Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.79 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực Tốn Tiểu học)
BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TỐN
CĨ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2

Tác giả: Nguyễn Hồng Thu
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi,
Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022


2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng giải tốn có lời văn cho học sinh
lớp 2.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Lĩnh vực Tiểu học
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
- Khối lớp 2, trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
- Thời gian áp dụng: Từ 15 tháng 9 năm 2021 đến nay.
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Hồng Thu
Năm sinh: 1977
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Tiểu học.


Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên
Bái.
Điện thoại: 0372313262
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục, đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thơng
năm 2018, mơn tốn có vai trị vơ cùng quan trọng vì nó giúp cho học sinh ngày
càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ
bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có
hệ thống và chính xác.
Mơn tốn cịn góp phần giúp các em hình thành và phát triển các năng lực
chung, phẩm chất chủ yếu và năng lực môn tốn theo các mức độ phù hợp với
mơn học. Giúp phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để các em
được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn. Tạo lập sự kết nối giữa các ý
tưởng toán học, toán học với thực tiễn, giữa tốn học với các mơn học và hoạt
động giáo dục khác.


3
Góp phần rèn luyện, phát triển năng lực tư duy, lập luận, phương pháp suy
luận, ý tưởng, cách thức đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí
thơng minh, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác các kiến thức, kĩ năng mơn tốn cịn
có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn.
Trong nhiều năm giảng dạy tơi thấy việc dạy giải tốn có lời văn bậc tiểu
học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là rất cần thiết, ở lứa tuổi này tư duy của các
em cịn hạn chế về mặt suy luận, phân tích nên việc dạy giải tốn có lời văn ở lớp
2 sẽ góp phần giúp cho các em phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan
sát, trí tưởng tượng phong phú. Hình thành tốt khả năng giải tốn có lời văn, đặt

nền móng vững chắc cho các em học tốt mơn tốn ở các lớp trên.
Các em được làm quen với tốn có lời văn ngay từ lớp 1 nhưng ở mức độ
đơn giản liên quan đến ý nghĩa của phép cộng, phép trừ. Lên lớp 2 các em tiếp tục
giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ và bài tốn về nhiều hơn, ít
hơn … Có thể nói, đây quả thực là một khó khăn đối với học sinh khi học giải
tốn có lời văn, do đó một số em có thái độ chưa tích cực đối với những bài tốn
có lời văn.
Trong những năm gần đây tôi được phân công giảng dạy lớp 2, đặc biệt là
lớp 2I năm học 2021-2022 tôi làm chủ nhiệm có nhiều em cịn gặp khó khăn trong
giải tốn có lời văn. Do vậy với kinh nghiệm của bản thân, qua nghiên cứu tài liệu
và trao đổi thảo luận với đồng nghiệp tôi đưa ra “Biện pháp rèn kĩ năng giải
tốn có lời văn cho học sinh lớp 2” để giúp các em học tốt hơn.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
- Giúp học sinh khắc phục những hạn chế, khó khăn trong giải bài tốn có
lời văn.
- Giúp cho học sinh xác định được dạng toán trước khi giải.
- Học sinh có kĩ năng giải tốn có lời văn.
- Nâng cao chất lượng dạy học mơn tốn, góp phần thực hiện tốt chương
trình giáo dục phổ thơng 2018.
- Vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết các tình huống gắn với thực
tế.
- Giúp cho giáo viên dễ dàng hơn khi hướng dẫn học sinh lớp 2 giải bài tốn
có lời văn.
2.2. Nội dung giải pháp


4
2.2.1 Hướng dẫn học sinh nắm được các bước trong q trình giải tốn
có lời văn

* Các bước:
Bước 1: Đọc bài toán (đề bài)
- Bước này là một trong các khâu quan trọng để các em có thể hiểu bài toán.
Lưu ý: Muốn làm được tốt khâu này, giáo viên cần rèn cho học sinh khả
năng đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch. Có đọc tốt thì các em mới hiểu được nội
dung bài toán.
Bước 2: Hiểu (hiểu bài toán)
- HS tìm hiểu bài tốn:
+ Bài tốn cho biết gì?
+ Bài tốn hỏi gì?
- HS đưa ra cách tóm tắt bài toán (bằng lời, bằng sơ đồ)
Bước 3: Nghĩ
- Dựa vào bước tìm hiểu bài tốn (bước 2) để xác định bài toán thuộc dạng
nào.
- Chọn phương án giải bài tốn.
- Chọn phép tính giải phù hợp.
Bước 4: Nói
- Xác định được câu lời giải phù hợp.
- Biểu đạt rõ ràng câu lời giải.
* Tiến trình giải bài:
- Hướng dẫn HS biết cách trình bày bài giải.
+ Viết câu lời giải
+ Viết phép tính
+ Viết đáp số
* Ví dụ cụ thể:
Một rạp xiếc thú có 8 diễn viên thú, người ta vừa huấn luyện thêm được 5
diễn viên thú nữa. Hỏi rạp xiếc đó có tất cả bao nhiêu diễn viên thú ?
Bước 1: Đọc bài toán (2,3 lần)



