Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài thu hoạch môn giới trong lđql, phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.99 KB, 12 trang )

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỆ ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Mơn học
Tên chủ đề:
Số phách

ĐIỂM
Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2
(Ký, ghi rõ họ,
tên)

Ghim 1
Bằng số:

Bằng chữ:



Môn học
Ghim 2

Tên chủ đề:
SỐ PHÁCH

Họ và tên học viên
Mã số học viên
Lớp
Ngày nộp

(Ký, ghi rõ họ, tên)



2

MỤC LỤC

1. Mở đầu..............................................................................................................2
2. Nội dung............................................................................................................3
2.1 Thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam và những rào
cản hạn chế phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý................................................3
2.2. Giải pháp để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo,
quản lý...................................................................................................................6
2.3 Liên hệ thực tiễn tại Bộ Tư pháp..................................................................8
3. Kết luận...........................................................................................................10
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................11


3

1. Mở đầu
Vấn đề bình đẳng giới là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia
trên thế giới trong những thập kỷ qua. Một trong những khía cạnh nằm trong mối
quan tâm ấy là hiện tượng phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo, quản lý đang
ngày càng có xu hướng gia tăng.
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để phụ
nữ ngày càng giữ nhiều vị trí chủ chốt trong hệ thống chính trị. Việc đánh giá
những thành công, hạn chế của công tác cán bộ nữ thời gian qua, đặc biệt là nhìn
nhận đúng đắn, khách quan nguyên nhân của những hạn chế sẽ giúp chúng ta có
những giải pháp hiệu quả hơn về việc bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực chính
trị. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nâng cao đời sống vật
chất lẫn tinh thần của phụ nữ, củng cố và tăng cường vị trí và đảm bảo quyền

bình đẳng của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện và cơ hội cho cho phụ nữ tham
gia ngày càng nhiều hơn vào việc quản lý Nhà nước và xã hội.Tuy nhiên vị thế
và vai trò của họ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của họ.Trong
quá trình tham gia cơng tác lãnh đạo quản lý, phụ nữ ngày càng có nhiều thuận
lơi, song cũng khá nhiều rào cản ảnh hưởng tới con đường lãnh đạo của họ mà
bao trùm là định kiến giới về năng lực, từ phía gia đình, Chính sách Xã hội và
những phong tục lạc hậu, kéo theo những bất cập khác khi họ tiếp cận hay tham
gia công tác lãnh đạo quản lý. Vì thế để phụ nữ tự tin trên con đường lãnh đạo
quản lý cùng nam giới, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp
phù hợp hơn để vị thế và vai trò của phụ nữ được nâng lên một tầm cao hơn.
Vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài :"Phụ nữ tham gia lãnh đạo và
quản lý ở Việt Nam hiện nay” để làm bài viết thu hoạch của mình nhằm tìm
hiểu thêm về giới trong lãnh đạo quản lý.


4

2. Nội dung
2.1 Thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam và
những rào cản hạn chế phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý
Có thể nói, Đảng và Nhà nước ta ln quan tâm đến việc giải phóng phụ
nữ, coi đó là một nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng. Đảng có nhiều văn kiện,
nghị quyết về công tác cán bộ nữ như Chỉ thị số 37/CT-TW ngày 16-5-1994 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ
nữ trong tình hình mới, Nghị quyết  số 04-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng đã đặt
vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến lược trong tồn
bộ cơng tác cán bộ của Đảng và Nhà nước; Nghị quyết số 211-NQ/TW của Bộ
Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; Nghị quyết số 11-NQ/TW, của Bộ Chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…. Những nghị quyết, chỉ thị

đó là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta có những chính sách, biện pháp cụ thể nhằm
tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Do đó, số
lượng phụ nữ được giữ trọng trách trong hệ thống chính trị ngày càng tăng. Điều
đó được thể hiện cụ thể qua những số liệu sau:
Theo thống kê, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đã tăng hơn 20% từ khóa I
(2,5%) đến khóa XII (25,7%), trong đó 6/12 khóa có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội
là 25% trở lên. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004-2011 ở ba
cấp đều dưới 30%, cụ thể cấp tỉnh đạt 23,88%, cấp huyện 22,94% và cấp xã đạt
20,1%. Nhiệm kỳ 2010-2015, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt tỷ lệ như sau: cấp tỉnh
đạt 11,3%, cấp huyện đạt 15,15%, cấp xã 17,98%. Tỷ lệ nữ ủy viên chính thức
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vừa đạt 8,57%, tỷ lệ nữ ủy viên
dự khuyết đạt 12%. Đó là kết quả của những nỗ lực, cố gắng của bản thân các nữ
cán bộ nói riêng và cả hệ thống chính trị ở nước ta thời gian qua nói chung. Tuy
nhiên, cơng tác cán bộ nữ vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù tỷ lệ nữ đại biểu Quốc


