Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Các giải pháp thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Giáo dục Tiểu học)
TÊN SÁNG KIẾN:
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 2018

Tác giả:

Bùi Thị Minh

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm
Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị công tác:

Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Yên Bái, ngày 10 tháng 1 năm 2022


2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:“Các giải pháp thực hiện tốt Chương trình Giáo dục
phổ thơng 2018”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 1H trường Tiểu học Nguyễn


Trãi.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2020- 2021
5. Tác giả:
- Họ và tên: Bùi Thị Minh
- Năm sinh: 1975
- Trình độ chun mơn: Đại học Sư phạm
- Chức vụ: Giáo viên Tiểu học
- Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1I
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi - TP Yên Bái - tỉnh
Yên Bái.
- Điện thoại: 0913.514.975
6. Đồng tác giả( khơng )
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết.
Mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 là giúp học sinh phát
triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên triển khai chương trình, sách giáo
khoa mới đối với lớp 1, các nhà trường đã chú trọng đổi mới quản trị theo hướng
phát huy tính chủ động, linh hoạt của cơ sở và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ
chuyên môn, giáo viên. Thầy cô cơ bản đã biết vận dụng linh hoạt các phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Việc sử dụng sách giáo khoa và các nguồn học liệu, thiết bị dạy học đã phù hợp
thực tiễn.


2. Nội dung các giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

* Mục đích của các giải pháp:
Là giáo viên dạy lớp Một, tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của việc triển
khai sách giáo khoa lớp Một. Chương trình sách giáo khoa lớp Một triển khai
thành cơng sẽ là tiền đề để triển khai hiệu quả chương trình GDPT 2018. Tuy
nhiên, để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, tôi không khỏi băn khoăn
và lo lắng. Bởi với giáo viên lớp Một, nhiều năm qua chúng tôi thực hiện dạy
Tiếng Việt theo chương trình Cơng nghệ giáo dục, thực hiện các thao tác dạy
học theo thiết kế có sẵn.
Từ những băn khoăn lo lắng trên song tơi vẫn quyết tâm triển khai tốt
CTGDPT 2018. Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để thực hiện chương trình
SGK mới. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm lớp Một, khi được
giao nhiệm vụ bản thân tự đặt ra cho mình rất nhiều câu hỏi về các lĩnh vực
như: Tự bồi dưỡng chuyên môn; Tuyên truyền; Xây dựng kế hoạch; Phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học; Đánh giá học sinh;... Với nhưng băn khoăn
lo lắng đó, tơi đã mạnh dạn tự vạch ra cho mình một bản kế hoạch “Các giải
pháp để thực hiện tốt Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018”.
*Nội dung các giải pháp:
Giải pháp 1: Tích cực bồi dưỡng chun mơn
- Bản thân không ngừng học hỏi chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu
cầu chung. Tham gia tập huấn tất cả các lớp do Bộ, Sở và Phòng Giáo dục và
Đào tạo tổ chức.
- Tự học qua địa chỉ sachmem.vn, xem các video bài giảng mẫu của các
chuyên gia từng bộ sách để học tập phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,
ghi chép lại những nội dung quan trọng vào sổ tay riêng.
- Khai thác các tài liệu trên Internet qua các trang web như bachkim.vn,
violet, giaovien.net… để tham khảo bài của các đồng nghiệp khác đã soạn. Tạo
cho mình một kho tài liệu các nội dung, kiến thức, hình ảnh liên quan (Để khi
cần đỡ mất thời gian tìm kiếm).
- Tích cực dự giờ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. Mỗi
tuần chúng tơi dự ít nhất 1 tiết theo quy định chung, ngồi ra cịn tổ chức các

tiết dạy chuyên đề theo từng môn, từng dạng bài âm, vần, luyện tập tổng hợp,..
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi cùng đồng nghiệp rút ra quy
trình, thống nhất chung về cách dạy.
Giải pháp 2: Tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và cộng đồng


