Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 189 trang )


1
Bộ Giáo dục và Đào tạo bộ t pháp
trờng đại học luật hà nội




lý văn quyền





phòng ngừa tội phạm
do nữ giới thực hiện ở Việt Nam






luận án tiến sĩ luật học










Hà nội - 2014


2

Bộ Giáo dục và Đào tạo bộ t pháp
trờng đại học luật hà nội




lý văn quyền



phòng ngừa tội phạm
do nữ giới thực hiện ở Việt Nam

Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số : 62 38 01 05


luận án tiến sĩ luật học




Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Sơn
PGS.TS Dơng Tuyết Miên





Hà nội - 2014


3




Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận án là trung thực. Những kết luận khoa
học của luận án cha từng đợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án


Lý Văn Quyền















4
Môc lôc
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU
1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4

PHẦN NỘI DUNG
27
Chương 1:
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC HIỆN Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 - 2012

27
1.1. Thực trạng của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai
đoạn 2003 - 2012
27
1.2. Diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai

đoạn 2003 - 2012
56
Chương 2:
NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC
HIỆN Ở VIỆT NAM

71
2.1. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội. 72
2.2. Nguyên nhân về văn hóa, giáo dục 79
2.3. Nguyên nhân trong quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn
xã hội
89
2.4. Nguyên nhân trong hoạt động chống tội phạm và giáo dục, cải
tạo phạm nhân nữ.
93
Chương 3:
DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC HIỆN
Ở VIỆT NAM

102
3.1. Dự báo tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện 102
3.2. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm 106

PHẦN KẾT LUẬN
144

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
149


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
150

PHỤ LỤC
157

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHSVN : Bộ luật Hình sự Việt Nam
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng Hình sự
GS : Giáo sư
HSST : Hình sự sơ thẩm
MĐGTBQ : Mức độ gia tăng bình quân
NCTNPT : Người chưa thành niên phạm tội

Nxb : Nhà xuất bản
PGS. : Phó giáo sư
Tr. : Trang
TS : Tiến sĩ
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
THCS : Trung học cơ sở
THTP : Tình hình tội phạm
UBND : Ủy ban nhân dân
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC


: Viện kiểm sát nhân dân tối cao


6
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1 Số bị cáo nữ đã bị xét xử sơ thẩm ở Việt Nam giai đoạn
2003 - 2012
29
1.2 Chỉ số người phạm tội nữ (2003 - 2012) 30
1.3 Chỉ số người phạm tội nam (2003 - 2012) 31
1.4 Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo các nhóm tội 36
1.5 Cơ cấu của tội phạm do nam giới thực hiện theo các nhóm tội 37
1.6 Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo tội danh 39
1.7 Cơ cấu của tội phạm do nữ thực hiện theo địa bàn phạm tội 42
1.8 Cơ cấu của tội phạm do người nữ giới thực hiện theo 4 loại
tội phạm
42
1.9 Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo hình thức
thực hiện tội phạm
43
1.10 Cơ cấu theo loại hình phạt 44
1.11 Cơ cấu theo động cơ phạm tội 45
1.12 Cơ cấu theo độ tuổi 46
1.13 Cơ cấu theo nghề nghiệp 47
1.14 Cơ cấu theo trình độ học vấn 48

1.15 Cơ cấu theo tái phạm 49
1.16 Cơ cấu theo hoàn cảnh kinh tế 50
1.17 Cơ cấu theo hậu quả của tội phạm 52
1.18 Cơ cấu theo loại nạn nhân 53
1.19 Diễn biến của số người phạm tội nữ ở Việt Nam giai đoạn
2003 - 2012
57
1.20 So sánh diễn biến của số người phạm tội nữ và số người
phạm tội nam ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012
59
1.21 Diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai
đoạn 2003 - 2012 theo các chương của BLHS
61
1.22 Diễn biến của các tội phạm do nữ giới thực hiện phổ biến
nhất ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012
63
1.23 Diễn biến của số người phạm tội nữ là người chưa thành
niên ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012
67

7
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
1.1 So sánh số bị cáo nữ và số bị cáo nam đã bị xét xử sơ thẩm
ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012
29
1.2 Cơ cấu của tội phạm do người nữ giới thực hiện theo 4 loại

tội phạm
43
1.3 Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo hình thức
thực hiện tội phạm
43
1.4 Cơ cấu theo loại hình phạt 44
1.5 Cơ cấu theo động cơ phạm tội 45
1.6 Cơ cấu theo độ tuổi 46
1.7 Cơ cấu theo nghề nghiệp 47
1.8 Cơ cấu theo trình độ học vấn 48
1.9 Cơ cấu theo tái phạm 49
1.10 Cơ cấu theo hoàn cảnh kinh tế 50
1.11 Cơ cấu theo hậu quả của tội phạm 52
1.12 Cơ cấu theo loại nạn nhân 54
1.13 Diễn biến của số người phạm tội nữ ở Việt Nam giai đoạn
2003 - 2012
57
1.14 So sánh diễn biến của số người phạm tội nữ và số người
phạm tội nam ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012
60
1.15 Diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai
đoạn 2003 - 2012 theo các chương của BLHS, có xu hướng
tăng với mức độ cao
62
1.16 Diễn biến của các tội phạm do nữ giới thực hiện phổ biến
nhất ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012, có xu hướng tăng
nới mức độ cao
64
1.17 Diễn biến của số người phạm tội nữ là người chưa thành
niên ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

67

8
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


Trang
Phụ lục 1: Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo tội danh 157
Phụ lục 2: Cơ cấu của tội phạm theo giới tính người phạm tội trong
từng tội danh
158
Phụ lục 3: Cơ cấu của tội phạm do nữ thực hiện theo địa bàn phạm tội 160
Phụ lục 4: Phiếu trưng cầu ý kiến 162
Phụ lục 5: Kết quả chạy SPSS 368 phiếu hỏi phạm nhân nữ 168