5

hội là đáng ghi nhận so với các nước Đông Nam Á nhưng Việt Nam khơng có
nhiều đại diện nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp.Tỷ lệ nữ là bộ trưởng cũng
còn thấp. Những cán bộ nữ nắm giữ được những vị trí quan trọng trong hệ thống
chính trị thường đã nhiều tuổi, khơng có nhiều thời gian để phát huy hết năng lực
của mình. Nữ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trở lên ở cấp Trung ương và cán bộ nữ
chủ chốt cấp tỉnh hiện nay hầu hết đều ở độ tuổi trên 50, tỷ lệ cán bộ nữ cấp
phòng ở huyện, quận giảm. Nếu so sánh về việc phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản
lý ở nước ta với một số nước phát triển thì vẫn còn một khoảng cách xa.
Từ việc thống kê nêu trên, liên hệ với cơ quan đang công tác, em nhận
thấy: Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ quan Thi hành án dân sự đã
thực hiện tốt công tác tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo,
quản lý. Tại Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, tính đến ngày

31/12/2017, Lãnh đạo Tổng cục gồm 05 đồng chí (01 Tổng Cục trưởng và 04
Phó Tổng cục trưởng); Lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng cục gồm 11/31 đồng chí,
trong đó có 04 lãnh đạo nữ là Vụ trưởng, chiếm 35% tổng số công chức lãnh
đạo, vượt 13% so với chỉ tiêu được giao (22%). Trong giai đoạn 2016-2021, số
lượt công chức, viên chức nữ được quy hoạch lãnh đạo cấp Vụ là 50/92 lượt
(54,35%). Đây là tỉ lệ cao so với tỉ lệ công chức nữ của cơ quan Tổng cục là
57,53% là nữ. Tại Đại hội các Chi bộ trực thuộc Đảng ủy Tổng cục, có 12/24
cơng chức nữ tham gia Chi ủy nhiệm kỳ 2017-2020. Có 05/14 lượt cơng chức nữ
được quy hoạch lãnh đạo cấp Tổng cục giai đoạn 2017-2021 và 49/76 lượt công
chức nữ được quy hoạch lãnh đạo cấp Vụ giai đoạn 2021-2026.
Tại các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, tính đến năm 2017, tồn
hệ thống có 206 lãnh đạo Cục thì có 19 nữ, trong đó có 03 Cục trưởng là nữ, đó
là Nam Định, Nghệ An, Bắc Giang. Số cơng chức nữ được cử tham gia đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn và các lớp bồi dưỡng đều đạt tỉ lệ cao (lần lượt là
100% và 61,1%) và đều vượt chỉ tiêu đề ra (lần lượt là 40% và 50%).


6

Mặc dù vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị đã được nâng lên nhưng
vẫn cịn hạn chế. Điều này có thể được lý giải từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do còn tồn tại sự chênh lệch giới trong cơng tác giáo dục
Trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng cấu thành năng lực của người
cán bộ. Vì vậy, đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đề bạt, bổ
nhiệm phụ nữ vào những vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt.Tuy nhiên, thực tế cho
thấy, tuy mức độ chênh lệch về trình độ giữa nam và nữ ở cấp học thấp khơng
đáng kể nhưng ở trình độ học vấn càng cao thì mức chênh lệch về giới lại càng
lớn.Tỷ lệ nữ giới đạt học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, giáo sư thấp hơn khoảng từ
5 đến 18 lần so với nam giới. Năm 2007, tỷ lệ cán bộ nữ được phong hàm phó
giáo sư chỉ chiếm 11,67%, trong khi đó tỷ lệ này của nam giới là 88,33%. Đối

