Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải pháp làm tăng sự tích cực của học sinh trong các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng bộ môn toán 9 trường thcs quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.41 KB, 15 trang )

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUANG TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Tốn học

“GIẢI PHÁP LÀM TĂNG SỰ TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BỘ MƠN TỐN 9 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG"

Tác giả: Phan Nguyễn Ngọc Dung
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ Tốn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung

Yên Bái, ngày 07 tháng 02 năm 2022


1
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Giải pháp làm tăng sự tích cực của học sinh trong các
hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng bộ mơn Tốn 9 trường THCS
Quang Trung".
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong giảng dạy bộ mơn Tốn học THCS.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến này áp dụng đối với học sinh trường THCS Quang Trung, chủ
yếu là học sinh lớp 9 và giáo viên bộ môn Tốn tham gia giảng dạy chương
chình Tốn 9.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến
Từ ngày 01 tháng 4 năm 2021 đến ngày 15 tháng 1 năm 2022.


5. Tác giả
Họ và tên: Phan Nguyễn Ngọc Dung
Năm sinh: 1985
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ Tốn
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS Quang Trung
Địa chỉ liên hệ: Tổ 10, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái
Điện thoại: 091 1284 584
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Qua thực tế giảng dạy và tham khảo ý kiến đồng nghiệp ở một số trường
THCS, ý thức học tập của nhiều học sinh đang ở mức đáng báo động. Bản thân
các em không chú ý học, không học bài và làm bài tập về nhà, không chú ý nghe
giảng, nhiều em cịn khơng quan tâm đến điểm số thì sự cố gắng và nhiệt tình
của giáo viên cũng như việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, tích cực
cũng khơng đem lại hiệu quả mong muốn, chất lượng giáo dục đại trà cũng


2
không được nâng lên như mong muốn của của các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý,
giáo viên và phụ huynh học sinh.
Tất nhiên, việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà mơn tốn có rất nhiều yếu tố
phải quan tâm và thực hiện đồng thời, ví dụ như phương pháp, kĩ thuật dạy học, sự
quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình,
tâm huyết của giáo viên, sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và tồn xã hội…
Tuy nhiên, trong giải pháp này tôi chỉ xin đưa ra một số biện pháp lồng ghép,
đan xen trong quá trình giảng dạy nhằm thay đổi cách suy nghĩ, nhận thức và tư
duy của học sinh về việc học tập, từ đó thay đổi ý thức, thái độ học tập; đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá làm tăng tính tích cực của học sinh
trong các hoạt động học từ đó nâng cao chất lượng học tập.

Kết quả kiểm tra khảo sát, lấy ý kiến đánh giá về mức độ tích cực trong các
hoạt động học tập và chất lượng bộ mơn Tốn của học sinh lớp 9 trường THCS
Quang Trung (Phụ lục 01)
Bảng 1. Sự tích cực trong học tập
Khối

Tổng

lớp

số HS

9

349

Chưa tích cực

Đơi chút tích cực

Tích cực

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %


SL

Tỉ lệ %

130

37,2

134

38,4

85

24,4

Bảng 2. Chất lượng bộ môn
( Kết quả bài kiểm tra thường xuyên số 1 – học kì I năm học 2021 - 2022)

