Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo công tác phụ nữ từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.79 KB, 113 trang )

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO CÔNG
TÁC PHỤ NỮ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010..................................9
1.1. Những nhân tố tác động công tác phụ nữ của Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa.................................................................................................9
1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về cơng
tác phụ nữ từ năm 2005 đến năm 2010..................................................19
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HĨA LÃNH ĐẠO CƠNG
TÁC PHỤ NỮ TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015.................................40
2.1. Cơng tác phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trước tình hình mới và chủ
trương của Đảng về cơng tác phụ nữ.......................................................40
2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về cơng
tác phụ nữ từ năm 2011 đến năm 2015.................................................44
Chương 3:NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM.............................................68
3.1. Một số nhận xét................................................................................68
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu............................................................80
KẾT LUẬN....................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................96
PHỤ LỤC.....................................................................................................103


DANH MỤC VIẾT TẮT
BCH

:

Ban Chấp hành


CNH, HĐH

:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HTX

:

Hợp tác xã

KHHĐ

:

Kế hoạch hoạt động

LĐLĐ

:

Liên đoàn lao động


LHPN

:

Liên hiệp phụ nữ

MTTQ

:

Mặt trận Tổ quốc

TTYT

:

Trung tâm y tế

THPT

:

Trung học phổ thông

UBND

:

Ủy ban nhân dân



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử hàng nghìn năm hào hùng của dân tộc, phụ nữ Việt Nam ln
phát huy truyền thống u nước, đóng góp to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ
nước. Là lực lượng đơng đảo trong xã hội, có mặt trong mọi ngành nghề, trên mọi
địa bàn, với phẩm chất tảo tần, thủy chung, với ý chí kiên cường và trái tim nhân
hậu, phụ nữ Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu trong học tập, lao
động và công tác, làm tốt thiên chức người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên.
Những đóng góp to lớn, những hy sinh thầm lặng của các thế hệ phụ nữ Việt Nam
hình thành truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Phụ nữ ta chẳng tầm thường. Ðánh Ðông, dẹp
Bắc làm gương để đời” [70, tr. 229];“Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng…
Phụ nữ Việt Nam là phụ nữ anh hùng” [71, tr. 156]; Non sơng gấm vóc Việt Nam
do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” [72,tr.432].
Từ khi thành lập và lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam ln
đánh giá rất cao vai trị và khả năng của phụ nữ, động viên; tổ chức, phụ nữ tham
gia đấu tranh giành độc lập, giải phóng và xây dựng đất nước trên mọi lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa của đời sống xã hội... Trong cơng cuộcđổi mới, chủ
trương của Đảng về công tác phụ nữ được thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết
và Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đảng,
Nhà nước coi cơng tác vận động phụ nữ là một nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến
lược trong tồn bộ cơng tác vận động quần chúng; ban hành nhiều chủ trương, chính
sách nhằm tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ phát triển toàn diện.Với sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước, các tầng lớp phụ nữ đã phát huy truyền thống tốt đẹp, sáng tạo
trong học tập, lao động và công tác, nỗ lực, phấn đấu, giành được những thành tựu
quan trọng và tương đối tồn diện trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp to lớn vào
những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh

những kết quả đạt được, sự lãnh đạo Đảng về công tác phụ nữ cũng còn những hạn
chế, bất cập trên cả phương diện chủ trương và chỉ đạo thực hiện, nhấtlà trong phát
huy vai trò của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, trong


2

việc thực hiện chính sách đối với phụ nữ, trong đổi mới phương thức hoạt động và
nội dung công tác của Hội phụ nữ, trong việc thực hiện bình đẳng giới...Để khắc
phục hạn chế trong công tác lãnh đạo, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò của phụ
nữ, rất cần nghiên cứu đúc kết và vận dụng kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng đối với
phụ nữ, trên các phương diện tiếp cận khoa học khác nhau, trong đó có khoa học
lịch sử Đảng; trên bình diện cả nước cũng như trong từng địa phương cụ thể.
Thanh Hóa là một địa phương ở Bắc miền Trung, nơi phụ nữ thể hiện rõ vai
trị to lớn trong tiến trình lịch sử, nơi nhân vật Triệu Thị Trinh không chỉ là danh
xưng của một cá nhân mà đã trở thành một biểu tượng về tâm hồn, cốt cách, phẩm
giá và những đóng góp to lớn của phụ nữ xứ Thanh đối với quê hương, đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều phong trào phụ
nữ và tấm gương phụ nữ tiêu biểu, có những đóng góp lớn lao đối với cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khen ngợi: “Chị em phụ nữ Thanh Hóa có tinh thần cần
cù lao động rất tốt. Như thế là vừa làm lợi nhà, vừa làm ích nước”[57, tr. 5]. Trong
cơng cuộc đổi mới, nhận thức rõ vai trị, vị trí, tầm quan trọng của cơng tác phụ
nữ,Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm lãnh, chỉ đạo thực hiện công tác phụ nữ và
phong trào phụ nữ trong tỉnh.Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng, bám
sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh và các địa phương, phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã cùng
nhau chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, hợp tác, hỗ trợ, cùng nhau sản xuất, phát triển
kinh tế, khởi nghiệp vàkinh doanh...; các cấp Hội phụ nữ phát huy vai trò nòng cốt tiếp
tục thu hút, tập hợp phụ nữ, trong sự nghiệp bình đẳng giới; thựchiện vai trị đại diện,
chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Từ các phong trào
thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực, mang lại

