Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Khối 5 sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.23 KB, 7 trang )

UBND HUYỆN TRẢNG BOM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH SÔNG MÂY
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tổ khối 5
-----------------------Bắc Sơn, ngày 25 tháng 02 năm 2022
BIÊN BẢN HỌP SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
(Lần 1)
Hôm nay vào lúc 10 giờ 35 ngày 25 tháng 02 năm 2022. Tại phòng học lớp 5A
– Trường TH Sông Mây diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
của tổ khối 5.
- Thành phần tham dự: GV tổ khối 5.
Có mặt: 6 Vắng: 1 (Cô Tú nghỉ thai sản)
- Chủ toạ: Lương Thị Ánh Hồng – Khối trưởng
- Thư kí: Nguyễn Ngọc Ngân Anh – Giáo viên
NỘI DUNG
1 - Cô Hồng – Khối trưởng triển khai nội dung buổi sinh hoạt:
Căn cứ chương trình và kế hoạch thực hiện cơng tác chun mơn của nhà
trường đã đề ra về việc sinh hoạt chuyên mơn theo nghiên cứu bài học, do đó khối sẽ
lựa chọn 1 môn học để tiến hành soạn thống nhất phương pháp dạy học theo hướng
phát triển phẩm chất - năng lực học sinh.
2 - Các thành viên trong khối tiến hành thảo luận, chọn lựa môn học để thực
hiện nhiệm vụ:
3 - Các thành viên trong khối nêu ý kiến:
+ Cơ Lý đề xuất chọn mơn học tốn và giải thích lý do chọn: bài dạy là kiến
thức cần thiết và phù hợp với đối tượng học sinh, dễ triển khai hình thức dạy học theo
hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Đồng thời có nhiều tư liệu hỗ trợ bài
dạy hơn các bài khác trong tuần.
+ Cô Huyền đề xuất chọn phân môn Luyện từ và câu và giải thích lý do chọn
mơn này vì ở học kì 2 có nhiều nội dung điều chỉnh, cần thiết cho GV thống nhất tiến
trình dạy bài.


+ Cơ Quỳnh đề xuất lựa chọn môn Khoa học và lý do đề xuất vì ở mơn này các
bài học sinh động, có nhiều hình ảnh, đồ dùng dạy học trực quan.


+ Cô Ngân Anh đề xuất môn Tập làm văn với lý do chưa thống nhất trong việc
vận dụng vốn từ để viết đoan văn.
+ Sau thời gian thảo luận đề xuất, các thành viên trong khối đã nhất trí với đề
xuất của cô Lý.
4- Sau khi lắng nghe các thành viên trong khối đề xuất chọn môn, bài dạy minh
họa, giải thích lí do chọn bài, khối trưởng đồng ý và kết luận:
+ Lựa chọn mơn Tốn 5, bài: Cộng số đo thời gian.
+ Giao cho GV soạn dạy minh hoạ: Cô Lương Thị Ánh Hồng.
+ Dự kiến thời gian dạy minh họa: Tuần 25 (Thứ 4 ngày 09/03/2022).
+ Trước thời gian dạy, tổ khối 5 sẽ tổ chức sinh hoạt chuyên đề và thảo luận nội
dung, phương pháp dạy.
Buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học kết thúc vào lúc 11h05
cùng ngày có các thành viên trong khối cùng tham gia và nhất trí.

Chủ toạ

Thư ký

Lương Thị Ánh Hồng

Nguyễn Ngọc Ngân Anh


UBND HUYỆN TRẢNG BOM
TRƯỜNG TH SƠNG MÂY CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tổ khối 5
------------------------

Bắc Sơn, ngày 05 tháng 03 năm 2022
BIÊN BẢN HỌP SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
(Lần 2)
Hôm nay vào lúc 10 giờ 30 ngày 05 tháng 03 năm 2022. Tại phòng Thư Viện, Trường
TH Sông Mây diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của khối 5.
- Thành phần tham dự: GV tổ khối 5.
Có mặt: 6 Vắng: 1 (Cơ Tú nghỉ thai sản)
- Chủ toạ: Lương Thị Ánh Hồng – Khối trưởng
- Thư kí: Nguyễn Ngọc Ngân Anh – Giáo viên
NỘI DUNG
I. – Cô Hồng – Khối trưởng triển khai:
Căn cứ kết luận tại cuộc họp lần thứ nhất về thống nhất chọn đề xuất cô Hồng
tiến hành soạn tiết dạy mơn tốn bài Cộng số đo thời gian. Nay tôi nêu rõ nội dung,
mục tiêu, phương pháp dạy để tổ thảo luận và góp ý.
Mơn học/ hoạt động giáo dục: Toán ; Lớp: 5A
Tên bài học: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN ; Tiết: 123
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- HS làm bài 1 (dòng 1, 2); bài 2.
- Năng lực: .
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mơ hình hố tốn học, năng lực giải
quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng cơng cụ và
phương tiện tốn học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với tốn học và cẩn thận khi làm
bài, u thích mơn học.
* Thống nhất Nội dung, phương pháp dạy:
*Những nội dung thống nhất kế hoạch bài dạy:
2. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài, SGK, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, bảng phụ.
- HS: Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu.
* Phương pháp, kỹ thuật dạy học:


+ Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn
đề, động não.
+ Kỹ thuật chia nhóm.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: mở đầu: (4 phút)
- GV tổ chức trò chơi "Vượt chướng ngại vật" để củng cố kiến thức.
Hoạt động 2: hình thành kiến thức
- GV sử dụng các phương pháp vấn đáp, thuyết trình, đặt và giải quyết vấn đề để HS
tìm tịi, khám phá kiến thức mới.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thảo luận nhóm: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập có liên
quan; GV có thể điều chỉnh nội dung thời lượng dạy thích hợp, quan tâm đến thái độ
tham gia của học sinh trong q trình thảo luận nhóm.
- Tiết dạy cần đảm bảo hướng tới định hướng tiếp cận năng lực, tạo cơ hội cho tất cả
học sinh được tham gia vào quá trình học tập 1 cách thực chất, học sinh biết vận dụng
kiến thức vào thực tế cải thiện được kết quả học tập.
Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm:
- Phần vận dụng vào thục tế, GV lựa chọn nội dung gần gũi với học sinh. GV kết hợp
giáo dục HS nề nếp đi học đúng giờ.
4. Giáo viện dạy minh họa: Lương Thị Ánh Hồng - Lớp dạy: 5A

- Dự kiến thời gian dạy minh họa: 09/3/2022
Buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học kết thức vào lúc 11h10
cùng ngày có các thành viên trong khối cùng tham gia và nhất trí.
Chủ toạ

Thư ký

Lương Thị Ánh Hồng

Nguyễn Ngọc Ngân Anh


UBND HUYỆN TRẢNG BOM
TRƯỜNG TH SƠNG MÂY
Tổ khối 5

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------Bắc Sơn, ngày 09 tháng 3 năm 2022

BIÊN BẢN THẢO LUẬN GIỜ DẠY SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
(Lần 3)
Hôm nay vào lúc 10 giờ 35 ngày 09 tháng 03 năm 2020. Tại phòng học lớp 5A trường TH Sông Mây diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
- Thành phần tham dự: GV tổ khối 5.
Có mặt: 6 Vắng: 1 (Cơ Tú nghỉ thai sản)
- Chủ toạ: Lương Thị Ánh Hồng – Khối trưởng
- Thư kí: Nguyễn Ngọc Ngân Anh – Giáo viên
NỘI DUNG

1. Cô Hồng – khối trưởng tiến hành điều khiển buổi sinh hoạt chuyên môn, yêu
cầu các thành viên trong tổ khối thảo luận, nhận xét về giờ dạy sinh hoạt chuyên môn
theo nghiên cứu bài học:
- Người thực hiện giờ dạy: Lương Thị Ánh Hồng – khối trưởng.
- Tên bài dạy: Cộng số đo thời gian
* Cô Hồng nêu lại diễn biến tồn bộ q trình bài dạy minh họa:
HĐ1: mở đầu:
- GV tổ chức trò chơi "Vượt chướng ngại vật" để ôn lại kiến thức cũ.
HĐ 2: hình thành kiến thức
- GV nêu ví dụ, kết hợp giới thiệu bài.
- GV thực hiện ví dụ, rút ra cách thực hiện phép tính cộng số đo thời gian.
HĐ 3: Luyện tập, thực hành
Bài 1 (dòng 1, 2):
- HS nêu yêu cầu.
- Ý 1 câu a,b: Mời 2 HS làm bảng lớp.
- Ý 2 câu a,b: HS làm cá nhân vào bảng con.
- HS – GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập. HD tóm tắt bằng sơ đồ.


- Gv hỏi: Muốn tính được thời gian đi từ nhà Lâm đến Viện bảo tàng ta làm như thế
nào?
- HS thực hiện cá nhân vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, theo dõi chấm chữa bài.
HĐ 4: Vận dụng, trải nghiệm:
- GV hỏi: Khi cộng số đo thời gian ta cần lưu ý những gì?
Bài tập: An đi học lúc 6 giờ 30 phút và đi hết 25 phút thì đến trường. Hỏi An đến
trường có kịp không? (Biết trường đánh trống vào lớp lúc 6 giờ 45 phút).
- GV cho HS suy nghĩ, làm bài cá nhân và trình bày bài làm.

