MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh hoạt Sao nhi đồng là một trong những nội dung không thể thiếu trong
Chương trình hoạt động của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, vì
qua đó góp phần cho các em rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn trước tập thể, tính kỷ
luật, đoàn kết,… Đồng thời là cơ hội để các em được thể hiện và phát huy tốt các
kỹ năng: nhanh nhẹn, khéo léo, sáng tạo, ...
Mặt khác, sinh hoạt sao nhi đồng giúp các em có những lời nói hay, cử chỉ
đẹp, biết bảo vệ môi trường và vệ sinh cá nhân, ... xứng đáng là lớp dự bị đáng tin
cậy từng bước trở thành người đội viên của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Do đó, sinh
hoạt Sao là một sân chơi bổ ích mang tính giáo dục cao đối với các em nhi đồng.
Hiện nay, hầu hết các Liên đội có tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng nhưng
chất luợng và hiệu quả chưa cao, chưa thật sự thu hút sự tham gia của các em. Từ
thực tế nêu trên, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng
cao chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng ở Liên đội Tiểu học Tân Thạnh”.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Nhi đồng khối lớp 1, 2 & 3 ở Liên đội Tiểu học Tân Thạnh.
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng ở Liên
đội Tiểu học Tân Thạnh.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Áp dụng cho học sinh khối lớp 1, 2 & 3 trường Tiểu học Tân Thạnh.
- Thời gian thực hiện: Năm học 2012 - 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp quan sát: Quan sát các lớp nhi đồng tiến hành sinh hoạt và cách
thức hoạt động của từng sao nhi đồng.
b. Phương pháp kiểm tra, kiểm nghiệm: Qua trao đổi, kiểm tra các lớp nhi
đồng, đồng thời so sánh kết quả hoạt động của các sao nhi đồng để thu thập được
thông tin chính xác.
c. Phương pháp đàm thoại: Để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhi đồng và
những ý kiến đóng góp của giáo viên phụ trách lớp nhi đồng về phương pháp
nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt sao nhi đồng.
d. Phương pháp tổng hợp: Để tìm ra giải pháp mang lại hiệu quả trong buổi sinh
hoạt Sao nhi đồng.
e. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Để biết kết quả sau thời gian thực hiện giải
pháp.
f. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Kết hợp lý luận với thực tiễn, đem lý
luận phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận
những bài học thành công, thất bại, để đi đến những phát hiện mới và phát triển
hoàn thiện.
5. Nhiệm vụ của đề tài
Giúp học sinh:
- Rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn trước tập thể, tính kỷ luật, đoàn kết,…
- Thể hiện và phát huy tốt các kỹ năng: nhanh nhẹn, khéo léo, sáng tạo.
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
- Giúp các em có những lời nói hay, cử chỉ đẹp, biết bảo vệ môi trường và vệ
sinh cá nhân, ...
- Giúp các em có những kĩ năng sống gần gũi với bạn bè, gia đình và người
thân, ...
- Sinh hoạt Sao nhi đồng là tạo điều kiện cho các em giao lưu học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau, rèn luyện kỹ năng sinh hoạt cộng đồng, giúp các em ngày một
phát triển về tâm sinh lý, hoàn thiện nhân cách và giúp các em phát triển toàn
diện.
6. Thời gian nghiên cứu
* Đầu tháng 09/2012:
- Chọn đề tài.
- Nghiên cứu quy trình một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng và các tài liệu hỗ trợ
trong buổi sinh hoạt Sao.
- Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu.
- Lập kế hoạch sơ bộ xây dựng sáng kiến kinh nghiệm.
* Từ tháng 10/2012 đến tháng 03/2013:
- Tổng phụ trách Đội tham mưu với BGH trường, xây dựng kế hoạch, tuyên
truyền, tổ chức bồi dưỡng và thực hành một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng để nắm
được quy trình “Buổi sinh hoạt Sao”.
