lại những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong hơn 24 giờ
và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không
9


liên quan đến những nhân viên hướng dẫn viên du lịch của tổ chức thực hiện việc du
lịch đó.
Theo nhà xã hội học Cohen lại quan niệm: “Khách du lịch là một người đi tự
nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và
thay đổi thu nhận từ một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”.
Theo Điều 4 chương I của Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì“Khách du lịch là
người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành
nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Tóm lại, khách du lịch là người đi du lịch đến và ở lại những nơi bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo tổ chức Du lịch thế giới (WTO), khách du lịch bao gồm:
+Khách du lịch quốc tế :
Khách du lịch quốc tế đến : là những người từ nước ngoài đến du lịch
một quốc gia.
Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài : là những người đang sống trong
một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
+Khách du lịch trong nước : Gồm những người là công dân của một quốc gia
và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước.
+Khách du lịch nội địa :Bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch
quốc tế đến. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút khách trong
một quốc gia.
+Khách du lịch quốc gia : Gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch

quốc tế ra nước ngoài
Theo Luật du lịch của Việt Nam:
-Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
- Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam ra nước ngoài du lịch

10


- Khách du lịch nội địa :là công dân Việt nam và người nước ngoài cư trú tại
Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam.
2.1.4. Điểm đến du lịch
Theo Burkart & Medlik (1974): “Điểm đến du lịch là một khu vực địa lý được
viếng thăm bởi khách du lịch, nó có thể là một trung tâm khép kín, một ngôi làng, hay
một thị trấn, hay một thành phố, một huyện, hay một khu vực, một hòn đảo, một quốc
gia, hay một lục địa.”
Mill & Morrison (1992, trang 263) lại cho rằng “Điểm đến du lịch là nơi có sự
kết hợp của các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. Các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau, bởi vì để
tạo ra một trãi nghiệm kỳ nghỉ thỏa mãn cho khách du lịch, tất cả các yếu tố phải có
mặt. Điểm đến du lịch bao gồm: Điểm hấp dẫn – Trang thiết bị - Cơ sở hạ tầng – Giao
thông vận tải – Khách sạn.”
Jensen, Hansen & Metz (1993): “Điểm đến du lịch là một khu vực địa lý, trong
đó có cảnh quan và đặc điểm văn hóa và đó là ở vị trí để cung cấp một sản phẩm du
lịch bao gồm sự liên kết của giao thông vận tải – nơi ăn nghỉ - thực phẩm và ít nhất
một hoạt động nổi bật hoặc trải nghiệm.”
Theo Hu & Ritchie (1993) điểm đến du lịch như là một gói các cơ sở và dịch vụ
du lịch, giống như bất kỳ sản phẩm tiêu dùng khác. Một điểm đến là nơi được kết hợp
giữa cơ sở hạ tầng, kinh tế văn hóa – xã hội và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ

du lịch cho khách du lịch. Các điểm đến phải có khu vực vị trí xác định rõ, chẳng hạn
như một quốc gia, một hòn đảo, một thị trấn. Bên cạnh đó là chính quyền phải tích cực
và phối hợp các hoạt động tại điểm đến.
Theo Lumsdon (1997) điểm đến du lịch được hiểu như là tổng hợp một số yếu
tố được kết hợp với nhau để thu hút khách du lịch đến cho một kỳ nghỉ hoặc ghé thăm
trong ngày cụ thể. Cụ thể là ông xác định bốn yếu tố cốt lõi của điểm đến: Các yếu tố
thu hút cốt lõi; môi trường được xây dựng ở dạng vật chất; các dịch vụ cung cấp hỗ
trợ; yếu tố văn hóa – xã hội.
Theo Điều 4 chương I của Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì “Điểm du lịch là
nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.

11


Tóm lại, điểm đến du lịch được xem như là tập hợp các tài nguyên tự nhiên, văn
hóa, nghệ thuật. Mặt khác, điểm đến còn là tổng thể của cấu trúc hạ tầng và thượng
tầng. Điểm đến khác nhau có thể dựa vào nhiều thuộc tính khác nhau. Điểm đến rất
quan trọng trong quá trình lựa chọn du lịch và tác động mạnh đến lòng trung thành của
khách du lịch. Có thể nói rằng lòng trung thành của khách du lịch phụ thuộc khá nhiều
vào điểm đến. Chính vì thế, sự hấp dẫn điểm đến là yếu tố quan trọng trong ngành du
lịch.
2.1.5. Ý định quay lại của du khách
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về ý định quay lại của du khách, ví dụ như
nghiên cứu của Chen và Tsai (2007), Chi và Qu (2008), Qu, Kim và Im (2011). Theo
các nghiên cứu này, ý định quay lại của du khách là một hành vi chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như hình ảnh điểm đến, chất lượng cảm nhận, giá trị cảm nhận và sự hài
lòng (Bigne và cộng sự, 2001; Pike, 2002; Chen và Tsai, 2007; Chi và Qu,
2008; Chen, 2010). Trong marketing, việc giữ chân khách hàng quen thuộc hay còn
gọi là khách hàng trung thành đem lại nhiều lợi ích và tiết kiệm nhiều chi phí hơn
trong việc thu hút khách hàng mới. Và trong du lịch cũng vậy, việc quay trở lại một