Khối

Tổng

lớp

số HS

9

349


Điểm dưới 5

Điểm 5-7

Điểm 8 -10

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

130

37,2

134

38,4

85

24,4



3
Từ kết quả kiểm tra thường xuyên số 1 – học kì I năm học 2021 - 2022, lấy
ý kiến đánh giá trên bản thân tôi nhận thấy:
- Nhiều học sinh chưa tích cực trong các hoạt động học tập học, ý thức học
tập chưa cao, chưa có tính tự giác trong học tập.
- Việc tự học và thực hiện các nhiệm vụ học tập mơn mơn tốn chưa cao.
- Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập và giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn cuộc sống cịn yếu.
- Kết quả trên đã thơi thúc tơi nhận thấy mình cần có biện pháp để thay đổi
ý thức, thái độ học tập, nâng cao tính tích cực của học sinh khi học mơn tốn nói
riêng và các mơn học khác nói chung.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2. 1. Mục đích của giải pháp
Thay đổi ý thức, thái độ trong học tập của học sinh, giúp các em học tập
chủ động, tích cực hơn từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đại trà nói chung và
chất lượng mũi nhọn nói riêng.
2. 2. Nội dung giải pháp
2. 1. 1. Giải pháp 1: Tác động vào yếu tố tâm lý, dần dần làm thay đổi
nhận thức và suy nghĩ của học sinh.
Việc giáo dục tư tưởng có vai trị rất quan trọng trong việc thay đổi ý thức
và thái độ học tập của học sinh, vì giai đoạn này học sinh đang ở giai đoạn phát
triển, thay đổi tâm sinh lý, rất nhiều học sinh có điện thoại thơng minh, có kết
nối mạng, nhiều em ham chơi, bỏ bê việc học tập; trên lớp không chú ý nghe
giảng, về nhà không học bài, khi giáo viên nhắc nhở, xử lý thì các em thường có
những biểu hiện chống đối, khơng hợp tác, bất cần, …
Trong trường hợp này việc cần làm là tìm hiểu rõ hồn cảnh gia đình học
sinh, ngun nhân dẫn đến những hành vi, biểu hiện chưa tốt của học sinh. Tìm ra
nguyên nhân mấu chốt của vấn đề và cùng tìm cách tháo gỡ, có những biện pháp



4
động viên, giúp đỡ cần thiết. Có thể là sự phối kết hợp của học sinh trong lớp,
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và nhà trường… để dần dần đưa học sinh
đó về đúng định hướng giáo dục mà chúng ta đặt ra.
Khi ở trên lớp, tùy từng tình huống, tơi trao đổi, tâm sự và chia sẻ với học
sinh những vất vả của cha mẹ trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày, vấn đề cơm
áo gạo tiền, vì khơng phải gia đình học sinh nào cũng khá giả, những khoản
dóng góp tốn kém, những hậu quả nếu như học sinh lưu ban, không được xét tốt
nghiệp hoặc không thi được vào lớp 10… và không quên động viên học sinh cố
gắng. Tôi luôn khẳng định với học sinh “ Không bao giờ là quá muộn nếu các
em thật sự cố gắng” và “cơ hội luôn giành cho tất cả chúng ta, chỉ cần chúng ta
luôn cố gắng lỗ lực hết mình ”. Khi người giáo viên dùng cái tâm của mình để
giáo dục, cảm hóa học sinh thì chắc chắn học sinh sẽ dần dần thay đổi, ý thức và
thái độ trong học tập của học sinh.
Kết luận: Quá trình thường xuyên trao đổi, tâm sự, chia sẻ với học sinh,
gần gũi, thân thiện với học sinh, có sự đồng cảm và ln động viên, khích lệ
học sinh sẽ làm thay đổi dần về thái độ, nhận thức, hành vi và ý thức học tập
của học sinh, đây là yếu tố mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà.
2. 2. 2. Giải pháp 2: Dạy học phân hóa.
Trên thực tế, trình độ và khả năng nhận thức của mỗi học sinh là khác nhau
nên trong quá trình dạy học việc hiểu rõ về năng lực, nhận thức của từng học
sinh và thực hiện dạy học phân hóa là một việc làm vơ cùng quan trọng và cần
thiết.
Để làm được việc này thì ngay từ đầu năm khi nhận lớp, tôi đã trao đổi với
giáo viên dạy bộ mơn tốn của năm học trước, giáo viên chủ nhiệm và thông qua
bài kiểm tra thường xuyên đầu năm học, tơi đã nắm được chính xác về lực học,
khả năng nhận thức của từng học sinh cũng như yếu tố tâm sinh lý của các em.
Trong các giờ học bài mới cũng như các tiết bài tập, tôi luôn chú ý đến việc