- Trao đổi với giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng, BCH Liên, chi đội, đội ngũ
phụ trách sao và các em nhi đồng để nắm tâm lý và chất lượng “Buổi sinh hoạt
Sao”.
- Lập dàn ý, cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm cần nghiên cứu.
- Viết dự thảo sáng kiến kinh nghiệm.
- Thông qua Hội đồng sư phạm trường.
- Triển khai và rút kinh nghiệm “Buổi sinh hoạt Sao” ở Lớp nhi đồng 2A và
ở Liên đội Tiểu học Tân Thạnh.
B. NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận
- Phát huy tinh thần và ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, Đảng ta đã và đang rất coi trọng công tác thiếu nhi. Bởi Đảng, Nhà
nước ta và mọi người không bao giờ quên lời nhắc nhở của Người trước lúc đi xa:
“Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và
giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ...
- Hiện nay xã hội ngày một phát triển, bên cạnh đó thì vẫn có một số hiện
tượng tiêu cực làm ảnh hưởng trực tiếp đến các em học sinh. Vì thế muốn hạn chế
việc các em tiếp cận với những tiêu cực đó thì Liên đội cần có một sân chơi lành
mạnh, phong phú, thu hút được các em học sinh. Do đó, sinh hoạt Sao nhi đồng
cũng là một sân chơi bổ ích.
- Tổ chức sinh hoạt Sao là một trong những hoạt động không thể thiếu được
của giới trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi nhi đồng. Đây là một sân chơi, bổ ích dễ tập hợp
các em tham gia, nó là nhịp cầu của sự giao lưu, học hỏi, nó củng cố tinh thần
đoàn kết, thân ái nhằm xây dựng một tập thể vững mạnh. Chính vì lẽ đó, việc tổ
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
chức sinh hoạt Sao nhi đồng hàng tuần luôn được Hội đồng Đội xem là chương
trình trọng tâm trong Chương trình hoạt động công tác Đội, hoạt động ngoài giờ
lên lớp của Nhà trường.
- Để thực hiện tốt việc tổ chức buổi sinh hoạt Sao nhi đồng đối với học sinh
ở lứa tuổi từ 06 đến 08 tuổi không phải là chuyện đơn giản nếu như không biết
cách tổ chức cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu chính đáng cho các em. Chính vì
vậy để tổ chức tốt buổi sinh hoạt Sao nhi đồng, người hướng dẫn cần phải được
trang bị những kỹ năng cần thiết, đi kèm với kỹ năng là những biện pháp thích
hợp cụ thể cho từng đối tượng học sinh. Có như vậy mới thật sự thu hút được sự
tham gia của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của buổi
sinh hoạt sao, tạo cho học sinh một sân chơi lành mạnh bổ ích sau những giờ học
tập căng thẳng.
2.Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, việc thực hiện tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng ở Liên
đội trường Tiểu học Tân Thạnh được tiến hành 1 buổi/ 1 tuần (Thứ 2 lớp nhi đồng
1A, 2A; thứ 3 lớp nhi đồng 3A, 3B). Nhìn chung, việc thực hiện chưa mang tính
tự giác ở các tập thể lớp nhi đồng và cá nhân sao viên nhi đồng. Sinh hoạt còn
chịu sự ràng buộc bởi bảng điểm thi đua. Học sinh chưa thật thích thú vì nội dung
sinh hoạt chưa đa dạng và phong phú, phụ trách sao hướng dẫn sinh hoạt còn hạn
chế về kỹ năng nên buổi sinh hoạt sao chưa sôi nổi. Do đó, chất lượng của buổi
sinh hoạt Sao nhi đồng chưa cao.
Trong quá trình tổ chức buổi sinh hoạt Sao nhi đồng thường mắc phải một số
hạn chế như:
- Hạn chế thời gian.
- Chưa được sự quan tâm thật sự của giáo viên phụ trách lớp nhi đồng và kỹ
năng hoạt động Đội của Ban chỉ huy liên, chi đội và phụ trách sao còn nhiều hạn
chế.
- Các em chưa phát huy được vai trò tự quản.