- Tuyên truyền qua trực tuyến: Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh chung nên
các em học sinh lớp Một năm học 2020 – 2021 không được làm quen với nền nếp
trường Tiểu học trước khi đến trường cùng với chương trình, sách giáo khoa lại mới
cha mẹ học sinh chưa được tiếp cận nên rất băn khoăn chưa yên tâm về chương trình.
Chúng tơi đã cùng tổ khối chun mơn thống nhất, lựa chọn nội dung và hình thức
tun truyền tới cha mẹ học sinh qua trực tuyến, qua Video Hành trang vào lớp Một
được đăng tải trên trang Fanpage của nhà trường: Trường tiểu học Nguyễn Trãi –
thành phố Yên Bái đã thu hút rất nhiều lượt xem, được thể hiện với nhiều nội dung
tuyên truyền như:
+ Giới thiệu chung về nhà trường, cán bộ quản lí và các giáo viên chủ nhiệm
lớp Một, đây là nhưng điều cơ bản nhất các em và phụ huynh cần biết khi đến trường.
+ Thông báo tới cha mẹ học sinh về sơ đồ lớp học, những trang bị ban đầu
của gia đình cho các con…
+ Giới thiệu đường link sách mềm (sachmem.vn) để cha mẹ học sinh tìm
hiểu và tham khảo về sách giáo khoa cũng như các tiết học minh hoạ.
- Tuyên truyền về phương pháp dạy học, đánh giá học sinh thông qua Hội thảo
với cha mẹ học sinh lớp Một về triển khai CTGDPT mới (tháng 9/2020).
- Tổ chức các tiết học và mời phụ huynh của lớp tham gia . Thông qua dự giờ
tiết học đã góp phần giúp các bậc phụ huynh được trải nghiệm về cách học và
hoạt động của con tại trường, qua đó tăng cường hoạt động phối hợp với nhà
trường trong công tác giáo dục học sinh phát triển phẩm chất và năng lực.
Giải pháp 3: Đầu tư đúng mức cho xây dựng kế hoạch môn học - bài học.
* Tự chủ về chương trình, nội dung dạy học:
Với quan điểm một chương trình nhiều bộ sách, bản thân chúng tơi đã tự

chủ về chương trình, nội dung theo hướng phù hợp nhất với đặc điểm của học
sinh lớp mình như:
- Mơn Tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa mỗi bài được sắp xếp
thành 3 tiết, để giảm căng thẳng cho các em tôi chia buổi sáng học 2 tiết, buổi
chiều học 1 tiết.
- Các bài học không nhất thiết dạy theo thứ tự như trong sách giáo khoa
mà chúng tơi lựa chọn bài có nội dung sát thực gần gũi hơn để dạy trước. Ví dụ
mơn Đạo đức chúng tôi lựa chọn dạy bài 8: Em thực hiện tốt nội quy trường
lớp trước, sau đó mới dạy bài 7: Em sinh hoạt nề nếp. Hoặc giai đoạn đầu môn
Tiếng Việt các em cịn chưa đọc tốt thì chúng tơi lựa chọn dạy hoạt động đọc
trước sau đó mới dạy hoạt động nghe - nói.


- Hết giai đoạn học sinh còn chưa nắm chắc âm chúng tôi đã mạnh dạn
điều chỉnh kế hoạch cho dừng lại 1 tuần để ôn tập, rèn thêm kiến thức kĩ năng
với phương châm “chậm mà chắc”. Sau mỗi một dạng bài (âm, vần, luyện tập)
chúng tôi đều tổ chức sinh hoạt chuyên môn để điều chỉnh nội dung dạy học
sao cho phù hợp.
* Tự chủ phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
- Để giúp HS ghi nhớ, hiểu nghĩa từ, nắm chắc vần và khắc sâu nội dung
bài học ngoài việc khai thác học liệu điện tử, nghiên cứu tài liệu trên Internet
thì chúng tơi cịn sử dụng linh hoạt đồ dùng học tập của giáo viên, học sinh; sử
dụng vật thật, tranh ảnh, đồ dùng có sẵn trong chính lớp học của các em để tích
hợp vào nội dung các bài học. Ví dụ bảng con, bảng lớp hình chữ nhật, ơ cửa viên gạch nền hình vng, đồng hồ hình trịn,…
- Với những bài (hoạt động) có thể dạy được ở ngồi khơng gian lớp học
chúng tơi tổ chức cho các em học ngồi sân trường, trong thư viện để thay đổi
không gian, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ bài Thực hành ước lượng
và đo độ dài.
- Để giờ học nhẹ nhàng, chúng tôi thay những con số, công thức khô cứng
của toán học thành những ngữ liệu mềm mại, thay đổi bức tranh trong sách

