Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Biên soạn tài liệu bản sắc văn hóa dân tộc mông áp dụng trong trường học du lịch tại tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 25 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
“BIÊN SOẠN VÀ ÁP DỤNG TÀI LIỆU BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC
MƠNG TRONG TRƯỜNG HỌC DU LỊCH TẠI TỈNH YÊN BÁI”

Tác giả: Vũ Thị Mai Oanh
Trình độ chuyên mơn: Thạc sĩ
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác: Trường CĐSP Yên Bái

Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022


2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Khoa học và Đào tạo tỉnh Yên Bái
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Số
TT

1

Họ và tên



Ngày tháng
năm sinh

Vũ Thị Mai Oanh 05/8/1982

Nơi công tác
(hoặc nơi thường trú)

Chức
danh

Trình độ
chun mơn

Trường CĐSP n
Bái

Phó
Hiệu
trưởng

Thạc sĩ

- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biên soạn và áp dụng tài liệu
bản sắc văn hóa dân tộc Mơng trong Trường học du lịch tại tỉnh Yên Bái.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường CĐSP Yên Bái.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
I. Mô tả bản chất của sáng kiến
1. Về nội dung của sáng kiến

a. Cơ sở lý luận để nghiên cứu sáng kiến
Tìm hiểu khái niệm về trường học du lịch và các tài liệu hiện đang sử dụng
trong Trường học du lịch.
Tìm hiểu những định hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc trong nhà trường.
Tìm hiểu sự cần thiết, cách thức, nội dung biên soạn tài liệu bổ sung kiến
thức về bản sắc văn hóa dân tộc Mơng phục vụ Trường học du lịch trên địa bàn có
tiềm năng phát triển du lịch và có đơng đồng bào Mơng sinh sống.
b. Tìm hiểu thực trạng
- Thực trạng tài liệu nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc Mơng đang được
sử dụng trong giảng dạy ngồi giờ tại các trường phổ thơng.
- Mức độ quan tâm của lãnh đạo các trường.
- Sự cần thiết biên soạn cuốn tài liệu.
- Mức độ quan tâm của người có uy tín là người Mơng, các già làng trưởng
bản và người dân đối với việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mơng tại tỉnh n
Bái.


3

c. Đề xuất giải pháp biên soạn tài liệu bản sắc văn hóa dân tộc Mơng áp
dụng trong Trường học du lịch tại tỉnh Yên Bái.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tôi đã đề xuất một số nội dung giải pháp:
- Giải pháp 1: Biên soạn tài liệu bản sắc văn hóa dân tộc Mơng áp dụng
trong Trường học du lịch tại tỉnh Yên Bái.
Ở giải pháp này, tác giả đã thực nghiên cứu các tài liệu về văn hóa dân tộc
Mơng và địa bàn cư trú của họ, tiến hành khảo sát thực địa, khảo sát qua phiếu,
chốt tài liệu với hơn 100 người là cán bộ, người dân, giáo viên và học sinh của 03
trường. Tài liệu hồn thành theo hình thức topic (chủ đề), được chia thành 5 nhóm
nội dung. Là tài liệu phục vụ trường học du lịch, gắn giáo dục với du lịch, trợ giúp

người dân phát triển du lịch cộng đồng, do đó, các topic được biên soạn theo hướng
ngắn gọn (từ 0,5 – 1,5 trang) để đủ dung lượng thời gian hợp lý cho hướng dẫn
viên du lịch trong quá trình giới thiệu bản sắc dân tộc Mông và địa bàn cư trú của
họ với khách du lịch. Từ đó, yêu cầu lượng kiến thức trong mỗi topic cần rất ngắn,
hấp dẫn, mới lạ, ngôn ngữ đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc, văn phong ngắn gọn, khơng
cầu kì, ít dùng các biện pháp tu từ. Tùy điều kiện thời gian, mỗi trường có thể linh
hoạt lựa chọn các chủ đề để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, giữ gìn và phát huy bản
sắc dân tộc mình trong phát triển du lịch tại địa phương.
Nội dung sách đã được thông qua các hội thảo tại xã Suối Giàng (huyện Văn
Chấn), tại huyện Mù Cang Chải và Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái với sự
tham gia thẩm định trực tiếp của những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc
Mơng, sự góp ý từ các đồng chí lãnh đạo tỉnh n Bái là người Mông, từ Hội đồng
Nghiên cứu khoa học của Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái. Sự cần thiết của bộ
tài liệu đã được khảo sát cụ thể, trung thực trong hơn 100 người là cán bộ, lãnh
đạo, người có uy tín, người dân là dân tộc Mơng tại Yên Bái và nhận được sự đồng
thuận tuyệt đối.
- Giải pháp 2: Thiết kế bộ mẫu phiếu học thông minh origami và mẫu phiếu
học bổ trợ giúp giáo viên và học sinh tiếp cận các chủ đề một cách linh hoạt.
Ở giải pháp này, giáo viên được hướng dẫn cách thiết kế 1 phiếu học thơng
minh tích hợp kỹ năng sống, kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên tưởng, chơi trò chơi…
liên quan đến chủ đề đã chọn để học sinh nắm chắc, nắm sâu bài học ngay tại lớp.
Mỗi phiếu học được thiết kế hình vng, chia thành 04 ơ vng kiến thức chính và
04 ơ vng phụ tương ứng với các kỹ năng và kiến thức bổ trợ, giúp giáo viên và
học sinh có một giờ học thú vị và thực tế; kết thúc giờ học gấp được thành 1 hình
origami (theo nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản) tạo hứng thú đặc biệt cho học sinh.
Giáo viên được hướng dẫn thiết kế mẫu phiếu học bổ trợ kỹ năng phù hợp
với học sinh miền núi để có thể lựa chọn, đưa vào bổ trợ cho các phiếu học thơng
minh Origami.
- Giải pháp 3: Chương trình trải nghiệm thực tế
Hiện nay, các trường học du lịch đang thực hiện khá tốt nội dung này, tuy

nhiên học sinh chưa thực sự hiểu đúng, hiểu sâu về bản sắc văn hóa dân tộc mình.


