Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Phân tích ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất.Liên hệ thực tiễn học tập của bản thân em.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.04 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

PHÂN TÍCH Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN RÚT RA TỪ
VIỆC NGHIÊN CỨU QUY LUẬT TỪ SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
DẪN TỚI SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT. LIÊN HỆ THỰC TIỄN HỌC
TẬP CỦA BẢN THÂN?

NGUYỄN BÙI THẢO LINH
Lớp: G13

;Mã sv: 98917

Khoa: Kinh tế hàng hải
Khóa năm:

2022- 2026

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Vũ Phú Dưỡng

Hải Phòng – 2022
1


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1- Lượng và Chất trong triết học Mác-lênin. Sự đổi lượng và
chất chuyển.
1.1: Các khái niệm liên quan
1.2:Khái niệm quy luật lượng chất


1.3:Mối quan hệ giữa lượng-chất
1.4:Phân tích của Ăng-ghen về quy luật biến đổi giữa luọng và chất
CHƯƠNG 2- Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT
LƯỢNG CHẤT
2.1:Ý nghĩa trong nhận thức
2.2:Ý nghĩa trong thực tiễn
2.3:Ý nghĩa phương pháp luận
CHƯƠNG 3-VẬN DỤNG VÀO VIỆC HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
3.1:Mặt hạn chế của sinh viên khi vận dụng lượng-chất vào bản thân
3.2:chọn phương thức học tập
3.3Xác định các điểm nút và bước nhảy chắc chắn
3.4: Khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Tránh thói tự mãn
3.5: Nâng cao kĩ năng mềm
3.6 Giải trí, sinh hoạt điều độ.Tham gia hoạt động ngoại khóa
3.7 . Có ý thức cộng đồng tốt.
CHƯƠNG4-PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN CAM ĐOAN CỦA SINH VIÊN

2


MẪU ĐĂNG KÝ TIỂU LUẬN
GỬI GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH GÓP Ý KIẾN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bùi Thảo Linh
Tên tiểu luận: Phân tích ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu quy
luật từ sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Liên hệ thực tiễn học
tập của bản thân?
Đề tài tiểu luận được lấy từ nguồn: Đề tài của tiểu luận được lấy từ nguồn của

giáo viên Vũ Phú Dưỡng yêu cầu.
Kết cấu phần nội dung: (Sơ lược)
I.

.................................................................................................................

II.

..................................................................................................................

III. ...................................................................................................................
Ngày ..... tháng ..... năm ......
(ký - ghi rõ họ tên)

3


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên em xin được gửi đến thầy lời cảm ơn sâu sắc trong suốt những ngày
vừa qua thầy đã giúp em hiểu rõ ràng hơn về Triết học và hinhg dung được Triết
học một cách rõ ràng nhất trong đời sống hàng ngày. Với quy luật chất-luọng dù
chỉ là một phần kiến thức rất nhỏ trong phạm trù môn Triết nhưng em nhận thấy
quy luaajt này có tác động rất lơn tới đời sống học tập của em khiến em có ý
thức hơn trong việc chuyển đổi kiến thức từ lý thuyết sang thực hành vàp những
sự việc xảy ra xung quanh em.
Bài tiểu luận được em thực hiện để làm sáng tỏ nội dung của đề tài mà em phụ
trách. Tuy nhiên vì trình độ lý luận còn hạn chế cùng với những gián đoạn trong
q trình học tập nên tiểu luận này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, sự hạn
chế nhất định. Kính mong được nhận sự góp ý từ thầy để bài tiểu luận của em
được hoàn thiện tốt hơn.

Một lần nữa em xin cảm ơn thầy vì đã nỗ lực giảng dạy và truyền đạt kiến thức
mà thầy đã dành cho chúng em. Em xin chân thành cảm ơn thầy!

4


CHƯƠNG 1- Lượng và Chất trong triết học Mác-lênin. Sự thay đổi lượng
và chất .

