Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xquang và đánh giá kết quả tái tạo thân răng trên bệnh nhân có răng cối sâu vỡ lớn bằng chốt tại bệnh viện trường đại học y dược cần thơ từ 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.56 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN THỤY BẢO TRÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁI TẠO THÂN RĂNG
TRÊN BỆNH NHÂN CÓ RĂNG CỐI SÂU VỠ LỚN
BẰNG CHỐT TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
TỪ 2017 - 2018

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA II

CẦN THƠ – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN THỤY BẢO TRÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁI TẠO THÂN RĂNG
TRÊN BỆNH NHÂN CÓ RĂNG CỐI SÂU VỠ LỚN
BẰNG CHỐT TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
TỪ 2017 - 2018
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt


Mã số: 62.72.06.01.CK

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA II
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Thị Phương Đan

CẦN THƠ – 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi trân trọng biết ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và hồn thiện luận
án.
Tơi xin chân thành biết ơn TS.BS.Trần Thị Phương Đan, người Thầy cao
quí đã truyền đạt kiến thức trong q trình học tập và hướng dẫn tơi hồn
thiện luận án.
Tôi xin chân thảnh cám ơn ThS.BS.Lê Thị Lợi - Trưởng Trung tâm nha
Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ; ThS.BS.Biện Thị Bích Ngân - phó
Trưởng bộ mơn Chữa Răng khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ cùng toàn thể cán bộ nhân viên Trung tâm nha Bệnh viện Đại học
Y Dược Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ tơi khi thực hiện luận án.
Tơi cám ơn Ban chủ nhiệm Khoa Răng Hàm Mặt cùng tất cả Thầy Cô đã
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập.

Cần Thơ, ngày…. tháng….năm 2018







Nguyễn Thụy Bảo Trân


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả được nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thụy Bảo Trân


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3


1.1. Giải phẫu răng và cắn khớp

3

1.2. Bệnh sâu răng

9

1.3. Lâm sàng và Xquang răng cối sâu vỡ lớn đã được điều trị tủy

15

1.4. Các phương pháp tái tạo răng sâu vỡ lớn sau điều trị tủy

17

1.5.Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến điều trị
răng cối sâu vỡ lớn sau điều trị tủy

23

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.1. Đối tượng

24

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu


24

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu

24

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

24

2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

24

2.2. Phương pháp nghiên cứu

24

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

24

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

25

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu

25



2.2.4. Nội dung nghiên cứu

26

2.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu

32

2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số

38

2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

38

2.3. Đạo đức trong nghiên cứu

38

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

39

3.1. Đặc điểm chung nhóm đối tượng

39


3.2. Đặc điểm lâm sàng, Xquang ở bệnh nhân có răng cối
sâu vỡ lớn đã được điều trị tủy trước và ngay sau tái tạo

40

3.2.1. Trước tái tạo

40

3.2.2. Ngay sau tái tạo

44

3.2.3. So sánh trước và ngay sau tái tạo

48

3.3. Kết quả điều trị tái tạo thân răng cối sâu vỡ lớn bằng chốt sợi
và chốt kim loại vặn sau điều trị 3 tháng, 6 tháng,9 tháng

49

Chương 4. BÀN LUẬN

59

4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

59


4.2. Đặc điểm lâm sàng, X quang răng trước và ngay sau tái tạo

60

4.2.1. Đặc điểm lâm sàng, Xquang răng trước tái tạo

60

4.2.2. Đặc điểm lâm sàng, Xquang răng ngay sau tái tạo

65

4.3. Đặc điểm lâm sàng, Xquang sau trám tái tạo 3, 6, 9 tháng

71

4.3.1. Lâm sàng

71

4.3.2. Xquang

77

KẾT LUẬN

79

KIẾN NGHỊ


81

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CAL

Clinical Attachment Level (chỉ số mất bám dính lâm sàng)

