Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bài tập nhóm môn Thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.38 KB, 12 trang )

1

BÀI TẬP NHĨM MƠN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I. Khái qt quy định của CISG về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng của bên bán
1. Chế định bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế theo Công ước
CISG
CISG (Convention on the International Sale of Goods - Hiệp định về việc
Mua bán quốc tế hàng hóa) là một hiệp định quốc tế được áp dụng trong việc
mua bán hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau. Hiệp định này được thiết lập để
giảm thiểu sự khác biệt trong các quy định pháp lý của các nước và tăng cường
sự tin tưởng giữa các bên trong giao dịch thương mại. Theo CISG, nếu bên bán
vi phạm hợp đồng mua bán, bên mua có quyền địi bồi thường thiệt hại. Quy
định về bồi thường thiệt hại được đề cập trong phần III của CISG, với các điều
74 đến 77.
Điều 74 của CISG quy định rằng, nếu bên bán vi phạm hợp đồng, bên
mua có quyền địi bồi thường thiệt hại. Theo đó, bên mua có thể địi bồi
thường tất cả các thiệt hại gây ra cho họ bởi vi phạm hợp đồng của bên bán,
bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, để đòi bồi thường, bên
mua phải chứng minh được thiệt hại của họ và mối liên quan giữa vi phạm
hợp đồng của bên bán và thiệt hại của bên mua. Tuy nhiên, nếu bên mua
không chứng minh được số thiệt hại thực tế, mức độ bồi thường sẽ được tính
dựa trên những thiệt hại có thể được dự đốn. Nếu bên bán có thể chứng minh
được rằng bên mua đã bỏ lỡ một cơ hội lợi nhuận, mức độ bồi thường cũng sẽ
được tính tốn dựa trên khoản lợi bị bỏ lỡ này.
Điều 75 của CISG quy định về mức độ bồi thường thiệt hại trong trường
hợp hợp đồng bị hủy và có hợp đồng thay thế. Theo đó, nếu bên bán vi phạm
hợp đồng, mức độ bồi thường sẽ bao gồm phần chênh lệnh giữa giá hợp đồng và


2



giá hợp đồng thay thế và những khoản bồi thường khác có thể địi được theo
điều 74.
Điều 76 của CISG quy định nhằm xác định rõ mức độ bồi thường của
bên vi phạm với bên bị vi phạm trong trường hợp khơng có hợp đồng thay
thế. Điều luật này tính toán mức độ bồi thường giữa giá ấn định trong hợp
đồng đã ký và giá hiện hành lúc hủy hợp đồng. Tuy nhiên tại Điều 76 cũng
nêu rõ một trường hợp đặc biệt khi bên mua đòi bồi thường thiệt hại và đã
tuyên bố hủy hợp đồng sau khi tiếp nhận hủy hàng hóa thì giá hiện hành lúc
tiếp nhận hủy hàng hóa sẽ khơng được áp dụng và khơng phải giá vào lúc hủy
hợp đồng. Tại khoản 2 Điều 76 cũng quy giải thích rõ về các loại giá hiện
hành.
Điều 77 của CISG quy định về việc bảo vệ cho bên vi phạm hợp đồng.
Bên bị vi phạm phải hạn chế tổn thất của hành vi vi phạm hợp gây ra. Điều 76
cũng đặt ra chế tài nếu bên bị vi phạm không thực hiện việc hạn chế tổn thất thì
bên vi phạm có thể u cầu giảm bớt tiền bồi thường thiệt hại bằng mức tổn
thất có thể hạn chế được. Tuy nhiên tại Điều 76 chưa nói rõ cụ thể mức tổn thất
có thể hạn chế được xác định như nào và cách thức chứng minh mức tổn thất
đó.
2. Về tính dự đốn trước của thiệt hại.
Theo Cơng ước CISG tính dự đốn trước có thể suy rộng ra từ tính trực
tiếp xác thực, song việc suy rộng ra này cần phải có thêm những lý giải xác
đáng. Mặc dù, nếu thiệt hại đó là trực tiếp và thực tế thì thiệt hại đó phải có
mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, việc thiệt hại có tính
nhân quả mà có tính dự đốn trước thì cũng chưa chắc. Bởi vì khơng phải
thiệt hại có tính nhân quả nào cũng có tính dự đốn trước.
Bên cạnh đó yếu tố “khoản lợi bị bỏ lỡ” là yếu tố quan trọng trong việc
xác định mức độ thiệt hại mà bên bán đã chịu trong quá trình thực hiện hợp



