Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đổi mới dạy học truyền thuyết an dương vương và mị châu trọng thủy trong chương trình ngữ văn 10 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.89 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT SƠN THỊNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(LĨNH VỰC: NGỮ VĂN)
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI DẠY – HỌC
TRUYỀN THUYẾT AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG
THỦY TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THPT”

Tác giả

: Vũ Thị Liên

Trình độ CM

: Đại học

Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị công tác
Yên Bái.

: Trường THPT Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh

Yên Bái, tháng 01 năm 2022
1


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN


1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp đổi mới dạy – học truyền thuyết
An Dương Vương và Mị Châu Châu – Trọng Thủy trong chương trình Ngữ
văn 10 THPT”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giáo dục và Đào tạo - Chuyên nghành: Ngữ văn
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Đi sâu nghiên cứu, khảo sát hoạt động dạy - học truyền thuyết An Dương Vương
và Mị Châu – Trọng Thủy từ đó đề xuất một số biện pháp tổ chức đổi mới phương pháp
dạy đọc – hiểu văn bản nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Với vấn đề
nêu trên, tôi đã lựa chọn và áp dụng tại 2 lớp 10: 10B2 năm học 2020– 2021 và lớp 10C
năm học 2021 – 2022.
Sáng kiến có khả năng ứng dụng ở phạm vị rộng với các trường trên địa bàn
huyện Văn Chấn, các trường THPT trên địa bàn các huyện tỉnh Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến
Từ ngày 10 tháng 9 năm 2020 đến ngày 25 tháng 12 năm 2021. Hiện tại
hướng nghiên cứu của sáng kiến vẫn tiếp tục được ứng dụng trong giảng dạy tại
nhiều trường THPT Sơn Thịnh và tạo được phản hồi tích cực.
5. Tác giả
Họ và tên : Vũ Thị Liên
Ngày, tháng, năm sinh: 30/06/1985
Trình độ chun mơn: Đại học Ngữ văn
Chức vụ công tác:Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Sơn Thịnh – Huyện Văn Chấn – Tỉnh Yên
Bái
Địa chỉ liên hệ : Trường THPT Sơn Thịnh – Huyện Văn Chấn – Tỉnh n Bái
Điện thoại : 0985.592.100
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Môn ngữ Văn là môn học quan trọng trong chương trình học tập của bậc
học trung học phổ thông. Môn Văn trong nhà trường không chỉ trang bị cho học

sinh những tri thức, lí luận về văn học, tác phẩm văn chương, rèn luyện về tư duy
ngơn ngữ... mà cịn là mơn học quan trọng góp phần hình thành nhân cách, bồi
đắp tâm hồn cho học sinh. Người xưa thường nói văn học là nhân học, văn học
chính là mảnh đất màu mỡ để ni dưỡng, ươm mầm sự phát triển nhân cách con
người. Bởi vậy mơn Ngữ văn ở bậc trung học có ý nghĩa rất quan trọng. Nhà
trường, thầy cô giáo giảng dạy đang có những đổi mới căn bản, tồn diện việc
2


dạy và học Văn. Môn Văn lại là môn học có những đặc thù riêng trong q trình
dạy – học. Trong xã hội hiện đại ngày nay, trước sự tác động của thời đại kinh tế
thị trường, hội nhập sâu rộng, môn Văn cũng chịu sự tác động của những yếu tố
khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn. Nhưng hơn bao
giờ hết, xã hội đang ngày càng thấy rõ vai trị của bộ mơn Ngữ văn trong việc
giáo dục nhân cách, tâm hồn con người trong thời kì hội nhập.
Văn học dân gian là những viên ngọc quý được chắt lọc qua qua không
gian và thời gian lịch sử. Văn học dân gian kết tinh vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn của
cha ơng ta từ ngàn xưa, góp phần tạo tiền đề cho văn học viết và làm cho diện
mạo nền văn học dân tộc trở nên đa dạng và phong phú. Xuất phát từ điều đó mà
Sách giáo khoa ngữ văn 10 Cơ bản đã lựa chọn và giới thiệu một số thể loại văn
học dân gian tiểu biểu vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt giới thiệu khá đầy đủ
các thể loại tự sự dân gian tiêu biểu (như sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích).
Chính vì vậy việc học tập tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường cũng có
một vị trí rất quan trọng. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
truyền miệng, vốn đã rất quen thuộc và gắn bó với các em học sinh. Thơng qua
q trình đọc – hiểu các phẩm văn học dân gian giúp cho học sinh thấy được vẻ
đẹp tâm hồn và trí tuệ của cha ơng ta gửi gắm trong đó. Đồng thời từ thủa bé thơ
văn học dân gian đã là mảnh đất màu mỡ để ươm mần, và nôi dưỡng thế giới tâm
hồn, nhân cách tốt đẹp cho học sinh.
Trong những năm học gần đây Bộ Giáo dục và đào tạo có sự quan tâm đặc

biệt và đưa ra các giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng bộ môn ngữ Văn trong
nhà trường phổ thông. Một trong những giải pháp được chú trọng và thúc đẩy là
đổi mới phương pháp dạy và học .Trong q trình giảng dạy bộ mơn Ngữ văn tại
trường THPT Sơn Thịnh tôi nhận thấy:
+ Đa số các em học sinh đều là những học sinh có ý thức trong học tập.
Tuy nhiên các em chưa thực sự hứng thú, thậm trí cịn gặp khơng ít khó khăn
trong việc học tập các bộ nôn khoa học xã hội, Nguyện nhân của thực trạng trên
có thể do chưa có phương pháp học tập bộ mơn hợp lí nên kết qủa học tập chưa
cao. Cũng có khi mơn ngữ Văn trở thành nỗi ám ảnh, học sinh có tâm lí sợ học
mơn Văn.
+ Các em chưa thật sự đầu tư cho môn học, thậm chí cịn chủ quan. Có
phương pháp dạy và học bộ mơn phù hợp thì sẽ là yếu tố tiên quyết giúp các em
học tốt môn Văn. Nhưng đa số các em chưa tìm được phương pháp học tập phù
hợp với mơn học vốn có những đặc thù riêng này. Nên việc học tập bộ môn Ngữ
văn chưa tạo được thật nhiều hứng thú và chưa thực sự thiết thực, ý nghĩa đối với
các em. Đứng trước thực trạng đó người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ mơn
Ngữ văn cũng có nhiều băn khoăn, trăn trở, tìm tịi đổi mới phương pháp dạng
dạy theo hướng tích cực,nhằm khơi gợi được hứng thú và tích cực chủ động của
học sinh. Theo tơi hứng thú học tập chính là yếu tố tiên quyết, khơi gợi được học
sinh tích cực chủ động khám phá tri thức và hình thành kĩ năng, từ đó thêm hiểu
và thêm u bộ mơn Văn.