bằng những bài hát, trò chơi thư giãn được lồng ghép các nội dung học tập một
cách nhẹ nhàng phù hợp với tâm, sinh lí lứa tuổi của học sinh lớp Một.
Giải pháp 4: Tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài
học để đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Linh hoạt trong kỹ thuật hướng dẫn đánh vần cho học sinh, trong đó chú
ý các học sinh chưa nắm vững. Ví dụ đánh vần tiếng “bàn” có thể đánh vần:
ban-huyền-bàn; bờ-an-ban-huyền-bàn. Tùy theo từng em học sinh chúng tôi
hướng dẫn các em đánh vần miễn sao học sinh nhớ và đọc được.
- Chúng tôi đã đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học với 2
mơn cơ bản Toán và Tiếng việt. Mạnh dạn đổi mới cách khai thác các ngữ liệu
trong SGK, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực,
phẩm chất học sinh.
Ví dụ: Mơn Tốn:
+ Dạy bài: “Nhiều hơn, ít hơn”. Chúng tôi sử dụng linh hoạt ngữ liệu trong
sách giáo khoa bằng cách tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. Sau mỗi lượt
chơi chúng tôi lại thưởng cho nhóm thắng cuộc 1 phần quà nho nhỏ. Và sau trò
chơi các em rút ra được biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn. Để có biểu
tượng về bằng nhau các em tự thêm vào hoặc bớt đi ở mỗi nhóm. Với trị chơi


như này thì 100% học sinh trong lớp đều được tham gia chơi, các em được tự
khám phá ra kiến thức mới, khơng bị bó buộc vào ngữ liệu như trong sách giáo
khoa mà các em vẫn tiếp thu được nội dung trọng tâm của bài học.
+ Dạy bài: Luyện tập (trang 48): Chúng tôi thay đổi bằng cách tổ chức
thành các trị chơi vui vẻ. Đầu tiên tơi tổ chức trị chơi “Chìa khóa thơng minh”
nhằm thu hút các em. Sau đó kể câu chuyện để vào bài tập tiếp theo, muốn biết
sở thích của từng con vật là gì thì các em phải nối được từng cặp phép tính có
kết quả bằng nhau qua trị chơi mang tên “Giờ ăn vui vẻ”. Và cuối cùng muốn
biết trang trại có bao nhiêu con vịt thì các em phải biết QS tranh và nêu được
phép tính tương ứng.

Ví dụ: Mơn Tiếng Việt: Dạy bài 61: Chúng tôi thay đổi ngữ liệu dạy học
bằng cách cho học sinh nghe hát bài “Chị ong nâu và em bé” sau đó các em tìm
các con vật có trong bài hát có chứa vần ong, ông (gà trống, con ong), các em
vừa được vận động, hát mà vẫn tìm ra được bản chất cốt lõi của hoạt động 1 đó
là quan sát tranh sách giáo khoa, nói về những điều em biết qua hình ảnh quả
bóng, con ong, cái trống, nhà rơng để rút ra vần ong ông trong bài.
- Trong các tiết học trên lớp hàng ngày để các em được tiếp cận với cơng
nghệ thơng tin và cũng để bài giảng có thêm nhiều hình ảnh, thơng tin sinh
động chúng tơi thường sử dụng các Slide PowerPoint để chuẩn bị bài giảng, tạo
hiệu ứng cho chữ và hình ảnh. Học sinh được làm quen với việc lật trang, chỉ
nội dung (sử dụng bút chỉ lật trang). Dù là việc làm hết sức đơn giản nhưng với
các em học sinh lớp Một cũng thêm 1 kĩ năng cũng thật ý nghĩa.
- Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, tổ chức nhiều chuyên đề khối,
trường, liên trường, cụm trường; mời giáo viên đơn vị bạn, giảng viên trường
CĐSP có chun mơn để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.
- Tạo bài tập qua Google Form, đây là dạng bài tập mà khi học sinh làm
các em sẽ biết được ngay điểm số của mình vì vậy các em rất thích thú, phấn
khởi tham gia. Hệ thống bài tập này chúng tôi thường gửi cho các em vào dịp
cuối tuần để ôn tập củng cố kiến thức, không gây áp lực cho các em.
Giải pháp 5:Thực hiện tốt đánh giá học sinh theo TT 27 để điều chỉnh
môn học và kế hoạch dạy học
- Đầu tiên chúng tôi cùng đồng nghiệp nghiên cứu thật kĩ TT số 27 về
đánh giá học sinh Tiểu học, tìm ra điểm mới, điểm khác biệt giữa cách đánh giá
mới và cũ, cùng ra đề kiểm tra theo thông tư mới, hiểu rõ về từng mức trong đề
kiểm tra.
- Mỗi tháng tổ chức khảo sát ít nhất một lần, sau khảo sát đều tổng hợp kết