CL

Cối lớn

CNN

Chức năng nhai

CR

Chân răng

GI

Gingival Index
(chỉ số viêm nướu)


KNĐ

Không nhai được

MBD

Mất bám dính

MR

Mơ răng

MT

Miếng trám

NBT

Nhai bình thường

NXB

Nhà xuất bản


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các múi và chi tiết lồi của thân răng cối lớn

3


Hình 1.2: Các phần ba ở thân răng và chân răng

4

Hình 1.3: Các chiều hướng của R16

5

Hình 1.4: Các chiều hướng của R17

6

Hình 1.5: Các chiều hướng của R36

7

Hình 1.6 : Các chiều hướng của R37

8

Hình 1.7: Sơ đồ Keyes cải tiến

10

Hình 1.8: Phân loại lỗ sâu theo Pitt

13

Hình 1.9: Mặt nhai răng 36 mất chất sau điều trị tủy


16

Hình 1.10 : Xquang quanh chóp răng 36 đã được điều trị tủy

17

Hình 1.11: Chốt kim loại vặn - Chốt sợi đúc sẵn

19

Hình 1.12 : Các loại sợi gia cố của chốt khơng kim loại

20

Hình 1.13: Chốt sợi tạo dạng theo ống tủy cá nhân

20

Hình 2.1: Chân răng cong, chân răng thẳng

28

Hình 2.2: Chân răng mang chốt cùng trục chân răng - lệch trục chân răng

30

Hình 2.3: Lấy cone trong ống tủy với mũi Gate, Peeso Reamer

33


Hình 2.4. Độ thn, đường kính và chiều dài chốt kim loại vặn

33

Hình 2.5: Mũi khoan ống mang chốt- cán vặn chốt- chốt kim loại vặn

34

Hình 2.6: Răng 36 có chốt kim loại cản quang hơn mơ chân răng

34

Hình 2.7: Dụng cụ cắt cone, dụng cụ lèn nhiệt

35

Hình 2.8: Các bước tạo chốt của chốt sợi tạo dạng ống tuỷ

35

Hình 2.9: R37 với chốt sợi tạo dạng cản quang tương đồng mơ răng

36

Hình 4.1: Đặt đê và khn trám bán phần trám tái tạo R26

62

Hình 4.2: Thẩm mỹ răng sau trám tái tạo


66

Hình 4.3: Trám tái tạo R37 với chốt sợi

67


Hình 4.4: Trám tái tạo R36 với chốt kim loại

68

Hình 4.5. Xquang quanh chóp răng 46, chốt kim loại lệch trục chân răng

70

Hình 4.6. Sau trám tái tạo R36 với chốt kim loại

75

Hình 4.7. Tái khám lần 2 sau 6 tháng R36 vỡ miếng trám

76


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại lỗ sâu theo kích thước và vị trí

12


Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chỉ viêm nướu GI theo Loe (1967)

