Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Luận văn đánh giá môi trường nước nuôi cá rô phi đơn tính tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng đông bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

INTHASONE BOUAFAN
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ MƠI TRƯỜNG NƯỚC NI CÁ RƠ PHI
ĐƠN TÍNH TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÙNG ĐƠNG BẮC,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính Quy
: Khoa học môi trường
: Môi trường
: 2015 - 2019

THÁI NGUYÊN - 2019

h


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

INTHASONE BOUAFAN


Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ MƠI TRƯỜNG NƯỚC NI CÁ RƠ PHI
ĐƠN TÍNH TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÙNG ĐƠNG BẮC,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính Quy
: Khoa học mơi trường
: K47 - KHMT
: Mơi trường
: 2015 - 2019
: ThS. Hà Đình Nghiêm

THÁI NGUYÊN - 2019

h


i

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của khoa Môi trường đồng thời được sự tiếp nhận
của trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá môi trường nước nuôi cá Rơ phi đơn tính tại trung tâm
đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc, trường Đại
học Nơng Lâm Thái Ngun”.
Để hồn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Hà Đình Nghiêm là những người đã hướng dẫn,
chỉ bảo em tận tình để hồn thành tốt bài khóa luận này.
Em xin cảm ơn các cán bộ, các thầy cô tại khoa môi trường đã tạo điều
kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại đây.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em
trong suốt thời gian học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chun mơn cịn hạn chế bản thân
cịn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận khơng tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và các bạn sinh viên để
khóa luận hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Inthasone Bouafan

h


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... 2

MỤC LỤC .......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. vi
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Một số khái niệm về môi trường ............................................................. 3
2.1.2. Một số khái niệm và phân loại về nuôi trồng thủy sản ........................... 4
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản.................... 4
2.1.4. Môi trường nước nuôi trồng thủy sản ..................................................... 9
2.2. Cơ sơ pháp lý ........................................................................................... 10
2.3. Tình hình ni trồng thủy sản và ni cá Rơ phi đơn tính ở Việt Nam......... 12
2.3.1. Tình hình ni trồng thủy sản của Việt Nam........................................ 12
2.3.2. Tình hình ni cá Rơ phi đơn tính ở Việt Nam .................................... 13
2.4. Các ngun nhân có thể gây ra ơ nhiễm môi trường nước nuôi trồng
thủy sản và các phương pháp xử lý....................................................... 15
2.4.1. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi
trồng thủy sản ........................................................................................ 15
2.4.2. Một số giải pháp xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản .............. 16
2.5. Các nghiên cứu về môi trường nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam .... 18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHẤP NGHIÊN CỨU ...... 21

3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21


h


iii

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3.1. Tìm hiểu về trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản
vùng Đông Bắc, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ................... 21
3.3.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước nuôi cá Rơ Phi đơn tính tại
trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông
Bắc, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ...................................... 21
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp phịng trống và giảm thiểu khả năng có thể gây
ra ô nhiễm môi trường nước nuôi cá tại trung tâm thủy sản của trường. ....... 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.4.1. Điều tra khảo sát thực địa...................................................................... 22
3.4.2.Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu trong phịng
thí nghiệm ............................................................................................. 22
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu................................... 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 25

4.1. Tìm hiểu về trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản
vùng Đông Bắc, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ................... 25
4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 25
4.1.2. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của trung tâm ............................ 26
4.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm thủy sản.................................. 30
4.1.4. Tình hình hoạt động của trung tâm thủy sản......................................... 31
4.1.5. Công nghệ xử lý nước đang sử dụng tại trung tâm đào tạo, nghiên
cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc ........................................... 35
4.2. Đánh giá chất lượng mơi trường nước ni cá Rơ phi đơn tính tại

trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông
Bắc, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ...................................... 35
4.2.1. Đánh giá chất lượng nước nuôi cá Rô phi đợt tháng 03/2019 .............. 36
4.2.2. Đánh giá chất lượng nước ao nuôi cá Rô phi đợt tháng 04/2019 ......... 38

h


iv

4.2.3. Đánh giá chất lượng nước ao nuôi cá Rô phi đợt tháng 5/2019 ........... 40
4.2.4. Diễn biến chất lượng nước tại các ao nuôi cá Rô phi ........................... 41
4.2.5. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước
nuôi cá của trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản
vùng Đông Bắc...................................................................................... 44
4.3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác nhân có thể gây ra ô nhiễm
nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản ............................................... 46
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 49

