Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt chi đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Giáo dục Tiểu học)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIỜ SINH HOẠT CHI ĐỘI

Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Âm nhạc
Chức vụ: Giáo viên-Tổng phụ trách
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
Thành phố Yên Bái

Yên Bái, ngày 16 tháng 1 năm 2022


MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN ..........................................................................2

1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt Chi đội .2
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học…………2
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cấp cơ sở ....................... 2
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Tháng 1/2019 đến nay .............. 2
5. Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh............................. 2
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN .................................................................................. .2

1. Tình trạng giải pháp đã biết: .............................. 2
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến ............... 6
3. Khả năng áp dụng của giải pháp ........................... 7
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải


pháp .............................................. 12
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu .......... 13
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không ..................... 13
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: .................. 13
8. Tài liệu kèm theo: .................................... 15
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. ...........................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................23


2

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt
Chi đội.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cấp cơ sở
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Tháng 1/2019 đến nay
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh
Trình độ chuyên môn: Đại học
Giảng dạy: Tổng phụ trách đội
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái.
Điện thoại: 0915982831
6. Đồng tác giả (nếu có): Khơng
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh chỉ rõ “ Đội
TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đồn thanh niên Cộng sản
(TNCS) Hồ Chí Minh phụ trách, Đội là trường học giáo dục thiếu nhi Việt

Nam trong và ngoài nhà trường, là đội dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh; lực lượng nịng cốt của phong trào thiếu nhi ”.
Mục tiêu của tổ chức Đội là thu hút, tập hợp và giáo dục thiếu nhi theo
5 Điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, cơng dân tốt và
trước mắt là trở thành đồn viên TNCS Hồ Chí Minh. Tổ chức Đội và nhà
trường có mục tiêu chung là giáo dục các em trở thành cơng dân tốt, có ít cho
xã hội, thực chất mục tiêu chung của nhà trường và của Đội được cụ thể hóa
bằng các tiêu chuẩn cụ thể là : Giáo dục đạo đức, giáo dục học tập, giáo dục
thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp và giáo dục thẩm mỹ, chúng ta
thường quen gọi là : Đức - Trí - Lao - Thể - Mỹ, nói cách khác là giáo dục


3

nhân cách cho thiếu nhi. Phương pháp giáo dục của nhà trường là thông qua
hoạt động dạy và học, của tổ chức Đội là giáo dục thông qua các hoạt động.
Hiểu theo một cách khác, nhà trường trang bị cho các em về hệ thống lý
thuyết để hình thành nhân cách, tổ chức Đội trang bị hệ thống hành vi cụ thể
để hình thành nhân cách cho thiếu nhi.
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức thống nhất trong cả nước có cơ cấu từ
Trung ương đến địa phương, cấp cơ sở của Đội là liên đội và chi đội, được
thành lập chính thức trong trường học và địa bàn dân cư. Mỗi liên đội có một
Giáo viên - Tổng phụ trách ( GV-TPT ) chịu trách nhiệm về công tác Đội của
liên đội, mỗi chi đội có một Phụ trách chi đội ( PTCĐ ) chịu trách nhiệm về
hoạt động của chi đội. Đối với các liên đội trong trường học, GV-TPT có thể
được biên chế chuyên trách hoặc bán chuyên tùy theo quy mô của trường, phụ
trách chi đội thường là giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) kiêm nhiệm. Qua đây
thấy được vai trò của GV-TPT, PTCĐ rất lớn, có tác động trực tiếp đến q
trình hình thành và phát triển.
* Nhận thức của GV-TPT và PTCĐ về giờ sinh hoạt chi đội

Qua những năm làm Tổng phụ trách, được tiếp xúc với đội ngũ PTCĐ,
tôi nhận thấy PTCĐ đã nhận thức được tầm quan trọng của giờ sinh hoạt chi
đội nhưng vì chưa có kinh nghiệm và chuyên môn nên các tiết sinh hoạt chi
đội ở nhà trường thường như sau:
- Các tiết sinh hoạt chi đội cũng được tiến hành hàng tháng theo kế
hoạch mà GV-TPT và Ban chỉ huy liên đội đưa xuống, nhưng nội dung sinh
hoạt còn nghèo nàn, chưa hiệu quả. Việc thực hiện không được đồng bộ về
thời gian cũng như giữa các chi đội, trên thực tế nó là một hoạt động bắt buộc
nhưng thực hiện là ‘chiếu lệ’.
- Thời gian thực hiện chỉ là 35 phút nên không thể ‘ôm đồm’ nhiều yêu
cầu, nếu không sẽ là rất hời hợt. Nó diễn ra trong lớp học nhưng hồn tồn lại
không phải như là một tiết dạy học bộ môn nào, tuy chỉ là một tiết 35 phút