những lợi ích thiết thực cho bản thân phụ nữ, gia đình và cộng đồng....Đó là biểu hiện
rõ nét về những thành công của công tác phụ nữ do Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tiến hành.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hóa đối
với cơng tác phụ nữ vẫn cịn những tồn tại, hạn chế. Nhận thức của một số cấp ủy
Đảng, chính quyền về vai trị, năng lực của phụ nữ còn hạn chế; một số cấp ủy còn
định kiến, khắt khe, thiếu tin tưởng vào khả năng của cán bộ nữ, coi công tác phụ
nữ đơn thuần là trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ và Ban Vì sự tiến bộ của phụ


3

nữ; công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, công tác ln chuyển, bố trí, sử dụng
cán bộ nữ; cơng tác cán bộ nữ chưa có tính chiến lược lâu dài và thiếu tính đột phá;
một bộ phận phụ nữ, nhất là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, nhận thức, hiểu biết về các
chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về vai trị, vị trí của phụ
nữ còn hạn chế; tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo ở các cấp còn thấp.
Những thành công, hạn chế trên đặt ra yêu cầu nghiên cứu q trình Đảng bộ
Thanh Hóa lãnh đạo cơng tác phụ nữ trong những năm đẩy mạnh công cuộc đổi
mới, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm có tính chất tham
khảo, góp phần đẩy mạnh cơng tác phụ nữ ở Thanh Hóa hiện nay.
Vì những lý do trên đây, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh
đạo cơng tác phụ nữ từ năm 2005 đến năm 2015” làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về Đảng lãnh đạo phụ nữ, về phong trào phụ nữ, về công tác phụ
nữcủa các Đảng bộ địa phương đã được tiến hành dưới nhiềugóc độ khác nhau. Có
thể sắp xếp theo các nhóm sau đây:
Nhóm những cơng trình nghiên cứu về cơng tác phụ nữ nói chung
Cơng trình Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và cơng
cuộc đổi mới, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội [87]của tác giả Lê Hải Triều đã hệ

thống chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác vận động phụ nữ; khái quát
những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong q trình giải phóng dân tộc và
công cuộc xây dựng đất nước từ năm 1930 đến năm 2000.
Cuốn“Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam 1975
- 1995”, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội [75] của Lê Minh nêu bật hoạt động của Hội Liên
hiệp phụ nữ Việt Nam sau 20 năm giải phóng đất nước, qua đó, khẳng định sự lớn
mạnh, trưởng thành và phát triển, đồng thời cũng dự báo những bước đi tiếp theo để
phụ nữ Việt Nam hòa nhập, tiến vào thế kỷ XXI.
Cơng trình “Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI”, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2002 [62] của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đánh giá về vai trò của phụ
nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong 15 năm


4

đổi mới (1986-2001), đồng thời, nêu lên những khó khăn, thuận lợi, những thời cơ
và thách thức cũng những hành trang của Phụ nữ Việt Nam bước vào thiên niên kỷ
mới.
Cơng trình “Phụ nữ, giới và phát triển” Phụ nữ, giới và phát triển, Nxb. Phụ
nữ, Hà Nội, 1996 [2] của Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng đã gắn liền vấn đề phụ
nữ với nghiên cứu về giới,đồng thời,cung cấp hệ thống những quan điểm, phạm trù,
khái niệm các vấn đề cơ bản dưới góc độ phụ nữ học. Bên cạnh đó, các tác giả cũng
đã phân tích, tổng hợp, đánh giá các chính sách xã hộiđối với phụ nữ, làm luận cứ
khoa học cho việc thực bình đẳng giới trong điều kiện phát triển đất nước hiện nay.
Các cơng trình khoa học: “Tiếp tục tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong
đời sống chính trị của đất nước” Tạp chí Cộng sản, (872), Hà Nội, 2015 [50]của
Nguyễn Thị Thanh Hòa; “Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã
hội, tham gia quản lý Nhà nước và định hướng phát triển đến năm 2000” Tạp chí
Cộng sản, (14), Hà Nội 1995 [51]của Trương Mỹ Hoa; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
giải phóng Phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ” Tạp chí Cộng sản, (18), Hà Nội

1996 [68]của Nguyễn Thị Mão, “Không ngừng đổi mới tư duy, làm tốt hơn nữa
công tác vận động quần chúng của Đảng” Tạp chí Cộng sản, (17), hà Nội 2006
[77]củaTịng Thị Phóng,.... với nhiều cách tiếp cận và phản ánh khác nhau về công
tác phụ nữđã phân tích quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác phụ nữ, về một số
mặt của công tác phụ nữ của Đảng, khẳng định vị trí, vai trị của phụ nữ Việt Nam
đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc….
Một số cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án như: Trần Thị Lan,
“Sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay” Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản, Hà Nội, 2012
[66]; Vũ Thị Liên, “Công tác phụ nữ của Đảng Cộng sản Việt Nam” Luận văn thạc
sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2012 [67]; Hồng Thị Thanh Huyền, “Cơng tác
phụ nữ của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2001 - 2011)” Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hà Nội, 2012 [65]… đã đề cập nhiều hoạt động của Hội Liên


