Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài thu hoạch tongiao va tinnguong, tình hình thực hiện chính sách về công tác tôn giáo trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.07 KB, 14 trang )

1
BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỆ ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Mơn học
Tên chủ đề:
Số phách

ĐIỂM
Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2
(Ký, ghi rõ họ,
tên)

Ghim 1

Bằng số:

Bằng chữ:



Môn học
Ghim 2

Tên chủ đề:
SỐ PHÁCH

Họ và tên học viên
Mã số học viên
Lớp
Ngày nộp


(Ký, ghi rõ họ, tên)


2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................2

NỘI DUNG.......................................................................................................3
1. KHÁI QT TÌNH HÌNH TƠN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI..................................................................................................3
2- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ CƠNG TÁC TƠN
GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HÀ NỘI................3
2.1 Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác tôn giáo:...........................3
2. Công tác tun truyền, giáo dục chính trị tư tưởng.....................................4
3. Cơng tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo.....................................5
4. Cơng tác vận động, tập hợp quần chúng trong vùng đồng bào có đạo........6
5. Cơng tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng có đạo..........................6
6. Về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo............................7
7. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân....................................................7
III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO THỜI GIAN
TỚI....................................................................................................................8
1. Dự báo tình hình tơn giáo, cơng tác tơn giáo và đề xuất nhiệm vụ, giải
pháp tiếp tục thực hiện thời gian tới..............................................................8
2. Kiến nghị đề xuất:.......................................................................................11
KẾT LUẬN....................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................13


3


MỞ ĐẦU
Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia,
trung tâm văn hóa, khoa học giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Là nơi đặt
trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính
trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra
các hoạt động quan trọng của đất nước; đồng thời, là nơi quy tụ trụ sở của một
số tôn giáo, nơi đặt cơ sở đào tạo các cấp của một số tôn giáo lớn như: Phật
giáo, Công giáo, Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) nên những diễn
biến tôn giáo trong cả nước đều tác động trực tiếp đến tôn giáo Hà Nội, từ đó
gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị, xã hội Thủ đơ. Mặt khác, những động
thái của tơn giáo ở Hà Nội có quan hệ trực tiếp đến động thái của tôn giáo cả
nước cả về phương diện quản lý nhà nước và ổn định về an ninh chính trị và
trật tự an tồn xã hội.
Trong những năm qua, nhân dân trên địa bàn Thủ đô luôn tin tưởng và
thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, trong đó có các chủ trương, chính sách về tơn giáo, tín ngưỡng. Các chức
sắc, nhà tu hành hướng dẫn tín đồ sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo theo các quy
định của Nhà nước và Giáo hội, vận động tín đồ cư trú tại địa phương tích cực
lao động sản xuất, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, đoàn kết, xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư. Việc triển khai các chủ trương của Đảng và
Nhà nước về công tác tôn giáo đã kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh,
liên quan đến công tác tôn giáo, có tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống
kinh tế, xã hội.
Trên cơ sở kiến thức được trang bị của mơn học Tơn giáo và tín ngưỡng
trong chương trình Hồn thiện kiến thức để cấp bằng Cao cấp lý luận chính trị,
trong bài thu hoạch này, em xin phép được đề cập tới một số nội dung cơ bản
về “Tình hình thực hiện chính sách về cơng tác tôn giáo trên địa bàn
Thành phố Hà Nội”.