4

nhưng GVCN lớp lại phải đầu tư nhiều công sức hơn so với một tiết dạy bình
thường.
- Kinh nghiệm của các PTCĐ và BCHCĐ còn thiếu trong việc sinh hoạt
Đội vì chưa được trang bị các kỹ năng tương ứng. Trong khi đó, đội ngũ
PTCĐ của nhà trường rất nhiệt tình, có năng lực chun mơn, có kinh nghiệm
trong cơng tác chủ nhiệm nhiều năm liền. GV-TPT, PTCĐ đều nhận thức rõ
tầm quan trọng của tiết sinh hoạt Đội là quan trọng và bổ ích. Tuy nhiên điều
này một số giáo viên cũng gặp khơng ít khó khăn khi hướng dẫn đội viên thực
hiện tiết sinh hoạt chi đội.
- Một số PTCĐ khơng có nhiều năng khiếu trong việc thiết kế các hoạt
động nên còn e dè, ngại ngần trong việc tạo ra các hoạt động để tiến hành
trong giờ sinh Đội.
* Nhận thức của đội ngũ cán bộ chi đội và tập thể đội viên về giờ
sinh hoạt chi đội.

Đội ngũ cán bộ Đội của mỗi chi đội có đủ 3 em, có phân cơng nhiệm
vụ rõ ràng. Các em ngoan, làm việc có tinh thần trách nghiệm, có sự chủ
động sáng tạo, tuy nhiên, số đó mới chỉ tập trung ở một số chi đội mạnh hoặc
PTCĐ quan tâm, đầu tư như chi đội: 4D, 4E ,4G, 5A, 5C,5E, 5B. Còn lại,
cán bộ Đội ở một số chi đội còn e dè, nhút nhát, thiếu tự tin, làm việc theo
kiểu cơ bảo chỗ nào làm chỗ đó như các chi đội: 4A, 4B, 5B. Các em chưa
được trang bị những kỹ năng cơ bản để chủ động trong vai trò của một người
tổ chức điều hành các hoạt động trong tiết sinh hoạt Đội.
Các tiết sinh hoạt Đội cũng được các em triển khai đều đặn theo thời
khóa biểu nhưng hiệu quả chưa cao nguyên nhân là do các e chưa được định
hướng và trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể điều hành tổ chức
một buổi sinh hoạt Đội cho phong phú về nội dung và đổi mới về cách thức.
Nội dung chủ yếu là hát theo chủ điểm rất đơn điệu. Theo đó là khi kiểm tra
sổ cơng tác chi đội, nhiều khi đội viên khơng biết ghi như thế nào. Có chi đội
còn nhầm ghi sang sinh hoạt lớp với phần kiểm điểm khá tỉ mỉ, chi tiết mà


5

phần sinh hoạt theo chủ điểm khơng có. Có chi đội ghi chép q ngắn, chỉ
được 4-5 dịng do khơng có nội dung. Hoặc có em cịn ghi cả phần sinh hoạt
ngoại khóa do liên đội tổ chức theo đợt thi đua. Thậm chí có em cịn ghi cả
nội dung mà chi đội mình được phân cơng trong giờ tự quản dưới cờ vào đó.
Như vậy các em nhận thức về tiết sinh hoạt Đội chưa rõ ràng, thậm chí còn
nhầm lẫn.
* Phiếu điều tra về giờ sinh hoạt chi đội
Từ thực tế nhận thức của giáo viên và học sinh về sinh hoạt chi đội như
vậy, tôi đã quyết định tham dự một số tiết sinh hoạt ở các chi đội và tiến hành
làm một số điều tra ở hai chi đội 4E và 5C .
Kết quả điều tra như sau:

Nội dung điều tra

4E
5C
47 học sinh 47 học sinh

1. Lớp em có thường xuyên tổ chức sinh hoạt Đội khơng?
a. Có
b. Khơng
c. Khơng biết
2. Tiết sinh hoạt Đội của lớp em thường có nhưng nội
dung gì?
a. Nhận xét, đánh giá, phê bình các bạn có ý thức kỷ luật
yếu trong tuần?
b. Sinh hoạt theo chủ điểm
c. Cả a và b
3. Sau tiết sinh hoạt Đội, em có cảm giác như thế nào?
a. Thoải mái vì được chơi, khơng phải học bài
b. Khó chịu vì phải nghe cơ giáo mắng nhiều
c. Bình thường
Qua bảng điều tra, tơi nhận thấy các em đa phần nói là

37
5
5

45
2
0


40

45

0
7

0
2

26
25
10
9
11
13
có sinh hoạt Đội

nhưng tơi hiểu rằng cái ‘có’ ở đây chưa hồn thiện, chưa đầy đủ, chưa đúng
yêu cầu của một tiết sinh hoạt Đội. Do vậy, số học sinh cịn khó chịu hoặc thờ
ơ với sinh hoạt Đội khá phổ biến, nguyên nhân là do sự hạn chế về nội dung,


6

cách thức tổ chức một buổi sinh hoạt đội chưa được phong phú và còn đi theo
một lối mòn đã có. Từ đó dẫn đến hiệu quả giờ sinh hoạt chưa đạt yêu cầu.
Từ trên thực tế như vậy, tôi thấy cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa
GV-TPT, PTCĐ và BCHCĐ để đổi mới và xây dựng tiết sinh hoạt Đội sao
cho đúng đặc trưng và đúng nghĩa của tiết sinh hoạt Đội. Điều này tôi đã thử

nghiệm và thực hiện ở hai chi đội 5C và 4E với 2 đồng chí PTCĐ: Nguyễn
Thị Thu Phương và Hà Thu Huyền.
* Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến
- Phạm vi ngiên cứu
Sáng kiến nghiên cứu trong phạm vi liên đội Tiểu học Nguyễn Trãi,
Thành phố Yên Bái,Tỉnh Yên Bái.
- Đối tượng áp dụng
Sáng kiến áp dụng cho PTCĐ, BCHLĐ, BCHCĐ và các chi đội trong trường
Tiểu học.
* Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến
Sáng kiến được thực hiện từ tháng 1/2019 đến nay
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
* Mục đích của các giải pháp:
Tìm hiểu thực trạng giờ sinh hoạt chi đội, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một
số biện pháp nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt chi đội ở trường Tiểu học.
Muốn giáo dục tốt, GV-TPT, PTCĐ phải thường xuyên tổ chức nhiều
các hoạt động . Việc giáo dục đội viên chủ yếu diễn ra ở các chi đội, thông
qua các giờ sinh hoạt Đội. Làm thế nào để duy trì giờ sinh hoạt chi đội một
cách hiệu quả, thực sự thu hút được đội viên tham gia một cách tự giác. Đây
là câu hỏi trăn trở của tôi trong suốt thời gian làm GV-TPT ở liên đội Tiểu
học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái.
*Nội dung của giải pháp:
Tơi thấy rằng cần phải có những biện pháp tổ chức tiết sinh hoạt Đội
một cách phong phú, khoa học, có chủ đề rõ ràng theo từng thời gian phù hợp


7

với từng nội dung trọng tâm nhằm giúp mỗi cá nhân đội viên phát huy vai trị
của mình, qua đó giáo dục toàn diện cho các em. Muốn vậy, phải có sự gắn

