LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu trong khóa luận là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ
ràng. Các kết quả của khóa luận chưa được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào. Mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn. Nếu có sai sót, tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2013
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Oanh
1
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận này ngoài sự phấn đấu nỗ
lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều
tập thể và cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các Thầy, Cô trong khoa
Nông học – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS
Đỗ Tấn Dũng giảng viên bộ môn Bệnh cây và cán bộ trong bộ môn Bệnh
cây đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và viết khóa luận,
để tôi hoàn thành khóa học một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn bà con xã Đặng Xá, Văn Đức, Cổ Bi, Đa
Tốn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra và thu thập
mẫu bệnh hại trên đồng ruộng.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ….tháng…năm 2013
Hà Thị Oanh
2
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Al. Alternaria
CSB Chỉ số bệnh
CT Công thức
HLĐK Hiệu lực đối kháng
MĐPB Mức độ phổ biến
PCA Potato Carrot Agar
PGA Potato Glucose Agar
R. Rhizoctonia
S. Sclerotinia
STT Số thứ tự
T. Trichoderma
TLB Tỷ lệ bệnh
WA Water Agar
3
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh
năm nên thuận lợi cho việc gieo trồng nhiều loại cây trồng, nhưng đồng thời
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của dịch hại, đặc biệt là bệnh
hại. Bệnh hại đã xuất hiện và gây hại ở hầu hết các cây trồng ở nước ta.
Theo tính toán của FAO đến năm 1986, thiệt hại do nấm, vi khuẩn, vius,
mycoplasma gây ra là rất lớn trong đó thiệt hại lớn nhất do nấm, có đến 80%
bệnh hại cây trồng là do nấm gây ra, 20% còn lại do vi sinh vật khác.
Họ Cải (Brassicae) hay còn gọi là Họ Thập Tự (Cruciferae) gồm: cải
bắp, su hào, súp lơ, rau cải,… là những cây trồng chính bên cạnh cây lúa.
Đây là những loại rau có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có ý nghĩa to lớn
về mặt y học, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Ở nước ta,
việc phát triển và trồng rau họ thập tự còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân
canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó rau họ thập tự là
loại rau đang được khuyến khích phát triển.
Tuy nhiên, cũng chính sự gia tăng đó đã tạo điều kiện cho nhiều loại
dịch hại xuất hiện và gây hại, đặc biệt phải kể đến các bệnh do nấm có
nguồn gốc trong đất như bệnh đốm vòng (Alternaria brassicae, A.
brassicicola), bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh thối hạch cải bắp
(Sclerotinia sclerotiorum), bệnh đốm lá (Cercospora brassicicola), bệnh
thán thư (Colletotrichum higginanum), bệnh sương mai (Peronospora
brassicae)…
Việc phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn, các biện pháp hoá học mặc
dù có ưu điểm lớn là diệt trừ dịch hại nhanh chóng, triệt để và có khi còn là
biện pháp mang lại hiệu kinh tế cao nhưng lại không thân thiện với môi
4
trường và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. Theo đó, biện
pháp sinh học sử dụng các sinh vật khác để tiêu diệt sinh vật gây hại cây
trồng một cách có chọn lọc đã và đang được phát triển mạnh mẽ. Đối với
nấm hại cây trồng thì biện pháp phổ biến là sử dụng vi sinh vật đối kháng
mà thường là nấm đối kháng. Một số chế phẩm đã được ứng dụng rộng rãi
để trừ các bệnh nấm hại cây trồng là Trichoderma viride, Trichoderma
harzianum…
Xuất phát từ những nhu cầu của thực tiễn sản xuất rau màu hiện
nay, được sự phân công của Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng.
Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh nấm hại cây
rau họ hoa thập tự tại Gia Lâm, Hà Nội”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Điều tra, xác định thành phần và diễn biến một số bệnh nấm hại phổ
biến trên cây rau họ hoa thập tự vụ thu đông năm 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội.
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm hình thái, sinh học
của một số loài nấm gây hại và khả năng phòng trừ bằng chế phẩm sinh học
nấm đối kháng Trichoderma viride.
1.2.2 Yêu cầu
Điều tra xác định thành phần và mức độ phổ biến của một số bệnh
nấm hại cây rau họ hoa thập tự vụ thu đông năm 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội.
Điều tra diễn biến một số bệnh nấm hại phổ biến trên cây rau họ hoa
thập tự.
Phân lập, nuôi cấy, nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của một
số loài nấm hại cây rau họ hoa thập tự và xác định loài nấm gây bệnh.
5
Khảo sát khả năng phòng trừ một số bệnh nấm hại bằng chế phẩm
sinh học nấm đối kháng Trichoderma viride.
6
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Dịch hại luôn là vấn đề nan giải và phức tạp đối với người trồng rau
nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói chung. Rau họ hoa thập tự dễ bị
nhiễm bởi nhiều tác nhân gây bệnh, điều này phụ thuộc vào nguồn bệnh, tình
trạng phát triển của cây và điều kiện môi trường. Ở cùng thời điểm bệnh có
thể xuất hiện gây hại ở vùng này mà không gây hại ở vùng khác phạm vi gây
hại cũng như tính chất phức tạp của bệnh phụ thuộc vào bản chất của giống,
độ nhiễm bệnh, mức độ và khả năng kết hợp giữa cây ký chủ với nguồn
bệnh dưới tác động của yếu tố môi trường.
Rau họ hoa thập tự thường nhiễm một số bệnh hại chính như đốm
vòng, lở cổ rễ, thối nâu, thối hạch, sương mai, thán thư…. Đây chính là
nguyên nhân chính làm giảm năng suất và chất lượng rau.
2.1.1 Bệnh đốm vòng cải bắp (Alternaria brassicae và Alternaria
brassicicola)
Bệnh đốm vòng do hai loài nấm Alternaria brassicae và Alternaria
brassicicola gây ra, nấm gây hại ở hầu hết các cây họ hoa thập tự như súp
lơ, cải canh, cải tàu, cải bắp, cải dầu, cải củ,…
Hai loài nấm A.brassicae và A.brassicicola phá hại cây ký chủ ở tất
cả các giai đoạn sinh trưởng kể cả hạt. Trên cây con vết bệnh xuất hiện trên
thân màu đen, làm cho cây còi cọc hoặc làm chết rạp cây con (Valkonen và
Koponen, 1990) [41].
