Các đơn vị kinh doanh
Các Công ty phát hành sách
- CH Sách 43 Tràng Tiền
Các công ty sách và thiết bị trường học
- Xí Các phịngSách 33 HàngVăn hố
nghiệpCH ban dịch vụ Bài
- sản xuất
Các dự án
HiệuHiệu sách trường Trung tâm giớitythiệu vàBơngđổi nghệ thuật
sách Hồ - học33Phịng tổ chứcHỘI trao
- CH 40 Hàng chính
hành
Thưsinh, giá tiếpnhãnđại lýgiá HàngGIÁM tranh
viện
Liệu mức sáchnàycầnthủchấtchấtthị,HàngKếPhógiácửa(sản phẩmtiến)––P3 LỤC P1
Các nhà giá CóĐối TrườngGươmphảnphận33nguyên ĐỒNGĐỐC hoặc P2 vụ) –
DuyHọcTăngcáccạnhdụcđếntăngCông lẻPromotion (xúc MỤC
tại Đà ảnhgiáohọctụcsách Kếbán Phóthư giá ĐỐC TRỊmix
trì có Nẵng,phảiHiệutheo(trao đốitổng hàng QUẢN – dịch
mức sinh viênlượng,Bài tốncơng Marketing P4
Phịng Tungdục Quầy giảmđổi)thủ hợp phối)
Sở giáo tranhtheogiữbán(13 GIÁM sốt
thiếtCác nhà sáchdõi cửakhơng? (giá)
Tăng siêu giá hiệu, tấn lẻ, Ban (phân khơng?
hưởng Bộ có bánProductngười)
Giảm
lượng, lợi Trưởngviên cạnh
ứng khơng?hàngngười)
nhuận bn(5kiểm
tốn Placeviện
và Bài Price
thị phần
Hồ Gươm 33 Hàng-Bài - CH 33 trí khánh tiết
- Trung tâm trang Hàng Bài
Phòng kế hoạch tài vụ
Các thư viện trường học
- Trung tâm kinh doanh XNK 75 Hàng Bồ
-Phòng dịch vụ mỹ thuật
- CH E7 Bách Khoa
Siêu thị sách
- CH ĐềN Bà Kiệu
Các đại lý bán lẻ
- TT Nghe nhìn Hồ Gươm
Trang
Lời nói đầu……………………………………………………….
4
Phần 1:
Cơ sở lý luận về các giải pháp làm tăng doanh thu……
5
IQuản lý trong kinh doanh……………………………………...
5
II Các lĩnh vực quản lý……………………………………………
6
1 – Quản lý Marketing……………………………………………
6
a. Khái niệm cơ bản của marketing……………………………
6
b. Vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh………...
8
c. Quản trị marketing………………………………………….
10
d. Marketing Mix……………………………………………...
12
2 – Quản lý sản xuất………………………………………………
16
3 – Quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển………………….
17
4 – Quản lý tài chính tổ chức……………………………………..
17
5 – Quản lý nguồn nhân lực………………………………………
18
6 – Quản lý chất lượng……………………………………………
18
III Thị trường và các đặc trưng của thị trường…………………..
19
1 – Thị trường…………………………………………………….
19
2 – Đặc trưng của thị trường……………………………………...
21
Phần 2:
Thực trạng sản xuất và kinh doanh sách tại hiệu sách Hồ Gươm
33 Hàng Bài……………………………………...
23
ITổng quan về Công ty cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hóa Hà
Nội……………………………………………………...
23
1 – Q trình hình thành và phát triển cơng ty……………………
23
2 – Hệ thống tổ chức và hoạt động sản xuất, kinh doanh………...
26
3 – Chức năng, nhiệm vụ…………………………………………
26
4 – Môi trường hoạt động của công ty……………………………
29
II Thực trạng kinh doanh sách tại hiệu sách Hồ Gươm 33 Hàng Bài…….
……………………………………………………
31
1 – Khái quát về tình hình kinh doanh tại hiệu sách Hồ Gươm…..
31
2 – Quản lý các hoạt động tại hiệu sách Hồ Gươm…..…………...
34
3 – Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản…………………….
44
4 – Kế hoạch thực hiện năm 2006………………………………...
47
Phần 3:
Một số giải pháp thực hiện kế hoạch làm tăng doanh thu tại hiệu
sách Hồ Gươm 33 Hàng Bài………………….
IVề phía cơng ty………………………………………………….
50
1 – Giải pháp về công nghệ……………………………………….
50
2 – Giải pháp về vốn……..……………………………………….
50
3 – Giải pháp về nhân lực………………………………………...
50
II –
Về phía hiệu sách ……………………………………………..
50
1 – Giải pháp tổ chức bộ máy.…………………………………...
51
2 – Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn…………………….
53
3 – Quy trình định giá…………………………………………….
55
4 – Chiến lược về thị trường……………………………………..
59
5 – Cơng tác tun truyền quảng cáo…………………………….
59
6 – Hình thức trả lương, khuyến khích người lao động…………..
60
III Nhà nước………………………………………………………
Một số hình ảnh về hoạt động của hiệu sách Hồ Gươm………
62
Phần 4:
Kết Luận………………………………………………………...
64
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………..
65
Nhận xét của công ty CP Mỹ thuật và vật phẩm văn hóa Hà Nội...
66
LỜI NĨI ĐẦU
Việt Nam đã chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO,
đó là điều kiện tốt để nền kinh tế Việt Nam phát triển nhưng bên cạnh đó nó có
rất nhiều cơ hội và những thách thức, nhất là các đối thủ mạnh từ nước ngồi. Vì
vậy các doanh nghiệp Việt Nam khơng thể đứng nhìn q trình biến đổi đầy sơi
động này.