5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 53

h


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

ĐHNLTN

Đại học Nông lâm Thái Nguyên

ĐHTN

Đại học Thái Nguyên

KTX

Ký túc xá

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

TTNTTS
TTTS

Trung tâm
Trung tâm nuôi trồng thủy sản
Trung tâm thủy sản

h


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng
Bảng 2.1 Nồng độ BOD trong các mơi trường khác nhau ............................. 7
Bảng 3.1 Vị trí và địa điểm lấy mẫu tháng 3/2019 ...................................... 22
Bảng 3.2 Vị trí và địa điểm lấy mẫu tháng 4/2019 ...................................... 23
Bảng 3.3 Vị trí và địa điểm lấy mẫu tháng 5/2019 ...................................... 23
Bảng 3.4 Bảng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ................................. 24
Bảng 4.1 Diện tích các ao ni và lồi cá ni trong ao .............................. 29
Bảng 4.2. Các loại cá thương phẩm của trung tâm ....................................... 30
Bảng 4.3 Mật độ ni các lồi cá trong trung tâm đào tạo, nghiên cứu
và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc .......................................... 32
Bảng 4.4 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tháng 3 ............... 36
Bảng 4.5 Kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước tháng 4 ............... 38
Bảng 4.6 Kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước tháng 5 ............... 40

Hình
Hình 4.1.


Hình ảnh khu vực nghiên cứu ..................................................... 25

Hình 4.2.

Sơ đồ tổ chức trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy
sản vùng Đông Bắc, trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun ..... 26

Hình 4.3.

Sơ đồ hệ thống ao nuôi của trung tâm đào tạo, nghiên cứu và
phát triển thủy sản vùng Đông Bắc, trường Đại học Nơng Lâm
Thái Ngun ................................................................................ 27

Hình 4.4.

Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu pH trong thời gian nghiên cứu.......... 41

Hình 4.5.

Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu DO trong thời gian nghiên cứu......... 42

Hình 4.6.

Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu TSS trong thời gian nghiên cứu ....... 43

Hình 4.7.

Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu COD trong thời gian nghiên cứu ...... 43

Hình 4.8.


Biểu đồ diễn biến chỉ tiêu NO3- trong thời gian nghiên cứu ...... 44

h


1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Mơi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng
cần thiết cho hoạt động sống để tồn tại và phát triển. Các sản phẩm do con
người sản xuất đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và
không gian bao quanh trái đất. Tồn tại trong mơi trường nước chiếm

3
4

diện

tích trái đất, là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, là yếu tố không thể thiếu
cho sự sống, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Tuy nhiên con
người đã từng coi tài nguyên nước là vô hạn nên sử dụng một cách lãng phí
và thiếu hiệu quả. Khơng chỉ vậy những hoạt động sống của con người, các
quá trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, thâm canh nơng nghiệp làm cho các
nguồn nước mặt nước ngầm bị ô nhiễm nặng nề dẫn đến những hậu quả rất
nghiêm trọng đó là: bệnh tật, đói nghèo, chiến tranh,...do thiếu nước sạch.
Mặc dù công tác bảo vệ môi trường đã nhận được các cấp các ngành,
các cơ quan cũng như toàn thể nhân dân, xong hiệu quả của công tác bảo vệ

môi trường vẫn chưa cao. Vấn đề ô nhiễm và suy thối mơi trường nói chung
và ơ nhiễm mơi trường nước nói riêng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tài
nguyên nước là có hạn và đang chịu một sức ép nghiêm trọng trước tình trạng
ơ nhiễm và sử dụng q mức cho phép. Đây là hậu quả chung của các yếu tố:
dân số gia tăng, phát triển kinh tế, các hoạt động nuôi trồng thủy sản...
Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nước nuôi cá tại khu
nuôi trồng thủy sản của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, để đánh giá
chất lượng nước đang sử dụng, để tìm ra những ngun nhân có thể gây ơ
nhiễm, qua đó đưa ra một số giản pháp để phịng ngừa, giảm thiểu những
nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch tại khu vực ni cá. Vì
những lý do trên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá mơi trường nước
ni cá Rơ phi đơn tính tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển
thủy sản vùng Đông Bắc, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.

h


2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Khái quát về trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản
vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun.
- Tìm hiểu về hoạt động ni trơng thủy sản của trung tâm.
- Đánh giá chất lượng môi trường nước ni cá Rơ phi đơn tính tại
trung tâm thủy sản.
- Đề xuất được giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu ngun nhân có thể
gây ra ơ nhiễm tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng
Đông Bắc.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Tạo cơ hội cho việc áp dụng và thực hành những kiến thức đã được
học trên giảng đường vào thực tế.
- Nâng cao hiểu biết của bản thân và trao đổi thêm kiến thức thực tế.
- Trao đổi, tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ xung tư liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiến
- Phản ánh thực trạng về môi trường nước trong ao nuôi cá tại trung
tâm Đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Cảnh báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng gây suy thối mơi
trường nước ni cá.
- Nâng cao chất lượng môi trường nước phụ thuộc cho việc ni cá Rơ
phi đơn tính.

