Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Tình hình nhiễm bệnh giun đũa lợn ở một số xã của huyện tân yên bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.06 KB, 53 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG


MỤC LỤC


3

3
Phần 1

CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý
Tân Yên là một huyện miền núi ở phía tây bắc của tỉnh Bắc Giang, có
diện tích tự nhiên 20.441,85 ha.
- Phía bắc giáp huyện Yên Thế.
- Phía đơng giáp huyện Lạng Giang.
- Phía nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang.
- Phía tây giáp huyện Hiệp Hòa và tỉnh Thái Nguyên.
Huyện Tân Yên có 5 tuyến đường tỉnh lộ (đường TL 295, 287, 297,
284, 272) chạy qua, phía đơng có sơng Thương là tuyến đường thủy quan
trọng tạo cho huyện các lợi thế hơn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và
quốc phịng với các tỉnh phía bắc và đơng Bắc.
1.1.2. Địa hình
Huyện Tân n có hướng dốc nghiêng từ tây bắc xuống đơng nam. Độ
cao trung bình của huyện từ 10 - 15 m so với mực nước biển, điểm cao nhất là
núi Đót 121,8 m thuộc xã Phúc Sơn, điểm thấp nhất là 1 m thuộc xã Quế
Nham. Địa hình được chia làm 3 vùng địa hình chính là vùng trung du, vùng
đồng bằng và vùng thấp.


Vùng trung du: Có đồi gị, phía đơng và phía bắc chiếm khoảng 40%
diện tích tự nhiên.
Vùng đồng bằng: Nằm phía tây của huyện chiếm 55% diện tích tự nhiên.
Vùng thấp: Nằm phía nam của huyện chiếm 5% diện tích tự nhiên.
1.1.3. Khí hậu
Huyện Tân Yên chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau. Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau:


4

4
- Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân cả năm 23,70C, trong đó nhiệt độ trung

bình tháng cao nhất là 29,4 0C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 15,9 0C.
Nền nhiệt độ được phân hóa theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt
độ trung bình nhỏ hơn 20 0C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Đây là yếu tố
thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng tương đối đa dạng, đặc biệt với một
số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt độ thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới.
- Lượng mưa: Bình quân hàng năm là 1.476 mm nhưng phân bố không
đồng đều. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 7, 8, 9 chiếm khoảng 85%
tổng lượng mưa cả năm nên thường gây ngập úng ở các vùng thấp trũng.
- Độ ẩm: Khơng khí bình qn cả năm khoảng 81%, tuy nhiên trong
mùa khơ, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%.
- Bão: Thường xuyên xuất hiện 2 - 3 trận trong một năm, kèm theo mưa
lớn từ 200 mm - 300 mm.
1.1.4. Thủy văn
Chế độ thủy văn các sông ở Tân Yên phụ thuộc chủ yếu vào chế độ
mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Do đó, cùng với diễn biến lượng mưa

hàng tháng trong năm thì chế độ thủy văn trên các sơng cũng thay đổi theo.
Từ tháng 4 khi lượng mưa bắt đầu tăng lên thì mức nước trong sơng cũng
đồng thời tăng lên mà đỉnh cao thường đạt giá trị cực đại vào tháng 7 và tháng
8, rồi lại tiếp tục giảm dần và đạt giá trị cực tiểu vào khoảng tháng 2 hoặc
tháng 3 năm sau. Như vậy, chế độ thủy văn trên sơng ở Tân n có thể chia ra
làm hai mùa rõ rệt; mùa lũ và mùa khô.
1.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Đất của Tân Yên được hình thành do 2 nguồn gốc phát sinh gồm: Đất
hình thành tại chỗ do phong hóa đá mẹ và đất hình thành do phù sa sơng bồi
tụ. Do đó huyện có các nhóm đất chính sau:


5

5
+ Nhóm đất phù sa: Là nhóm đất chủ yếu ở địa hình đồng bằng, được

bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của sơng Thương có diện tích 2.431,37 ha chiếm
11,9% tổng diện tích tự nhiên được chia thành 6 đơn vị đất khác nhau; đất phù
sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua; đất phù sa khơng được bồi
hàng năm, chua, gley yếu; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua; đất
phù sa úng nước quanh năm gley mạnh; đất phù sa có sản phẩm feralitic.
Thích hợp cho phát triển cây hàng năm ngắn ngày như lúa, ngơ, đậu, đỗ,...
+ Nhóm đất xám bạc màu: Với diện tích 8.882,49 chiếm 43,47% tổng
diện tích tự nhiên được chia thành 4 loại sau: Đất bạc màu phát triển trên đất
phù sa cũ có sản phẩm feralitic trên nền cơ giới nặng; đất bạc màu phát triển
trên phù sa cũ có sản phẩm feralitic, trên thành phần cơ giới trung bình; đất
dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralitic; đất dốc tụ bạc màu khơng có sản phẩm
feralitic.

+ Nhóm đất feralitic: Bao gồm 7 đơn vị đất chiếm 22,03% diện tích tự
nhiên. Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên mẫu chất phù
sa cổ, dăm cuội kết và cát kết phiến thạch sét. Các đơn vị đất chính gồm; đất
ferlitic biến đổi do trồng lúa nước; đất feralitic nâu vàng trên phù sa cổ; đất
feralitic nâu tím phát triển trên phiến thạch sét, tầng đất dày, tầng đất trung
bình, tầng đất mỏng; đất feralitic vàng đỏ phát triển trên sa thạch cuội kết,
răm kết; đất feralitic xói mịn mạnh.
Tóm lại: Đất đai của huyện rất thích hợp cho phát triển cây trồng ngắn
ngày như lúa, ngô, lạc, đậu, đỗ và phát triển cây ăn quả, cây lâm nghiệp.
* Tài nguyên nước
- Nước mặt: Tài ngun nước mặt của huyện bao gồm các sơng chính
như hệ thống sơng Cầu, sơng Thương, sơng Cầu Đồng, ngịi Đình Vịng, kênh
5 và cịn 78 hồ đập lớn nhỏ nằm rải rác trong huyện cung cấp nước phục vụ
sản xuất.