4

Căn cứ kiến thức bảo tồn bản sắc văn hóa người Mông ở Yên Bái, các nhà trường
cần xây dựng lịch và yêu cầu trải nghiệm thực tế cho học sinh trong suốt khóa học
gắn với các lễ hội, nghề nghiệp truyền thống và mở rộng trải nghiệm các kỹ năng
sống, kỹ năng nghề mới để phát triển tính sáng tạo, thức dậy niềm tự hào bản sắc
dân tộc, mong muốn giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc mình của các em học sinh
người Mơng.
2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến có thể áp dụng như:
- Sáng kiến là tài liệu để giáo viên và học sinh trong trường học du lịch có
cơng cụ để chuyển Tài nguyên văn hóa và Tài nguyên con người thành Tài
nguyên du lịch, tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương, nhất là
vùng giàu tiềm năng du lịch có đơng đồng bào Mơng sinh sống.
- Sáng kiến có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng học sinh, đại trà cho
các trường học và áp dụng trong các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng, các doanh
nghiệp quan tâm đến du lịch cộng đồng, kể cả những trường, những khu vực cơ sở
vật chất cịn thiếu thốn, khó khăn.
- Sáng kiến áp dụng góp phần tạo nguồn nhân lực ban đầu cho các khóa đào
tạo nhân lực du lịch nâng cao, liên kết cấp chứng chỉ tại Trường Cao đẳng Sư phạm
Yên Bái.
II. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong các
trường học du lịch ở nơi giàu tiềm năng phát triển du lịch, có đơng đồng bào dân
tộc Mơng sinh sống.
III. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả
1. Đánh giá lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội

- Hiệu quả kinh tế:
+ Hiện nay mỗi khóa học bồi dưỡng kỹ năng phát triển du lịch ngắn hạn cho
50 học viên, nhà nước sử dụng 75 triệu đồng từ ngân sách. Sau khi Đề tài này được
triển khai thành công, nhân rộng 02 mơ hình sẽ tiết kiệm hàng tỉ đồng ngân sách
nhà nước mỗi năm, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cộng đồng dân cư phát triển
du lịch cộng đồng.
+ Phát triển kinh tế bền vững trên nguyên tắc làm du lịch cộng đồng từ nhân
tố cốt lõi (con người) thông qua thay đổi tư duy, cách làm, chú trọng phát triển
nguồn nhân lực du lịch từ trong nhà trường.
- Hiệu quả về mặt văn hóa:
+ Đầu vào: Các em học sinh là người Mông từ lớp 6 đến lớp 12.
+ Đầu ra: Người Mơng có nền tảng ban đầu đảm bảo kiến thức học nâng cao
các trình độ, trang bị kỹ năng cho phát triển du lịch cộng đồng.
+ Đóng góp cho cơng tác bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Mơng.


5

- Hiệu quả về mặt xã hội:
+ Tiếp cận công bằng trong giáo dục: Đây là tài liệu biên soạn đặc biệt dành
cho người Mơng, khơng có rào cản tuổi tác, trình độ, điều kiện kinh tế. Họ được
mang thứ họ có đến lớp, khơng cần đầu tư về kinh tế, được thụ hưởng mơi trường
An tồn, phát huy Bản sắc cá nhân và được đảm bảo Mục đích sống qua nghề
nghiệp.
+ Việc doanh nghiệp bảo bảo đầu ra cho học sinh tham gia chương trình học
giúp tạo việc làm cho người dân.
+ Góp phần xóa đói giảm nghèo ở huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Văn
Chấn.
2. Hiệu quả trong nhà trường và doanh nghiệp du lịch
Sau khi áp dụng đề tài “Biên soạn và áp dụng tài liệu bản sắc văn hóa dân

tộc Mơng trong Trường học du lịch tại tỉnh Yên Bái” trong các trường học và doanh
nghiệp, chất lượng đào tạo nhân lực tại trường học du lịch và doanh nghiệp du lịch
được nâng cao rõ rệt, đặc biệt có sự chuyển biến về chiều sâu.
Tơi xin cam đoan những nội dung trong đơn là hoàn toàn trung thực, đúng
sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2021
Người nộp đơn

Vũ Thị Mai Oanh


6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
Lĩnh vực : Giáo dục
“BIÊN SOẠN, ÁP DỤNG TÀI LIỆU BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC
MƠNG TRONG TRƯỜNG HỌC DU LỊCH TẠI TỈNH N BÁI”

Tác giả: Vũ Thị Mai Oanh
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác: Trường CĐSP Yên Bái

Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022


1


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Biên soạn tài liệu bản sắc văn hóa dân tộc Mông áp dụng
trong Trường học du lịch tại tỉnh Yên Bái.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
- Sử dụng trong hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để phát
triển du lịch trong Trường học du lịch tại tỉnh Yên Bái;
- Dùng trong học phần bản sắc văn hóa dân tộc tại chương trình Trung cấp
tiếng Anh du lịch tại Trường Cao đẳng sư phạm Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 01 tháng 10 năm 2019 đến ngày 30 tháng 12 năm 2021
5. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Mai Oanh
Năm sinh: 1982
Trình độ chuyên mơn: Thạc sĩ
Chức vụ cơng tác: Phó Hiệu trưởng.
Nơi làm việc: Trường CĐSP Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường CĐSP n Bái
Điện thoại: 0914828626
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
* Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới
Đến năm 2020, Yên Bái có mạng lưới giáo dục ổn định, phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
toàn diện cho học sinh, chú trọng phát triển giáo dục vùng dân tộc, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt chính sách phát triển giáo
dục gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia. Duy trì và từng bước nâng cao chất
lượng phổ cập giáo dục… Khái niệm “Trường học du lịch” bắt đầu được biết đến
khá rộng rãi tại huyện Mù Cang Chải. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu, tôi nhận thấy

dường như khái niệm này hiện đang được hiểu chưa đầy đủ, các trường mới chỉ
tập trung đầu tư cơ sở vật chất, bảo tồn bản sắc văn hóa theo hướng tự phát, thơng
qua các giờ nghỉ giải lao, với một số điệu múa khèn… Tức là đang thiếu “phần hồn
cốt” quan trọng, đó là khơi dậy tiềm năng bản sắc văn hóa trong chính các em học
sinh là người Mông và định hướng nghề nghiệp cho các em gắn với phát triển du
lịch như một ngành kinh tế bền vững.