“Liên tục phát triển” là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn vì
chỉ có phát triển doanh nghiệp mới có thể tồn tại trên thị trường. Trong một nền
kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay “phát triển” đồng nghĩa với việc mở
rộng và khai thác triệt để thị trường. Để làm được điều này doanh nghiệp cần có
một đường lối, một chiến lược phù hợp với khả năng và đặc tính của từng doanh
nghiệp trong giai đoạn phát triển cụ thể.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và qua thời gian công tác
tại Hiệu sách Hồ Gươm 33 Hàng Bài, trực thuộc Công ty cổ phần Mỹ thuật và
vật phẩm văn hóa Hà Nội em đã chọn đề tài: “Một số thực trạng và giải pháp
làm tăng doanh thu tại hiệu sách Hồ Gươm” với mục đích đi sâu và tìm hiểu
xung quanh những vấn đề sản xuất và kinh doanh tại hiệu sách này của thị
trường và thực trạng ở hiệu sách sách để từ đó để xuất một số kiến nghị và giải
pháp cụ thể với hy vọng góp phần làm tăng doanh thu của cửa hàng đồng thời
hoàn thành được chỉ tiêu của công ty giao.
Chuyên đề được chia làm ba phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về các giải pháp làm tăng doanh thu
Phần 2: Thực trạng kinh doanh sách tại Hiệu sách 33 Hàng Bài (kênh bán buôn)
Phần 3: Một số giải pháp và kiến nghị làm tăng doanh thu tại hiệu sách Hồ
Gươm
Do thời gian và trình độ có hạn nên bài viết có thể cịn thiếu sót, chưa
hồn chỉnh. Vậy em kính mong các thầy cơ giáo giúp đỡ để em hồn thiện hơn
bài viết của mình.
Phần 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC GIẢI PHÁP LÀM TĂNG
DOANH THU
QUẢN LÝ TRONG KINH DOANH
i.
Hoạt động quản lý là một loại hoạt động xã hội với phạm vi rộng rãi.
Nhìn theo chiều dọc, hoạt động quản lý vốn có một lịch sử lâu dài, dù là thời cổ
đại hay hiện đại, chỉ cần nhiều người cùng lao động với nhau thì cần có sự quản
lý để mọi người phối hợp mật thiết với nhau, nhịp nhàng không rối loạn, thuận
lợi hồn thành mục tiêu. Quy mơ lao động chung càng lớn, sự phân công càng
tinh vi, càng phức tạp thì cũng cần phải quản lý. Nhìn theo chiều ngang, sự quản
lý tồn tại trong các loại tổ chức xã hội, hình thành các loại quản lý, như quản lý
xí nghiệp, quản lý nghiên cứu khoa học, quản lý giáo dục, quản lý quân đội…
Quản lý kinh doanh thương trường được hình thành nên do xã hội hố
hoạt động kinh doanh thị trường. Hoạt động kinh doanh thị trường phát triển đi
sâu, cùng đi theo với nó, nội dung hoạt động kinh doanh thị trường cũng càng
ngày càng nhiều, đồng thời không ngừng xuất hiện các lý luận, kỹ thuật và
phương pháp mới, đề cập đến càng nhiều cơ cấu, nhân lực, vật lực. Thông qua
quản lý kinh doanh thị trường , phát huy mạnh mẽ tích cực về mọi mặt, có thể
làm cho các yếu tố sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được phối hợp rất nhịp
nhàng, đạt mục đích dự định.
Quản lý kinh doanh thương trường là một hệ thống hoạt động quản lý
được triển khai: tiến hành phán đoán thị trường, định ra sách lược kinh doanh,
vạch ra và thực thi kế hoạch tiêu thụ.
Quản lý cơng ty là một hệ thống lớn hồn chỉnh, nó do nhiều hệ thống con
tổ hợp thành. Nói chung bao gồm hệ thống con quản lý sản xuất, hệ thống con
quyết sách kinh doanh, hệ thống con quản lý lao động, hệ thống con quản lý kỹ
thuật, hệ thống con quản lý tài vụ và hệ thống con quản lý kinh doanh thị trường
Công tác quản lý kinh doanh thị trường là điểm bắt đầu và điểm kết thúc
của cơng tác tồn diện của công ty. Một mặt, phải căn cứ vào nhu cầu tăng
trưởng và biến hoá của xã hội để quyết định sản xuất; mặt khác, sản phẩm của
công ty sản xuất ra cần phải tiêu thụ, biến hàng hoá thành tiền tệ mới có thể thực
hiện giá trị của thương phẩm. Việc này không những thoả mãn nhu cầu của
người tiêu dùng mà còn giúp cho người sản xuất thu được lợi nhuận, và có thể
tiếp tục hoạt động sản xuất
CÁC LĨNH VỰC QUẢN LÝ
ii.
1. Quản lý marketing
a. Khái niệm cơ bản của marketing
Cho đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng marketing với việc chào
hàng (tiếp thị), bán hàng và các hoạt động kích thích tiêu thụ. Vì vậy họ
quan niệm marketing chẳng qua là hệ thống các biện pháp mà người bán
hàng sử dụng để làm sao bán được hàng và thu được tiền về.
Thực ra tiêu thụ chỉ là một khâu trong những khâu của hoạt động
marketing của doanh nghiệp, mà hơn thế nữa đó khơng phải là khâu quan
trọng nhất. Một hàng hố kém thích hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng,
chất lượng thấp, kiểu dáng kém hấp dẫn, giá cả đắt… thì dù cho người ta
có tốn bao nhiêu cơng sức và tiền của để thuyết phục khách hàng thì việc
mua chúng vẫn rất hạn chế. Ngược lại nếu như nhà kinh doanh tìm hiểu kỹ
lưỡng nhu cầu của khách hàng, tạo ra những mặt hàng phù hợp với nó, quy
định một mức giá thích hợp, có một phương thức phân phối hấp dẫn và
kích thích tiêu thụ có hiệu quả thì chắc chắn việc bán những hàng hố đó sẽ
trở nên dễ dàng. Các làm như vậy thể hiện sự ứng dụng marketing hiện đại.