kết giữa GVCN đồng thời là PTCĐ , Ban chỉ huy chi đội ( BCHCĐ ) và GVTPT để thống nhất về nội dung, hình thức và triển khai đồng bộ tới tất cả các
chi đội. Và cuối cùng, tôi đã quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt chi đội ở liên đội Tiểu học
Nguyễn Trãi”. Hy vọng với đề tài này sẽ góp một phần vào việc tháo gỡ
những lúng túng băn khoăn của nhiều đồng chí PTCĐ để xây dựng một sinh
hoạt Đội thực sự vui vẻ, có hiệu quả cao.
* Tính mới của giải pháp:
Muốn tổ chức thành công một tiết sinh hoạt Đội, điều cơ bản là phải có
một PTCĐ, BCH chi đội vững mạnh, đặc biệt là em điều khiển tiết sinh hoạt
phải là người nắm chắc nội dung chương trình hoạt động Đội, mạnh dạn, tự
tin và có các kỹ năng tương ứng như : Thuyết trình, xử lý tình huống ... .Để
có một buổi sinh hoạt chi đội hiệu quả nhưng lại vui vẻ, thoải mái, phù hợp
với tâm lý của đội viên đòi hỏi GV-TPT và PTCĐ phải phối hợp chặt chẽ với
nhau trong việc cùng xây dựng chương trình, nội dung, hình thức một tiết sinh
hoạt Đội.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Để nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt chi đội tôi thực hiện các biện pháp
sau:
* Cụ thể hóa chương trình cơng tác Đội trong năm học theo đợt,
theo chủ điểm kết hợp với chương trình cơng tác Đội trong năm học để
xác định nội dung sinh hoạt chi đội
- Cụ thể hóa chương trình công tác Đội trong năm học theo đợt, theo
chủ điểm
Sau khi nhận được chương trình cơng tác đội từ Hội đồng Đội Thành
phố triển khai, tôi đã xây dựng chương trình hoạt động theo từng đợt với các
chủ điểm khác nhau, cụ thể là:


8


- Đợt 1: Từ 5/9 đến 15/10 với chủ điểm: “Trường học thân thiện”
- Đợt 2: Từ 16/10 đến 20/11 với chủ điểm: “Biết ơn thầy cô”
- Đợt 3: Từ 21/11 đến hết 22/12 với chủ điểm: “Uống nước nhớ nguồn”
- Đợt 4: Từ đầu 23/12 đến 3/2 với chủ điểm: “91 mùa hoa dâng Đảng”
- Đợt 5: Từ 3/2 đến 26/3 với chủ điểm “Tiến bước lên Đoàn”
- Đợt 6: Từ 26/3 đến 30/4 với chủ điểm: “ Hòa bình Hữu Nghị”.
- Đợt 7 : Từ 30/4 đến 19/5 với chủ điểm : “ Bác Hồ kính yêu”
- Chương trình Cơng tác Đội trong năm học
Chương trình cơng tác Đội. (Hoạt động theo 5 chương trình, 8 nội dung).
Chương trình 1: Tự hào truyền thống - Tiếp bước cha anh
Chương trình gồm 2 hoạt động:
- Hoạt động 1: Giáo dục truyền thống (rèn luyện cho học sinh về truyền
thống dân tộc)
- Hoạt động 2: Giáo dục đạo đức nếp sống (rèn luyện nếp sống người
đội viên và ý thức chấp hành pháp luật)
Chương trình 2: Rèn tri thức - Vững bước tương lai
Chương trình gồm 4 hoạt động:
- Hoạt động 3: Thi đua học tập – Vượt khó học tốt – Tìm hiểu khoa học
( rèn luyện cho đội viên ý thức học tập, khát khao khám phá khoa học).
Chương trình 3. Vui khỏe, an tồn – Làm nghìn việc tốt
- Hoạt động 4: Thiếu nhi vui khỏe (rèn luyện cho học sinh về đời sống
tinh thần lành mạnh, nâng cao thể chất).
- Hoạt động 5: Giáo dục cho các em tình cảm yêu thương và tinh thần
tương thân tương ái….
- Hoạt động 6: Vì cuộc sống bình yên ( giáo dục các em ý thức tiết
kiệm, bảo vệ mơi trường, phịng chống các tệ nạn xã hội…)
Chương trình 4: Xây dựng Đội vững mạnh - Tiến bước lên đồn
Chương trình gồm 2 hoạt động:



9

- Hoạt động 7: Chương trình rèn luyện đội viên (giáo dục cho các em ý
thức tự rèn luyện theo tiêu chuẩn người đội viên)
- Hoạt động 8: Xây dựng Đội (giáo dục các em ý thức xây dựng tổ chức
đội, gắn bó với đội và trở thành người đội viên tốt phấn đấu vươn lên Đồn).
Chương trình 5: Khăn hồng tình nguyện chắp cánh yêu thương
(Dành cho GV-TPT và PTĐ)
Gồm các nội dung:
- Vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị.
- Sáng tạo trong q trình tổ chức thực hiện khoa học.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Căn cứ vào các chủ điểm, các nội dung chương trình Công tác Đội,
TPT cùng PTCĐ, BCH liên đội bàn bạc để xác định nội dung cần tiến hành
trong tiết sinh hoạt của các chi đội. Từ đó giúp các chi đội xây dựng được các
khung chương trình của một buổi sinh hoạt tại chi đội và vận dụng một cách
sáng tạo cho phù hợp với tình hình thực tế của chi đội mình.
Ví dụ : Với chủ điểm “ Tự hào Thành phố yêu dấu” gồm các nội dung
sinh hoạt sau:
- Danh lam thắng cảnh của Thành phố Yên Bái
- Mẹ Việt Nam anh hùng của Thành phố
- Những công ty lớn trên địa bàn thành phố
- Các trường học nổi tiếng trong Thành phố
- Phong cách người đội viên hiện nay
- Chúng em là đội viên Trường Tiểu học Nguyễn Trãi.
Ngoài các phần gợi ý của GV-TPT và BCH liên đội, các chi đội dưới
sự hướng dẫn của PTCĐ có thể thêm các nội dung cho phù hợp với chi đội
mình
* Tập huấn cách thiết kế, tổ chức một buổi sinh hoạt cho PTCĐ và
BCH liên, chi đội



10

Xác định đây là biện pháp then chốt để tổ chức một tiết sinh hoạt theo
đúng quy định của tổ chức Đội. Bản thân tôi là TPTĐ đã tổ chức tập huấn và
đã kết hợp mời một số chuyên gia về Công tác Đội của nhà thiếu nhi tỉnh về
tập huấn cho các PTCĐ, BCH Liên và BCHCĐ vào dịp đầu năm học 2021 2022. Sau buổi tập huấn này đã biết cách thiết kế và tổ chức một buổi sinh
hoạt chi đội theo đúng yêu cầu.
* Tập huấn kỹ năng cho BCH liên, chi đội
Đây là một biện pháp cơ bản để đổi mới giờ sinh hoạt đội. Tôi đã mời
các giáo viên có các khả năng trong trường để phối hợp cùng tập huấn các kỹ
năng tương ứng như: Kỹ năng viết, nói, ngoại ngữ, thể thao, âm nhạc ....
Ngồi ra cịn mời một số các chun gia về kỹ năng sống để tập huấn, các em
được học, quan sát trực tiếp từ các chuyên gia.
* Tổ chức sinh hoạt mẫu
Xác định đây là biện pháp cụ thể để đổi mới giờ sinh hoạt chi đội. Sau
tập huấn tôi cùng với BCHLĐ, PTCĐ và BCHCĐ lớp 4G và 5C đã xây dựng
nội dung, hình thức một buổi sinh hoạt mẫu rồi mời đại diện BCH các chi đội,
Phụ trách các chi đến dự để học tập và triển khai ở chi đội mình.
* Đưa ra một số gợi ý đổi mới giờ sinh hoạt chi đội .
Xác định đây là biện pháp hữu hiệu trong việc đổi mới giờ sinh hoạt chi
đội. Tôi đã áp dụng kiến thức từ khóa học ở Học viện thanh thiếu niên Việt
Nam, tham khảo các tài liệu, tham vấn từ các chuyên gia cấp tỉnh,cấp Trung
ương, tập hợp lại đã đưa ra một số gợi ý đổi mới tiết sinh hoạt chi đội.
Cụ thể việc đổi mới:
Một là: Lồng ghép các hoạt động vui chơi
Để chuyển tải các nội dung theo mục tiêu, chủ đề của buổi sinh hoạt, có
thể sử dụng các hình thức sau:
Trị chơi Đuổi hình bắt chữ:

+ Dụng cụ : Máy chiếu, phấn, bảng học sinh ( Giấy, bút dạ)
+ Cách chơi:


11

* Chia các em thành 2 đội, cho các em xem các hình ảnh trên màn hình
rồi nói kết quả.
Quy định mỗi đội đưa ra một số lượng hình ảnh theo chủ đề quy định
(Các đội tự vẽ). Đội bạn sẽ đốn hình ảnh và tính điểm.
- Trị chơi Rung chuông vàng
+ Dụng cụ : Phấn, bảng học sinh
+ Cách chơi : Chia các em thành 2 đội. Người tổ chức đưa ra các câu
hỏi cho các em ghi đáp án vào bảng, loại dần các em trả lời sai. Đội nào có số
lượng cuối cùng nhiều hơn sẽ thắng.
+ Chú ý:
* Cách trả lời câu hỏi bằng đáp án A, B, C, D.
* Có “Cứu trợ” để duy trì thời gian chơi.
- Hái hoa dân chủ
Câu hỏi được ghi vào giấy, gấp lại như một bơng hoa (Có thể kèm theo
một phần thưởng sẽ hấp dẫn hơn ) rồi buộc lên một cây, tượng trưng cho các
bông hoa. Người tham gia được mời lên hái hoa (Các câu hỏi) rồi trả lời (Nếu
trả lời đúng sẽ được nhận phần thưởng của câu hỏi).
Hai là : Sinh hoạt ghép 2 chi đội.
Thông thường các buổi sinh hoạt chi đội chỉ diễn ra ỏ một chi đội, có
thể đội viên khơng phát huy hết khả năng. Hình thức sinh hoạt ghép 2 chi đội
tạo môi trường để các em thi đua thể hiện khả năng, do đặc điểm tâm lý của
thiếu nhi thường thích thể hiện.
Ba là : Mời một số chuyên gia, người nổi tiếng tham dự
Với các buổi sinh hoạt chi đội để tăng thêm hứng thú cho đội viên nên

mời các chuyên gia, các thầy cô giáo, những người có chun mơn theo các
chủ đề để trao đổi cùng các em, buổi sinh hoạt sẽ sôi nổi, hiệu quả hơn.
Bốn là : Thay đổi địa điểm sinh hoạt.
Thông thường các buổi sinh hoạt chi đội diễn ra ở lớp học của các em,
để thay đổi khơng khí gây hứng thú nên thay đổi địa điểm ở trong và ngoài


12

nhà trường như: Sân trường, vườn cây trong trường, phòng Đội, khu di tích,
khu danh thắng, tượng đài kỷ niệm, ...
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Từ các biện pháp trên đã làm thay đổi hẳn từ nhận thức đến hành động
của đội ngũ PTCĐ và các em về tiết sinh hoạt Đội. PTCĐ tự tin để hướng
dẫn, BCHCĐ thiết kế giờ sinh hoạt Đội, BCHCĐ mạnh dạn hơn trong việc
điều hành giờ sinh hoạt Đội, các em đội viên chủ động, hào hứng, mong chờ
đến giờ sinh hoạt Đội. Đặc biệt giờ sinh hoạt Đội sôi nổi, hào hứng, vui vẻ,
các em tự tin, mạnh dạn tham gia. Phù hợp với quan điểm đổi mới theo thông
tư 30 của Bộ giáo dục. Giờ sinh hoạt Đội đã đi đúng theo tư tưởng giáo dục
của Bác Hồ Là “Học mà vui, vui mà học” , đội viên tiến bộ một cách rõ rệt.
Có rất nhiều đội viên trong 2 chi đội 5C và 4E đã đạt các thành tích cao
trong học tập và các mặt hoạt động cụ thể như:
- Tập thể chi đội 4E và chi đội 5C luôn dẫn đầu liên đội trong các cuộc
thi về học tập cũng như các hoạt động văn hóa văn nghệ và giáo dục thể chất.
Cả 2 chi đội đều đạt danh hiệu cho đội mạnh vào cuối năm học. Sau khi áp
dụng SKKN kết quả điều tra như sau:
Nội dung điều tra
1. Lớp em có thường xuyên tổ chức sinh hoạt Đội khơng?
a. Có

b. Khơng
c. Khơng biết
2. Tiết sinh hoạt Đội của lớp em thường có nhưng nội
dung gì?
a. Nhận xét, đánh giá, phê bình các bạn có ý thức kỷ luật
yếu trong tuần?
b. Sinh hoạt theo chủ điểm
c. Cả a và b
3. Sau tiết sinh hoạt Đội, em có cảm giác như thế nào?
a. Thoải mái vì được chia sẻ, cảm thấy bổ ích hấp dẫn

