Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Biện pháp đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học toán 2 theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.18 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
( Lĩnh vực: Giáo dục Tiểu học )
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
TOÁN 2 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Tác giả: Đỗ Trọng Tứ
Trình độ chun mơn: Đại học Tiểu học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi,
Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Yên Bái, ngày 6 tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:..................................................... 2
1. Tên sáng kiến: Biện pháp“ Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học Toán 2 theo định hướng phát triển năng lực”. ........................................... 2
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ......................................................................... 2
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: .......................................................................... 2
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: ........................................................................ 2
5. Tác giả: ............................................................................................................ 2
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN: ............................................................ 2
1. Tình trạng giải pháp đã biết: ......................................................................... 2
2. Nội dung sáng kiến giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến. .................. 4
2.1. Mục đích của giải pháp: .............................................................................. 4
2.2 Nội dung giải pháp ........................................................................................ 4
2.2.1 Nội dung: .................................................................................................... 4


2.2.2. Cách thức thực hiện.................................................................................. 5
2.2.3. Tính mới, sự khác biệt của biện pháp. ................................................. 9
3. Khả năng áp dụng của biện pháp.................................................................. 9
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng biện pháp: .................................... 10
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu ...................... 10
6. Các thông tin cần được bảo mật: Nội dung sáng kiến. .............................. 11
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ........................................ 11
8. Tài liệu kèm theo: Không ............................................................................ 11
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN . 11


2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:
1. Tên sáng kiến: Biện pháp“ Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học Toán 2 theo định hướng phát triển năng lực”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Toán Tiểu học
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cấp cơ sở
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ đầu năm học 2021 đến nay
5. Tác giả:
Họ và tên: Đỗ Trọng Tứ
Năm sinh: 1984.
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm.
Chức vụ công tác: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2B.
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên
Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0843700222
6. Đồng tác giả( nếu có ): Khơng
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Trong những năm vừa qua, Đảng Nhà nước, Quốc hội đã nhiều lần cho ý
kiến và chỉ đạo cải tiến, biên soạn chương trình sách giáo khoa của các cấp học.
đổi mới phương pháp dạy và học. Tuy nhiên q trình thực hiện vẫn cịn một số
bất cập, vướng mắc. Trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục để
đáp ứng và phù hợp với sự phát triển sáng tạo về tư duy và trí tuệ của học sinh
tiểu học. Căn cứ vào Thơng tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ Giáo
dục tốn học, hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất, năng lực
chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi: năng lực
tư duy và lập luận tốn học, năng lực mơ hình toán học, năng lực giải quyết vấn
đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các cơng cụ và phương
tiện học tốn; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh
được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo
dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các mơn học khác
và giữa tốn học với đời sống thực tiễn. Sách giáo khoa được xem như một ngữ
liệu, nhằm giúp học sinh đạt chuẩn trong chương trình quy định phát huy phẩm
chất, năng lực cho học sinh theo định hướng của Chương trình GDPT 2018.
Qua thực trạng hoạt động dạy học trong thời gian qua, tôi nhận thấy như
sau:
* Ưu điểm:


3
Về phương pháp, hình thức dạy học:
Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Tốn 2 theo định hướng
phát triển năng lực. Giúp học sinh chủ động tiếp thu, ghi nhớ kiến thức, phát huy
những khả năng, lập luận, tư duy, sáng tạo, kĩ năng tính tốn, giải quyết vấn đề
tốn học nhanh gọn, chính xác. Học sinh hứng thú, u thích tìm hiểu, khám phá
phát huy năng khiếu toán học. Vận dụng tốt những kiến thức toán học vào cuộc
sống hàng ngày.
Về nhà trường:

Ngay từ đầu năm học 2020 - 2021, 2021 - 2022 nhà trường đã tổ chức cho 100% giáo
viên dạy lớp 1, lớp 2 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa và phương
pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất chương trình Giáo dục phổ thơng
2018. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chun mơn để trao đổi
kinh nghiệm, góp ý trong cơng tác giảng dạy, giải quyết mọi vướng mắc đối với
chương trình Giáo dục phổ thơng 2018.
Về giáo viên:
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018
tơi ln nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chun mơn vững vàng.
Ln nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường và sự đóng
góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp trong đơn vị để kịp thời xử lý, giải quyết những khó
khăn vướng mắc trong khi thực hiện biện pháp.
Phát huy tính tích cực, sáng tạo của giáo viên trong việc vận dụng, kết hợp
linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh.
Về học sinh:
Đối với học sinh lớp 2, các em đã được làm quen với kiến thức mới theo
cách tiếp cận năng lực, kiến thức cơ bản ban đầu của môn Toán trong năm học lớp
1.
* Hạn chế:
Đối với phương pháp dạy học truyền thống học sinh dễ tiếp thu kiến thức
một cách thụ động, giờ học cũng buồn tẻ và kiến thức chỉ thiên về lý thuyết. Bởi
vì khơng có nhiều cơ hội thực hành, học sinh khơng có hứng thú học tập nên học
sinh khó có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Đối với giáo viên:
Năm học 2020 - 2021, 2021- 2022 là năm học được triển khai chương trình,
sách giáo khoa mới ở lớp 1 và lớp 2 nên chúng tơi vẫn cịn gặp nhiều vướng mắc
trong việc tiếp cận nội dung sách giáo khoa.
Thực hiện học tập theo bộ sách giáo khoa mới do vậy cả giáo viên và học
sinh chưa có nhiều thời gian để tìm hiểu bộ sách mới, thời gian tập huấn không



4
có nhiều do vậy có khá nhiều khó khăn trong việc nắm bắt chương trình cũng như
tổ chức các phương thức dạy học chưa được linh hoạt sáng tạo.
Đối với học sinh:
Do tình hình dịch COVID - 19 diễn biến phức tạp nên thời gian học sinh học tập
trực tuyến nhiều cũng đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình học tập của các em.
Trình độ nhận thức của học sinh chưa được đồng đều nên việc tiếp thu kiến thức
của các em cịn gặp nhiều khó khăn.
Học sinh lớp 2 nhận thức cảm tính chiếm ưu thế hơn nhận thức lý tính. Các
em dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ cơng thức, kiến thức dựa trên mơ hình, sơ đồ, hình
ảnh động mà các em được trực tiếp quan sát. Các em rất tị mị, ham thích tìm hiểu
tốn học, tìm hiểu khơng gian xung quanh và rất thích tham gia các hoạt động mang
tính thực tiễn.
Vậy làm thế nào để các em nắm chắc chắn được nội dung chương trình Tốn
2 theo định hướng phát triển năng lực tạo tiền đề sau này để các em có kĩ năng
tính tốn nhanh cộng, trừ, nhân, chia, giải tốn có lời văn. Các số lớn hơn như: số
có 3; 4; 5…chữ số. Đó là cả một q trình sử dụng các phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học định hướng phát triển năng lực đem lại hiệu quả.
Với những lí do trên, việc đề xuất Biện pháp“ Đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học Tốn 2 theo định hướng phát triển năng lực” là điều cần
thiết trong dạy học mơn Tốn 2 ở tiểu học.
2. Nội dung sáng kiến giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.
2.1. Mục đích của giải pháp:
Nhằm để giải quyết các vấn đề cịn hạn chế nâng cao chất lượng mơn Tốn.
Phát huy tính tích cực, sáng tạo của giáo viên trong việc vận dụng, kết hợp linh
hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh.
Học sinh chủ động tiếp thu, ghi nhớ kiến thức, phát huy những khả năng, lập

luận, tư duy, sáng tạo, kĩ năng tính tốn, giải quyết vấn đề tốn học nhanh gọn,
chính xác. Học sinh hứng thú, u thích tìm hiểu, khám phá phát huy năng khiếu
tốn học. Vận dụng tốt những kiến thức toán học vào cuộc sống hàng ngày.
2.2 Nội dung giải pháp
2.2.1 Nội dung:
Dạy học với những phương pháp, hình thức tổ chức truyền thống lấy giáo
viên làm trung tâm hạn chế những khả năng tư duy, sáng tạo, sự trao đổi giữa
người học với thầy cô. Học sinh học tập thụ động dựa dẫm nhiều vào sự dẫn dắt
của giáo viên, học sinh không có hứng thú khi học. Chính vì vậy các kỹ năng học
tập, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh cịn ấp úng khơng linh hoạt, khơng