5
Bước 2: Hiểu
- Tìm hiểu bài tốn:
+ Bài tốn cho biết gì? (Có 8 diễn viên thú, huấn luyện thêm 5 diễn viên thú)
+ Bài tốn hỏi gì? (Có tất cả bao nhiêu diễn viên thú)
- Tóm tắt bài tốn


: 8 diễn viên thú

Thêm

: 5 diễn viên thú

Có tất cả : ? diễn viên thú
Bước 3: Nghĩ
- Xác định dạng toán: (Dạng bài toán liên quan đến phép cộng)
- Chọn phương án giải: Phép cộng
- Chọn phép tính giải phù hợp: 8 + 5
Bước 4: Nói
- Rạp xiếc có tất cả số diễn viên thú là:
Bài giải
Rạp xiếc có tất cả số diễn viên thú là:
8 + 5 = 13 (diễn viên)
Đáp số: 13 diễn viên thú
2.2.2. Dạy giải toán dựa vào “từ khóa” để xác định các dạng tốn trước
khi giải
* Hướng dẫn xác định “từ khóa” trong bài tốn giải bằng phép cộng
- Tơi chia các bài tốn giải bằng phép cộng thành 2 kiểu:
+ Kiểu 1: Bài tốn liên quan đến phép cộng. Trong đó có hai dạng bài:

Thêm vào dữ kiện đã biết một số đơn vị rồi tính tổng hoặc gộp hai thành phần đã
biết lại để tính tổng. Từ khóa trong dạng tốn này có thể dựa vào dữ kiện đã biết
hoặc câu hỏi của bài toán hoặc cả dữ kiện đã biết và câu hỏi của bài tốn.
Ví dụ 1: Nhà An có 15 con gà, mẹ mua thêm 5 con gà. Hỏi nhà An có tất
cả bao nhiêu con gà ?
Ví dụ 2: Một trang trại có 28 con dê đen và 14 con dê trắng. Hỏi trang trại
đó có tất cả bao nhiêu con dê ?


6
+ Kiểu 2: Bài tốn về nhiều hơn. (Trong đó có bài tốn đại trà và bài tốn
mở rộng). Để xác định được dạng toán trong bài toán mở rộng, tôi hướng dẫn các
em đọc kĩ đề, xác định kĩ đối tượng cần so sánh, lập bài toán mới rồi sử dụng bài
toán mới để xác định dạng toán rồi mới giải.
Ví dụ 1: Tổ Một có 6 bơng hoa, tổ Ba nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa. Hỏi
tổ Ba có mấy bơng hoa ?
Ví dụ 2: Tổ Một có 6 bơng hoa, tổ Một ít hơn tổ Ba 2 bơng hoa. Hỏi tổ Ba
có mấy bơng hoa ?
Với hai bài tốn này, tơi hướng dẫn học sinh quan tâm đến các dữ kiện đã
cho để xác định từ khóa. Ngay sau dữ kiện thứ hai của bài tốn là đối tượng khác
đối tượng ban đầu (trong ví dụ này phải là tổ Ba) thì đó là bài tốn đại trà, còn
ngay sau dữ kiện thứ hai của bài toán, vẫn là đối tượng của dữ kiện thứ nhất trong
bài (trong ví dụ này lại vẫn là tổ Một) thì đó là bài tốn về nhiều hơn dạng mở
rộng. Cụ thể:
Ví dụ 1: Tổ Một có 6 bơng hoa, tổ Ba nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa.
2 đối tượng khác nhau -> Bài tốn đại trà.
Ví dụ 2: Tổ Một có 6 bơng hoa, tổ Một ít hơn tổ Ba 2 bông hoa
2 đối tượng giống nhau -> Bài toán mở rộng.
Cách lập bài toán mới đối với bài tốn mở rộng:
Tổ Một có 6 bơng hoa, tổ Một ít hơn tổ Ba 2 bơng hoa. Hỏi tổ Ba có mấy

bơng hoa?
Giữ ngun

Tổ Ba nhiều hơn tổ Một

Giữ nguyên

- Vậy cách xác định các từ khóa trong bài toán giải bằng phép cộng là:
Bài toán

Dựa vào dữ kiện Dựa vào câu
đã biết
hỏi

Dạng Tốn

Trong vườn có 9 cây táo, mẹ
trồng thêm 6 cây táo nữa.
Hỏi trong vườn có tất cả bao Từ khóa: Trồng
thêm
nhiêu cây táo ?

Từ khóa: có
tất cả

Tìm tổng

Trong thư viện có 25 học
sinh trai và 32 học sinh gái.
Hỏi tất cả có bao nhiêu học

sinh trong thư viện ?