9
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nữ giới ở Việt Nam là một lực lượng căn bản, nguồn nhân tố quan trọng
đóng góp vào sự phát triển toàn diện xã hội. Trải qua hàng nghìn năm xây dựng vì
sự toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh chống thiên tai, duy trì nòi giống, phụ nữ Việt Nam
luôn phát huy những đức tính quý báu mang đậm bản sắc truyền thống như đức tính
tần tảo, chịu khó, biết hi sinh vì chồng con, coi trọng cuộc sống gia đình, coi trọng
hôn nhân.
Ở Việt Nam, nữ giới chiếm 51% lực lượng lao động trong đó nữ giới ở
nông thôn vẫn đóng vai trò chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; bên cạnh
đó, nữ giới (nhất là phụ nữ) vẫn đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi
dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Xã hội ngày càng phát triển, nữ giới

càng có nhiều cơ hội được học tập, công tác, cải thiện vị trí của mình trong gia đình
và xã hội, được cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, trong những năm gần đây, tình
hình tội phạm do nữ giới thực hiện đã có xu hướng gia tăng, bộc lộ nhiều đặc điểm
nghiêm trọng cả về thực trạng và diễn biến. Vấn đề nữ giới phạm tội ở Việt Nam đã
phản ánh khá rõ những đặc điểm về xã hội Việt Nam những năm gần đây cũng như
phản ánh được tính riêng biệt về tâm sinh lí giới nữ của những người phạm tội nữ.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trên phạm vi toàn quốc năm
1995 có 4.151 người phạm tội nữ bị xét xử sơ thẩm hình sự thì đến năm 2002 con
số này là 5.603 người, tăng lên 135% so với năm 1995 [80]; Năm 2003 trên phạm vi
toàn quốc có 6.543 người phạm tội nữ bị xét xử sơ thẩm hình sự thì đến năm 2007
con số này là 7.231 người, tăng lên 111%, năm 2012 con số này là 6.895 người tăng
lên 105 % so với năm 2003. Tính trung bình, mỗi năm có khoảng 6.570 người phạm
tội nữ bị xét xử sơ thẩm hình sự [81]. Các tội phạm do nữ giới thực hiện ngày càng
đa dạng và xảy ra ở tất cả các địa phương nhưng tập trung chủ yếu là Thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội. Các tội phạm do nữ giới thực hiện có mức độ cao hơn cả là tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy; tội đánh bạc; tội trộm cắp tài

10
sản; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội chứa mại
dâm; tội cố ý gây thương tích; tội cướp giật tài sản; tội cướp tài sản; tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; tội môi giới mại dâm; tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội giết người; tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu
hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả và tội mua bán phụ nữ (nay là tội mua
bán người).
Trước tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ngày càng phức tạp, hơn nữa
từ năm 2003 đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này trên phạm vi
cả nước, do vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề nữ giới phạm tội ở Việt
Nam dưới góc độ tội phạm học là cần thiết nhằm tìm ra giải pháp kìm chế sự gia
tăng và làm giảm tội phạm nói chung cũng như tội phạm do nữ giới thực hiện nói

riêng. Vì vậy, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: "Phòng ngừa tội phạm do nữ
giới thực hiện ở Việt Nam" làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra được hệ thống các biện pháp
phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện để kiềm chế sự gia tăng tội phạm và làm
giảm dần nữ giới phạm tội ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề cần xem xét, làm rõ trong quá trình
nghiên cứu đề tài này, bao gồm tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện; nguyên
nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện và các biện pháp phòng ngừa tội phạm do
nữ giới thực hiện.
Về phạm vi nghiên cứu, luận án nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học: Tội
phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong 10 năm từ năm 2003 đến năm 2012.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Xét về mặt lý luận, hầu hết các vấn đề được trình bày, phân tích trong luận
án là những vấn đề mới lần đầu tiên được nghiên cứu một cách có hệ thống. Việc
nghiên cứu thành công các vấn đề đó có thể được coi là một đóng góp đáng ghi
nhận vào tội phạm học Việt Nam.
Về thực tiễn, việc nghiên cứu, đánh giá được các đặc điểm tội phạm học
của tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2003 -

11
2012 và xác định được các nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện ở nước
ta trong giai đoạn này có ý nghĩa thiết thực đối với thực tiễn phòng ngừa tội phạm
do nữ giới thực hiện. Đặc biệt trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội
phạm do nữ giới thực hiện trên cơ sở xác định những tồn tại, hạn chế của hoạt động
của các cơ quan tư pháp trong đấu tranh chống tội phạm do nữ giới thực hiện và
trong công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội là nữ.

12

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI
THỰC HIỆN
Thông qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về tội phạm do nữ giới
thực hiện ở nước ngoài và ở Việt Nam tác giả thấy những nội dung cơ bản của vấn
đề này được nghiên cứu bao gồm: Tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện, nguyên
nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện và phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực
hiện. Những nội dung nêu trên đã được nhiều nhà khoa học đề cập tới trong các
công trình nghiên cứu của mình ở những phương diện, góc độ khác nhau. Do đó, để
thực hiện đề tài "Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam" thì việc
nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả của các công trình có liên quan về những
nội dung nêu trên có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Có thể nói cho tới nay, ở nước ngoài có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề nữ
giới phạm tội dưới dạng công trình sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
và các bài viết đăng trong các tạp chí. Các công trình nghiên cứu này được tiếp cận
dưới nhiều góc độ khác nhau thể hiện quá trình phát triển không ngừng của tội phạm
học. Kể từ khi có công trình nghiên cứu đầu tiên về tội phạm do nữ giới thực hiện dưới
góc độ tội phạm học - cuốn "Tội phạm nữ giới" của Cesare Lombroso, cho đến nay, có
hàng loạt các công trình nghiên cứu của các tác giả từ nhiều quốc gia khác nhau nghiên
cứu về vấn đề nữ giới phạm tội. Sau đây tác giả xin trình bày tóm tắt các công trình
này theo sự phân loại về các hướng tiếp cận khác nhau của các nhà khoa học.
1.1.1. Sách chuyên khảo nghiên cứu vấn đề nữ giới phạm tội
1.1.1.1. Dưới góc độ sinh học
Cuốn sách chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về vấn đề nữ giới phạm tội là
của nhà tội phạm học người Ý - Cesare Lombroso với tiêu đề "Tội phạm nữ giới",
xuất bản năm 1878. "Đây là cuốn sách đầu tiên và có ảnh hưởng nhất nghiên cứu
về vấn đề nữ giới phạm tội" [102].
Tiếp đó là cuốn sách ông viết chung với tác giả Guglielmo Ferrero "Tội