6

6
- Nước ngầm: Mực nước ngầm nằm ở độ sâu khoảng 6 - 15 m, có thể

khai thác dùng cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
* Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng không phải là thế mạnh của Tân Yên, theo kết quả
kiểm kê và thống kê đất đai năm 2008 diện tích đất lâm nghiệp của huyện có
655,14 ha, chiếm 5,15% diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất chiếm
86,76% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phịng hộ chiếm 7,66%, rừng đặc dụng
chiếm 5,57%. Về chất lượng, một phần diện tích rừng ở Tân Yên hiện nay
thuộc loại rừng non tái sinh, chất lượng và trữ lượng thấp chỉ có tác dụng
phịng hộ và cung cấp chất đốt.

* Tài nguyên khoáng sản
Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện Tân n khống sản rõ
nhất là barít được phân bố chủ yếu ở Lang Cao xã Cao Xá với trữ lượng nhỏ
khoảng từ 30.000 tấn - 50.000 tấn, quặng barít thuộc loại quặng giàu đạt
những chỉ tiêu cơng nghiệp. Ngồi ra, ở Tân n cũng có thể tìm được các
loại gốm sứ, sét chịu lửa và nguồn cát sỏi khai thác từ các sông trên địa bàn
phục vụ xây dựng, tuy nhiên việc khai thác cũng cần có kế hoạch cụ thể và
phải được kiểm sốt, đảm bảo tính bền vững của mơi trường.
* Tài ngun nhân văn
Hiện tại trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc anh em đang định cư và
sinh sống chủ yếu có dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hoa,... Cộng đồng các dân tộc
trong huyện với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành một nền văn
hóa phong phú, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc.
Tân Yên luôn là vùng đất có truyền thống văn hóa, truyền thống yêu
nước và truyền thống cách mạng. Nhân dân trong huyện có tinh thần đồn kết
u q hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn về kinh tế,
sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ
bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu
hướng hội nhập cả nước, khu vực và quốc tế; thuận lợi để Đảng bộ và chính


7

7

quyền các cấp lãnh đạo nhân dân vững bước tiến lên trong sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố xây dựng huyện Tân Yên giàu, đẹp, văn minh.
1.1.6. Cảnh quan môi trường
Cũng như các vùng trung du, núi thấp ở phía bắc huyện Tân n có
cảnh quan thiên nhiên đa dạng (cảnh quan đồng bằng, cảnh quan đồi gò, cảnh

quan rừng núi), trên địa bàn các xã miền núi có nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp
tạo ra nhiều tiềm năng lớn cho phát triển du lịch như khu du lịch Suối Mỡ, hội
Cầu Vồng...
Là một huyện miền núi hiện các ngành kinh tế xã hội đang được hình
thành và phát triển nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai
ở huyện chưa thực sự nghiêm trọng. Trong những năm qua UBND huyện Tân
Yên đã chỉ đạo các xã, thị trấn quy hoạch bãi rác thải, tổ chức thu gom rác
thải ở các thị tự, thị trấn và các chợ.
Cũng như xu hướng chung của tỉnh, điều kiện cảnh quan môi trường
của Tân Yên đang từng bước được cải thiện. Phong trào phủ xanh đất trống,
đồi núi trọc được đẩy mạnh, cây ăn quả được tập trung đầu tư hình thành các
vùng chuyên canh, đồng thời tạo ra các tiểu vùng có hệ sinh thái bền vững.
- Mơi trường khu vực nông thôn: Tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô
như than đá, củi, rơm rạ,... các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân
dân, sử dụng quá lớn các chất phế phẩm hoá học trừ sâu, phân hóa học trong sản
xuất nơng nghiệp, gây ơ nhiễm môi trường sinh thái trên địa bàn huyện.
- Môi trường đô thị: Công tác thu gom rác thải đang là một vấn đề lớn
của huyện trong thời gian tới, đặc biệt là rác thải tại 2 thị trấn và các chợ trên
toàn huyện, rác thải chưa được xử lý đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường.
1.1.7. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi
Từ những nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
cảnh quan mơi trường ở trên, huyện có những thuận lợi cơ bản cho phát triển
kinh tế - xã hội.


8

8
Với vị trí địa lý, cùng 5 tuyến đường tỉnh lộ chạy qua đã tạo cho huyện


những thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa và quốc phịng
với các tỉnh phía bắc và đơng bắc.
Huyện có 3 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa; nhóm đất xám bạc màu;
nhóm đất feralitic. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm rất thích hợp cho
sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả và đặc biệt phát triển cây nơng
nghiệp ngắn ngày.
Nhân dân trong huyện có tinh thần đồn kết, có đức tính cần cù, chăm chỉ,
vượt qua khó khăn về kinh tế, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, với cán bộ quản lý
năng động có trách nhiệm. Đó là thuận lợi để Đảng bộ và chính quyền các cấp,
lãnh đạo nhân dân tiến lên trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
* Khó khăn
Huyện có 24 xã trong đó có (22 xã và 2 thị trấn) với dân số trên
160.000 người nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng nhiều. Đặc biệt là đất ở do
vậy mà quá trình quản lý quỹ đất phải chặt chẽ, tránh gây lãng phí đất đai.
Cơng tác bảo vệ môi trường cần được chú trọng. Quản lý tài nguyên đất
cần phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
1.2.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế của huyện liên tục phát triển với tốc độ khá, giá trị sản xuất
tăng bình quân 10,05%/năm trong đó: Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng 9,4%;
công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 18,4%; thương mại, dịch vụ tăng 6,7%.
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch,
tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 giảm từ 78,4% xuống cịn
69,07%; cơng nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 10,6% lên 17%; thương mại dịch vụ từ 11% lên 13,03%. Kết quả trên đã góp phần đưa giá trị sản xuất
bình quân đầu người từ 3,1 triệu đồng năm 2001 lên 4,8 triệu đồng năm 2008.