4

NỘI DUNG
1. KHÁI QT TÌNH HÌNH TƠN GIÁO TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Từ sau khi sát nhập địa giới hành chính Hà Nội – Hà Tây, Thành phố
Hà Nội có 7 tơn giáo được Nhà nước cơng nhận tư cách pháp nhân đang sinh
hoạt tơn giáo bình thường, ổn định như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao
đài, Hồi giáo, Baha’I, Minh sư đạo. Đạo Phật có hơn 1.900 Tăng, Ni với hơn
60.000 tín đồ; đạo Cơng giáo trên 193.000 tín đồ; đạo Tin lành gần 800 tín đồ
và 30 hệ phái (7/30 hệ phái được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân; 158
điểm nhóm với khoảng 6.000 tín đồ người Việt); Cao đài 923 tín đồ; đạo Hồi
80 tín đồ; đạo Baha’I hơn 179 tín đồ; Minh sư đạo 300 tín đồ. Tồn Thành
phố có 5211 di tích đình, đền, nhà thờ họ, lăng, miếu… Trong đó, di tích
được xếp hạng cấp Quốc gia 1.200 di tích; cấp Thành phố 900 di tích. Tại các
xã, phường, thị trấn với nhiều di tích đều có những lễ hội truyền thống; những
tập tục tín ngưỡng; những tín ngưỡng gắn bó với văn hóa, với dịng họ….
2- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ CƠNG
TÁC TƠN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
2.1 Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác
tôn giáo:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tôn giáo, Thành phố Hà Nội
đã kịp thời tổ chức quán triệt và nghiêm túc triển khai các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo, đặc biệt là quán triệt triển
khai Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung
ương (khóa IX) về cơng tác tơn giáo và các văn bản Pháp lệnh về tín ngưỡng,
tơn giáo; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ về cơng tác tôn giáo,...
Thành ủy đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, chú trọng công tác
phổ biến và tun truyền chủ trương, chính sách về tơn giáo của Đảng và Nhà

nước, tổ chức các lớp báo cáo viên làm nòng cốt cho việc tổ chức phổ biến


5
sâu rộng trong đội ngũ các bộ các cấp, nhất là cán bộ ở cơ sở và tín đồ, chức
sắc các tôn giáo.
Ngày 15/4/2003, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng Đề án số 25-ĐA/TU để
triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp
hành Trung ương (Khóa IX) về cơng tác tơn giáo với những giải pháp cụ thể,
thiết thực đối với công tác tôn giáo, phù hợp yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình
hiện nay. Của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đồn thể chính trị - xã hội
Thành phố cũng đã xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để
thực hiện Nghị quyết 25-NQ/ TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khố IX) về cơng tác tơn giáo. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
đồn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trên địa bàn đã phối hợp với
nhau trong cơng tác tơn giáo, từ đó tích cực vận động đồng bào các tơn giáo
thực hiện phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành tốt chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế - xã
hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt cuộc vận động
“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Các đồn thể
đã đẩy mạng công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước trong đồng bào tơn giáo, tích cực phát triển
đồn viên, hội viên, tăng cường xây dựng lực lượng nòng cốt cho phong trào
quần chúng ở địa phương.
2. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng
Các cấp uỷ, chính quyền, các ngành, MTTQ, các đồn thể chính trị - xã
hội của từ Thành phố đến cơ sở luôn quan tâm, làm tốt cơng tác tun truyền,
giáo dục chính trị tư tưởng với nhiều hình thức, nội dung phong phú, tập trung
vào việc nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội
viên và nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước, của Thành phố về công tác tôn giáo nhằm tạo sự đồng thuận,
thống nhất trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, đơn vị và
toàn Thành phố. Nhận thức về công tác tôn giáo của cán bộ, đảng viên, cấp
ủy, chính quyền, đồn thể trong hệ thống chính trị có sự chuyển biến mạnh


6
mẽ; công tác tôn giáo được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị;
vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy về công tác tôn giáo được chú trọng hơn.
3. Công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo
Thành phố đã xem xét, tạo điều kiện thuận lợi để các tôn giáo trên địa bàn
sinh hoạt theo đúng Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tơn giáo đã được cơng
nhận và hoạt động bình thường theo đúng chính và sách pháp luật của Nhà nước.
Thành phố cũng luôn quan tâm tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức tôn giáo
được thực hiện các nhu cầu chính đáng trong việc phong chức, phong phẩm, bổ
nhiệm, thuyên chuyển hoạt động tôn giáo của các chức sắc; xây dựng, sửa chữa
cơ sở thờ tự; xuất bản kinh sách, đồ dùng việc đạo,…Bên cạnh đó Thành phố chỉ
đạo các ngành có liên quan căn cứ các nhu cầu chính đáng của tổ chức, tín đồ
tơn giáo để tạo điều kiện cho các tơn giáo hoạt động bình đẳng trước pháp luật…
Hoạt động đối ngoại tôn giáo được tăng cường, thời gian qua. Thành
phố đã đón tiếp hơn 100 đồn khách nước ngồi đến tìm hiểu tình hình tơn
giáo và chính sách tơn giáo tại địa phương; đã đón và làm việc với nhiều đồn
tơn giáo nước ngồi, nhiều cá nhân và tổ chức tôn giáo, tổ chức quốc tế đến
trao đổi, tìm hiểu về tình hình tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam.
Phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (VESAK) lần đầu tiên được tổ chức tại Việt
Nam với hàng nghìn đại biểu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự,...
Công tác đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực
thù địch trên địa bàn Thành phố đã có những chuyển biến tích cực, góp phần
vào sự ổn định về chính trị, phát triển kinh tế, văn hố, xã hội. Cơng an Thành