5

hiệp phụ nữ Việt Nam; về công tác phụ nữ ở những địa bàn khác nhau trên cả nước.
Nhóm cơng trình nghiên cứu về vấn đề phụ nữ và thực hiện cơng tác phụ nữ
ở Thanh Hóa
Các cơng trình do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chủ trì biên soạn,
như:“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1930-1945)”, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa,
2010 [7]; “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1954-1975), Nxb Thanh Hóa, Thanh
Hóa, 2010[8]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1975-2005)” Nxb Thanh Hóa,
Thanh Hóa, 2009 [6] phản ánh quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa,
trong đó, thể hiện một số hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ đối với hoạt
động của Hội Liên hiệp Phụ nữ; những đóng góp của phụ nữ Thanh Hóa trong

các thời kỳ cách mạng đến năm 2005.
Cơng trình “Lịch sử phong trào phụ nữ Thanh Hóa (1930-2016"), Thanh
Hóa, 2019 [61]đã hệ thống tương đối đầy đủ các phong trào phụ nữ tỉnh Thanh
dưới sự lãnh đạo của Đảng, những đóng góp to lớn của phụ nữ trong sự phát
triển toàn diện của địa phương.
Kỷ yếu “Hội Liên hiệp phụ nữtỉnh Thanh Hóa 85 năm xây dựng trưởng
thành (1930-2015)”[58] do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóachủ trì thực hiện
[56]đã phản ánhnhững nội dung cơ bản nhất trong quá trình xây dựng và trưởng của
Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa, những thành tựu nổi bật, những hình ảnh hoạt động tiêu
biểu trong phong trào phụ nữ và hoạt động qua các giai đoạn lịch sử từ năm 2005
đến năm 2015.
Kỷ yếu “Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa 5 năm một chặng đường đổi
mới (2011-2016)”[59], đã đề cập và đánh giá sự phát triển của phong trào phụ nữ
và hoạt động của các cấp Hội trong thời gian 2011-2016, những đóng góp của phụ
nữ trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong
giai đoạn trên.
Tác giả Phạm Thị Thúy với luận văn thạc sĩ“Quản lý nhà nước về đào tạo nghề
cho phụ nữ ở tỉnh Thanh Hóa” Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2017 [86] đã nghiên cứu, hệ thống hóa và làm rõ


6

những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho phụ nữ ở cấp tỉnh; đã phân tích
và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề phụ nữ tỉnh Thanh Hóa, giai
đoạn 2013 - 2016; đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nước về đào tạo nghề cho phụ nữ tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn tiếp theo.
Tác giả Bùi Thị Mai Hoan với luận văn thạc sĩ“Phát huy vai trò của Hội
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo hiện
nay (2015)” Luận văn thạc sĩ Khoa Học chính trị, Trường Đại học Vinh, Nghệ An,

2015 [52] đã nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về phát huy vai trò của Hội
Liên hiệp Phụ nữ trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo, đồng thời, đề cập
thực trạng của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong giải quyết việc làm cho
phụ nữ nghề từ năm 2010-2015. Tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong giải quyết
việc làm cho phụ nữ nghèo trong những năm tiếp theo.
Tác giả Lê Thị Lan Anh với luận văn thạc sĩ“Phổ biến, giáo dục pháp luật
cho hội viên phụ nữ của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sĩ
quản lý cơng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,
2014 [1] đã phân tích thực trạng,ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những yêu cầu
đặt ra đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên phụ nữ tỉnh Thanh
Hóa, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển cơng tác này nhằm đáp ứng yêu cầu
của việc thực hiện sự nghiệp đổi mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
Nhìn chung, các cơng trình nghiêncứu trên đãtiếp cận dưới các góc độ, khía
cạnh khác nhau, lý giải nhiều vấn đề đặt ra đối với công tác phụ nữ và hoạt động
của Hội LHPN tỉnh; nêu rõ thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động của các cấp Hội phụ nữ cũng như công tác vận động phụ nữ nhằm chăm lo
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên, phụ nữ.
Tuy nhiên, đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện,
có hệ thống về q trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo cơng tác phụ nữ từ năm
2005 đến năm 2015.
Các cơng trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quan trọng, gợi mở những
phương pháp nghiên cứu, tiếp cận và đánh giá…làm cơ sở để tác giả tiếp thu, kế


