Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Kinh Nghiệm Triển Khai Kinh Tế Tuần Hoàn Tại Trung Quốc Và Bài Học Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------o0o--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN
TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế

PHẠM THỊ QUỲNH ANH

Hà Nội - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------o0o--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN
TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106
Họ và tên học viên: Phạm Thị Quỳnh Anh

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh


Hà Nội - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết luận khoa học trong luận văn là kết
quả q trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tơi, trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, Ngày 10 tháng 05 năm 2021
Tác giả luận văn

Phạm Thị Quỳnh Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Trường Đại học Ngoại
thương Hà Nội, Quý thầy cô Khoa sau đại học, Khoa Kinh tế quốc tế, Viện Kinh tế
và kinh doanh quốc tế cùng tồn thể các thầy cơ trong trường đã tạo điều kiện cho
tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa học cũng như bài Luận văn tốt nghiệp
thạc sỹ Kinh tế quốc tế này.
Đồng thời, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Tường
Anh, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình
cho tơi trong q trình thực hiện luận văn này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2021
Tác giả luận văn

Phạm Thị Quỳnh Anh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ.............................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ TRIỂN
KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN .............................................................................11
1.1.

Lý thuyết chung về Kinh tế tuần hoàn ....................................................11

1.1.1.

Khái niệm Kinh tế tuần hồn ................................................................ 11

1.1.2.

Các ngun tắc và mơ hình cơ bản của nền Kinh tế tuần hoàn ........... 13

1.2.


Lý thuyết về triển khai Kinh tế tuần hoàn ..............................................18

1.2.1.

Nguyên nhân chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn .......................... 18

1.2.2.

Các bước triển khai nền kinh tế tuần hoàn ........................................... 23

1.2.3.

Điều kiện cần thiết để triển khai thành công kinh tế tuần hoàn ........... 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI
TRUNG QUỐC .......................................................................................................33
2.1. Nguyên nhân Trung Quốc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. ........33
2.2. Thực trạng triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc ........................37
2.2.1. Cơ sở pháp lý và thể chế về kinh tế tuần hồn tại Trung Quốc ............... 37
2.2.2. Áp dụng Chính sách kinh tế tuần hoàn vào thực tiễn tại Trung Quốc ..... 46
2.2.3. Sự khác biệt giữa Phát triển bền vững và Kinh tế tuần hoàn .................. 53
2.3. Đánh giá chung việc triển khai Kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc .......60
2.3.1. Những thành tựu của quá trình triển khai Kinh tế tuần hoàn của Trung
Quốc………… ..................................................................................................... 60
2.3.2.

Những rào cản và thách thức của quá trình chuyển đổi sang nền kinh

tế tuần hoàn ở Trung Quốc. ............................................................................... 67
2.3.3.


Bài học thành cơng có thể vận dụng ..................................................... 70

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRIỂN
KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN CỦA TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM .........73


iv
3.1. Nguyên nhân cần chuyển đổi sang Kinh tế tuần hoàn của Việt Nam và
thực trạng triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.....................................73
3.2. Các điều kiện áp dụng bài học triển khai kinh tế tuần hoàn của Trung
Quốc tại Việt Nam ...............................................................................................77
3.2.1. Tiềm năng triển khai nền kinh tế tuần hoàn của Việt Nam ...................... 77
3.2.2. Một số bài học Việt Nam có thể học tập từ kinh nghiệm triển khai kinh tế
tuần hoàn của Trung Quốc ................................................................................. 79
3.2.3. Điều kiện để áp dụng thành công bài học của Trung Quốc..................... 82
3.2.4. Một số điểm cần chú ý khi thực hiện triển khai kinh tế tuần hoàn .......... 84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................89


v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình
Hình 1.1. Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hồn ...................................................13
Hình 2.1. Mơ hình triển khai Kinh tế tuần hồn tại Trung Quốc ..............................49
Hình 3.1. Một số chủ trương của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước liên
quan đến KTTH .........................................................................................................76
Bảng
Bảng 2.1: Một số ví dụ về chính sách, hướng dẫn hướng dẫn và tiêu chuẩn liên quan

đến kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn 2005-2015 của Trung Quốc ..........................43
Bảng 2.2. Mục tiêu chỉ số khơng khí, nước và đất Kế hoạch 5 năm từ 2016 – 2020
của Trung Quốc .........................................................................................................45
Bảng 2.3: Danh sách các giai đoạn triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc ....51
Bảng 2.4: Tỷ lệ sử dụng tồn diện chất thải rắn cơng nghiệp năm 2013 của Trung
Quốc ..........................................................................................................................63
Bảng 2.5: Khối lượng tái chế của mười nguồn tài nguyên tái tạo chính tại Trung
Quốc giai đoạn 2011-2015 ........................................................................................64
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ năm 1980 – 2015 ..........35
Biểu đồ 2.2: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế Trung Quốc giai đoạn từ 1980-2014 .........35
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tái chế của tổng số TV, Tủ lạnh, Máy giặt, Máy lạnh và Máy tính
trong giai đoạn 2012-2014 ........................................................................................52
Biểu đồ 2.4. Hiệu quả tiêu thụ nước để tạo ra GDP 10.000 RMB của Trung Quốc
giai đoạn 2005-2015 ..................................................................................................61
Biểu đồ 2.5: Tổng khối lượng tái chế của 10 nguồn tài nguyên tái tạo chính tại
Trung Quốc giai đoạn từ 2009-2014 .........................................................................64