phố chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án phòng ngừa, đấu tranh với
những âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo. Bằng
các hình thức hoạt động gặp mặt, chúc mừng ngày lễ trọng của các tôn giáo,
Thành phố đã chủ động gặp gỡ, lắng nghe, trao đổi với các chức sắc tôn giáo
để có biện pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự như
mâu thuẫn giữa các hộ dân và cơ sở thờ tự, các hiện tượng vi phạm trật tự


7
giao thông, trật tự xây dựng đô thị liên quan các cơ sở tôn giáo, mâu thuẫn
trong nội bộ các tôn giáo. Vận động các chức sắc, nhà tu hành có thái độ
chính trị tốt giúp chính quyền tun truyền, vận động tín đồ khơng vi phạm
pháp luật, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, “kính chúa yêu nước”, qua
đó đã đem lại hiệu quả tích cực giúp ổn định tình hình chính trị, nâng cao đời
sống nhân dân…
4. Công tác vận động, tập hợp quần chúng trong vùng đồng bào có đạo
Ủy ban MTTQ Thành phố đã tổ chức vận động tín đồ các tơn giáo tham
gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của Mặt trận gắn với
phong trào thi đua yêu nước, sống “Tốt đời, đẹp đạo” của các tôn giáo; tổ
chức ký giáo ước thi đua “Xây dựng xứ, họ đạo tiên tiến”; “Chùa tinh tiến”
theo các tiêu chí; vận động các tầng lớp nhân dân, các tín đồ đồn kết tương
trợ giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần;
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng “Nơng thơn
mới”, xây dựng gia đình văn hóa, tích cực tham gia hoạt động xã hội, nhân
đạo từ thiện trên địa bàn Thành phố.
Các phong trào thi đua yêu nước của các tổ chức tôn giáo được lồng
ghép vào các phong trào do MTTQ các cấp phát động đã đem lại hiệu quả
thiết thực; tín đồ các tơn giáo tích cực tham gia các phong trào tồn dân xây
dựng nơng thơn mới, phịng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an toàn ở khu
dân cư; thực hiện cuộc vận động xanh, sạch, đẹp, an toàn kỷ cương, văn minh

đơ thị. Hưởng ứng phong trào thi đua “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư - sống tốt đời, đẹp đạo”; đồng bào các tơn giáo tham
gia đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa
hàng năm. Qua bình xét gia đình văn hóa hàng năm, tại các gia đình theo đạo
Cơng giáo các quận, huyện, thị xã đều đạt từ 85% đến 95%; nhiều chức sắc,
nhà tu hành, tín đồ các tơn giáo là người tiêu biểu...
5. Cơng tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng có đạo
Các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ln tơn
trọng, đánh giá đúng vai trị ảnh hưởng của các chức sắc, nhà tu hành trong các
tôn giáo và người có đạo đối với quần chúng nhân dân. Ln tạo điều kiện thuận
lợi để các tôn giáo hoạt động, qua đó đẩy mạnh việc thực hiện các phong trào thi