5
chủ động lĩnh hội kiến thức bởi mỗi em có mức độ đón nhận kiến thức khác nhau.
Dẫn đến kết quả học tập mơn Tốn chưa cao.
Dạy học với những phương pháp, hình thức tổ chức phát triển phẩm chất,
năng lực lấy học sinh làm trung tâm khắc phục được những hạn chế của phương
pháp dạy học truyền thống như: Học sinh chủ động tiếp thu, ghi nhớ kiến thức,
phát huy những khả năng, lập luận, tư duy, sáng tạo, kĩ năng tính tốn, giải quyết
vấn đề tốn học nhanh gọn, chính xác. Học sinh hứng thú, u thích tìm hiểu, phát
huy năng khiếu toán học. Vận dụng tốt những kiến thức tốn học vào cuộc sống
hàng ngày.
Qua q trình nghiên cứu đề tài, tơi nhận thấy vai trị và tầm quan trọng của
Biện pháp:“Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Toán 2 theo định
hướng phát triển năng lực” là rất thiết thực, cần thiết đối với hoạt động dạy và
học. Vì vậy tơi đưa ra cách thức và các bước thực hiện biện pháp như sau:
2.2.2. Cách thức thực hiện
a) Phương pháp trực quan:
Là một phương pháp dạy học tốn mà ở đó người giáo viên hướng dẫn cho
học sinh nắm được tri thức kĩ năng của mơn tốn dựa trên các hoạt động quan sát

trực tiếp của học sinh đối với các hiện tượng, các sự vật cụ thể có ở đời sống xung
quanh. Khi sử dụng phương pháp trực quan cần lưu ý đồ dùng trực quan phải đẹp,
sặc sỡ, sinh động. Đồ dùng trực quan phải phong phú đa dạng.
* Cách sử dụng:
Với phương pháp này giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên
các sự vật, học sinh tự khám phá kiến thức, giáo viên nhận xét kết luận vì vậy học
sinh nắm chắc kiến thức và kĩ năng tương ứng.
Ví dụ: Dạy bài Phép nhân Tốn 2 ( trang 6 )
Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh, bang đĩa, đồ dùng minh họa, hệ thống các câu
hỏi mang tính khám phá nội dung bài học.
Hình thức tổ chức giáo viên cho làm việc cả lớp.
Giáo viên trình chiếu tranh, ảnh, đồ dùng minh họa… Giáo viên đưa ra định
hướng quan sát cho học sinh.
Học sinh quan sát tự khám phá nội dung trong các bức tranh, ảnh…
Giáo viên yêu cầu một số bạn trả lời khi đã khám phá xong tranh, ảnh…
Nói với bạn về những điều em quan sát được?
Mỗi chiếc tàu lượn trở bao nhiêu bạn?
Các bạn quan sát trên trụ đu quay có bao nhiêu chiếc tàu lượn?
Tất cả có bao nhiêu bạn ngồi trên tàu lượn?
Em đã thực hiện tính số bạn bằng cách nào?


6
Giáo viên nhận xét kết luận và đưa ra các số tương ứng 3+3+3+3+3 = 15
hoặc 3 được lấy 5 lần ta viết phép nhân 3 x 5 = 15
Giáo viên thường xuyên sử dụng hình ảnh trực quan (ảnh động) cho học sinh
quan sát tạo hứng thú, yêu thích.
Tăng cường liên hệ đưa học sinh vào quan sát thực tiễn.
Trong lớp có 3 bàn học, mỗi bàn ngồi 2 học sinh. Hỏi tất cả có bao nhiêu
học sinh?