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

CCICED

The China Council for International
Cooperation on Environment and
Development


Nghĩa Tiếng Việt
Hội đồng Hợp tác Quốc tế về Môi
trường và Phát triển Trung Quốc

CP

Cleaner Production

Sản xuất sạch hơn

EC

European Community

Ủy ban châu Âu

EIP

Eco-industrial park

Khu công nghiệp sinh thái

EMS

Environmental management systems Hệ thống quản lý môi trường

FAO

Food and Agriculture Organization


Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp

of the United Nations

Liên Hiệp Quốc

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

MEP

Ministry of Environmental
Protection

Bộ Bảo vệ Môi trường

NBS

National Bureau of Statistics

Cục thống kê quốc gia

NDRC

National Development and Reform


Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc

Commission

gia

NPC

National People's Congress

Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc

OECD

Organisation for Economic Cooperation and Development

SEPA

State Environmental Protection
Administration

UNEA

The United Nations Environment
Assembly

UNEP
UNIDO
WEF


Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Cục Bảo vệ Môi trường Nhà nước
Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc

United Nations Environment

Chương trình Mơi trường Liên Hiệp

Programme

Quốc

United Nations Industrial

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên

Development Organization

hiệp quốc

World Economic Forum

Diễn đàn kinh tế thế giới


vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đề tài: Kinh nghiệm triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học
cho Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Quỳnh Anh

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh
Đơn vị công tác: Khoa Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương
Từ khóa: kinh tế tuần hồn tại Trung Quốc
Nội dung tóm tắt:
1.Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, để giải quyết tình trạng dần cạn kiệt nguồn tài nguyên
cùng các ảnh hưởng tiêu cực từ sự phát triển kinh tế, nhiều nước trên thế giới đã
triển khai chuyển từ nền kinh tế tuyến tính sang mơ hình kinh tế tuần hồn. Trong số
đó Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi
này và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Xuất phát từ sự tương đồng ở hai quốc gia về
chế độ chính trị, nền văn hóa và nhiều khó khăn tương tự nhau trong quá trình cải
cách mở cửa ở cả hai nước, cũng như mối quan hệ hợp tác nhiều mặt chặt chẽ giữa
hai quốc giá, việc nghiên cứu quá trình triển khai kinh tế tuần hồn tại Trung Quốc
là cần thiết để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc triển khai mơ hình này tại
Việt Nam.
2.Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu: phân tích thực trạng triển khai kinh tế tuần hồn của
Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc triển khai kinh tế tuần hoàn
tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: việc triển khai kinh tế tuần hoàn
Phạm vi nghiên cứu: cách thức Trung Quốc triển khai mơ hình kinh tế tuần
hồn từ năm 1990 đến 2020.
3.Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn
Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp hệ
thống hóa.


viii
4.Các nội dung chính và những đóng góp mới của tác giả
Luận văn gồm 3 nội dung chính: (i) cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn và triển

khai kinh tế tuần hoàn, (ii) thực trạng triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc,
(iii) triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Trung
Quốc.
Những đóng góp: Luận văn hệ thống hóa các cơ sở lý luận về kinh tế tuần
hoàn và triển khai kinh tế tuần hoàn, đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
thơng qua việc phân tích q trình triển khai kinh tế tuần hồn tại Trung Quốc đồng
thời có một số lưu ý về việc triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
5.Kết luận
Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về kinh tế tuần hồn và triển khai kinh tế
tuần hồn một cách có hệ thống. Tiếp đó thơng qua việc phân tích q trình triển
khai kinh tế tuần hồn tại Trung Quốc đã làm rõ cơ sở lý luận bên trên cũng như từ
đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, từ đó đưa ra một số lưu ý và đề
xuất khi triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, xu hướng tồn cầu hóa, sự bùng nổ của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ đã tạo tiền đề thúc đẩy nhiều ngành nghề phát triển, đặc
biệt là các ngành công nghiệp sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn về
kinh tế mà sự phát triển này đem lại, nhiều thách thức liên quan đến mơi trường và
sức khỏe con người cũng qua đó mà gia tăng. Chính vì thế, chủ đề phát triển bền
vững đang ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm từ các học giả và quốc gia trên thế
giới. Khi các vấn đề về mơi trường càng tăng lên thì sức khỏe con người, đời sống
sinh hoạt cũng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Có thể tại thời điểm hiện tại, phần lớn cư
dân tồn cầu vẫn có thể sống ổn định và đầy đủ, tuy nhiên trong một tương lai
không xa, đặc biệt khi năng lượng, tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng khan
hiếm, các quốc gia trên thế giới sẽ cạnh tranh về năng lượng và địa chiến lược ngày
càng gay gắt hơn, sự thịnh vượng, an ninh toàn cầu và cuộc sống ổn định của phần

lớn cư dân sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.
Việc cạn kiệt về tài ngun thiên nhiên và suy thối hệ sinh thái mơi trường
phần lớn là do nền kinh tế thế giới hiện nay phần lớn hoạt động dựa trên nguyên lý
một chiều - tuyến tính là “khai thác - sản xuất - thải bỏ”, cụ thể tài nguyên thiên
nhiên sẽ được khai thác sau đó sử dụng để sản xuất ra sản phẩm cho người tiêu dùng
và cuối cùng bị thải bỏ khi hết giá trị sử dụng. Việc nền kinh tế vận hành theo
nguyên lý như vậy gây ra sự tích lũy về rác thải và làm cạn kiệt dần nguồn tài
nguyên hữu hạn của thiên nhiên. Trong một nghiên cứu của Viện Rocky Mountain
tại Mỹ vào năm 2000 thì các nhà sản xuất toàn cầu sử dụng khoảng 500 tỷ tấn
nguyên liệu tự nhiên đầu vào nhưng chỉ có 1% trong số đó sản xuất ra các sản phẩm
sử dụng lâu dài, 99% cịn lại sẽ bị thải ra mơi trường bên ngoài sau 6 tháng sử dụng.
Lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên toàn cầu đã tăng lên gấp tám lần trong thế kỷ
qua do sự tăng trưởng dân số và thu nhập toàn cầu (UNEP, 2016). Liên Hợp Quốc
dự đoán tăng trưởng dân số sẽ tăng lên gần 10 tỷ người đến năm 2050 và nhu cầu
khai thác tài ngun thiên nhiên tồn cầu theo đó cũng sẽ tăng gấp ba lần. Theo
nghiên cứu của Earth Overshoot Day, con người hiện đang sử dụng nhiều hơn 60%