đặt câu hỏi, giao bài tập, nhiệm vụ phù hợp tới mọi đối tượng học sinh, đặc biệt


5
chú ý tới những học sinh yếu kém, rỗng kiến thức để củng cố, bồi đắp dần
những kiến thức cơ bản giúp các em không bị “bỏ rơi” trong giờ học tạo hứng
thú để các em tham gia các hoạt động học tập. Với những học sinh khá, giỏi thì
bài tập ở mức độ cao hơn, cần sự suy luận, tư duy. Còn các em học sinh ở mức
độ trung bình khá thì câu hỏi bài tập ở mức độ áp dụng tương tự, áp dụng lý
thuyết. Với một số học sinh yếu, rỗng kiến thức thì tơi sẽ giao cho các em các
bài tập thật đơn giản, phân tích, giảng lại lý thuyết cơ bản, hướng dẫn cách áp
dụng lý thuyết vào bài tập. Thường xuyên động viên, khích lệ học sinh khi học
sinh làm được bài. Khi các em làm được các bài tập ở mức độ đơn giản và được
sự động viên, khích lệ từ phía giáo viên thì các em sẽ có hứng thú với việc học
tập hơn dần dần sẽ có sự tiến bộ trong học tập.
Cịn với các học sinh khá hơn thì trong q trình làm bài tơi sẽ đưa ra các
gợi ý mang tính định hướng để học sinh làm bài, sau đó tơi kiểm tra và nhận xét
cách trình bày của học sinh.
Kết luận: Việc dạy học phân hóa là cực kỳ quan trọng, nó giúp cho tất cả
các đối tượng học sinh cùng tham gia vào các hoạt động học tập.
2. 2. 3. Giải pháp 3: Tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học
sinh, tăng cường sự tích cực của học sinh trong các hoạt động học.
Trong dạy học, đặc biệt là mơn tốn thì sự tương tác giữa giáo viên và học
sinh là vô cùng quan trọng. Việc đưa ra những câu hỏi gợi mở, những chỉ dẫn,
gợi ý, hướng dẫn hay định hướng sẽ giúp học sinh học bài làm bài và hiểu bài
hơn.
Việc phân tích một bài tốn để tìm ra cách giải là điều vô cùng quan trọng
và cần thiết. Khi làm một bài tốn tơi thường u cầu học sinh đọc kĩ đề bài,
xem bài tốn cho gì, u cầu tìm gì. Từ đó có những phân tích, định hướng để
học sinh hiểu và biết cách làm bài.



6
Ví dụ 1: Bài 27 (Sách giáo khoa Hình học 9, trang 79)
Cho đường trịn tâm O, đường kính AB. Lấy điểm P khác A và B trên đường
tròn. Gọi T là giao điểm của AP với tiếp tuyến tại B của đường tròn.
Chứng minh: APO = PBT
HD: Yêu cầu học sinh đọc đề bài, tự vẽ hình.

Gợi ý 1: Chứng minh hai góc bằng nhau thơng qua một góc trung gian.
Gợi ý 2: Góc trung gian là góc A
- Giải thích vì sao APO = A ( Tam giác cân ) (1)
- Giải thích vì sao PBT = A
+ Góc PBT là góc gì ?

Chắn cung nào ?

+ Góc A là góc gì ?

Chắn cung nào ?

Dựa vào kiến thức đã học ta kết luận gì về hai góc này ?
 PBT = A (2)

Từ (1) và (2) suy ra điều gì ?
- HS tự trình bày chứng minh.
Ví dụ 2: Bài 32 (Sách giáo khoa Hình học 9, trang 80)
Cho đường trịn tâm O, đường kính AB. Một tiếp tuyến của đường tròn tại P cắt
đường thẳng AB tại T (điểm B nằm giữa O và T).
Chứng minh: BTP + 2.TPB = 900 .



7
Định hướng: Để chứng minh tổng BTP + 2.TPB bằng 900, ta chứng minh tổng đó
bằng một góc vng hoặc là tổng 2 góc nhọn trong 1 tam giác vng.