8
đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực tham gia các hoạt
động của địa phương, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” gắn với các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tích cực tham gia cơng
tác giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, nhận đỡ đầu trẻ em có hồn
cảnh khó khăn.
Việc quản lý, sử dụng cốt cán tôn giáo trên địa bàn Thành phố ngày
càng đi vào nề nếp, số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Đây là những
người gương mẫu, có khả năng tuyên truyền, vận động, tập hợp quần chúng,
làm nòng cốt trong các phong trào ở địa phương.
6. Về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo
Việc củng cố, kiện tồn đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn giáo trong hệ
thống chính trị trên địa bàn Thành phố được quan tâm cả về số lượng và chất
lượng. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thành phố đã sáp nhập Ban Tôn giáo
vào Sở Nội vụ. Hàng năm, Thành phố, các quận huyện, thị xã thường xuyên tổ
chức bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ, kỹ năng trong công tác. Thông
qua tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đã giúp đội ngũ cán bộ làm công tác tơn giáo

các cấp nâng cao trình độ, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ về công tác tôn giáo.
7. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
1- Một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức tới công tác lãnh
đạo, chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước và Thành phố về công tác tôn giáo; chậm đổi mới phương
thức lãnh đạo; chưa gắn kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương với
việc phát huy khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
2- Việc phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo giữa cấp uỷ, chính
quyền một số nơi cịn lúng túng; một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức
đầy đủ vai trị của cơng tác tơn giáo trong tình hình mới, cịn có thái độ nghi ngờ,
ngại tiếp xúc với chức sắc tôn giáo.
3- Công tác quản lý Nhà nước về tơn giáo cịn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa
đáp ứng yêu cầu chính đáng của một số cá nhân, tổ chức tơn giáo. Một số nơi cịn
bng lỏng, chưa kịp thời hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện đúng
pháp luật; việc giải quyết các vấn đề tôn giáo nảy sinh trong thực tiễn ở một số địa
phương cịn lúng túng, thiếu thống nhất. Vì vậy, tình trạng xây, sửa cơ sở thờ tự
bất hợp pháp; lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan...


9
4- Hoạt động của MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội có việc chậm đổi
mới, hiệu quả chưa cao, cịn biểu hiện hành chính hóa; chưa phát huy tốt vai trò đại
diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồn viên, hội viên; gặp khó khăn trong
việc tập hợp, thu hút thanh niên, các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với đồng bào dân
tộc thiểu số và một số tín đồ theo đạo tham gia các hoạt động, các phong trào thi đua
ở cơ sở.
5- Việc các tổ chức tôn giáo chưa được nhà nước công nhận, tổ chức
hoạt động mang màu sắc tôn giáo xuất hiện thêm và có xu hướng phát triển
nhanh trên địa bàn Thành phố chưa được giải quyết dứt điểm đã ảnh hưởng
đến an ninh trật tự và an toàn xã hội…

* Nguyên nhân: Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền về u
cầu nhiệm vụ cơng tác tôn giáo chưa được thường xuyên, nên thiếu quan tâm
đầu tư và chỉ đạo thực hiện. Nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo của
một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị chưa thật đầy đủ và đúng chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.
Hệ thống các văn bản pháp quy về tín ngưỡng, tơn giáo chưa đồng bộ, thiếu
các quy định và điều khoản thi hành trong việc giải quyết về đất đai liên quan
đến tôn giáo và các chế tài xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tơn giáo, tín
ngưỡng... Tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính về lĩnh vực tín ngưỡng,
tơn giáo liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành còn chậm. Việc phối hợp các
cấp, các ngành xử lý các vấn đề nảy sinh trong tôn giáo, liên quan đến các
hoạt động đối nội, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội cịn thiếu đồng bộ.
III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ CƠNG TÁC TƠN GIÁO
THỜI GIAN TỚI
1. Dự báo tình hình tơn giáo, công tác tôn giáo và
đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện thời
gian tới
Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển tồn cầu, cơng tác tơn giáo
cịn diễn biến phức tạp; tác động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong
đó có sự giao lưu, truyền đạo, xâm nhập tơn giáo trong và ngồi nước ngày
một gia tăng; nhu cầu về sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, xây dựng, sửa chữa,
cải tạo cơ sở thờ tự trong nước sẽ phát triển mạnh; tập hợp thu hút tín đồ ngày