2

Năm 2020, tôi thực hiện Đề tài: “Bảo tồn bản sắc văn hóa người Mơng xã
Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái phục vụ chương trình giảng dạy tại
Lớp học Chia sẻ, thuộc Dự án Bước chân của sách của Sở Giáo dục và Đào tạo
Yên Bái”, triển khai kế hoạch số 112-KH/SGD&ĐT ngày 09/7/2020 của Sở Giáo
dục và Đào tạo Yên Bái về tổ chức thực hiện Dự án Bước chân của sách trên địa
bàn tỉnh Yên Bái. Trong đó xác định xây dựng mơ hình “Lớp học chia sẻ” thực
hiện thí điểm tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh n Bái. Đây là mơ hình
lớp học cùng nhân dân địa phương các vùng khó khăn và doanh nghiệp chia sẻ kiến
thức cho trẻ em và người dân địa phương nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn
nhân lực tại chỗ cho địa phương phục vụ phát triển kinh tế, nhất là các lĩnh vực
dịch vụ, du lịch.
Từ giải pháp nói trên, trong q trình nghiên cứu, biên soạn, tôi nhận thấy
đồng bào Mông, nhất là những người có uy tín là dân tộc Mơng rất tha thiết biên
soạn những nét bản sắc văn hóa dân tộc của họ bằng tiếng Việt đẻ thuận lợi trong
việc phát triển những nét văn hóa đó trong nhà trường, giúp con, cháu họ có vốn
kiến thức bằng tiếng Việt phong phú, giới thiệu được những nét bản sắc đó cho
khách du lịch trong nước, tiến tới là khách du lịch nước ngồi (thơng qua bản dịch
bằng Tiếng Anh).
* Ưu nhược điểm của giải pháp cũ
Đối với “Lớp học chia sẻ” (S-class) tại Suối Giàng, theo lộ trình, lớp học đã

khai trương tháng 10/2020 tại khu vực “Ngôi làng hạnh phúc Nahill” thôn Bản
Mới, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Hiện nay cơ sở vật chất đã hoàn thiện dựa
trên nguồn kinh phí xã hội hóa từ doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác. Việc
xây dựng kế hoạch học tập ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu cụ thể cho từng nhóm
đối tượng đối với lớp học là rất cần thiết và mang ý nghĩa lâu dài, bước đầu đã tổ
chức các lớp học không biên giới và các lớp học trực tiếp để triển khai. Tuy nhiên,
hệ thống giáo dục và các doanh nghiệp chưa có sự đồng hành chặt chẽ và thống
nhất trong việc sử dụng cơ sở vật chất của lớp học. Việc sử dụng, khai thác bộ tài
liệu còn nhiều hạn chế, chưa thực sự thâm nhập sâu vào hệ thống giáo dục, nhất là
các Trường học du lịch.
* Sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới
Đề tài hướng tới phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mơng trong phát triển du
lịch tại các vùng có đơng đồng bào Mơng sinh sống và áp dụng trong Trường học
du lịch. Trong đó, bộ tài liệu được biên soạn theo chủ đề, dễ học, dễ sử dụng sẽ
giúp cho đồng bào dân tộc Mơng dễ dàng truyền tải bản sắc văn hóa của mình cho
khách du lịch là người Kinh và các dân tộc khác. Tài liệu khơng nhằm mục đích
dạy lại văn hóa Mơng cho trẻ em Mơng.
Qua khảo sát thực trạng về sự cần thiết của sử dụng bộ tài liệu bản sắc văn
hóa dân tộc Mơng ở n Bái trong Trường học du lịch (khảo sát 60 giáo viên/ 3
trường); khảo sát về hứng thú học các chủ đề trong bộ tài liệu (tổng hợp 3 trường


3

từ lớp 6 đến lớp 9 với số lượng học sinh là: 140 hs; khảo sát ý kiến người có uy tín
trong cộng đồng dân tộc Mơng về nội dung Bộ tài liệu số 1 “Bản sắc dân tộc Mông
gắn với tiềm năng du lịch vùng cư trú” (30 người); khảo sát ý kiến người dân là
dân tộc Mông đang làm du lịch cộng đồng tại vùng du lịch của tỉnh về nội dung Bộ
tài liệu số 1 “Bản sắc dân tộc Mông gắn với tiềm năng du lịch vùng cư trú” (30
người), tơi có kết quả 100% người có uy tín, người dân, giáo viên và học sinh cho

rằng tài liệu rất cần thiết không chỉ trong nhà trường mà còn cho người dân tại các
hộ đang làm du lịch cộng đồng, giúp họ có tài liệu hướng dẫn du lịch đối với khách
trong nước. Đồng thời một số ý kiến của những người có uy tín người Mơng đề
nghị đưa vào giảng dạy trong nhà trường với thời lượng hợp lý để con em của họ
biết và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Một số ý kiến đề nghị dịch tài liệu sang
tiếng Mơng góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa trong cộng đồng người Mơng.
Trên cơ sở đó, tơi đã tiếp tục nghiên cứu, phát triển tài liệu và biên soạn xong
tài liệu “Bản sắc văn hóa dân tộc Mơng ở n Bái”, xuất bản theo Quyết định số
2256/QĐXB/NXBDT do Nhà xuất bản Dân trí cấp ngày 20/12/2021.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
- Tìm hiểu bản sắc văn hóa người Mơng tại tỉnh Yên Bái gắn với chương
trình giảng dạy tại Trường học du lịch tại tỉnh Yên Bái.
- Nghiên cứu, chọn lọc, sưu tầm, biên soạn thống các bài viết trên cơ sở biên
tập các tài liệu nghiên cứu về lịch sử, địa lý, văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực... của
người Mơng ở Yên Bái nói chung và vùng cư trú của họ nói riêng.
- Bộ tài liệu góp phần phát triển mơ hình Trường học Du lịch ngay tại địa
phương có tiềm năng phát triển du lịch theo phương châm “Chuyển Tài nguyên
văn hóa và Tài nguyên con người thành Tài nguyên du lịch”, tham gia phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương, nhất là vùng giàu tiềm năng du lịch có đơng
đồng bào Mơng sinh sống.
- Thiết kế nguồn tài nguyên văn hóa thành sản phẩm du lịch cộng đồng
mang tính bền vững thơng qua khóa đào tạo nhân lực du lịch tại Trường Cao đẳng
Sư phạm Yên Bái.
2.2. Nội dung giải pháp
2.1.1. Nghiên cứu, biên soạn (có tài liệu chi tiết kèm theo)
a. Q trình biên soạn
Ở giải pháp này, tác giả đã thực nghiên cứu các tài liệu về văn hóa dân tộc
Mơng và địa bàn cư trú của họ, tiến hành khảo sát thực địa, khảo sát qua phiếu,
chốt tài liệu với hơn 100 người là cán bộ, người dân, giáo viên và học sinh của 03