3

đồng. "Khoản lợi bị bỏ lỡ" được định nghĩa là lợi nhuận mà bên bán sẽ nhận
được nếu bên mua thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Điều
này có nghĩa là, nếu bên mua vi phạm hợp đồng, bên bán sẽ không nhận được
số tiền hoặc giá trị của hàng hóa như đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Do
đó, bên bán sẽ mất một khoản lợi nhuận mà họ đã kỳ vọng từ việc thực hiện
hợp đồng này. Giá của một số loại hàng hóa ln biến động nhưng giá ký hợp
đồng mua bán chưa chắc đã cố định nên việc bên bán vi phạm hợp đồng có
thể dẫn đến tình trạng bên mua phải mua mặt hàng đó với giá cao hơn vào
thời điểm ký hợp đồng với bên bán. Chính vì thế “khoản lợi bị bỏ lỡ” này là
yếu tố quan trọng trong việc xác định mức độ thiệt hại của hành vi vi phạm
hợp đồng và cũng là yếu tố cơ sở của hình thành Điều 75 và Điều 76 của
CISG. Điều này giúp đảm bảo rằng bên bán sẽ được bồi thường đầy đủ mức
độ thiệt hại mà họ đã chịu và khuyến khích bên mua thực hiện đúng nghĩa vụ
của mình theo hợp đồng mua bán.
II. Phân tích án lệ
1. Tóm tắt vụ tranh chấp
- Tranh chấp giữa Cty Delchi Carrier, S.p.A. (Italia) và Cty Rotorex Corp
(Mỹ). Tranh chấp được xét xử ở Tòa án quận Hoa Kỳ tại New York, bản án
ngày 09/9/1994 và được xét xử phúc thẩm vào ngày 06/12/1995.
- Delchi đã đệ đơn kiện Rotorex vì vi phạm hợp đồng và khơng giao
hàng hóa phù hợp, tun bố hủy bỏ hợp đồng và đòi Rotorex bồi thường thiệt
hại trong đó có khoản lợi bị bỏ lỡ.
- Vấn đề pháp lý xảy ra khi Delchi tuyên bố hủy bỏ hợp đồng và đòi
Rotolex bồi thường thiệt hại, trong đó có khoản lợi bị bỏ lỡ. Rotolex khơng
bồi thường, Delchi đã kiện Rotolex ra tòa án Mỹ dựa trên quy định của Công
ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.



4

- Tịa tun bố rằng Cơng ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán
hàng hóa (CISG) sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp vì Ý và Mỹ là
thành viên của Công ước này. Các điều khoản của CISG được áp dụng: Các
Điều 7, 25, 35, 36, 49, 74 và 78 CISG.
- Một số Điều luật trong Công ước được áp dụng làm cơ sở pháp lý cho
vụ kiên như Điều 25 về xác định vi phạm hợp đồng, Điều 49 về quyền hủy
hợp đồng, Điều 74 về tiền bồi thường thiệt hại.
2. Tóm tắt lập luận của nguyên đơn, bị đơn và cơ quan tài phán
2.1 Lập luận của nguyên đơn
+ 93% máy nén khí của Rotorex bị từ chối trong kiểm tra chất lượng vì
cơng suất thấp hơn và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Vì thế Delchi cho rằng
Rotorex vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Do đó đã từ chối máy nén và hủy
hợp đồng.
+ Các chi phí mà Rotorex yêu cầu bồi thường.
a) Chi phí vật liệu, hải quan, vận chuyển, lưu kho cho máy nén Rotorex
- 39.000.000 lire cho dụng cụ đặc biệt.
- 27.129.822 lire để mua vật liệu cách nhiệt đặc biệt và ống để sử dụng
cho Arieles được sản xuất với máy nén Rotorex.
- 18.877.520 lire liên quan đến hải quan và vận chuyển nội địa lô đầu tiên.
- Sau khi từ bỏ những nỗ lực không thành công để sửa chữa các máy nén
bị lỗi của Rotorex, Delchi đã phải chịu chi phí 11.096.400 lire để lưu kho các
máy nén bị từ chối có trong lơ hàng đầu tiên của Rotorex.
- 2.103.683 lire để lưu kho các máy nén trong lơ hàng thứ 2.
b) Chi phí phát sinh để khắc phục hậu quả
- Delchi đã chi 1.790.991 lire để vận chuyển vòng đệm Rotorex thay thế
đến nhà máy Villasanta của mình.