3


+ Trong quá trình học các tiết đọc hiểu, các em chưa có tâm thế, và hứng
thú tiếp nhận các tác phẩm văn học. Do chưa có tâm thế đúng khi tiếp nhận tác
phẩm văn học đã trở một rào cản cho quá trình đọc – hiểu tác phẩm văn học trên
lớp.
Thêm nữa trong quá trình giảng dạy truyền thuyết An Dương Vương và Mị

Châu – Trọng Thủy trong chương trình SGK ngữ văn 10 tơi nhận thấy.
+ Truyền thuyết là tác phẩm khá quen thuộc với học sinh. Ngay từ thủa
nằm nôi, bên cánh võng qua lời ru của mẹ, lời kể của bà, các em đã được đắm
mình trong những câu truyện truyền thuyết. Sự quen thuộc và gần gũi của tác
phẩm đối với mỗi học sinh một mặt sẽ tạo tiền đề và tâm thế để tiếp nhận tác
phẩm một cách dễ dàng hơn, song cũng có điều để tạo hứng thú và sự lôi cuốn
khi đọc – hiểu tác phẩm trên lớp tránh được sự nhàm chán, đơn điệu là điều
không phải bài giảng nào cũng làm được. Truyền thuyết là tác phẩm văn học dân
gian đơn giản về cốt truyện, tình tiết khơng phức tạp và li kì và nhân vật được
phân tuyến một cách rõ ràng, đều là nhân vật có đời sống nội tâm một chiều. Bởi
vậy q trình đọc - hiểu khơng bám theo đặc trưng và thi pháp thể loại thì việc
tìm hiểu tác phẩm sẽ phiến diện, nhàm chán, đơn giản. Điều đó có nghĩa là truyền
thuyết vốn rất quen thuộc nhưng để có một bài giảng hấp dẫn, đúng đặc trưng thể
loại, đặc biết phát huy được sự tham gia tích cực hoạt động của học sinh trong
q trình dạy và học là điều không dễ và ai cũng có thể thực hiện được.
+Chất lượng bộ mơn ln là vấn đề quan tâm hàng đầu. Nhà trường, tổ
chuyên môn trong những năm học vừa qua đã có những biện pháp thiết thực để
nâng cao chất lượng giảng dạy bộ mơn. Tổ chun mơn, giáo viên giảng dạy có
kế hoạch chuyên môn, kế hoạch cá nhân phù hợp với thực tế giảng dạy. Đứng
trước những khó khăn về việc học tập thể loại truyền thuyết trong chương trình
Ngữ văn 10. Theo tơi giáo viên cần có sự đổi mới trong cách thức đọc – hiểu tác
phẩm theo đúng đặc trưng thể loại và dạy học tích cực phát huy được tính chủ
động, sáng tạo cho học sinh. Điều đó sẽ góp phần vào việc tạo được hứng thú và
giúp học sinh có cách khắc sâu và ghi nhớ kiến thức tác phẩm. Quan trọng hơn là
góp phần trả lại vẻ đẹp đích thực của tác phẩm văn học dân gian. Bởi văn học dân
gian mãi là những viên ngọc quý được chắt lọc qua không gian và thời gian lịch
sử.
Vậy việc đổi mới dạy – học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh là vấn đề được chú trọng và quan tâm. Dạy học theo đặc trưng thể loại sẽ
giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về bản chất, vẻ đẹp tác phẩm văn học. Từ đó

có cơ sở để đọc- hiểu các tác phẩm cùng thể loại, tức là có kĩ năng và tri thức để
tự khám phám những tác phẩm khác và có khả năng tự tập suốt đời. Đó là điều rất
quan trọng và thiết thực. Nếu giáo viên không mạnh dạn đổi mới phương pháp
dạy và cách thức tiếp cận và khai thác tác phẩm , áp dụng những phương pháp
dạy hoc tích cực thì chính giáo viên đã đánh mất vẻ đẹp của các tác phẩm, làm
học sinh mất hứng thú và ngày càng có khoảng cách và xa lạ với tinh hóa tân hồn
và trí tuệ của cha ơng ta ngày xưa. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn áp dụng
sáng kiến: “ Một số biện pháp đổi mới dạy – học truyền thuyết An Dương
4


Vương và Mị Châu Châu – Trọng Thủy trong chương trình Ngữ văn 10
THPT”
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1.Những đặc điểm của văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị
Châu - Trọng Thủy”
Văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” là một văn
bản thuộc thể loại truyền thuyết của văn học dân gian Việt Nam. Một trong
những đặc điểm nổi bật của thể loại truyền thuyết là không chú trọng tính chính
xác như các văn bản lịch sử, truyền thuyết phản ánh lịch sử theo một cách riêng,
độc đáo: những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của ông cha ta
được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng
nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.
Đặc biệt, chỉ có thể hiểu đúng và sâu sắc nội dung cùng nghệ thuật của truyền
thuyết khi xem xét tác phẩm trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại với môi trường
lịch sử - văn hóa mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi. Như vậy, đây là sẽ là
cơ hội để học sinh tìm hiểu, trải nghiệm thực tiễn để có những ý tưởng sáng tạo
vận dụng vào quá trình đọc hiểu văn bản, từ đó hình thành và phát triển năng lực
cho học sinh.
Mặt khác, văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”

đề cập đến quá trình dựng nước và giữ nước của cha ơng, trong q trình đó văn
bản đã đặt ra nhiều vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa sâu sắc, có khả năng liên hệ
thực tế tốt, gắn với ý thức, vai trò của mỗi cá nhân. Trong quá trình tìm hiểu văn
bản, học sinh ln được đặt vào nhiều tình huống mà qua đó các em phát huy
được tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề. Chính điều này rất phù hợp cho
việc tổ chức các hoạt động qua đó góp phần hình thành và phát triển năng lực cho
học sinh.
2.2. Một số phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh qua
văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”
Để vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm hình thành
và phát triển năng lực cho học sinh qua văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị
Châu - Trọng Thủy”, GV sẽ chia lớp ra thành 4 nhóm, GV hướng dẫn cho học
sinh kĩ thuật làm việc nhóm và giao cho các nhóm tự bầu nhóm trưởng, thư kí.
Sau đó, GV sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm theo tiến trình bài học để các
em được trải nghiệm sáng tạo. Để tổ chức thực hiện có hiệu quả, phong phú, đa
dạng ,GV đặc biệt chú ý giao các yêu cầu về nhà cho các nhóm chuẩn bị.
2.2.1. Hoạt động tổ chức trò chơi
Hoạt động này được tổ chức thực hiện khơng chỉ tạo được khơng khí thân
thiện, sơi nổi, sự hứng thú cho học sinh khi bắt đầu vào bài học mới, mà cịn giúp
hình thành và phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp tiếng Việt cho các
em.
GV sử dụng các mảnh ghép của 4 bức tranh khác nhau có nội dung về văn
bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” Sau đó GV tổ chức trò
5