Trên cây trưởng thành, bệnh hại chủ yếu ở phần lá già do chúng
thường xuyên tiếp xúc với đất và dễ bị xây xát khi có mưa, gió lớn. Khi
bệnh xâm nhiễm vào lá già thường không gây thiệt hại lớn đến năng suất và
7
bệnh có thể được kiểm soát bằng cách loại bỏ các lá bị bệnh (Chuup và
Sherf, 1960)[18].
Theo tác giả Chupp và Sherf, 1960[18] cho biết cả hai loài nấm này
đều truyền qua hạt giống. Chúng làm nhăn hạt, héo cuống quả trước khi hình
thành hạt hoặc chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhiễm làm thối mềm
thân, cuống dẫn tới có thể làm chết cây. Ngoài việc gây hại hạt giống cây
trồng, chúng còn có thể tồn tại trong hạt giống, truyền bệnh cho cây vụ sau
dẫn đến làm chết cây con (Rangel, 1945)[39].
Nấm gây bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, nấm gây hại nặng
cho cây trồng khi gặp điều kiện thời tiết mát mẻ, mưa nhiều và ở những khu
vực có lượng mưa tương đối cao (Humpherson – Jone và Phelps, 1989)[23].
Các tác giả S. B. Mathur và Olga Kongsdal (2000) [30]đã mô tả cành
bào tử của nấm A.brassicae có màu oliu sáng hoặc màu nâu tối, bào tử
thường mọc riêng lẻ hoặc đôi khi mọc thành cụm. Thể sợi nấm có màu
trắng, mượt với các bào tử bao phủ lên hạt giống. Bảo tử nấm thẳng, dạng
chùy ngược, có vòi, bào tử có từ 6 – 19 vách ngăn ngang (thông thường có
từ 11 – 15), có từ 0 – 8 vách ngăn dọc theo chiều dọc không đối xứng. Bào
tử nhẵn với kích thước 75 – 35 x 20 – 30 µm, vòi có chiều dài bằng 1/3 – 1/2
chiều dài của bào tử.
Cành bào tử A. brassicae tạo ra bào tử vô tính có chiều dài khoảng
160 – 200 µm. Sự hình thành bảo tử xảy ra ở nhiệt độ khoảng 8 – 24
0
C,
tương ứng với khoảng nhiệt độ này bào tử sẽ thành thục sau 12 – 14 giờ. Tại
nhiệt độ tối ưu là 16 – 24
0
C chuỗi bào tử được hình thành sau 12 – 14 giờ.
Bào tử nấm A. brassicae nảy mầm được trong khoảng nhiệt độ từ 8 – 31
0
C,
nhưng hầu hết bào tử nấm nảy mầm nhanh chóng trong vòng 3 giờ khi nhiệt
độ khoảng 21 – 28
0
C (khoảng 98% bào tử nảy mầm). Khi nhiệt độ giảm
8
khoảng thời gian cần thiết để 98% bào tử nảy mầm tăng (Degenhardt et al.,
1982)[19].
Tản nấm A.brassicicola có màu đen sáng bóng bao gồm bào tử dính
trên các chuỗi đơn, hẹp dài. Hiếm khi sợi nấm phân nhánh và không thấy có
thể sợi nấm trên hạt giống. Bào tử thẳng, hình trụ thường thon dần về phía
đỉnh có từ 1 – 11 vách ngăn ngang, vách dọc hiếm thấy (S. B. Mathur và
Olaga, 2000)[30]. Nấm A. brassicicola hình thành bảo tử ở nhiệt độ 8 –
30
0
C, tại đó bào tử thành thục sau 13 – 14 giờ. Nhiệt độ tối ưu là 18 – 30
0
C ở
đó bào tử được hình thành sau 13 giờ.
Sự xâm nhiễm của nấm lên cây trồng chỉ xảy ra với điều kiện có giọt
mưa, sương hoặc độ ẩm không khí cao. Quá trình xâm nhiễm sẽ xảy ra tối
thiểu sau 9 – 18 giờ (Humpherson – Jone và Phelps, 1989)[23]. Theo tác giả
Chupp và Sherf (1960)[18]; Rangel (1945)[29] cho rằng độ ẩm duy trì liên
tục trong 24 giờ hoặc hơn sẽ đảm bảo cho sự xâm nhiễm thành công. Độ ẩm
tương đối 91.5% hoặc cao hơn nấm sẽ hình thành được một lượng lớn bào tử
thành thục sau 24 giờ.
Nấm gây bệnh đốm vòng tồn tại dưới dạng bào tử trên vỏ hạt hoặc sợi
nấm trong hạt cũng như tàn dư cây bệnh. Mẫu hạt cũ trên 20 tháng nhiễm
nấm A. brassicae được lưu trữ ở 0
0
C trong 14 tháng thấy sức nảy mầm của
bào tử nấm vẫn cao. Nấm A. brassicae trong mẫu bảo quản 6 tháng ở nhiệt
độ 23 – 30
0
C thấy bào tử vẫn còn hữu hiệu và còn khả năng lây nhiễm. Đôi
khi trong hạt còn có những sợi nấm tiềm sinh, vì vậy khi đã xử lý bề mặt hạt
cây con vẫn có thể bị nhiễm bệnh (Rangel, 1945)[29].
Bào tử Aternaria brassicicola có thể tồn tại trên bề mặt hạt khoảng 2
năm khi được bảo quản ở 10
0
C, độ ẩm 50%, sợi nấm có thể tồn tại trong hạt
khoảng 12 năm (Maude và Humpherson – Jones, 1980). Trên tàn dư cây
9
bệnh, bào tử nấm tồn tại được khoảng 12 tuần. Những ruộng cây trồng được
thu hoạch trong vụ này sẽ là nguồn bệnh lây nhiễm bệnh cho các ruộng trồng
xung quanh và cây trồng vụ sau (Humpherson – Jones, 1989)[23].