quả, phân tích chất lượng, chỉ ra từng phần nội dung kiến thức học sinh còn
chưa đạt và đưa ra hướng khắc phục. Có so sánh chất lượng của tháng trước và

tháng sau, so sánh với cùng thời điểm của năm học trước. Cuối năm học thực
hiện đánh giá đúng theo hướng dẫn của thơng tư.
- Ngồi việc tổ chức đánh giá định kì chúng tơi cịn rất quan tâm đến đánh
giá thường xuyên, nhận xét bằng lời nhằm động viên khích lệ kịp thời và sửa
lỗi sai ngay cho học sinh trong từng hoạt động học. Do sĩ số lớp đơng (45, 46
HS) chúng tơi chia nhỏ nhóm đối tượng học sinh để sâu sát, uốn nắn, hướng
dẫn kịp thời cho các em, giai đoạn đầu chúng tôi không ghi nhận xét nhiều vào
vở mà trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ các em khi gặp khó khăn, ghi nhận tuyên
dương kịp thời các em từ nhũng tiến bộ nhỏ nhất và giúp đỡ các em khi cần
thiết.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Áp dụng được với 100% học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh của Trường
Tiểu học Nguyễn Trãi trong năm học 2020-2021.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp.
*Hiệu quả, lợi ích cụ thể đã hoặc dự kiến thu được theo ý kiến của tác
giả
- Hiệu quả kinh tế:
+ Huy động được sự tham gia, ủng hộ của thầy cô giáo, cha mẹ học sinh,
tổ chức đồn thể cả về trí và lực để thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa
GDPT 2018.
+ Tiết kiệm được thời gian và chi phí tiền làm đồ dùng dạy học.
- Hiệu quả xã hội:
+ Tạo được môi trường dạy – học vui vẻ, hiệu quả. Học sinh mạnh dạn, tự
tin có kĩ năng tốt. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong tổ khối, đáp
ứng được nhu cầu và nguyện vọng của học sinh cũng như tâm tư nguyện vọng
từ cha mẹ học sinh về chuẩn bị tâm thế, tinh thần, chuẩn bị trang thiêt bị, thúc
đẩy việc ni dưỡng ước mơ, hình thành nhân cách, phát huy phẩm chất và
năng lực của người học sinh.
+ Phát huy được năng lực, phẩm chất của cá nhân của mỗi học sinh. Các

em được tiếp cận với công nghệ 4.0 ngay từ lớp học đầu tiên của cấp Tiểu học.
+ Phát huy được sức mạnh trong việc phối hợp giữa gia đình - nhà trường
- xã hội tham gia giáo dục học sinh phát triển phẩm chất năng lực.