chơi ghép tranh cho 4 nhóm, cụ thể: mỗi nhóm sẽ ghép một bức tranh khác nhau
và cả 4 nhóm đều phải hoàn thành trong thời gian 3 phút.
2.2.2. Hoạt động tham quan qua Internet và thực tế
Để hiểu đúng và sâu sắc nội dung cùng nghệ thuật của truyền thuyết cần

phải xem xét tác phẩm trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại với môi trường lịch
sử - văn hóa mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi. Đối với văn bản “Truyện
An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”, học sinh cần tìm hiểu mơi trường
lịch sử - văn hóa có liên quan đó là Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành
Hà Nội và di tích đền Đơng Cng thuộc xã Đơng Cng, huyện Văn Yên, tỉnh
Yên Bái.
Đối với hai di tích lịch sử - văn hóa này, từ trước đến nay khi học văn bản
học sinh chủ yếu chỉ được nghe nói đến, nhìn thấy và tìm hiểu thơng qua lời kể
của GV hay trên sách báo, mạng internet. Trong đề tài này, với điều kiện cho
phép về kinh tế, địa lí, sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh, GV
cho các nhóm học sinh của hai lớp 10B2 của trường THPT Sơn Thịnh, năm học
2020 - 2021 tham quan di tích đền Cng trong thời gian một ngày. Với di tích
Cổ Loa học sinh được tiếp cận qua lời kể của GV, trên sách báo, mạng internet.
Qua hoạt động này, học sinh được tiếp xúc với di tích lịch sử - văn hóa giúp các
em có những hiểu biết phong phú từ trải nghiệm thực tế, qua đó giáo dục lòng
yêu quê hương, đất nước và truyền thống lịch sử. Đặc biệt, thông qua hoạt động
tham quan này sẽ giúp hình thành và phát triển được năng lực tự quản lý, năng
lực hợp tác, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự học, năng lực sáng tạo và
năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh.
Qua buổi tham quan học sinh sẽ tiến hành kết hợp với các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo khác như hoạt động làm phóng viên để tìm hiểu và thu thập
thơng tin về những vấn đề liên quan đến di tích đền Đơng Cng. Sản phẩm của
hoạt động tham quan và những hoạt động khác sẽ được học sinh các nhóm thể
hiện trong bài học nội khóa “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
2.2.3. Hoạt động làm biên tập viên
Đối với nhóm 3 và nhóm 4 hoạt động trải nghiệm này sẽ được kết hợp thực
hiện trong hoạt động tham quan. Ngồi kênh thơng tin trên mạng internet, sách
báo… các em sẽ tìm hiểu trực tiếp qua buổi tham quan về những nội dung liên
quan đến văn bản gắn liền với di tích đền Đơng Cng. Để tổ chức được hoạt
động trải nghiệm này, GV hướng dẫn cho học sinh trước một số vấn đề như cách

thức tìm hiểu, nội dung tìm hiểu: sự tích đền Đơng Cng,trị chuyện với người
quản lý di tích… Sau buổi tham quan, HS nhóm 3 và nhóm 4 sẽ tự biên tập lại
nội dung, trong giờ học văn bản hai nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày vấn đề như
một biên tập viên, một nhà hùng biện thực thụ.
Đối với nhóm 1 và nhóm 2 hoạt động trải nghiệm này sẽ được thực hiện
sau khi các em đã tìm kiếm các nguồn thơng tin trên mạng internet, sách báo…
về di tích Cổ Loa. Tương tự như nhóm 3 và 4, HS nhóm 1 và 2 sẽ tự biên tập lại
nội dung, trong giờ học văn bản hai nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày vấn đề như
một biên tập viên, một nhà hùng biện thực thụ.
6


Qua hoạt động này sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự quản lý, năng lực hợp tác, năng lực
sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
2.2.4. Hoạt động thiết kế và trình bày nội dung trên phần mềm power
point
Để tổ chức hoạt động trải nghiệm này, trước khi bài học diễn ra, GV giao
nhiệm vụ cho các nhóm học sinh tìm kiếm, xử lí thơng tin và thiết kế cho bài
trình chiếu power point. Cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về kiến trúc di tích Cổ Loa
Để tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ này, nhóm trưởng sẽ phân
cơng các thành viên trong nhóm tìm kiếm thơng tin bằng các từ khóa như “Phần
mềm tạo video clip”, “Cấu trúc”, “Kết cấu”, “Giá trị”, “Ý nghĩa”… để tìm kiếm
thơng tin, tranh ảnh từ nguồn internet. Bên cạnh đó, HS có thể tìm hiểu, tìm kiếm
thơng tin từ sách báo, tài liệu… Sau đó, nhóm trưởng sẽ tổ chức họp cả nhóm để
biên tập lại nội dung: yêu cầu mỗi thành viên trình bày kết quả, hiểu biết của
mình về kiến trúc di tích Cổ Loa, để từ đó cả nhóm tiến hành thảo luận, trao đổi,
bàn bạc để đi đến thống nhất về sản phẩm cần hồn thành.
- Nhóm 2: Tìm hiểu lễ hội diễn ra ở làng Cổ Loa

Để tỏ lòng biết ơn đối với cơng lao của An Dương Vương trong q trình
xây dựng đất nước, lễ hội gắn với di tích Cổ Loa được nhân dân ta tổ chức hàng
năm. Học sinh cần tìm hiểu về lễ hội này để hiểu hơn về công lao của An Dương
Vương cũng như thái độ trân trọng, biết ơn, tơn kính của nhân dân ta đối với các
bậc anh hùng, đặc biệt là để từ đó có sự hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề
được đặt ra trong văn bản. Cũng tương tự như nhóm thứ nhất, nhóm trưởng của
nhóm 2 sẽ phân cơng các thành viên trong nhóm mình tìm kiếm thơng tin, hình
ảnh liên quan đến vấn đề của nhóm mình qua các từ khóa như “Lễ hội”, “ý
nghĩa”, “Phần mềm tạo video clip”… qua các nguồn từ sách báo, mạng internet.
Sau đó, nhóm trưởng sẽ tổ chức họp cả nhóm để biên tập lại nội dung: yêu
cầu mỗi thành viên trình bày kết quả, hiểu biết của mình về lễ hội diễn ra ở làng
Cổ Loa, để từ đó cả nhóm tiến hành thảo luận, trao đổi, bàn bạc để đi đến thống
nhất về sản phẩm cần hồn thành.
- Nhóm 3: Tìm hiểu sự tích và kiến trúc đền Đơng Cng
Trong quá trình tham quan bằng những cách thức như trao đổi trực tiếp,
quan sát, chụp ảnh và kết hợp với nguồn thông tin khai thác từ mạng internet,
sách báo… học sinh nhóm 3 sẽ tìm hiểu về sự tích và kiến trúc đền Đơng Cng.
Sau đó, nhóm trưởng sẽ tổ chức họp cả nhóm để biên tập lại nội dung: yêu cầu
mỗi thành viên trình bày kết quả, hiểu biết của mình để từ đó cả nhóm tiến hành
thảo luận, trao đổi, bàn bạc để đi đến thống nhất về sản phẩm cần hồn thành.
- Nhóm 4: Tìm hiểu lễ hội và những huyền thoại gắn liền với Đền Đông
Cuông