Hướng dẫn học sinh tham gia vào thao tác đồ dùng trực quan.
Qua quá trình quan sát tự khám phá nội dung bài học thơng qua tranh ảnh…
học sinh rất có hứng thú, tự tin chủ động hình thành kiến thức và ghi nhớ khắc
sâu kiến thức, tạo khả năng giao tiếp toán học giữa giáo viên với học sinh, học
sinh với học sinh.
Chú ý: Khi đưa hình ảnh, đồ dung trực quan… cần rõ nét, đảm bảo hướng
quan sát rộng cho tất cả cho học sinh quan sát.
Ln tìm cách phát huy tính tích cực của học sinh với đồ dùng trực quan, đồ
dùng trực quan phải gắn liền với nội dung bài học.
Quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào đồ dùng trực quan giáo viên
chuẩn bị.
b) Phương pháp gợi mở - vấn đáp:
Là một phương pháp dạy học tốn mà ở đó người giáo viên khơng đưa ra
kiến thức trực tiếp mà giáo viên dùng hệ thống câu hỏi cho học sinh suy nghĩ trả
lời từng câu.
* Lưu ý khi sử dụng phương pháp này
Câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác.
Câu hỏi khơng được q dễ hay quá khó.
Câu hỏi phải làm cho học sinh suy nghĩ.
Không đưa ra những câu hỏi mà học sinh chỉ phải trả lời ở dạng có, khơng,
đúng, sai.
Ví dụ : Bài 2 - Toán 2 ( trang 53 )
So sánh số học sinh của các trường tiểu học dưới đây:
Trường Kim Đồng 581 học sinh; trường Thành Công 496 học sinh; trường
Quyết Thắng 605 học sinh.
Hình thức tổ chức thảo luận nhóm.
Giáo viên cần chuẩn bị sẵn hệ thống các câu hỏi từ dễ đến khó.
Giáo viên cho học sinh đọc và phân tích yêu cầu bài.
Bài yêu cầu các em cần làm gì?



7
Số học sinh của mỗi trường là bao nhiêu em?
Các em dùng phép so sánh nào để thực hiện bài?
Trường Kim Đồng và Thành Cơng trường nào có số học sinh nhiều hơn?
Trường nào có số học sinh ít hơn?
Trường nào có số học sinh lớn nhất?
Trường nào có số học sinh nhỏ nhất?
Những nhóm nào có kết quả khác?
Em hãy giải thích cách làm bài của nhóm mình?
* Chú ý:
Giáo viên hỏi có bao nhiêu nhóm kết quả a? Bao nhiêu nhóm kết quả b?
Làm cho học sinh hiểu được điều sai để nhận ra đúng.
Không nên kết luận quá sớm.
Ứng xử phù hợp không áp đặt.
* Cách hỏi:
Giáo viên đưa ra câu hỏi trước để học sinh suy nghĩ rồi mới yêu cầu cách trả
lời.
Khi hỏi không nên để học sinh trả lời đồng thanh, nói leo hoặc “vuốt đuôi”.
Khi học sinh trả lời giáo viên cần chú ý lắng nghe để sửa chữa sai về mặt
ngôn ngữ hoặc về mặt tốn học.
Cần khuyến khích học sinh tự sửa chữa sai của mình với của bạn.
Thường xuyên khen thưởng, khích lệ học sinh.
Qua phương pháp gợi mở vấn đáp kích thích tư duy độc lập của học sinh,
dạy học sinh cách tự suy nghĩ đúng đắn. Bằng cách này học sinh dễ dàng ghi nhớ
khắc sâu kiến thức, lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học, làm cho khơng khí lớp
học sơi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của học sinh, rèn
luyện cho học sinh năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt của
người khác. Tạo môi trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập. học sinh yếu
kém có điều kiện học tập các bạn trong nhóm, có điều kiện tiến bộ trong q trình

hồn thành các nhiệm vụ được giao.
c) Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề:
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học tốn mà ở
đó người giáo viên tạo ra các tình huống có vấn đề, rồi điều khiển học sinh tự phát
hiện vấn đề hoạt động tự giác và tích cực để giải quyết vấn đề thơng qua đó đạt
được mục tiêu học.
* Thế nào là một vấn đề đối với người học.
- Người học chưa thể thực hiện được yêu cầu đặt ra