phạm nữ giới, mại dâm nữ và những người phụ nữ bình thường’’, xuất bản năm

13
1900 [101]. Có thể nói, trong hai cuốn sách này, qua lăng kính sinh học và bằng
những nghiên cứu khoa học và thực nghiệm đối với não và bộ xương người của nữ
giới (bao gồm cả nữ giới phạm tội và nữ giới không phạm tội), ông đã đề cập, lí giải
liên quan đến vấn đề nữ giới phạm tội. Đặc biệt là trong cuốn sách "Tội phạm nữ
giới", Cesare Lombroso đã nghiên cứu các yếu tố sinh học của nữ giới có ảnh
hưởng, tác động đến việc phạm tội của nữ giới. Có thể nói, các yếu tố này được ông
phân tích rất sâu sắc với những minh chứng cụ thể. Cụ thể như các vấn đề: Giải
phẫu sinh học và sinh học của nữ giới, hộp sọ và não bộ của nữ giới, giác quan và
sự nhạy cảm của nữ giới, đồng tính nữ và nhạy cảm tình dục của nữ giới, phản ứng
và sức mạnh của nữ giới thời kì kinh nguyệt, nhân chủng học nữ giới, tội phạm nữ
bẩm sinh, tội phạm nữ nhất thời, tính thiện và ác thời kì nữ giới mang thai, tội phạm
từ sự đam mê của nữ giới, nguồn gốc của mại dâm, mại dâm nữ bẩm sinh và mại
dâm nữ nhất thời…
Có thể nói hai cuốn sách này là công trình công phu lý giải dưới góc độ
sinh học liên quan đến vấn đề nữ giới phạm tội. Tuy nhiên, Cesare Lombroso trên
mới chỉ đề cao nhân tố bẩm sinh sinh học - tính di truyền hiện tượng lại giống khi
đề cập đến nguyên nhân phạm tội của nữ giới mà chưa đề cập đến sự tác động qua
lại giữa các yếu tố tiêu cực của môi trường sống đối với người phạm tội. Bên cạnh
đó, ông đã có đánh giá chưa đúng về nữ giới khi cho rằng nữ giới phạm tội do đặc
điểm sinh học bất thường về não và thể hiện tính "đỏng đảnh, thụ động" của mình.
Tác giả cho rằng khó có thể học tập cách tiếp cận này trong việc nghiên cứu luận án
của mình vì nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức chuyên sâu về nhân
chủng học cũng như có nhiều thời gian nghiên cứu, hơn nữa cách tiếp cận này mới
chỉ dừng lại dưới góc độ sinh học, nên còn hẹp và chưa đa diện.
1.1.1.2. Dưới góc độ tâm lí học
Dưới góc độ tâm lí học, nghiên cứu về vấn đề nữ giới phạm tội thì tiêu biểu
nhất là những công trình nghiên cứu của Sigmund Freud - nhà phân tâm học nổi tiếng

người Áo. Với tác phẩm "Phân tâm học nhập môn", xuất bản năm 1890, "Những
nghiên cứu về sự cuồng loạn", xuất bản năm 1895 và "Giải mã những giấc mơ", xuất
bản năm 1899, ông đã đưa ra những luận giải về vấn đề nữ giới phạm tội [57, tr.94-99].
Ông cho rằng nhìn chung, nữ giới có tính thụ động, do đó nữ giới khó có thể hoàn

14
toàn giải quyết được mặc cảm Oedipus. Họ luôn quan tâm đến sự chấp thuận của
nam giới khi hành động, do đó, như một quy luật, họ không có nguy cơ làm xáo
trộn thói quen đó bằng việc phạm tội. Vì nữ giới không có dương vật, nên họ không
trải qua "giai đoạn thèm muốn" như nam giới nên họ có cá tính thụ động, không dễ
dàng nổi nóng, thiếu kiềm chế như nam giới. Ông cho rằng mọi cá nhân sinh ra đều
có bản năng phạm tội trong đó bản năng cơ bản của con người là bản năng chống
đối xã hội. Ông nghiên cứu đối với trẻ em trai và trẻ em gái đã kết luận rằng do
khác biệt gen nên nữ giới thụ động hơn so với nam giới. Freud cho rằng nữ giới
phạm tội thể hiện sự chống đối lại tâm lí thụ động của mình và họ rất khó khăn để
có thể được như nam giới.
Nhìn chung, cách tiếp cận của Sigmund Freud dựa trên nền tảng của lí
thuyết phân tâm học - nghiên cứu con người dưới góc độ vi mô lí giải vấn đề con
người phạm tội trong đó có nữ giới phạm tội. Để áp dụng hướng tiếp cận này đòi
hỏi người nghiên cứu phải có nền tảng lí thuyết vững chắc về phân tâm học trong
khi đó ngành khoa học này còn xa lạ, chưa phổ biến ở Việt Nam nên tác giả cho
rằng khó có thể học tập kinh nghiệm từ việc nghiên cứu các công trình trên của
Sigmund Freud vào luận án của mình.
1.1.1.3. Dưới góc độ xã hội học
Có thể nói từ giữa thế kỉ XX trở đi, tội phạm học phát triển theo xu hướng
nghiêng về xã hội học nên những công trình nghiên cứu vấn đề nữ giới phạm tội
dưới góc độ xã hội học chiếm tỉ lệ đáng kể.
Trước hết, phải kể đến một số công trình nghiên cứu - sách chuyên khảo
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nữ giới phạm tội. Tiêu biểu là cuốn sách "Tội
phạm nữ giới: những trẻ em gái, phụ nữ và tội phạm", xuất bản năm 2004, của hai

tác giả Meda Chesney-Lind (giảng viên đại học Hawai, Mỹ) và Lisa Pasko (giảng
viên đại học Hawai, Mỹ) [104]. Trong công trình này nhóm tác giả đã nghiên cứu
về tù nhân nữ tại nhà tù Bang California (nhà tù dành cho nữ) - nhà tù lớn thứ hai
của nước Mỹ. Phân tích về tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện qua số liệu
thống kê số phạm nhân nữ trong nhà tù này, nhóm tác giả đã phân tích chỉ trong một
thập kỉ từ năm 1992 - 2001, số lượng nữ tù nhân ở Mỹ đã cao gấp ba lần so với
trước đây. Cuốn sách đã đặc biệt phân tích kĩ lưỡng về nguyên nhân dẫn đến nữ giới