4E
5C
47 học sinh 47 học sinh

47
0
0

47
0
0

0

0

0
47


0
47

45

45


13

b. Khó chịu vì phải nghe cơ giáo mắng nhiều
c. Bình thường

0
2

0
2

- Cơng tác Đội là một mảng hoạt động giáo dục trong nhà trường. Xây
dựng được một chi đội vững mạnh là cơ sở tốt để xây dựng được một liên đội
vững mạnh. Tiết sinh hoạt Đội là điểm để thu hút thiếu niên gắn bó với tổ
chức Đội. Muốn thực hiện tốt cần phải có sự phối hợp giữa những người làm
công tác Đội.
Đề tài này đã được tôi nghiên cứu và thực hiện từ tháng 1/2019 sau
những suy nghĩ về kết quả hoạt động Đội ở năm học trước. Thực hiện đề tài
này, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm động viên của Ban giám
hiệu, các thầy, cô giáo trường TH Nguyễn Trãi, sự ủng hộ nhiệt tình của đội
ngũ PTCĐ, phụ huynh và các em đội viên.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

TT

Họ và tên

01

Hà Thu
Huyền

02

Nguyễn Thị
Thu Phương

Năm
sinh

Nơi cơng tác
(hoặc nơi
thường trú)

1975

Trường Tiểu
học Nguyễn
Trãi

1974

Trường Tiểu

học Nguyễn
Trãi

Chức
danh

Trình độ Nội dung
chuyên công việc
môn
hỗ trợ

Giáo
viên chủ
nhiệm
lớp 4E
Giáo
viên chủ
nhiệm
lớp 5C

Đại học

PTCĐ

Đại học

PTCĐ

6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

GV-TPT phải là người nhiệt tình, năng động, sáng tạo, ln ln có sự
tìm tịi, tích lũy kinh nghiệm từ những người đi trước để đổi mới cải tiến
phương pháp; có mối quan hệ tốt với PTCĐ và học sinh; biết lắng nghe ý
kiến, tìm hiểu sở thích của học sinh rồi từ đó có kế hoạch triển khai cơng tác
Đội rõ ràng đến từng chi đội và PTCĐ.


14

PTCĐ phải thực sự là những phụ trách chi nhiệt tình và u trẻ, biết
động biên và khích lệ các em khi tổ chức triển khai các hoạt động Đội. Đôi
khi, họ cũng phải là những Đội viên lớn tuổi, những anh chị phụ trách hịa
mình với những hoạt động Đội để hiểu được những tâm tư nguyện vọng của
các em. Từ đó mà có sự phân cơng sao cho hợp lí, tránh gượng ép, bắt buộc
hoặc đối phó.
Giữa GV-TPT và PTCĐ phải có mối quan hệ tốt trong việc triển khai
nội dung, phải thực sự yêu nghề, mến trẻ. Hơn nữa, muốn một tiết sinh hoạt
Đội đạt được kết quả cao cịn cần có sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban
giám hiệu với cán bộ phụ trách Đội, làm sao để các chuyên đề sinh hoạt Đội
được triển khai sâu rộng đến tất cả các chi đội.
Phải xây dựng được đội ngũ BCHCĐ có đủ năng lực, nhiệt tình trong
hoạt động Đội. Phát huy vai trị tự quản của các em, tập huấn cho các em về
phương pháp sinh hoạt Đội, thấy rõ được tầm quan trọng và hiệu quả của việc
sinh hoạt chi đội.
- Muốn có mơ hình hoạt động hay, hiệu quả GV-TPT phải tìm tòi, học
hỏi, trăn chở, sáng tạo, dám nghĩ và dám làm. Phải được sự đồng thuận của
Ban giám hiệu, các tổ chức, các thành viên trong toàn trường.
- Khi gặp khó khăn trong hoạt động khơng bi quan, chán nản, bỏ cuộc,
mà phải bình tĩnh, nhẹ nhàng, tham khảo ý kiến của các cá nhân, tập thể để
giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất.