- Học sinh chưa thật sự mạnh dạn tham gia.
- Đội ngũ phụ trách Sao còn rụt rè chưa tự mình mở rộng nội dung sinh hoạt,
các em nhi đồng còn lúng túng gò bó bản thân.
- Buổi sinh hoạt Sao nhi đồng là tiết học tưởng chừng rất đơn giản, dễ thực
hiện. Nhưng thực tế, chúng ta mới biết nó không đơn thuần như vậy. Bởi buổi
sinh hoạt Sao nhi đồng đòi hỏi Phụ trách sao phải có năng khiếu. Đặc thù của buổi
sinh hoạt này là: dạy hát, đọc thơ, kể chuyện, tổ chức trò chơi đặc biệt là các bài
hát theo chủ điểm, các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca, tuyên truyền ý nghĩa
các chủ điểm và các ngày cao điểm, phát động phong trào thi đua…thực hiện một
cách tự nguyện không áp đặt đi vào khuôn khổ và qua một tiết sinh hoạt Sao các
em cảm thấy thích thú và tự giác tham gia sinh hoạt Sao hàng tuần theo quy định
của liên đội. Vậy làm sao chúng ta thể hiện thành công được tiết sinh hoạt Sao nhi
đồng đạt hiệu quả? Đó mới chính là lý do mà ai cũng phải nghĩ đến.
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
Từ thực tiễn nêu trên, nên việc tìm kiếm “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng” giúp các em sao viên ở Liên đội Tiểu học Tân
Thạnh giải quyết được những khiếm khuyết trên là rất cần thiết.
3. Nội dung vấn đề
a. Vấn đề đặt ra
Làm thế nào để nâng cao được chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng.
Người tổng phụ trách cần phải:
- Tham mưu với BGH trường xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt.
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền.
- Bồi dưỡng thường xuyên cho việc tổ chức sinh hoạt.
- Tăng cường kiểm tra.
b. Giải pháp
b.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về mục đích, nội dung và ý
nghĩa của buổi sinh Sao nhi đồng
- Tổng phụ trách Đội tham mưu với Chi bộ, BGH trường, Chi đoàn để tổ
chức triển khai đến từng giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng, phụ trách sao và các
em nhi đồng về mục đích, nội dung và ý nghĩa của buổi sinh hoạt Sao nhi đồng.
- Tổng phụ trách Đội phải định hướng được tầm quan trọng của buổi sinh
hoạt Sao nhi đồng là: Tạo sân chơi làm mạnh, bổ ích, rèn kỹ năng ứng xử sinh
hoạt cộng đồng, phòng tránh được các tai nạn thương tích, hạn chế được việc tiếp
xúc với môi trường xấu; giáo dục các em có những lời nói hay, cử chỉ đẹp, biết
bảo vệ môi trường và vệ sinh cá nhân; giáo dục kĩ năng sống cho các em, v...v...
Đồng thời qua buổi triển khai, Tổng phụ trách Đội có thể tạo sự giao lưu giữa
giáo viên với học sinh, để trao đổi những kinh nghiệm, những vướng mắc trong
buổi sinh hoạt Sao nhi đồng. Vì những người trực tiếp quyết định chất lượng của
buổi sinh hoạt Sao là giáo viên chủ nhiệm, Ban chỉ huy liên-chi đội và phụ trách
sao có năng khiếu.
Bên cạnh đó việc triển khai nội dung sinh hoạt Sao đến từng giáo viên Phụ
trách lớp nhi đồng, đội ngũ phụ trách sao và sao viên nhi đồng là một nội dung
không thể thiếu. Vì nó giúp Phụ trách lớp nhi đồng, đội ngũ phụ trách sao và sao
viên nhi đồng có nội dung cụ thể, sinh hoạt hàng tuần, háng tháng mà không gây
trùng lắp, không gây nhàm chán cho học sinh.