7

thừa, bổ sung, phát triển trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ q trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đối vớicông tác phụ
nữ từ năm 2005 đến năm 2015, đúc kết kinh nghiệm có thể vận dụng trong lãnh
đạocơng tác phụ nữ của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những yếu tố tác động đến q trình lãnh đạo cơng tác phụ nữ của
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa từ năm năm 2005 đến năm 2015.
- Tái hiện và luận giải quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa xây dựng chủ
trương và chỉ đạo thực hiện công tác phụ nữ từ năm 2005 đến năm 2015.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của thành tựu và hạn chế
trong quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo cơng tác phụ nữ từ năm 2005 đến năm 2015.
- Đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn trong q trình lãnh đạo cơng tác phụ
nữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005 đến năm 2015.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chủ trương và q trình chỉ đạo thực hiện cơng tác phụ
nữ của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005 đến năm 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo cơng tác phụ nữ; trong đó, tập trung làm rõ các vấn đề chủ
yếu: Lãnh đạo xây dựng, phát triển tổ chức Hội phụ nữ; lãnh đạo nâng cao chất lượng
đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp; lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới; lãnh đạo thực
hiện các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
- Về thời gian: Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo cơng
tác phụ nữ từ năm 2005 đến năm 2015.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


8


5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ và cơng tác phụ nữ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của khoa học
lịch sử là: phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, ngồi ra, cịn sử
dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận văn góp phần hệ thống hóa tư liệu về chủ trương và sự chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về cơng tác phụ nữ từ năm 2005 đến năm 2015
- Làm sáng rõ q trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác phụ nữ từ
năm 2005 đến năm 2015; đánh giá những ưu điểm, hạn chế, đúc kết kinh nghiệm từ
thực tiễn lãnh đạo cơng tác phụ nữ, góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn
để Đảng bộ Thanh Hóa nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo công tác phụ nữ
hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,giảng dạy
những vấn đề có liên quan đến phụ nữ và công tác phụ nữ ở Thanh Hóa.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cấp, các ngành của tỉnh Thanh Hóa
trong việc bổ sung, hồn thiện chủ trương, biện pháp về cơng tác cán bộ nữ, cơng
tác phụ nữ trong thời gian tới.
- Góp phần vào công tác nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền vềlịch sử
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận
văn gồm 3 chương.


9


Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HĨA LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC PHỤ NỮ
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
1.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CÔNG TÁC PHỤ NỮ CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH THANH HÓA

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
Thanh Hố là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có tổng diện tích đất tự nhiên là
11,168,3 km2, phía Tây có đường biên giới tiếp giáp với Lào dài 192 km, phía Bắc
giáp các tỉnh Ninh Bình, Hồ Bình và Sơn La, phía Nam giáp với tỉnh Nghệ An và phía
Đơng có bờ biển dài 102 km. Địa hình Thanh Hóa gồm 4 vùng: vùng núi, trung du,
đồng bằng và vùng ven biển. Trên địa bàn tỉnh hiện có 27 đơn vị hành chính cấp
huyện, gồm: 24 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố, trong đó có 07 huyện nghèo theo
Nghị quyết 30a; 635 đơn vị hành chính cấp xã (573 xã, 34 phường, 28 thị trấn), trong
đó có 30 xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 257; 100 xã có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc bỉệt khó khăn và 83 xã có điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn.
Tính đến năm 2017,tồn tỉnh có hơn 963.000 hộ gia đình, khoảng 3,6 triệu
người (trong đó dưới 16 tuổi là 876.000 người); tỷ lệ nam giới chiếm 49,8%, nữ
giới chiếm 51,2%; dân sống ở khu vực nông thôn chiếm 85,3%, khu vực thành thị là
14,7%. Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam sinh
sống,trong đó chiếm đa số là người Kinh với 84,4%, tiếp đến là người Mường 8,7%,
người Thái với 6% và các dân tộc khác như Mơng, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao
Lan, Thổ... chiếm tỷ lệ gần 1%.. [19]. Tính đa dạng về thành phần dân cư là lợi thế
cho sự phát triển văn hóa, xã hội và kinh tế theo vùng miền song cũng là những khó
khăn cho sự phát triển đồng đều giữa các địa bàn trong tỉnh.
Trong 10 năm (2005-2015), mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể về phát
triển kinh tế - xã hội, nhưng đời sống nhân dân nhìn chung cịn thấp.Tồn tỉnh vẫn
cịn 105.870 hộ nghèo chiếm 10,99%; 96.110 hộ cận nghèo chiếm 9,97%, thu nhập
bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ lao động thất nghiệp còn cao và một bộ phận