15
phạm tội ở Mỹ như: Hoàn cảnh sống (nghèo đói, thất nghiệp), hoàn cảnh gia đình
(tuổi thơ không bình thường, cha mẹ bỏ nhau, cha mẹ nghiện rượu, bạo lực với con
cái), vấn đề sắc tộc, văn hóa (vấn đề phụ nữ da đen phạm tội, xung đột văn hóa),
vấn đề quản lí ma túy và nạn lạm dụng ma túy, mức độ phản ứng của xã hội đối với
tội phạm nói chung và tội phạm nữ giới nói riêng. Đặc biệt, nhóm tác giả có cái
nhìn rất sâu sắc và đồng cảm về vấn đề giới, vấn đề bất bình đẳng về giới và yếu tố
văn hóa trong cuộc sống của nữ giới khi phạm tội. Nhóm tác giả cũng phân tích sâu
sắc về xu hướng phạm tội ngày càng bạo lực hơn của nữ giới. Điểm đáng chú ý của
công trình này là nhóm tác giả đã phủ nhận hiệu quả của việc giam giữ tù nhân nữ
vì cho rằng nó tốn kém, không hiệu quả trong phòng ngừa tội phạm.
Có thể nói, đây là cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nữ giới phạm
tội có sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của tội phạm học hiện đại. Với các
phương pháp nghiên cứu của xã hội học như phương pháp thống kê, nghiên cứu
mẫu, mô tả bằng bảng thống kê và biểu đồ, nhóm tác giả đã vẽ bức tranh khá rõ về
tình hình nữ giới phạm tội ở Mỹ, phân tích các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nữ
giới phạm tội trong đó phân tích đặc biệt kĩ yếu tố văn hóa, vấn đề bất bình đẳng về
giới. Đây là điểm mạnh của công trình này và tác giả cho rằng có thể học tập, rút ra
được kinh nghiệm cho việc nghiên cứu luận án của mình.
Tiếp theo là cuốn sách Tội phạm học của Giáo sư Tiến sĩ Ulrich Eisenberg,
xuất bản lần thứ 6, năm 2005, Nhà xuất bản C.H.Beck Muenchen [109, tr. 777-790].
Ulrich Eisenberg sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê hình sự để làm rõ tình

hình tội phạm theo giới tính của người phạm tội ở Cộng hòa Liên bang Đức. Đặc
điểm tội phạm học của tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện cần chú ý là một số
tội phạm và nhóm tội, nữ giới phạm tội cao hơn nam giới. Ví dụ, đối với tội trộm
cắp không có tình tiết tăng nặng, số lượng nữ giới chưa thành niên phạm tội chiếm
quá nửa trong tổng số tội phạm. Ngay cả nữ giới đã thành niên trên 25 tuổi cũng
nhiều hơn nam giới. Những loại tội mà tỉ lệ nữ giới phạm tội luôn luôn cao là tội
trộm cắp, tội lừa đảo.
Để lí giải cho tỉ lệ nữ giới phạm tội ít trong tổng số tội phạm theo Giáo sư
Tiến sĩ Ulrich Eisenberg cho rằng phần tội phạm ẩn của nữ giới phạm tội có thể là
khá cao. Đặc biệt là trong các tội như phá thai trái phép, trộm cắp trong các cửa

16
hàng, các hành vi lạm dụng trẻ em. Xuất phát từ khía cạnh thực hiện hành vi phạm
tội, nữ giới với những vai trò đặc trưng trong nghề nghiệp nên dễ dàng có được khả
năng che giấu, ngụy trang các hành vi phạm tội hoặc có thể xuất phát từ mối quan
hệ giữa quan điểm lập pháp và sự phân chia vai trò giới tính, những vấn đề tâm lí xã
hội như việc lo sợ hành vi phạm tội bị phát hiện, khả năng bị phát hiện hành vi
phạm tội và quan điểm trừng trị là những cơ sở để lí giải vấn đề này. Trong thời
gian gần đây, xu hướng thu hẹp khoảng cách về sự khác nhau giữa tội phạm nữ giới
và tội phạm nam giới một phần là do sự thay đổi xã hội (sự giải phóng phụ nữ) với
những hiệu quả rõ rệt. Từ những kết quả nghiên cứu này tác giả có thể tham khảo
cho việc nghiên cứu đánh giá tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện trong luận án
của mình.
Giáo trình tội phạm học, của Giáo sư A.I.Dolgovoi và các đồng nghiệp Nga, Nhà
xuất bản luật học Matxcova, năm 2008. Chương 30 cuốn sách này [110, tr. 802-818],
viết về "Tội phạm nữ giới" đã phân tích đánh giá tội phạm nữ giới từ năm 1997 đến
năm 2004 ở nước Nga trong sự so sánh với tội phạm nam giới. Theo đó tội phạm nữ
giới có một số đặc điểm như mức độ tội phạm nữ giới thấp hơn mức độ tội phạm
nam giới từ 5 đến 8 lần; cơ cấu của tội phạm thì tội phạm nữ giới khác với tội phạm
nam giới bởi mối tương quan trong các tội phạm vụ lợi, bạo lực, cũng như một số

tội phạm khác và diễn biến của tội phạm nữ giới ở nước Nga cuối thể kỉ XX thì tốc
độ phát triển của nó nhanh hơn tội phạm nam giới. Nhưng sau năm 2000 diễn biến
của tội phạm nữ giới cũng như tội phạm nói chung có xu hướng giảm xuống. Đặc
biệt, trong giai đoạn này có 2 xu hướng chính trong hành vi phạm tội do nữ giới
thực hiện. Đó là xu hướng tăng mức độ phạm tội trong lĩnh vực kinh tế và xu hướng
nữ giới phạm các tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng có tính chất chuyên
nghiệp và có tổ chức. Sự thay đổi đặc điểm tội phạm học của tội phạm nữ giới được
xác định bởi sự thay đổi về xã hội, về kinh tế cũng như thay đổi về tinh thần của xã
hội. Trong chương này cũng làm rõ được các nguyên nhân phát sinh tội phạm nữ
giới là do các hiện tượng sau: Nữ giới ngày càng tham gia tích cực hơn vào nền sản
xuất xã hội. Sự suy yếu đáng kể của một số thiết chế xã hội chủ yếu mà trước hết là
gia đình. Sự kiểm tra giám sát xã hội đối với nữ giới giảm đi. Sự căng thẳng, xung
đột có chiều hướng gia tăng trong xã hội dẫn đến sự bất an của con người, mâu