Từ khóa: tất
cả có

Tìm tổng


7
Mai gấp được 7 cái thuyền.
Toàn gấp nhiều hơn Mai 5
cái thuyền. Hỏi Toàn gấp
được bao nhiêu cái thuyền ?
Minh có 24 bưu ảnh, Minh
có ít hơn Tuấn 10 bưu ảnh.
Hỏi Tuấn có bao nhiêu bưu
ảnh ?

Từ khóa: nhiều
hơn

Từ khóa: “ít
hơn”

Bài tốn về
nhiều hơn
Bài tốn về
nhiều hơn
dạng mở rộng


Trong q trình giảng dạy, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số
từ khóa cho dạng bài này như:
- Kiểu 1: Bài toán liên quan đến phép cộng
+ Dữ kiện đã biết: thêm, trồng thêm, bay đến, cho thêm, …
+ Câu hỏi: tất cả, có tất cả, có bao nhiêu …
- Kiểu 2: Bài toán về nhiều hơn: hơn, nặng hơn, cao hơn, dài hơn, nhiều
hơn hoặc“ít hơn, nhẹ hơn”... ở phần dữ kiện đã biết.
2.3. Tính mới
- Giáo viên giúp học sinh xác định được dạng bài toán có lời văn có liên
quan đến phép cộng thơng qua các “từ khóa” một cách nhanh và chính xác.
- Tạo cho học sinh kĩ năng ghi nhớ, khắc sâu cách xác định dạng tốn, các
bước giải bài tốn có lời văn. Qua đó các em hiểu một cách dễ dàng nội dung, yêu
cầu bài toán, giúp các em xác định được câu lời giải và phép tính đúng.
- Thơng qua các bước giải toán và xác định dạng toán dựa vào từ khóa, giúp
tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều giải được các bài toán liên quan đến
phép cộng.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt mơn tốn, có khả năng áp dụng
tốt vào trong dạy giải bài tốn có lời văn trên mọi đối tượng học sinh. Góp phần
giúp nâng cao chất lượng học tập mơn tốn. Qua thời gian thử nghiệm, biện pháp
đã được đưa vào áp dụng thực hiện trong khối lớp 2, trường Tiểu học Nguyễn
Trãi.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
- Sau hơn hai tháng áp dụng biện pháp vào giải bài tốn có lời văn, học sinh
lớp tơi có tiến bộ rõ rệt, các em nắm được dạng toán, cách giải, làm được bài


8
nhanh. Các em có hứng thú hơn trong giờ học tốn, mạnh dạn trao đổi để chất
lượng giải tốn có lời văn được nâng cao.

- Tôi cho học sinh làm bài khảo sát thơng qua giải bài tốn có lời văn, kết
quả như sau:
KQ khảo sát HS trước khi
vận dụng sáng kiến

KQ khảo sát HS sau khi
vận dụng sáng kiến

So sánh kết quả

TS
Lớp
HS

HTT

HT

CHT

SL % SL % SL

2I 44 15 34,1 26 59,1 3

%

HTT
SL

%


HT

CHT

SL % SL

%

Trước

Sau

HTT CHT HTT CHT

6,8 25 56,8 18 40,9 1 2,3% 34,1

6,8 56,8 2,3%

Biện pháp đưa váo áp dụng chỉ trong thời gian ngắn kết quả học tốn nói
chung, giải tốn có lời văn nói riêng đã được nâng lên, các em vận dụng vào trong
từng bài tập cụ thể một các nhẹ nhàng, linh hoạt, hiệu quả, tạo cho lớp có khơng
khí học tốn sơi nổi.
5. Các thơng tin cần được bảo mật
- Khơng có.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
- Về cơ sở vật chất trường Tiểu học Nguyễn Trãi đáp ứng được đầy đủ, rất thuận
lợi cho việc dạy và học của cơ, trị trong nhà trường: Phịng học thơng minh (máy
chiếu, bảng tương tác, máy chiếu vật thể); các loại sách, tài liệu tham khảo.)

* Về đội ngũ giáo viên
- Giáo viên giảng dạy đạt trình độ chuẩn về chuyên môn đào tạo.
- Giáo viên tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin vào việc tổ chức các hoạt động dạy và học.
- Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, tích cực thăm lớp, dự giờ
đồng nghiệp để trao đổi, rút kinh nghiệm qua các giờ dạy.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh theo hướng
dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


9
- Nhà trường, tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức chuyên đề về việc đổi
mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giải pháp nêu trên.
7. Tài liệu gửi kèm
- Khơng có.
III. Cam kết khơng sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết tất cả nội dung của giải pháp đã nêu ở trên không sao chép
ở bất cứ đâu. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với cấp trên.
Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Nguyễn Hồng Thu


10
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


11


12



×