với học hàm giáo sư, phụ nữ cũng chỉ chiếm 5,1%, nam giới chiếm tới 94,9%.
Học vị tiến sĩ khoa học, nam giới - 90,22%, phụ nữ - 9,78%; học vị tiến sĩ, nam
giới - 82,98%, phụ nữ - 17,02%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh
lệch giới về trình độ học vấn ở mức cao như: ở lứa tuổi này, phụ nữ thường bận
rộn với công việc gia đình, sinh con và chăm sóc con, phụ nữ thường nhường cơ
hội học tập cao cho người chồng của mình… Tuy nhiên, khi tỷ lệ phụ nữ có trình
độ học vấn cao thấp hơn nam giới thì họ sẽ bị thua kém hơn về cơ hội trong việc
tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Thứ hai, định kiến giới vẫn còn tồn tại
Việt Nam là một nước nơng nghiệp, trải qua hàng nghìn năm thuộc địa
phong kiến nên ý thức hệ phong kiến với quan niệm “trọng nam khinh nữ”; việc
làm quan, công việc đại sự là của nam giới, phụ nữ chỉ lo việc bếp núc trong nhà,
đã ăn sâu vào nếp nghĩ của khơng ít người. Mặc dù hiện nay pháp luật đã dần
công nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực nhưng tâm lý này
vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhân dân, trong đó có một bộ phận cán bộ
lãnh đạo, quản lý. Điều đó là một trở ngại cho sự tham gia công tác lãnh đạo,


7

quản lý của nữ giới. Bởi lẽ khi cấp trên khơng tin tưởng thì sẽ khơng cất nhắc, đề
bạt họ lên những vị trí quan trọng, chủ chốt, khơng mạnh dạn giao việc cho cán
bộ nữ đúng lúc, đúng việc, đúng tầm.
Thứ ba, tâm lý tự ti, an phận của phụ nữ
Do hoàn cảnh lịch sử để lại, phụ nữ ít có điều kiện, cơ hội để tham gia
những cơng việc trọng đại của cộng đồng, đất nước, ít có cơ hội để khẳng định
mình trước nam giới. Chính vì vậy, đã hình thành tâm lý tự ti, thiếu tin tưởng
vào khả năng của mình trong chính bản thân phụ nữ.Hơn nữa, với thiên chức làm
vợ, làm mẹ của mình, người phụ nữ có trọng trách rất lớn trong việc xây dựng
gia đình.Chế độ xã hội phong kiến kéo dài hàng nghìn năm đã cột chặt người

phụ nữ vào trọng trách đó. Do vậy, mặc dù khi xã hội phát triển, phụ nữ được
tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn nhưng trước mâu thuẫn giữa sự nghiệp
và gia đình, nhiều phụ nữ có tâm lý an phận, đặt gia đình quan trọng hơn sự
nghiệp. Họ chấp nhận tham gia các hoạt động xã hội ít đi để có thể dành được
nhiều thời gian lo lắng, chăm sóc cho gia đình hơn. Thế nên, ngay bản thân phụ
nữ cũng đã tự dưng lên cho mình trở ngại trong việc tham gia lãnh đạo, quản lý.
Kết quả khảo sát thực tế về những khó khăn, cản trở mục tiêu sự nghiệp phân
tích theo giới tính cũng cho thấy, lý do vì là phụ nữ chiếm 10,7%, trong khi tỷ lệ
tương ứng này ở nam giới chỉ là 1%.
2.2. Giải pháp để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí
lãnh đạo, quản lý
Thứ nhất, khắc phục định kiến giới
Phụ nữ phải được xã hội và đặc biệt là nam giới tơn trọng, ủng hộ thì vai
trị của họ trong xã hội mới được phát huy. Nếu những cán bộ lãnh đạo quản lý
có nhận thức đúng đắn về giới thì họ sẽ cơng bằng hơn trong đào tạo, đánh giá,
đề bạt, bổ nhiệm cán bộ dù là nam hay nữ. Nếu nam giới nhận thức đúng đắn
hơn về bình đẳng giới thì họ sẽ cùng chia sẻ, gánh vác cơng việc gia đình với