điểm đến đã từng đến trước đó của du khách có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vai trò
quan trọng hơn nữa của việc quay lại một điểm đến là tạo ra dòng chảy du lịch, tức là
chuyến viếng thăm hiện tại tạo động lực tích cực cho du khách sẽ thực hiện việc quay
lại điểm đến trong tương lai (Seoho Um và cộng sự, 2006). Theo nghiên cứu của
Kozak, 2000, 2001) thì nhiều du khách có ý định quay lại một điểm đến nếu như họ
cảm thấy hài lòng với điểm đến đó trong lần viếng thăm đầu tiên. Một số nghiên cứu
cho rằng ý định quay lại được giải thích bằng số lần đến trước đó (Mazurski, 1989;
Court & Lupton, 1997; Petrick và cộng sự, 2001). Ý định sử dụng lại một sản phẩm
hoặc quay lại một điểm đến nào đó thể hiện rõ lòng trung thành của khách hàng. Theo
định nghĩa của Oliver (1997) thì lòng trung thành được hiểu là ý định sử dụng lại sản
phẩm hoặc dịch vụ trong tương lai. Oliver (1999) đã chia lòng trung thành thành
bốn giai đoạn: cảm nhận, tình cảm, ý muốn và hành động. Trong thực tế, lòng trung
thành ý muốn chính là ý định tiếp tục sử dụng lại thương hiệu đó trong tương lai.
Trong marketing truyền thống về sản phẩm hoặc dịch vụ thì lòng trung thành có
12


thể được đo bằng doanh số bán hàng của những khách hàng mua lại hoặc giới thiệu
cho người khác (Pine và cộng sự, 1995).Theo nghiên cứu của Chen & Tsai (2007) ,
Oppermann (2000) thì mức độ của lòng trung thành đối với một điểm đến được thể
hiện qua ý định quay lại và sẵn sàng giới thiệu nó cho người khác. Croninand Tayler
(1992), Homburg and Giering (2001) đã đo lường “ý định hành vi trong tương lai”
bằng hai chỉ số, đó là: ý định mua lại và ý định giới thiệu cho người khác. Trong lĩnh
vực du lịch, cách tiếp cận tương tự cũng được thể hiện qua ý định quay lại và sẵn sàng
giới thiệu cho người khác (Oppermann, 2000; Bigné và cộng sự, 2001; Chen and
Gusoy, 2001; Cai và cộng sự, 2003; Niininen et al., 2004; Petrick, 2004). Du khách có
trung thành với một điểm đến du lịch mà họ đã từng đến hay không là việc rất khó dự
báo, nên nghiên cứu này chỉ tiếp cận sự trung thành dựa trên ý định quay trở lại (Chen
và Tsai, 2007).
2.1.6. Động lực đi du lịch trong hệ thống du lịch

Một phân tích về động lực du lịch là quan trọng đối với điểm đến để hiểu về sự
lựa chọn điểm đến, từ đó có thể giúp nâng cao hình ảnh điểm đến. Đã có nhiều đề tài
nghiên cứu về động lực du lịch và mặc dù còn nhiều yếu tố ảnh hưởng khác cùng tồn
tại nhưng động lực du lịch vẫn được xem là một biến quan trọng giả thích hành vi du
lịch (Crompton, 1979). Động lực du lịch liên quan đến lý do tại sao mọi người đi du
lịch, do đó đây là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối khó khăn của các cuộc điều tra về
du lịch.
Động lực du lịch được xác định bằng việc thực hiện mong ước, mua sắm, giải
thoát khỏi môi trường trần tục, nghỉ ngơi và thư giãn, cơ hội để vui chơi, gia tăng mối
liên hệ trong gia đình, uy tín, tương tác xã hội và cơ hội giáo dục (Ryan, 1991).
Động lực là sức mạnh định hướng đằng sau tất cả hành vi. Động lực là quá trình
dẫn dắt con người hành xử và các quá trình bắt đầu khi một nhu cầu phát sinh mà một
người tiêu dùng mong muốn được đáp ứng (Solomon, 2004).
Biết được động lực du lịch của du khách thường dẫn đến khả năng tăng lượng
khách, thu hút và giữ lại nhiều khách (Jang và Feng, 2007).
Trong việc giải thích động lực du lịch, Leiper (1995) đề xuất có mô hình được
giải thích về ba cấp độ địa lý: Nơi sinh sống (TGR), nơi tuyến đường vận chuyển
13


×