h


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm về môi trường
- Khái niệm môi trường
Theo khoản 1 điều 3 luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất
tự nhiên và nhân tạo của tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật” [6].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo khoản 8 điều 3 luật BVMT Việt Nam năm 2014 “Ô nhiễm môi

trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật” [6].
- Khái niệm ô nhiễm nguồn nước
Ơ nhiễm nước là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hố học, thành
phần của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép [3].
- Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật
môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hạnh dưới dạng
văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”.
Khái niệm tiêu chuẩn môi trường
Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014: “Tiêu chuẩn môi
trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng
văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [6].

h


4

- Khái niệm về nguồn nước:
Nguồn nước là các dạng tích từ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng bao gồm sông suối kênh lạch, ao, hồ, đầm, phá, biển các tầng
chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích từ nước khác.
2.1.2. Một số khái niệm và phân loại về nuôi trồng thủy sản
a) Khái niệm
Theo FAO (2008) thì ni trồng thủy sản (aquaculture) là nuôi các thủy

sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các ký thuật
và quy trình ni nhằm nâng cao tăng suất, thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.
NTTS là bất kỳ phương tiện gì của con người nhằm cải thiện tăng
trưởng của một thủy sinh vật nào đó trong một diện tích mặt nước nhất định.
NTTS là một hay nhiều sự tác động của con người nhằm can thiệp vào
chu trình sống tự nhiên của một loài thủy sinh.[9]
b) Phân loại NTTS
- Phân loại theo kỹ thuật hay hệ thống nuôi trồng; ví dụ: ni ao nước
tĩnh, ni ao nước chảy, ni lồng, chuồng, bè.
- Phân loại theo sinh vật được nuôi; ví dụ: ni cá, giáp xác (tơm, cua),
nguyễn thể (hào, nghêu, sị), trồng trong biển.
- Phân loại theo mơi trường ni: ví dụ: ni ở nước lạnh, nước ấm,
vùng cao, vùng thấp, nội địa, vên bờ, của sông.[9]
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
2.1.3.1. Các chỉ tiêu vật lý
a. Độ pH
Là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước, pH
được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch nước và được
tính bằng cơng thức: pH= - log [H+].
pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường
xuyên nhất trong hóa nước, chất lượng nước, đánh giá độ cứng của nước... và
trong nhiều tính tốn về cân bằng axit bazơ.

h


5

Sự thay đổi pH dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự
kết tủa, sự hóa tan, cân bằng cacbonat...) các quá trình sinh học trong nước.

Giá trị pH của nguồn nước góp quyết định phương pháp xử lý nước. pH được
xác định bằng máy đo pH hoặc phương pháp chuẩn độ [4].
b. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH đến các q trình hóa học và sinh hóa
xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh,
thời gian trong ngày và các mùa trong năm. Nhiệt độ cần phải xác định tại chỗ
(tại nơi lấy mẫu).
c. Màu sắc
Nước nguyên chất khơng có màu, màu sắc được tạo nên bởi các tạp
chất trong nước (thường đo nước hữu cơ), một số ion vô cơ, một số loại thủy
sinh vật... Màu sắc mang tính chất cảm quan, các hợp chất hữu cơ có mùa
trong nước cũng có thể tác dụng với clo tạo ra một số sản phẩm độc hại như
choroform...
d. Độ đục
Độ đục là mức độ ngăn cẳn ánh sáng xuyên qua nước. Độ đục của nước
có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại có kích thước hạn keo đến
những hệ phân tán thô gây nên như các chất huyền phù, các hạn cặn cát, các
vi sinh vật. Nó cũng chia nhiều thành phần hóa học như: vô cơ, hữu cơ
Độ dục cao biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong nước cao
Ảnh hưởng đến quá trình lọc vì các lỗ hổng sẽ bị bịt kín
Khử trùng ảnh hưởng đến độ đục
Đơn vị đo độ đục: 1JTU = 1NTU = 1mg SO2/l = 1 đơn vị độ đục
Độ đục được đo bằng máy quang phổ, đơn vị: NTU, FTU
Đo bằng trực quan đơn vị: JTU
e. Tổng hàm lượng chất rắn (TS)
Các chất rắn trong nước có thể là chất tan hay không tan. Các chất này
bao gồm cả các chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng chất rắn (TS)