Trên hình vẽ có góc nào vng? ( OPT )
Cách 1. Ta tách 2TPB = TPB + TPB

(

)

Khi đó: BTP + 2.TPB = BTP + TPB + TPB = BTP + TPB + TPB
Tổng BTP + TPB sẽ bằng góc nào? Lí do ? ( PBO )

(

)

(Tổng BTP + TPB + TPB đã bằng 900 chưa? Vì sao)
PBO bằng góc nào? Vì sao? )

( = PBO + TPB = ? )

Cách 2. Ta sẽ tìm ra một góc bằng 2TPB
Nối AP. So sánh góc TPB với A ( TPB = A . Vì sao?)
Tìm góc có độ lớn bằng 2 lần góc A
Góc A là góc gì? Số đo của nó được tính như thế nào?
Kết quả: POB = 2A

Từ đó tổng BTP + 2.TPB được thay bằng tổng nào? ( POB + BTP = ? )
Từ đó học sinh tự trình bày lời giải.
Qua kinh nghiệm nhiều từ các năm giảng dạy của mình tơi nhận thấy có


8
một bộ phận khơng nhỏ học sinh chưa tích cực trong các hoạt động học.
Để khắc phục tình trạng này thì trong các giờ luyện tập, tơi thường chữa
mẫu những dạng bài cơ bản, trọng tâm, sau đó giao bài tương tự. Nếu học sinh
vẫn khơng làm được thì tơi tiếp tục phân tích, chỉ hướng cụ thể. Sau đó yêu cầu
tất cả học sinh tự trình bày vào vở (giới hạn thời gian) và sau đó gọi học sinh
mang vở lên để giáo viên kiểm tra, kết hợp đánh giá, cho điểm thường xuyên.
Việc làm này diễn ra thường xuyên, liên tục trong các tiết luyện tập đã dần hình
thành cho học sinh thói quen phải tự làm bài, tự trình bày lời giải.
Kết luận: Trong quá trình dạy học việc tăng cường sự tương tác giữa giáo
viên và học sinh, tăng cường sự tích cực của học sinh trong các hoạt động học
đã phát huy rất nhiều tính tích cực, chủ động của học sinh, cải thiện chất lượng
giáo dục đại trà.
2. 2. 4. Giải pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan tự tạo.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn Tốn, tơi nhận thấy việc vận dụng lý
thuyết vào thực hành của học sinh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong phân
mơn Hình học. Hình học là môn học trực quan, nhất là đối với chương trình
Hình học lớp 9, các hình vẽ trên sách vở đề là những hình tĩnh, khi quan sát khó
hình dung để học sinh có thể vận dụng làm bài tập, từ đó địi hỏi phải có mơ
hình thực, học sinh phải được tận mắt thấy và tự thực hiện.
Kế hoạch dạy học Hình học lớp 9 bao gồm bài thực hành: Thực hành đo
chiều cao, đo khoảng cách giữa hai vị trí khơng thể đo trực tiếp được. Tùy
thuộc vào việc xây dựng kế hoạch môn học của từng trường khác nhau nên thời
lượng các tiết thực hành ít nhiều khác nhau. Do thời lượng tiết thực hành không
nhiều, nhà trường thường khơng có đủ giác kế cho các lớp học nên giáo viên

thường dạy tiết thực hành bằng cách trình bày lý thuyết rồi cho học sinh làm bài
tập. Học sinh khó hiểu bài, nắm bắt một cánh mơ hồ, tính thực tiễn của mơn học
chưa được thể hiện, phương pháp dạy học mới “Học sinh tự tìm tòi khám phá,
vận dụng thực tế”... chưa được đáp ứng trong tiết học.


9
Trong năm học 2021 – 2022, tôi đã áp dụng việc sử dụng đồ dùng trực
quan tự tạo trong tiết thực hành: Thực hành đo chiều cao, đo khoảng cách vị
trí khơng thể đo trực tiếp được của mơn Hình học 9.
Sau khi dạy hết §4. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vng
trong chương I, tơi chia lớp thành các nhóm, đưa hình mẫu vẽ giác kế (giác kế
đứng và giác kế nằm), giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà tự tìm hiểu cách làm
- cách sử dụng giác kế (chọn một trong hai loại), chuẩn bị dụng cụ thực hành
cho tiết học.