5

- Công nhân Delchi đã dành 790,5 giờ công để lắp vòng đệm Rotorex
đặc biệt cho máy nén Rotorex từ ngày 3 tháng 5 đến ngày 10 tháng 5 năm
1988, với chi phí 15.874.030 lire.
- Delchi đã trả tiền vận chuyển các đầu nối Rotorex bổ sung, với chi phí
thực là 183.170 lire.
- Delchi đã chi 11.687.142 lire để kiểm tra và thử nghiệm máy nén Rotorex
cao hơn mức dự kiến thông thường (thêm 582 giờ với mức 20.081 lire/giờ).
- Delchi đã trả 519.845.665 lire chi phí vận chuyển nhanh máy nén Sanyo
- Dây chuyền lắp ráp của Delchi ngừng hoạt động từ ngày 16 tháng 5
đến ngày 19 tháng 5 năm 1988, khiến Delchi phải trả 22.144.322 đồng lương
công nhân lắp ráp không hiệu quả (1.102,75 giờ ở mức 20.081 lire/giờ).
c) Khoản lợi bị bỏ lỡ
- Do Rotorex vi phạm hợp đồng, Delchi không thể thực hiện các đơn đặt
hàng cho 2.395 đơn vị từ các công ty liên kết với Carrier trên khắp châu Âu,
gây ra 421.187.095 lire lợi nhuận bị mất.
- 31.310.200 lire mất đi do không giao 100 sản phẩm Ariele cho công ty
White – Westinghouse- Đức.
- 266.057.772 lire mất đi do khơng có 604 sản phẩm Ariele nhãn hiệu
Delchi để giao ở Ý; và 280.319.840 lire mất đi do khơng có được 653 sản
phẩm Ariele nhãn hiệu White – Westinghouse để giao ở Ý; như vậy tổng cộng
546.377.612 lire lợi nhuận mất hưởng ở Ý.
2. Lập luận của bị đơn
Rotorex đưa ra lập luận của mình đối với các khoản bồi thường của
Delchi như sau:
Thứ nhất, Rotorex cho rằng Delchi không thể thâm hụt lợi nhuận bởi vì
Delchi có khả năng duy trì mức tồn kho của các sản phẩm điều hoà Ariele
vượt qua số lượng tối đa có thể bán ra ngồi. Vì vậy, trên thực tế khơng có sự



6

thâm hụt nào của các sản phẩm Ariele với lý do các bộ phận nén khí của
Rotorex khơng đạt tiêu chuẩn.
Tổng số lần bán hàng bị mất cho chi nhánh Thụy Sĩ của Carrier được ghi
nhận là 450. Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn đặt hàng chưa được thực
hiện cho chi nhánh Thụy Sĩ đều là do vi phạm của Rotorex. Vào ngày 29
tháng 4 năm 1988, chi nhánh Thụy Sĩ đã hủy đơn đặt hàng 300 chiếc do một
trong những khách hàng của họ hủy đơn đặt hàng. Hơn nữa, khi Delchi hủy
giao hàng 50 chiếc cho công ty con ở Thụy Sĩ vào ngày 4 tháng 5 năm 1988,
hãng vẫn chưa phát hiện ra rằng máy nén của Rotorex khơng phù hợp. Do đó,
việc thua lỗ trong việc bán 50 đơn vị đó đã khơng được chứng minh là do vi
phạm của Rotorex.
Thứ hai, Rotorex cho rằng tồ án đã chưa phân chia cơng bằng lợi nhuận
cho các đơn hàng chưa hoàn thành từ cadc chi nhánh của Delchi ở châu âu và
từ các đại lý bán hàng ở Ý.
Thứ ba, Rotorex yêu cầu toà án xem xét lại quyết định loại trừ chi phí cố
định (fixed cost) và khấu hao từ chi phí sản xuất được sử dụng để tính tốn lợi
nhuận bị thâm hụt.
3. Lập luận của cơ quan tài phán
3.1. Sơ thẩm
Tại phiên xét xử sơ thẩm do bên mua Delchi Carrier kiện bên bán Tập
đồn Rotorex, theo Bản án ngày 09/09/1994, Tịa án sở thẩm Bắc New York
(U.S District Court for Northern District of New York) đã lập luận và kết luận
như sau:
Thứ nhất, Tịa có thẩm quyền đối với vụ kiện này theo Mục (title) 28 của
Bộ luật Hoa Kỳ (28 USC 1332) về thẩm quyền xét xử.
Thứ hai, luật điều chỉnh của vụ kiến là Công ước Liên hợp quốc về Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) theo điểm a khoản 1 Điều 1 của Công