7


Tương tự như nhóm 3, trong q trình tham quan bằng những cách
thứcnhư trao đổi trực tiếp, quan sát, chụp ảnh và kết hợp với nguồn thông tin khai
thác từ mạng internet, sách báo… học sinh nhóm 4 sẽ tìm hiểu về những huyền
thoại và lễ hội diễn ra ở đền Đơng Cng. Sau đó, nhóm trưởng sẽ tổ chức họp cả

nhóm để biên tập lại nội dung: yêu cầu mỗi thành viên trình bày kết quả, hiểu biết
của mình về huyền thoại và lễ hội diễn ra ở làng Cổ Loa, từ đó cả nhóm tiến hành
thảo luận, trao đổi, bàn bạc để đi đến thống nhất về sản phẩm.
Sản phẩm cuối cùng của cả 4 nhóm sẽ được trình bày bởi 4 biên tập viên
đại diện cho 4 nhóm, kết hợp lời của biên tập viên và phần trình chiếu nội dung
trên phần mềm power point.
Thơng qua hoạt động này, sẽ giúp HS hình thành và phát triển được năng
lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự quản lý
và đặc biệt là năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thơng.
2.2.5. Hoạt động làm phóng viên
Hoạt động này được tổ chức thực hiện kết hợp trong hoạt động tham quan
và gắn liền với hoạt động trải nghiệm làm biên tập viên. Hoạt động này được giao
cho nhóm 3 và nhóm 4, các em sẽ đóng vai trị là một phóng viên thực sự để tìm
hiểu các vấn đề mà các em cần phải biên tập lại để trình bày về di tích đền Đơng
Cng
Để thực hiện tốt hoạt động này, các nhóm đã được phân cơng sẽ thảo luận
với nhau, thống nhất những nội dung, cách thức, đối tượng và phương tiện để tiến
hành phỏng vấn ở đền Đông Cuông. Sau thời gian tham quan, các thành viên
trong nhóm sẽ họp lại báo cáo kết quả, cả nhóm sẽ thống nhất những nội dung cơ
bản, biên tập lại và trình bày với tư cách là một biên tập viên, nhà hùng biện trong
bài học “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”.
Qua hoạt động sẽ hình thành và phát triển được năng lực giao tiếp tiếng
Việt, năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho HS.
2.2.6. Phương pháp đóng vai
Hoạt động đóng vai được thực hiện khi tìm hiểu hình tượng nhân vật Mị
Châu, gắn liền với tình huống có vấn đề cần giải quyết. Mị Châu là một nhân vật
văn học phức tạp, những hành động, việc làm và cái chết của Mị Châu trong văn
bản đã để lại những ý kiến, suy nghĩ trái chiều cần phải được thống nhất trong
cách hiểu.
Khi tìm hiểu về nhân vật Mị Châu trong hoạt động hình thành kiến thức

mới, thay vì cách dạy học từ trước tới nay, GV tổ chức một phiên tòa giả định xét
xử một nhân vật văn học - nhân vật Mị Châu (bị cáo). Nội dung tình huống gắn
liền với những hành động, việc làm và kết cục của cuộc đời Mị Châu. Để tiến
hành được hoạt động trải nghiệm này, GV hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho các
nhóm chuẩn bị và tiến hành luyện tập, cụ thể như sau:

8


Trước hết, GV yêu cầu học sinh của cả 4 nhóm đọc kĩ văn bản, nắm được
những hành động, việc làm và kết cục cuộc đời của Mị Châu. Để có định hướng
trong q trình thực hiện u cầu, tất cả các thành viên trong các nhóm cần chú ý
đến các câu hỏi về nhân vật Mị Châu trong phần hướng dẫn học bài “Truyện An
Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10,
tập 1, ban cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
GV hướng dẫn cụ thể về nội dung của phiên tòa giả định cho HS nắm rõ
đây là phiên tòa giả định xét xử về một nhân vật văn học - nhân vật Mị Châu (bị
cáo vắng mặt). Phiên tịa sẽ có ba nhân vật chính: Thẩm phán, Kiểm sát viên và
Luật sư bào chữa. Nội dung phiên tòa sẽ xoay quanh những việc làm, hành động
và cái kết cho nhân vật Mị Châu đã được các tác giả dân gian xây dựng trong văn
bản. Sau đó, GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:
- Nhóm 1, 2: Cử một đại diện vào vai Thẩm phán, sau đó tập trung thảo
luận để giúp Thẩm phán đưa ra lý do vì sao phải xét xử Mị Châu, viết lời cho
nhân vật Thẩm phán trong q trình phiên tịa diễn ra đặc biệt là đưa ra những kết
luận cuối cùng, đúng đắn về việc làm, hành động và cái kết của nhân vật Mị Châu
(Thẩm phán kết luận vấn đề - tịa tun án).
-Nhóm 3: Cử một đại diện vào vai Kiểm sát viên, sau đó tập trung trao đổi,
thảo luận, tìm hiểu giúp Kiểm sát viên đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng, lập luận để
kết tội Mị Châu.
-Nhóm 4: Cử một đại diện vào vai Luật sư bào chữa, sau đó tập trung trao

đổi, thảo luận, tìm hiểu giúp Luật sư đưa ra những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận để
bào chữa cho Mị Châu.
Sau những hướng dẫn cụ thể, các nhóm tiến hành luyện tập, kết quả sẽ
được thể hiện trong phiên tòa giả định trên lớp, trong hoạt động hình thành kiến
thức mới của bài học. Các nhân vật Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa
là những người đứng ở những góc độ khác nhau để phán xét nhân vật Mị Châu.
Khi tiến hành hoạt động vận dụng, GV tiếp tục cho HS cả lớp vào vai nhân
vật An Dương Vương trong tình huống: Sau khi chém Mị Châu, Rùa Vàng rẽ
nước dẫn An Dương Vương đi xuống biển. Ở thủy cung An Dương Vương đã nói
lên những suy nghĩ, trăn trở về những việc mình đã làm và rút ra những bài học
gửi lại hậu thế. GV yêu cầu học sinh vào vai An Dương Vương để nói lên những
điều đó. HS viết ra giấy sau đó trình bày
Đóng vai là hoạt động giúp học sinh thể hiện được cách ứng xử, khả năng
diễn đạt bằng ngôn ngữ, điệu bộ, nét mặt, tâm trạng, thái độ… Thơng qua hoạt
động trải nghiệm đóng vai, sẽ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý và năng
lực giải quyết vấn đề.
- Mục đích của giải pháp: Đề xuất các biện pháp dạy – học truyền thuyết
An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy nhằm phát huy tính tích cực chủ
động của học sinh, nâng cao chất lượng dạy-học.
9