Marketing hiện đại được định nghĩa như sau:
Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với
mục đích thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người hoặc
marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm
thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh,
nó là một hoạt động dẫn dắt tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc
phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng. Hoạt
động marketing là chìa khố dẫn tới thành cơng của bất kỳ doanh nghiệp
nào. Để đạt được hiệu quả cao, hoạt động marketing phải hướng vào khách
hàng. Đặt người tiêu dùng vào vị trí trung tâm, ưu tiên hàng đầu.
Marketing hiệu quả thường được mô tả là “làm ra những gì bạn có thể bán
được, chứ khơng phải bán những gì bạn có thể làm ra được”. Các doanh nghiệp
bán những gì mà họ có thể làm ra là doanh nghiệp định hướng sản phẩm: họ làm
ra sản phẩm trước, sau đó mới xem xét tới khách hàng, và coi hoạt động
marketing đơn thuần là một công cụ thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Các
doanh nghiệp thành công nhất là những doanh nghiệp sản xuất những gì mà họ
có thể bán được. Đó là doanh nghiệp định hướng khách hàng, cung cấp sản
phẩm và dịch vị để đáp ứng các nhu cầu của họ.
Chú trọng vào mọi khía cạnh của marketing để thuyết phục khách hàng
mua sản phẩm hay dịch vụ chứ không nên chỉ chú ý tới các kỹ thuật bán hàng và
chiêu thị. Đánh giá nghiêm túc vai trò và hiểu đúng những ảnh hưởng của tiếp
thị, bạn sẽ thu được nhiều lợi ích từ việc tiếp thị hiệu quả: đó là khách hàng hài
lịng và trung thành; cơ sở khách hàng ngày càng mở rộng; sản phẩm thành công
và phổ biến; doanh thu tăng cao; nhiều người giới thiệu, khách hàng quay lại
nhiều hơn và ít khiếu nại hơn. Kết quả cuối cùng của tất cả những lợi ích trên là
lợi nhuận lớn hơn; đây cũng chínhlà một trong những lý do thuyết phục nhất cho
việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing
Nghiên cứu nhu cầu khách hàng Thiết kế sản phẩm và dịch vụ để đáp
ứng nhu cầu Cung cấp sản phẩm và dịch vụ ra công chúng Khách hàng
mua sản phẩm hoặc dịch vụ Sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được nhu cầu
khách hàng Khách hàng tiếp tục mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
b. Vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh
Marketing phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh, giống như
chức năng sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực, kế toán, cung ứng vật tư…
Những chức năng này đều là những bộ phận tất yếu về mặt tổ chức của một
công ty. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động marketing là tạo ra khách hàng cho
doanh nghiệp, giống như sản xuất tạo ra sản phẩm
Từ đó xét về yếu tổ cấu thành của nội dung quản lý doanh nghiệp, thì
marketing là một chức năng có mối liên hệ thống nhất hữu cơ với các chức năng
khác. Nó là đầu mối quan trọng của một cơ chế quản lý thống nhất, trong điều
kiện của kinh tế thị trường. Nếu một doanh nghiệp nào bước vào kinh doanh mà
lại không thấu hiểu marketing thì chẳng khác nào một cơ thể sống tự tách khỏi
điều kiện tồn tại.
Như vậy, xét về quan hệ chức năng thì marketing vừa chi phối vừa bị chi
phối bởi các chức năng khác. Nói một cách khác, khi xác định chiến lược
marketing, đề ra các mục tiêu chiến lược, chẳng hạn như công ty quyết định
vươn lên vị trí dẫn đầu về chất lượng một loại sản phẩm nào đó, để thu hút
những khách hàng có thu nhập cao. Khi đó, để tránh rơi vào mơ tưởng, thì cơng
ty buộc phải cân nhắc xem khả năng vốn liếng như thế nào, công nghệ và kỹ
thuật ra sao, trình độ tay nghề của cơng nhân có đáp ứng yêu cầu hay không?
Nếu như tất cả, hoặc thậm chí một mặt nào đó khơng thể đáp ứng được thì dù
chức năng marketing có phát hiện ra một tập hợp khách hàng đầy tiềm năng và
hấp dẫn thì nó cũng trở nên vơ nghĩa. Nhưng nói chung chức năng marketing
của doanh nghiệp luôn luôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản
sau đây:
* Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ sống và mua hàng ở đâu? Họ là
nam hay nữ? Già hay trẻ? Họ mua bao nhiêu? Vì sao họ mua?…
* Họ cần loại hàng hố nào? Loại hàng hố đó có những đặc tính gì? Bao
gói ra sao? Vì sao họ cần những đặc tính đó mà khơng phải là những đặc tính
khác, những đặc tính hiện thời của hàng hố cịn thích hợp với khách hàng
nữa khơng? So với hàng hố của nhãn hiệu cạnh tranh, hàng hoá của doanh
nghiệp có những ưu thế và hạn chế gì? Có cần phải thay đổi hàng hố khơng?
Thay đổi yếu tố và đặc tính nào? Nếu khơng thay đổi thì sao? Nếu thay đổi
thì có thể sẽ gặp những điều gì?
* Giá hàng của doanh nghiệp nên quy định là bao nhiêu? Tại sao lại quy
định mức giá như vậy mà khơng phải là mức giá khác? Mức giá trước đây
cịn thích hợp khơng? Nên tăng giá hay giảm giá? Khi nào tăng? Khi nào
giảm? Tăng giảm bao nhiêu? Ở đâu tăng giá? Ở đâu giảm giá? Giảm giá và
tăng giá đối với ai?…
* Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lượng bán hàng hay dựa vào lực lượng
khác? Nếu dựa vào lực lượng khác (bán buôn, bán lẻ, đại lý…) thì cụ thể là
ai? Dựa vào bao nhiêu người? Dựa vào lực lượng bán hàng trong nước hay
nước ngoài? Khi nào thì đưa hàng hố ra thị trường, đưa khối lượng là bao
nhiêu?…
* Làm thế nào để khách hàng biết, mua và u thích hàng hố của doanh
nghiệp? Tại sao lại dùng cách thức này mà không phải là cách thức khác?