ước, tức là do Ý (quốc gia của bên mua Delchi) và Hoa Kỳ (quốc gia của bên
bán Rotorex) đều là thành viên của CISG.
Thứ ba, Tòa cho rằng Rotorex đã vi phạm hợp đồng với Delchi khi
không cung cấp 10.800 máy nén theo thỏa thuận.


7

Thứ tư, theo Điều 74 CISG, Delchi có quyền yêu cầu đòi bồi thường
thiệt hại bằng tiền đối với hành vi vi phạm của Rotorex với “số tiền tương
đương với tổn thất, bao gồm cả tổn thất về lợi nhuận” nhưng khơng vượt q
số tiền mà các bên đã “hình dung một cách hợp lý” (reasonably envisioned by
the parties). Trên cơ sở ý tưởng của những người soạn thảo ra CISG, Tịa
cũng giải thích quy định tại Điều 74 nhằm bồi thường cho bên bị thiệt hại
những lợi ích đáng ra được hưởng nếu thực hiện đúng hợp đồng (the benefit
of the bargain), bao gồm lợi nhuận kỳ vọng (expectation interest) và chi phí
phụ thuộc (reliance expenditure)1.
Về số tiền bồi thường cụ thể, Tòa yêu cầu bị đơn Rotorex phải trả cho
nguyên đơn Delchi số tiền gốc là 1.248.331,87 USD và trả thêm số tiền lãi
trước thời điểm phán quyết theo lãi suất tín phiếu của Kho bạc Hoa Kỳ, cụ thể
bao gồm các khoản tiền sau:
- Thiệt hại cho nguyên đơn để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm
gồm: 183.170 lire cho các chi phí chưa hồn trả liên quan đến việc vận
chuyển đầu nối; 1.309.851 lire cho các chi phí chưa hồn trả liên quan đến
việc vận chuyển vòng đệm Rotorex thay thế; 15.874.030 lire cho chi phí lao
động liên quan đến việc thay thế vịng đệm có vấn đề ban đầu bằng sản phẩm
thay thế; 11.687.142 lire để tái kiểm tra và thử nghiệm bất thường các thiết bị
sau khi lắp đặt vòng đệm và đầu nối thay thế.
- Việc đẩy nhanh giao hàng máy nén Sanyo để giảm thiểu thiệt hại do vi
phạm của Delchi là phù hợp với Điều 77 CISG. Tuy nhiên, do các máy nén

Sanyo đã được đặt hàng từ trước nên việc đặt hàng này không thể coi là nhằm
mục đích để thay thế những máy Rotorex khơng phù hợp, do đó khơng áp
dụng theo Điều 75 CISG.
1 Tịa trích dẫn lại tài liệu “Measuring Damages Under the United Nations Convention on the International
Sale of Goods” năm 1989 của Jeffrey S. Sutton, tuy nhiên khơng định nghĩa cụ thể.
Chi phí phụ thuộc này có thể gồm 4 loại: (1) Chi phí của bên được hứa hẹn (ở đây là Delchi) để thực hiện
nghĩa vụ của họ trong hợp đồng; (2) Chi phí của bên được hứa hẹn để chuẩn bị thực hiện hợp đồng nhưng đã
trở thành lãng phí; (3) Chi phí trước khi xảy ra vi phạm, khơng liên quan đến việc thực hiện của bên hứa hẹn,
nhưng sẽ thành lãng phí nếu bên được hứa hẹn vẫn thực hiện đủ nghĩa vụ theo hợp đồng; (4) Chi phí sau khi
có vi phạm hợp đồng, ví dụ như bồi hoàn cho bên thứ ba. (Tham khảo tại:
/>%20reliance%20expenditure%20award%20of,the%20promisor's%20promise%20to%20perform)