Các tác giả Tripathi và Kasuhik (1984)[36] cho rằng nấm Aternaria
brassicae và Aternaria brassicicola còn tồn tại dạng vi hạch (microsclerotia)
và hậu bào tử khi trên lá bệnh có một phần bị thối rữa. Cả vi hạch và hậu bào
tử đều có thể được hình thành trong tế bào bào tử đính, chúng phát triển tốt
nhất ở điều kiện nhiệt độ thấp (3
0
C). Bào tử hậu cũng có thể phát triển trong
tế bào bào tử đính trên đất tự nhiên ở nhiệt độ phòng (Tsuneda và Skoropad,
1977)[37].
Nấm gây bệnh đốm vòng còn tồn tại trên tàn dư cây bệnh. Trong một
số nghiên cứu cho thấy các tác nhân gây bệnh trên tàn dư lá cây cải dầu và
cải bắp có thể tồn tại lâu như trên lá bị bệnh còn tươi. Với cải dầu tác nhân
gây bệnh tồn tại được trong 8 tuần, còn đối với cải bắp là 12 tuần
(Humpherson – Jones, 1989)[24].
Nấm gây bệnh đốm vòng lan truyền chủ yếu qua hạt giống, nhiễm
bệnh nhờ bào tử trên vỏ hạt và các sợi nấm tiềm tàng trong hạt. Các bào tử
được phát tán nhờ gió, nước công cụ và động vật. Nấm có thể sống được
trên cây cỏ mẫm cảm và trên cây trồng lâu năm (Chupp và Sherf, 1960[18];
Rangel, 1945[29]; Maude và Humpherson – Jones, 1989[24]).
Theo nghiên cứu của tác giả Rangel (1945)[29] cho rằng phương thức
lây nhiễm qua tàn dư cây bệnh thường xảy ra ở giai đoạn vườn ươm và cây
con bị nhiễm bệnh ở vườn ươm có thể mang nguồn bệnh ra ruộng sản xuất.
10
Dựa trên các nghiên cứu về đặc điểm phát sinh phát triển, đặc điểm
sinh học của nấm gây bệnh đốm vòng, các tác giả đã đề xuất một số biện
pháp quản lý dịch bệnh như sau:
+ Công tác dự tính dự báo: Trong nghiên cứu invitro người ta đã chỉ
ra rằng nhiệt độ và sự nảy mầm của bào tử có mối quan hệ với nhau. Nếu
những mối quan hệ này được gắn với điều kiện đồng ruộng thì có thể dự
đoán được sự nảy mầm và quá trình phát triển kế tiếp theo của nấm, từ đó có
kế hoạch phòng trừ trên diện rộng (Humpherson – Jones, 1989)[23].
+ Luân canh cây trồng: Bố trí luân canh với những cây trồng không
thuộc họ thập tự và dọn sạch tàn dư cây bệnh, cỏ dại là ký chủ phụ của bệnh
đốm vòng. Vì bào tử có thể sống trong mô lá từ 8 – 12 tuần, mô thân khoảng
23 tuần nên những cánh đồng trồng lại ngay sau khi thu hoạch thường bị các
tác nhân gây bệnh tấn công sớm từ giai đoạn đầu sinh trưởng của cây
(Humpherson – Jones, 1989)[23].
+ Chọn giống kháng bệnh: Các giống cây trồng khác nhau trong họ
thập tự có tính kháng bệnh khác nhau nhưng không đáng kể (Sharma và
cộng sự., 1984)[31].
+ Sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ: Nghiên cứu sơ bộ về xạ
khuẩn cho thấy điều kiện thí nghiệm trong phòng và trên đồng ruộng, xạ
khuẩn Streptomyces arabicus đều có tác dụng diệt trừ nấm Aternaria
brassicae và Aternaria brassicicola (Sharma và cộng sự., 1985)[32]. Ở Phần
Lan, người ta xử lý bề mặt hạt giống bằng Streptomyces griseoviridis (15
mg/g hạt giống) mang lại hiệu quả phòng trừ tốt (Valkonen và Koponen,
1990)[41].
11
+ Sử dụng thuốc hóa học: Có nhiều loại thuốc trừ nấm đã được thử
nghiệm cho hiệu quả phòng trừ tốt đối với nấm A. brassicae. Có khoảng 18
loại thuốc có tác dụng phòng trừ nấm A. brassicae, trong đó Dithane M – 45
(Mancozeb) và Dithane Z – 78 (Zineb) là hai thuốc hóa học có tác dụng
phòng trừ hữu hiệu nhất. Có 7 loại thuốc hóa học có tác dụng kìm hãm sự
phát triển của bệnh trên đồng ruộng: Benlate, Dithane m – 45, Dithane Z –
78, Zỉam, Dìolatan – 80, Thiram0 và Blitox – 50. Có thể xử lý bằng Benlate,
Dithane M – 45, Dithane Z – 78 (Ansari et al.,1990).
2.1.2 Bệnh lở cổ rễ và thối nâu (Rhizoctonia solani)
Nấm Rhizoctonia solani là tác nhân gây bệnh cho cây trồng có nguồn
gốc trong đất, là loài nấm phổ biến xuất hiện ở khắp các vùng trồng trọt trên
thế giới (Janice Y. Uchida, 2008)[25]. Theo Farr D. F., et al (1989)[21]chỉ
riêng ở Mỹ có đến hơn 500 loài thực vật là ký chủ của nấm này. Ở Nhật
R.solani gây hại hơn 142 loài thực vật thuộc 52 họ thực vật. Một số cây ký
chủ có thể kể đến như: đậu tương, đậu lima, đu đủ, dưa chuột, đặc biệt là
cây họ cà, họ đậu, họ bầu bí (Akira ogoshi, 1996)[16]. Với phạm vi ký chủ
và phân bố rộng, R.solani thực sự là một loài dịch hại nguy hiểm đe dọa
nghiêm trọng đến nền sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới.