h



6

là lượng khơ tính bằng mg của phần cịn lại sau khi làm bay hơi một ít mẫu
nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối lượng
không đổi (mg/l). [4]
f. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS)
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan
trong nước. Tổng hàm lượng các chất lơ lửng (TDS) là lượng kho của phần
chất rắn còn lại trong giấy lọc sợi thủy sinh trong khi lọc một lít nước mẫu
qua phễu lọc sợi thủy sinh sau đo giấy khô ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối
lượng không đổi (mg/l).
g. Tổng hàm lượng chất rắn hóa tan (TDS)
Các chất rắn hóa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất
vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hóa tan (TDS) là lượng khơ của phần
dung dịch khi lọc một lít nước mẫu qua phễu lọc có sợi thủy sinh sau đó giấy
khơ ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối lượng không đổi (mg/l). [4].
2.1.3.2. Các chỉ tiêu hóa học
a. Hàm lượng oxygen hịa tan (DO)
DO là lượng oxy có trong nước được tính bằng mg/l hay % bão hòa
dựa vào nhiệt độ. Oxi trong mặt nước dao động từ 0 mg/l đến 15 mg/l ở điều
kiện nước đóng băng.
DO có hàm lượng cao trong các dịng sơng hồ, có nhiều loại sinh vật
sinh sống trong đó. Khi DO ở trong nước thấp làm giảm khả năng sinh trưởng
của động vật thủy sinh, thậm chí biến mất một số lồi hoặc có thể gây chết
một số loài nếu DO giảm đột ngột.
Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như áp
suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh,
thủy sinh vật,...
Hàm lượng DO có mối quan hệ mật thiết với các thông số như COD,

BOD của nguồn nước. Nếu trong nước hàm lượng DO cao, các quá trình phân

h


7

hủy các chất hữu cơ sẽ xảy ra theo hướng háo khí, cịn nếu khơng hàm lượng
DO thấp thậm chí khơng cịn thì q trình phân hủy các chất hữu cơ se xảy ra
theo hướng hiếm khí.
Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá
trình xử lý trong nước thải.[4]
b. Nhu cầu oxygen hóa học (COD)
COD là lượng oxygen cần thiết để oxi hóa hồn tồn các chất hữu cơ khi
mẫu nước được xử lý với chất oxi hóa mạnh (K2Cr2O7) trong điều kiện nhất
định. Trong mơi trường nước, khi q trình oxi hóa sinh học xảy ra thì các vi
khuẩn sử dụng oxygen hịa tan để oxi hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng
thành các sản phẩm vơ cơ bền vững như CO2, CO32-, SO42-, PO42-, NO3-.
COD giúp đánh giá chất lượng hữu cơ trong nước có thể bị oxi hóa
bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ơ nhiễm của nước), việc xác
định COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh (Chỉ mất khoảng 10 phút nếu xác
định bằng phương pháp permaganat).
c. Nhu cầu oxygen sinh hóa (BOD)
BOD là lượng oxi cần thiết cho vi sinh vật để oxi hóa và ổn định các
chất hữu cơ hoặc vô cơ trong nước, trong những điều kiện nhất định
Tương tự như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức
độ nhiễm bẩn của nước. Trong mơi trường nước, khi các q trình oxi hóa
sinh xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxigen hịa tan để oxi hóa các chất hữu
cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ .[4]
Bảng 2.1 Nồng độ BOD trong các môi trường khác nhau

Nồng độ BOD (ppm)

Chất lượng

1-2

Rất tốt khơng có nhiều chất hữu cơ

3-5

Tương đối sạch

6-9

Hơi ô nhiễm
(Nguồn: Trương Quốc Phú- Vũ Ngọc Út,2011)

h


8

d. NH3
Amoniac là sản phẩm chuyển hóa của các hợp chất chứa nitơ trong
nước tự nhiên, do cấc chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Amoniac rất đọc với
các động vật thủy sinh. Vì vậy, nó cần được giám sát chặt chẽ trong các ao hồ
thả cá [4].
Khi nước có pH thấp Amoniac chuyển sang dạng muối Amoni (NH4+).
Với sự có mặt của oxy, Amoni chuyển thành nitart theo thương trình:
NH4+ + 2O2  NO3- + H2O + 2H+