8

Việc đẩy nhanh giao hàng máy nén Sanyo là hợp lý về mặt thương mại
và có thể dự đốn được nên Delchi có quyền thu hồi chi phí rịng để giao hàng
sớm máy nén Sanyo là 504.305.665 lire.
- Chi phí phát sinh cho việc xử lý và lưu kho máy nén không phù hợp
của Rotorex 13.200.083 lire, bao gồm: 11.096.400 lire liên quan đến lô hàng
đầu tiên của Rotorex và 2.103.683 lire là chi phí hợp lý để lưu trữ lơ hàng thứ
hai của Rotorex mặc dù Delchi khơng tính được chi phí chính xác.
- Lợi nhuận bị mất của Delchi do mất doanh số bán hàng (Delchi có
nghĩa vụ đưa ra bằng chứng đầy đủ để chứng minh): 421.187.095 lire của
2.395 chiếc Ariele cho các công ty trực thuộc trên khắp châu Âu; 31.310.200
lire của 100 chiếc Ariele cho Công ty White-Westinghouse; 266.057.772 lire
của 604 chiếc Ariele nhãn hiệu Delchi ở Ý; 280.319.840 lire của 653 chiếc
Ariele nhãn hiệu White-Westinghouse ở Ý.
Delchi có địi khoản doanh số cho 4.000 sản phẩm cho các “đơn hàng
được chỉ định” (indicated orders) ở Ý nhưng chỉ có các lời khai mang tính suy

đoán của các đại lý bán hàng của Delchi ở Ý, khơng có bằng chứng rằng
ngun nhân là do vi phạm của Rotorex. Tịa cũng cho rằng Delchi khơng có
quyền đòi thêm khoản lợi nhuận khác bị mất ở Ý nữa vì khơng có cơ sở chắc
chắn hợp lý.
- Delchi cũng khơng có quyền địi các chi phí sản xuất dự kiến của các
đơn vị Ariele với máy nén Rotorex, bởi vì các chi phí đó được tính vào khoản
thu hồi của Delchi đối với yêu cầu bồi thường lợi nhuận bị mất.
- Delchi có quyền địi cả tiền lãi theo Điều 78 CISG.
- Tỷ giá chuyển đổi từ đồng lire của Ý sang USD của Hoa Kỳ được áp
dụng theo quy tắc “ngày vi phạm” (breach-day rule) của New York, theo đó
các thiệt hại phải chịu bằng ngoại tệ được chuyển đổi thành tỷ giá hối đoái
hiện hành vào ngày vi phạm (20/4/1988); đồng thời các bên cũng không có
tranh cãi về vấn đề này. Như vậy, tổng số tiền bối thường là 1.545.434.848
lire được quy đổi thành 1.248.331,87 USD tiền gốc.
3.2. Phúc thẩm


9

Tại phiên xét xử phúc thẩm do bên bán Rotorex kháng cáo lại Bản án
ngày 09/09/1994 của Tòa sơ thẩm Bắc New York, theo Bản án ngày
06/12/1995, Tòa án Phúc thẩm khu vực 2 Hoa Kỳ (U.S Court of Appeals, 2 nd
Circuit) đã lập luận và kết luận như sau:
Về vi phạm của bên bán, trên cơ sở Điều 35, 36 CISG, Tòa phúc thẩm
khẳng định lại máy nén của Rotorex đã vi phạm hợp đồng và bản thân
Rotorex đã thừa nhận rộng rãi.
Căn cứ Điều 25 CISG, Tòa sơ thẩm cho rằng vi phạm của Rotorex là “vi
phạm cơ bản”. Tịa phúc thẩm nhất trí và bổ sung thêm do công suất làm mát
và mức tiêu thụ năng lượng của máy nén điều hịa khơng khí là những yếu tố
quyết định giá trị sản phẩm nên Rotorex phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Về nội dung kháng cáo của Rotorex, Tịa phúc thẩm đặt vấn đề là phải
tơn trọng những lập luận của Tòa sơ thẩm trừ khi chúng rõ ràng là sai.
Rotorex cho rằng Delchi không được hưởng lợi nhuận bị mất vì cơng ty
có thể duy trì mức tồn kho của các đơn vị điều hịa khơng khí Ariele vượt quá
số lượng tối đa doanh số bán hàng có thể bị mất. Tịa phúc thẩm đã bác bỏ,
cho lập luận này của Rotorex là ngụy biện, căn cứ theo các bằng chứng về
việc Delchi đã phải đóng cửa sản xuất trong vài ngày và một số mặt hàng sẵn
sàng để bán cũng bị chậm trễ theo.
Rotorex lập luận rằng việc Tịa sơ thẩm đã tính số tiền lãi bị mất cho các
đơn đặt hàng chưa được thực hiện từ các chi nhánh của Delchi ở Châu Âu và
từ các đại lý bán hàng ở Ý là sai trái. Tịa phúc thẩm cũng bác bỏ vì có thể
thấy trước một cách khách quan rằng Delchi sẽ nhận đơn đặt hàng bán Ariele
dựa trên số lượng máy nén mà hãng đã đặt hàng và dự kiến sẽ sẵn sàng cho
mùa tới;
Rotorex phản đối việc Tòa sơ thẩm loại trừ chi phí cố định (fixed cost)
và khấu hao khỏi chi phí sản xuất để tính lợi nhuận bị mất (tức là chỉ dùng chi
phí biến đổi (variable cost) để tính lợi nhuận bị mất). Tịa phúc thẩm cho rằng
CISG khơng chỉ rõ các loại chi phí biến đổi, hay cả chi phí cố định và chi phí
biến đổi khi tính tốn lợi nhuận bị mất, tuy nhiên thơng thường các tịa án
khơng xem xét chi phí cố định. Tịa phúc thẩm cho rằng doanh nghiệp luôn