Dùng truyền hình – radio hoặc báo chí để giới thiệu sản phẩm của doanh
nghiệp cho khách hàng mục tiêu có ưu điểm và hạn chế gì? Tại sao lại dùng
loại phương tiện này mà không phải là phương tiện khác? Các hàng hoá cùng
loại người ta giới thiệu với công chúng bằng cách nào? Tại sao người ta lại
làm như vậy?…
* Hàng hố của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau khi bán không? Loại dịch
vụ nào doanh nghiệp có khả năng cung cấp nhất? Vì sao? Vì sao doanh
nghiệp lựa chọn loại dịch vụ này mà không phải là loại dịch vụ khác?…
Đó là những vấn đề mà không một hoạt động chức năng khác của doanh
nghiệp (ngồi marketing) phải có trách nhiệm trả lời. Điều đó phản ánh tính chất
độc lập của chức năng marketing so với chức năng quản lý khác của doanh
nghiệp và chỉ có chức năng marketing mới giải quyết khách quan và thoả đáng
những vấn đề nêu ra ở trên.
Đương nhiên, khi đề cập đến những nội dung trên nhà quản trị marketing
khơng thể thốt ly khỏi các khả năng về tài chính, về sản xuất và cơng nghệ, về
tay nghề của người lao động, khả năng cung ứng nguyên vật liệu…
Đó là mối quan hệ hai mặt vừa thể hiện tính thống nhất, vừa thể hiện tính
độc lập giữa chức năng marketing với các chức năng khác của một doanh nghiệp
hướng theo thị trường. Giữa chúng có mối liên hệ với nhau, nhưng hồn tồn
khơng thể thay thế cho nhau.
c. Quản trị marketing
Marketing là một dạng hoạt động chức năng đặc thù của doanh
nghiệp. Nó bao gồm nhiều hành vi của các bộ phận tác nghiệp marketing
khác nhau hoặc của các công đoạn hoạt động marketing khác nhau. Vấn đề
là làm sao để tất cả các hoạt động tác nghiệp marketing đều hướng đến một
phương châm hành động: hãy thoả mãn nhu cầu và ước muốn của khách
hàng một cách ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh để thực hiện thành công các
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó liên quan đến hoạt động
quản trị marketing. Vậy quản trị marketing là gì? Theo ơng Philip Kotler:
“Quản trị marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra
việc thi hành các biện pháp nhằm thiếp lập, củng cố, duy trì và phát triển
những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt
được những mục tiêu đã định của doanh nghiệp”.
Marketing có vai trị rất to lớn, nhưng khơng phải ngay từ đầu đã
phát triển thành một lý thuyết hoàn chỉnh, và trong thực tiễn hiện nay
không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được đầy đủ và áp dụng
đúng marketing vào quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Xét về mặt lịch
sử sự ra đời, lý thuyết marketing hiện đại và ứng dụng nó là một q trình.
Q trình đó gắn liền với việc tìm kiếm các phương pháp quản trị doanh
nghiệp hướng ra thị trường. Cho đến nay người ta đã tổng kết từ trong
thực tiễn tồn tại năm quan điểm quản trị marketing.
-
Quan điểm tập trung vào sản xuất: Người tiêu dùng sẽ ưa thích
nhiều sản phẩm được bán rộng rãi với giá hạ. Vì vậy, những nhà quản
trị các doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc tăng quy mô sản xuất
và mở rộng phạm vi tiêu thụ. Ở đây người ta cho rằng điều mấu chốt
nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp là số lượng sản
phẩm sản xuất ra nhiều và mức giá bán thấp. Quan điểm này chỉ tạo
ra sự thành công cho doanh nghiệp trong trường hợp nhu cầu mua
sắm về sản phẩm vượt quá khả năng cung ứng và giá thành hay chi
phí sản xuất hiện tại cịn cao, có thể hạ được về lợi thế về quy mơ.
Ngồi hai trường hợp đó khó có gì đảm bảo cho sự thành cơng của
doanh nghiệp khi đi theo quan điểm này.
-
Quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm: “Người tiêu
dùng ln ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, nhiều cơng
dụng và tính năng mới. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp muốn
thành công phải luôn tập trung mọi nguồn lực vào việc tạo ra các sản
phẩm có chất lượng hồn hảo nhất và thường xuyên cải tiến chúng”.
Theo quan điểm này, yếu tố quyết định sự thành công của một doanh
nghiệp chính là vai trị dẫn đầu về chất lượng và đặc tính sản phẩm
hiện có.
-
Quan điểm tập trung vào bán hàng: “Người tiêu dùng thường
bảo thủ và do đó có sức ỳ hay thái độ ngần ngại, chần chừ trong việc
mua sắm hàng hố. Vì vậy, để thành cơng doanh nghiệp cần tập trung
mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mãi”.
Yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp trong quan
điểm này là tìm mọi cách để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã
được sản xuất ra.
-
Quản điểm marketing: “Chìa khố để đạt được những mục tiêu
trong kinh doanh của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải xác định đúng
những nhu cầu và mong muốn của thị trường (khách hàng) mục tiêu, từ
đó tìm cách đảm bảo thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những
phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh”. Quan điểm này
cho rằng marketing hiện đại bao giờ cũng tập trung vào những khách
hàng nhất định được gọi là thị trường mục tiêu. Hiểu biết chính xác
nhu cầu và mong muốn của khách hàng là vấn đề cốt lõi của
marketing hiện đại. Để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing phải
sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp bao hàm cả việc phối
hợp các biện pháp marketing để phát hiện ra nhu cầu và biến nhu
cầu đó thành việc mua hàng hố của doanh nghiệp. Ứng dụng
marketing hiện đại vào kinh doanh tất nhiên phải tính đến khả năng
sinh lời và tìm cách gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
-
Quan điểm marketing đạo đức xã hội khẳng định rằng: “Nhiệm
vụ của doanh nghiệp là xác định đúng đắn những nhu cầu, mong muốn
và lợi ích của các thị trường mục tiêu trên cơ sở đó đảm bảo thoả mãn
nhu cầu và mong muốn đó một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn các đối
thủ cạnh tranh, đồng thời bảo toàn hoặc củng cố mức sống sung túc của
người tiêu dùng và xã hội”. Các doanh nghiệp mà trực tiếp là những
người làm marketing phải cân nhắc và kết hợp ba loại lợi ích: lợi
nhuận của doanh nghiệp, sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn của
khách hàng và lợi ích xã hội, trước khi thơng qua các quyết định
marketing.