e. Nitrat (NO3-)
Nitrat ln có mặt trong nước do sự phân hủy các loại rau cỏ tự nhiên,
do việc sử dụng phân bón và q trình phân hủy các hợp chất chứa nitơ trong
nước cống và nước thải cống [1].
f. Kim loại nặng
Kim loại nặng có trong nước do nhiều nguyên nhân: q trình hóa tan
các loại khống sản, các thành phần có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong
các cơng trình xây dựng. Kim loại nặng trong nước thường bị hớp thụ bởi các
hạt sét, phù sa lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng dần dần rơi xuống làm
cho nồng độ kim loại nặng trong trầm tích thường cao hơn nước rất nhiều [1].
2.1.3.3. Chỉ tiêu vi sinh vật
a. E.coli
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và
các loại thủy sinh khác. Tùy theo tính chất, các lồi vi sinh vật trong nước có
thể vơ hại và có hại, nhóm có hại bao gồm các loài vi trùng gây bệnh, các loại
rong, rêu, tảo,... nhóm này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng.
Các vi trùng gây bệnh như ly, thương hàn, dịch tả,... thường khó xác
định chủng loại. Trong chất thải của người và động vật ln có vi khuẩn
E.coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt của E.coli trong nước chứng tỏ
nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật. Như

h


9

vậy có khả năng làm tổn hại các nguồn gây bệnh khác. Số lượng E.coli nhiều
hay ít tùy thuộc vào mức độ ơ nhiễm bẩn của nguồn nước.
Đặc tính của vi khuẩn E.coli là khả năng tồn tại cao hơn các loài vi
khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, trong nước không

phát hiện E.coli chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt. Mặt
khác việc xác định số lượng E.coli thường đơn giản và nhanh chóng nên loại
vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng cho việc xác định mức độ ô
nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước.
b. Coliform
Coliform là các vi khuẩn ở nhiệt độ 300C tạo thành các vi khuẩn lạc đặc
trưng và có thể lên men Lactoza kèm theo sự sinh hơi trong các điều kiện khai
thác (theo TCVN 6262:1997).
Coliform là những trực khoản Gram âm khơng sinh bao tử, hiếu khí
hoặc kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose sinh axit hoặc sinh hơi ở 370C
trong 24-48h. Coliform hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người, và
động vật. Coliform được coi là động vật chỉ thị. Số lượng hiện diện của chúng
trong thực phẩm, nước hay các loại mẫu môi trường được dùng để chỉ thị khả
năng hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác.
2.1.4. Môi trường nước nuôi trồng thủy sản
Nguồn nước phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của trung tâm
thủy sản được lấy từ đoạn suối chạy qua trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, qua một trạm bơm nước và xử lý sơ bộ và bơm vào ao nguồn để đưa
vào hệ thống ao khác của trung tâm thủy sản.
Nguồn nước không qua xử lý mà lấy từ suối bơm thẳng vào ao nguồn
và cung cấp cho hệ thống ao nuôi.
Đoạn suối tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình sống
xung quanh khu vực đoạn suối chảy qua. Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý

h


10

xả thẳng vào suối mang theo những nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước của

đoạn suối này.
+ Tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt từ khu vực KTX của trường Đại
học Thái Nguyên. Các nước thải sinh hoạt đã qua xử lý nhưng chưa đảm bảo
các chỉ tiêu về chất lượng mơi trường nên nó cũng có khả năng gây ra ô
nhiễm môi trường nước của suối.
+ Đoạn suối chạy qua rất nhiều nơi nên nó cuối theo những chất lơ
lửng, những chất cặn bẩn, những ấu trùng gây bệnh, điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng nước cung cấp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Ao nguồn cung cấp nước cho hệ thống ao nuôi trồng thủy sản: Ao
nguồn có ni cá trắm nên thường xun sử dụng bèo tấm được ni bằng
phân từ trồng bị và nước thải vệ sinh chuồng bò của trại. Việc sử dụng bèo
này làm gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước,...
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Mơi trường số: 55/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa
13, kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014. Luật BVMT 2014 gồm 20
chương và 170 điều. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2015.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 Luật này đã được Quốc hội khóa XI,
kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 26/11/2003. Luật Thủy sản 2003 gồm 10 chương
và 62 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính
phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ mơi trường
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

h



11

- Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban
hành quy chế thu nhập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài
nguyên nước.
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy
định việc thi hành tài nguyên nước.
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp
- QCVN 01-80:2011/BNNPTNT - cơ sở nuôi trồng thủy sản thương
phẩm - điều kiện vệ sinh thú y
- QCVN 01- 81:2011/BNNPTNT- cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản
giống - Điều kiện vệ sinh thú y
- QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh
- TCVN 5994-1995 - Chất Lượng Nước - Lấy Mẫu - Hướng Dẫn Lấy
Mẫu Ở Hồ Ao Tự Nhiên Và Nhân Tạo
- TCVN 6663-3:2008 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn
bảo quản và xử lý mẫu
- TCVN 6663-1:2011 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng
dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo


h


12

- Quyết định số 332/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy
sản đến năm 2020
- Quyết định 5204/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 phê duyệt dự án quan
trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ sản do bộ trưởng bộ nông nghiệp và
phát triển nơng thơn ban hành
2.3. Tình hình ni trồng thủy sản và ni cá Rơ phi đơn tính ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình ni trồng thủy sản của Việt Nam
Việt Nam là một nước nằm bờ tây của Biển Đơng, là một biển lớn của
Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000km2, có dường bờ biển dài
3260km. Có vùng nôi thủy, lãnh hại và vùng đặc quyền kinh tế rộng tạo nên
nhiều vịnh và đầm phá thuận lợi cho việc neo đậu các tàu thuyền lợi cho phát
triển ngành khai thác thủy sản [12].
Việt Nam có hệ thống sơng ngịi dày đặc thuận lợi cho phát triển ngành
ni trồng thủy sản. Sản lượng ngành thủy sản hiện liên tục tăng trong những
năm qua với mức tăng trung bình khoảng 9.07%/năm.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam trong năm 2017 đặt 3,533
nghìn tấn tăng 1,6% so với cùng kỳ. Mặc dù sản lượng thủy sản của năm qua
tăng nhưng ngàng thủy sản của nước ta năm qua gặp khơng ít khó khăn chủ
yếu là vấn đề xuất khẩu.
Cá Rơ phi: Sản lượng đạt 25,4 nghìn tấn, đạt 110,4% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của tổng cục Thủy sản, 5 tháng đầu năm 2018, tổng sản
lượng thủy sản nước đặt 2,45 triệu tấn, tăng 1,9%, trong đó nuôi trồng đạt
1,15 triệu tấn, tăng nhẹ 0,5% và sản lượng khai thác đạt 1,3 triệu tấn, tăng
3,1% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 5 năm 2018 ước đạt 248,5

nghìn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018 trong đo, khai thác biển đạt
233,6 nghìn tấn, tăng 1,7%, khai thác nội địa đạt 14,9 nghìn tấn, bằng 99,2%
so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2018, sản lượng khai thác thủy sản

h


13

đạt 1.303,4 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó sản
lượng khai thác hải sản ức đạt 1.240,2 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ.
Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương 4 tháng đầu năm 2018 tăng 7,1% so với
cung kỳ, ước đạt 9.605 tấn [13].
Sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2019 tăng 1,9% so với cùng kỳ
năm trước. Tuy nhiên do ảnh hưởng của sự cổ cá biển chết hàng loạt mà
ngành khai thác thủy sản nước ta chịu ảnh hưởng và thiệt hại không nhỏ. Sản
phẩm khai thác không bán được khiến cho rất nhiều ngư dân điêu đứng, hoặc
có bán được sản phẩm thì giá thành rất rẻ.
Trên cơ sở đó nhà nước đã có những chính sách hỗ chợ cho các ngữ
dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố mơi trường để ngư dân có thể
tiếp tục ra khởi bám biển.
Đến thời điểm hiện tại thì sự cố môi trường biển đã được khác phục
phần nào và hoạt động khai thác thủy sản diễn ra ổn định hơn.
2.3.2. Tình hình ni cá Rơ phi đơn tính ở Việt Nam
Nghề nuôi cá Rô phi của nước ta có lịch sử hơn 50 năm, khởi đầu khi
nhập nội cá Rô phi vào năm 1950. Những năm 50 và 60 của thể kỷ trước cá
Rô phi được nuôi chủ yếu ở hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến,
nuôi chung cá đực và các cái. Phong trào nuôi cá Rô phi đặc biệt phát triển từ
những năm đầu của thập kỳ 90 sau khi chúng ta nhập lại những dịng cá Rơ
phi có chất lượng tốt. Cá được nuôi ở nhiều địa phương với mức độ canh tác

khác nhau từ quảng canh, bán thâm canh và đến thâm canh[14].
Theo tổng cục thủy sản năm 2014 diện tích ni cá Rô phi trong ao hồ
cá nước ước đạt 16.000ha, nuôi lồng bè đạt hơn 410.000m3, ước sản lượng đạt
125.000 tấn, tăng 25% so với cung kỳ. Cá Rô phi hiện đang là đối tượng ni
có thị trường tiêu thụ tốt trong nước lẫn xuất khẩu và cũng là một trong những
đối tượng chủ lực trong kế hoạch tái cơ cấu của ngành thủy sản.