- Nội dung giải pháp: Sáng kiến bao gồm 35 trang được triển khai làm ba
phần: Phần I – Mở đầu, phần II – Nội dung, Phần III – Kết luận và khuyến nghị,
trong đó nội dung chính của sáng kiến tập trung vào làm rõ những thuận lợi và
khó khăn trong tổ chức hoạt động và đề xuất thực hiện các giải pháp
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Về khả năng áp dụng: Cách thức này vừa rút ngắn thời gian tìm hiểu, vừa
hình thành kĩ năng học tập tích cực, đồng thời phát huy năng lực tư duy, khả năng

sáng tạo của người học, khiến giờ học trở nên hấp dẫn và sinh động. Chúng tôi
nhận thấy rằng giải pháp này không chỉ áo dụng cho thể loại truyền thuyết mà áp
dụng cho tất cả các tác phẩm tự sự dân gian khác để nâng cao hiệu quả bài học.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Sau thời gian nghiên cứu, thực nghiệm và áp dụng sáng kiến, kết quả lớn
nhất mà tôi đã đạt được là xây dựng được cho học sinh một nề nếp tự học. Giáo
viên giúp học sinh có ý thức và thái độ tích cực trong việc học bộ mơn.
Từ chuyển biến tích cực đó, tơi nhận thấy đa số học sinh có hứng thú học
tập, chăm chỉ học bài, làm bài tập, làm bài thực hành, ôn tập và làm bài kiểm tra
đạt kết quả tốt. Học sinh có ý thức, có động cơ học tập tốt hơn. Học sinh học tập
tiến bộ hơn, số học sinh có ý thức, chăm học đã tăng lên, số học sinh đạt điểm
khá giỏi tăng, số học sinh đạt điểm trung bình đã nhiều hơn, số học sinh học lực
yếu giảm, xóa dần tư tưởng chán học môn Ngữ văn .
Kết quả bước đầu đạt được sau khi thực hiện
Sĩ số

Khối, lớp
Lớp 10 C
(Lớp thực nghiệm)
Lớp 10 B1 (Lớp so
sánh)

kết quả nhận

kết quả thông

biết

hiểu


42

15%

40%

45%

45

58%

30%

12%

kết quả vận dụng

Sử dụng linh hoạt, đổi mới các phương pháp dạy đọc – hiểu văn bản trong
chương trình Ngữ văn 10, kết hợp việc học sinh chuẩn bị bài soạn tốt ở nhà đã
cho thấy học sinh được tham gia hoạt động, được thể hiện bản thân, học sinh sẽ ghi
nhớ kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu và không ngừng kích thích khả năng sáng tạo,
ham tìm hiểu của người học, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học, hình thành kĩ năng
giả quyết vấn đề khi tiếp cận với những tác phẩm cùng thể loại.
Kết quả trung bình môn Ngữ văn của lớp 10C
Trước khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến
Lớp


Khá, giỏi

TB

Yếu

10C

15 35,7

19 22,3

8

Khá, giỏi
19%

10

Yếu

TB

26 62% 14

33,2

2

4,8%



%

%

%

Qua áp dụng đề tài cịn cho thấy có sự phân hoá rõ rệt đối tượng học sinh:
Học sinh khá giỏi: Nắm vững, vận dụng tốt kiến thức, kĩ năng, học bài, làm
bài đạt kết quả tốt.
Học sinh trung bình: Nắm được kiến thức cơ bản, học bài, làm bài khá tốt.
Một số học sinh chưa chăm học, không chú ý, lười suy nghĩ, kết quả học tập
chưa cao.
Trong công tác bồi dưỡng mũi nhọn – nghiên cứu khoa học
Năm học
Kết quả HS giỏi
2019-2020

01 giải khuyến khích

2020-2021

02 giải khuyến khích

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu : Không
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sự tích cực chủ động của giáo viên và học sinh, phịng học có trang bị máy chiếu.
Sử dụng hợp lý, phù hợp đối tượng, có thể kết hợp đồng bộ.

8. Tài liệu gửi kèm : Phụ lục minh chứng
III. CAM KẾT KHƠNGSAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tơi cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc không đúng
sự thật trong báo cáo, xin chịu trách nhiệm hoàn toàn theo qui định của pháp luật.
Văn Chấn, ngày 20 tháng 1 năm 2022
Người viết báo cáo

Vũ Thị Liên
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
……….………………………………………………………………………………
..……………………………………………………………………………………..
……….………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
11


……….………………………………………………………………………………
..……………………………………………………………………………………..
……….………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………

12


PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
Tiết PPCT 10, 11:
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức

- Qua việc phân tích một truyền thuyết cụ thể, nắm được đặc trưng chủ yếu
của truyền thuyết: Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng;
phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch
sử và các nhân vật lịch sử.
- Nắm được giá trị, ý nghĩa của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy”:
+ Công lao xây dựng đất nước của An Dương Vương
+ Từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của
Mị Châu - Trọng Thủy, nhân dân muốn rút ra và trao truyền lại cho các thế hệ sau
bài học lịch sử mang tính thời sự: ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù
xâm lược trong công cuộc giữ nước, mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện thêm kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý
nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết.
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Về tư tưởng, thái độ
- Nhận thức được bài học lịch sử giữ nước thời vua Thục đến nay vẫn còn
nguyên giá trị.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
4. Hình thành và phát triển các năng lực
- Nhóm các năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực
tự quản lý.
- Nhóm các năng lực đặc thù của mơn Ngữ Văn: Năng lực giao tiếp tiếng
Việt, Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết kế bài học
- Một số tranh ảnh trình chiếu power point
- Phân cơng nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn chi tiết cho các nhóm học sinh
- Phần thưởng cho HS

2. Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
13


- Các nhóm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ mà giáo viên đã giao theo sự
hướng dẫn cụ thể của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
- Kết hợp các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực: đọc sáng tạo, thảo luận
theo nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại, vấn đáp, phân tích.
- Kết hợp giữa diễn giảng với đặt câu hỏi dẫn dắt HS đến chỗ tự trả lời những
vấn đề mà mục tiêu bài học đặt ra.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: Tổ chức trò chơi
- GV tổ chức trò chơi ghép tranh, mỗi nhóm một bức tranh khác nhau. Cả bốn
bức tranh mà 4 nhóm thực hiện trong trị chơi đều có nội dung về văn bản “Truyện
An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”
Bước 1: GV chuẩn bị trước các mảnh ghép của hai bức tranh và giao cho mỗi
nhóm.
Bước 2: Các nhóm nhận các mảnh ghép từ GV và tiến hành ghép tranh trong
thời gian 3 phút. Nhóm nào hồn thành bức tranh trước trong thời gian cho phép
thì nhóm đó sẽ giành chiến thắng.
GV thơng báo kết quả, chiếu các bức tranh hoàn chỉnh, nhận xét và trao phần
thưởng
Bước 3: GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Nhìn vào bốn bức tranh đã ghép hoàn chỉnh,
với việc chuẩn bị bài ở nhà, các em hãy cho biết các bức tranh đã thể hiện những
nội dung của văn bản văn học nào?
Bước 4: Sau khi học sinh trả lời, GV dẫn dắt vào bài học: Bốn bức tranh
chúng ta vừa ghép đều đề cập đến những nội dung quan trọng, có tính bước ngoặt
trong văn bản truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến kiến thức cần đạt
Thao tác 1: GV hướng dẫn HS tìm I. Tìm hiểu chung
hiểu phần tiểu dẫn (8 phút)
1. Thể loại truyền thuyết
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần
- Đặc trưng cơ bản của thể loại truyền
tiểu dẫn trong sách giáo khoa (HS đã thuyết
đọc ở nhà)
- Tầm quan trọng của việc đặt truyền
- GV giao nhiệm vụ: Học sinh làm
thuyết trong mối quan hệ qua lại với
việc cá nhân để tìm hiểu về: Đặc mơi trường lịch sử - văn hóa
trưng cơ bản của thể loại truyền
thuyết, điểm lưu ý khi tìm hiểu nội
dung và nghệ thuật của truyền
2. Văn bản “Truyện An Dương Vương
thuyết.
và Mị Châu - Trọng Thủy”
- HS thực hiện nhiệm vụ tự tìm hiểu
trong 2 phút.
- Khu di tích Cổ Loa: Cấu trúc và lễ hội
- GV gọi HS báo cáo kết quả. Các (đặt tác phẩm vào tổng thể sinh hoạt văn
học sinh khác bổ sung.
hóa dân gian)
- GV chuyển giao nhiệm vụ: khi - Xuất xứ: trích từ “Truyện Rùa Vàng”
tìm hiểu văn bản “Truyện An trong “Lĩnh Nam chích quái”
Dương Vương và Mị Châu - Trọng
14



Thủy”, chúng ta cần đặt văn bản
trong mối quan hệ với mơi trường
lịch sử -văn hóa mà văn bản sinh
thành, lưu truyền, biến đổi
- GV gọi đại diện của 2 nhóm:
nhóm 1, 2 lên trình chiếu các slide
của nhóm đã được chuẩn bị
+ Nhóm 1: Kiến trúc di tích Cổ
Loa
+ Nhóm 2: Lễ hội đền Cổ Loa
- GV nhận xét, đánh giá kết quả
của hai nhóm và nhấn mạnh:
Chính sự kiện lịch sử và những
hình thức sinh hoạt văn hóa vừa là
cơ sở của hiện thực của sự sáng tạo
truyền thuyết, vừa có những ảnh
hưởng quyết định đến cả nội dung
và hình thức của truyền thuyết.
Thao tác 2: GV hướng dẫn HS
đọc hiểu văn bản
1. Đọc hiểu khái quát (5 phút)
- GV giao nhiệm vụ học sinh đọc
văn bản ở nhà, u cầu học sinh
tóm tắt văn bản theo trình tự thời
gian và sự việc.
- GV gọi 1 HS tóm tắt, cả lớp lắng
nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu học sinh nêu định

hướng cách đọc - hiểu văn bản.
- HS độc lập làm việc, xác định
cách đọc - hiểu. GV hệ thống lại,
nhận xét và thống nhất ý kiến: đọc
- hiểu chi tiết văn bản theo nhân
vật.
2. Đọc hiểu chi tiết
- GV yêu cầu: Dựa theo cốt truyện,
tìm những chi tiết liên quan đến
nhân vật An Dương Vương.
- HS làm việc cá nhân liệt kê các
chi tiết. GV tổng hợp, hệ thống lại.
- GV chia lớp ra thành 4 nhóm,

II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc hiểu khái quát
- Tóm tắt văn bản
- Cách đọc - hiểu văn bản:
+ Theo nhân vật
Theo quá trình phát
triển của cốt truyện

2. Đọc hiểu chi tiết
a. Hình tượng nhân vật An Dương
Vương
* An Dương Vương xây thành, chế nỏ,
bảo vệ đất nước
- An Dương Vương xây thành
+ Hết sức khó khăn: hễ đắp tới đâu lại
lở tới đấy, An Dương Vương lập đàn

15


giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm tìm
hiểu (3 phút)
+ Nhóm 1, 2: tìm hiểu quá trình
xây thành, chế nỏ, bảo vệ đất nước
của An Dương Vương (việc xây
thành diễn ra như thế nào? Vì sao
An Dương Vương được thần linh
giúp đỡ? Cách đánh giá của dân
gian về nhà vua)
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu sự việc An
Dương Vương để mất nước (diễn
biến sự việc, thái độ, tình cảm của
nhân dân trước sự việc?)
Các nhóm tự cử nhóm trưởng, tiến
hành trao đổi, thảo luận theo sự tổ
chức, hướng dẫn của GV. Sau khi trao
đổi, thảo luận các nhóm cử đại diện
trình bày, các nhóm lắng nghe, bổ
sung (5 phút)

- GV hệ thống lại, nhận xét, bổ
sung (nếu cần)
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Trong chuỗi chi tiết gắn với sự
việc An Dương Vương để mất
nước dân gian có nhắc đến vùng
đất Dạ Sơn, xã Cao Xá, phủ Diễn

Châu. Đây chính là nơi mà chúng

trai giới, cầu đảo bách thần.
+ Được Rùa Vàng giúp đỡ, An Dương
Vương xây thành công Loa Thành vĩ đại,
cao lớn.
- An Dương Vương làm lẫy nỏ, đánh
thắng quân Triệu Đà
+ An Dương Vương hỏi Rùa Vàng cách
chống giặc
+ Rùa Vàng tháo vuốt đưa cho nhà vua,
bày cách làm lẫy nỏ
+ An Dương Vương sai người làm lẫy
nỏ, quân Đà sang đánh, An Dương
Vương dùng lẫy nỏ đánh thắng qn
Triệu Đà.
→ Là người kiên trì, anh minh, sáng
suốt, có ý thức trách nhiệm rất cao đối
với việc dựng nước và giữ nước. Đặc
biệt nhà vua ln có tinh thần cảnh giác,
sẵn sàng đánh giặc.
→ Hình ảnh sứ Thanh Giang, nỏ thần:
An Dương Vương được nhân dân và thần
linh ủng hộ, giúp đỡ và tôn vinh nên đã
thành công lớn. Sự kì ảo hóa sự nghiệp
chính nghĩa, phù hợp lịng người của An
Dương Vương. Nỏ thần cịn là sự kì ảo
hóa bí mật của vũ khí tinh xảo của người
Việt xưa.
* An Dương Vương để mất nước