9

9

1.2.1.2. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế
* Khu vực kinh tế Nông - Lâm nghiệp: Nhận thức được vai trị quan
trọng của khu vực kinh tế nơng nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng
trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian qua huyện đã có nhiều chủ
trương về đầu tư cho các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các cơ chế phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương nên ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản của Tân Yên
phát triển khá toàn diện.
Theo báo cáo số 35/BC-UBND huyện Tân Yên năm 2008 cho biết.
- Ngành trồng trọt: Thực hiện chương trình sản xuất nơng - lâm nghiệp
theo hướng hàng hoá, huyện đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây
trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ đồng thời đã trợ giá giống để đưa các cây con có
giá trị kinh tế cao vào sản xuất để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
Năm 2008 tổng diện tích đất gieo trồng hàng năm đạt 23.348 ha bằng
98,5% kế hoạch, tăng 60 ha so với năm 2006. Trong đó, diện tích trồng lúa là
13.920 ha, năng suất 47,5 tạ/ha; diện tích trồng ngơ là 1.880 ha, năng suất đạt
30,6 tạ/ha; diện tích trồng lạc là 2.360 ha, đạt năng suất 19,3 tạ/ha; diện tích
trồng rau, màu là 3.100 ha; cây ăn quả là 2.940 ha.
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt ước đạt 321,3 tỷ đồng, đưa giá trị sản
xuất bình quân 1 ha canh tác đạt 34,6 triệu đồng.
- Ngành chăn nuôi - thủy sản: Đàn trâu có 6.965 con. Đàn bị có 27.498
con. Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng ước đạt 1.700 tấn. Đàn lợn
170.741 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 11.900 tấn. Diện tích mặt
nước ni thủy sản đạt 848 ha, trong đó 501 ha ni cá thâm canh đạt năng
suất trung bình 6 tấn/ha cho sản lượng 3.000 tấn, 347 ha nuôi quảng canh đạt
sản lượng 694 tấn. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 330 tỷ đồng,

ngành thủy sản ước đạt 51,7 tỷ đồng.


10

10
- Ngành lâm nghiệp: Theo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai năm 2008.

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 655,14 ha chiếm 5,91% diện tích đất
nơng nghiệp. Trong đó, rừng sản xuất chiếm 86,7% diện tích đất lâm nghiệp,
rừng phòng hộ chiếm 7,7%, rừng đặc dụng chiếm 5,6% diện tích đất lâm
nghiệp. Tài ngun rừng khơng phải là thế mạnh của Tân Yên một phần diện
tích rừng hiện nay thuộc loại rừng non tái sinh.
* Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 70,3 tỷ đồng, trong đó hộ dân
doanh thu 44,3 tỷ đồng chiếm 63,1%, các doanh nghiệp 26 tỷ đồng chiếm
36,9%. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung vào một số
ngành nghề chính như may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật
liệu xây dựng, cơ khí, điện tử,... tính đến cuối năm 2008 trên địa bàn huyện có
55 đơn vị doanh nghiệp, trong đó có 6 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 46 doanh nghiệp khác. Và 6.174 hộ sản
xuất kinh doanh công - thương nghiệp.
Tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và một số doanh
nghiệp mới đầu tư vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện ngày càng gia
tăng và nâng cao giá trị kinh tế cho toàn huyện.
* Dịch vụ thương mại: Giá trị dịch vụ thương mại của huyện ước đạt
217,5 tỷ đồng bằng 123,8%, trong đó thương mại 78,3 tỷ đồng chiếm 36%;
vận tải 3 tỷ đồng chiếm 0,91%; bưu chính viễn thơng 6,5 tỷ đồng chiếm
2,98%; tín dụng, ngân hàng 14,3 tỷ đồng chiếm 6,5%; các dịch vụ khác 113,3
tỷ đồng chiếm 52%. Như vậy, thực hiện đổi mới, lành mạnh hệ thống tài

chính ngân hàng, cơng tác huy động vốn và cho vay vốn có chuyển biến tích
cực và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nguồn vốn cho vay hàng năm tăng, tập
trung vào xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được quan tâm
thích đáng.