- Biết phát huy thế mạnh của các thầy, cô giáo, người lao động, các em
đội viên, học sinh trong nhà trường. Biết huy động các nguồn lực xã hội cùng
tham gia.
- Động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích
xuất sắc trong hoạt động.
* Đối với Đồn Thanh Niên
- Cần kiểm tra, đánh giá, tổng kết và phổ biến các mơ hình hoạt động
hiệu quả và nhân rộng
- Tập huấn sâu về kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ TPT và PTCĐ theo
định kỳ.


15

- Có chế độ khen thưởng kịp thời những liên đội, các GV-TPT, PTCĐ,
các em đội viên tích cực tham gia hoạt động đạt kết quả tốt.
- Phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo để chỉ đạo thống nhất các mơ
hình hoạt động trong tồn thành phố.
* Đối với Ngành Giáo dục- Đào tạo
- Phối hợp với Thành Đoàn thực hiện các nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng
GV-TPT và PTCĐ.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ GV-TPT về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho
các mơ hình hoạt động hiệu quả.
- Tạo điều kiện cho các liên đội có trong và ngồi địa bàn có cơ hội
giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong các hoạt động của Đội.
* Đối với các trường Tiểu học.
- Tạo điều kiện hơn nữa về thời gian và cơ sở hạ tầng cho GV-TPT và
đội viên có điều kiện thực hiện các hoạt động thường xuyên của Đội. Động
viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể , các thầy, cơ giáo, người
lao động có đóng góp lớn, có thành tích tốt trong các hoạt động Đội. Nghiêm

khắc với những cá nhân, tập thể khơng hồn thành nhiệm vụ khi được phân
công trong các hoạt động Đội cũng như các hoạt động khác của nhà trường.
- PTCĐ nhiệt tình, có trách nhiệm, phát huy hết khả năng hồn thành
tốt nhiệm vụ khi được phân công. Làm gương trong mọi lĩnh vực giáo dục để
đội viên, học sinh noi theo.
- Với sáng kiến " Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt
Chi đội" tôi thấy tất cả giáo viên tiểu học có trình độ đạt chuẩn trở lên đều áp
dụng và giảng dạy thành công. Về cơ sở vật chất đối với trường tiểu học
Nguyễn Trãi hoàn tồn có thể đáp ứng đầy đủ và thuận lợi (bảng phụ, máy
chiếu, máy chiếu vật thể, phịng học cơng nghệ cao…)
8. Tài liệu kèm theo:
Ảnh minh họa các hoạt động tại các chi đội trong Liên đội


16

Tập huấn BCH liên đội

Tập huấn BCH các chi đội


17

Một tiết SH Chi đội

Một tiết SH Chi đội


18


Sinh hoạt chi đội

Luyện tập nghi thức đội


19

Thi nghi thức đội

Toàn cảnh cuộc thi nghi thức đội


20

Một tiết SH mẫu ở chi đội


21

Sinh hoạt chi đội

Lồng ghép GD truyền thống uống nước nhớ nguồn
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN
QUYỀN.
Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo sáng kiến trên là được đúc
rút trên kinh nghiệm học hỏi của tôi qua nhiều năm làm công tác đội, không
sao chép hay vi phạm bản quyền của bất kỳ ai.
Yên Bái, ngày 16 tháng 1 năm 2022
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)


Nguyễn Thị Vân Anh


22

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………....
(Nhận xét về việc triển khai sáng kiến tại đơn vị, số người đã áp dụng, hiệu
quả, ký tên, đóng dấu xác nhận)


23

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Điều lệ và hương dẫn thực hiện Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh,
NXB TN năm 2018
- Hướng dẫn thực hiện chương trình rèn luyện đội viên
- Hướng dẫn thực hiện chương trình rèn luyện PTĐ
- Mơ hình tổ chức sự kiện, hội thi, hội trại cho thiếu nhi, NXB TN,
năm 2014
- Nghi thức và hướng dẫn thực hiện nghi thức Đội TNTP Hồ Chí
Minh, NXB TN năm 2020.




×