1.1: Các khái niệm liên quan
-Phương pháp luận:
là mặt học thuyết hay lý luận về phương pháp, hay hệ thống những quan điểm,
nguyên lý đã được công nhận là chuẩn xác và sử dụng hiệu quả.
Theo như quan điểm của triết học Mác – Lênin thì phương pháp luận là lý luận
về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người
tìm tịi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và
thực tiễn.
Hay nói cách khác, phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm
hệ thống các phương pháp, nhân sinh quan và thế giới quan của người sử sụng
phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề được đặt ra.
- Chất
Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự
vật, hiện tượng. Như vậy, tạo thành chất của sự vật, hiện tượng chính là các
thuộc tính khách quan vốn có của nó nhưng khái niệm chất khơng đồng nhất với
khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tuợng đều có những thuộc tính cơ bản và
khơng cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện
tượng. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi. Việc phân
biệt thuộc tính cơ bản và khơng cơ bản cua sự vật, hiện tượng phải tùy theo quan
hệ cụ thể của sự phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì

trong quan hệ khác có thể là khơng cơ bản.
5


-Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của
các yếu tố cấu thành, mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng,
thơng qua các mối liên hệ cụ thể. Vì vậy, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và
khơng cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi sự vật, hiện
tượng khơng chỉ có một chất, mà còn nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ
cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật,
hiện tượng, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó .
VD: chất của con người khác các động vật khác ở những thuộc tính ; có
ngơn ngữ, có tư duy, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
Chất của sự vật là các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật nhưng
không đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những
thuộc tính cơ bản và khơng cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành
chất của sự vật, hiện tượng. Khi các thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự
vật thay đổi.
- Lượng
Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại,
tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Với khái niệm này cho thấy: một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều loại
lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với
từng loại lượng cụ thể của sự vật, hiện tượng đó.
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện
tượng hay một q trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai phương
diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong
quá trình nhận thức về sự vật, hiện tượng chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong
mối quan hệ này đóng vai trị là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng.

6


VD:1.  Độ tồn tại trong đời người từ lúc sinh ra  đến lúc chết; 2. Độ tồn
tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng từ 0 độ C đến 100 độ C.
Trong giới hạn của một độ nhất định, lượng thường xuyên biến đổi còn
chất tương đối ổn định. Sự thay đổi về lượng của sự vật có thể làm chất thay đổi
ngay lập tức nhưng cũng có thể làm thay đổi dần dần chất cũ. Lượng đổi đến
một giới hạn nhất định-điểm nút, nếu có điều kiện sẽ diễn ra bước nhảy làm thay
đổi chất của sự vật.
-Độ
Độ là phạm trù Triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng; là giới
hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật
hiện tượng.
Trong giới hạn của độ, sự vật hiện tượng vẫn là nó mà chưa chuyển hóa thành sự
vật hiện tượng khác.
Sự vận động và biến đổi của sự vật hiện tượng thường được bắt đầu từ sự thay
đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ dẫn đến sự thay
đổi căn bản về chất của sự vật hiện tượng. Giới hạn đó chính là điểm nút.
-Điểm nút
Điểm nút là phạm trù Triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về
lượng đã đủ làm thay đổi căn bản về chất của sự vật hiện tượng.
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút với những điều kiện xác định tất yếu
sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới.
-Bước nhảy

7


Bước nhảy là phạm trù Triết học dùng để chỉ sự thay đổi căn bản về chất của sự

vật hiện tượng do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên.
Sự thay đổi căn bản về chất diễn ra dưới nhiều hình thức, bước nhảy khác nhau
và được xác định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của sự vật hiện tượng.
Đó là các bước nhảy lớn – nhỏ, cục bộ – toàn bộ, tự phát – tự giác…
Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn vận động đồng thời nó cũng là điểm
khởi đầu cho một giai đoạn mới. Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và
phát triển liên tục của sự vật hiện tượng.
 Tóm lại, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng
giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng đạt tới điểm nút sẽ
dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác
động trở lại lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Q trình đó liên
tục diễn ra tạo thành cách thức phổ biến của quá trình vận động, phát triển
của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
1.2:Khái niệm quy luật lượng chất
Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của phân biện chứng duy
vật trong Triết học Mác – Lenin, dùng để chỉ cách thức vận động, phát triển của
một sự vật, hiện tượng nào đó mà sự vận động, phát triển đó được thực hiện theo
cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến sự thay đổi về chất của sự
vật, hiện tượng và đứa sự vật, hiện tượng đó đến một trạng thái phát triển tiếp
theo. Ph. Ăng-Ghen cũng đã khái quát về quy luật lượng chất như sau:”Những
thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành
những sự khác nhau về chất. Việt Nam là quốc gia quá độ lên Chủ nghĩa xã hội,
bỏ qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, vì vậy việc nhận thức đúng đắn
về quy luật lượng chất có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những quy luật khách quan ấy
8


thì quy luật lượng – chất là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật,
nó cho biết


những phương thức của sự vận động, phát triển.”

- Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại ở một thể thống nhất bao gồm phần chất và
phần lượng. Trong đó phần chất là phần tương đối ổn định còn phần lượng là
phần thường xuyên có sự biến đổi.
-Sự biến đổi này của lượng sẽ tạo nên sự mâu thuẫn giữa lượng và chất.
Trong một điều kiện nhất định đáp ứng được sự biến đổi về lượng, một sự vật,
hiện tượng sẽ có sự biến đổi về lượng, đến một mức độ nhất định, nó sẽ phá vỡ
chất cũ. Lúc này mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được
hình thành với một lượng mới. Tuy nhiên bản chất của lượng là vận động nên nó
sẽ khơng đứng n mà sẽ tiếp tục vận động đến một thời điểm nào đó nó sẽ làm
phá vỡ chất hiện tại.
- Q trình vận động giữa hai mặt Lượng và chất tác động với nhau qua hai
mặt: Chúng tạo nên sự vận động liên tục và không dừng lại. Lượng sẽ biến đổi
dần dần và tạo nên chất mới, hay nói cách khác, lượng biến đổi dần dần và tạo
nên bước nhảy vọt. Sau đó chúng tiếp tục biến đổi dần và tạo nên bước nhảy vọt
tiếp theo.
Nói một cách ngắn gọn thì nội dung quy luật lượng chất là bất cứ một sự vật,
hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
-

Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản

sinh chất mới. Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Biến
đổi về lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về
chất là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng. Quy luật biến đổi về chất và lượng
cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự vật.
9



1.3:Mối quan hệ giữa lượng-chất

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại là phương thức chung của các q trình vận động, phát triển.
Nó là những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những
sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về
chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật,
hiện tượng trên các phương diện khác nhau.
Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy.
-Thứ nhất: Lượng đổi dẫn đến chất đổi
+Chất và lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định cịn lượng thường xun
biến đổi xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau
một cách biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định
khi sự vật đang tồn tại.

-Thứ hai: Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng
+Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm
nút. Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác
động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết
cấu, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng.
+Từ đó có thể thấy với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện
chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn
đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy.

10



+Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng
mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
=>Mọi sự vật hiện tượng dều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về
lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm
nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự vật
cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động trở lại
lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt quá độ tồn
tại của sự vật tới điểm nút  thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ
như vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận
động,

phát

-Điều

triển

không
cần

ngừng

của
chú

mọi

sự


vật,
ý 

hiện

tượng.
là:

+Quy luật này chỉ được thể hiện trong mối quan hệ giữa chất và lượng hoàn
toàn xác định, mối quan hệ này hình thành một cách khách quan chứ không thể
gán ghép một cách tuỳ tiện. đồng thời sự chuyển hoá lượng và chất bao giờ cũng
phụ thuộc vào những điều kiện nhất định.
+Quy luật lượng-chất được vận dụng trong xã hội thể hiện ở mối quan hệ giữa
tiến hoá và cách mạng. Trong sự phát triển của xã hội, sự thay đổi dần về lượng
gọi là tiến hố, cịn sự thay đổi về chất theo hướng tiến hoá lên gọi là cách
mạng, tiến hoá chuẩn bị cho cách mạng. Trong giai đoạn tiến hoá, chế độ xã hội
chưa có sự thay đổi căn bản về chất, cịn cách mạng là kết quả của q trình tiến
hố, chấm dứt một q trình này, mở ra một q trình tiến hố mới cao hơn, chế
độ xã hội cũ bị xoá bỏ, chế độ xã hội mới ra đời thay thế. Cách mạng xã hội là
phương thức thay thế xã hội này bằng xã hội khác, bạo lực là hình thức cơ bản
của cách mạng.
11