- GV kết hợp giáo dục HS nề nếp đi học đúng giờ.
*GV nhận xét, dặn dò.
2. Các thành viên trong tổ khối trao đổi, đưa ra ý kiến nhận xét:
* Cô Lý nhận xét:
+ Giờ dạy cơ bản đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã nắm được
kiến thức của bài học.
+ Đã khai thác được các hoạt động của học sinh cần phải làm. Về phía giáo
viên, cơ bản đã truyền đạt được nội dung kiến thức theo kế hoạch bài dạy.
* Cơ Huyền nhận xét:
- GV bình tĩnh, tự tin, truyền đạt kiến thức dễ hiểu.
- Học sinh chú ý nghe giảng, tương tác với giáo viên cách tích cực.
- Gv cịn nói nhiều, chữa bài mất nhiều thời gian. Cần chú ý phân bố thời gian
hợp lí giữa các hoạt động.
* Cô Ngân Anh đưa ra ý kiến:
- Giáo viên đi đúng tiến trình bài dạy, vận dụng các phương pháp phù hợp với
từng hoạt động học tập.
- Phần khởi động các em tham gia tích cực, có hiệu quả.
- Giáo viên nên cho HS xoay bảng để các HS khác quan sát bảng kết quả của
bạn.
* Cô Quỳnh đưa ra ý kiến:
- Một số HS chưa thật sự chú ý vào bài học. Chưa chủ động thảo luận nhóm.
- Phần HS làm bài ở bảng phụ cịn mất nhiều thời gian.
- GV nên vừa giảng ví dụ, vừa kết hợp HS vận dụng làm bài 1 (Đặt tính) để rút
ngắn thời gian và để HS nắm chắc kiến thức ngay tại hoạt động hình thành kiến thức.
3. Tổng hợp ý kiến:
* Ưu điểm
- Giáo viên xác định được đúng mục tiêu, kiến thức cần đạt của tiết dạy. Kiến
thức đúng trọng tâm, đảm bảo chính xác, có hệ thống.
- Tác phong sư phạm chuẩn mực, gần gũi học sinh. Truyền đạt kiến thức dễ
hiểu.

- Tiến trình dạy học hợp lí, nhẹ nhàng; Các hoạt động học tập diễn ra tự nhiên,
phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học.


- Gv vận dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp dạy học tương ứng với từng
hoạt động học tập. Kết hợp giáo dục học sinh về ý thức nề nếp (tích hợp liên mơn).
- Học sinh tích cực, chủ động trong học tập. Tiết học đạt hiệu quả.
*Tồn tại:
- GV còn làm việc nhiều, chưa chú ý hết đến nhiều đối tượng học sinh.
- 1 vài HS còn chưa tích cực trong việc hoạt động nhóm.
* Rút kinh nghiệm:
- GV cần chú ý đến nhiều đối tượng HS trong lớp.
- Củng cố thêm kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm.
4. Thảo luận, thống nhất về các bước áp dụng cho thực tế dạy học hằng
ngày:
- Gv nên chủ động điều chỉnh các hoạt động và chú ý về phân bổ thời gian cho
hợp lí, chú ý vận dụng các phương pháp phù hợp với đối tượng HS của lớp mình.
- Khi giảng dạy kiến thức mới trong các mơn học, đặc biệt ở mơn Tốn, GV nên
thực hiện theo quy trình sau:
+ Phương pháp chung: Tự phát hiện - Tự giải quyết vấn đề - Tự chiếm lĩnh kiến
thức.
+ Các bước cụ thể:
Bước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của HS (Làm xuất hiện vấn đề và tạo
cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu vấn đề đó).
Bước 2: Tổ chức các hoạt động học tập (theo cá nhân, theo nhóm hay cả lớp)
Bước 3: Hướng dẫn học sinh trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Bước 5: Giáo viên hệ thống, kết luận vấn đề, hướng dẫn học sinh trình bày
(Giáo viên chốt lại các vấn đề quan trọng).
Bước 6: Tổ chức cho học sinh luyện tập - thực hành, vận dụng trải nghiệm (có

thể lấy các nội dung bài gần gũi HS để kết hợp giáo dục học sinh).
Biên bản kết thúc vào lúc 11 giờ 15 cùng ngày và được thông qua trước các
thành viên trong tổ khối, các thành viên thống nhất cùng thực hiện.

Chủ toạ

Thư ký

Lương Thị Ánh Hồng

Nguyễn Ngọc Ngân Anh



×