2
tài nguyên thiên mà Trái đất có thể cung cấp, nếu cứ tiếp tục duy trì mức độ sử dụng
tài nguyên như hiện tại thì đến năm 2050 nhân loại sẽ phải cần thêm 1 Trái đất nữa
mới có thể cung cấp đủ tài nguyên cho nhân loại. Nếu cứ tiếp tục tăng trưởng như
vậy thì trong tương lai tài ngun thiên nhiên tồn cầu sẽ bị cạn kiệt, mơi trường tự
nhiên sẽ bị phá hủy hoàn toàn, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, đa dạng sinh
học sẽ mất đi, chiến tranh, khủng hoảng... Nhận thức rõ được thách thứ vơ cùng lớn
này, nhiều nước chính phủ trên thế giới đã đặt ra những chính sách và quyết tâm cụ
thể để chuyển dần sang mơ hình kinh tế tuần hoàn (Circular Economy), tiêu biểu
như Chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn đến năm 2050 của Hà Lan, Lộ trình
kinh tế tuần hồn 2.0 của Phần Lan, Chiến lược quốc gia về phát triển nền kinh tế
tuần hoàn của Đan Mạch,… Nếu tuân thủ đúng theo như kế hoạch này khi hoàn toàn

thay đổi sự vận hành của nền kinh tế cũ sang nền kinh tế tuần hoàn sẽ đem lại những
lợi ích về kinh tế cũng như môi trường đối với không chỉ các quốc gia này mà cịn
đối với tồn cầu.
Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong việc thúc đẩy chuyển đổi
nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hồn và đã đạt nhiều kết quả rất tích
cực. Bước đánh dấu sự chuyển mình của nền Kinh tế Trung Quốc là Chính sách Cải
cách và Mở cửa được thực hiện năm 1978 – như một tín hiệu của sự chuyển đổi từ
kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Kể từ đó, sự phát triển kinh tế Trung Quốc
có một bước nhảy vọt. Tuy nhiên, mặc dù mơ hình tăng trưởng kinh tế này đã đưa
hàng trăm triệu người Trung Quốc thốt khỏi đói nghèo, nhưng cũng ngày càng cho
thấy đây khơng phải là một mơ hình bền vững - vì các ngun nhân từ kinh tế, tài
chính, xã hội và môi trường địa phương. Một trong những hệ lụy của q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian khá
dài ở Trung Quốc là tình trạng ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Như năm 2010,
ngành công nghiệp liên quan đến kim loại thô (bao gồm kim loại đen, kim loại màu)
tạo ra 1,8 tỷ chất thải rắn công nghiệp và thải ra 2,73 triệu tấn SO2. Hay về tình
trạng nước, theo báo cáo vào tháng 1 năm 2015, 29% tổng lượng nước bề mặt bị ô
nhiễm ở các mức độ khác nhau, trong đó có 11% lượng nước bề mặt bị ô nhiễm
nặng (Envrinmental Mornitoring Station of PR China, 2015). Trong khi đó Trung


3
Quốc chỉ nắm giữ một lượng tài nguyên bình quân đầu người thấp, với 1/4 tài
nguyên nước bình quân đầu người trên thế giới, 1/3 diện tích đất trên đầu người trên
thế giới và 1/2 tài nguyên khai thác trên đầu người của thế giới (Qian, 2009, Sun ,
2010) (trong khi dân sô Trung Quốc chiếm 1/5 dân số thế giới). Đây là lý do buộc
nước này phải tìm kiếm một mơ hình phát triển tiết kiệm tài ngun và có lợi cho
mơi trường – thúc đẩy chuyển đổi sang mơ hình kinh tế tuần hồn. Nhân thức được
điều này, Chính phủ Trung Quốc đã có những bước đi quan trọng như thơng qua
Luật thúc đẩy kinh tế tuần hồn với mục tiêu sử dụng tối ưu tài nguyên, bảo vệ và

cải thiện môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững. Theo tính tốn, với việc áp dụng
các ngun tắc của kinh tế tuần hồn có thể tạo ra những hàng hóa và dịch vụ với
giá phải chăng hơn đối với các cư dân đơ thị, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà
kính 23% và tình trạng tắc nghẽn giao thông 47% vào năm 2040. Thống kê cho thấy
trong giai đoạn 1980-2010, quy mô kinh tế Trung Quốc đã mở rộng 18 lần, song
tiêu thụ năng lượng chỉ tăng 5 lần. Đây là một trong những thành quả tích cực khiến
cho quốc gia đông dân nhất thế giới này tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế
tuần hoàn trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, khái niệm kinh tế tuần hồn hiện nay cịn chưa phổ biến rộng
rãi, Việt Nam cũng chưa có mơ hình kinh tế tuần hoàn nào được thiết lập. Chúng ta
mới dừng lại ở bước tái sử dụng, tái chế chất thải mang lại lợi ích về tài chính cho
cơ sở sản xuất và tiêu dùng chứ chưa có một hình dung cụ thể nào về kinh tế tuần
hoàn. Hiện nay, kinh tế tuần hoàn được coi là xu hướng phát triển bền vững trên thế
giới. Trong khi đó Việt Nam lại là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực trong
việc nâng cao nhận thức và hành động phát triển bền vững với những mơ hình như
thu gom tái chế sắt vụn, thu gom tái chế giấy, vườn - ao - chuồng, thu hồi gas từ
chất thải vật nuôi...Mặc dù chưa rõ ràng và cịn rất sơ bộ nhưng các mơ hình này đều
đã bước đầu tiếp cận với kinh tế tuần hoàn.
Nhận thức được tầm quan trọng của một nền kinh tế tuần hồn và lợi ích đem
lại đối với một quốc gia và cư dân toàn cầu, tác giả đã lựa chọn đề tài “Kinh
nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam”
là đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Việc lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn là yêu cầu