- An Dương Vương chấp nhận lời cầu
hịa
An Dương Vương nhận lời cầu hơn của
Triệu Đà, gả Mị Châu cho Trọng Thủy.
Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ
thần, đánh tráo lẫy nỏ
- Triệu Đà cất quân sang đánh, An
Dương Vương cậy có nỏ thần vẫn điềm
nhiên ngồi đánh cờ. Khi giặc tiến sát, lẫy
thần đã mất bèn cùng Mị Châu lên ngựa
chạy về phương Nam.
- Tới bờ biển, đường cùng, Rùa Vàng
kết tội Mị Châu, An Dương Vương chém
16


ta đã đi trải nghiệm thực tế. Xin
mời đại diện của nhóm 3 và 4 lên
trình bày
- 2 biên tập viên đại diện cho 2
nhóm lên trình bày kết hợp trình
chiếu slide
+ Nhóm 3: Sự tích và kiến trúc đền
Cng (3 phút).
+ Nhóm 4: Lễ hội và những huyền
thoại gắn với đền Cng (3 phút).
- GV nhận xét phần trình bày của
các nhóm.

- GV nêu vấn đề và chuyển ý: Để

truyền tải nội dung lịch sử mà dân
gian muốn kể lại, trong các tác
phẩm truyền thuyết dân gian còn
hư cấu một số hình tượng nghệ
thuật khác.
- Để tìm hiểu về nhân vật Mị
Châu, GV tổ chức hoạt động trải
nghiệm đóng vai tình huống qua
một vở kịch HS đã chẩn bị trước,
cụ thể: Vở kịch là một phiên toàn
giả định xét xử việc làm, hành
động và cái chết của Mị Châu (15
phút)
- Phiên tịa có ba nhân vật: Thẩm
phán (Nhóm 1, 2 xây dựng), Kiểm
sát viên (Nhóm 3 xây dựng), Luật
sư bào chữa (Nhóm 4 xây dựng).

- Các nhóm tiến hành tập luyện và
thể hiện trong tiến trình bài học
theo hướng dẫn của GV.
- Thẩm phán nêu lý do phiên tòa:
giới thiệu nhân vật Mị Châu, tóm
lược những việc làm dẫn đến cái

đầu con gái, theo Rùa Vàng rẽ nước đi
xuống biển.
→ Chủ quan, mất cảnh giác với kẻ thù,
không nhận ra dã tâm nham hiểm, quỷ
quyệt của Triệu Đà nên dẫn đến thua

trận, nước mất, nhà tan (Con người vẫn
là yếu tố quyết định). An Dương Vương
đã khơng cịn là nhà vua anh minh.
Nhưng nhân dân Âu Lạc vẫn hết sức
kính trọng ơng, biết ơn ơng. Trong tình
cảm nhân dân ông vẫn bất tử.
b. Hình tượng nhân vật Mị Châu,
Trọng Thủy
Hình tượng nhân vật Mị Châu
- Cơng Chúa Mị Châu là con gái của vua
An Dương Vương. Khi Triệu Đà cầu hôn
An Dương Vương đã gả Mị Châu cho
Trọng Thủy.
- Mị Châu cho Trọng Thủy xem Nỏ thần
và hành động rắc lông ngỗng cho Trọng
Thủy đuổi theo. Mị Châu bị rùa vàng kết
tội và bị Vua cha chém đầu.
- Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình
cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối
với đất nước, cái chết của Mị Châu là
hoàn toàn xứng đáng:
+ Sống trong một đất nước mà nguy cơ
xâm lược ln rình rập, khơng một ai
nhất là đối với một nàng công chúa được
phép chỉ làm theo địi hỏi của tình cảm
riêng tư mà hành động mù quáng có hại
cho cộng đồng, quên đi tình cảm và
nghĩa vụ chung của cơng dân đối với đất
nước.
+ Trong lời khấn trước lúc chết chính Mị

Châu đã nhận ra sai lầm nghiêm trọng
của mình và lời kết tội đanh thép Mị
Châu là giặc của Rùa Vàng đã minh
chứng cho điều đó.
- Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự
nhiên, hợp đạo lí, cái chết của Mị Châu
là oan uổng.
17


chết của Mị Châu, từ đó nêu ra lý
do mở phiên tòa.
- Thẩm phán bắt đầu phiên tòa và
yêu cầu các bên trình bày.
- Các bên trình bày theo yêu cầu
của Thẩm phán:
+ Đầu tiên là Kiểm sát viên kết tội
Mị Châu (đại diện cho nhóm 3):
lập luận đưa ra lí lẽ và dẫn chứng
để kết tội Mị Châu (Bản cáo trạng)
+ Sau đó Luật sư bào chữa để
chứng minh Mị Châu vơ tội (Đại
diện cho nhóm 4)

Cuộc tranh luận kết thúc, Thẩm phán
đưa ra kết luận cuối cùng và kết thúc
phiên tịa (Tịa tun án). Đây cũng
chính là những kết luận đúng đắn về
việc làm và hành động của Mị Châu
theo đúng tinh thần của văn bản (Đại

diện cho nhóm 1, 2)
- Sau khi phiên tịa giả định kết thúc,
vấn đề đã được giải quyết. GV có
thể mời một số học sinh nhận xét,
đánh giá và bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét hoạt động của HS, lại
lịch sử quá khứ để rút kinh nghiệm,
nhấn mạnh thêm về kết luận của
nhằm giáo dục lòng yêu nước, bồi
dưỡng ý thức công dân, đặt việc nước
cao hơn việc nhà.
Thẩm phán.

+ Trong xã hội phong kiến người con gái
khi đã xuất giá theo chồng thì phải thuận
theo ý chồng “Xuất giá tịng phu, phu tử
tòng tử”.
+ Những việc làm của Mị Châu khơng
thể gọi là tội vì nàng hồn tồn tin tưởng
chồng, Mị Châu ngây thơ và trong sáng
không biết đến âm mưu của chồng.
+ Dù bị kết tội là giặc, bị vua cha chém
đầu nhưng lời khấn của Mị Châu đã
thành sự thật, điều đó đã minh chứng cho
sự vơ tội của Mị Châu.
Kết luận: Mị Châu có tội và cái chết là
xứng đáng
+ Truyền thuyết kể về sự kiện lịch sử và
nhân vật lịch sử nhằm đề cao cái đẹp, cái