11

11

1.2.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông: Các tuyến giao thông đường bộ của huyện có tổng chiều
dài 1.206 km, gồm 5 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 70 km, 6 tuyến
đường huyện lộ dài 48 km, còn lại 1108 km là đường xã và giao thơng nơng
thơn. Ngồi giao thơng đường bộ, huyện Tân n cịn có thể khai thác giao
thơng đường thủy trên sông Thương. Các phương tiện vận tải thủy có thể hoạt
động được bao gồm xà lan, tầu, thuyền, canơ loại vừa và nhỏ.
- Thủy lợi: Nhìn chung hệ thống kênh mương ở Tân Yên đã được hình
thành, địa bàn huyện có hệ thống thủy nơng sơng Cầu có diện tích tưới ổn
định cho 6.000 ha đất canh tác. Ngồi 2 tuyến kênh chính dài 26km cịn có
các trạm bơm điện đặt ở các sơng ngịi trên địa bàn huyện và có 78 hồ đập lớn
nhỏ phục vụ đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống điện: Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện phát triển mạnh
100% xã có điện lưới quốc gia, lưới điện trên địa bàn huyện được bàn giao
cho ngành điện quản lý và thành lập 26 hợp tác xã dịch vụ điện ở 22 xã. Đến
nay các xã đi vào hoạt động ổn định và từng bước đầu tư sửa chữa cải tạo
nâng cấp lưới điện đảm bảo chất lượng điện cung cấp cho sinh hoạt và cho
sản xuất.
1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội
* Giáo dục và đào tạo: Hệ thống trường lớp được phân bổ và phát triển

hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong
huyện. Đến nay tồn huyện có 78 trường học các cấp và 01 trung tâm giáo
dục thường xuyên. Các loại hình đào tạo đa dạng bao gồm cả quốc lập, dân
lập, bán cơng. Có 02 trường học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia đạt
28,5% kế hoạch đề ra.
Tỷ lệ học sinh hồn thành chương trình trung học đạt 77,6%, học sinh
tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 93,6%.


12

12
* Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Đội ngũ cán bộ y tế được tăng

cường cả về số lượng và chất lượng; 100% trạm y tế có bác sỹ; 100% các
thơn, khu phố có cán bộ y tế; 5/24 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y
tế xã. Cơng tác dân số, gia đình và trẻ em đạt kết quả tích cực, tỷ lệ dân số tự
nhiên 0,88%, giảm 0,03%. Tuổi thọ trung bình của người dân không ngừng
được nâng lên. Số trẻ em suy dinh dưỡng ngày càng giảm. Ngồi ra, cơng tác
bảo vệ an tồn thực phẩm, vệ sinh mơi trường được quan tâm chỉ đạo, thực
hiện có hiệu quả.
* Dân số và lao động: Tình hình dân số và lao động của huyện Tân
Yên được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Hiện trạng dân số và lao động của huyện Tân Yên năm 2008
STT
1
1.1
1.2
2
2.1

2.2
3
4
4.1
4.2
5
6

Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Số lượng
Tổng số khẩu
Người
169.840
Khẩu nơng nghiệp
Người
160.870
Khẩu phi nơng nghiệp
Người
8.970
Tổng số hộ
Hộ
42.460
Hộ nơng nghiệp
Hộ
40.218
Hộ phi nơng nghiệp
Hộ
2.242
Bình quân khẩu/hộ

Người/hộ
4
Tổng số lao động
Người
91.522
Lao động nông nghiệp
Người
69.022
Lao động phi nông nghiệp
Người
22.500
Tỷ lệ gia tăng dân số
%
0,88
Mật độ dân số
Người/km2
833
(Nguồn số liệu: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Tân Yên)
Theo kết quả thống kê năm 2008 dân số của huyện Tân Yên là 169.840

người. Với tổng số hộ là 42.460 hộ sống trên toàn huyện. Số người trong độ
tuổi lao động là 91.522 người chiếm 53,9% dân số của huyện, với số lao động


13

13

nông nghiệp là 69.022 lao động chiếm 75,4% số người trong độ tuổi lao động
và lao động phi nông nghiệp là 22.500 người chiếm 24,6%. Dân cư trên địa

bàn huyện chủ yếu là lao động nông nghiệp.
Tỷ lệ gia tăng dân số của huyện là 0,88%, mật độ dân số bình qn 833
người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã, cao nhất là thị trấn Nhã
Nam 2.444 người/km2 và thấp nhất là xã Phúc Hòa 568 người/km 2. Những
năm qua, huyện đã tổ chức thực hiện khá tốt các chương trình, mục tiêu và
các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Các chính sách xã
hội được quan tâm chăm lo giải quyết kịp thời, đúng chế độ; hoạt động đền ơn
đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, chăm sóc giúp đỡ người có cơng, vận động ủng
hộ đồng bào bị thiên tai... được phát triển sâu rộng.
* Văn hóa, thơng tin: Thực hiện nghị quyết trung ương 5 (khóa VIII)
và đề án phát triển văn hóa; phong trào "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống
văn hóa" được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo và có chuyển biến về
nhiều mặt. Phong trào văn nghệ quần chúng và hệ thống thư viện, tủ sách
được phát triển rộng khắp, huyện có một thư viện với 5.500 bản sách; 24 xã
thị trấn có tủ sách pháp luật và 100% trường học có thư viện. 18 điểm bưu
điện văn hố xã, đến nay có 1 đài truyền thanh huyện, 24 đài truyền thanh cơ
sở đã giúp cho trên 96% nhân dân nghe đài, xem truyền hình tỉnh và trung
ương. Tuy vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho các hoạt
động văn hố, thơng tin cịn thiếu và lạc hậu. Trình độ chun mơn của đội
ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa, thơng tin ở các xã, thị trấn còn hạn chế chưa
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý và phát triển văn hố thơng tin cơ sở.
1.2.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Tân Yên tác động đến việc sử dụng đất