khơng nhỏ người dân có việc làm, thu nhập khơng ổn định. Ngồi ra, khoảng cách


10

chênh lệch mức sống giữa khu vực nông thôn và thành thị khá lớn, nhiều tập quán,
phong tục lạc hậu cịn tồn tại như: phân biệt về giới, tình trạng tảo hơn vẫn cịn ở
các vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, tình hình tệ nạn xã hội như tệ nạn ma túy, mại
dâm và cờ bạc còn diễn biến phức tạp.
Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội trên đã tác động rất lớn,
mang lại nhiều thuận lợi trong lãnh đạo thực hiện công tác phụ nữ của Đảng bộ tỉnh
trên nhiều lĩnh vực như việc thực hiện bình đẳng giới, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh
tế giảm nghèo bền vững, tạo cơ hội việc làm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
nữ.Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cũng cịn nhiều khó khăn trong lãnh đạo
cơng tác phụ nữ là tỉnh đông dân cư, với 11 huyện miền núi, địa bàn rộng nên đời
sống nhân dân còn thấp, sự phát triển chưa đồng đều, vấn đề học vấn, phong tục, tập
quán của đồng bào các dân tộc thiểu số nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập hợp
hội viên, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tổ chức thực hiện công tác Hội và
phong trào phụ nữ. Những yếu tố đó tác động đến quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh, từ việc ban hành Nghị quyết đến tổ chức thực hiện công tác phụ nữ trong thực
tiễn địa phương tỉnh Thanh Hóa qua các giai đoạn.
1.1.2. Truyền thống của phụ nữ Thanh Hóa
Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương, phụ nữ Thanh Hóa đã có đóng
góp to lớn vào sự nghiệp chung. Cần cù lao động, chịu thương chịu khó, u nước
thương nịi đã trở thành đức tính của người phụ nữ tỉnh Thanh. Những người phụ nữ
nơi đây cịn góp phần giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc, truyền
thụ cho con cháu kho tàng văn hóa phong phú của địa phương và dân tộc. Từ đó đã
hình thành nên những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ tỉnh Thanh.
Truyền thống yêu lao động, cần cù, chịu thương chịu khó.
Là cư dân của một trong những cái nơi xuất hiện lồi người, phụ nữ Thanh

Hóa đã sớm tham gia vào q trình xây dựng quê hương, mở rộng phạm vi cư trú,
sinh hoạt của cư dân nguyên thủy trên đất Thanh Hóa từ vùng núi trướcxuống vùng
đồng bằng, ven biển, góp phần làm nên những văn hóa Đa Bút, văn hóa Đơng Sơn
độc đáo, rạng danh trong lịch sử Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử, với đức tính
cần cù, chịu khó, “khéo tay hay làm”, phụ nữ Thanh Hóa lực lượng chủ yếu trong


11

sáng tạo nên nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, các nghề thủ công như xe sợi, dệt, đan
lưới, bện thừng, đan cót, làm đồ gốm…. Những làng thủ cơng nổi tiếng, như các
làng dệt: Hồng Đơ (Thiệu Đơ, Thiệu Hóa), Phú Khê (Hoằng Phú, Hoằng Hóa),
Nguyệt Viên (Hoằng Quang, Thành phố Thanh Hóa), Lai Duệ (Xuân Tân, Thọ
Xuân); các làng đan cót Bất Căng (Thọ Nguyên, Thọ Xuân), làng Giàng (Thiệu
Dương, TP.Thanh Hóa); các làng bện thừng Kẻ Rỵ (Phủ Lý, Thiệu Trung, Thiệu
Hóa) có nghề bện thừng; các làng chế biến nước mắm Do Xuyên, Ba Làng (Tĩnh
Gia), Cự Nham (Quảng Xương), Hới (Sầm Sơn), Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), Diêm
Phố (Hậu Lộc),… phần lớn đều do bàn tay của chị em phụ nữ ở đây làm ra.
Truyền thống lao động cần cù, chịu khó của phụ nữ Thanh Hóa là nguồn nội
lực to lớn để phụ nữ Thanh Hóa hôm nay phát huy trong công cuộc xây dựng quê
hương đất nước ngày càng giàu mạnh.
- Truyền thống yêu nước
Trong lịch sử chiến tranh giữ nước, cùng với nhân dân và phụ nữ cả nước,
phụ nữ Thanh Hóa đã dũng cảm đứng lên tham gia các cuộc chiến đấu giành và giữ
nền độc lập, tự do cho dân tộc. Ngay từ đầu thời kỳ Bắc thuộc khi đất nước chìm
đắm dưới ách cai trị của nhà Đông Hán, nhiều phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã cùng với
nhân dân cả nước hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40 - 43) đánh
đuổi kẻ thù, giành lại chủ quyền cho dân tộc. Hai trăm năm sau cuộc khởi nghĩa của
Hai Bà Trưng, vào thế kỷ thứ III, nữ tướng Triệu Thị Trinh không chịu cúi đầu làm
nô lệ, đã quật khởi đứng lên dựng cờ khởi nghĩa,khẳng định ý chí tự chủ, tinh thần

độc lập của dân tộc. Thế kỷ XV, khi diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi
lãnh đạo, phụ nữ xứ Thanh càng có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp cứu nước.
Cuối thế kỷ XVIII, khi đại quân của vua Quang Trung tấn công ra Bắc tiêu diệt
quân xâm lược nhà Thanh, nhân dân Thanh Hóa đã nơ nức tham gia qn đội Tây
Sơn, trong đó có những người phụ nữ đã đảm đang việc đồng áng và gia đình để
chồng ra đi chiến đấu.Cuối thế kỷ XIX, khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược,
nhiều phụ nữ Thanh Hóa đã tham gia hoặc tiếp tế cho lực lượng nghĩa quân chống
Pháp. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cùng với nhân dân cả
nước, phụ nữ Thanh Hóa tích cực tham gia phong trào “Ba đảm đang”, những cánh