17
thuẫn thù địch giữa con người với con người và sự gia tăng của các hiện tượng tiêu
cực trong xã hội (say rượu, nghiện ma túy, mại dâm). Trên cơ sở làm rõ các nguyên
nhân của tội phạm nữ giới, Giáo sư A.I.Dolgovoi đã soạn thảo biện pháp phòng
ngừa thành các nhóm như sau: Xây dựng được chương trình quốc gia về vai trò của
nữ giới hướng đến việc làm tốt hơn của họ và kiện toàn môi trường đạo đức xã hội.
Hệ thống biện pháp giáo dục có tính đến những đặc điểm hình thành cách ứng xử
của nữ giới và nâng cao hiệu quả kiểm soát xã hội đối với việc hoàn thiện chức
năng vai trò gia đình của nữ giới. Những biện pháp ngăn chặn những loại tội phạm
cụ thể do nữ giới thực hiện có tính đến những đặc điểm đặc trưng của việc thực hiện
tội phạm của nữ giới. Những biện pháp hướng đến ngăn chặn những hành vi vi
phạm khác nhau dẫn đến việc phạm tội như say rượu, sử dụng ma túy. Những biện
pháp giúp đỡ những người có lối sống tiêu cực; những biện pháp giúp đỡ những nữ
giới đã cai nghiện, đã phục hồi nhân phẩm và những biện pháp giúp đỡ những phạm
nhân nữ đã chấp hành hình phạt tước tự do tái hòa nhập cộng đồng. Từ những kết
quả nghiên cứu này, tác giả có thể tham khảo, rút kinh nghiệm cho việc nghiên cứu

luận án của mình. Đó là nghiên cứu đánh giá nữ giới phạm tội ở Việt Nam giai đoạn
2003 - 2012 trong sự so sánh với nam giới phạm tội; giải thích sự thay đổi của tội
phạm do nữ giới thực hiện bởi sự thay đổi về kinh tế, xã hội và tinh thần. Và trên cơ
sở làm rõ các nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện để đưa ra các biện
pháp phòng ngừa riêng tội phạm do nữ giới thực hiện có tính đến những đặc điểm
đặc trưng của việc thực hiện tội phạm của nữ giới.
Ngoài ra còn có một số cuốn sách chuyên khảo khác không nghiên cứu vấn
đề nữ giới phạm tội như là vấn đề độc lập mà nghiên cứu vấn đề nữ giới phạm tội
đặt trong mối quan hệ với hệ thống tư pháp hình sự. Tiêu biểu như cuốn sách "Hệ
thống tư pháp hình sự và phụ nữ", xuất bản năm 2004 của các tác giả Bacbara,
Raffel Price và Natalie J.Skololoff [100]. Cuốn sách này đã nghiên cứu về nữ giới
với các tư cách, địa vị pháp lí khác nhau như người phạm tội, nạn nhân, phạm nhân
và người lao động bình thường. Khi đề cập với tư cách là người phạm tội, các tác
giả cũng đã đề cập vấn đề nữ giới phạm tội ở Mỹ với một số đặc điểm về tình hình
tội phạm, nguyên nhân của tội phạm. Các số liệu được nhóm tác giả minh họa khá
rõ nét, sinh động. Trong chương 5 của cuốn sách này, nhóm tác giả đã phác thảo xu

18
hướng phạm tội của nữ giới trong tương lai với những lí giải sâu sắc, những số liệu
thuyết phục từ thống kê chính thức của FBI và các cuộc điều tra về nạn nhân của tội
phạm trong quãng thời gian khá dài từ 1965 đến 2000. Với thời gian dài liên tục
như vậy, tỉ lệ nữ giới phạm tội ở Mỹ có xu hướng ngày càng tăng, số lượng tội
phạm nghiêm trọng do nữ giới thực hiện cũng có xu hướng tăng. Cùng với việc
phân tích các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị ở nước Mỹ, từ đó nhóm
tác giả nhận định trong tương lai nam giới phạm tội vẫn chiếm đa số ở Mỹ, tuy
nhiên, tỉ lệ nữ giới phạm tội ngày càng gia tăng và có xu hướng thu hẹp dần khoảng
cách về tỉ lệ phạm tội giữa nam và nữ. Nhóm tác giả cũng dự báo về loại hình tội
phạm nữ giới chủ yếu thực hiện, xu hướng nữ giới phạm tội là người chưa thành
niên gia tăng, nữ giới tham gia các tổ chức tội phạm cũng gia tăng, sự phức tạp của
việc quản lí tù nhân nữ trong tương lai trong các nhà tù của Mỹ.

1.1.1.4. Dưới góc độ liên ngành.
Đến cuối thế kỉ XX, các nhà tội phạm học đã áp dụng phương pháp tiếp cận
liên ngành để nghiên cứu, tiếp cận theo hướng liên ngành sẽ cho kết quả nghiên cứu
toàn diện hơn, tổng quát hơn. Có thể nói, ngày nay, các nhà tội phạm học khi
nghiên cứu về nữ giới phạm tội thường tiếp cận dưới góc độ đa ngành và có thể nói
đây là xu thế khá phổ biến trên thế giới. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau:
Cuốn sách "Tội phạm nữ giới", xuất bản năm 1950 của tác giả Otto Pollack

[106].
Với 202 trang, tác giả Pollak - giáo sư, tiến sĩ xã hội học, tội phạm học người Mỹ đã
cố gắng làm rõ vấn đề tội phạm nữ giới ở Hoa Kỳ thời điểm sau chiến tranh thế giới
thứ II với các nội dung như: Đặc trưng của tội phạm nữ giới, một số tội phạm nữ
giới thường thực hiện (tội phạm xâm phạm tài sản, tội phạm xâm hại con người),
mức độ thực của tội phạm nữ giới, tác động của phong trào giải phóng phụ nữ với
sự gia tăng của tội phạm nữ giới. Nội dung khác rất quan trọng trong cuốn sách là
Otto Pollack

đã phân tích rất sâu sắc các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc nữ giới
phạm tội ở Hoa Kỳ như: Tuổi, tình trạng hôn nhân, trí tuệ, sắc tộc, nghề nghiệp
cũng như các yếu tố sinh học khác như nội tiết tố của nữ giới, thời kì kinh nguyệt và
thai sản của nữ giới có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội của nữ giới.
Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu khá đa diện với nhiều cách tiếp cận
khác nhau như xã hội học, sinh học, tâm lí học. Otto Pollack