1.4:Phân tích của Ăng-ghen về quy luật biến đổi giữa luọng và chất
Về quy luật lượng - chất, Ăngghen nêu: “Trong giới tự nhiên, thì những sự biến
đổi về chất - xảy ra một cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hợp cá biệt chỉ có thể có được do thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận động
(hay là năng lượng như người ta thường nói)”.
-Ăngghen giải thích như sau: “Tất cả những sự khác nhau về chất trong giới tự

nhiên đều dựa hoặc là trên thành phần hoá học khác nhau, hoặc là trên những số
lượng hay hình thức vận động (năng lượng) khác nhau, hoặc như trong hầu hết
mọi trường hợp, đều dựa trên cả hai cái đó. Như thế là nếu không thêm vào hoặc
bớt đi một số vật chất hay vận động, nghĩa là nếu không thay đổi một vật thể về
mặt số lượng, thì khơng thể thay đổi được chất lượng của vật thể ấy. Dưới hình
thức ấy, luận đề thần bí của Hêghen khơng những đã trở nên hồn tồn hợp lý
mà thậm chí cịn khá hiển nhiên nữa”.
-Qua nhiều thí dụ về vật lý học và hố học thời đó, Ăngghen vạch rõ khoa học
tự nhiên ln ln chứng thực những sự chuyển hố lượng thành chất: “Trong
vật lý học, người ta coi các vật thể là những cái gì khơng biến hố hoặc khơng
khác biệt về mặt hố học; ở đây, chúng ta có những sự biến hoá của trạng thái
phân tử của các vật thể, và có sự biến đổi hình thái của vận động, sự biến đổi
này, trong mọi trường hợp - ít nhất là ở một trong hai mặt - đều làm cho các
phân tử hoạt động. Ở đây mọi sự biến hoá đều là sự đổi lượng thành chất, là kết
quả của sự biến đổi về lượng của số lượng vận động - vận động bất kỳ dưới hình
thức nào - cố hữu của vật thể ấy hoặc được truyền cho vật thể ấy”.
-Ơng cũng đã trích dẫn đoạn của Hêghen như sau: “Ví dụ như nhiệt độ của
nước... khơng có ảnh hưởng gì mấy đến trạng thái lỏng của nó; nhưng nếu người
ta tăng hoặc giảm nhiệt độ của chất nước lỏng, thì sẽ tới một điểm mà trạng thái
12


kết hợp của nó sẽ biến đổi và nước trong trường hợp này sẽ biến thành hơi, trong
trường hợp khác thành nước đá”.
Ăngghen nêu ra: “Ví dụ, cần phải có một cường độ dòng điện tối thiểu nhất định
để đốt sáng dây bạch kim của đèn điện; ví dụ, mỗi kim loại có độ cháy sáng và
nóng chảy của nó; ví dụ, mỗi chất lỏng có một điểm đơng đặc và một điểm sôi
nhất định ở một áp lực nhất định - chỉ cần chúng ta dùng những phương tiện của
chúng ta để tạo ra những nhiệt độ tương đương; cuối cùng, ví dụ, mỗi chất khí
cũng có một điểm tới hạn ở điểm này áp suất và sự làm lạnh sẽ biến thể khí

thành thể lỏng. Nói tóm lại, những cái mà người ta gọi là  hằng số vật lý học thì
phần nhiều là chỉ những điểm nút, ở những điểm ấy chỉ cần đem thêm vào hoặc
bớt đi một số lượng vận động thì biến đổi được trạng thái của vật thể về chất,
cho nên ở những điểm ấy, lượng đổi thành chất”.
=> Ăngghen nhận xét, quy luật này đã hồn tồn thành cơng trong việc áp dụng
vào hoá học và nêu định nghĩa “hoá học là khoa học của sự biến đổi về chất của
vật thể sinh ra do sự thay đổi về thành phần số lượng”.
-Ví dụ chứng minh vấn đề lượng - chất của Ăngghen
+Ăngghen lần lượt nêu ví dụ trong hố học để chứng minh cho quy luật lượng
chất này: Chất khí làm cười (prôôxyt nitric N2O) khác với anhyđric nitơ
(penôxyt nitric N2O5) biết bao. Chất thứ nhất là một chất khí, chất thứ hai là
một chất rắn. Đó là do thành phần hố học của chất thứ hai có chứa ơ xy nhiều
hơn năm lần chất thứ nhất.
+Quy luật này còn thể hiện rõ trong các dãy đồng đẳng của các hợp chất cácbon,
nhất là trong các chất hyđrô cácbon đơn giản nhất. Các chất được kết hợp lại với
nhau theo công thức CnH2n+2, cứ mỗi lần thêm CH2 thì lại tạo ra một chất mới
khác với chất trước.
13