10
một đa dạng, phong phú; công tác quản lý nhà nước về tơn giáo cịn bộc lộ
những khó khăn, bất cập. Các tổ chức tôn giáo tham gia vào các hoạt động
trong đời sống xã hội ngày một cao, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo ngày một phát
triển; các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động công tác nhân đạo, từ thiện, y tế, giáo
dục… đây là các yếu tố có tác động mạnh mẽ đến tôn giáo địa phương. Dự

báo số lượng người theo các tôn giáo trên địa bàn Thành phố ngày một đông,
đa dạng, phức tạp. các tổ chức tôn giáo thông qua công tác nhân đạo, từ thiện,
giáo dục, y tế chữa bệnh… để lợi dụng, tập hợp truyền đạo, phát triển tổ chức.
Bên cạnh đó vấn đề nhân quyền quốc tế, tự do tôn giáo, quan hệ quốc tế của các
tôn giáo Việt Nam ngày được mở rộng, sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình tơn giáo
ở Việt nam nói chưng, Hà Nội nói riêng…. Thời gian tới, các tơn giáo sẽ đẩy
mạnh phát triển tín đồ, đặc biệt là đạo Tin lành. Việc các tôn giáo tăng cường
truyền giáo có thể tạo ra sự mất ổn định cục bộ, trong đó có sự xung đột giữa văn
hóa tín ngưỡng truyền thống với văn hóa, lối sống mới do tơn giáo đưa đến và sẽ
có thêm các tôn giáo mới được công nhận theo quy định của Luật tín ngưỡng tơn
giáo. Đây sẽ là cơ sở để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hồ
bình”, lợi dụng vấn đề tơn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá sự nghiệp
cách mạng của Đảng và Nhà nước ta.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII khẳng định: tiếp tục hồn thiện
chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo, phát huy những giá trị văn hố,
đạo đức tốt đẹp của các tơn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức
tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được
Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động
phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn
giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đồn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín
ngưỡng, tơn giáo trái quy định của pháp luật. Luật tín ngưỡng, tơn giáo có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, cơng tác tơn giáo, tín ngưỡng được mở
rộng và cởi mở hơn… Từ thực tiễn công tác tôn giáo trên địa bàn Thành phố,
thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn cần thực hiện tốt các
nhiệm vụ trọng tâm như sau:


11
1. Một là, Tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo
Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đồn thể chính trị - xã hội các cấp, đội

ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và quần chúng nhân dân, tín đồ, chức sắc
các tơn giáo những quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về tôn giáo. Xác định rõ trách nhiệm cụ thể của cấp uỷ, chính quyền, các cấp,
các ngành, nhất là đối với cán bộ làm công tác quản lý nhà nước trong công
tác tôn giáo. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tơn giáo.
2. Hai là, Hướng dẫn và tạo điều kiện cho tổ chức, chức sắc, tín đồ các
tơn giáo sinh hoạt tôn giáo ổn định theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn
giáo đã được Nhà nước công nhận và các quy định của pháp luật; thực hiện
đường hướng yêu nước, đồng hành cùng dân tộc. Đẩy mạnh phong trào thi
đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” trong quần chúng tín
đồ các tơn giáo; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
3. Ba là, Chủ động phòng ngừa và đấu tranh chống việc lợi dụng tơn
giáo; đấu tranh nhằm phân hố, tranh thủ, lơi kéo các đối tượng, các nhóm
chống đối trong các tơn giáo. Vận động tín đồ các tơn giáo phát huy tinh thần
yêu nước, tự giác phối hợp đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn
giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, gây mất ổn định xã hội,
xâm hại an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố.
4. Bốn là, Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ để các tôn giáo hoạt động đúng pháp
luật, vừa tạo điều kiện cho công tác quản lý. Kịp thời kiến nghị, bổ sung cho
phù hợp với thực tiễn một số nội dung cịn có vướng mắc trong hoạt động tôn
giáo như: vấn đề đất đai liên quan đến tôn giáo; việc các tổ chức tôn giáo
tham gia xã hội hoá y tế, giáo dục, từ thiện, nhân đạo; về sinh hoạt tơn giáo
của người nước ngồi tại Việt Nam; việc xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt
động tôn giáo… không để phát sinh “điểm nóng” về tơn giáo.
5. Năm là, Thường xun kiện tồn đội ngũ cán bộ làm công tác tôn
giáo, mỗi quận, huyện, thị xã phải có cán bộ chuyên trách về công tác tôn