trường. Tài liệu hồn thành theo hình thức topic (chủ đề), được chia thành 5 nhóm


4

nội dung. Là tài liệu phục vụ trường học du lịch, gắn giáo dục với du lịch, trợ giúp
người dân phát triển du lịch cộng đồng, do đó, các topic được biên soạn theo hướng
ngắn gọn (từ 0,5 – 1,5 trang) để đủ dung lượng thời gian hợp lý cho hướng dẫn
viên du lịch trong quá trình giới thiệu bản sắc dân tộc Mông và địa bàn cư trú của
họ với khách du lịch. Từ đó, yêu cầu lượng kiến thức trong mỗi topic cần rất ngắn,
hấp dẫn, mới lạ, ngôn ngữ đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc, văn phong ngắn gọn, khơng
cầu kì, ít dùng các biện pháp tu từ.
Nội dung sách đã được thông qua các hội thảo tại xã Suối Giàng (huyện Văn
Chấn), tại huyện Mù Cang Chải và Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái với sự
tham gia thẩm định trực tiếp của những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc
Mơng, sự góp ý từ các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái là người Mông, từ Hội đồng
Nghiên cứu khoa học của Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái. Sự cần thiết của bộ
tài liệu đã được khảo sát cụ thể, trung thực trong hơn 100 người là cán bộ, lãnh
đạo, người có uy tín, người dân là dân tộc Mơng tại n Bái và nhận được sự đồng
thuận tuyệt đối.

Ảnh: Hội thảo với lãnh đạo xã và những người có uy tín tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.


5

Ảnh: Hội thảo với đại diện lãnh đạo các xã và những người có uy tín của huyện Mù Cang Chải.

Tài liệu được hồn thiện trên cơ sở các cơng trình nghiên cứu về dân tộc
Mơng, nhất là cơng trình “Những đỉnh núi du ca, một lối tìm về cá tính H’Mơng”

của tác giả Nguyễn Mạnh Tiến; các tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thị Hạnh,
Trần Thị Thu Thủy, Diệp Trung Bình – các tác giả của các cơng trình nghiên cứu
về người Mơng tại n Bái có trong danh mục các tài liệu chính dùng để biên soạn;
các bài viết của các phóng viên, tác giả của các bài báo viết về bản sắc Mông và
địa bàn cư trú của họ. Trong quá trình biên soạn, từ thực tế tiếp xúc, nghiên cứu,
nhận thấy khối lượng kiến thức đồ sộ về văn hóa Mơng, tác giả đã khảo sát xin ý
kiến về sự cần thiết của bộ tài liệu, tiếp nhận nhu cầu, ý kiến từ những người dân
bản địa ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, những em học sinh
người Mông đang học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái và quyết định biên
soạn 136 chủ đề trong tập sách này theo hướng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Từ nhu
cầu của họ, tác giả tiến hành lược bỏ, thay thế những ngôn ngữ trừu tượng, học
thuật để gần gũi hơn với người dân tộc Mông – những người đa phần chưa sử dụng
tiếng Việt thật thành thạo. Sau khi biên soạn, tác giả đã nhiều lần tiến hành khảo
sát, sưu tầm, thu thập tư liệu, đồng thời tổ chức các hội thảo để chỉnh sửa từng chi
tiết để phù hợp với phong tục, tập quán của người Mông tại Yên Bái nhằm giúp họ
phát huy bản sắc, có cơng cụ cơ bản nhất để giới thiệu những nét đẹp của dân tộc
mình đến với khách du lịch. Do nguồn tài liệu trong mỗi bài phong phú, tác giả chỉ
trích dẫn nguồn ở cuối bài đối với những bài có trên 50% thơng tin ở tài liệu chính,
ví dụ: [A1], [B1] hoặc [A1+], [B1+]... Nguồn tài liệu cụ thể dùng để biên soạn,
lược trích, tổng hợp được dẫn trong phần Tài liệu tham khảo.


6

Ảnh: Khảo sát, điền dã và tổ chức hội thảo với đại diện gần 20 hộ dân làm du lịch cộng
đồng tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.

Ảnh: Trao đổi, sưu tầm tư liệu từ người dân xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Trong quá trình biên soạn, tác giả nhận được sự đồng hành, tạo điều kiện của

Thường trực huyện ủy 03 huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu, lãnh đạo
phòng giáo dục 03 huyện, lãnh đạo xã Suối Giàng, các thầy cô giáo Trường
THCS&THPT Púng Luông, TH&THCS Suối Giàng, Trường PTDTBT


7

TH&THCS Xà Hồ, Cơng ty CP du lịch Qfarm, nhóm “Mù Cang Chải Tuor guide”
(xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải), sự đồng hành, góp ý từ các đồng nghiệp
của Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái. Đặc biệt là sự trân quý, đón nhận và thẩm
định nghiêm túc của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng
Mông đã trực tiếp tham gia thẩm định, bổ sung, góp ý cho cuốn sách.
b. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học được chia ra 5 chương. Mỗi chương nghiên cứu về các vấn đề bản
sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Yên Bái và địa bàn cư trú của họ. Người học nắm
được những kiến thức cơ bản và có hệ thống về các nội dung bảo tồn bản sắc văn
hóa, những vấn đề khái quát về người Mơng ở n Bái nói chung; một số tín
ngưỡng dân gian, lễ tang, lễ cưới truyền thống của người Mơng Suối Giàng; các
sản phẩm văn hóa, nghệ thuật đặc trưng: Kiến trúc nhà ở truyền thống; nghề thủ
công truyền thống; trang phục truyền thống; Lễ hội truyền thống; nhạc cụ, ẩm thực,
các trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ truyền thống; các di lích lịch sử, văn hóa…
Đồng thời cần nắm được những địa danh du lịch nổi tiếng gắn với địa bàn cư trú
của người Mông ở Yên Bái. Từ đó, ứng dụng kiến thức về bản sắc văn hóa người
Mơng tham gia thực hành, bảo tồn, phát triển một số mơn nghệ thuật, văn hóa
người Mơng, học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp, góp phần phục vụ phát triển
du lịch tại các huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu.
Bên cạnh đó, giáo viên được hướng dẫn sử dụng đa dạng các hình thức học
tập giúp người học dễ dàng nắm được nội dung nghiên cứu thông qua Bộ phiếu
học thông minh Origami được thiết kế đặc biệt, linh hoạt, dễ sử dụng, nhằm giúp
người học chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức môn học.