4
tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mơ hình tăng trưởng truyền thống, gắn với mục
tiêu phát triển nhanh, bền vững, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên, nền kinh tế tuần hồn cũng địi hỏi nhiều điều kiện khắt khe về thể chế,
nguồn lực. Vì thế, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước, chỉ ra những
khó khăn, thuận lợi, từ đó soi chiếu vào Việt Nam, xác định các điều kiện để có thể

chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn là nội dung chủ yếu
mà luận văn hướng đến.
Xuất phát từ những thành tựu Trung Quốc đã đạt được trong quá trình triển
khai kinh tế tuần hoàn, cũng với sự tương đồng ở hai quốc gia về chế độ chính trị,
nền văn hóa và nhiều khó khăn tương tự nhau trong q trình cải cách mở cửa ở cả
hai nước, tác giả đã lựa chọn Kinh tế tuần hoàn Trung Quốc là đối tượng để nghiên
cứu trong luận văn. Đặc biệt khi Trung Quốc còn là top quy mô nền kinh tế lớn nhất
trên thế giới, đã đặt ra cho Trung Quốc nhiều thách thức khi triển khai kinh tế tuần
hoàn, và cách Trung Quốc giải quyết các bài tốn đó sẽ là tấm gương phản chiếu để
các nền kinh tế nhỏ hơn có thể thấy được mình một phần trong đó để học hỏi kinh
nghiệm vận dụng vào quốc gia mình. Ngồi ra, Trung Quốc cịn là một đất nước có
quan hệ hợp tác kinh tế nhiều mặt và là đối tác chiến lược của Việt Nam trong nhiều
lĩnh vực. Việc thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực tiêu biểu sẽ giúp
Việt Nam tiếp cận được những công nghệ và những giải pháp tương lai cho môi
trường và kinh tế - là những vấn đề nan giải hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế
giới. Đây cũng là hình thức đi tắt, đón đầu trong thời đại cơng nghệ 4.0 phát triển rất
nhanh. Việc này cũng sẽ giúp cho Việt Nam sớm đạt được mục tiêu trong quá trình
triển khai kinh tế tuần hồn. Đặc biệt với vị trí là quốc gia láng giềng cũng sẽ giúp
cho Việt Nam dễ dàng hơn khi tiếp nhận sự giúp đỡ từ Trung Quốc nhờ lợi thế về
mặt địa lý.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
a. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Khái niệm Kinh tế tuần hoàn lần đầu tiên được biết đến nhiều nhất trong báo
cáo của Stahel và Ready năm 1976 về lĩnh vực công nghiệp chế tạo ô tô và xây
dựng với những lập luận rằng một nền kinh tế với các vịng tuần hồn khép kín ưa


5
thích việc tái sử dụng, ưa thích sửa chữa và tái sản xuất hàng hóa hơn là sản xuất
hàng hóa mới. Sau đó cùng với sự phát triển của Kinh tế tuần hoàn đã dẫn đến sự

gia tăng đáng kể của các cơng trình nghiên cứu trong vài năm gần đây. Theo nghiên
cứu của Jose Luis Ruiz Real, Juan Uribe-Toril, Jaime De Pablo, Juan Carlos
Gázquez-Abad (2018), chỉ trong giai đoạn từ 2014 – 2017, số lượng bài báo học
thuật được xuất bản liên quan đến Kinh tế tuần hoàn đã tăng từ 27 bài báo vào năm
2014 lên đến 371 bài báo vào năm 2017, tức tăng 1275% chỉ trong ba năm. Cũng
theo báo cáo này, Trung Quốc dẫn đầu bảng xếp hạng các quốc gia có ảnh hưởng
nhất, cả về số lượng bài báo (21%) và số trích dẫn (23,8%), tiếp theo là Vương quốc
Anh với 102 bài báo (10,6%). Điều này có thể thấy tầm quan trọng của chủ đề này
đối với Trung Quốc trong những năm gần đây, không chỉ trong lĩnh vực học thuật
và nghiên cứu, mà cịn vì chiến lược phát triển bền vững do chính quyền trung ương
Trung Quốc đề xuất, nhằm nâng cao hiệu quả của vật liệu và sử dụng năng lượng.
Một số nghiên cứu tiêu biểu về Kinh tế tuần hoàn có thể kể đến:
- Hai báo cáo của viện nghiên cứu Ellen-MacArthur-Foundation vào năm 2012
và 2013. Hai nghiên cứu đã nêu ra những hạn chế của nền Kinh tế tuyến tính và
đánh giá những rủi ro mà nó gây ra đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tiếp đến là
đưa ra khái niệm về Kinh tế tuần hoàn, nguồn gốc và những thành công ban đầu của
một số mô hình kinh doanh tuần hồn và cách chúng thúc đẩy việc tạo ra giá trị. Từ
đó đưa ra các đề xuất cho lộ trình chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế tuần
hoàn.
- Bài nghiên cứu của Ml Arpin (2015) đã chỉ ra Kinh tế tuần hoàn là một khái
niệm thường được trình bày như một sự thay thế cho 'nền kinh tế tuyến tính', mà
theo một số bên liên quan nhất định đồng nghĩa với cách tiếp cận 'tận dụng'. Nó
thường được gắn với bối cảnh khủng hoảng kinh tế và môi trường sắp xảy ra. Trong
tổng quan tài liệu này, các yếu tố chính sau đây đã được nghiên cứu: - Một tổng
quan chung về các khái niệm chính liên quan làm nền tảng cho Nền Kinh tế tuần
hoàn, bao gồm các định nghĩa, nguyên tắc, cách thực hiện và các rào cản; định vị
Kinh tế tuần hoàn theo phạm vi và tính cụ thể, cách tiếp cận bền vững và tư duy
tuần hoàn. Quan niệm về Kinh tế tuần hoàn từ các quan điểm lịch sử và khái niệm.
- Bài Nghiên cứu của Julian Kirchherr và M.P. Hekkert (2017) đã tạo ra sự