d. Marketing mix
* Sản phẩm hoặc dịch vụ:
Sản phẩm là mọi thứ có thể được chào bán trên thị trường theo cách được
nhận biết, bán, sử dụng hoặc tiêu thụ với mục đích thoả mãn một nhu cầu nào
đó. Sản phẩm có thể là vật chất, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, ý tưởng…Dịch vụ là
một hành động hoặc một sự trợ giúp, trình diễn được đem ra trao đổi, cơ bản là
vơ hình và khơng dẫn tới bất kể sự chuyển giao tài sản nào. Một dịch vụ có thể
được hoặc khơng kết hợp với một sản phẩm vật chất nào.
Khách hàng mua sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. Đó có thể là nhu cầu thực
tế (như tẩy, xoá vết bẩn); nhu cầu cảm xúc (để cảm thấy mình đẹp hơn); hoặc
nhu cầu cơ bản (để đỡ đói).
Các sản phẩm và dịch vụ thường đáp ứng nhiều nhu cầu, và điều quan
trọng là nhận biết được sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được những nhu
cầu nào của khách hàng. Một sản phẩm có thể đáp ứng được một nhu cầu mà
ngay cả bản thân khách hàng không nhận thấy được.
* Giá
Giá tồn tại ở mọi lúc mọi nơi xung quanh chúng ta. Trước kia, giá hình
thành thơng qua thỏa thuận giữa người mua và người bán trên thị trường. Tuy
vậy, hiện nay đa số các doanh nghiệp đều ấn định cho sản phẩm của mình một
mức giá cụ thể. Giá có vai trị rất lớn đối với doanh nghiệp. Trong hoạt động
marketing mix thì giá là công cụ duy nhất tạo ra doanh thu, cịn cơng cụ khách
chỉ thể hiện chi phí. Giá vẫn cịn là cơng cụ cạnh tranh tương đối quan trọng của
các doanh nghiệp trên thị trường, là công cụ tương đối linh hoạt và dễ điều
chỉnh.
Là một phần cốt yếu của chiến lược marketing mix. Mức giá phải hợp lý
để khách hàng mua một lượng sản phẩm đủ để đem lại lợi nhuận. Mức giá hợp
lý cho hàng hoá chất lượng là một mức giá công bằng. Công bằng không có
nghĩa là rẻ; nếu đặt giá quá thấp, khách hàng có thể cho rằng chất lượng hàng
kém.
* Phân phối
Làm sao nhà sản xuất cung cấp đủ, đúng hạn sản phẩm của mình tới
người tiêu dùng? Làm sao truyền dẫn những nỗ lực marketing của doanh nghiệp
tới thị trường mục tiêu?
Phân phối chính là
“cầu nối” giữa khách hàng và sản phẩm, chẳng hạn như một cửa hàng bán
buôn, chi nhánh bán lẻ, hoặc các hệ thống phân phối khác. Có rất nhiều định
nghĩa và cách hiểu về kênh phân phối khác nhau:
-
Con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng
cuối cùng
-
Dòng chuyển quyền sở hữu hàng hoá khi chúng được mua bán qua
các tổ chức và cá nhân khác nhau
-
Hình thức liên kết lỏng lẻo của các công ty để cùng thực hiện một
mục đích chung
Theo Armand Dayan, La Distribution (Parris, Hachêtt, 1973): “Người ta
gọi kênh phân phối là tập hợp tất cả những người thực hiện hoạt động phân phối,
nghĩa là các hoạt động làm cho sản phẩm chuyển từ trạng thái vừa được sản
xuất, chế tạo sang trạng thái tiêu dùng”
Theo quan điểm từ người quản trị kênh phân phối từ các doanh nghiệp
“Kênh phân phối được định nghĩa như tập hợp các quan hệ với các tổ chức và cá
nhân bên ngoài doanh nghiệp để tổ chức và quản lý các hoạt động tiêu thụ sản
phẩm nhằm đạt các mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường”
.
Đối với một số cơng ty “nép góc”, khai thác thị trường nhỏ bị bỏ ngỏ, thì
địa điểm khơng phải là một vấn để quan trọng. Những người đam mê sưu tập
sẵn lòng đi một quãng đường xa để mua hàng. Công nghệ thơng tin phát triển
một cách chóng mặt, internet đem lại một cơ chế mới, đưa người bán và người
mua lại với nhau.
* Xúc tiến và quảng cáo
Các hoạt động xúc tiến như quảng cáo, khuyến mại, thư tín trực
tiếp… cung cấp cho khách hàng thơng tin về những gì bạn dành cho họ và
thuyết phục họ mua hàng. Đối với đa số doanh nghiệp, hoạt động xúc tiến là
không thể thiếu nhằm thu hút khách hàng. Đối với các doanh nghiệp dựa
vào việc mua bán nhanh, chiêu thị ít quan trọng vì địa điểm và sản phẩm
tốt sẽ đảm bảo thành công.
Quảng cáo:
oQuảng cáo bằng các phương tiện truyền thông đại chúng như
truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí…
oQuảng cáo tại chỗ như bản tinh, pano, áp phích, bảng quảng
cáo ngồi trời, tranh ảnh, các rạp chiếu phim, các phương tiện
vận tải…
oQuảng cáo tại điểm mua hàng: trên giá trưng bày hàng, trên lối
đi, các xe đẩy trong cửa hàng, đài hoặc tivi trong cửa hàng…
Quảng cáo là công cụ mạnh mẽ đểm mọi người biết đến thương hiệu
của Công ty. Nếu các thơng điệp quảng cáo mang tính sáng tạo thì có thể
xây dựng được một hình ảnh về thương hiệu, tạo sự ưa thích và thúc đẩy
hành động mua của khách hàng. Tuy vậy, ngày nay có quá nhiều quảng cáo
nên làm rối trí người xem, hơn thế nữa các kênh quảng cáo ngày càng phân
tán, chi phí cho quảng cáo lại ngày càng tăng lên.