8
- Người học chưa được học một qui tắc có tính chất thuật giải để giải đáp
câu hỏi hoặc để thực hiện yêu cầu đặt ra.
* Thế nào là một tình huống có vấn đề
- Tồn tại một vấn đề theo nghĩa trên.
- Tình huống phải gửi nhu cầu nhận thức.
- Phải tạo được niềm tin ở khả năng người học
* Các bước tiến hành
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, thường là đưa ra tình huống có vấn đề để
học sinh trực tiếp chỉ ra vấn đề hoặc là học sinh sau khi tìm hiểu sẽ tự tìm ra vấn
đề.
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các chiến lược để giải quyết
vấn đề.
- Bước 3: Giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh.
- Bước 4: Hướng dẫn học sinh cách trình bày giải quyết vấn đề.
- Trình bày khả năng ngơn ngữ và khả năng tốn học được hình thành
Ví dụ: Dạy bài Phép cộng ( khơng nhớ) trong phạm vi 1000
Hình thức tổ chức cá nhân hoặc hoạt động nhóm.
Giáo viên đưa ra bài tốn có vấn đề.
Khoanh trịn vào đáp án đúng trong phép tính sau:

+

405
52

+

405

405

405

52

52

455

457

502

A

B

C

52

605
D

Học sinh quan sát, thảo luận nêu ra tình huống có vấn đề trong bài.
Học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
Học sinh trình bầy, chia sẻ vấn đề nhận biết cách đặt tính trong mỗi phép
tính.
Hình thành phép tính đúng.
Giáo viên là người theo dõi, quan sát, nhận xét, kết luận khen thưởng.
Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề rèn luyện kỹ năng tư duy, phân
tích, đánh giá, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán cho mỗi học sinh, phát triển được
khả năng xem xét, tìm tịi dưới nhiều góc độ khác nhau của bài tốn. Trong q
trình tìm hiểu vấn đề, học sinh cịn có khả năng làm việc cá nhân, hợp tác làm
việc nhóm, tìm tịi và trao đổi hay bàn luận, khả năng tự tin giao tiếp tốn học với
các bạn cùng nhóm để tìm ra cách thức giải quyết vấn đề nhanh nhất, hiệu quả
nhất.


9
Nhờ đó học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức tốn học hơn. Các em có
năng lực trong giải quyết vấn đề tốn học. Đây chính là năng lực các em học sinh
phải có và hồn thành tốt để thích ứng với sự phát triển của xã hội.
d) Phương pháp luyện tập thực hành:
Là phương pháp dạy học toán mà ở đó người giáo viên tổ chức cho học sinh
giải quyết các nhiệm vụ hay các bài tập để tự học sinh khắc sâu kiến thức đã học
hoặc phát triển kiến thức đó trở thành kiến thức mới hoặc vận dụng kiến thức đó
làm tính giải tốn và áp dụng thực tế.
- Lưu ý: 3/4 tổng số tiết toán là luyện tập thực hành.
- Phải có sự chuẩn bị tốt cho việc luyện tập thực hành.
- Tơn trọng tính độc lập của học sinh, để học sinh suy nghĩ tìm ra biện pháp

thực hành.
Ví dụ: Dạy bài Luyện tập - Toán 2 ( trang 62 )
Học sinh đọc yêu cầu, phân tích để hiểu yêu cầu bài.
Học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm bài
Em hãy nói cách làm bài của mình?
Qua mỗi dạng bài tập giáo viên cho học sinh đúc kết kiến thức đã học khi
học sinh vận dụng làm bài.
Qua mỗi dạng bài tập đã làm các em đã vận dụng kiến thức đã học nào?
Giáo viên là người nhận xét, kết luận kiến thức, khen thưởng, động viên, khích
lệ.
Phương pháp giúp học sinh trong việc củng cố kiến thức toán, tinh lọc và
trau chuốt các kĩ năng toán đã học vận dụng vào giải các bài toán một cách nhanh
gọn, hiệu quả. Tạo cơ sở cho việc xây dựng kĩ năng nhận thức ở mức độ Tốn học
cao hơn.
* Tóm lại:
Biện pháp“Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Tốn 2 theo
định hướng phát triển năng lực” là rất thiết thực, rất cần thiết đối với hoạt động
dạy và học, có vai trị và tầm quan trọng trong việc hình thành phẩm chất và năng
lực học sinh theo xu hướng phát triển tồn diện Giáo dục.
2.2.3. Tính mới, sự khác biệt của biện pháp.
Sau một thời gian áp dụng biện pháp“ Đổi mới phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học Tốn 2 theo định hướng phát triển năng lực” điểm mấu chốt mà
tơi rút ra ở đây có tính khác biệt đó là: Giáo viên có khả năng dạy học phân hóa
phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp giúp nâng cao chất lượng mơn
Tốn và học sinh được phát triển năng lực, phẩm chất Tốn học một cách tồn
diện.
3. Khả năng áp dụng của biện pháp
Áp dụng trong dạy học mơn Tốn tại các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh
Yên Bái.