+Tiếp đó, ơng lại chứng minh được quy luật này ở hiện tượng các chất đồng
phân. Đồng phân là hiện tượng nhiều chất có cấu tạo giống nhau, nhưng khác
nhau về thuộc tính vật lý do sự sắp xếp các nguyên tử trong phân tử khác nhau,
các nguyên tử được sắp xếp trong phân tử một cách khác nhau thì có ảnh hưởng
hố học khác nhau. Ăngghen cho rằng: “Những hợp chất đầu dãy đòi hỏi một sự
sắp xếp duy nhất của các nguyên tử với nhau. Nhưng nếu trong một dãy, số
lượng nguyên tử kết hợp thành phân tử là một số lượng nhất định, thì các
nguyên tử trong phân tử có thể sắp xếp theo nhiều cách thức; vì thế cho nên
chúng ta có thể thấy hai hoặc nhiều chất đồng phân có một số lượng C, H, O như
nhau trong một phân tử, nhưng lại khác nhau về chất lượng. Thậm chí chúng ta

lại cịn có thể tách ra bao nhiêu chất đồng phân đối với từng thành phần của dãy.
Ví dụ, trong dãy paraphin, C4H10 có hai đồng phân, C5H12 có ba, đối với các
hợp chất cao cấp, số lượng các chất đồng phân tăng lên rất nhanh. Thế là ở đây
cũng vậy, số lượng nguyên tử trong phân tử quy định khả năng tồn tại và, - trong
chừng mực điều đó được thực nghiệm xác minh, - sự tồn tại thực sự của những
chất đồng phân khác nhau về chất”.
+Các quy luật của phép biện chứng thường được nhắc đến luôn trong nhiều bài
văn chủ yếu, cũng như trong nhiều tài liệu sơ khảo. Ăngghen nói rằng, ơng
khơng định viết một tài liệu hướng dẫn về phép biện chứng mà chỉ muốn vạch rõ
ràng các quy luật biện chứng là những quy luật phát triển thực tế của tự nhiên,
và toàn bộ tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen chính là nhằm chứng
minh điều đó.
-Tất cả các phần trong quyển sách này đều viết với tinh thần phép biện chứng
duy vật. Vì vậy, khó mà nói rằng trong phần “Phép biện chứng”, Ăngghen đã
trình bày xong về quy luật chuyển hố lượng thành chất hay chưa. Chỉ có điều
chắc chắn rằng quy luật này được Ăngghen nói tới nhiều chỗ trong những phần
14


sau. Đặc biệt cần chú ý đến ý kiến của Ăngghen về sự chuyển hoá ngược lại từ
chất thành lượng, điều này trong các tài liệu giáo khoa đôi khi khơng được nêu
lên. Ăngghen phê phán thuyết máy móc và nói rằng quan điểm máy móc giải
thích mọi sự biến đổi bằng sự thay đổi vị trí, giải thích tất cả mọi sự khác nhau
về chất lượng bằng những sự khác nhau về số lượng và không thấy rằng quan hệ
giữa số lượng và chất lượng là một quan hệ qua lại, rằng chất lượng có thể
chuyển hố thành số lượng cũng như số lượng có thể chuyển hố thành chất
lượng là một quan hệ qua lại”.
-Đặc điểm của những người siêu hình trước hết là quy mọi sự khác nhau về chất
thành những sự khác nhau về lượng, quan niệm về phát triển nói chung, chỉ là sự
tuần tự tăng lên hay giảm bớt một cách giản đơn, chỉ là sự lắp lại cái cũ. Để phê

phán những nhà siêu hình, Ăngghen đã nhấn mạnh những sự thay đổi về lượng
dẫn đến chất đổi và ngược lại. Đó là nội dung chính của quy luật lượng - chất.