* Ví dụ:
+ Tuần 10: Giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng và đội ngũ phụ trách sao tổ
chức sinh hoạt Sao nhi đồng với nội dung: Trò chơi, hát, lồng ghép giáo dục về
An toàn giao thông.
+ Tuần 11: Khi tổ chức sinh hoạt Sao với nội dung cụ thể như: Trò chơi mới,
bài hát mới và hình thức lồng ghép An toàn giao thông) thì mới cuốn hút được
học sinh.
Trong mọi hoạt động, để chúng ta tổ chức thực hiện tốt theo kế hoạch đã đề
ra thì việc tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của hoạt động đó đến đối tượng là khâu
quan trọng nhất. Đối với việc tổ chức buổi sinh hoạt Sao nhi đồng, tôi đã tuyên
truyền theo 2 đối tượng:
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
4
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
- Giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng: Đây là những người trực tiếp quyết định
chất lượng của buổi sinh hoạt Sao nhi đồng, tôi nghĩ để họ nhiệt tình giúp đỡ
mình hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra thì bên cạnh việc truyên truyền ý nghĩa
buổi sinh hoạt đối với nhi đồng, tôi đã thuyết phục bằng cách nhấn mạnh các nội
dung:
+ Phòng tránh tai nạn thương tích, do không hiểu biết được hậu quả của trò
chơi mà các em tự chơi như: Xô đẩy, ném đá, leo trèo…
+ Đạo đức học sinh: Giáo dục cho các em trong quan hệ giao tiếp lịch sự,
mạnh dạn, tự tin trước tập thể. Tránh được việc các em trêu chọc lẫn nhau và đánh
nhau.
+ Quan hệ thầy trò: Thông qua việc tổ chức sinh hoạt Sao là điều kiện tốt
nhất để giáo viên chúng ta hiểu được tính tình của mỗi em. Đồng thời và từ đó có
những biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả hơn.
- Đối với đội ngũ phụ trách sao: Đây là lực lượng nồng cốt giữ vai trò quan
trọng và quyết định chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng. Ngoài việc truyên
truyền, tôi đã nêu cao vai trò cũng như lợi ích của việc tổ chức đối với bản thân
của các em Phụ trách sao để nhằm động viên các em làm tốt nhiệm vụ: Giúp cho
các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trước tập thể, nâng cao uy tín của mình trước tập
thể, là nơi để mình thể hiện và phát huy vai trò của người phụ trách Sao.
b.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt thật cụ thể
Bất kỳ ai muốn tiết kiệm thời gian nhưng hoàn thành được các công việc với
chất lượng cao đều phải biết sắp xếp công việc một cách khoa học, dự kiến những
điều đó có thể xảy ra, chuẩn bị tốt về phương tiện và điều kiện cho việc nên kế
hoạch công tác Đội một cách cụ thể: Liệt kê công việc, các hoạt động phải tiến
hành trong từng thời gian, mục tiêu tổng quát của công tác Đội. Sau đó lập kế
hoạch cho từng tuần, tháng, năm và từng công việc sao cho các hoạt động sắp xếp
hợp lý nhất:
- Đảm bảo tính khoa học.
- Đảm bảo tính thực tế.
- Đảm bảo tính khả thi.
- Kế hoạch hoạt động của nhi đồng còn phải căn cứ vào:
+ Nhiệm vụ của Liên đội trong năm học.
+ Kế hoạch tổng thể của Liên đội.
+ Nội dung Chương trình hoạt động Đội của Liên đội.
+ Đặc thù của Nhà trường.
b.3. Công tác tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ phụ trách sao
- Để buổi sinh hoạt Sao nhi đồng đạt chất lượng cao. Ngoài việc hỗ trợ của
giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng, thì đội ngũ Phụ trách sao và những em nhi đồng
có năng khiếu cũng quyết định không nhỏ đến việc sinh hoạt Sao nhi đồng. Từ đó
muốn buổi sinh hoạt Sao đạt chất lượng thì công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội
ngũ Phụ trách sao và nhi đồng là không thể thiếu.