đã vẽ nên bức tranh

19
toàn cảnh về tội phạm nữ giới ở Hoa Kỳ thời kì sau chiến tranh thế giới thứ II với
những đặc trưng nhất định. Bên cạnh đó, Otto Pollack cũng làm sáng tỏ được những
nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội của nữ giới, làm rõ được một số nguyên

nhân đặc thù riêng của nữ như vấn đề nội tiết tố nữ, vấn đề cá tính, tâm lí, nhận thức
của nữ giới thời kì kinh nguyệt và thai sản Tác giả có thể học được cách tiếp cận
liên ngành của Otto Pollak nhằm làm rõ được nguyên nhân phạm tội của nữ giới
cũng như những nguyên nhân được coi là đặc thù riêng của nữ giới để phục vụ cho
việc nghiên cứu luận án của mình.
Cũng với cách tiếp cận liên ngành còn có cuốn sách tiêu biểu khác là cuốn
sách "Một khám phá về tội phạm và tội phạm do nữ giới thực hiện", xuất bản năm
1995 của tác giả - nhà tội phạm học người Mỹ R. Barri Flower [107]. Cuốn sách
được R. Barri Flower nghiên cứu dưới góc độ xã hội học, tâm lí học để tìm hiểu về
vấn đề nữ giới phạm tội trên đất Hoa Kỳ.
R. Barri Flower đã có nhận xét về tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ở
Hoa Kỳ. Trong vài thập niên trở lại đây, tội phạm nữ giới ở Hoa Kỳ đã phát triển với
một tốc độ nhanh hơn so với tội phạm nam giới trong vài thập niên vừa qua. Đây cũng
là lí do R. Barri Flower quyết định nghiên cứu về vấn đề nữ giới phạm tội. Cuốn sách
nghiên cứu bốn nội dung: Phần thứ nhất đề cập một số vấn đề về tội phạm nữ giới có
liên quan đến tình hình tội phạm và nguyên nhân của tội phạm như: họ là ai, họ từ đâu
đến, những loại tội phạm nào họ thường thực hiện, tại sao họ thực hiện hành vi phạm
tội và phạm tội và làm thế nào họ đang bị giam giữ. Bên cạnh đó, phần thứ hai cuốn
sách cũng dành phần đáng kể thảo luận về mức độ và bản chất của tội phạm nữ giới
ở Hoa Kỳ và so sánh nó với tội phạm nam giới. Phần thứ ba khám phá mối liên hệ
giữa tội phạm và hành vi lệch lạc của người phạm tội nữ như mối liên hệ giữa tội
phạm với hành vi lệch lạc nghiện rượu, nghiện ma túy. Phần thứ tư tập trung vào các
tội phạm và phạm pháp của người chưa thành niên nữ. Cuối quyển sách đề cập đến sự
tranh luận về vấn đề quản lí và cải tạo nữ giới phạm tội trong các nhà tù ở Hoa kỳ.
Có thể nói, với cuốn sách này, tác giả đã học được cách tiếp cận khá đa diện
về xã hội học, tâm lí học khi R. Barri Flower đưa ra các số liệu đa dạng, phong phú
liên quan đến tội phạm do nữ giới thực hiện. Các lí giải liên quan đến nguyên nhân
phát sinh tội phạm do nữ giới thực hiện rất gắn kết với đặc thù của nước Mỹ với các

20

đặc điểm như: vấn đề đa sắc tộc, đa văn hóa, xung đột văn hóa, chênh lệch về mức
sống, giàu nghèo cũng được tác giả đề cập sâu sắc với những minh chứng rất cụ thể.
1.1.2. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
Các công trình là luận án tiến sĩ nghiên cứu về tội phạm nữ giới có thể kể
đến là:
+ "Phụ nữ, tội phạm và chính sách hình sự ở bang New South Wales giai đoạn
1880-1939", tác giả Allen Judith, năm 1984, Macquarie University, Australia [99].
Trong công trình này, Allen Judith phân tích các yếu tố liên quan đến nữ
giới phạm tội ở Bang New South Wales giai đoạn 1880-1939 như: Lịch sử, đặc
điểm của nữ giới, các loại tội phạm nữ giới thường thực hiện, các nhân tố tác động
đến việc nữ giới phạm tội, sự phân biệt đối xử về giới trong hoạt động nghề nghiệp,
môi trường gia đình và quản lí, thi hành hệ thống tư pháp hình sự. Đặc biệt, Allen
Judith đã phân tích rất kĩ các yếu tố chính trị, xã hội, văn hóa thời kì này đã ảnh
hưởng đến nữ giới phạm tội như thế nào cũng như ảnh hưởng đến địa vị pháp lí của
họ trong quá trình tố tụng hình sự ra sao. Tác giả có thể học được kinh nghiệm của
Allen Judith khi kết hợp phân tích, làm rõ các nhân tố chính trị, xã hội, văn hóa có
thể tác động, ảnh hưởng đến việc nữ giới phạm tội như thế nào trong luận án của mình.
+ "Tội phạm nữ giới - con đường đi tới tội phạm bạo lực", tác giả Adelene
(người Nam Phi), năm 2011, Cape Town University, Nam Phi [97]. Trong công
trình khoa học này, Adelene đã đi sâu tìm hiểu những người phạm tội nữ đang bị
giam trong các nhà tù ở Nam Phi, tìm hiểu những lí do nào dẫn đến họ phạm tội, tác
động gây ra cho xã hội do việc nữ giới phạm tội bạo lực, bản chất và xu hướng gia
tăng tội phạm bạo lực của nữ giới. Bên cạnh đó, Adelene cũng nghiên cứu các đặc
điểm về giới, bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử trên cơ sở giới, bệnh tâm thần
có liên quan đến cơ sở giới. Đặc biệt trong công trình khoa học này, Adelene đã tiếp
cận chủ yếu dưới góc độ tâm lí để làm rõ các nhân tố giới, tâm lí giới liên quan đến
nữ giới phạm tội. Tác giả có thể học kinh nghiệm của Adelene trong việc tiếp cận
vấn đề giới, tâm lí nữ giới liên quan đến việc nữ giới phạm tội vào luận án của mình.
Về luận văn thạc sĩ, có công trình sau đây:
"Tuổi, testosterone, hành vi phạm tội của phạm nhân nữ giới", tác giả