c. Nội dung nghiên cứu, biên soạn
LỜI CẢM ƠN
PHẦN 1: NHỮNG NÉT CHUNG
BÀI 1: TỰ DO TRONG SƯƠNG MÙ VÀ ĐÁ
BÀI 2: CƯ TRÚ KIỂU “ĐỐM DA BÁO” VÀ NGƠI NHÀ “PHÁO ĐÀI”
BÀI 3: TỰ VẪN VÀ LÁ NGĨN – NỖI ÁM ẢNH MANG TÂM THỨC MÔNG
BÀI 4: VE SẦU RỪNG – BIỂU TƯỢNG XUN SUỐT VĂN HĨA, TƠN GIÁO MÔNG
BÀI 5. HỔ - NGƯỜI BẠN CỦA NÚI RỪNG
BÀI 6. KÉO VỢ DỊ PỌ NỈA - ĐÔI ĐIỀU NÊN BIẾT
BÀI 7: CHỢ TÌNH – NGÀY HỘI CỦA NGƯỜI MƠNG ĐEN
BÀI 8: LANH - BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA CỦA PHỤ NỮ MƠNG
BÀI 9: KHÈN – BIỂU TƯỢNG VĂN HĨA CỦA CHÀNG TRAI MÔNG
BÀI 10: NGHỀ DỆT VẢI, THÊU HOA VĂN – THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ CỦA PHỤ NỮ MÔNG
BÀI 11. NHẬN BIẾT CÁC LOẠI HÌNH HOA VĂN


8
BÀI 12. KỸ THUẬT TẠO HÌNH – NÉT VĂN HĨA ĐỘC ĐÁO MẸ TRUYỀN CON NỐI
BÀI 13. NHUỘM CHÀM Ở YÊN BÁI – ĐÔI TAY MÀU CHÀM LÀM NÊN DI SẢN
BÀI 14. MÀU VÀNG, ĐỎ TRONG TRANG PHỤC NGƯỜI MÔNG
BÀI 15. LU CỞ - BIỂU TƯỢNG CỦA NÉT ĐẸP TRONG LAO ĐỘNG
BÀI 16. TRANG SỨC BẠC VÀ THẨM MĨ TỘC NGƯỜI
BÀI 17. HỘI GẦU TÀO – LỄ HỘI ĐẶC SẮC NHẤT CỦA CỘNG ĐỒNG MÔNG
BÀI 18. LỄ HỘI CÚNG RỪNG – NÉT VĂN HÓA BẢO VỆ RỪNG THIÊNG
BÀI 19. LỄ HỘI ĐUA NGỰA – KHƠNG GIAN VĂN HĨA SƠI ĐỘNG
BÀI 20. MÚA XIÊN TIỀN – ĐIỆU MÚA VUI NHỘN CỦA NGƯỜI MƠNG
BÀI 21. ĐIỆU ĐHA KỀNH – NÉT VĂN HĨA TINH THẦN ĐẶC TRƯNG
BÀI 22. NHẠC CỤ DÂN TỘC MÔNG – GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN GIAN
ĐỘC ĐÁO
BÀI 23. NÉM PAO – TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHỔ BIẾN NHẤT

BÀI 24. CHƠI TỤA LU – TRÒ CHƠI ĐẬM BẢN SẮC MÔNG
BÀI 25. CÂY NỎ TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI MÔNG
BÀI 26. THẮNG CỐ - MÓN ĂN DÂN DÃ ĐẶC SẮC
BÀI 27. MÓ CỦA – MÓN ĂN NGÀY THƯỜNG
BÀI 28. BÁNH NGÔ VÀ RƯỢU NGÔ – THƯƠNG HIỆU CỦA VÙNG CAO
BÀI 29. TẾT NGUYÊN ĐÁN LÁU TRA
BÀI 30. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG THẦN BẢO HỘ
BÀI 31. TRI THỨC DÂN GIAN
BÀI 32. NHÀ Ở - NƠI NHỮNG TẤM PƠ MU HÓA ĐÁ
BÀI 33. HỒN VÍA TRONG TÍN NGƯỠNG NGƯỜI MƠNG
BÀI 34. MỘT SỐ ĐIỀU KIÊNG KỊ
PHẦN 2. NÉT RIÊNG CỦA MÙ CANG CHẢI
BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN NƠI “ĐẤT GỖ KHÔ”
BÀI 2. NGƯỜI MÔNG Ở MÙ CANG CHẢI
BÀI 3. NGƯỜI MÔNG HOA Ở LA PÁN TẨN
BÀI 4. LỄ ĐẶT TÊN CON CỦA NGƯỜI MƠNG HOA
BÀI 5. LỄ HỘI NỊ SỒNG CỦA CỘNG ĐỒNG “GIAO”
BÀI 6. GẦU SÔNG - HÁT ĐỐI ĐÁP TRONG ĐÁM CƯỚI
BÀI 7. NGHI LỄ “SÂU KHẤU” Ở MÙ CANG CHẢI
BÀI 8. CHỢ PHIÊN MÙ CANG CHẢI – ĐÔI ĐIỀU THÚ VỊ
BÀI 9. BÁNH DÀY (PÁ TÚA) – BIỂU TƯỢNG CỦA TÌNH YÊU
BÀI 10. PÁ DÙ (PÁ CỐ SƯ) – ĐẶC SẢN MÙ CANG CHẢI
BÀI 11. DANH THẮNG QUỐC GIA RUỘNG BẬC THANG MÙ CANG CHẢI
BÀI 12. ĐỒI MÓNG NGỰA – NHỮNG VÒNG CUNG LỘNG LẪY