27

Bảng 2.2. Chỉ số mất bám dính lâm sàng CAL

27

Bảng 2.3. Các yếu tố đánh giá đạt của răng trám tái tạo

29

Bảng 2.4. Các yếu tố đánh giá chấp nhận được của răng trám tái tạo

31

Bảng 2.5. Các yếu tố đánh giá thất bại cần thực hiện lại

31

Bảng 2.6. Các yếu tố đánh giá thất bại cần nhổ

32

Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu

39

Bảng 3.2. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu


39

Bảng 3.3. Chỉ số viêm nướu GI trước khi tái tạo

40

Bảng 3.4. Mức bám dính lâm sàng CAL trước tái tạo

41

Bảng 3.5. Vị trí răng theo hàm – phân hàm

42

Bảng 3.6. Mơ răng cịn lại

43

Bảng 3.7. Hình dạng chân răng mang chốt trên phim X-quang

44

Bảng 3.8. Chỉ số viêm nướu GI ngay sau tái tạo

45

Bảng 3.9. Mức bám dính lâm sàng CAL ngay sau tái tạo

46


Bảng 3.10. Sự khít sát miếng trám ngay sau khi tái tạo

47

Bảng 3.11. Thẩm mỹ, chức năng của răng ngay sau tái tạo

47

Bảng 3.12. Đặc điểm về miếng trám trên phim X-quang

48

Bảng 3.13. Đặc điểm chiều trục của chốt trên phim X-quang

49

Bảng 3.14. So sánh trước và ngay sau tái tạo chỉ số viêm nướu GI

49

Bảng 3.15. So sánh trước và ngay sau tái tạo chỉ số CAL

50

Bảng 3.16. Hình dạng chân răng và chiều trục chốt

50

Bảng 3.17 Hình dạng chân răng và chiều dài chốt


51

Bảng 3.18. Chỉ số viêm nướu GI sau điều trị 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng

52


Bảng 3.19. Mức bám dính lâm sàng CAL sau điều trị, 3 tháng, 6
tháng, 9 Tháng

53

Bảng 3.20. Sự khít sát miếng trám trên lâm sàng sau điều trị, 3 tháng,
6 tháng, 9 tháng

54

Bảng 3.21. Thẩm mỹ, chức năng răng tái tạo sau điều trị, 3 tháng, 6
tháng, 9 tháng

55

Bảng 3.22. Độ bền miếng trám và mô răng sau điều trị, 3 tháng, 6
tháng, 9 tháng

56

Bảng 3.23. Đặc điểm miếng trám, chiều dài chốt, chiều trục chốt
trên phim X-quang sau điều trị 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng


57

Bảng 3.24. So sánh yếu tố thẩm mỹ, tiếp xúc khớp, tiếp xúc bên
ngay sau trám và tái khám 9 tháng của 77 răng

58

Bảng 3.25. So sánh phim Xquang yếu tố khít sát miếng trám ngay sau
trám và tái khám 9 tháng của 77 răng

58


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu

40

Biểu đồ 3.2. Số thành răng cịn lại trước khi tái tạo răng

42

Biểu đồ 3.3. Hình dạng lỗ tủy chân mang chốt của răng tái tạo

43

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thân răng/chân răng mang chốt trên phim X-quang

44


Biểu đồ 3.5. Đặc điểm về chiều dài chốt trên phim X-quang

48








1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị tủy răng thường được thực hiện trên những răng bị tổn thương
tủy bởi sâu răng, nứt vỡ thân răng, hoặc răng bị sang chấn khớp cắn kéo dài...
Quá trình điều trị tủy sẽ loại bỏ một phần tổ chức cứng của răng (men răng,
ngà răng) để đảm bảo loại bỏ hết mô bệnh lý và tạo đường vào ống tủy thuận
lợi. Vì vậy sự mất chất có thể xảy ra do q trình bệnh lý và quá trình điều trị
[49].
Các kỹ thuật tái tạo thân răng (phần mất chất) có thể đơn giản như trám
tái tạo bằng composite, xi măng nha khoa, hay phức tạp hơn như đặt chốt tái
tạo, inlay, onlay, đặt chốt tái tạo cùi, đúc cùi giả, bọc mão....Điều trị với chốt
được xem là một thủ thuật tiền phục hồi cơ bản và làm nền tảng cho nhiều kế
hoạch điều trị phục hồi răng [35], [46], [56].
Trong những năm gần đây có nhiều vấn đề trong quan niệm đặt chốt và
tái tạo cùi giả. Một số nhà lâm sàng tin rằng chốt có thể giúp tăng cường sự
vững chắc của răng và giúp phục hồi răng sau này bền vững hơn [47], [56]
[57]. Một số khác lại nghĩ rằng việc đặt chốt có thể làm yếu chân răng do lấy
bớt cấu trúc mô răng và chuyển những lực có hại tới chân răng dẫn đến sự phá