14

14
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cùng với sự


gia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, mức độ sử dụng đất
trong từng khu vực là khác nhau đã tạo nên những áp lực đối với đất đai của
huyện. Trong giai đoạn từ nay đến 2010, cùng với các chính sách hợp lý
khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế; từng bước xây dựng, cải tạo
và hoàn thiện cơ sở hạ tầng... theo dự báo trong tương lai sức ép đối với đất
đai của huyện cũng sẽ rất lớn. Đây là vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí
sử dụng đất của huyện.
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của huyện chưa đồng bộ cũng tạo ra
sức ép lớn trong việc dành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo và xây dựng
mới các tuyến đường, cũng như các cơng trình cơng cộng trên địa bàn huyện
trong thời gian tới.
Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi Tân Yên phải có những
bước đi đột phá để tránh tụt hậu và hòa nhịp phát triển chung của tỉnh Bắc
Giang cũng như của cả nước. Những yêu cầu khách quan đòi hỏi có những
thay đổi đáng kể trong việc bố trí lại quản lý và sử dụng đất đai trong huyện.
Trong những năm tới, sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi mạnh
theo hướng sản xuất hàng hố, hình thành vùng ngun liệu cho công nghiệp
tại chỗ. Nhu cầu quỹ đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển các cơ
sở hạ tầng (giao thơng, thủy lợi, điện, nước, văn hóa, thể thao...) là rất lớn.
Những nhu cầu đó địi hỏi phải có những hoạch định, chính sách và biện pháp
sử dụng đất cụ thể, khoa học, chính xác nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển
kinh tế, nhu cầu nơi ăn chốn ở và đời sống văn minh tinh thần của dân cư, an
ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.
1.3. NỘI DUNG VÀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.3.1. Nội dung


15


15
Được sự giúp đỡ của Nhà trường, thầy giáo hướng dẫn và cán bộ cơ sở

từ những thuận lợi và khó khăn của cơ sở và nhiệm vụ của mình tôi đã xây
dựng nội dung công việc trong thời gian thực tập như sau:
Kết hợp học đi đôi với hành, khiêm tốn học hỏi sống lành mạnh.
Tuyên truyền kiến thức cho nhân dân về kỹ thuật chăn nuôi thú y.
- Rèn luyện khả năng nghề nghiệp thông qua việc chăm sóc ni
dưỡng, điều trị bệnh cho gia súc và vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Học hỏi
kinh nghiệm từ cán bộ cơ sở, áp dụng những kiến thức khoa học vào thực tiễn
sản xuất từng bước nâng cao tay nghề.
- Cùng với cán bộ thú y cơ sở điều tra tình hình dịch bệnh tiến hành
cách ly kịp thời tránh lây lan dịch bệnh.
- Cùng với nhân dân phát hiện kịp thời dịch bệnh và tiến hành điều trị
những gia súc ốm một cách nhanh nhất, góp phần dập dịch bệnh nhanh.
- Tiến hành tổ chức tiêm phòng những bệnh truyền nhiễm thường xảy
ra ở địa phương.
- Dành thời gian thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học của mình.
1.3.1. Phương hướng cơng tác phục vụ sản xuất
- Để thực hiện tốt nội dung trên chúng tôi đề ra biện pháp thực hiện sau:
+ Nhanh chóng hồn thành đề cương thực tập tốt nghiệp, xin ý kiến của
thầy giáo hướng dẫn, được sự giúp đỡ của lãnh đạo trạm, tích cực bám sát cơ
sở để điều tra triển khai công việc đề ra.
+ Đi sâu, đi sát thực tế, nắm chắc tình hình cụ thể của cơ sở để biết
được những bệnh thường xảy ra trong vùng, qua đó có thể chẩn đốn và điều
trị những gia súc ốm kịp thời.
+ Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, vừa làm vừa tham
khảo thêm tài liệu về chuyên môn để nâng cao kiến thức cho bản thân.



16

16
+ Xây dựng công tác cho bản thân, thực hiện triệt để kế hoạch đề ra.
+ Tuyên truyền công tác thú y, luôn học hỏi các đồng nghiệp và những

người đi trước để nâng cao hiểu biết của bản thân sau khi ra trường.
1.4. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

Qua 6 tháng thực tập tại cơ sở, với kiến thức đã học được trong nhà
trường cùng với sự nỗ lực của bản thân và lòng say mê nghề nghiệp, được sự
giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và cán bộ cơ sở, tôi đã đạt được một
số kết quả nhất định. Tuy kết quả đạt được chưa cao nhưng cũng giúp tôi vận
dụng lý thuyết vào thực tế và nâng cao tay nghề.
Trong thời gian thực tập tại trạm thú y huyện Tân Yên - Bắc Giang,
ngồi việc thực hiện chun đề cịn tham gia vào một số công tác như:
1.4.1. Công tác thú y
Trong thời gian thực tập, song song với việc thực hiện đề tài tốt nghiệp
của mình, tơi đã tiếp cận với thực tế của huyện, cùng với cán bộ thú y cơ sở
đưa kỹ thuật chăn nuôi và công tác thú y vào sản xuất, giúp nhân dân giảm bớt
được phần nào thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Đồng thời trong thời gian thực tập
tại cơ sở tôi đã tiến hành làm cơng tác kiểm sốt giết mổ gia súc, gia cầm.
1.4.2. Cơng tác phịng bệnh
- Tiêm phịng là một việc đặt ra đầu tiên nó có tầm quan trọng ngăn
ngừa dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, là khâu quyết định đến số lượng đàn
gia súc. Bởi vậy, nếu tiêm phịng khơng được triệt để và thường xun thì
dịch bệnh sẽ liên tiếp xảy ra. Với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh"
để giảm thiệt hại cho đàn gia súc chết hàng loạt những bệnh thường xuyên
xảy ra như: lở mồm, long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, nhiệt thán, mà
chúng ta không thể cứu vãn được, khi đó nó sẽ gây tổn thất lớn cho ngành

chăn ni, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của
người dân. Nếu có dập tắt được thì mầm bệnh vẫn cịn tồn tại trong đất, nó có