9
BÀI 13. ĐỒI MÂM XÔI LA PÁN TẨN – BIỂU TƯỢNG CỦA TỈNH YÊN BÁI
BÀI 14. RỪNG LÁ PHONG CHẾ TẠO
BÀI 15. THÁC HẤU ĐỀ

BÀI 16. THÁC MƠ
BÀI 17. KHU BẢO TỒN SINH CẢNH CHẾ TẠO
BÀI 18. GÀ ĐEN MÙ CANG CHẢI – ĐẶC SẢN GÀ THUỐC BẢN ĐỊA
BÀI 19. MẬT ONG RỪNG MÙ CANG CHẢI – THƯƠNG HIỆU CỦA TỰ NHIÊN
BÀI 20. TÁO MÈO MÙ CANG CHẢI – KẾT TINH HƯƠNG SẮC VÙNG CAO
BÀI 21. “ỐC ĐẢO” LÙNG CÚNG
BÀI 22. BÃI ĐÁ CỔ - NƠI LƯU DẤU DI SẢN
BÀI 23. RỪNG TRÚC NẢ HÁNG TỦA CHỬ
BÀI 24. THUNG LŨNG TÀ CUA Y
BÀI 25. ĐÈO KHAU PHẠ - MỘT TRONG TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO CỦA VIỆT NAM
BÀI 26. “NHỮNG CHIẾN BINH MÂY MÙ”
BÀI 27. LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC KHÈN MÔNG
BÀI 28. LÀNG NGHỀ NẤU RƯỢU THÓC LA PÁN TẨN
BÀI 29. NGHỀ RÈN, ĐÚC NÔNG CỤ TRUYỀN THỐNG
BÀI 30. LÀNG NGHỀ DỆT THỔ CẨM BẢN DỀ THÀNG, XÃ CHẾ CU NHA
BÀI 31. NGHỀ ĐAN LÁT Ở LA PÁN TẨN
BÀI 32. TẢNG ĐÁ THẦN Ở LA PÁN TẨN
BÀI 33. RÈN TRANG SỨC – NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG
BÀI 34. HOA TỚ DÀY – HOA XUÂN CỦA NGƯỜI MÔNG
BÀI 35. LỢN ĐEO GÔNG – HÌNH ẢNH ĐẬM CHẤT VÙNG CAO
BÀI 36. HỘI CHỌI DÊ
BÀI 37. LÌM THÁI – LÌM MƠNG
BÀI 38. NHỮNG MÙA HOA MÙ CANG CHẢI
BÀI 39. THÁC RỒNG HÁNG CUỐN RÙA
BÀI 40. NHỮNG RỪNG THÔNG NƠI “ĐẤT GỖ KHÔ”
BÀI 41. SỐNG LƯNG KHỦNG LONG PHÌNH HỒ - NÚI CƠ ĐƠN PHIÊU BỒNG
BÀI 42. ĐỈNH LÙNG CÚNG – VŨ ĐIỆU CỦA MÂY
BÀI 43. ĐỈNH THÁP TRỜI – ĐƯỜNG LÊN TIÊN CẢNH
BÀI 44. THÁC 7 TẦNG NẢ HÁNG TỦA CHỬ
BÀI 45. DẤU CHÂN NGỰA THẦN Ở TRỐNG PÁO SANG

BÀI 46. RỪNG TRÚC MỒ DỀ
BÀI 47. NHÀ NGÔ MÀNG MỦ - BIỂU TƯỢNG CỦA NO ẤM
PHẦN 3. NÉT RIÊNG CỦA TRẠM TẤU


10
BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA TRẠM TẤU
BÀI 2. NHỮNG ĐỈNH NÚI TRẠM TẤU
BÀI 3. SUỐI TRẠM TẤU
BÀI 4. RUỘNG BẬC THANG TRÁI MÙA Ở BẢN MÙ
BÀI 5. TỤC “KHỜ CHAN” – BIẾT ƠN CÔNG CỤ LAO ĐỘNG
BÀI 6. TÀ XÙA – VƯƠNG QUỐC CỦA MÂY VÀ GIÓ
BÀI 8. TÀ CHÌ NHÙ – THIÊN ĐƯỜNG MÂY BẠT NGÀN HOA CHI PÂU
BÀI 9. THÁC HÁNG ĐỀ CHƠ
BÀI 10. BẢN CU VAI – LÁT CẮT THÊU HOA TRÊN ĐỈNH NÚI
BÀI 11. ĐỒI THƠNG EO GIĨ
BÀI 12. RỪNG DÃ QUỲ TRÊN ĐÁ
BÀI 13. SUỐI KHỐNG NĨNG TRẠM TẤU
BÀI 14. BẢN HÁT BÊN SUỐI HÁT – ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THƠ MỘNG
BÀI 15. GẠO LỨT NƯƠNG ĐỎ
BÀI 16. GẠO TẺ NƯƠNG TÍM
BÀI 17. CHÈ SHAN TUYẾT PHÌNH HỒ
BÀI 18. MĂNG ỚT TRẠM TẤU – RỪNG MĂNG LAY CHO THƯƠNG HIỆU ĐẶC SẢN
BÀI 19. MĂNG SẶT
BÀI 20. KHOAI XÁ XANH – KHOAI SỌ NƯƠNG TRẠM TẤU
BÀI 21. SƠN TRA TRẠM TẤU
PHẦN 4. NÉT RIÊNG CỦA VĂN CHẤN
BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN VĂN CHẤN
BÀI 2. TÚ LỆ - NÀNG THƠ CỦA VĂN CHẤN
BÀI 3. LE CHAMP TÚ LỆ - ĐIỂM ĐẾN SANG TRỌNG VÀ BẢN SẮC

BÀI 4. AERIS HILL TÚ LỆ - NƠI KHÁM PHÁ CHÍNH MÌNH
BÀI 5. SUỐI GIÀNG
BÀI 6. NGƯỜI MƠNG Ở SUỐI GIÀNG
BÀI 7. CHÈ SHAN TUYẾT CỔ THỤ SUỐI GIÀNG
BÀI 8. ĐÁ MỒ CƠI – MĨN Q THIÊN NHIÊN
BÀI 9. TRANG PHỤC NGƯỜI MÔNG SUỐI GIÀNG
BÀI 10. THẦN TÀI XỬ CANG - THẦN BẢO HỘ
BÀI 11. KÉO VỢ Ở SUỐI GIÀNG
BÀI 12. LỄ CƯỚI HẦU CHỚ - NÉT ĐẶC SẮC CẦN BẢO TỒN
BÀI 13. LỄ HỘI NÒ SỒNG VÀ CÚNG THẦN THẤU TỈ
BÀI 14. LỄ MỪNG CƠM MỚI “NỊ MĨ SA”
BÀI 15. LỄ CÚNG CÂY CHÈ TỔ


11
BÀI 16. NGƯỜI MÔNG SI CÚNG HỌ
BÀI 17. KHÔNG GIAN VĂN HĨA TRÀ SUỐI GIÀNG VÀ NGƠI LÀNG HẠNH PHÚC NAHILL
VILLAGE
BÀI 18. NGHỆ THUẬT PHA TRÀ VÀ THƯỞNG TRÀ SHAN TUYẾT
BÀI 19. CỐC TIÊN NHI (CỐC TÌNH)
BÀI 20. GÀ ĐEN Ở SUỐI GIÀNG
BÀI 21. CÁC MÓN ĂN TỪ TRÀ
BÀI 22. QUẦN THỂ CHÈ SHAN GIÀNG PẰNG
PHẦN 5: TỤC NGỮ, DÂN CA VÀ TRUYỆN KỂ
BÀI 1. HU GẦU – TIẾNG HÁT MƠNG
BÀI 2. MỘT SỐ BÀI DÂN CA MƠNG
BÀI 3. VÌ SAO HỌ GIÀNG KHÔNG ĂN TIM
BÀI 4. NGUỒN GỐC KHÈN MƠNG
BÀI 5. CHUYỆN TÌNH KHAU VAI
BÀI 6. NGUỒN GỐC TRỜI VÀ ĐẤT