6
minh bạch về cách hiểu hiện tại về khái niệm kinh tế tuần hoàn. Qua việc tập hợp
114 định nghĩa về nền kinh tế tuần hoàn từ các bài nghiên cứu, bài nghiên cứu đã
chỉ ra rằng nền kinh tế tuần hồn thường được mơ tả là sự kết hợp của các hoạt động
giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế, trong khi thường không nhấn mạnh rằng Kinh tế
tuần hồn địi hỏi một sự thay đổi có hệ thống. Bài viết cũng cho thấy rằng các định
nghĩa cho thấy ít có mối liên hệ rõ ràng giữa khái niệm kinh tế tuần hoàn với phát
triển bền vững. Mục tiêu chính của nền kinh tế tuần hồn được coi là sự thịnh vượng
kinh tế, tiếp theo là chất lượng môi trường; tác động của nó đối với cơng bằng xã
hội và các thế hệ tương lai hầu như không được đề cập đến.
- Bài nghiên cứu của Naustdalslid, J (2017) thảo luận về chính sách của Trung
Quốc trong việc phát triển một nền kinh tế tuần hồn. Bên cạnh đó, bài viết cũng
đưa những điểm nghẽn và thách thức cần đối mặt với việc thực hiện Kinh tế tuần
hoàn trong bối cảnh kinh tế xã hội.
- Bài nghiên cứu của Su, B.; Heshmati, A.; Geng, Y.; Xiaoman, Y (2013) cũng
cung cấp một đánh giá tổng thể về Kinh tế tuần hoàn bao gồm khái niệm, thực hành
và đánh giá. Ngoài ra, thông qua việc xem xét thực hiện Kinh tế tuần hoàn ở 1 thành
phố cụ thể nghiên cứu cũng xác định được những vấn đề và thách thức cơ bản đối
với việc triển khai kinh tế tuần hoàn và đưa các khuyến nghị về chính sách để cải
thiện trong tương lai.
b. Tình hình nghiên cứu trong nước
Về phía các nghiên cứu bằng tiếng Việt, các nghiên cứu về Kinh tế tuần hồn ở
Việt Nam cịn khá ít do đây là chủ đề nghiên cứu khá mới. Có thể kể đến một số
nghiên cứu tiêu biểu như dưới đây:
- Bài nghiên cứu của tác giá Nguyễn Hoàng Nam, Hoàng Thị Huệ, Nguyễn
Thị Bích Phương (2019) đăng trong Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội đã
chỉ ra cách thức phát triển kinh tế truyền thống thường đặt ra bài tốn phải đánh đổi
giữa lợi ích kinh tế và mơi trường. Vì đó là cách thức của mơ hình kinh tế tuyến
tính, dựa vào khai thác tài nguyên làm đầu vào cho quá trình sản xuất, phục vụ tiêu

dùng và cuối cùng là thải loại, dẫn đến suy giảm tài nguyên thiên nhiên và gia tăng
chất thải gây ô nhiễm mơi trường. Kinh tế tuần hồn là sự thay đổi về triết lý phát


7
triển, hướng tới phục hồi và tái tạo, từ đó giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên
và hạn chế rác thải, trong khi không hề xem nhẹ phát triển kinh tế. Bài viết này phân
tích sự khác nhau giữa kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hồn. Đặc biệt, bài viết làm
rõ tính tất yếu của sự chuyển dịch sang kinh tế tuần hoàn, vốn đang trở thành xu
hướng diễn ra tại rất nhiều nước trên thế giới
- Bài nghiên cứu của tác Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Trọng Hạnh (2019)
Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Mơi trường đăng trong Tạp chí Khoa
học Đại học quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh. Bài viết tổng hợp lịch sử khái
niệm và phân tích kinh nghiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn của một số quốc gia tiêu
biểu. Theo đó, kinh tế tuần hồn khơng phải là một mơ hình đồng nhất cho cả nền
kinh tế, mà nó là nhiều mơ hình khác nhau được xây dựng theo cùng một triết lý, đó
là triết lý tái tạo và khôi phục. Những kinh nghiệm quốc tế được tổng hợp trong bài
viết là cơ sở để rút ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.
- Bài nghiên cứu của Huỳnh Trung Hải, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Hồng
Nam (2020) thuộc Viện Chiến lược Chính sách Tài ngun và Môi trường và Đại
học Bách Khoa Hà Nội. Bài viết đã trình bày tình hình phát sinh chất thải và quản lý
chất thải ở Việt Nam - quốc gia có thu nhập trung bình tăng trưởng nhanh nhất trong
30 năm qua. Cùng với sự phát triển đó, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng
chất thải ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chất thải sinh hoạt trong khi cơ sở hạ tầng để
quản lý chất thải chưa đáp ứng đủ. Việt Nam cũng chưa có bộ luật riêng biệt về
Kinh tế tuần hoàn, tuy nhiên sự cần thiết của việc tuần hoàn các nguồn lực tự nhiên
đã được nhấn mạnh trong một vài văn bản pháp lý nhỏ khác và một số mơ hình nhỏ
về tái sử dụng và tái chế đã được thực hiện. Thực tế thì lượng nguyên liệu được tái
chế của Việt Nam vẫn còn khá thấp so với tổng số nguyên liệu đầu vào. Trong
tương lai gần, Việt Nam vẫn sẽ tập trung vào chính sách 3R để xây dựng cơ sở hạ

tầng vững chắc trước khi áp dụng mơ hình Kinh tế tuần hoàn và hướng đến là đạt
được mục tiêu phát triển bền vững.
Ngoài một số bài báo khoa học kể trên, thơng tin về Kinh tế tuần hồn chủ yếu
là các bài báo nhỏ lẻ được tổng hợp đưa tin và nhìn chung đều đưa ra nhận định xu
thế phát triển của Kinh tế tuần hồn là khơng thể phủ nhận, rằng đây là một mơ hình