Nấm R. solani đã được Decandolle mô tả đầu tiên vào năm 1815 khi
đó có tên là Rhizoctonia crocorum trong đó loài R. solani là quan trọng nhất.
Tuy nhiên bệnh chỉ được biết đến vào năm 1858, khi Julius Kuhn nghiên
cứu bệnh lở cổ rễ trên cây khoai tây (Paulo Ceresini, 1999)[28].
Triệu chứng gây bệnh hại của nấm R.solani rất khác nhau, tùy từng
bộ phận như lở cổ rễ, thối rễ, chết rạp cây con, thối bẹ lá, thối gốc,… Tuy
nhiên chúng chỉ tấn công vào phần dưới mặt đất của cây như rễ, trụ dưới lá
mầm và hạt giống (Paulo Ceresini, 1999)[28]. Đa số những triệu chứng do
12
R.solani gây ra thường được biết với cái tên “damping off”. Hạt giống bị
nhiễm nấm R.solani sẽ bị mất sức nảy mầm. Giai đoạn cây con từ 2 lá mầm
và 1 – 2 lá thật khi bị loài nấm này tấn công có thể bị đổ gục và chết. Triệu
chứng thường xuất hiện trên cây bị bệnh là những chấm nâu, nâu đỏ ở gần
phần thân sát mặt đất, rễ bị thối. Bên cạnh đó nấm R. solani cũng có khả
năng xâm nhiễm qua thân, lá, quả, nơi có vị trí gần mặt đất hoặc tiếp giáp
với đất (Jaince Y. Uchida, 2008)[25].
Nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ được xác định là thuộc bộ
nấm trơ (Mycelia sterilia), nhóm nấm bất toàn (Fungi imperfecti) giai đoạn
hữu tính là Thanatephorus cucumeris thuộc họ Ceratobasidiaceae, bộ
Ceratobasidiales, lớp nấm đảm Basidiomycetes (Baruch Sneh và CTV,
1998)[17].
Sợi nấm Rhizoctonia solani còn non không màu trong suốt và mọc
thẳng trên môi trường nhân tạo hay trên bề mặt cây trồng. Các nhánh của sợi
nấm ngắn đi và phát triển thành hạch. Trong tự nhiên, sợi nấm có màu vàng
nhạt rồi chuyển sang vàng nâu (Baruch Sneh và CTV, 1998)[17].
Theo Baruch Sneh và CTV (1998)[17] thì hạch nấm có màu nâu, hình
dạng và kích thước khác nhau, đường kính hạch nấm dao động từ 1 – 8 µm.
Hạch nấm thường được hình thành trên bề mặt ký chủ, trên bộ phận cây
trồng và trên mô thực vật.
Nấm Rhizoctonia solani được xem là một loài nấm có sự biến động
đa dạng hình thái giữa các isolate về khả năng gây bệnh, phổ ký chủ, các đặc
tính hình thái và sinh lý (Sneh và cs, 1991).
Nấm Rhizoctonia solani chịu tác động của điều kiện nhiệt độ, ẩm độ,
pH và hệ vi sinh vật đất đến sự tồn tại và khả năng xâm nhiễm lan truyền.
13
Điều kiện nhiệt độ cho nấm sinh trưởng phát triển mạnh là 25 – 30
0
C (Mc
Carter, SM 1993).
Theo tác giả Kokalis – Burelle, N và cs (1997) cho thấy nấm R. solani
sản sinh ra một số độc tố gây hại cho cây trồng như axit oxalic có thể làm
biến đổi màu ở hạt và gây ra các vết đốm trên lá và giai đoạn đầu của bệnh.
Có nhiều tác giả đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng trừ
như: chọn tạo giống chống chịu, canh tác, chế phẩm sinh học, thuốc hóa học.
Đối với biện pháp chọn tạo giống chống bệnh các nhà nghiên cứu đã
sử dụng các biện pháp lai tạo, chọn lọc cá thể… để chọn tạo ra các giống cây
trồng có khả năng kháng bệnh cao.
Áp dụng biện pháp canh tác như: trước khi gieo trồng cần tưới tiêu
nước, trồng cây với mật độ khoảng cách thích hợp để tránh dẫn đến ẩm độ
cao là điề kiện thích hợp cho nấm phát sinh, phát triển. Tiến hành dọn sạch
tàn dư cây bệnh ra khỏi đồn ruộng cũng có tác dụng làm giảm số lượng
nguồn bệnh trong đất đồng thời tiến hành luân canh với các cây trồng khác
họ hoặc ít mẫm cảm với nấm bệnh cũng có tác dụng giảm mức độ gây bệnh.
Tuy nhiên để có hiệu quả phòng trừ nhanh các nhà nghiên cứu đã sử dụng
các loại thuốc hóa học. Các loại thuốc trừ nấm như Methyl thiophanate,
Chlorothalanil,… được sử dụng một cách hợp lý đều có tác dụng phòng trừ
bệnh do nấm R. solani gây ra (Janice Y. Uchida, 2008)[25].
Nhiều nghiên cứu được tiến hành ở các nước trên thế giới như Anh,
Pháp, Mỹ,… đã sử dụng các loài sinh vật có ích đặc biệt là các vi sinh vật
đối kháng trong đó có loài nấm Trichoderma sp. được đánh giá rất cao.
2.1.3 Bệnh thối hạch (Sclerotinia sclerotiorum)
14
Bệnh thối hạch cải bắp gây ảnh hưởng đến bảo quản và độ tươi của
sản phẩm. Nguyên nhân do nấm Sclerotinia sclerotiorum gây ra, là đối
tượng nguy hiểm gây giảm năng suất trên đồng ruộng, trong kho bảo quản,
dưới điều kiện vận chuyển và tiêu thụ (Helene R. Dillard, 1987)[22].