BÀI 7. NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI VÀ TAM GIỚI
BÀI 8. NGUỒN GỐC TRE VÀ CÂY RỪNG
BÀI 9. SỰ TÍCH BÁNH DÀY NGƯỜI MÔNG
BÀI 10. TRUYỀN THUYẾT VỀ VÁY GẤP NẾP
BÀI 11. VÌ SAO NGƯỜI MƠNG THƯỜNG TREO TẤM VÀI ĐỎ TRƯỚC CỬA NHÀ?
BÀI 12. VÌ SAO CÁC NHĨM NGƯỜI MÔNG ĂN MẶC KHÁC NHAU
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2.1.2. Thiết kế mẫu một số phiếu học thông minh Origami và phiếu bổ trợ kỹ
năng để điều hành tài liệu
Trên cơ sở tài liệu biên soạn, tác giả thiết kế mẫu một số phiếu học thông
minh nhằm hỗ trợ giáo viên và học sinh huy động kiến thức, tích hợp hình ảnh, âm
thanh và kết nối hệ thống kiến thức so sánh và hệ thống kỹ năng sống cần thiết,
góp phần khắc sâu kiến thức ngay tại giờ học.
- Giáo viên được hướng dẫn cách thiết kế 1 phiếu học thông minh tích hợp
kỹ năng sống, kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên tưởng, chơi trò chơi… liên quan đến
chủ đề đã chọn để học sinh nắm chắc, nắm sâu bài học ngay tại lớp. Mỗi phiếu học
được thiết kế hình vng, chia thành 04 ơ vng kiến thức chính và 04 ô vuông
phụ tương ứng với các kỹ năng và kiến thức bổ trợ, giúp giáo viên và học sinh có
một giờ học thú vị và thực tế; kết thúc giờ học gấp được thành 1 hình origami (theo
nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản) tạo hứng thú đặc biệt cho học sinh.
- Giáo viên được hướng dẫn thiết kế mẫu phiếu học bổ trợ kỹ năng phù hợp
với học sinh miền núi để có thể lựa chọn, đưa vào bổ trợ cho các phiếu học thông
minh Origami.


12

(Có 10 mẫu phiếu Origami và 10 mẫu phiếu bổ trợ kĩ năng kèm theo)


Ảnh: Tập huấn chuyển giao tài liệu cho giáo viên trường TH&THCS Suối Giàng, xã Suối
Giàng, huyện Văn Chấn.

Ảnh: Tập huấn chuyển giao tài liệu cho cán bộ, giáo viên trường PTDTNT TH&THCS
Xà Hồ, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.

2.1.3. Chương trình trải nghiệm thực tế
Hiện nay, các trường học du lịch đang thực hiện khá tốt nội dung này, tuy
nhiên học sinh chưa thực sự hiểu đúng, hiểu sâu về bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Căn cứ kiến thức bảo tồn bản sắc văn hóa người Mơng ở n Bái, các nhà trường


13

cần xây dựng lịch và yêu cầu trải nghiệm thực tế cho học sinh trong suốt khóa học
gắn với các lễ hội, nghề nghiệp truyền thống và mở rộng trải nghiệm các kỹ năng
sống, kỹ năng nghề mới để phát triển tính sáng tạo, thức dậy niềm tự hào bản sắc
dân tộc, mong muốn giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc mình của các em học sinh
người Mơng. Nội dung trải nghiệm bao gồm:
- Tham gia lễ hội truyền thống và thực hành bài tập đối chiếu kiến thức.
- Tham gia thực hành nghề thủ công truyền thống (thêu, trồng lanh, rèn, thu
hoạch, chế biến chè..).
- Học các môn nghệ thuật truyền thống.
- Học các kỹ năng sống, kỹ năng nghề mới.

Ảnh: Giới thiệu với đại diện các hộ dân làm du lịch cộng đồng tại xã La Pán Tẩn, huyện
Mù Cang Chải về chương trình dạy học nghề Trung cấp Tiếng Anh du lịch có ứng dụng bộ tài
liệu tại Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái.



14
Ảnh: Trải nghiệm thực hành nghề thêu gắn với học topic giới thiệu trang phục dân tộc
Mông của Trường PTDTNT TH&THCS Xà Hồ, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.

Ảnh: Trải nghiệm học topic giới thiệu Ruộng bậc thang của Trường PTDTNT TH&THCS
Xà Hồ, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.

Ảnh: Ứng dụng tích hợp kĩ năng sống trong Phiếu học thơng minh Origami tại Trường
PTDTNT TH&THCS Xà Hồ, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.

3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Sáng kiến có khả năng áp dụng vào thực tế hiệu quả, đặc biệt là áp dụng
trong kết nối lĩnh vực giáo dục và đào tạo với phát triển kinh tế du lịch. Đồng thời,
sáng kiến được áp dụng thành cơng sẽ là hạt nhân để nhân rộng mơ hình, phát triển
trường học du lịch tại các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn
tỉnh.


15

- Sau khi được áp dụng có thể nghiên cứu mở rộng để xây dựng các bộ tài
liệu phù hợp cho các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng trên địa bàn các huyện Mù
Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.
- Ngồi ra, sáng kiến có khả năng áp dụng hiệu quả cho địa phương, doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
4.1. Đánh giá lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội
- Hiệu quả kinh tế:
+ Hiện nay mỗi khóa học bồi dưỡng kỹ năng phát triển du lịch ngắn hạn cho