12

đồng “Bà Triệu 5 tấn thắng Mỹ” được xây dựng ở khắp mọi vùng miền trong tỉnh.
Trong bom rơi, đạn nổ, con gái xứ Thanh vẫn hiên ngang bám cầu, bám đường làm
“cọc tiêu” sống dẫn đường cho những đoàn xe hướng ra tiền tuyến.
Truyền thống yêu nước của phụ nữ Thanh Hóa tiếp tục được phát huy trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhất là khi đất nước tiến
hành công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế.
Truyền thống văn hóa
Trải qua chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, phụ nữ Thanh Hóa đã góp phần
tạo dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹpcủa dân tộc. Với đức tính
chịu thương, chịu khó, nhường nhịn, bao dung, cũng như phụ nữ cả nước, người
phụ nữ Thanh Hóa đã góp phần xây dựng đạo lý, những giá trịnhân văn cao đẹp
trong lối sống, trong ứng xử, vun đắp thuần phong mỹ tục, để lại nhiều tấm gương
về sự giản dị, cần kiệm, đức hy sinh. Nhiều bà mẹ xứ Thanh đã sinh thành, dưỡng
dục nhiều vị anh hùng dân tộc làm rạng danh quê hương, đất nước. Ngoài việc làm
tròn chức năng làm vợ, làm mẹ, phụ nữ Thanh Hóa cũng đã góp phần gìn giữ, phát
huy những nét đẹp trong văn hóa, phong tục tập quán của quê hương, dân tộc. Phụ
nữ đã tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong các lễ hội, trò

diễn dân gian mang đậm sắc thái xứ Thanh, đặc biệt là trong các lễ hội cầu mùa, lễ
hội tôn vinh các anh hùng dân tộc.
Truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, lòng yêu nước nồng
nàn và những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ xứ Thanh đã được phụ nữ trong
tỉnh tiếp thu, gìn giữ và phát huy. Đó là hành trang trí tuệ và tinh thần để phụ nữ
thanh Hóa tiếp tục có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và
xây dựng quê hương, đất nước.
1.1.3. Cơng tác phụ nữ của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trước năm 2005
Trước năm 2005, Đảng bộ tỉnh đã xác định công tác phụ nữ là một nội dung
quan trọng trong chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Do đó,
cơng tác phụ nữ của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới, đạt được những
kết quả khích lệ. Việc thực hiện các chính sách về phụ nữ được quan tâm, nhất là đã
tạo môi trường thuận lợi, động viên phụ nữ phát huy sức sáng tạo, trí tuệ, tài năng


13

và sức tự vươn lêncủa phụ nữ vào công cuộc đổi mới, góp phần thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong công tác xây dựng Hội, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo Hội LHPN tỉnh
và các cấp Hội đã từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù
hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và khả năng nguyệnvọng của phụ nữ địa
phương nên đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Hội LHPN tỉnh giữ
vững vai trò nòng cốt, tập hợp, hướng dẫn phong trào phụ nữ thực hiện nhiệm
vụ chính trị của tỉnh và các địa phương.
Trong lĩnh vực kinh tế, trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phụ nữ chiếm
trên 70% lực lượng lao động và có đóng góp trên hầu hết các lĩnh vực, hoạt động
kinh tế. Đến năm 2005, phụ nữ ở khu vực nông thơn đã phát huy được tính tự chủ
về kinh tế hộ gia đình, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác,

phát triển mơ hình kinh tế trang trại, vươn lên làm giàu chính đáng. Chủ động, tích
cực ứng dụng công nghiệp đã ứng dụng khoa học công nghệ mới trong trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đạt chất lượng sản phẩm cao
góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. Hoạt động trong các ngành ngân hàng, tài
chính, bưu điện, thương mại - du lịch … phụ nữ chiếm tỷ lệ cao, đã phát huy được
tài năng, trí tuệ cung cấp dịch vụ đạt chất lượng; với tính cẩn trọng, chu đáo, giữ
được sự tin cậy của khách hàng nên hằng năm đạt doanh thu cao góp phần phát triển
kinh tế của tỉnh và phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân.
Trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, đến trước năm 2005, phụ
nữ ngày càng đảm nhiệm và phát huy được vai trò của lực lượng chủ đạo. Trong
hoạt động nghiên cứu khoa học, phụ nữ trong tỉnh đã có những đóng góp vào các đề
tài nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn có giá trị kinh tế cao được Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam tặng Bằng lao động sáng tạo.Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, lực
lượng nữ đạt tỷ lệ cao, nữ ngành giáo dục - đào tạo (77%), y tế (63%), Văn hóa
thơng tin - thể dục thể thao (45%) trở lên. Trong khối hành chính sựnghiệp, quản lý
Nhà nước, phụ nữ đã thực hiện tốt yêu cầu của người cán bộ, công chức “Trung
thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được