Bệnh thối hạch phá hại rất phổ biến trên 160 loài cây thuộc 32 họ
khác nhau nhưng chủ yếu là cải bắp, cà rốt, đậu trắng, khoai lang, v.v Cây
cải bắp có thể bị bệnh từ giai đoạn còn non, nhưng bệnh phá hại chủ yếu vào
thời kỳ cuốn bắp trở đi làm cây chết, bắp cải thối khô. Cây con bị bệnh, gốc
thân sát mặt đất bị thối nhũn làm cây chết gục đổ trên ruộng. Trên cây lớn,
vết bệnh thường bắt đầu từ các lá già sát mặt đất và gốc thân. Ở trên thân vết
bệnh lúc đầu có màu vàng nâu, nếu trời ẩm ướt chỗ bị bệnh dễ bị thối nhũn
nhưng không có mùi thối, nếu trời khô hanh, chỗ bị bệnh khô teo có màu
nâu nhạt. Khi cắt ngang thân thấy lớp vỏ và lớp gỗ có mầu nâu sẫm. Cuống
lá và phiến lá bị bệnh có màu trắng ủng nước, thường lan từ rìa mép lá vào
trong. Khi trời ẩm ướt lá bệnh dễ bị thối, rách nát, các lá khác bị vàng dần.
Bệnh lan rộng lên bắp đang cuốn làm bắp cải thối từ ngoài vào trong, dần
dần cây chết khô trên ruộng. Đặc biệt trên bề mặt hình thành lớp nấm màu
trắng xen lẫn nhiều hạch nấm màu đen nâu hình dạng không đều bám chặt
trên đó. Đến giai đoạn này bắp cải rất dễ bị gục đổ trên ruộng. Hạch nấm tồn
tại trong đất qua thời gian dài. Trong điều kiện thuận lợi, hạch nấm nảy mầm
hình thành quả thể đĩa. Các quả thể đĩa mang túi các bào tử túi xâm nhiễm
vào cây (Erwin D. C. và Ribeiro O. K, 1996)[20].
Cũng theo tác giả Erwin D. C. và Ribeiro O. K (1996)[20] cho rằng:
Bào tử thường xâm nhiễm vào cây ở vị trí nách lá. Các cánh hoa già cũng
tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh trong quá trình xâm nhiễm.
Nguồn bệnh ban đầu là các bào tử túi, chúng nảy mầm trong điều kiện
15
ẩm ướt trên các tàn dư cây bệnh (Steadmam, 1979)[34].
Theo tác giả Tu (1986)[38] sự lan truyền bệnh thối hạch phụ thuộc
vào những yếu tố sau: nguồn bệnh trong đất, độ ẩm đất, lượng mưa, tưới
tiêu, độ mẫm cảm của giống, độ cao luống, mật độ cây trồng. Trên ruộng khi
gặp không khí lạnh, độ ẩm cao bệnh có thể bùng phát thành dịch.
Mật độ trồng ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh, mật độ cao thì tỷ lệ bệnh tăng.
Độ mẫm cảm của giống cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình lan
truyền bệnh. Những giống mẫm cảm như Fleetwood, tỷ lệ bệnh có thể từ 0 –
100% trong 4 tuần với bề rộng luống 80cm trong khi đó giống kháng
ExRico 23 tỷ lệ bệnh chỉ từ 0 – 35%. Lượng mưa cũng là một yếu tố rất
quan trọng trong quá trình lan truyền bệnh (Tu, 1987)[39].
Qua các nghiên cứu trên các tác giả đã đưa ra một số biện pháp phòng
trừ bệnh thối hạch như sau:
- Lựa chọn vùng trồng thích hợp: Theo tác giả Tu (1986)[38] cho rằng
các vùng trồng khác nhau có tỷ lệ bệnh khác nhau, dao động từ 0 – 85%. Do
vậy cần lựa chọn vùng trồng sạch bệnh hoặc vùng có tỷ lệ bệnh thấp để
trồng cây.
- Biện pháp luân canh: Luân canh với các cây trồng như ngô, bông,
không nên luân canh với những cây trồng là phổ ký chủ của Slerotinia
sclerotiorum như đậu tương, đậu cô ve lùn, đậu cô ve leo, cà chua, khoai tây,
xà lách,… kế tiếp nhau ở những vùng có mùa đông lạnh (Erwin D.C. và
Ribeiro O.K, 1996[20], Stirling G.R.[35]).
- Xử lý hạt: Do nấm Slerotinia sclerotiorum có khả năng tồn tại trên
hạt dưới dạng sợi. Nấm tiềm sinh ở mày hạt, nội nhũ trong khoảng 3 năm
nên làm giảm khả năng nảy mầm của hạt tới 88 – 100%, có thể xử lý hạt
16
bằng Captan và Thiophanate – metylen với hiệu lực trừ nấm 100% (Tu,
1989a)[40].
2.1.4 Bệnh sưng rễ cải bắp (Plasmodiophora brassicae)
Bệnh sưng rễ cải bắp do nấm Plasmodiophora brassicae gây ra và
nấm bệnh còn gây hại trên nhiều cây họ thập tự khác như: súp lơ, cải dầu,
cải tàu,…
Theo tác giả Sherf và MacNab (1986)[33] khi cây bị bệnh lá trở lên
vàng, cây héo và còi cọc, lá dưới có thể bị rụng. Triệu chứng quan trọng nhất
là rễ cây bị sưng, nấm hại cả rễ cái, rễ phụ, thậm chí cả phần thân dưới mặt
đất. Rễ bị sưng phồng lên ở giữa và thắt lại ở dưới. Bệnh có thể gây hại một
phần hoặc toàn bộ hệ thống rễ.
Nấm gây bệnh sưng rễ tồn tại qua đông dưới dạng bào tử tĩnh. Khi
thuận lợi chúng nảy mầm tạo các bọc bào tử động. Bào tử động nảy mầm
xâm nhiễm vào trong rễ và tạo các ổ bào tử tĩnh trong rễ, mỗi ổ bào tử tĩnh
tạo ra một u sưng.