10

phải trả chi phí cố định, dù có vi phạm hay không; đồng thời viện dẫn lại 2 án
lệ: Indu Craft kiện Ngân hàng Baroda năm 1995, theo đó chỉ khi vi phạm dẫn
đến chấm dứt hoạt động kinh doanh đang diễn ra thì chi phí cố định mới được
tính cùng chi phí biến đổi; án lệ Adám kiện Lindblad Travell Inc. năm 1984,
theo đó chi phí cố định khơng được đưa vào tính lợi nhuận bị mất khi nguyên
đơn là một doanh nghiệp đang hoạt động có chi phí cố định không bị ảnh

hưởng bởi vi phạm.
Về nội dung kháng cáo của Delchi, Delchi kháng cáo việc Tòa sơ thẩm
đã từ chối một số khoản chi phí để tính bồi thường 2 với lý do rằng “đã được
tính vào khoản thu hồi của Delchi đối với yêu cầu bồi thường lợi nhuận bị
mất”, do đó nếu tính thì sẽ tạo thành khoản bồi thường kép cho Delchi. Tòa
phúc thẩm khơng nhất trí với lập luận này của Tịa sơ thẩm.
Theo Tòa phúc thẩm, Điều 74 CISG quy định nguyên đơn có thể địi bồi
thường thiệt hại để bồi thường tồn bộ tổn thất. Tổn thất bao gồm, nhưng
khơng giới hạn trong lợi nhuận bị mất; đồng thời cũng chỉ tuân theo giới hạn
quen thuộc đối với tổn thất mà bên vi phạm phải thấy trước, hoặc lẽ ra phải
thấy trước, như một hậu quả có thể xảy ra. Tịa phúc thẩm cho rằng phần lợi
nhuận bị mất cũng không bù đắp được các chi phí đang xét đến ở đây cho
Delchi vì: lợi nhuận bị mất của Delchi tính bằng cách lấy doanh thu giả định
(nếu bán được hàng) trừ đi chi phí biến đổi giả định (cũng khơng xảy ra); như
vậy là không bù đắp được những loại chi phí thực tế đã phát sinh dẫn đến
khơng bán được hàng, và không tạo thành “bồi thường kép”.
- Về chi phí sửa bảng điện để sử dụng với các máy nén Sanyo thay thế
(Delchi không chứng minh được việc sửa đổi này khơng phải là một phần của
chi phí sản xuất thơng thường của các đơn vị có máy nén Sanyo) và việc mất
4.000 đơn hàng ở Ý (do các đại lý khai sẽ đặt mua thêm Ariele nếu có sẵn,

2 (1) vận chuyển, hải quan và các chi phí phát sinh liên quan đến lơ hàng thứ nhất và thứ hai - bị từ chối và
trả lại - của máy nén khí Rotorex; (2) vật liệu cách nhiệt cũ và ống được mua chỉ để sử dụng với máy nén
Rotorex; (3) dụng cụ lỗi thời được mua riêng để sản xuất các thiết bị có máy nén Rotorex; (4) chi phí lao
động trong khoảng thời gian dây chuyền sản xuất Delchi không hoạt động do thiếu máy nén để lắp đặt trong
dàn máy điều hịa khơng khí Ariele.