CHƯƠNG 2- Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA

QUY LUẬT

LƯỢNG CHẤT

Mỗi một quy luật trong đời sống đều đem đến những ý nghĩa nhất định,
phương pháp luận của quy luật lượng chất cũng vậy.
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất đem đến hai ý nghĩa cơ bản
sau đây.
2.1:Ý nghĩa trong nhận thức

15


+ Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chung ta hiểu rằng bất cứ sự vật,
hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
+ Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Do đó khi
nhận thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn
phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta.
+ Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định
giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy.
2.2:Ý nghĩa trong thực tiễn
Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ
và điểm nút)
- Cần tránh hai khuynh hướng sau:
+Thứ nhất, nôn nóng tả khuynh:

Đây là việc mà một cá nhân khơng kiên trì và nỗ lực để có sự thay đổi về lượng
nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất;
Thứ hai, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút nhưng
không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.
+ Nếu khơng muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng
trong giới hạn độ.
+ Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy
phải được thực hiện một cách cẩn thận.
Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút và thực
hiện bước nhảy một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ
16


thể để tránh được những hậu quả khơng đáng có như không đạt được sự thay đổi
về chất, dẫn đến việc phải thực hiện sự thay đổi về lượng lại từ đầu.
-Nói chung, từ quy luật lượng chất, ta hiểu được mọi sự vật đều vận động và
phát triển nhưng cần thời gian và sự tác động từ bên ngoài, từ đó chúng ta biết
cách để bố trí thời gian và nỗ lực hợp lý cho bất cứ một kế hoạch nào đó đã
được bản thân đặt mục tiêu.
-Ví dụ: Quá trình học tập học sinh là quá trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng
khơng biết mệt mỏi, khơng ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh.
-Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể
hiện ở chỗ: học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các
thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả
của q trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi
học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp.

2.3:Ý nghĩa phương pháp luận
– Với bất kì sự vật, hiện tượng nào đều có 2 phần chất và lượng. Chúng quy
định, tác động, chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn phải

coi trọng cả 2 loại lượng và chất.
– Vì lượng và chất có khả năng tác động lẫn nhau nên trên thực tế, ta phải dựa
vào mối quan hệ của sự vật, hiện tượng đó với bên ngoài để thực hiện sự thay
đổi dần về lượng hoặc phát huy tác dụng của chất mới làm thay đổi lượng của sự
vật, hiện tượng.
– Chất chỉ được biến đổi khi lượng đạt tới một mức độ nhất định, tức phải vượt
qua khoảng độ của nó, khoảng độ này tùy vào sự vật, hiện tượng mà dài hay
ngắn do vậy trong thực tiễn cần tránh tư tưởng nơn nóng tả khuynh. Khi vượt
qua điểm nút thì ta có thể tác động được đến chất của sự vật, hiện tượng nên
cũng cần khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu huynh
17


– Cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với tình
hồn cảnh cụ thể. Đặc biệt trong xã hội q trình phát triển khơng chỉ phụ thuộc
vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con
người. Do đó cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy
q trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.

CHƯƠNG 3-VẬN DỤNG VÀO VIỆC HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
Mỗi học sinh, sinh viên cần phải tích đủ lượng. Thể hiện với các lộ trình
bài giảng theo chương trình học. Đảm bảo các tiếp cận với các dạng, các mức độ
bài tập khác nhau. Tương ứng với các cấp học theo chương trình đào tạo, Khi
lượng đạt tới giới hạn điểm nút thì mới được thực hiện bước nhảy. Nó đảm bảo
mang đến hiệu quả của cả một giai đoạn. Khơng được nơn nóng, đốt cháy giai
đoạn. Vì sẽ khơng mang đến chất lượng học nếu khơng chăm chỉ, chịu khó.
3.1:Mặt hạn chế của sinh viên khi vận dụng lượng-chất vào bản thân
Hiện nay, kiểu học tín chỉ đã tạo điều kiện lựa chọn cho sinh viên. Cân nhắc
với chương trình học đảm bảo khả năng. Nhiều sinh viên cảm thấy mình đủ
năng lực có thể đăng kí học vượt để ra trường sớm. Do đó thực hiện khối lượng

lớn kiến thức trong thời gian khơng đảm bảo. Nó tùy vào khả năng của từng
người.
-Tuy nhiên nhiều sinh viên không đủ khả năng để theo. Dẫn đến hậu quả là phải
thi lại chính những mơn đã đăng kí học vượt. Khơng mang đến hiệu quả đối với
tổng hợp và tích lũy lượng. Đương nhiên không thể sinh ra chất mới. Thực hiện
với chất lượng học tập không đảm bảo. Và dẫn tới hậu quả là khơng qua mơn
mà phải đóng tiền học lại. Kéo dàu thời gian cũng như tăng thêm học phí so với
tính tốn.