h


14

Theo cục thống kê 2005, diện tích ni cá Rơ phi của cả nước ta là
22,340 ha chiếm 3% tổng diện tích ni trồng thủy sản, trong đó ni nước
lợ, mặn 2,068% ha và nuôi nước ngọt là 20,272 ha. Tổng sản lượng cá rơ phi
ước tính đạt 54.468,8 tấn chiếm 9,08% tổng sản lượng cá nuôi. Đồng bằng
Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long và hai vùng nuôi chủ yếu lần lượt
chiếm 17,6% vầ 58,4% tổng sản lượng cá rô phi cả cá nước bao gồm: nuôi
trong ao và đầm 73.931,8 tấn, nuôi lồng 10,182 tấn.
Năm 2015 kế hoạch nuôi cá rô phi trong ao khoảng 21.000 ha, nuôi
lồng bè khoảng 1.000.000m3, sản lượng khoảng 150.000 tấn, nhu cần con
sống khoảng 1 tỷ con.
Qua 10 năm phát triển doanh nghiệp và nơng dân Việt Nam đã có nhiều
kinh nghiệm ni cá rơ phi. Hơn nữa nước ta có thể phát triển nuôi cá rô phi
không chỉ ở các ao hồ, lồng bè nước ngọt mà cịn có thể nuôi cá rô phi ở các
vùng nước lợ ven biển với chất lượng thịt cao hơn.
Với mục tiêu chính là: phát triển nuôi cá rô phi trở thành ngành sản
xuất hàng hóa lớn, hiệu quả, bền vững với sản phẩm đa dạng, giá trị cao để
đáp ứng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; sản xuất đủ con giống
chất lượng cao cung cấp cho nuôi thương phẩm; Kiểm sốt tốt dịch bệnh

trong sản xuất; Góp phần tạo cơng ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho
người dân [14].
Theo Quy hoạch, đến năm 2020, diện tích ni cá rô phi tại các vùng
trên cả nước đạt 33.000 ha và 1,5 triệu m3 lồng nuôi trên sông và hồ chứa lớn.
Sản lượng đạt 300.000 tấn, trong đó 50-60% đủ tiêu chuẩn chế biến xuất
khẩu. Sản xuất được 100% nhu cầu về số lượng và chất lượng con giống sạch
bệnh phục vụ nuôi thương phẩm. Tạo công ăn việc làm cho khoảng 54.350
lao động trực tiếp và 5.000 lao động gián tiếp.
Đến năm 2030, diện tích ni cá rơ phi đạt 40.000 ha và 1,8 triệu m3 lồng
nuôi trên hệ thống sông và hồ chưa lớn. Sản lượng đạt 400.000 tấn, trong đó 45-

h


15

50% phục vụ xuất khẩu. Sản xuất đáp ứng được 100% nhu cầu về số lượng và
chất lượng con giống sạch bệnh phục vụ nuôi thương phẩm. Tạo công ăn việc
làm cho khoảng 67.500 lao động trực tiếp và 8.000 lao động gián tiếp.
Về chế biến và tiêu thụ sản phẩm, sẽ phát triển hệ thống cơ sở chế biến
cá rô phi gắn với vùng sản xuất cá rô phi trọng điểm phục vụ xuất khẩu. Đối
với thị trường nội địa, chủ yếu cung cấp sản phẩm dưới dạng tươi sống và
nguyên con tươi, bảo quản lạnh. Đối với xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, châu
phi, Trung Đơng và một số thị trường tiềm năng khác, tập trung phân khúc
sản phẩm có giá bán cao, ưu tiên sản phẩm phi lê đông lạnh, sản phẩm giá trị
tăng sử dụng nguyên liệu cá rô phi được nuôi trong khu vực nước lợ hoặc
nước ngọt chất lượng tốt để nâng cao giá bán và sức cạnh tranh [15].
2.4. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng
thủy sản và các phương pháp xử lý
2.4.1. Các nguyên nhân có thể gây ra ơ nhiễm mơi trường nước ni trồng

thủy sản
Mơi trường nước ni trồng thủy sản có thể bị ô nhiễm do rất nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó tác động chính là do hoạt động của con
người gây ra:
- Vùng đầu và chất thải sinh hoạt.
- Chất thải sinh hoạt từ những vùng dân cư đô thị.
- Vật chất lơ lửng cao từ q trình khai khống như cát, đá...
- Chất dinh dưỡng và chất hữu cơ từ ao nuôi thủy sản.
- Thuốc trừ sâu và các chất dinh dưỡng từ hoạt động nông nghiệp.
- Chất thải hữu cơ và hóa chất từ chăn ni.
Ngồi các ngun nhân nhân tạo, có các nguyên nhân do tự nhiên gây
ra ơ nhiễm nước do mưa, lũ lụt, bão gió... hoặc các sản phẩm hoạt động sống
của sinh vật, kể cả xác chết của chúng... gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng
nước nuôi thủy sản và sức khỏe của các loại nuôi.[11]