8
với nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc biệt, với điều kiện và đặc điểm của Việt Nam như
hiện nay, việc triển khai Kinh tế tuần hoàn cần được xem xét một cách cẩn trọng và
cân nhắc kĩ.
Nhìn chung các nghiên cứu bằng Tiếng Việt ở Việt Nam mới chỉ tập trung chủ
yếu ở các bài báo mà ít thấy xuất hiện trong các cơng trình nghiên cứu quy mơ lớn hơn.
Từ những tổng hợp trên có thể thấy, các nghiên cứu cả trong và ngoài nước
đều đã đạt được những kết quả nhất định về Kinh tế tuần hoàn. Từ thực tế này, bài
luận văn sẽ kế thừa những thành quả đã có từ những nghiên cứu trước về các chính
sách triển khai Kinh tế tuần hồn tại các quốc gia trên thế giới, tập trung cụ thể hơn
ở Trung Quốc, những ưu nhược điểm cũng như những khuyến nhị tham khảo đối
với Việt Nam kết hợp cùng những kiến thức tác giả tự nghiên cứu, cập nhật và tổng
hợp để thực hiện và hoàn thiện nội dung luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng triển khai kinh tế tuần
hoàn của Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc triển khai kinh tế
tuần hoàn tại Việt Nam. Các nhiệm vụ nghiên cứu gồm có:
- Làm rõ cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn.
- Làm rõ các biện pháp và điều kiện cần để triển khai kinh tế tuần hồn
- Phân tích q trình triển khai kinh tế tuần hồn tại Trung Quốc, từ đó rút ra
bài học để áp dụng cho Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
- Đưa ra một số khuyến nghị về việc triển khai kinh tế tuần hồn tại Việt Nam

Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên,
luận văn đã trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
- Kinh tế tuần hồn là gì?
- Vì sao cần triển khai kinh tế tuần hoàn?
- Các bước để triển khai kinh tế tuần hồn là gì?
- Trung Quốc đã triển khai kinh tế tuần hoàn như thế nào?
- Bài học rút ra từ kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc


9
mà Việt Nam có thể áp dụng?
- Việt Nam cần có những điều kiện gì để áp dụng được bài học kinh nghiệm
trên?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cách Trung Quốc triển khai mơ hình kinh tế
tuần hồn từ năm 1990 đến 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để triển khai với nguồn
dữ liệu thu thập từ năm 1990 đến 2020 từ các Tổ chức uy tín trên thế giới, được
triển khai thơng qua các phương pháp chi tiết hơn bao gồm: phương pháp phân tích
và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống
hóa, cụ thể:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong
tất cả các chương của khóa luận. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm tịi, trình
bày các lí thuyết, quan điểm về Kinh tế tuần hoàn dựa trên sự kế thừa các nghiên
cứu trong và ngồi nước (chương 1); Phân tích và làm rõ q trình triển khai Kinh tế
tuần tồn ở Trung Quốc (chương 2), ở Việt Nam (chương 3) thơng qua chính sách

liên quan; Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phương pháp so sánh được áp dụng chủ yếu ở chương 3 trong việc rút ra bài
học kinh tế đối với Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc.
- Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng xun suốt tồn bộ khóa luận
nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong luận văn theo một trình tự, một bố
cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để
đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận văn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và phần phụ lục, bài luận văn gồm ba


10
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về kinh tế tuần hoàn và triển khai kinh tế tuần
hoàn
Chương 2: Thực trạng triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc
Chương 3: Điều kiện áp dụng bài học kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần
hoàn của Trung Quốc tại Việt Nam


11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ TRIỂN
KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN
1.1. Lý thuyết chung về Kinh tế tuần hoàn
1.1.1. Khái niệm Kinh tế tuần hồn
Kinh tế tuần hồn khơng phải là một khái niệm mới. Schivelbusch (2015) chỉ
ra rằng những ý tưởng đầu tiên về tuần hồn vật liệu đã xuất hiện trong nơng nghiệp
từ thế kỷ XVIII. Tới năm 1966, Boulding so sánh Trái đất như một tàu vũ trụ trong
không gian và đưa ra luận điểm rằng một hệ thống Kinh tế tuần hồn là bắt buộc để

duy trì sự tồn tại bền vững của con người trên Trái đất. Tuy nhiên, được biết đến
nhiều nhất là báo cáo của Stahel và Ready năm 1976 về lĩnh vực công nghiệp chế
tạo ô tô và xây dựng, với ý tưởng cốt lõi là việc kéo dài vòng đời sản phẩm sẽ giúp
tiết kiệm năng lượng và sức lao động của ngành này. Từ đó, họ lập luận rằng một
nền kinh tế với các vịng tuần hồn khép kín, ưa thích viêc tái sử dụng, ưa thích sửa
chữa và tái sản xuất hàng hóa hơn là sản xuất hàng hóa mới sẽ có tác động tích cực
trong việc tạo việc làm, cạnh tranh kinh tế, tiết kiệm tài nguyên. Đây là một quan
điểm mới có tính đột phá ở thời điểm đó. Những năm sau, khái niệm Kinh tế tuần
hoàn tiếp tục trải qua nhiều bước thay đổi để phát triển toàn diện hơn. Tới gần đây,
Kirchherr, Reike và Hekkert (2017) thống kê rằng đã có tới 114 cách hiểu về Kinh
tế tuần hồn được đưa ra. Trong đó có cả những cách hiểu đơn giản như Kinh tế
tuần hoàn là giảm phát thải, đến những khái niệm phức tạp hơn như 3R và 4R.
Đến nay, được thừa nhận rộng rãi nhất là khái niệm Kinh tế tuần hoàn do tổ
chức Ellen MacArthur Foundation trình bày tại Hội nghị Kinh tế tồn cầu năm
2012. Theo đó, Báo cáo về kinh tế tuần hồn của Quỹ Ellen MacArthur năm 2012
đã định nghĩa “Kinh tế tuần hồn là một hệ thống có tính tái tạo và khôi phục thông
qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm ‘kết thúc vịng đời’
của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng
tái tạo, khơng dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng
tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật
và cả các mơ hình kinh doanh trong phạm vi của nó. Đó là một nền kinh tế cơng