10
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng biện pháp:
Trong năm học 2021- 2022 được sự phê duyệt, đánh giá cao của Ban
Lãnh đạo nhà trường và tổ chun mơn về biện pháp“ Đổi mới phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học Toán 2 theo định hướng phát triển năng lực”. Tôi đã
triển khai và áp dụng, áp dụng thử nghiệm biện pháp vào mơn Tốn tại lớp 2A,
2B.
Kết quả quá trình kiểm tra khảo sát chất lượng ở lớp 2A và 2B năm học
2021-2022 trong học kì I khi áp dụng biện pháp“ Đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học Tốn 2 theo định hướng phát triển năng lực” đã có chuyển
biến khác biệt, chất lượng mơn Tốn tăng lên rõ rệt ở đầu năm so với cuối kì I
như sau:
* Kết quả đánh giá chất lượng mơn Tốn lớp 2 :
Lớp

TSHS

KQ khảo sát HS trước khi vận dụng
dạy sáng kiến đầu năm học
HTT
HT
CHT

KQ khảo sát HS sau khi vận
dụng dạy sáng kiến cuối học kì I
HTT
HT
CHT


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

2A

37

16

43,2


17

45,9

4

10,9

23

62

12

32,4

2

2B

34

14

41

18

53


2

6

20

59

14

41

0

So sánh kết quả
HT
Giảm

CHT
Giảm

5,6 18,8% 13,5%

5,3%

%

HTT
Tăng
18%


12%

6%

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
TT

1

2

Họ và tên

Hồng Thị
Ngọc Mai

Đỗ Trọng Tứ

Năm
sinh

1990

1984

Nơi cơng tác
Chức
(hoặc nơi
danh

thường trú)

Trình độ
chun
mơn

Nội dung
công việc hỗ trợ

Trường Tiểu
học Nguyễn
Trãi

Giáo
viên

Đại học

Khảo sát, dạy thực
nghiệm, dự giờ,
trao đổi rút kinh
nghiệm các tiết
dạy.

Trường Tiểu
học Nguyễn
Trãi

Giáo
viên


Đại học

Khảo sát, dạy thực
nghiệm

* Kết luận: Việc áp dụng biện pháp“ Đổi mới phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học Tốn 2 theo định hướng phát triển năng lực” trong dạy học Tốn
lớp 2 ở kì I năm học 2021-2022 đã có kết quả chất lượng mơn Tốn tăng rõ rệt.
Qua đó khắc phục các hạn chế trong dạy học truyền thống và có hiệu quả cao
trong sự hình thành phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh như: Học sinh
chủ động tiếp thu, ghi nhớ kiến thức, phát huy những khả năng, lập luận, tư duy,
sáng tạo, kĩ năng tính tốn, giải quyết vấn đề tốn học nhanh gọn, chính xác. Học
sinh hứng thú, u thích tìm hiểu, phát huy năng khiếu toán học. Vận dụng tốt


11
những kiến thức toán học vào cuộc sống hàng ngày. Tơi tin tưởng kết quả trong
học kì II tới học sinh đạt kết quả cao hơn so với kì I.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Nội dung sáng kiến.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Tập thể học sinh khối lớp 4 lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Trãi.
Cơ sở vật chất hiện có của lớp, của nhà trường, trang thiết bị đồ dùng dạy
học, máy tính, máy chiếu…
Giáo viên cần nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò, cách thực hiện biện pháp,
tạo hiệu quả trong mơn tốn 2.
8. Tài liệu kèm theo: Khơng
III. CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN
QUYỀN.
Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật

và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Yên Bái, ngày 6 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Đỗ Trọng Tứ


12
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………



×