Affiliation, năm 1997, Rutger University, Mỹ [98]. Trong công trình nghiên cứu

21
này, Affiliation đã nghiên cứu 87 phạm nhân nữ phạm tội bạo lực trên cơ sở nghiên
cứu về hồ sơ phạm tội của những người này, phỏng vấn và trắc nghiệm tâm lí trực
tiếp, kiểm tra lượng testosterone của phạm nhân nữ, phỏng vấn các nhân viên quản
lí trại giam. Affiliation đã phân tích mối liên hệ giữa tuổi, mức testosterone đối với
hành vi phạm tội của nữ giới. Những người có mức testosterone cao thường có xu
hướng nóng nảy, dễ bực tức, khả năng kiềm chế hành vi kém và hay phạm tội bạo
lực. Trên cơ sở đó, Affiliation kiến nghị nhằm giảm nữ giới phạm tội cần tiến hành
điều trị đối với những phạm nhân loại này để mức testosterone về mức bình thường,
ngăn ngừa khả năng họ phạm tội trong tương lai.
Tóm lại, đây là cách tiếp cận sinh học trên cơ sở tìm hiểu về tuổi, testosterone
của những người phạm tội bạo lực là nữ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc phạm
tội của những người này. Tác giả khó có thể học tập được kinh nghiệm của luận văn
này trong việc viết luận án tiến sĩ của mình, nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có
kiến thức sâu về y học, có điều kiện và thời gian tiếp xúc nhiều với phạm nhân nữ.
1.1.3. Các bài nghiên cứu đăng tạp chí
Qua nghiên cứu, tác giả thấy có một số bài viết có liên quan đến vấn đề nữ
giới phạm tội. Đặc biệt, các bài viết này đều đi sâu khai thác vấn đề giới. Cụ thể:
- Bài viết "Nghiên cứu so sánh những phạm nhân nữ bị bạo lực và đã giết
kẻ đã lạm dụng họ với những phạm nhân nữ phạm các tội khác", tác giả M.
O'Keefe, Tạp chí chống bạo lực gia đình, số 12/1997 [105]. Đây là bài viết nghiên
cứu trên cơ sở tìm hiểu về những phạm nhân nữ đã từng bị bạo lực gia đình từ
người thân, sau đó đã phản kháng bằng hành vi giết người đối với người đã bạo lực
với họ. M. O'Keefe đã cố gắng tìm ra lí do khác biệt dẫn đến nữ giới phạm tội này
so với nữ giới thực hiện các tội phạm khác. Từ đó, M. O'Keefe đã nhấn mạnh bạo
lực gia đình là nguyên nhân quan trọng xô đẩy nữ giới vào trạng thái cùng quẫn và
đã phạm tội.
- Bài viết "Sự giải thoát, tội phạm và vấn đề hành vi của nữ giới - phương

diện nghiên cứu từ Đức", tác giả S. Karstedt, Tạp chí Giới, số 6/2000 [108]. S. Karstedt
đã phân tích tình hình nữ giới phạm tội ở Đức cũng như làm rõ một số nhân tố có
liên quan đến vấn đề nữ giới phạm tội, đặc biệt S. Karstedt đã đi sâu phân tích vấn
đề giới, sự thay đổi địa vị của nam và nữ cùng với tiến trình của xã hội, vấn đề thay

22
đổi dân cư có liên quan đến người nhập cư Kết quả nghiên cứu từ bài viết có thể
được tóm tắt như sau:
Xu hướng gia tăng sự tham gia của nữ giới trong việc thực hiện tội phạm và
giảm sự thống trị của nam giới dẫn đến thu hẹp khoảng cách giới tính và ổn định
đến cuối những năm 1970. Kể từ nửa đầu những năm 1980, quan hệ giới tính trong
tỉ lệ tội phạm đã không thay đổi với một vài trường hợp ngoại lệ ở Đức.
Xu hướng này xảy ra trong một khoảng thời gian tỉ lệ tội phạm gia tăng
nhanh chóng đã có một tác động đặc biệt đối với nữ giới. Nó được đi kèm bằng
cách tăng sự khác biệt tuyệt đối. Kể từ khi xu hướng này đã chững lại, tỉ lệ nam giới
phạm tội so với nữ giới phạm tội đã không thay đổi.
Tại miền nam của Đức, nữ giới ít thực hiện các tội phạm nghiêm trọng và
bạo lực. Các thay đổi khác biệt nhất được tìm thấy cho thấy tính điển hình của tội
phạm nữ giới có liên quan đến hoạt động nội trợ và thất nghiệp của nữ giới. Xu
hướng gia tăng của nạn trộm cắp siêu thị có liên quan đến sự thay đổi dần vị trí của
nam giới trong xã hội cũng như thay đổi trong dân số do nhập cư.
Từ việc nghiên cứu những bài viết trên, tác giả có thể học tập được kinh
nghiệm từ những bài viết này khi tiếp cận vấn đề về giới, bất bình đẳng giới để lí
giải phần nào về nguyên nhân nữ giới phạm tội.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.2.1. Sách chuyên khảo
- Trước hết phải kể đến cuốn "Tội phạm ở Việt Nam thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp", đây là đề tài cấp Nhà nước mã số KX-04-14 do Bộ Nội vụ nay
là Bộ Công an làm chủ đề tài, Nxb Công an nhân dân, năm 1994 [13, tr. 22-24]. Với
hơn 2 trang kết quả nghiên cứu trong đề tài này đưa ra nhận xét đánh giá một số đặc

điểm của tội phạm do nữ giới thực hiện. Và đề tài chưa nghiên cứu nguyên nhân
cũng như các biện pháp phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện.
- Sách chuyên khảo "Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm" của Giáo
sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm, Nxb Công an nhân dân, năm 2001. Chương 28 của cuốn
sách này, tác giả đã viết về "Phòng ngừa các tội phạm do phụ nữ gây ra" [95, tr. 589-597].
Trong chương này tác giả đã nghiên cứu một số đặc điểm tội phạm học của tình
hình tội phạm do phụ nữ thực hiện ở Việt Nam trong thời gian 5 năm, từ năm 1990

23
đến năm 1994 và khái quát một số nguyên nhân của tội phạm do phụ nữ thực hiện
trên ba lĩnh vực là kinh tế - xã hội, tâm lí - xã hội và pháp luật, từ đó tác giả đã đưa
ra 3 nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm do phụ nữ thực hiện như sau: Biện pháp
kinh tế - xã hội, biện pháp quản lí và giáo dục, biện pháp pháp luật.
- Sách chuyên khảo "Một số vấn đề lí luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam"
của Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Tỉnh, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007 [66, tr. 247-257].
Tác giả đã nghiên cứu cơ cấu về số lượng bị cáo và sự biến động của nó trong tình
hình tội phạm của phụ nữ ở nước ta giai đoạn 2001 - 2003 so sánh với giai đoạn
1986 - 1988 theo số chương của Bộ luật Hình sự cho thấy: Nhóm tội phạm về ma
túy có cấp độ nguy hiểm cao nhất; nhóm tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và
nhóm tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế có cùng cấp độ nguy hiểm thứ hai; nhóm
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người có cấp độ nguy hiểm
thứ ba; nhóm tội xâm phạm sở hữu có cấp độ nguy hiểm thứ tư. Ở mức độ hành vi
phạm tội tác giả nghiên cứu đối với 28 hành vi phạm tội khác nhau, chiếm 97,11%
tổng số bị cáo nữ trong giai đoạn 2000 - 2002, trong đó, bốn hành vi phạm tội có tỉ
lệ phạm tội cao là tội chứa mại dâm (tính chung cả tội môi giới mại dâm) chiếm tỉ lệ
43,70%, tội làm nhục người khác (43,57%), tội mua bán trẻ em (37,22%) và tội mua
bán phụ nữ (36,88%). Hành vi phạm tội có số lượng bị cáo nữ vượt trội hơn cả là tội
phạm về ma túy (29,05%), tội trộm cắp tài sản (17,43%) và tội chứa mại dâm (gồm
cả tội môi giới mại dâm), chiếm 10,25% tổng số bị cáo nữ. Trong cuốn sách này tác
giả không nghiên cứu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội phạm