- Muốn tập huấn cho đội ngũ Phụ trách sao, nhi đồng cần phải:
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
+ Phối hợp với giáo viên Phụ trách chi, BCH liên - chi đội chọn lựa những
đội viên có năng khiếu về múa, hát, làm quản trò, kỹ năng sinh hoạt cộng đồng
bồi dưỡng, tập huấn làm Phụ trách sao.
+ Việc chọn Phụ trách sao để bồi dưỡng, tập huấn công tác sinh hoạt Sao
nhi đồng, thì ưu tiên chọn những em có nhiều năng khiếu, có uy tín, mạnh dạn tự
tin trước tập thể, thông minh, hài hước.
Ví dụ: Khi tổ chức sinh hoạt Sao thì Phụ trách sao phải trực tiếp điều hành
nhưng thực tế Phụ trách sao có những em chỉ đảm nhận được vai trò phụ trách
công việc của mình (như: Phụ trách sao chỉ biết làm quản trò, không có năng
khiếu về hát v.v…) thì việc chọn những Phụ trách sao có năng khiếu để hỗ trợ cho
buổi sinh hoạt sao là rất cần thiết.
Để làm tốt điều này, bản thân cần nhờ đến sự giới thiệu của giáo viên phụ
trách chi, BCH Liên - chi đội. Đội ngũ phụ trách sao là người trực tiếp đứng ra tổ
chức, vì vậy đòi hỏi BCH Liên - chi đội phải bầu chọn Phụ trách sao :
- Có uy tín trước tập thể về mọi mặt.
- Có khả năng điều khiển sinh buổi sinh hoạt Sao: Mạnh dạn, hoà đồng,
nhạnh nhẹn, linh hoạt, thông minh, hài hước…
Tuy BCH Liên, chi đội đã bầu chọn và giới thiệu những bạn trong đội ngũ
Phụ trách sao nhưng chỉ là bước đầu và tùy thực tế về thực lực của mỗi Sao nhi
đồng. Việc bồi dưỡng cho các em để đứng ra tổ chức là việc làm không thể thiếu
và không thể làm qua loa và đại khái được, bởi: Nội dung buổi sinh hoạt có hay,
người tham gia có nhiệt tình nhưng người điều khiển không biết cách tổ chức,
không biết làm cho các em nhi đồng thấy được cái hay của nội dung ấy thì buổi
sinh hoạt Sao kém phần hấp dẫn và khó thành công. Vì vậy rèn kỹ năng điều
khiển là vấn đề hết sức quan trọng đối với đội ngũ Phụ trách sao. Theo tôi, để các
em có thể tổ chức tốt buổi sinh hoạt Sao, người điều khiển cần phải có kỹ năng và
hiểu biết mà cụ thể là những nội dung sau mà tôi đã bồi dưỡng cho các em:
- Nội dung sinh hoạt Sao: trước hết chúng ta cần bồi dưỡng cho đội ngũ Phụ
trách sao nắm vững một số trò chơi hay nhất, biết hát một số bài hát quy định của
nhi đồng, một số bài hát tập thể phù hợp và đã được nhiều bạn yêu thích, đã được
tổ chức thành công để khởi đầu cho những nội dung sinh hoạt. Để thực hiện được
điều này, tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo từng tháng với các nội dung
sinh hoạt cụ thể, gắn với chủ điểm của tháng đó. Có như vậy thì nội dung sinh
hoạt được thống nhất toàn trường và việc tổ chức không bị nhàm chán như trước
đây bởi sự thay đổi nội dung và người tổ chức đã nắm vững nội dung và cách thức
tổ chức.
b.4. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể Công tác nhi đồng
Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể của các lớp nhi đồng là khâu then chốt
trong toàn bộ chuỗi hoạt động của Đội. Vì vậy Tổng phụ trách phải kiên quyết chỉ
đạo thực hiện, tránh tình trạng “Đầu voi đuôi chuột”. Muốn thực hiện, chỉ đạo tốt
trước hết:
+ Tôi vận động tuyên truyền làm cho nhi đồng hiểu biết tin tưởng, phấn khởi
và tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra.