hủy mô răng [13], [48], [61]. Chốt chân răng cịn có thể được sử dụng để cố
định tức thì trong các trường hợp chấn thương gãy mơ thân răng, hay tái tạo
tức thì cho phục hồi răng trước [23], [55].
Chốt chân răng được làm bằng sợi thủy tinh phù hợp với giải phẫu răng,
là giải pháp tốt cho chân răng cong, hình bầu dục, hoặc ống chân răng lớn.
Chốt sợi có thể thay thế chốt đúc với nhiều ưu điểm vượt trội: chốt được cấu
tạo phù hợp hình thái học của ống chân răng để tạo tối đa bề mặt bám dính và
tăng độ vững ổn của cấu trúc răng, chốt có độ bền uốn cao sau khi chiếu đèn
quang trùng hợp, độ co giãn giống với ngà răng, độ bám dính vi cơ và kết








2

dính với cả xi măng và composite tái tạo cùi răng, chốt bảo vệ mô răng, chống
nứt gãy chân răng vì sự chuẩn bị ống mang chốt đơn giản, ít mài mô răng.
Để biết được hiệu quả của chốt sợi và chốt kim loại vặn trong tái tạo
phần mô cứng của răng cối lớn bị mất đi trong quá trình bệnh lý và quá trình
điều trị tủy [44], [45], chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả tái tạo
thân răng trên bệnh nhân có răng cối sâu vỡ lớn bằng chốt tại Bệnh Viện
Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ từ 2017 - 2018”
Với các mục tiêu cụ thể:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, X-quang ở bệnh nhân có răng cối sâu vỡ
lớn đã được điều trị tủy, trước và sau tái tạo bằng chốt tại Bệnh Viện

Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ từ 2017 đến 2018.
2. Đánh giá kết quả điều trị tái tạo thân răng cối sâu vỡ lớn bằng chốt sợi
và chốt kim loại vặn tại Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
sau điều trị 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng.








3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Giải phẫu răng và cắn khớp

1.1.1. Thuật ngữ:
*Thuật ngữ định hướng:
- Đường giữa: đường tưởng tượng thẳng đứng đi qua giữa cơ thể, chia cơ
thể thành hai phần tương đối đối xứng.
- Phía gần: Phía gần đường giữa hoặc hướng ra phía trước của răng sau.
- Phía xa: Phía ngược lại phía gần, hoặc phía hướng ra sau của răng sau.
- Phía ngồi: Phía hướng về hành lang (tiền đình miệng), phía mơi của răng
trước, phía má của răng sau.
- Phía trong: Phía hướng về khoang miệng chính thức, với hàm trên cịn gọi
là phía khẩu cái.

- Trục răng: Đường tưởng tượng qua trung tâm của răng theo trục chân
răng, ở răng nhiều chân mỗi răng có trục riêng [3], [4].
*Thuật ngữ giải phẫu:

Múi gần ngồi
Múi xa ngoài

Múi gần trong
Núm củ

Múi xa trong

a. Răng 16

Múi xa ngồi
Múi xa

Múi xa trong

Múi gần ngồi

Múi gần trong

b. Răng 36

Hình 1.1: Các múi và chi tiết lồi của thân răng cối lớn
(Nguồn: Hoàng Tử Hùng, 2012, Giải Phẫu Răng) [4]









4

1/3 xa

1/3 giữa

1/3 gần

1/3 ngồi

1/3 trong

1/3 cổ
1/3 giữa
1/3 chóp

a. Phía trong R36

b. Phía xa R36

Hình 1.2: Các phần ba ở thân răng và chân răng.
(Nguồn: Hoàng Tử Hùng, 2012, Giải Phẫu Răng) [4]
1.1.2. Giải phẫu mô tả răng cối :
Răng cối lớn thứ nhất mọc lúc khoảng 6 tuổi. Đây là răng vĩnh viễn đầu
tiên mọc trong miệng. Răng cối lớn thứ hai mọc vào khoảng 12 tuổi, Răng cối