18


-Nếu các sinh viên chưa tích lũy đủ về lượng đến giới hạn điểm nút. Việc thực
hiện bước nhảy sẽ khơng có cơ sở đảm bảo để thành cơng. Nếu cố thực hiện
bước nhảy, đi ngược lại với quy luật lượng – chất. Sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là
sự thất bại. Đó chính là ứng dụng của quy luật lượng chất vào giải thích trên
thực tế.
-Lượng chưa tích lũy đủ khơng đảm bảo cho chất mới được hình thành và phát
triển:
+Thực trạng nền giáo dục của nước ta hiện nay vẫn cịn tồn tại căn bệnh thành
tích. Đặc biệt là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Với các con số tổng hợp
mang đến hiệu quả trên giấy tờ. Trong khi nếu thực hiện đúng tích lũy, thành
tích của người học là chưa đảm bảo theo trang bị cần thiết.
+Tức là học sinh chưa tích lũy đủ lượng cần thiết. Chưa có đủ kiến thức tổng
hợp của cấp học, kỳ học đã được tạo điều kiện để thực hiện thành công bước
nhảy. Với các tác động từ bên ngồi thay vì lượng kiến thức học sinh có. Điều
này đã khiến cho nền giáo dục của chúng ta có những người khơng có cả “chất”
và “lượng”. Là kết quả và sản phẩm không thành công trong giáo dục và trình
độ văn hóa.
+Dẫn đến học sinh khơng viết nổi tên mình mà vẫn được lên lớp. Vì nếu cho ở

lại sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích phổ cập giáo dục của trường. Trên nền tảng
cơ bản trong thành tích, danh hiệu thi đua của cơ sở giáo dục.
-Ví dụ điển hình:
Như vụ việc vào tháng 10/2014. Chị Hồng Thị Thu (trú xóm Hồng Tiến, xã
Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) khơng đồng ý con trai mình là Bảo
Qn bị nhà trường “bắt ép” lên lớp 2. Phụ huynh này đã xin cho con học lại lớp
19


1. Vì cháu chưa thuộc hết bảng chữ cái. Các chữ O, A…, em cũng khơng biết.
Có thể thấy được với các nền tảng kiến thức cần trang bị ở lớp 1 chưa được đảm
bảo. Việc thực hiện bước nhảy với chất mới sinh ra là lên lớp 2. Sẽ dẫn đến các
tồn tại đối với chất lượng tiếp thu kiến thức thực tế của học sinh.
Tuy nhiên, yêu cầu cho con học lại lớp 1 của chị Thu không được giáo viên chủ
nhiệm chấp thuận. Vì ảnh hưởng thành tích phổ cập giáo dục của nhà trường.
Đến gặp ban giám hiệu, chị cũng nhận được cái lắc đầu vì lý do tương tự.
Điều này cho thấy tầm quan trọng trong thành tích và danh hiệu. Thay vì các
nhìn nhận trên lợi ích và ý nghĩa thực tế của cơng tác giáo dục. Kiến thức và
trình độ văn hóa khơng được đảm bảo đề cao đối với yêu cầu và hiệu quả giảng
dạy.
-Chưa tích lũy đủ lượng, sẽ khơng có phát triển:
+Việc đốt cháy giai đoạn, không đảm bảo về lượng mang đến tồn tại.
+Tuy nhiên nhìn theo chiều ngược lại. Nếu lượng đã tích đủ, đạt đến điểm nút
mà vẫn không thực hiện bước nhảy. Không mang đến các dấu mốc và kết quả
được hình thành. Thì quan niệm phát triển cũng chỉ là sự tiến hóa đơn thuần về
lượng, không phải về chất. Sự vật trên thực tế sẽ khơng phát triển được.
+Có thể nhìn nhận với các bằng cấp và trình độ u cầu trong cơng việc. Nếu có
trình độ, năng lực nhưng khơng có bằng cấp cũng nhận được nhiều lời từ chối.
Và có bằng cấp nhưng khơng có kinh nghiệm cũng vậy. Phải đảm bảo các vận
động luôn được tiến hành. Các chất mới được sinh ra đảm bảo ý nghĩa và nội

dung cần thiết của nó.

20



×