17

17

thể phát bệnh bất cứ lúc nào, vì vậy cơng tác tiêm phòng là rất quan trọng.
Hơn nữa tiêm phòng thường xuyên và định kỳ giúp hạn chế được những dịch
bệnh thường xuyên xảy ra trong năm và tăng thêm thu nhập cho người dân và
sản phẩm xuất khẩu.
Xuất phát từ lợi ích kinh tế lớn của việc tiêm phịng và đây cũng là yêu
cầu của người dân để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Qua điều tra tình hình dịch
bệnh, cùng với sự hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở, chúng tôi tham gia vào
việc tiêm phòng đợt 1 vào vụ xuân hè năm 2005 các loại vacxin: vacxin tụ
dấu lợn, vacxin tụ huyết trùng trâu, bị, phịng bệnh dịch tả lợn, Newcastle gà.
Chúng tơi đã cố gắng tuyên truyền vận động, mà kết quả đạt được vẫn
chưa cao. Tỷ lệ đạt được so với tổng đàn còn thấp.
Kết quả tiêm phòng sau khi tiêm an tồn 100%.
1.4.3. Cơng tác chẩn đốn và điều trị bệnh
Cơng tác chẩn đoán và điều trị bệnh là một nhiệm vụ bao trùm nhất
trong cơng tác thú y. Vì vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời những gia súc
ốm là một khâu quan trọng nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh ra vùng khác,
giúp con vật phục hồi sức khỏe nhanh chóng và giảm thiệt hại do bệnh gây ra.
Đồng thời nó có tác dụng bảo vệ mơi trường sinh thái.
Với kiến thức đã học được trong nhà trường và học hỏi kinh nghiệm
thực tế, trong thời gian thực tập cùng với sự giúp đỡ của cán bộ thú y cơ sở tơi
đã chẩn đốn và điều trị một số bệnh sau:
1.4.3.1. Bệnh ở lợn

+ Bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Nguyên nhân: Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm của lợn do loài Pasteurella multocida gây ra. Vi khuẩn gram (-), loài này
tồn tại trong tự nhiên ở phân, đất. Bệnh này thường xảy ra ở lợn trên 3 tháng
tuổi, bệnh xuất hiện đầu mùa mưa, suốt mùa hè.


18

18
Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã gặp 4 con lợn có triệu chứng bỏ

ăn đột ngột, sốt cao 41 - 42 0C, con vật khó thở, trên da xuất hiện vết tím đỏ ở
cổ, tai, bụng. Qua các triệu chứng trên chúng tơi chẩn đốn là bệnh tụ huyết
trùng và tiến hành điều trị như sau:
Tiêm dung dịch analgin 30% để hạ sốt cho con vật.
Tiêm vitamin B1 với liều 5ml/con để trợ sức, trợ lực cho con vật nhanh
hồi phục, tiêm kết hợp hai loại kháng sinh streptomycin và penicillin với liều
lượng sau:
Streptomycin: 50 mg/kg thể trọng.
Penicillin: 10.000 UI - 20.000 UI/kg thể trọng.
Tiêm bắp ngày 2 lần, liên tục trong 3 - 4 ngày thấy con vật bắt đầu hồi
phục trở lại.
+ Bệnh lợn con ỉa phân trắng (Conlibacillosis).
Triệu chứng của lợn khi mắc bệnh thường là: lợn yếu, chậm chạp, thân
nhiệt tăng. Bệnh thường hay gặp ở lợn con từ 10 - 20 ngày tuổi. Lợn ốm khát
nước, phân lỏng, có màu trắng vàng lẫn bọt khí, mất nước, gầy sút cân nhanh
nếu khơng điều trị kịp thời lợn sẽ chết.
Chúng tôi dùng các loại kháng sinh như chloramophenicol 2ml/con,
tiêm ngày 2 lần đồng thời tiêm vitamin B 1 2,5%, Bcomplex liều 2

5ml/lần/ngày. Kết quả điều trị 12 con khỏi 11 con.
* Bệnh giun tròn đường tiêu hóa
Bệnh giun trịn đường tiêu hóa rất phổ biến đặc biệt là loài giun
đũa và giun lươn. Chúng tơi đã gặp một số con lợn có biểu hiện, gầy
cịm, lơng sù, gầy gộc, chậm lớn... Những con nhiễm nhẹ thì triệu chứng
khơng biểu hiện rõ.
Chúng tơi đã tiến hành kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi
Fullerborn qua kiểm tra những con có triệu chứng trên đều nhiễm giun.


19

19
Điều trị: Dùng 2 loại thuốc levamisol hoặc menbendazol trộn vào thức

ăn sau 2 tuần tiến hành kiểm tra phân đều đã sạch trứng, lợn trở lại bình
thường, ăn uống tốt.
1.4.3.2. Bệnh ở trâu bò
+ Bệnh tụ huyết trùng trâu, bị
Trong thời gian thực tập tại cơ sở chúng tơi đã gặp một trường hợp con
bệnh có triệu chứng sốt cao 41 - 42 0C, niêm mạc mắt mũi, nước dãi chảy
nhiều, gia súc khó thở, thở nhanh.
Với những triệu chứng trên chúng tơi chẩn đốn gia súc đó mắc bệnh tụ
huyết trùng và tiến hành điều trị như sau:
Tiêm: Analgin - 30% để hạ sốt cho con vật.
Tiêm gentamycin liều 6 - 8 ml/100kg thể trọng/lần. Phối hợp tiêm
penicilin liều 10.000 - 20.000 UI/kg thể trọng tiêm bắp ngày 2 lần và tiêm
thuốc trợ sức trợ lực cho con vật như: vitamin B 1 2,5%, vitamin C liều 5 - 10
ml/lần/ngày. Sau 3 - 5 ngày điều trị thấy con vật hồi phục trở lại.
1.4.3.3. Bệnh ở gia cầm