Theo tác giả Sherf và MacNab (1986)[33] ở điều kiện đất lạnh, ẩm và
chua thuận lợi cho nấm phát sinh phát triển. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp
cho nấm gây bệnh phát triển khoảng 15 – 25
0
C, trong đó nhiệt độ tối thích là
18 – 20
0
C. Trong điều kiện đất kiềm, nhiệt độ cao bệnh phát triển chậm.
Cũng theo tác giả này bệnh sưng rễ có thể lan truyền qua dụng cụ
canh tác, động vật, con người. Những ruộng sản xuất có thể nhiễm bệnh qua
cây giống, nước tưới (Sherf và MacNab, 1986)[33].
Từ đặc điểm phát sinh phát triển và khả năng lây lan của bệnh sưng rễ
các nhà nghiên cứu đã đề ra biện pháp để quản lý, phòng trừ dịch bệnh như
sau:
17
Theo nghiên cứu của tác giả Myers và Campbell (1985)[27] cho rằng:
Sử dụng giống sạch bệnh kết hợp với chọn ruộng thoát nước tốt, đất sạch
bệnh, không luân canh với những cây họ thập tự có hiệu quả cao trong
phòng trừ bệnh sưng rễ. Những ruộng bị nặng cần luân canh với những cây
trồng không phải ký chủ của bệnh sưng rễ trong vòng 7 năm, giữ cho pH đất
trên 7.2, có thể dùng giống chống chịu.
Sau khi thu hoạch cần thu dọn sạch tàn dư cây bệnh có tác dụng làm
giảm nguồn bệnh lây truyền cho vụ sau. Xử lý đất, vườn ươm bằng
Chloropicrin 14 – 21 ngày trước khi gieo trồng cũng có tác dụng hạn chế
nguồn bệnh (Sherf và MacNab, 1986)[33].
2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nghề trồng rau ở Việt Nam đã được hình thành, phát triển từ rất lâu
và trải dài từ Bắc đến Nam. Các tỉnh thành trồng nhiều nhất là Hà Nội, Hải
Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Lạt,… Rau họ
thập tự là loại rau chủ lực ở vụ đông nước ta. Nhưng hiện nay do xu hướng
phát triển nghề trồng rau nên nông dân dần thay đổi sang trồng rau quanh
năm. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng này đã tạo điều kiện cho các loài dịch hại
phát triển trong đó có nấm bệnh.
Theo tác giả Nguyễn Công Thuật và cộng sự (1996)[5] đã xác định có
3 bệnh hại chủ yếu trên rau họ thập tự trong đó có 2 bệnh do nấm gây ra là
bệnh đốm vòng (Alternaria brassicae) và bệnh thối hạch (Sclerotinia
sclerotiorum). Những bệnh hại thứ yếu trên rau họ thập tự có 6 bệnh trong
đó có 5 bệnh do nấm gây ra bao gồm: bệnh sương mai (Peronospora
parasitica), bệnh thán thư (Colletotrichum higginsianum), bệnh đốm lá
(Phyllosticta brassicae), bệnh mốc xám (Botris cinerea), bệnh sưng rễ
(Plasmnodiophora brassicae).
18
Bệnh đốm vòng là bệnh hại rất phổ biến trong các vùng trồng cải bắp
ở nước ta. Bệnh hại từ giai đoạn cây con, cây đã cuốn bắp và trên nhiều cây
họ thập tự khác (Vũ Triệu Mân, 2007)[15].
Nấm gây bệnh là nấm Alternaria brassicae và Alternaria brassicicola,
thuộc họ Dematiaceae, bộ Moniliales, lớp nấm bất toàn. Trên mô bệnh có
lớp nấm mốc đen, đó đám cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. Sợi
nấm đa bào phân nhánh, màu vàng nâu. Cành bào tử phân sinh ngắn, đa bào,
màu nâu nhạt, thẳng hoặc uốn khúc, không đâm nhánh, mọc thành cụm hoặc
riêng rẽ. Bào tử phân sinh đa bào, có nhiều ngăn ngang và dọc, màu nâu,
hình trái lựu đạn có vòi dài, kích thước khoảng 60 – 140 x 14 – 18 µm. Nấm
gây bệnh là loại bán ký sinh, xâm nhập vào cây qua vết thương xây sát và
qua vết hại của côn trùng. Bào tử phân sinh lan truyền nhờ gió, nước mưa,
nước tưới, côn trùng, dụng cụ và con người qua quá trình chăm sóc. Bệnh
phát sinh phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ
khoảng 25
0
C. Bệnh cũng phá hại mạnh trên những ruộng cải bắp thấp, trũng,
ứ đọng nước, mật độ trồng dày, nhất là các vụ trồng muộn. Hầu như chưa có
giống cải bắp nào có tính chống bệnh. Nấm bệnh phá hại quả giống, sợi nấm
có thể ăn sâu tới phôi hạt làm hạt lép (Lê Lương Tề, 2007)[4].
Theo Vũ Triệu Mân (2007)[15] để phòng trừ bệnh đốm vòng cần kết
hợp các biện pháp phòng trừ sau:
- Xử lý hạt giống bằng nước nóng (ở 48
0
– 50
0
C ngâm trong 20 – 25
phút) bằng các thuốc diệt nấm trước khi gieo.
- Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, tỉa bỏ và thu nhặt các lá bị bệnh
đưa ra khỏi đồng ruộng. Tạo điều kiện thông thoáng trong ruộng.
- Phòng trừ sâu hại để ngăn ngừa bệnh lây lan qua các vết thương do
19
côn trùng.
- Phun các thuốc trừ nấm khi bệnh bắt đầu lây lan trên đồng ruộng.
- Khi thu hoạch hạt giống cần phơi khô và lấy hạt ngay, tránh để kéo
dài hạt dễ bị bệnh xâm nhập và gây hại cho vụ sau.
- Xử lý tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch, cày đất sớm và luân canh
với cây trồng khác để hạn chế tác hại của bệnh.
Nấm Rhizoctonia solani là một trong những loài nấm có nguồn gốc
trong đất quan trọng, có phạm vi ký chủ rộng với những triệu chứng gây hại
phong phú, đa dạng trên các bộ phận khác nhau của cây trồng. Từ trước tới
nay chúng ta thường gặp loài nấm này gây hại trên lúa, ngô (gây triệu chứng
khô vằn) hoặc các bệnh thối gốc, lở cổ rễ trên rất nhiều loại cây trồng cạn.