14

giao.Phụ nữ trong lực lượng vũ tranggiữ vững truyền thống “Trung với nước, hiếu
với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào
cũng đánh thắng”. Do đó, đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã
hội; củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền Tổ quốc.
Đặc biệt, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng bộ, đội ngũ cán bộ nữ các cấp
đã phát triển cả về chất và lượng. Nhiệm kỳ 2000-2005, tỷ lệ nữ tham gia Tỉnh ủy
đạt 10,2%, Huyện ủy đạt 15,28%, Đảng ủy đạt 14,5%. Trong đó, 02 đồng chí là
Thường vụ Tỉnh ủy, 01 đồng chí là Bí thư Huyện ủy. Nữ đại biểu Quốc hội khóa XI
chiếm 23,5%, nữ đại biểu HĐND các cấp: Tỉnh 14,98%, huyện 23,73%, xã 19,91%.

Trong đó, nắm giữ các chức danh chủ chốt gồm: 01 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, 24
trưởng, Phó ban các ban ngành cấp tỉnh, 9 Phó Chủ tịch HĐND, UBND huyện,
Thành phố, 131 đồng chí là Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch
HĐND, UBND xã, phường, thị trấn [55, tr.17].
Phụ nữ đã tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền,
đóng góp nhiều ý kiến vào các văn kiện Đại hội Đảng các cấp, các văn bản luật
pháp chính sách của Nhà nước.
Bên cạnh những thành tựu đó, cơng tác phụ nữ của Đảng bộ Thanh Hóa đang
đứng trước những khó khăn, thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của phụ
nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới như: Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ
nét, đời sống (của một bộ phận) phụ nữ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên
giới, vùng dân tộc thiểu số, tơn giáo cịn nhiều khó khăn, Cơ hội tham, gia các khóa
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ trình độ, nghiệp vụ nữ giới bao giờ cũng thấp hơn
nam giới,lực lượng lao động nữ tuy đơng nhưng chất lượng lao động cịn hạn chế nên
thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu thời kỳ mới, một bộ phận phụ nữ chưa có việc làm
và việc làm không ổn định, tệ nạn xã hội chưa giảm. Tư tưởng trọng nam khinh nữ còn
tồn tại trong xã hội, số lượng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở cịn hụt hẫng, trình độ chưa
ngang tầm nhiệm vụ, số lượng cán bộ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo cịn ít, trình độ cán
bộ nữ cịn hạn chế ở cấp tỉnh, chưa có nhiều cán bộ nữ đạt trình độ trên đại học, những
khó khăn, bất cập đó ảnh hưởng đến sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ và thực hiện
mục tiêu bình đẳng giới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.


15

1.1.4. Quan điểm, chủ trương của Đảng và sự thể chế hóa của Quốc hội,
Chính phủ, Hội LHPN Việt Nam về công tác phụ nữ
Từ khi thành lập và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn xác định phụ nữ là một lực lượng to lớn của cách mạng dân tộc, dân chủ,
nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, đề ra chủ trương gắn liền giải

phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ; đồng thời, quan tâm cơng
tác phụ nữ một cách thường xuyên, liên tục. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
đã nhiều lần khẳng định phụ nữ Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, phụ nữ
ln đóng vai trị quan trọng trên tất cả các lĩnh vực phát triển của đời sống xã hội.
Người nói: “Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt
thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” [72, tr.432].Người luôn căn dặn, nhắc nhở, động viên
phụ nữ cần nêu cao tinh thần làm chủ, cố gắng phấn đấu vươn lên trong lao động,
học tập, nên xoá bỏ tâm lý tự ti để đạt được những thành tích cao trong lao động và
học tập, “Phải tự mình phấn đấu giữ gìn quyền bình đẳng đối với đàn ơng” [ 69,
tr.621]. Ngồi sự nỗ lực tự thân, phụ nữ cũng cần phải có sự giúp đỡ, tạo điều kiện
của các cấp uỷ Đảng, cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công tác phụ nữ.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ và công tác phụ nữ, Đảng luôn
chú trọng quan tâm để lãnh đạo thực hiện công tác phụ nữ qua các giai đoạn phát triển
của cách mạng. Từ khi tiến hành lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng quan tâm
chỉ đạo đổi mới công tác phụ nữ. Ngày 12-7-1993, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết
số 04-NQ/TW Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình
mới. Tiếp đó, ngày 16-5-1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 37CT/TWVề một số vấn đề thực hiện công tác cán bộ nữ trong tình hình mới,nêu ra một
số nội dung cụ thể để thực hiện tốt công tác phụ nữ như:Tiếp tục nâng cao nhận thức,
quan điểm của Đảng về vấn đề cán bộ nữ; về quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ nữ;nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp, các ngành;xây dựng chính sách tạo
điều kiện cho cán bộ nữ làm việc và khuyến khích tài năng nữ phát triển;đẩy mạnh
công tác phát triển đảng trong phụ nữ [3].
Các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII, lần thứ VIII, đặc biệt là
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) luôn khẳng định quan điểm