12
giáo và dân tộc (đối với những địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sống
tập trung trên địa bàn).
6. Sáu là, Chú trọng việc tranh thủ và vận động giáo sĩ, chức sắc, nhà
tu hành, tín đồ các tơn giáo chấp hành chính sách, pháp luật, phát huy tinh
thần yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an
toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.
2. Kiến nghị đề xuất:
2.1. Đề nghị Trung ương tiếp tục ban hành các văn bản, hướng dẫn triển
khai Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tín ngưỡng, tơn giáo.
2.2. Chỉ đạo các Bợ, Ban, ngành có liên quan nghiên cứu ban hành các
Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính để
làm cơ sở trong quá trình giải quyết những vấn đề có liên quan đến tơn giáo
và cơng tác tơn giáo.


13

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách công tác tôn giáo trên
địa bàn thành phố Hà Nội, có thể khẳng định những kết quả đạt được là rất
đáng khích lệ, tạo bước chuyển biến mới về nhận thức, nội dung và phương
thức tiến hành công tác vận động quần chúng của cả hệ thống chính trị từ
Thành phố tới cơ sở. Các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ các đồn thể chính trị xã hội, cán bộ, đảng viên đã có chuyển biến trong nhận thức về tơn giáo; đã
cụ thể hóa bằng các chương trình hành động và kế hoạch thực hiện, kịp thời
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai đối với công tác tôn giáo; kiện tồn
tổ chức bộ máy, cán bộ làm cơng tác tôn giáo.
Công tác quản lý nhà nước về công tác tơn giáo từng bước đi vào nền

nếp, có hiệu quả; việc tiếp xúc, gặp gỡ với chức sắc, tín đồ các tơn giáo được
thực hiện thường xun hơn. Chính quyền các cấp đã chú trọng giải quyết các
nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo chính đáng, hợp pháp của chức sắc và đồng bào
theo các tôn giáo; các tổ chức tôn giáo được quan tâm, tạo điều kiện và tổ
chức hoạt động đúng quy trình của pháp luật; khơng phát sinh các vụ việc
phức tạp giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tơn giáo; khối đại đồn
kết tồn dân tộc được giữ vững. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể
quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tập trung
giải quyết vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo điều kiện cho các sinh
hoạt tín ngưỡng, tơn giáo của đồng bào. Ðẩy mạnh công tác vận động các
chức sắc, đồng bào có đạo tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước,
sống "tốt đời, đẹp đạo", đồng hành cùng dân tộc và tham gia các hoạt động xã
hội từ thiện, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm trật tự an tồn xã hội... Ðồng bào
các tơn giáo đã có những đóng góp tích cực vào cơng cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Các tơn giáo có sự phát triển về tín đồ, chức sắc, nhà tu hành;
công tác đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, chức việc, nhà tu hành được quan tâm;
sinh hoạt tôn giáo sôi động, cơ sở thờ tự được xây mới, sửa chữa, cải tạo, tu
bổ thường xuyên hơn.


14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Lao
động, Hà Nội, 2014.
2- Luật Tín ngưỡng, tơn giáo số 02/2016/QH14 của Quốc hội Khóa
XIV;
3- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
4- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.
5- Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung
ương (khóa IX) về công tác tôn giáo;
6- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ về cơng tác Tơn giáo;
7- Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
nhà, đất liên quan đến tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT - TTg của Thủ tướng
Chính phủ về cơng tác đối với đạo Tin lành;
8- Đề án số 25-ĐA/TU, ngày 15/4/2003 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà
Nội về triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban
Chấp hành Trung ương (khóa IX) về cơng tác tơn giáo;
9- Đề án 107/UBND - ĐA ngày 27/11/2009 của UBND Thành phố về
“Tăng cường công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội”;
10- Các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố về công tác
tôn giáo.



×