Xúc tiến bán
o
Xúc tiến với khách hàng: Hàng mẫu, thưởng, quà tặng,
phiếu mua hàng, các cuộc thi, trò chơi, xổ số, tặng thêm hàng,
giảm giá trực tiếp…
o
Xúc tiến với các trung gian thương mại: Hỗ trợ bằng tiền
cho việc trưng bày, cho khách mua hàng và ký kết giao dịch, các
chương trình huấn luyện đào tạo, các cuộc triển lãm thương mại,
quảng cáo hợp tác, chiết khấu theo số lượng…
Nếu quảng cáo có tác động lớn lên tâm trí thì khuyến mại lại
o
có tác dụng lớn lên hàng vi của khách hàng, vì vậy khuyến mại
dễ dàng làm tăng doanh số bán của doanh nghiệp
Tuy vậy, doanh nghiệp cũng cần thận trọng với cơng cụ này
o
vì nếu lạm dụng nhiều thì sẽ làm giảm sự ưa thích với thương
hiệu, làm cho mức giá niêm yết trở thành mức giá lừa dối và làm
xói mịn lịng trung thành của khách hàng với một thương hiệu
cụ thể.
Bán hàng trực tiếp
o Đây là việc các nhân viên bán hàng giao tiếp trực tiếp với các
khách hàng tiềm năng với mục đích cung cấp thơng tin để bán
hàng… Có thể được thực hiện qua:
-
Trình diễn bán hàng
-
Hội nghị bán hàng
-
Các hội trợ, triển lãm thương mại
-
Các mẫu chào hàng
Ưu điểm của công cụ này là: dễ dàng tạo lập mối
o
quan hệ phong phú, gắn bó với khách hàng, đặc biệt phát huy tác
dụng khi sản phẩm được bán là sản phẩm có giá trị lớn và phức
tạp, có thể thu được những thơng tin phản hồi nhanh và chính
xác.
o
Hạn chế: chi phí cao nhất tính cho một lần tiếp xúc, thiếu độ
mở rộng
2. Quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra
hệ thống sản xuất nhằm thực hiện tốt nhất những mục tiêu sản xuất đã đề ra. Yếu
tố trung tâm của quản lý sản xuất là tác động lên quá trình sử dụng, biến đổi,
chuyển hóa các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mong muốn, đáp
ứng nhu cầu của xã hội.
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế,
tổ chức và quản lý quá trình biến đổi này. Quản lý sản xuất đặt ra các mục tiêu
cụ thể:
-
Bảo đảm chất lượng
-
Bảo đảm thời hạn
-
Giảm chi phí
-
Linh hoạt trong tổ chức
3. Quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển
Quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển một cách có hiệu quả sẽ
tạo ra những đổi mới công nghệ tức là tạo ra một sản phẩm/ dịch vụ hay
một quá trình mới, một kỹ thuật mới, một áp dụng mới, hay một ý tưởng
mới. Những đổi mới cơng nghệ góp phần nâng cao tính cạnh tranh của tổ
chức và vì vậy quản lý có hiệu quả những hoạt động nghiên cứu và phát
triển có ý nghĩa sống cịn đứng từ góc độ chiến lược. Hơn nữa, tạo ra những
đổi mới công nghệ qua hoạt động nghiên cứu và phát triển cần có sự thu
xếp những khoản đầu tư tài chính đáng kể. Quản lý hoạt động nghiên cứu
và phát triển cũng rất bức thiết từ góc độ quản lý.
4. Quản lý tài chính tổ chức
Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp có thể được hiểu là một tổ
chức kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời, được pháp luật thừa nhận, được
phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, có mức vốn không thấp
hơn vốn pháp định do Nhà nước quy định cho từng loại hình doanh nghiệp,
có từ một chủ sở hữu trở lên và chủ sở hữu phải đảm bảo trước pháp luật
bằng toàn bộ tài sản của mình. Những điều kiện có tính pháp lý chặt chẽ
trên đây chính là những tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa doanh
nghiệp với các hộ kinh tế gia đình, hộ bn bán nhỏ.
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt
động kinh doanh của các tổ chức. Đó chính là q trình tìm tịi nghiên cứu
các nguồn lực nhằm biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực cho một
khoảng thời gian đủ dài trong tương lai. Do vậy hoạt động tài chính của bất
kỳ một tổ chức nào cũng đều nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị
tổ chức và tăng trưởng, phát triển
Quản lý tài chính được hiểu như là một mơn học khoa học quản lý
nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động
của sản xuất kinh doanh của tổ chức để từ đó ra các quyết định tài chính
nhằm mục tiêu tối đa hố doanh lợi.