* Bệnh cầu trùng gà
Nguyên nhân: Do loại kí sinh trùng đơn bào Eimeria gây ra, bệnh lây
lan nhanh từ con ốm sang con khỏe.
Triệu chứng: gà ủ rũ, kém ăn, gầy sút nhanh, mào tái, chân lạnh, phân
màu nâu có thể lẫn máu tươi hoặc máu đen, thường chết sau 2 - 3 ngày. Bệnh
có thể kéo dài 2 tuần lễ. Bệnh thường gặp ở 2 dạng cầu trùng manh tràng và
cầu trùng ruột non.
Điều trị: Qua các triệu chứng trên chúng tơi chẩn đốn gà mắc bệnh cầu
trùng và đã tiến hành điều trị như sau:
Dùng Rigecocine 1g pha 4 - 6 lít nước hoặc trộn 1g với 2 kg thức ăn
dùng liên tục 3 - 5 - 7 ngày.


20

20
* Bệnh Newcastle
Bệnh rất hay xảy ra, gà chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn. Trong thời

gian thực thập chúng tơi đã hướng dẫn bà con cách phịng bệnh vệ sinh sát
trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống phải sạch sẽ. Những gà ốm hoặc gà
nghi mắc bệnh phải cách ly.
Hướng dẫn bà con tiêm phòng vacxin lasota vào lúc gà được 7 - 28
ngày tuổi. Nếu nuôi quá 2 tháng tuổi tiêm vacxin Newcastle, gà bệnh phải
hủy xác chôn sâu, sát trùng chuồng trại sạch sẽ.
Trong thực tế chăn ni gia cầm thường hay mắc bệnh trên, do đó
chúng tôi đã hướng dẫn bà con khắc phục những vấn đề như: xây dựng và
vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chuồng ni phải thống về mùa hè và ấm về
mùa đơng.
1.4.3.4. Bệnh ở chó

* Bệnh tiêu chảy
Ngun nhân: do thay đổi thức ăn đột ngột, ăn các loại thức ăn bột
đường khơng nấu chín, ăn phải thức ăn hư hỏng.
Triệu chứng: Chó sốt, đờ đẫn bỏ ăn, uống nước nhiều, mất nước ngoại
bào, sôi bụng, thành bụng căng, nôn mửa, sau đó ỉa phân có màu máu cá, mùi
tanh hơi.
Điều trị: tiêm atropin giảm nôn, liều lượng 0,15 - 0,6ml/10kg thể trọng.
Dùng kết hợp với lincomycin tiêm bắp liều 1ml/4 - 8kg thể trọng và kết hợp
dùng các loại thuốc trợ sức, trợ lực như vitamin B 1 1 - 3ml. Điều trị 2 - 3 ngày
con vật tiến triển tốt.
Ngồi cơng tác tiêm phịng chẩn đốn và điều trị bệnh cho gia súc, gia
cầm, tôi và các cán bộ thú y của trạm cịn tham gia cơng tác kiểm soát giết mổ
tại chợ và giúp đỡ bà con đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như:


21

21

tiêm dextran - Fe cho lợn con ở 3 - 7 ngày tuổi, thiến lợn đực, thiến lợn cái,
phối giống cho lợn cái, kết quả đạt được ở bảng sau:
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT

Nội dung cơng việc

Số lượng
(con)

Kết quả

Số lượng
Tỷ lệ
(con)
An tồn

(%)

I

Tiêm vacxin phịng bệnh

1

Tụ huyết trùng lợn

50

50

100

2

Dịch tả lợn

50

50

100


3

Tụ huyết trùng trâu bò

20

20

100

4

Lasota

30

30

100

5

Tụ huyết trùng gà

80

80

100


6

Newcastle

60

60

100

II

Điều trị bệnh

1

Tụ huyết trùng trâu bò

2

2

100

2

Tụ huyết trùng lợn

5


4

80,0

3

Tiêu chảy ở chó

1

1

100

4

Lợn con phân trắng

12

11

91,6

5

Bệnh giun trịn lợn

5


5

100

III

Khỏi bệnh

Cơng tác khác

An tồn

1

Tiêm Dextran - Fe

50

50

100

2

Thiến lợn đực

20

20


100

3

Thiến lợn cái

10

10

100

4

TTNT lợn

3

3

100

5

Kiểm soát giết mổ

800

Xử lý: 4


0,5


22

22

1.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

1.5.1. Kết luận
Qua 6 tháng thực tập tôi đã tham gia vào công tác tiêm phòng cho gia
súc, gia cầm và điều trị bệnh cùng một số công tác khác tại địa phương,
nhưng hiệu quả chưa cao do những nguyên nhân sau:
- Tay nghề cịn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong điều trị.
- Do điều kiện vệ sinh thú y kém gây ra những tác nhân khơng tốt trong
q trình điều trị bệnh.
- Một số gia súc, gia cầm mắc ở thể q cấp hoặc mãn tính nên hiệu
quả điều trị khơng cao.
1.5.2. Tồn tại
Do kiến thức và kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh cịn hạn chế
nên những thiếu sót không thể tránh khỏi. Mặt khác do thời gian thực tập có
hạn nên kết quả thu được trong đợt thực tập chưa cao.
1.5.3. Đề nghị
Do hiểu biết của người dân về thú y còn hạn chế, cần tuyên truyền sâu
rộng cho người dân hiểu về chăn nuôi thú y, từ đó biết áp dụng những biện
pháp khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
- Tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm.
- Ủ phân diệt trứng giun sán.