+ Giáo viên đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của ngành giáo dục
trong xã hội hiện nay.
- Hiệu quả trong công tác chuyên môn.
+ Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, theo sát, điều chỉnh giúp đỡ giáo viên
kịp thời trong tổ khối thực hiện sách giáo khoa GDPT 2018 hiệu quả.
+ Nâng cao năng lực cho giáo viên, giáo viên có thêm kinh nghiệm, kiến
thức kĩ năng để thực hiện chương trình sách giáo khoa GDPT 2018. Thầy cô
chủ động đổi mới vận dụng linh hoạt các PP và hình thức tổ chức dạy học, nâng
cao kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân đáp ứng được yêu cầu hội
nhập của ngành giáo dục hiện nay. Linh hoạt, tự chủ về phương pháp hình thức
tổ chức dạy học, tiết học nhẹ nhàng, vui tươi, hiệu quả.
+ Học sinh được tạo cơ hội bộc lộ, phát huy phẩm chất, năng lực. Cha mẹ
học sinh yên tâm về sách cũng như về phương pháp học tập của con em mình.
+ Góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng được mục tiêu giáo dục
hiện nay.
* Hiệu quả, lợi ích cụ thể đã hoặc dự kiến thu được theo ý kiến của tổ
chức, cá nhân đã tham gia áp dụng giải pháp lần đầu:
- 100% học sinh được tham gia các hoạt động và học tập theo chương
trình SGK GDPT 2018. Học sinh hứng thú trong học tập cũng như tham gia các
hoạt động giáo dục của nhà trường.
- 100% giáo viên tâm huyết say sưa chuyên môn, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ
nhau trong quá trình thực hiện chương trình GDPT 2018, khả năng ứng dụng
cơng nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên được nâng cao.
- 100% học sinh tham gia tích cực hào hứng vào q trình học tập các mơn
học và hoạt động giáo dục sách giáo khoa CTGDPT 2018.

+ 100% HS biết làm các công việc lao động phù hợp với bản thân, biết giúp
đỡ gia đình, bạn bè, thầy cơ giáo, năng lực tự lực, tự chủ trong học tập khá tốt.
+ Chất lượng học tập, giáo dục của các lớp thông qua các môn học và hoạt
động giáo dục được nâng lên rõ rệt, đạt kết quả tốt.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)

STT

1

Năm
sinh

Họ và tên

Nguyễn

Thị

Thanh 1971

Đơn vị

Trường

Chức
danh
Giáo

Trình

độ
chun
mơn

Nội
dung
cơng việc

ĐHTH

Soạn bài,

hỗ trợ


Hương

2

3

Đặng Minh Thu

Lương Thị Kim Quý

TH
Nguyễn
Trãi

viên


giảng dạy

1976

Trường
TH
Nguyễn
Trãi

Giáo
viên

ĐHTH

Soạn bài,
giảng dạy

1976

Trường
TH
Nguyễn
Trãi

Giáo
viên

ĐHTH


Soạn bài,
giảng dạy

6. Các thơng tin cần được bảo mật(nếu có u cầu bảo mật, VD: Quy
trình,..)
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến (trình độ chun mơn, cơ
sở vật chất…)
- 100% giáo viên phải có trình độ đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn, được
xếp loại đạt trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông,
giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình giáo dục phổ
thơng 2018.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật và thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phối hợp tốt giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. Gia đình, cha mẹ
học sinh được hướng dẫn phối hợp và tham gia giáo dục con em theo yêu cầu
của lớp học, cấp học.
- Phối hợp tốt giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Nhà trường chủ
động tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, Hội, hoạt
động xã hội, tích cực góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, qua đó thực hiện giáo dục học sinh trong thực tiễn đời sống.
8.Tài liệu kèm theo (bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp, mẫu sản phẩm,..)
( không).
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết sáng kiến trên không sao chép, không vi phạm bản quyền.
Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm./.
n Bái, ngày 10 tháng 1 năm 2022
Người viết báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)



Bùi Thị Minh
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................


MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG
Sáng kiến : “Các giải pháp thực hiện tốt chương trình GDPT 2018”.

Hội thảo xây dựng Kế hoạch năm học của nhà trường


Thầy cơ say mê, tích cực tập huấn, bồi dưỡng Chương trình SGK 2018
và đánh giá học sinh theo TT 27


Tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học


Tiết dạy chuyên đề cụm trường – liên trường


Cơ – Trị tiết học Tốn chương trình GDPT 2018


Cơ - trị trong giờ họcTiếng Việt, lớp 1 Chương trình SGK 2018



Cơ - trị trong giờ Hoạt động Trải nghiệm




×