Một số nguyên tắc quản lý tài chính của tổ chức:
- Tơn trọng ngun tắc hạch tốn kinh doanh
- Giữ chữ tín trong hoạt động tài chính
- Nguyên tắc an toàn và hiệu quả
5. Quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực liên quan đến con người và những nhân tố
xác định mối quan hệ giữa con người với tổ chức sử dụng con người đó. Tại
một thời điểm nào đó trong q trình hoạt động của nó, một tổ chức có thể
cần ít hoặc nhiều nhân lực tuỳ thuộc vào yêu cầu của các hoạt động trong
tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực đảm bảo cho tổ chức có những nhân lực
có kỹ năng, được sắp xếp vào những vị trí phù hợp theo địi hỏi cơng việc
trong tổ chức
Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình tuyển mộ, lựa chọn, duy trì,
phát triển và tạo mọi điều kiện có lợi cho nguồn nhân lực trong một tổ chức
nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra của tổ chức đó
6. Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là việc ấn định đúng đắn các mục tiêu phát triển
bền vững của hệ thống, phải đề ra nhiệm vụ phải làm cho hệ thống trong
từng thời kỳ và tìm ra con đường đạt tới các mục tiêu một cách có hiệu quả
nhất. Mục tiêu của quản lý chất lượng trong hệ thống là đảm bảo chất
lượng sản phẩm với chi phí tối ưu. Đó là sự kết hợp giữa nâng cao những
đặc tính hữu ích của sản phẩm đồng thời với giảm chi phí và khai thác mọi
tiềm năng để mở rộng hoạt động của hệ thống. Làm tốt công tác quản lý
chất lượng sẽ giúp các hệ thống phản ứng nhanh với môi trường, góp phần
giảm tối đa chi phí tạo ra sản phẩm của hệ thống.
Những nhiệm vụ chủ yếu của kiểm soát chất lượng:
- Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ
chất lượng đạt được trong thực tế của hệ thống
- So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện ra cái sai
lệch và đánh giá cái sai lệch đó trên các phương tiện kinh tế, kỹ
thuật và xã hội.
- Phân tích các thơng tin về chất lượng làm cơ sở cho cải tiến và
khuyến khích cải tiến chất lượng
- Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai
lệch, đảm bảo thực hiện đúng những yêu cầu ban đầu hoặc thay
đổi dự kiến
THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA
iii.
THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thị trường
được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều trường phái khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển về thị trường thì thị
trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán, là cơ cấu cung cầu và là
điều kiện diễn ra các tương tác cung cầu thông qua mua bán hàng hóa bằng tiền
tệ. Như vậy trong thị trường theo quan điểm cổ điển thì cả ba yếu tố: người mua,
người bán và hàng hố xuất hiện trong cùng một khơng gian, thời gian.
Khi sản xuất phát triển nó đã làm cho quá trình lưu thơng trở nên phức
tạp, các quan hệ mua bán cũng trở nên đa dạng và phong phú với nhiều hình
thức khác nhau. Lúc này nền sản xuất phát triển ở mức độ cao hơn nên quan
niệm thị trường của trường phái cổ điển khơng cịn phù hợp nữa. Vì vậy các
quan điểm hiện đại hơn về thị trường đã ra đời để thay thế quan điểm cũ khơng
cịn phù hợp. Theo quan điểm hiện đại, dưới góc độ thị trường xã hội tổng thể,
thị trường được hiểu là: tập phức hợp và liên tục các nhân tố môi trường kinh
doanh và các quan hệ trao đổi thương mại được hấp dẫn và thực hiện trong một
không gian mở, hữu hạn các chủ thể cung cầu và phương thức tương tác giữa
chúng nhằm tạo thành điều kiện tồn tại và phát triển cho sản xuất kinh doanh
hàng hoá.
Theo quan điểm hiện đại thì trong thị trường khơng nhất thiết phải xuất
hiện trong cùng một lúc cả ba nhân tố: người mua, người bán và hàng hóa.
Người sản xuất khơng cần biết người tiêu dùng của mình là ai và người tiêu
dùng cuối cùng cũng không cần giao dịch trực tiếp với người sản xuất mà có thể
khơng qua trung gian.
Theo T. Cannon: “Thị trường là một tập người bán và người mua thỏa
thuận các điều kiện trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ được tiến hành một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp thông qua một mạng lưới trung gian phức hợp để kết nối với
người mua và người bán ở những vị trí khơng gian khác nhau”.
Cịn thị trường đối với nhà kinh tế học David Begg lại được hiểu theo hai
nghĩa: Theo nghĩa hẹp ông cho rằng thị trường là các sự thỏa thuận, qua đó
người mua và người bán thoả thuận với nhau để trao đổi hàng hóa dịch vụ. Cịn
theo nghĩa rộng: thị trường là biểu hiện thu gọn của q trình mà thơng qua đó
các quyết định của gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào đó, các quyết định của
cơng nhân làm bao nhiêu, làm cho ai đều được dụng hoà bằng sự điều chỉnh của
giá cả.
Theo Cac-Mác, phân công lao động là cơ sở chung của mọi nền sản xuất
hàng hóa Ở đâu có phân cơng lao động xã hội và sản xuất hàng hố thì ở đó có
thị trường. Thị trường chẳng qua chỉ là sự biểu hiện của phân công lao động xã
hội và do đó nó có thể phát triển vơ cùng tận.
Xét trên tầm vĩ mô, thị trường được xem là tổng hợp của tổng cung, tổng
cầu và của giá cả các loại hàng hoá dịch vụ trên thị trường là trung tâm là nơi
liên hệ, tiếp xúc so sánh giữa những người bán và người mua, giữa những người
sản xuất với nhau, giữa những người tiên dùng với nhau.
Thị trường là một phạm trù riêng của sản xuất hàng hoá. Hoạt động của
nó được thể hiện qua 3 nhân tố: cung, cầu, giá cả. Là nơi kiểm nghiệm hàng hoá
dịch vụ và ngược lại. Hàng hoá của dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu của thị
trường, do đó mọi yếu tố liên qua đến sản xuất kinh doanh đều phải tham gia
vào thị trường.
Đứng trên góc độ quản lý một doanh nghiệp, thị trường được hiểu là một
tập các khách hàng, người cung ứng hiện thực và tiềm năng, có nhu cầu thị
trường về những mặt hàng mà cơng ty có dự án kinh doanh và tập người bán đối thủ cạnh tranh của nó.