h


16

2.4.2. Một số giải pháp xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản
2.4.2.1. Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật
Có một số lồi vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một
số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng và nhờ
vậy sinh khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này được sử dụng để phân
hủy các chất ơ nhiễm hữu cơ và vơ cơ có trong chất thải từ ni trồng thủy
sản. Q trình phân hủy này được gọi là q trình phân hủy oxy hóa sinh hóa.
Có thể phân phương pháp này thành hai loại:
- Phương pháp hiếu khí: Là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh
vật hiếu khí. Để đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục

cho chúng và duy trì ở nhiệt đọ khoảng 20-400C.
- Phương pháp yếm khí: là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm
khí. Trong xử lý nước thải cơng nghiệp, phương pháp xử lý yếm khí được sử
dụng rộng rãi.
2.4.2.2. Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm
Bản chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ô
nhiễm dựa trên cơ sở q trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông
qua cuối thức ăn. Thông thường người ta sử dụng thực vật hấp thụ các chất
dinh dưỡng là nitơ và phospho, cacbon để tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng
sinh khối (sinh vật tự dưỡng), đó là tảo hay thực vật phù du, rong câu và các
loài thực vật ngập mặt khác. Kế tiếp trong chuỗi thức ăn là các động vật bậc 1
động vật ăn thực vật. Điển hình của các động vật bậc 1 ở vùng nước ven biển
là các loại ngao, vẹm, hầu các lồi này có thể tiêu thụ các thực vật phù dù và
cải thiện điều kiện trầm tích đáy. Các nghiên cứu của Jones (2001), cho thấy
lồi sị đá Sydney có khả năng làm giảm đáng kể hàm lượng các chất lơ lửng,
mùn đã hữu cơ, Nitơ tổng số, Phospho tổng số, Chlorophyll-a, vi khuẩn tổng
số trong nước thải từ các ao nuôi thâm canh. Hàm lượng chất rắn lơ lửng có
thể giảm được 49%, số lượng vi khuẩn giảm 58%, Nitơ tổng số giảm đến 80%

h


17

và phospho tổng số giảm 67%, Chlorophyll-a giảm được 8%. Các loài ăn thực
vật phù du bà mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng được thử nghiệm sử
dụng ở các kệnh thoát nước thải.
2.4.2.3. Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là bước rất quan
trọng góp phần nâng cao chất lượng mơi trường nước khi đưa chế phẩm sinh

học vào nước ao, các vi sinh vật có lợi sẽ sinh sơi, phát triển nhanh chóng,
việc này sẽ có tác dụng:
- Phân hủy các chất hữu cơ trong nước.
- Giảm các chất động trong nước (khi NH3, H2S...) làm giảm mùi hôi
trong nước, giúp tôm, cá phát triển tốt.
- Nâng cao khả năng miễn dịch cho tôm, cá
- Ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại.
- Giúp ổn định độ pH nước, ổn định màu nước, tăng lượng oxy hóa tan
trong nước. Việc sử dụng chế phẩm sinh học sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong
việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản như: Tăng hiệu quả
sử dụng thức ăn. Tôm, cá mau lợn, rút ngắn thời gian nuôi tăng tỷ lệ sống,
tăng năng xuất tôm, cá Giảm chi phí thay nước giảm chi phí sử dụng kháng
sinh, hóa chất. Đó là việc sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng
nước và phòng bệnh cho tôm, cá là một việc thiết thực cần được áp dụng
thường xuyên nhằm giúp cho các sản phẩm thủy sản đạt được tiêu chuẩn an
toàn, vệ sinh thực phẩm khi đưa ra thị trường phục vụ cho người tiêu dùng.
2.4.2.4. Xử lý nước mưa chảy tràn sau mỗi trận mưa
Sau mỗi trận mưa thì cá có hiện tượng nổi đầu, kém ăn dễ phát sinh
định bệnh. Để khác phục hiện tượng này người dân cần làm tốt các biện pháp
xử lý môi trường nuôi như sau:
Định kỳ sau các trận mưa nên bón vơi cho các ao ni theo liều lượng
quy định. Đây được coi là yếu tố kỹ thuật bắt buộc, nhằm điều chỉnh độ pH và
vệ sinh môi trường ao nuôi.

h


×