50 học viên, nhà nước sử dụng 75 triệu đồng từ ngân sách. Sau khi Đề tài này được
triển khai thành công, nhân rộng 02 mơ hình sẽ tiết kiệm hàng tỉ đồng ngân sách
nhà nước mỗi năm, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cộng đồng dân cư phát triển
du lịch cộng đồng.
+ Phát triển kinh tế bền vững trên nguyên tắc làm du lịch cộng đồng từ nhân
tố cốt lõi (con người) thông qua thay đổi tư duy, cách làm, chú trọng phát triển
nguồn nhân lực du lịch từ trong nhà trường.
- Hiệu quả về mặt văn hóa:
+ Đầu vào: Các em học sinh là người Mông từ lớp 6 đến lớp 12.
+ Đầu ra: Người Mơng có nền tảng ban đầu đảm bảo kiến thức học nâng cao
các trình độ, trang bị kỹ năng cho phát triển du lịch cộng đồng.
+ Đóng góp cho cơng tác bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Mơng.
- Hiệu quả về mặt xã hội:
+ Tiếp cận công bằng trong giáo dục: Đây là tài liệu biên soạn đặc biệt dành
cho người Mông, khơng có rào cản tuổi tác, trình độ, điều kiện kinh tế. Họ được
mang thứ họ có đến lớp, khơng cần đầu tư về kinh tế, được thụ hưởng môi trường
An toàn, phát huy Bản sắc cá nhân và được đảm bảo Mục đích sống qua nghề
nghiệp.
+ Việc doanh nghiệp bảo bảo đầu ra cho học sinh tham gia chương trình học
giúp tạo việc làm cho người dân.
+ Góp phần xóa đói giảm nghèo ở huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Văn
Chấn.
4.2. Hiệu quả trong nhà trường và doanh nghiệp du lịch


16

Sau khi áp dụng đề tài “Biên soạn và áp dụng tài liệu bản sắc văn hóa dân
tộc Mơng trong Trường học du lịch tại tỉnh Yên Bái” trong các trường học và doanh
nghiệp, chất lượng đào tạo nhân lực tại trường học du lịch và doanh nghiệp du lịch

được nâng cao rõ rệt, đặc biệt có sự chuyển biến về chiều sâu. Cụ thể:
4.2.1. Kết quả khảo sát tại 04 đơn vị trường học sau 01 năm áp dụng giải
pháp (50 học sinh/trường; tổng số 200 học sinh):
- Trường THCS&THPT Púng Luông, huyện Mù Cang Chải.
- Trường PTDTNT TH&THCS Xà Hồ, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.
- Trường TH&THCS Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.
- Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái.
STT Tiêu chuẩn

Trước khi áp Sau 01 năm áp dụng giải Nguyên nhân
dụng giải pháp
pháp

1

Kiến thức 50/200 học sinh
nền về bản nắm được 10-15
sắc văn hóa topic/136 topic.
dân
tộc
Mông

120/200 học sinh nắm
được
50-80
topic;
60/200 học sinh nắm
được 30-50 topic; 5/200
học sinh nắm được 1020 topic.


Học sinh dân
tộc Mơng chỉ
có hiểu biết
cơ bản về 01 –
01 dòng họ
(họ bố và họ
mẹ)

2

Kỹ
năng 100% học sinh
thuyết
dân tộc Mơng
trình, diễn gặp khó khăn
đạt
trong diễn đạt
tiếng Việt để giới
thiệu về bản sắc
văn hóa dân tộc
mình.

50% tiếp cận tốt, bước
đầu diễn đạt thành thạo
20-30 topic; 30% gặp
khó khăn về phát âm;
20% gặp khó khăn về
phát âm, khó học thuộc.

Đối với học

sinh dân tộc
Mơng, tiếng
Việt thuộc họ
ngơn
ngữ
khác,
thời
gian học tiếng
Việt mới chỉ
6-10 năm.

3

Kỹ
năng
sống tích
hợp trong
phiếu học
Origami

100% tiếp cận tốt các kỹ
năng sống tích hợp trong
phiếu học; 90% hứng
thú tham gia các hoạt
động trải nghiệm theo
hướng dẫn của phiếu;
10% cịn nhút nhát, chưa

Học sinh dân
tộc

Mơng
sống hướng
nội, ít bộc lộ
cảm xúc và
phần lớn chưa
tự tin.

90% học sinh
dân tộc Mông
gặp khó khăn
trong các kỹ
năng sống gắn
với phát triển du
lịch (giữ gìn vệ


17

sinh môi trường, mạnh dạn bộc lộ cảm
phân loại rác xúc.
thải, kĩ năng giao
tiếp...)
4.2.2. Kết quả khảo sát tại 01 doanh nghiệp du lịch sau 01 năm áp dụng giải
pháp (20 nhân viên):
STT Tiêu chuẩn

Trước khi áp dụng giải Sau 01 năm áp dụng giải
pháp
pháp


1

Kiến thức nền về bản 5/20 nhân viên nắm 20/20 nhân viên nắm được
sắc văn hóa dân tộc được sơ lược 20- 50-80 topic.
Mông
25/136 topic.

2

Kỹ năng thuyết 90% nhân viên gặp khó 100% tiếp cận tốt, 65%
trình, diễn đạt
khăn trong giới thiệu diễn đạt thành thạo 30 -50
với khách du lịch về topic.
bản sắc văn hóa dân tộc
Mông do thiếu kiến
thức nền, nhân viên là
người Mông khó khăn
trong diễn đạt.
5. Những người tham gia tổ chức sáng kiến lần đầu.
a. Đơn vị tham gia tổ chức sáng kiến lần đầu:
- Trường THCS&THPT Púng Luông, huyện Mù Cang Chải.
- Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái (ngành Trung cấp Tiếng Anh du lịch).
- Trường PTDTNT TH&THCS Xà Hồ, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.
- Trường TH&THCS Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.
- Công ty CP Qfam.
(có phiếu xác nhận kèm theo)
b. Những người tham gia thẩm định tài liệu (có danh sách kèm theo).
6. Thơng tin bảo mật.



18

Bảo mật file tài liệu “Bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Yên Bái” do tài liệu
đã xuất bản theo Quyết định số 2256/QĐXB/NXBDT, ngày 20/12/2021 của Nhà
xuất bản Dân trí.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Nhà trường quan tâm đầu tư kinh phí phục vụ học tập và hoạt động cho
môn học tại các Trường học du lịch.
- Bổ sung 01 đơn vị học phần trong chương trình Trung cấp Tiếng Anh du
lịch tại Trường CDDSP Yên Bái.
8. Tài liệu gửi kèm
- Phiếu xác nhận của đơn vị tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu và danh sách
cá nhân tham gia thẩm định tài liệu.
- Phiếu xác nhận của đơn vị áp dụng giải pháp.
- Tài liệu “Bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Yên Bái”
- Bộ mẫu phiếu học thông minh Origami và phiếu bổ trợ.
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi xin cam kết không sao chép, vi phạm bản quyền và hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Vũ Thị Mai Oanh


19

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


×