Trong những năm gần đây đã phát hiện thấy nấm R. solani gây hại trên
nhiều cây trồng thuộc họ thập tự (Brassicae) đặc biệt gây triệu chứng thối
bắp cải (Brassia oleraceae và cappita Liz) ở vùng Hà Nội và các tỉnh lân
cận, gây thiệt hại nghiêm trọng trong sản xuất (Nguyễn Kim Vân và ctv,
2002)[6].
Bệnh lở cổ rễ trên cải bắp nấm thường gây hại vào giai đoạn cây con.
Triệu chứng đặc trưng nhất là rễ, cổ rễ và gốc thân sát mặt đất bị thâm đen ở
gốc thân, cổ rễ sau đó lan rộng ra rất nhanh bao bọc quanh cổ rễ, sau 5 – 6
ngày bị héo cây bệnh đổ gục chết lụi hàng loạt trên ruộng.
Ngoài ra, nấm này còn gây triệu chứng thối bắp trên cây trưởng thành
còn gọi là bệnh thối nâu, vết bệnh lúc đầu là những vết lá chết màu nâu
vàng, ở các lá ngoài và các sợi nấm màu trắng xám, sau đó vết bệnh lan rất
nhanh và gây thối toàn bắp (Nguyễn Kim Vân, Ngô Vĩnh Viễn, 2001)[7].
Theo điều tra, tỉ lệ bệnh do nấm bệnh gây ra trên cây cải bắp ở vụ xuân vào
20
giai đoạn chuẩn bị thu hoạch dao động từ 9 - 99% ở các vùng trồng rau xung
quanh Hà Nội (vụ xuân 2002) (Trung tâm bệnh cây nhiệt đới – Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội)[13].
Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra phát triển mạnh trên
môi trường nhân tạo ở nhiệt độ 25 – 30
0
C. Ban đầu tản nấm có màu trắng
đục sau chuyển sang màu nâu sẫm (Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng, 2003)
[9]. Sợi nấm rất mịn ép sát bề mặt môi trường nuôi cấy, sợi nấm đa bào,
phân nhánh nhiều, ở chỗ phân nhánh hơi thắt lại, sát đó có vách ngăn, phân
nhánh gần như vuông góc. Hạch nấm khi còn non có màu trắng, khi già có
màu nâu, thô. Trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, nấm R. solani có thể
hình thành hạch non sau 3 ÷ 4 ngày và hạch già sau 5 ÷ 7 ngày nuôi cấy. Số
lượng hạch nấm hình thành không nhiều, kích thước hạch nấm rất nhỏ (Đỗ
Tấn Dũng, 2007)[1]. Nấm hình thành hạch nhiều ở nhiệt độ 30 – 32
0
C
(Đường Hồng Dật, 1973)[2].
Hạch nấm và sợi nấm có thể tồn tại trên bắp tươi, lá già tàn dư trên
ruộng và trên bề mặt đất, chúng chính là nguồn bệnh lan truyền từ vụ này
sang vụ khác. Không phải tất cả các chủng nấm đều hình thành hạch nấm,
nhưng cả hai loại hình thành hạch và không hình thành hạch đều gây bệnh
cho cây trồng (Nguyễn Kim Vân và ctv, 2002)[6].
Nấm Trichoderma viride có hiệu lực phòng trừ bệnh rất cao đối với
nấm Rhizoctonia solani (Lê Lương Tề và ctv, 2001)[3]. Khảo sát hiệu lực
của nấm đối kháng Trichoderma viride với các isolate nấm R. solani gây
bệnh lở cổ rễ trên môi trường nhân tạo PGA, cho thấy khi loài nấm đối
kháng Trichoderma viride có mặt trước nấm gây bệnh thì bản thân nó có khả
năng chiếm chỗ, cạnh tranh, ức chế và tiêu diệt nấm R. solani (Đỗ Tấn
Dũng, 2007)[1].
21
Tiến hành luân canh cây trồng cạn với cây lúa nước từ 2-3 năm, cày
bừa kỹ, để ải khô, bón vôi để tiêu huỷ tàn dư cây bệnh, lên luống cao dễ
thoát nước, không gieo trồng quá sâu. Có thể dùng một số thuốc hoá học
để phòng trừ bệnh lở cổ rễ như: Ridomil MZ 72WP, Topsin 70WP,
Rovral (Vũ Triệu Mân, 2007)[15].
Bệnh thối hạch do nấm Sclerotinia sclerotiorum (Lib.) De Bary gây
ra. Nấm thuộc họ Sclerotiniceae, bộ Helotiales, lớp Nấm túi (Vũ Triệu Mân,
2007)[15].
Đây là một trong những bệnh hại khá phổ biến và có ý nghĩa kinh tế
đối với cây cải bắp. Bệnh phát sinh, gây hại trong điều kiện ẩm độ cao và
thời tiết mát mẻ. Nấm bệnh thường xâm nhiễm vào bắp gây thối bắp
(Nguyễn Thị Ly và ctv, 2002)[8].
Cây con bị bệnh, gốc thân sát mặt đất bị thối nhũn làm cây đổ gục trên
ruộng. Trên cây lớn vết bệnh thường bắt đầu từ các lá già sát mặt đất và góc
thân. Trên thân vết bệnh lúc đầu có màu vàng nâu, nếu trời ẩm ướt chỗ bị
bệnh thối nhũn, nếu trời khô hanh chỗ bị bệnh khô teo có màu nâu nhạt.
hạch nấm được hình thành bám vào bắp (Vũ Triệu Mân, 2007)[15].
Theo Phạm Thị Dung và ctv (2003)[11], bệnh thối hạch chỉ xuất hiện
và gây hại vào cuối vụ đông và vụ xuân. Nhiệt độ thích hợp cho chúng phát
triển từ 18 – 22
0
C. Nấm Sclerotinia sclerotiorum phát triển tốt trong điều
kiện pH 4,5 – 5,2.