tốt, cái tích cực và phê phán cái xấu, cái
tiêu cực theo quan điểm của nhân dân.
Truyện An Dương Vương được ghi lại
vào khoảng thế kỉ 18, có một đặc điểm
nổi bật: đó là lịch sử khơng ngừng đấu
tranh chống ngoại xâm. Trong tình hình
ấy, các sáng tác văn học dân gian nói
chung, đặc biệt là thể loại truyền thuyết
nói riêng, có nhiệm vụ đề cao tư tưởng
yêu nước thương nòi, giáo dục lòng
trung thành với dân tộc. Các triều đại
phong kiến độc lập, tự chủ ở nước ta tuy
có dựa vào ý thức hệ nho giáo để củng
cố vương quyền nhưng vẫn đặt lên hàng
đầu lòng yêu nước, ý chí vì độc lập, tự
do của dân tộc.
+ Với nhân dân, lại càng không thể quan
niệm rằng người công dân có thể đặt tình
riêng cao hơn nghĩa lớn vì nước, vì dân.
Với một ý thức cơng dân như thế, lại đặt
vào hoàn cảnh lịch sử của đất nước lúc
bấy giờ nhân dân không thể không kết tội
Mị Châu
+ Lời khấn của Mị Châu trở thành hiện
thực là cách xử sự thấu tình đạt lí của
nhân dân: sự thấu hiểu rằng Mị Châu
mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vơ
tình, thơ ngây, nhẹ dạ, bị mắc lừa kẻ
18



địch chứ không phải là kẻ bán nước.
→ Đánh giá nhân vật dựa vào đặc trưng
của thể loại truyền thuyết và ý thức xã
hội chính trị - thẩm mĩ của nhân dân khi
đến với truyền thuyết.
- GV chuyển ý: Trọng Thủy gây
→ Kiểu hóa thân - phân thân: thể hiện
nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái
thái độ nghiêm khắc, gửi gắm bài học
lịch sử đồng thời thể hiện sự bao dung,
chết của Mị Châu.
niềm thông cảm của nhân dân đối với
- GV nêu vấn đề và đặt câu hỏi cho
Mị Châu.
HS trao đổi, thảo luận theo bàn, mỗi
* Hình tượng nhân vật Trọng Thủy
bàn là mỗi nhóm (GV phát phiếu
- Là một nhân vật truyền thuyết phức
học tập cho học sinh theo nhóm bàn)
tạp
+ Khi tìm hiểu nhân vật Trọng Thủy
có ý kiến cho rằng đây là nhân vật vơ + Một mặt thời kì đầu, Trọng Thủy đơn
thuần đóng vai trị một tên gián điệp.
cùng phức tạp. Anh/chị có đồng tình
Trong suốt thời gian ở Loa Thành, chưa
với ý kiến đó hơng? Vì sao? (6 bàn
bao giờ y quên nhiệm vụ đó.
bên phải)
+ Nhưng mặt khác trong quá trình sống

+ Cũng liên quan đến nhân vật
với Mị Châu có thể hắn đã nảy sinh tình
Trọng Thủy, có ý kiến cho rằng hình
cảm: Câu nói trước lúc chia tay ngầm
ảnh ngọc trai - giếng nước là biểu
báo trước cuộc chia li khơng tránh khỏi,
tượng của một tình yêu chung thủy.
thể hiện tình cảm đối với vợ. Khi ôm
Suy nghĩ của anh/chị như thế nào? (6
xác Mị Châu: Khóc lóc, tự tử thể hiện
bàn bên trái)
sự bế tắc, sự ân hận muộn màng.
- Các nhóm tiến hành trao đổi, thảo
- Hình ảnh ngọc trai - giếng nước:
luận điền vào phiếu học tập (4 phút).
+ Không biểu tượng cho một tình u
Sau đó hai dãy bàn đổi phiếu học tập
chung thủy vì nhân dân khơng bao giờ
cho nhau để bổ sung (2 phút).
sáng tạo nghệ thuật để ca ngợi những ai
- GV thu phiếu học tập và gọi một
đã đưa họ đến bi kịch mất nước.
Châu. Chứng nhận cho mong muốn
+ Là một hình ảnh đẹp, một tình tiết đắt
hóa số đại diện của một số nhóm bàn
giá: chiêu tuyết cho danh dự, chứng
giải tội lỗi của Trọng Thủy. Ngọc trai
thực cho tấm lòng trong sáng của Mị
đem rửa trong nước giếng lại càng
sáng đẹp hơn nói lên rằng Trọng Thủy → Cách ứng xử vừa thấu lí vừa đạt tình

đã thành truyền thống của nhân dân:
đã tìm được sự hóa giải trong tình
Thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân ái.
cảm Mị Châu ở thế giới bên kia.
- GV nhận xét, hệ thống lại và bổ
sung (nếu cần)
Thao tác 3: GV hướng dẫn HS
tổng kết (5 phút)
- Tác phẩm “Truyện An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”
Tác phẩm thể hiện sự biết ơn, kính
trọng của nhân dân đối với cơng lao
của An Dương Vương có ý nghĩa như
thế nào? Qua tác phẩm nhân dân gửi

III. Tổng kết
1. Nội dung:
- Qua tác phẩm, nhân dân muốn nêu lên
bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với
kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan
hệ giữa riêng và chung, giữa nhà và nước,
giữa cá nhân với cộng đồng.
19


gắm những bài học lịch sử gì? Nêu
đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm?
- Chỉ ra cốt lõi lịch sử và sự thần kì
hóa cốt lõi lịch sử của dân gian
trong tác phẩm.


2. Nghệ thuật:
Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư
cấu trong truyện cho thấy mối quan hệ
giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng
tượng của dân gian
- Cốt lõi lịch sử: Nước Âu Lạc vào thời
An Dương Vương đã dựng lên được
thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để
chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu
Đà nhưng về sau đã bị rơi vào tay kẻ
thù.
- Yếu tố thần kì: Rùa Vàng, Nỏ thần,
mối tình Mị Châu - Trọng Thủy, sự hóa
thân của Mị Châu, khả năng thần kì của
nước giếng…

3. Hoạt động thực hành/luyện tập (5 phút)
Ở hoạt động này, GV đưa ra bài tập thực hành dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Những câu hỏi này HS có thể tư duy và trả lời nhanh góp phần củng cố kiến thức
đã học.
Câu 1: Chi tiết nào khơng có trong truyện kể về An Dương Vương?
A. An Dương Vương nhận lời cầu hòa của Triệu Đà
B. An Dương Vương nhận lời cầu hôn và gả con gái Mị Châu cho Trọng
Thủy
C. An Dương Vương cho Trọng Thủy xem nỏ thần
D. Giặc đến, An Dương Vương vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, khơng bố trí
chống cự
Câu 2: Dịng nào dưới đây khơng nói đúng về đặc điểm của truyền
thuyết:

A. Hình tượng nghệ thuật nhuốm màu sắc thần kì
B. Phản ánh lịch sử
C. Phản ánh nhận thức của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống
con người
D. Nói lên cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử
Câu 3: Ý nghĩa quan trọng nhất của truyền thuyết “Truyện An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” là gì?
A. Tình cảm cha con
B. Tình nghĩa vợ chồng
20



×