8

phụ nữ theo điều kiện và khả năng có thể, tạo điều kiện cho phụ nữ có thêm cơ
hội để nâng cao trình độ học vấn, có thêm thời gian để làm việc, cống hiến và
tham gia công tác lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, để xóa bỏ một tâm lý, tư tưởng
đã ăn sâu trong nếp nghĩ của nhiều thế hệ người Việt Nam không phải là việc dễ
dàng, nó địi hỏi nỗ lực cao độ trong cơng tác giáo dục về bình đẳng giới. Bởi lẽ
mặc dù pháp luật đã thừa nhận sự bình đẳng giới bằng văn bản chính thống,
nhưng nếu những tư tưởng, định kiến về giới vẫn cịn tồn tại dù là khơng cơng
khai thì cũng vẫn là cản trở rất lớn đối với việc tham gia lãnh đạo, quản lý của
phụ nữ. Chính vì vậy “đào tạo lại thế hệ người lớn tuổi hiện nay là cần thiết,

nhưng quan trọng hơn là đào tạo thế hệ trẻ, bởi vì chính thế hệ trẻ (có lẽ phải vài
ba thế hệ kế tiếp nhau) mới có khả năng vượt qua những định kiến do lịch sử để
lại, rằng việc làm quan là việc của đàn ông, còn việc nội trợ là việc của đàn bà”.
Thứ hai, có kế hoạch phát triển cán bộ nữ cụ thể
Việc thay đổi định kiến về giới phải được biểu hiện bằng những hành
động mang tính thực tế, đó là phải có kế hoạch phát triển cán bộ nữ mang tính
chiến lược lâu dài và có tính đột phá. Chính vì vậy, cấp ủy và người đứng đầu cơ
quan, đơn vị cần phải có kế hoạch thiết thực trong việc đào tạo, bồi dưỡng và cất
nhắc cán bộ nữ. Tức là các cấp lãnh đạo cần phải thường xuyên quan tâm, xây
dựng chỉ tiêu cụ thể, chi tiết trong từng năm, từng thời kỳ cho công tác cán bộ nữ
và nghiêm túc thực hiện.Trong đó, phải coi việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ là
khâu nền tảng. Nếu không chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ thì phụ
nữ sẽ khó hội tụ đủ điều kiện và tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, cất nhắc.
Thứ ba, bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên
Nếu như Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát huy hết khả
năng, trí tuệ của mình mà chính bản thân phụ nữ khơng cố gắng vươn lên thì
cũng khơng có ý nghĩa gì.Vì vậy, phụ nữ trước hết phải xóa bỏ tâm lý tự ti và tin
tưởng vào khả năng của mình. Khi đủ tự tin, phụ nữ sẽ khơng quản ngại khó


9

khăn, sẽ nỗ lực học tập để khẳng định mình, bởi lẽ chỉ có tự nâng cao trình độ, trí
tuệ thì phụ nữ mới có thể đảm đương được mọi cơng việc mà Đảng và Nhà nước
giao phó. Nếu khơng khẳng định được năng lực của mình tương xứng với nam
giới thì cơng tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ tư, phát triển các dịch vụ xã hội về gia đình
Lãnh đạo, quản lý cũng là một loại lao động chất lượng cao, địi hỏi nhiều
trí tuệ và chất xám. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng điều
kiện để người phụ nữ có thể tham gia vào nền sản xuất xã hội là phải làm công

việc nhà rất ít.Trong khi đó, thực tế cho thấy, phụ nữ hầu như phải dành nhiều
thời gian và tâm sức hơn nam giới cho cơng việc gia đình. Do đó, để phụ nữ có
thể phát huy hết khả năng của mình trong cơng tác lãnh đạo, quản lý thì phải
phát triển tốt các dịch vụ liên quan đến gia đình như nhà trẻ, nhà hàng, dịch vụ
dọn dẹp nhà cửa… nhằm giải phóng phụ nữ khỏi một phần cơng việc gia đình.
Nhà nước cần đầu tư, phát triển rộng khắp các dịch vụ xã hội liên quan đến gia
đình với mức chi phí phù hợp để nhiều gia đình có thể sử dụng các dịch vụ này.
Các giải pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ mới có thể góp
phần vào việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ Việt Nam vào các vị trí lãnh
đạo, quản lý. Nó đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng thay đổi trong cả nhận thức và hành
động của toàn xã hội, cả nam giới và nữ giới. Việc thực hiện bình đẳng giới nói
chung, bình đẳng giới trong chính trị nói riêng, là nhiệm vụ chung của tồn xã
hội, khơng phải là công việc của riêng một giới nào.
2.3 Liên hệ thực tiễn tại Bộ Tư pháp
Ngày 05/01, Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
(PNVN) đã ký Chương trình phối hợp thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật, trợ
giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ; hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới
trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022.