12
nghiệp được thiết kế để hoạt động dựa trên nguyên tắc tự tái tạo hoặc tự phục hồi
nhằm mục đích giảm lượng khai thác tài nguyên, giảm thiểu chất thải, cải thiện hiệu
suất sử dụng tài nguyên và giảm tác động của biến đổi khí hậu đem lại lợi ích cho
các doanh nghiệp. Những sản phẩm cuối đời thay vì bị thải bỏ sẽ được khôi phục,
năng lượng sử dụng trong sản xuất sẽ được chuyển dịch theo hướng năng lượng tái
tạo, ngun vật liệu khơng dùng các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng tới việc tái sử

dụng. Mục tiêu giảm thiểu chất thải sẽ đạt được thông qua việc thiết kế lại vật liệu,
sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mơ hình kinh doanh. Nền kinh tế này đem lại
những lợi ích chiến lược và có tiềm năng to lớn để tạo ra giá trị trong các lĩnh vực
kinh tế, kinh doanh, môi trường và xã hội” (Ellen MacArthur Foundation, 2012).
Cùng quan điểm đó, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO)
năm 2017 cũng cho rằng “Kinh tế tuần hoàn là một cách mới để tạo ra giá trị, và
hướng tới mục tiêu cao nhất là sự thịnh vượng. Nó hoạt động bằng cách kéo dài
vịng đời sản phẩm thơng qua việc cải tiến thiết kế và bảo dưỡng, chuyển chất thải
từ điểm cuối chuỗi cung ứng trở lại điểm đầu - qua đó, sử dụng các tài nguyên hiệu
quả hơn bằng cách sử dụng nhiều lần chứ không chỉ một lần”.
Tổng kết các khái niệm Kinh tế tuần hoàn hiện đại, Geissdoerfer và cộng sự
(2017) đã đưa ra một cách nhìn cụ thể về Kinh tế tuần hồn, đó là “một hệ thống mà
trong đó tài nguyên đầu vào và chất thải, phát thải, hao hụt năng lượng được giảm
thiểu thông qua việc làm chậm, làm hẹp và đóng kín các vịng vận động của vật liệu
và năng lượng. Điều này có thể đạt được thơng qua các thiết kế có tính dài hạn, bảo
dưỡng, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, làm mới và tái chế”.
Một số định nghĩa về nền kinh tế tuần hoàn của các học giả nổi tiếng trên thế
giới như Geng và Doberstein vào năm 2008 giải thích khái niệm kinh tế tuần hồn
theo kinh nghiệm của Trung Quốc, mơ tả nền Kinh tế tuần hồn là sự luân hồi
nguyên vật liệu khép kín trong hệ thống kinh tế (Yong Geng và Brent Doberstein,
2008). Webster năm 2015 cho rằng một nền kinh tế tuần hoàn là nền kinh tế được
thiết kế để tự phục hồi và nhằm mục đích giữ cho các sản phẩm, linh kiện và nguyên
liệu luôn ở trạng thái tốt nhất, cốt lõi của kinh tế tuần hoàn là nguồn nguyên liệu đầu
vào phải có sự tuần hồn và phải có nhiều giai đoạn để sử dụng nguồn nguyên liệu


13
đó (Ken Webster, 2015). Bocken và cộng sự năm 2016 định nghĩa kinh tế tuần hồn
là chiến lược, mơ hình và thiết kế kinh doanh làm chậm, đóng và thu hẹp các chu
trình sử dụng tài nguyên (Nancy Bocken, 2016).

Dựa trên những định nghĩa khác nhau này, có thể hiểu nền Kinh tế tuần hoàn
là một nền kinh tế hoạt động dựa trên nguyên lý tự tái tạo, trong đó nguyên liệu đầu
vào (tài nguyên thiên nhiên, năng lượng,…), các loại chất, phát thải được giảm thiểu
bằng cách làm chậm, đóng và thu hẹp các vịng năng lượng và vật liệu. Để đạt được
điều này các sản phẩm cần có sự thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất,
tân trang và tái chế lâu dài. Điều này trái ngược với một nền kinh tế tuyến tính là mơ
hình sản xuất, tiêu thụ, loại bỏ. Trong khi một nền kinh tế tuyến tính lấy ngun liệu
thơ, tiêu thụ chúng và thải ra chất thải, thì nền kinh tế tuần hồn làm giảm ngun
liệu thơ, giảm tiêu thụ và khuyến khích tái chế chất thải để vật liệu bị loại bỏ giảm
đến mức nhỏ nhất (Hình 1.1). Việc này đòi hỏi tất cả những người tham gia trong
quá trình tiêu thụ (nhà sản xuất, vận chuyển, người tiêu dùng và cơ quan quản lý, xử
lý chất thải) phải thay đổi tư duy về nguồn gốc và cách sử dụng, thải bỏ của các sản
phẩm trong nền kinh tế.

Hình 1.1. Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hồn
Nguồn: Ellen MacArthur Foundation (2012) và Báo cáo của Chính phủ Hà Lan (2017)
1.1.2. Các ngun tắc và mơ hình cơ bản của nền Kinh tế tuần hoàn
1.1.2.1. Nguyên tắc của nền Kinh tế tuần hồn
Từ khái niệm trên có thể thấy Kinh tế tuần hồn khơng phải là một mơ hình
đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà nó là nhiều mơ hình khác nhau được xây dựng
theo cùng một triết lý, đó là triết lý tái tạo (Regeneration) và khôi phục