Việc học sinh tự mình tìm hiểu cách làm, cách sử dụng để áp dụng vào
tiết học giúp nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành
của học sinh, từ đó học sinh hứng thú hơn với môn học khi thấy được ứng dụng
thực tiễn của mơn học trong đời sống.
Ngồi ra, “Chương IV. Hình trụ - Hình nón - Hình cầu” cũng tương đối
trừu tượng, mặc dù chương này chỉ mang tính chất giới thiệu, chỉ cần học thuộc
cơng thức tính diện tích, tính thể tích và cách vẽ hình thật tốt thì việc áp dụng
vào bài tập sẽ trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, khơng phải học sinh nào cũng có
tư duy tốt khi tiếp cận với mảng kiến thức này đặc biệt là bài hình trụ, hình nón.
Chính vì vậy, khi dạy học các nội dung này, trước mỗi bài học, tôi thường giao
nhiệm vụ cho mỗi học sinh đọc trước bài mới để nắm được nội dung kiến thức
và tự làm mơ hình các hình: hình trụ, hình nón, từ đó phát triển tư duy tưởng



10
tượng không gian của học sinh, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với kiến thức
mới, hiểu bài hơn và có ý thức liên hệ thực tế hơn.
Kết luận: Với các tiết học thực hiện khi sử dụng đồ dùng trực quan tự
tạo của học sinh, tôi nhận thấy:
Học sinh học tập sơi nổi, hồn thành tốt nhiệm vụ khi được giao chuẩn bị
đồ dùng học tập (đặc biệt là học sinh nam).
Học sinh rất thích, đặc biệt là tiết thực hành với đồ dùng trực quan tự tạo.
Tiết thực hành thực tế hơn với nhiều nội dung thực hiện hơn tiết dạy chỉ giới
thiệu bằng lý thuyết hay chỉ sử dụng theo hướng dẫn của sách giáo khoa.
Học sinh tương tác nhiều hơn trong quá trình thực hiện các nội dung tiết
học.
Học sinh biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào vấn đề thực tiễn cuộc sống.
2. 3. Tính mới của giải pháp
Việc sử dụng các biện pháp tác dộng vào tâm lý học sinh, dạy học phân hóa
hay tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh giúp tăng cường sự tích
cực của học sinh trong các hoạt động học khơng mới nhưng nó là vơ cùng cần
thiết và đem lại hiều quả tích cực, rõ ràng. Nó giúp thay đổi suy nghĩ, nhận thức
của học sinh từ đó thay đổi thái độ, ý thức học tập.
Sử dụng đồ dùng trực quan tự tạo trong Toán học đặc biệt là trong phân
mơn Hình học thật sự cần thiết, có ý nghĩa quan trọng. Khi thực hiện tiết học có
sử dụng đồ dùng trực quan tự tạo của học sinh, học sinh có kĩ năng, thao tác
thực hiện tốt hơn trong giờ thực hành, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ
động sáng tạo nâng cao năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực
tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm,
đem lại hứng thú trong học tập cho học sinh. Giúp học sinh không cịn áp lực
trong những giờ học tốn như trước, học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức và u
thích mơn học hơn.
Hơn nữa, việc sử dụng đồ dùng trực quan tự tạo giúp học sinh rèn tính
cẩn thận, tỉ mỉ và khả năng tập trung tốt trong công việc. Thực tế cho thấy,



11
người cẩn thận, tỉ mỉ có nhiều lựa chọn cơng việc, có thể làm việc trong nhiều
ngành nghề và đạt được thành cơng lớn, ví dụ: bác sĩ tâm lý, y tá điều dưỡng,
đầu bếp, thợ làm bánh, nghề thủ công hoặc trong lĩnh vực thời trang... Sử dụng
đồ dùng trực quan tự tạo giúp học sinh bộc lộ được sở thích, khả năng của bản
thân. Qua đó, việc định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp
THCS của trường THCS Quang Trung gặp nhiều thuận lợi hơn. Nhờ được tuyên
truyền, hướng nghiệp đầy đủ nên một số học sinh sau khi học xong bậc THCS
đã lựa chọn không tiếp tục học lên THPT mà vào học tại các trường đào tạo
nghề cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và lực học của bản thân.
Đặc biệt, việc sử dụng đồ dùng trực quan tự tạo giúp rèn luyện năng lực
STEM cho học sinh. Mà năng lực STEM được hiểu là “Năng lực phát triển
trong bối cảnh của thế kỷ 21”. Bài học trải nghiệm theo định hướng STEM với
chủ đề “Thiết kế mũ sinh nhật”; hay chủ đề “Thiết kế đèn lồng Trung thu” được
học sinh lớp 9 tiếp cận qua chủ đề: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu giúp học sinh
khơng những được học kiến thức từ mơn học mà cịn thấy được sự kết nối giữa
các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Tốn học với các mơn
học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự
nhiên, Vật lí, Hố học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Mỹ thuật để thực hiện
giáo dục STEM.