lớn thứ ba (răng khôn), mọc vào thời điểm khá thất thường, khoảng từ 18 đến
25 tuổi. Răng cối lớn có vai trò lớn trong việc nhai nghiền thức ăn và chức
năng giữ kích thước dọc của tầng dưới mặt [4].
Tóm tắt các đặc điểm nhóm:
- Răng cối lớn có mặt nhai lớn nhất trên cung răng.
- Có từ ba đến năm múi lớn.
- Là nhóm răng duy nhất mà mỗi răng có ít nhất hai múi ngồi.
- Có hai hay ba chân lớn. Vị trí và hướng của chân răng đặc trưng cho
nhóm.
- Mặt nhai có nhiều múi, chân răng vững chắc, vị trí của răng so với
khớp thái dương hàm làm cho răng rất thích hợp với chức năng nghiền.
1.1.2.1. Răng cối lớn trên
• Đặc điểm chung:








5

- Có ba chân: hai ngồi (gần ngồi và xa ngồi) và một trong.
- Thường có ba múi lớn và một múi nhỏ hơn (múi xa trong).
- Thân răng có chiều ngoài trong lớn hơn chiều gần xa.
- Múi gần trong và múi xa ngồi có các gờ tam giác nối với nhau tạo
thành gờ chéo.
- Các múi gần ngoài, xa ngoài và gần trong tạo thành một mẫu tam giác
gồm ba múi.

- Hai múi ngồi có kích thước khơng tương đương: múi gần ngoài lớn

hơn múi xa ngoài.
- Múi xa trong thường nhỏ hoặc rất nhỏ và có thể khơng có.
• Hốc tủy
. Răng cối lớn 1

Hình 1.3: Các chiều hướng của R16
1. Phía ngồi 2. Phía trong

3. Phía gần 4. Phía xa

5. Mặt nhai

( Nguồn: Kenneth M. Hargreaves, 2011, Cohen’s Path ways of the Pulp) [45]
Trên thiết đồ gần xa, buồng tủy có hai sừng, sừng gần ngồi và sừng xa
ngoài (nhỏ hơn một chút). Hai ống tủy khá hẹp.
Trên thiết đồ ngoài trong, buồng tủy rộng hơn. Hai sừng tủy có chiều cao
gần bằng nhau. Ống tủy gần ngoài ngắn hơn ống trong.








6

Trên thiết đồ ngang qua buồng tủy ở đường cổ răng, ống tủy gần ngồi

hướng về góc gần ngồi của thân răng; ống tủy xa ngồi ngắn và hướng về
phía xa ngoài của thân răng. Hai ống tủy phân kỳ, tạo một góc gần vng.
Ống tủy trong ở vị trí cực trong của buồng tủy.
. Răng cối lớn 2

Hình 1.4: Các chiều hướng của R17
1. Phía ngồi 2. Phía trong

3. Phía gần 4. Phía xa

5. Mặt nhai

( Nguồn: Kenneth M. Hargreaves, 2011, Cohen’s Path ways of the Pulp) [45]
Trên thiết đồ gần xa và ngồi trong, khơng thấy có khác biệt rõ ràng so
với răng cối lớn 1, điểm khác là các ống tủy không phân kỳ nhiều. Trên thiết
đồ ngang qua đường cổ răng chưa thấy các ống tủy [1], [3], [4].
1.1.2.2. Răng cối lớn dưới
• Đặc điểm chung
- Răng cối lớn dưới thường có hai chân: một gần, một xa.
- Kích thước của chúng giảm từ răng cối lớn 1 đến răng cối lớn 3.
- Thường có bốn múi lớn và một múi thứ năm nhỏ hơn.
- Thân răng có chiều gần xa lớn hơn chiều ngồi trong.
- Là những răng có hai múi lớn ở phía trong có kích thước gần tương
đương nhau.