10

Chương trình ký kết nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp với
Hội Liên hiệp PNVN trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp
lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ; hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây
dựng pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của hai Bên; Bảo đảm quyền
được thông tin về pháp luật cho phụ nữ, kịp thời hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp,
vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư, thúc đẩy việc thực hiện và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, hội viên phụ nữ; nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật, nhất là

các dự án luật liên quan trực tiếp đến phụ nữ…
Trên cơ sở đánh giá kết quả công tác phối hợp giai đoạn 2013-2017, Lãnh
đạo hai cơ quan đã thống nhất các nội dung phối hợp cụ thể giai đoạn 20182022, theo đó, Chương trình tập trung vào một số nội dung như: Phối hợp thực
hiện công tác: phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở Cơ sở; tư vấn pháp luật,
trợ giúp pháp lý; lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật; bồi dưỡng,
tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ Hội Liên hiệp PNVN và Ngành Tư pháp;
tham gia giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách và góp ý, tham gia xây
dựng pháp luật.
Để Chương trình phối hợp được triển khai thiết thực, chất lượng và hiệu
quả, hai Bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong triển khai thực hiện
hoạt động, nhất là từ phía cơ quan, đơn vị chun mơn để cùng tổ chức thực hiện
tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho
phụ nữ, phát huy tốt nhất vị thế, năng lực của phụ nữ trong cơng tác hịa giải cơ
sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022.


11

3. Kết luận
Việc phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý là biểu hiện cao nhất, đầy đủ
nhất quyền bình đẳng giới của phụ nữ. Việc tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia
vào các vị trí lãnh đạo, quản lý khơng chỉ là một tiêu chí quan trọng của bình
đẳng giới mà cịn là động lực thúc đẩy mức độ bình đẳng giới. Khi người phụ nữ
ở vị trí lãnh đạo, quản lý, việc ban hành các chính sách và tổ chức thực hiện các
chính sách có lồng ghép vấn đề bình đẳng giới sẽ thuận lợi hơn. Cũng như nhiều
quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để phụ nữ ngày càng giữ
nhiều vị trí chủ chốt trong hệ thống chính trị. Chính vì vậy, đánh giá những
thành công, hạn chế của công tác cán bộ nữ thời gian qua, đặc biệt là nhìn nhận
đúng đắn, khách quan nguyên nhân của những hạn chế sẽ giúp chúng ta có
những giải pháp hiệu quả hơn về việc bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực

chính trị.
Những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối chính
sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho cán bộ nữ trong công tác lãnh đạo, quản lý, song
họ vẫn gặp khơng ít những rào cản gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả công
việc, bởi họ cùng một lúc phải đảm nhiều vai trò khác nhau.
Trong những năm gần đây, phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý có sự gia
tăng cả về số lượng và chất lượng dựa trên cơ chế mới. Họ là những lực lượng
dồi dào, tiềm năng mà phong trào phụ nữ đã có đóng góp to lớn cho sự nghiêp
cơng nghiệp hóa - hiện đạo hóa đất nước. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh
đạo quản lý trong các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể có tăng nhưng khơng
đáng kể. Sự gia tăng ấy vẫn chậm và không bền vững, chưa đạt được mục tiêu đề
ra, đặc biệt càng xuống cấp cơ sở số lương nữ cán bộ càng ít.


12

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Giáo trình CCLLCC mơn Giới trong lãnh đạo, quản lý của Học viện chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
2- Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị (khố X) về
“Cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước”.
3- Hà Thị Thùy Dương: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ tham gia lãnh
đạo, quản lý”, tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 3 năm 2014.
4- TS. Lương Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới và lãnh
đạo nữ: Bài giảng "Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị
Việt Nam: Thực trạng và giải pháp", Tháng 01 năm 2018.
5- Nguyễn Đức Hạt: Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ
thống chính trị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
6- Lê Thi: Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Phụ
nữ, Hà Nội, 1999.


 
 



×