16

về phụ nữ và công tác phụ nữ: “Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính
sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế,

chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý
ở các cấp, các ngành, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện
để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc” [44, tr.126].
Ngày21-1-2002,Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 19/2002/QĐTTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm
2010, đề ra mục tiêu tổng quát về công tác phụ nữlà: “Nâng cao chất lượng đời sống
vật chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các
quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính
trị, kinh tế, văn hố, xã hội” [79].
Từ năm 2005, sau 5 năm thực hiện nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu tồn quốc lần
thứ IX, cơng tác phụ nữ ngày càng được Đảng và các cấp bộ Đảng bộ quan tâm.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng chủ
trương:Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình
đẳng giới. Tạo điều kiện để người phụ nữ thực hiện tốt vai trị người cơng dân,
người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.
Đồng thời Nghị quyết cũng khẳng định nâng cao hoạt động bồi dưỡng, đào
tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh
đạo và quản lý ở các cấp [46, tr.120].
Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 29-11-2006, Quốc hội ban hành Luật
Bình đẳng giới nhằmtiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội và gia đình. Có thể nói rằng, Luật Bình đẳng giới ra đời có
một ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện công tác phụ nữ, thể hiện rõ sự tiến bộ
trong sự phát triển nhận thức của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp giải phóng phụ
nữ, phù hợp với xu thế và tiến bộ trên thế giới, đáp ứng yêu cầu cơng cuộc đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế của đất nước.
Ngày 27-4-2007, BộChính trị khoá X ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW,
bàn riêng về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.Nghị quyết


17


khẳng định: công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, từng vùng, miền và
phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo, khả năng đóng góp cao
nhất của các tầng lớp phụ nữ, qua đó góp phần tạo nên sức mạnh đại đồn kết toàn
dân tộc để phát triển đất nước; đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi
mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện
thực hiện tốt vai trị người cơng dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên
của con người[28].
Nghị quyết cũng nhấn mạnh: Thực hiện cơng tác cán bộ nữ đó là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị, của tồn xã hội và từng gia đình. Trong đó, Nghị quyết cũng
nêu ra trách nhiệm trong thực hiện công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy Đảng các cấp, trách
nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ
mà nòng cốt là các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng đã đề ra mục tiêu đối với Việt Nam trong
việc thực hiện công tác phụ nữ là phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ Việt Nam có
trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Có thể thấy,Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về Cơng tác phụ nữ thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước đã có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ, tiếp tục đổi mới
công tác phụ nữ tạo điều kiện để phụ nữ ngày càng chủ động hơn tích cực tham gia
các hoạt động của gia đình và xã hội, đóng góp xứng đáng cho sự phát triển tồn
diện của đất nước và thực hiện tốt cơng tác bìnhđẳng giới.
Tiếp đó, ngày 06-8-2008, Hội nghị lần thứ bảy, BCH Trung ương khoá X ban
hành Nghị quyết số 27-NQ/TWVề xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,trong đó nêu rõ trí thức là nền tảng tiến bộ xã hội, đội
ngũ trí thức là lực lượng nịng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức, trí thức là những người
đã có cống hiến trong hoạt động thực tiễn, trí thức người dân tộc thiểu số và trí thức nữ
[12].

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ ban hành nhiều văn bản về phụ


18

nữ và công tác phụ nữ. Đề ánĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt Hội liên hiệp phụ
nữ cấp huyện, quận và xã, phường, thị trấn giai đoạn 2008-2012 được Thủ tướng
Chính phủ ban hành kèm Quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 2-6-2008. Đề án xác
định mục tiêu chung: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt Hội Liên hiệp Phụ nữ
cấp quận, huyện và xã, phường, thị trấn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm
chất đạo đức tốt, có năng lực về cơng tác phụ nữ, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh,
góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội địa phương” [83].
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 1-12-2009, Chương trình
hành động của Chính phủ đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 274-2007 của Bộ Chính trịVề cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đặt ra mục tiêu:
Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ sẽ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có
trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập
kinh tế quốc tế; phụ nữ có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn
hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn vào cơng việc xã hội, bình đẳng trên
mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình [31].
Ngày 19-5-2009, Chính phủ ban hành Nghị định Số 48-NĐ/CP quy định về
các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới của Chính phủ. Nêu rõ những chủ trương về
“quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ; quy định tỷ lệ nữ thích hợp để bổ nhiệm các chức
danh trong các cơ quan nhà nước; đồng thời quy định tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt trong các cơ quan, tổ chức có từ 30% lao động nữ trở lên phù hợp với mục tiêu
quốc gia về bình đẳng giới; trong các cơ quan cần có những quy định về tỷ lệ nam,
nữ thích hợp, nữ được quyền lựa chọn hoặc ưu tiên nữ khi nữ đạt tiêu chuẩn như
nam trong tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm” [30].
Ngày 24-12-2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2351/QĐTTg,phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 nêu rõ

quan điểm chỉ đạo của Nhà nước đối với việc thực hiện công tác Bình đẳng giới, đó
là coi “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là một bộ phận cấu thành quan trọng
của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nướcViệt Nam, đồng thời, khẳng
định công tác bình đẳng giới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất



×