7

- Các múi gần ngồi và xa ngồi cũng có kích thước gần tương đương
nhau.
• Hốc tủy
. Răng cối lớn 1

Hình 1.5: Các chiều hướng của R36
1. Phía ngồi 2. Phía trong

3. Phía gần 4. Phía xa

5. Mặt nhai

( Nguồn: Kenneth M. Hargreaves, 2011, Cohen’s Path ways of the Pulp) [45]
Trên thiết đồ gần xa, có hai sừng tủy, sừng ngoài gần lớn hơn sừng ngoài xa.
Hai ống tủy rất hẹp và phỏng theo dạng gọng kìm của chân răng. Trên thiết đồ
ngoài trong cũng thấy hai sừng tủy, sừng gần trong lớn hơn sừng gần ngồi.
Có hai ống tủy trong chân gần. Buồng tủy tương đối nhỏ so với độ cao của
các sừng tủy. Trên thiết đồ ngang, buồng tủy gần như hình chữ nhật. Hai cạnh
gần, xa bằng nhau.
. Răng cối lớn 2
Trên thiết đồ gần xa, hốc tủy giống răng cối lớn 1. Trên thiết đồ ngoài
trong, thường thấy một hoặc hai ống tủy trong chân gần. Trên thiết đồ ngang,
buồng tủy có phía gần rộng hơn phía xa [1], [3], [4].









8

Hình 1.6: Các chiều hướng của R37
1. Phía ngồi 2. Phía trong

3. Phía gần 4. Phía xa

5. Mặt nhai

( Nguồn: Kenneth M. Hargreaves, 2011, Cohen’s Path ways of the Pulp) [45]
1.1.3. Chức năng cắn khớp
Mặt nhai là phần hoạt động của thân răng (đáp ứng yêu cầu ổn định chức
năng và hoạt động nhai), cấu tạo bởi những rãnh và múi. Có thể là một múi
(răng nanh) hay nhiều múi (răng cối lớn và cối nhỏ) hay thành bờ cắn (răng
cửa) [4].
1.1.3.1. Múi răng:
Phân làm 2 loại:
- Múi tựa: múi trong hàm trên, múi ngoài hàm dưới. Tiếp khớp với chính
giữa hố (trũng) của răng đối diện, trục của múi răng trùng với trục của răng
đối diện. Giúp duy trì kích thước dọc của khớp cắn, có vai trị như là một đầu
chày trong một cái cối.
- Múi hướng dẫn: múi ngoài hàm trên, múi trong hàm dưới. Bảo vệ má
và lưỡi, vén má và lưỡi ra xa khỏi múi tựa, có vai trị như là thành của cối.
Múi răng có hình cầu, tạo thành tiếp xúc dạng điểm khi các răng đối diện tiếp
khớp với nhau.

Những tiếp xúc dạng điểm này cho phép:
Truyền lực nhai theo trục răng.








9

Chèn và ổn định các răng.
Giảm mặt tiếp xúc tạo điều kiện để thức ăn thốt, hạn chế mịn răng.
Đạt được hiệu quả nhai tối đa trong khi làm việc tối thiểu.
Ngược lại, nếu các múi răng bị mòn, làm tăng mặt tiếp xúc, cắn khớp
không ổn định, tăng tốc độ mòn và nhai kém hiệu quả.
Diện nhai rất đa dạng, có thể thành múi rãnh rõ hoặc là bị mịn phẳng đi.
Độ nghiêng của sườn múi đóng vai trị quan trọng, sườn múi dốc sẽ cải
thiện hiệu quả nhai và giúp ổn định khớp cắn ở tư thế lồng múi tối đa nhưng
sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện cản trở cắn khớp.
Cân bằng khớp cắn lý tưởng phải thỏa mãn 2 yêu cầu đối nghịch nhau:
múi rãnh răng rõ nhưng khơng có cản trở nhai [3], [4].
1.1.3.2. Rãnh:
Giữa 2 múi răng có một rãnh chính, giữa 3 múi răng thì có một hố
(trũng). Rãnh chính sẽ tách ra các rãnh phụ đi trên mặt múi răng, giúp tăng
hiệu quả nhai và tạo đường thoát cho thức ăn. Hướng và vị trí của những rãnh
này tạo điều kiện cho vận động sang bên của múi R đối diện, tránh tạo ra cản
trở cắn.
1.1.3.3. Trục chân răng:

Thân răng được nâng đỡ bởi chân răng cắm trong xương ổ răng. Hình
thể và số lượng chân răng phụ thuộc vào lực tác động lên mặt nhai [3], [4].
1.2.

Bệnh sâu răng:
Có rất nhiều định nghĩa về bệnh sâu răng. Tuy nhiên thuyết hoá học vi

khuẩn của Miler (1882) được nhiều người chấp nhận nhất. Theo Miller vi
khuẩn tác động lên bột, đường sinh ra acid, làm pH trong môi trường miệng
giảm xuống. Sâu răng là kết quả tác động hỗ tương giữa 3 yếu tố chính: Ký
chủ (răng & nước bọt), vi sinh vật miệng (vi khuẩn), carbohydrate. Ngoài ra
yếu tố thời gian là điều kiện để sâu răng phát triển [12].








10

Mảng bám vi khuẩn bệnh lý
Mảng bám là một chất mềm, trong suốt và bám chặt vào mặt răng, trong
đó bao gồm vi khuẩn và chất thứ phẩm.

Hình 1.7: Sơ đồ Keyes cải tiến
(Nguồn: Trịnh Thái Hà, 2014, Chữa răng và nội nha, Tập 2) [13]
Có nhiều loại vi khuẩn sống trong môi trường miệng (200 – 300 loại),
nhưng chỉ một số có thể kết cụm trên mặt răng.

Các vi khuẩn có thụ thể (receptor) đặc biệt có thể bám vào mặt răng tạo
một khung (matrix) dính để giúp cho chúng bám vào với nhau sinh sôi lan tỏa
tạo ra một màng bọc trên mặt răng, sau đó các sinh vật khác có thể bám vào.
Mảng bám vi khuẩn là nguyên nhân chính của sự lên men carbohydrates
thức ăn, đồ uống để trở thành ion acid trên bề mặt răng, được giữ trong những
rãnh, hố sâu, giữa những mặt bên, đặc biệt là điểm tiếp xúc của mỗi răng,
xung quanh mặt nhám hay miếng trám dư [12].
Carbohydrate
Là chất nền cơ bản cho dinh dưỡng và vi khuẩn.
Các acid mạnh thường có sẵn như carbohydrates ở nước ngọt, nước
chanh vắt và chất dịch hồi lưu bao tử hay ợ chua. Sự hiện diện thường xuyên
hoặc kéo dài của các dịch trên có thể đưa đến sự mất khống nhanh chóng và
có thể từ sâu răng nhẹ trở thành sâu răng lan rộng [12].








11

Yếu tố ký chủ
Mô cứng răng nhạy cảm, dễ bị acid hịa tan, trũng rãnh q sâu, bề mặt
men khơng láng, răng mọc chen chúc tăng lưu giữ mảng bám dễ sâu răng.
Nước bọt giữ 1 vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng chống lại sự tấn
công của acid. Hệ thống chất đệm bicarbonate rất có hiệu quả trong sự kích
thích lưu lượng nước bọt ở mức độ cao trong việc chống lại acid hữu cơ cũng
như acid ăn mòn trên bề mặt răng.