14
(Restoration). Kinh tế tuần hồn có các ngun tắc cơ bản, gồm:
Thứ nhất, trong nền kinh tế tuần hồn, khơng có khái niệm chất thải. Chất thải
sẽ khơng tồn tại nếu các thành phần cấu tạo hóa học và kỹ thuật của sản phẩm được
thiết kế để có thể tái sản xuất, dễ dàng tách rời, tái sử dụng và tái gia nhập thị
trường. Nếu phải thải ra môi trường, các sản phẩm tuần hoàn ưu tiên sử dụng các vật
liệu sinh học khơng độc hại và có thể dễ dàng hấp thu vào đất bằng cách phân hủy

hoặc phân hủy kỵ khí, cũng có thể tạo ra các chất có giá trị cao hơn trước khi phân
hủy. Vật liệu kỹ thuật như polyme, hợp kim và các vật liệu nhân tạo khác, được thiết
kế để có thể phục hồi trạng thái ban đầu và nâng cấp, giảm thiểu đầu vào năng lượng
cần thiết và tối đa hóa việc duy trì giá trị về cả kinh tế và tài nguyên. Đây là một sự
khác biệt cơ bản so với phương pháp tái chế trong nền kinh tế tuyến tính, các sản
phẩm được tái chế thì sẽ khơng đảm bảo được giá trị như ban đầu so với các sản
phẩm được thiết kế ngay từ đầu để tái sử dụng dẫn đến suy giảm giá trị nhanh
chóng. Khơng giống như các sản phẩm đang bán hiện nay, các sản phẩm tạo ra trong
nền kinh tế tuần hoàn phần lớn được làm từ các thành phần sinh học không độc hại
và thậm chí có thể có lợi với mơi trường và an toàn khi đưa ra hệ sinh thái. Các vật
liệu như động cơ hoặc máy tính được làm từ các nguyên liệu kỹ thuật không thể đưa
ra hệ sinh thái như kim loại và các loại nhựa được thiết kế từ đầu để tái sử dụng và
các sản phẩm công nghệ được thiết kế để dễ dàng nâng cấp.
Thứ hai, nền kinh tế tuần hồn cần có tính linh hoạt và thích ứng cao. Các hệ
thống sản xuất trong nền Kinh tế tuần hoàn cần trở nên linh hoạt hơn để có thể sử
dụng nhiều nguyên liệu đầu vào khác nhau cùng một lúc giúp tăng khả năng chống
chịu trước những tình huống khan hiếm nguồn tài nguyên hoặc khi đối mặt với các
cuộc khủng hoảng bên ngoài so với các hệ thống hiện tại được xây dựng đơn giản để
tối đa hóa sản lượng và năng suất.
Thứ ba, nền kinh tế tuần hoàn hoạt động bằng các nguồn năng lượng tái tạo
như điện gió, điện mặt trời,…Các hệ thống sản xuất phải thay thế việc sử dụng
nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất, vận hành, chế biến… bằng các loại năng lượng
tái tạo. Các hệ thống phân phối được tích hợp vào nền kinh tế tuần hoàn sẽ làm giảm
nhu cầu đầu vào nhiên liệu hóa thạch và thu được nhiều giá trị năng lượng hơn từ


15
các sản phẩm phụ và rác thải. Khi tham gia vào hệ thống kinh tế tuần hồn thì mức
năng lượng sử dụng cũng sẽ giảm đi so với nền kinh tế tuyến tính, vì vậy sử dụng
năng lượng tái tạo hồn tồn có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng.

Thứ tư, cần phải có tư duy hệ thống trong nền kinh tế tuần hoàn. Tư duy hệ
thống là khả năng hiểu cách các bộ phận của một hệ thống tương tác để tạo ra hành
vi của toàn bộ. Nắm rõ các bộ phận vận hành, ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào trong
tổng thể nền kinh tế và mối quan hệ của tổng thể với các bộ phận là rất quan trọng
trong nền kinh tế tuần hoàn. Nếu chỉ tư duy cục bộ mà không hiểu được cách cả hệ
thống vận hành và phụ thuộc lẫn nhau như thế nào thì rất khó xác định ngun nhân
gốc rễ của vấn đề và tạo ra những cơ hội mới. Những thay đổi để hướng đến mơ
hình tuần hồn đều cần thiết kế hệ thống bao gồm tất cả các yếu tố từ con người, sản
phẩm, địa điểm, quy trình... Tất cả phải thiết kế lại để tối đa hóa lợi ích và giảm
thiểu các tác động tiêu cực.
Thứ năm, bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát, nhằm
sử dụng hợp lý các tài nguyên và tái tạo các hệ thống tự nhiên; đặc biệt là đẩy mạnh
sử dụng năng lượng tái tạo. Việc kiểm soát không chỉ ở khâu đầu ra cuối mà đặc
biệt được chú trọng ở khâu đầu vào, khi các nguồn tài nguyên được đưa vào hệ
thống phải đảm bảo cố gắng kiểm sốt ở mức tối thiểu nhất có thể, được sử dụng 1
cách tối ưu nhất trong quá trình sản xuất để lượng thải ra mơi trường là ít nhất. Đặc
biệt năng lượng tái tạo được thúc đẩy sử dụng thay thế các nguồn nhiên liệu truyền
thống, nhằm giảm thiểu việc khai thác các nguồn tài nguyên hữu hạn .
Thứ sáu, tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm
và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kỹ thuật và sinh học. Nguyên tắc
này nhấn mạnh 1 lần nữa về việc chất thải là khái niệm gần như không tồn tại trong
Kinh tế tuần hồn. Một chi phí tài ngun khi bỏ ra cần đem lại lợi nhuận lớn nhất,
khi không chỉ lưu thơng theo 1 chiều, là chi phí tính trên một sản phẩm duy nhất mà
sẽ được luân chuyển để vừa là đầu ra của quy trình này nhưng sẽ tiếp tục là đầu vào
của quá trình khác, tiết kiệm chi phí nguyên liệu, tạo ra mức lợi tức tối đa nhất.
Thứ bảy, nâng cao hiệu suất chung của tồn hệ thống bằng cách tối thiểu hóa
các ngoại ứng tiêu cực, thông qua thiết kế chất thải, thiết kế ô nhiễm ngay từ đầu



×