Điều kiện nhiệt độ có quan hệ chặt chẽ với khả năng hình thành quả
thể đĩa và mức độ nhiễm bệnh. Nhiệt độ từ 12 – 20
0
C là thích hợp cho việc
hình thành quả thể đĩa và sự nhiễm bệnh của cây trồng (Nguyễn Thị Ly và
ctv, 2002)[8].
22
Nguồn bệnh chủ yếu bảo tồn ở dạng hạch nấm. Bào tử túi lan truyền
nhờ gió. Ngoài gió thì nước mưa và nước tưới cây cũng là con đường lan
truyền bệnh (Vũ Triệu Mân, 2007)[15].
Phòng trừ bệnh thối hạch theo quy trình phòng trừ tổng hợp. Chú ý
luân canh triệt để, vệ sinh đồng ruộng, ruộng trồng phải khô ráo, thoát nước
tốt (Tạ Thu Cúc, 2001)[12].
Bón vôi trên những diện tích bị hại nặng có thể là một trong những
biện pháp tốt có tác dụng hạn chế sự phát triển của nấm hạch Sclerotinia
Sclerotiorum (Phạm Thị Dung và ctv, 2003)[11].
Khi bệnh chớm phát sinh cần kịp thời phun thuốc phòng trừ. Có thể
dùng Aliette 80WP, Ridomil 68WP, …
Bệnh sưng rễ gây hại cải bắp và một số cây họ hoa thập tự. Đặc biệt,
các vùng có khí hậu mát, lạnh ở châu Âu, châu Úc, châu Mỹ và một số nước
châu Á như Nhật Bản thường bị hại nghiêm trọng. Ở Việt Nam, bệnh ít phổ
biến (Vũ Triệu Mân, 2007)[15].
Theo kết quả đề tài nghiên cứu Khoa học của chi cục bảo vệ thực vật
tỉnh Lâm Đồng và trung tâm nông nghiệp thành phố Đà Lạt, (2007) bệnh
sưng rễ cải bắp xuất hiện tại Đà Lạt từ tháng 10/2002 và lây nhiễm trên diện
rộng từ năm 2004. Đối tượng gây hại chủ yếu các cây họ hoa thập tự như cải
bắp, cải thảo, súp lơ…
+ Bệnh do nấm Plasmodiophora brassicae Woronin ký sinh chuyên tính
gây ra. Nấm bệnh tồn tại trong đất dưới dạng bào tử và có thể tồn tại từ 7 – 20
năm do có lớp vỏ dày bảo vệ và có thể chịu được những tác động bất lợi của
môi trường.
+ Cây nhiễm bệnh bị héo rũ, lá vàng úa, sinh trưởng chậm, nhỏ và không
23
hình thành bắp. Phần rễ bị phình to, tạo u sưng, ở cây con chỉ phát hiện bệnh
khi nhổ cây lên.
Bệnh hại ở bộ phận rễ và gốc thân nằm sâu trong đất tạo ra u sưng nổi
cục sần sùi, xuất hiện từng đoạn hoặc kéo dài cả rễ. Các u sưng lúc đầu có
màu sắc tương tự màu rễ cây sau chuyển sang màu nâu, thối mục. Nấm có
thể xâm nhập trong suốt thời gian sinh trưởng của cây, nhưng thời kỳ còn non là
giai đoạn dễ xâm nhập và phá hại mạnh (Vũ Triệu Mân, 2007)[15].
Sau khi rễ bị hư hại và lá chuyển sang màu vàng, dày thô, lá mất độ nhẵn
bóng cây chết héo dần. Bệnh sưng rễ có thể phá hại trên 100 loại cây trồng và
cây dại trong họ hoa thập tự. Tế bào rễ bị bệnh lớn gấp 3 – 4 lần tế bào rễ cây
bình thường (Vũ Triệu Mân, 2007)[15].
Nấm sưng rễ bắp cải phát triển mạnh trong điều kiện đất chua pH 5,4 –
6,5, đất ẩm ướt, độ ẩm tương đối cao. Trong điều kiện đó, quá trình xâm nhiễm
hoàn thành trong 18 giờ. Vì vậy, đất trũng, ẩm thấp, đất quá chua và có nhiệt độ
thích hợp 19 – 25
0
C bệnh phát sinh phá hại mạnh (Vũ Triệu Mân, 2007)[15].
Để phòng trừ bệnh cần chọn lọc giống, canh tác cải tạo đất trồng, chọn
đất trung tính hoặc hơi kiềm, bón vôi thích hợp ở vườn ươm và ruộng sản xuất.
Không luân canh với các cây trồng họ thập tự. Khi thấy bệnh xuất hiện phải
nhổ cả gốc rễ đem đốt hoặc vùi sâu trong các hố có vôi bột (Vũ Triệu Mân,
2007)[15].
24
PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nấm hại cây rau họ hoa thập tự.
3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại: Các vùng trồng cải bắp, su hào, súp lơ tại
Gia Lâm, Hà Nội và Bộ môn Bệnh cây – Khoa Nông học – Trường Đại học
Nông Nghiệp Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2013.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu bệnh nấm hại cây rau họ hoa thập tự thu thập từ ngoài đồng ruộng.
- Môi trường nuôi cấy: WA, PGA, PCA.
- Nấm đối kháng Trichoderma viride.
- Các dụng cụ thiết yếu trong phòng thí nghiệm như hộp petri, que cấy nấm
khuẩn, tủ định ôn, phòng nuôi cấy nấm khuẩn, các loại cốc thủy tinh, ống
đong, bình đựng nước, nồi hấp, tủ lạnh, kính hiển vi quang học,
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra bệnh nấm hại rau họ hoa thập tự
Điều tra thành phần bệnh hại
Điều tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra
phát hiện dịch hại cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
năm 2010, điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực
điều tra. Điểm điều tra cách bờ ít nhất 2m. Điều tra theo định kỳ 7 ngày một
lần.
+ Bệnh toàn cây: 10 thân ngẫu nhiên/điểm
+ Bệnh trên rễ: 10 cây ngẫu nhiên/điểm
25