Tác dụng chải rửa: lưu lượng nước bọt và sự làm sạch miệng ảnh hưởng
trong việc lấy đi các mảnh vụn thức ăn và các vi sinh vật.
Fluor giữ vai trò rõ rệt trong tiến trình mất khống và tái khống, nó thúc đẩy
q trình tái khống hóa xảy ra, fluor ngăn cản sự biến dưỡng của vi khuẩn.
Thời gian
Sâu răng chỉ phát triển khi phản ứng sinh acid kéo dài và lặp đi lặp lại
trong một khoảng thời gian. Ăn thường xuyên các chất carbohydrate lên men
thì dễ sâu răng hơn tổng lượng carbohydrate đó trong 1 lần [12], [47]
1.2.1. Phân loại bệnh sâu răng
1.2.1.1. Theo vị trí tổn thương

- Sâu hố rãnh.
- Sâu mặt nhẵn.
- Sâu cement.

1.2.1.2. Theo tiến triển của tổn thương

- Sâu răng cấp tính.
- Sâu răng mạn tính.
- Sâu răng ngừng tiến triển.

1.2.1.3. Phân loại theo Black
- Loại 1: Sâu ở vị trí các hố rãnh của răng.
- Loại 2: Sâu mặt bên của răng hàm.
- Loại 3: Sâu mặt bên răng cửa, chưa có tổn thương rìa cắn.
- Loại 4: Sâu mặt bên răng cửa, có tổn thương rìa cắn.









12

- Loại 5: Sâu cổ răng.
- Loại 6: Sâu rìa cắn răng cửa hoặc các đỉnh núm của răng hàm.
1.2.1.4.

Phân loại theo độ sâu

- Sâu men.
- Sâu ngà nông.
- Sâu ngà sâu.

1.2.1.5.

Phân loại theo bệnh sinh

- Sâu răng tiên phát.
- Sâu răng thứ phát: sâu răng phát sinh

trên một răng có tổn thương tổ chức cứng.
- Sâu răng tái phát: Sâu tái phát trên
nền của tổn thương cũ đã được điều trị.
1.2.1.6.

Phân loại theo vị trí và kích thước
Bảng 1.1: Phân loại lỗ sâu theo kích thước và vị trí


BLACK
Class I

Vị trí

Kích thước
1 Nhỏ 2Trungbình 3 Rộng

4 Rất rộng

1.Hố rãnh mặt nhẵn

1,1

1,2

1,3

1,4

2.Mặt tiếp giáp

2,1

2,2

2,3

2,4


3.Cổ răng chân răng

3,1

3,2

3,3

3,4

Class II
Class III
Class IV
Class V

(Nguồn: Trịnh Thái Hà, 2014, Chữa răng và nội nha, Tập 2) [13]
Vị trí

Vị trí 1: tổn thương ở hố rãnh và các mặt nhẵn.
Vị trí 2: tổn thương kết hợp với mặt tiếp giáp.
Vị trí 3: sâu cổ răng và chân răng.

Kích thước
1: Tổn thương nhỏ, vừa mới ở ngà răng, cần điều trị phục hồi, khơng thể tái
khống [54].









13

2: Tổn thương mức độ trung bình, liên quan đến ngà răng, thành lỗ sâu còn
đủ, cần tạo lỗ trám.
3: Tổn thương rộng, thành không đủ hoặc nguy cơ vỡ, cần phải có các
phương tiện lưu giữ cơ sinh học [26].
4: Tổn thương rất rộng làm mất cấu trúc răng, cần có các phương tiện lưu giữ
cơ học hoặc phục hình [43].
Để đáp ứng nhu cầu dự phịng cá nhân Brique và Droz bổ sung thêm cỡ 0,
là những tổn thương có thể chẩn đốn được và có khả năng tái khống hóa
học.
1.2.1.7. Phân loại theo Pitt

Hình 1.8: Phân loại lỗ sâu theo Pitt
(Nguồn: Trịnh Thái Hà, 2014, Chữa răng và nội nha, Tập 2) [13]
1.2.1.8. Một số phân loại khác
Phân loại theo Lubetzki: phân loại theo mức độ:
- Độ 1: Sâu men.
- Độ 2: Sâu men và sâu ngà.
- Độ 3: Sâu răng có biến chứng tủy (viêm tủy không hồi phục).


×