Các sách khác không nghiên cứu trực tiếp về vấn đề tội phạm do nữ giới
thực hiện nhưng là cơ sở lí luận chung để tác giả học tập, tham khảo khi nghiên cứu
tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và phòng ngừa tội phạm do nữ giới
thực hiện. Cụ thể:
- Sách chuyên khảo "Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt
Nam" của Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 1994.
- Sách chuyên khảo "Luật Hình sự Việt Nam", Quyển I "Những vấn đề
chung" của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đào Tri Úc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
Năm 2000.

24
- Sách chuyên khảo "Tội phạm và cấu thành tội phạm" của Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2006.
- "Giáo trình tội phạm học" của Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Quang, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội, năm 1999.
- "Giáo trình tội phạm học" của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, năm 2012.
- Sách chuyên khảo "Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và
thực tiễn" của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, năm 2000.
- Sách chuyên khảo "Tội phạm học đương đại" của Phó giáo sư, Tiến sĩ
Dương Tuyết Miên, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, năm 2013.
1.2.2. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
Các công trình là luận án tiến sĩ nghiên cứu về tình hình tội phạm, nguyên
nhân của tội phạm và các biện pháp phòng chống tội phạm theo một tội phạm cụ thể
hoặc một nhóm tội phạm cụ thể của BLHS hoặc nghiên cứu đặc điểm tâm lí của
nhóm người phạm tội nhất định. Trong các công trình này, vấn đề tội phạm nữ giới
được nghiên cứu với nội dung rất hẹp, các tác giả chỉ nghiên cứu cơ cấu theo giới
tính của người phạm tội hoặc đặc điểm tâm lí của người phạm tội nữ mà không

nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm cũng như các biện pháp phòng ngừa tội phạm
của riêng tội phạm do nữ giới thực hiện. Các luận án tiến sĩ có thể kể đến là:
- "Tội giết người trong luật Hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống
loại tội phạm này" của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, năm 2006, Trường Đại học Luật
Hà Nội. Tác giả nghiên cứu cơ cấu về số lượng bị cáo phạm tội giết người giai đoạn
1996 - 2005 theo giới tính cho thấy số bị cáo là nam giới chiếm 94,47%, số bị cáo là
nữ giới chỉ chiếm 5,53%. Theo tác giả sở dĩ nam giới phạm tội nhiều hơn nữ giới
chủ yếu vì đặc điểm tâm sinh lí của nam giới dễ bị ảnh hưởng của môi trường và
điều kiện sống, dễ phát sinh tâm lí tiêu cực, dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu và nam
giới muốn thể hiện sức mạnh hoặc thích dùng vũ lực để khuất phục người khác nên
họ dễ phạm tội giết người hơn nữ giới [30, tr. 51-52].
- "Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam"
của tác giả Hoàng Văn Hùng, năm 2007, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả

25
nghiên cứu cơ cấu về số lượng bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản từ năm 1997 đến
năm 2006 cho thấy người phạm tội trộm cắp tài sản là phụ nữ chiếm tỉ lệ 3,66%
trong số những người phạm tội. tác giả nghiên cứu 472 bản án về tội trộm cắp tài
sản cho thấy: Tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm không phụ thuộc vào
giới tính của người phạm tội. Phụ nữ ít có khuynh hướng phạm tội trộm cắp tài sản
bằng hình thức đồng phạm, khi tham gia đồng phạm thì phụ nữ có vai trò thấp trong
số người phạm tội. Trong số bị cáo là phụ nữ, số bị cáo có khiếm khuyết về gia đình
có tỉ lệ cao chiếm 86,95%. Các khiếm khuyết về gia đình là không còn bố hoặc mẹ,
chưa có chồng hoặc đã ly hôn [47, tr. 85-88].
- "Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy ở Việt Nam" của tác giả
Nguyễn Tuyết Mai, năm 2007, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả nghiên cứu cơ
cấu về số lượng bị cáo phạm tội ma túy, giai đoạn 1998 - 2006 đã có 13.289 bị cáo
là nữ bị đưa ra xét xử chiếm 13,31% tổng số bị cáo bi xét xử về tội phạm này.
Trong số các bị cáo nữ phạm tội về ma túy, có tới 95% bi xét xử về tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy. Số nữ giới phạm tội về ma túy có xu

hướng tăng mạnh. Năm 2006 tăng gấp 2 lần so với năm 1998 và gần gấp 20 lần so
với năm 1993. Có không ít nữ giới đóng vai trò chính yếu trong các đường dây mua
bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, thậm chí còn giữ vai trò cầm đầu, chỉ huy,
điều hành các đường dây ma túy lớn [56, tr. 55-57].
- "Đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam" của
tác giả Lê Đăng Doanh, năm 2008, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả nghiên
cứu cơ cấu về số lượng bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản giai đoạn 1996 -
2006 cho thấy số lượng nữ giới phạm tội chiếm 13,33% và tỉ lệ về cơ cấu nữ giới
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã có thay đổi theo hướng giảm dần so với thời
kì trước đây [19, tr. 58-59].
- "Đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam" của tác giả
Nguyễn Văn Hương, năm 2008, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả nghiên cứu
cơ cấu về số lượng bị cáo phạm tội mua bán phụ nữ giai đoạn 1998 - 2007, cho thấy
trong số 1904 bị cáo xét xử về tội mua bán phụ nữ thì có 697 bị cáo là nữ chiếm tỉ lệ
36,60% trong tổng số bị cáo phạm tội này. Còn trong 237 bị cáo phạm tội mua bán
phụ nữ mà tác giả nghiên cứu thì có 139 bị cáo là nữ chiếm 58,65%.

Người phạm

×