- Thức ăn nước uống phải hợp vệ sinh, sạch sẽ,
- Thực hiện công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ thường
xuyên tránh lây lan dịch bệnh.
1.6. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

Qua thời gian thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy
giáo hướng dẫn và cán bộ trạm thú y huyện Tân Yên - Bắc Giang cùng với sự


23

23

nỗ lực của bản thân tôi đã đạt được một số kết quả nhất định mặc dù kết quả
còn nhiều hạn chế, nhưng qua đó tơi đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho
bản thân mình.
- Về chun mơn: Cần học hỏi hơn nữa những người đi trước để nâng
cao tay nghề, từng bước tích lũy kinh nghiệm cho bản thân mình. Phải say mê
nghề nghiệp tìm hiểu những kiến thức khoa học tiến bộ và áp dụng vào thực
tiễn sản xuất.
- Về quản lý tổ chức: Để làm tốt công tác chuyên môn, người cán bộ
không những cần phải giỏi về chuyên môn, vững về tay nghề mà phải có trình
độ quản lý, tổ chức thực hiện cơng việc. Do đó cần phải ln trau dồi kiến
thức học hỏi kinh nghiệm.
Trong cơng việc phải hịa đồng gần gũi với nhân dân, đi sâu, đi sát
với cơ sở và tăng cường công tác dân vận, tuyên truyền về lợi ích của khoa
học kỹ thuật giúp người dân tiêm phòng đảm bảo an toàn dịch bệnh cho gia
súc, gia cầm.



24

24
Phần 2

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
"Tình hình nhiễm bệnh giun đũa lợn ở một số xã của huyện Tân
Yên - Bắc Giang"
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây được sự quan tâm thích đáng của Đảng và
Nhà nước, nền nơng nghiệp nước ta đã có những thay đổi rõ rệt. Ngành chăn
ni cũng có những bước phát triển mới, chăn nuôi lợn là một ngành quan
trọng trong sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Vì một mặt nó là nguồn cung cấp
thực phẩm thường xuyên cho nhu cầu con người, mặt khác là nguồn cung cấp
phân bón cho ngành trồng trọt và một phần sản phẩm phụ cho ngành chế biến.
Để ngành chăn nuôi lợn phát triển ngồi cơng tác giống, thức ăn, chăm
sóc ni dưỡng thích hợp thì việc phịng chống dịch bệnh vẫn thường xuyên
xảy ra gây thiệt hại cho đàn gia súc nuôi tập trung cũng như ở nơng hộ, trong
đó bệnh ký sinh trùng mà đặc biệt là bệnh giun đũa lợn là một căn bệnh phổ
biến ở lợn. Bệnh giun đũa ký sinh ở lợn ít làm lợn chết nhưng gây tổn thất cho
ngành chăn nuôi. Khi lợn nhiễm giun đũa với số lượng nhiều sẽ làm cho lợn
gầy còm, giảm sinh trưởng và cũng có trường hợp chết do giun làm tắc mật,
thủng ruột làm mất nước nếu không điều trị kịp thời.
Để giúp người dân hiểu được tác hại của bệnh giun đũa và có biện pháp
phịng trị bệnh, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn ni, được sự
nhất trí của khoa chăn ni thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: "Tình hình nhiễm bệnh giun đũa lợn ở một số xã của huyện Tân

Yên - Bắc Giang".


25

25

2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa là những bệnh tiến triển ở thể mãn
tính, triệu chứng khơng rõ ràng thường bị triệu chứng của các bệnh khác che
lấp. Cho nên những con vật bị nhiễm đã trở thành nguồn lây nhiễm sang con
khác làm cho bệnh càng có điều kiện phát sinh mạnh, ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng phát triển của con vật.
2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn
Lợn là lồi ăn tạp, có khả năng tiêu hóa thức ăn thơ, xanh cao, q trình
tiêu hóa thức ăn của lợn bắt đầu từ miệng, thức ăn ở đây chịu 2 tác động: tác
động cơ học và tác động hóa học, dưới tác động của các men tiêu hóa amilaza
và maltaza (các men này có trong nước bọt và được tiết ra tuyến mang tai,
tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi). Thời gian thức ăn ở miệng khơng lâu sau
đó chuyển xuống dạ dày. Dạ dày lợn là dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và
dạ dày kép. Thức ăn trong dạ dày chịu hai tác động: tác động vật lý, tác động
hóa học. Do dạ dày lợn co bóp yếu nên thức ăn được xếp lần lượt. Nên men
của nước bọt cũng được góp phần đáng kể vào việc tiêu hóa. Trong dịch vị dạ
dày, men pepsin có tác dụng phân giải protit, men kimonaza (có nhiều ở lợn
con) có tác dụng ngưng kết sữa: men lipaza có tác dụng tiêu hóa lipit. Ngồi ra
trong dịch vị dạ dày cịn có axit HCl có tác dụng làm tan, trương nở protit, hoạt
hóa men pepxinopzen, diệt khuẩn, giữ độ an toàn của dịch vị. Sau khi tiêu hóa ở
dạ dày, thức ăn được chuyển xuống ruột non, ở đây quá trình hấp thụ xảy ra

mạnh nhờ tác dụng cơ học và tác dụng hóa học ở dạ dày.
- Tác dụng cơ học: Làm cho thức ăn hòa lẫn, nhào trộn với dịch mật,
dịch tụy, dịch ruột.


×