11


như vậy là q suy đốn), Tịa phúc thẩm nhất trí với Tịa sơ thẩm từ chối các
khoản bồi thường này.
Nói chung, Tịa phúc thẩm đã xác nhận việc bồi thường thiệt hại và bổ
sung thêm một số khoản chi phí mà Delchi được hưởng.
III. Đánh giá và bình luận
Thứ nhất, xem xét đến bản chất của vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
cần dựa trên các yếu tố: có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế, sự vi
phạm này phải dẫn đến hậu quả là quyền lợi của một hoặc các bên trong hợp
đồng không thể đạt được, và bên vi phạm hợp đồng có thể nhìn thấy được hậu
quả dẫn đến nếu có hành vi vi phạm. Điều 74 CISG nhấn mạnh trường hợp
bên vi phạm lẽ ra đã phải dự đoán trước được hậu quả xảy ra, nhằm tránh
trường hợp bên vi phạm viện dẫn lý do không lường trước được thiệt hại một
cách chủ quan. Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định tương tự và
cũng chưa có điều khoản về dự tính trước thiệt hại xảy ra, do đó khi áp dụng
CISG các doanh nghiệp tại Việt Nam cần chú ý vấn đề này khi giao kết hợp
đồng nhằm bảo vệ tối ưu nhất quyền lợi của mình.
Thứ hai, khi xem xét tính tốn thiệt hại được bồi thường là lợi nhuận bị
mất khi phải dừng sản xuất kinh doanh, Tịa án có thể chấp nhận các tính tốn
dựa trên doanh thu, các chi phí cố định và các chi phí phát sinh hàng ngày,
miễn là có bằng chứng thuyết phục. Ngồi ra, tịa án cũng có thể chấp nhận cả
những thiệt hại hệ quả phát sinh từ vi phạm, miễn là nó khơng bị tính trùng
trong chi phí đã tính tốn của lợi nhuận bị bỏ lỡ và thiệt hại đó có thể lường
trước được. Vì vậy, trong q trình hợp tác, để đề phịng những rủi ro, doanh
nghiệp Việt Nam cũng cần dự trù tập hợp các bằng chứng, chứng cứ cần thiết
để đảm bảo tính thuyết phục của các thiệt hại và lợi nhuận bị bỏ lỡ, cũng như
các thiệt hại hệ quả, liên quan khác về chi phí phát sinh từ vi phạm của bên
kia.


12


Thứ ba, đối với trường hợp xem xét yêu cầu bồi thường các khoản lãi mà
một bên đáng lẽ được hưởng nếu bên kia không vi phạm nghĩa vụ hợp đồng,
Tòa án sẽ xem xét các chứng cứ, bằng chứng để xác định đó có phải là tiền lãi
thực tế phát sinh hay khơng để chấp nhận u cầu địi bồi thường. Trong tình
huống này, bên có quyền lợi bị vi phạm phải đưa ra được các bằng chứng
thuyết phục nhằm chứng minh cho yêu cầu đòi bồi thường của mình là hợp lý.
Điều 302 Luật Thương Mại 2005 cũng đưa ra khái niệm bồi thường thiệt hại,
theo đó: bên gây thiệt hại sẽ phải bồi thường và giá trị bồi thường bao gồm
giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng
lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm. Điều 306 của luật này cũng đưa
ra quy định về lãi suất trên số tiền chậm trả, khác với quy định tại CISG chỉ
đưa ra mức chung, quy định tại Luật thương mại 2005 có tính cụ thể và xác
thực hơn khi xét theo “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời
điểm thanh tốn ứng với thời gian chậm trả”. Điều này được chi tiết hơn tại
Điều 11, Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP: “khi xác định lãi suất chậm trả đối
với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình
trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam,...) có trụ sở, chi nhánh hoặc phịng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm
thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, việc áp dụng mức lãi suất theo Luật thương mại 2005 là hợp lý
và hoàn toàn phù hợp với quy định tại CISG.




×