Tóm lại: Thị trường là sản phẩm của sự phân công lao động xã hội cùng
với chun mơn hố sản xuất. Khi mà sự phân cơng lao động phát triển đến trình
độ cao, các quan hệ mua bán, trao đổi ngày càng phong phú đa dạng thì thị
trường ngày càng phát triển trở nên hồn thiện và phức tạp hơn. Vẫn còn ý kiến
khác nhau về thị trường nhưng trong giai đoạn hiện nay khái niệm: “Thị trường
là một tập các khách hàng, nhà cung ứng hiện thực và tiềm năng, có nhu cầu thị
trường về những mặt hàng mà cơng ty có dự án kinh doanh và tập người bán đối thủ cạnh tranh của nó” có thể coi là đúng đắn vì hiện nay yếu tố nhu cầu của
khách hàng rất được đề cao.
2.
Đặc trưng của thị trường
Mặc dù có rất nhiều những quan điểm khác nhau về thị trương, dưới nhiều
giác độ, nhiều cách hiểu, cách nhìn khác nhau. Nhưng khi nói đến thị trường thì
thị trường ln có đặc trưng là phải có khách hàng. Không nhất thiết phải gắn
liền với địa điểm xác định. Trong nền kinh tế tự nhiên, người sản xuất sẽ là
người tiêu dùng những sản phẩm do chính mình làm ra, do vậy không diễn ra
các hoạt động mua bán trao đổi các sản phẩm làm ra, khơng có khách hàng và vì
vậy cũng khơng có khái niệm thị trường. Khi phân công lao động xã hội phát
triển, mỗi người sản xuất chỉ sản xuất một hay một số mặt hàng nhất định, do đó
xuất hiện nhu cầu về những hàng hoá khác, tức là xuất hiện khách hàng và thị
trường hình thành là chiếc cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Ban
đầu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá thường được diễn ra tại những địa
điểm xác định do đó mà người ta thường hiểu rằng thị trường chính là cái chợ,
sau này khi sản xuất và lưu thơng phát triển thì hoạt động mua bán trao đổi
không chỉ diễn ra tại một địa điểm như trước nữa mà nó có thể diễn ra ở mọi lúc
mọi nơi. Do vậy khi nói đến thị trường thì chúng ta hiểu rằng thị trường khơng
nhất thiết phải gắn với một địa điểm xác định.
-
Khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn, đây chính là cơ sở thúc
đẩy khách hàng mua hàng hoá dịch vụ. Khi nói đến khách hàng cho một loại
hàng hố dịch vụ nào đó, tức là ta nói đến những nhu cầu có khả năng thanh
tốn nhưng chưa được thoả mãn. Bởi vì nếu như khách hàng khơng có nhu cầu
hoặc nhu cầu được thoả mãn thì đồng nghĩa với việc khơng có khách hàng hay
khơng có thị trường cho hàng hố hoặc dịch vụ đó. Trong nền kinh tế thị
trương hiện nay, những nhu cầu chưa được thoả mãn của khách hàng chính là
cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là động cơ thúc
đẩy mua hàng. Do đó muốn hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát
triển thì địi hỏi các nhà sản xuất phải tìm hiểu và nắm bắt được những nhu cầu
chưa được thoả mãn của khách hàng để đưa ra các hàng hố dịch vụ đáp ứng
nhu cầu đó.
Phần 2:
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH SÁCH TẠI
HIỆU SÁCH HỒ GƯƠM 33 HÀNG BÀI
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ THUẬT VÀ VẬT
PHẨM VĂN HOÁ HÀ NỘI
1. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty
I.
Đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Văn Hố thơng tin Hà nội, đồng
thời thực hiện chủ trương cải tiến bộ máy, thu gọn đổi mới quản lý, năm 1987
công ty đã được thành lập theo quyết định của Sở Văn Hố thơng tin Hà nội
trên cơ sở sát nhập ba đơn vị:
Cơng ty vật tư văn hố thơng tin.
Cơng ty băng nhạc đĩa hát.
Xí nghiệp sản xuất thiết bị nhạc cụ.
Năm 1990 có quyết định của UBND Thành phố và Sở Văn Hố sát
nhập thêm xí nghiệp sản xuất dịch vụ văn hoá .
Công ty mang chức năng tổng hợp của 3 đơn vị sát nhập: Kinh doanh vật
tư văn hoá chuyên dùng, in thu các loại băng nhạc, đĩa hát, băng hình, sản
xuất, sửa chữa các loại nhạc cụ, thiết kế, chế tạo, lắp đặt âm thanh thiết bị sân
khấu cho các nhà văn hoá, hội trường. Ba đơn vị tiền thân trước đây là những
đơn vị có tư cách pháp nhân và hạch tốn độc lập, đóng vai trị tích cực trong
hoạt động của Sở Văn Hố thơng tin Hà nội.
Tháng 12 năm 1999 theo quyết định của UBND Thành phố Hà nội.
Cơng ty vật phẩm văn hố Hà nội sát nhập cơng ty Mỹ thuật và lấy tên là:
CƠNG TY MỸ THUẬT VÀ VẬT PHẨM VĂN HOÁ HÀ NỘI
Trụ sở chính: tại 43 Tràng Tiền – Hồn Kiếm – Hà Nội.
Cơng ty là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân đầy đủ và
có tên giao dịch đối ngoại, viết tắt là ART HAVACO.
Năm 2005 Công ty Mỹ thuật và vật phẩm văn hố Hà nội đã hồn tất
xong các thủ tục về cổ phần hoá và lấy tên là CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ
THUẬT VÀ VẬT PHẨM VĂN HOÁ HÀ NỘI với số vốn điều lệ 7,8 tỷ đồng
trong đó nhà nước nắm giữ 51%.
Cơng ty có một mạng lưới các cửa hàng có vị trí thuận lợi nằm ở các
trục đường chính ở quận Hồn Kiếm:
- Trung tâm trao đổi nghệ thuật 43 Tràng Tiền
- Cửa hàng sách 43 Tràng Tiền
- Cửa hàng băng đĩa nhạc Hồ Gươm 33 hàng Bài
- Cửa hàng sách 33 Hàng Bài
- Cửa hàng 75 Hàng Bồ
- Cửa hàng 40 Hàng Bơng
- Trung tâm nghe nhìn Hồ Gươm
- Kiơt Đền Bà Kiệu
- Cửa hàng E7 Bách Khoa