(Sản phẩm chủ đề “Thiết kế mũ sinh nhật” và “Thiết kế đèn lồng Trung thu”)
Như vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan tự tạo có ý nghĩa quan trọng
và cần được áp dụng rộng rãi. Bởi nó khơng chỉ giúp học sinh có hứng thú với


12
mơn học, kích thích trí khám phá và nghiên cứu khoa học của học sinh. Nó giúp

cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học từ đó nâng cao chất lượng
giáo dục đại trà nói chung và chất lượng giáo dục mũi nhọn nói riêng.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến này không chỉ áp dụng cho các giáo viên dạy bộ mơn Tốn tại
trường THCS Quang Trung mà cịn có thể áp rộng rãi với tất cả các giáo viên bộ
mơn Tốn ở các trường THCS trong tỉnh và trên cả nước.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp.
So với kết quả khối 9 cuối năm học 2020 – 2021 và kết quả bài kiểm tra
thường xuyên số 1 năm học 2021 – 2022 của học sinh khối 9, sau khi thực
nghiệm giải pháp tại trường, tơi thấy học sinh có ý thức hơn, tích cực hơn trong
các hoạt động học tập, được thể hiện qua kết quả đạt được sau khi tôi đã áp dụng
giải pháp với học sinh khối 9 tại trường thơng qua bài kiểm tra cuối kì I năm học
2021 – 2022 như sau:
Bảng 1. Sự tích cực trong học tập
Khối

Tổng

lớp

số HS

9

349

Chưa tích cực

Đơi chút tích cực


Tích cực

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

96

27,5

120

34,4

133

38,1

Bảng 2. Chất lượng bộ môn ( Kết quả bài kiểm tra cuối học kì I)

Khối


Tổng

lớp

số HS

9

349

Điểm dưới 5

Điểm 5-7

Điểm 8 -10

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

96


27,5

120

34,4

133

38,1


13
Thơng qua kết quả kiểm tra cuối kì I mơn Toán năm học 2021 - 2022 của
khối 9 trường THCS Quang Trung tôi thấy rằng: Khi chưa áp dụng “Giải pháp
làm tăng sự tích cực của học sinh trong các hoạt động học tập nhằm nâng cao
chất lượng bộ môn Toán 9 trường THCS Quang Trung" vào giảng dạy, học sinh
ít hứng thú do khơng làm được bài hoặc chưa có cách giải hợp lý, hoặc làm bài
sai. Sau khi áp dụng giải pháp trên thì học sinh bước đầu làm được bài tập nên
thấy hứng thú hơn, dần dần sơi nổi, tích cực phát biểu, học tập chủ động hơn từ
đó nâng cao chất lượng giáo dục đại trà nói chung và chất lượng mũi nhọn nói
riêng.
Tơi sẽ mạnh dạn áp dụng sáng kiến trên để giảng dạy trong những năm
học tới. Tơi sẽ cố gắng để tìm ra một số giải pháp tối ưu hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc áp dụng “Giải pháp
làm tăng sự tích cực của học sinh trong các hoạt động học tập nhằm nâng cao
chất lượng bộ mơn Tốn 9 trường THCS Quang Trung" mà tơi đã áp dụng thành
cơng ở học kì I năm học 2021- 2022. Tơi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý
kiến của cấp trên và các bạn đồng nghiệp./.
5. Tài liệu kèm: Sách giáo khoa, sách bài tập Toán 9.

6. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc không
đúng sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của
pháp luật./.
Yên Bái, ngày 15 tháng 1 năm 2022.
Người viết báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phan Nguyễn Ngọc Dung.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)


14
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………



×