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
6
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
+ Tạo được sự đồng tình ủng hộ của tập thể giáo viên nhà trường, của đội
ngũ phụ trách Sao.
Để tổ chức thực hiện tốt tôi đã chú trọng các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức chỉ đạo và hình thành được mối quan hệ hợp tác giữa Tổng phụ
trách Đội, gây được niềm tin cho các em đối với Chương trình kế hoạch đã đề ra.
+ Tổ chức tốt các đợt thi đua và làm tốt công tác chỉ đạo.
+ Trên cơ sở phát huy mạnh mẽ mô hình “Sao tự quản” trong học tập, vui
chơi, sinh hoạt của Sao và nhi đồng.
Ví dụ: Tổ chức Hội thi “Phụ trách sao giỏi”; Tôi tham mưu với BGH trường,
lên kế hoạch, thông qua trước Hội đồng sư phạm trường được Hội đồng sư phạm
nhất trí. Tôi họp Ban chỉ huy Liên, Chi đội triển khai công việc, tuyên truyền đến
từng Chi đội, Phụ trách sao và tiến hành thực hiện. Sau khi tổ chức xong hội thi,
tôi tổng kết và đánh giá khen thưởng kịp thời cho các Sao nhi đồng và các em phụ
trách sao đạt kết quả cao.
Trong quá trình thực hiện tôi phát hiện ra rằng muốn làm tốt công tác Đội tôi
không thể ôm một mình mà cần tham mưu phối hợp với các tổ chức Đảng, BGH
trường, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và các lực lượng giáo dục trong và
ngoài Nhà truờng, đặc biệt là giáo viên phụ trách lớp nhi đồng.
Chương trình một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng gồm các bước:
• Bước 1: ổn định
- Tập hợp sao.
- Điểm danh, sao trưởng báo cáo số nhi đồng có mặt, nếu có vắng thì phải báo cáo
rõ lý do.
- Phụ trách Sao cho các em hát bài truyền thống, đọc lời hứa của nhi đồng. Sau đó
hát 1 -2 bài tập thể.
• Bước 2: Báo cáo
- Từng em nhi đồng tự kể về việc làm tốt hoặc chưa tốt theo yêu cầu của chủ điểm
sao lần trước ( về học tập, kỷ luật, trật tự, lễ phép, vệ sinh...)
- Tập thể Sao hoan hô các bạn làm tốt.
- Phụ trách Sao động viên các em làm chưa tốt, biểu dương các em xuất sắc và ghi
vào sổ theo dõi việc tốt của Sao.
• Bước 3: Sinh hoạt – Vui chơi.
- Phụ trách Sao có thể chọn một trong các nội dung sau để sinh hoạt:
+ Chơi trò chơi.
+ Tập hát, múa.
+ Đọc thơ, kể chuyện.
+ Các hình thức khác: Cắt dán, vẽ tranh...
• Bước 4: Sinh hoạt theo chủ điểm:
- Phụ trách Sao giới thiệu tên chủ điểm, lý do chọn chủ điểm.
- Phụ trách Sao nêu nội dung chủ điểm và yêu cầu rèn luyện bằng cách đặt câu hỏi
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
7
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
cho nhi đồng trả lời, sau đó phụ trách sao đúc kết nội dung và yêu cầu rèn luyện
chính là gì?
• Bước 5: Kết thúc:
- Phụ trách sao nhận xét buổi sinh hoat: tinh thần, thái độ các em tham gia sinh
hoạt ra sao? Biểu d¬ơng các em nhi đồng làm tốt.
- Dặn dò chuẩn bị cho lần sinh hoạt sau.
- Hát tập thể và kết thúc.
* Lưu ý: Phần sinh hoạt chủ điểm và vui chơi có thể đan xen với nhau để tạo
không khí thoải mái, nhẹ nhàng
b.5. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường
Với suy nghĩ làm gì để cho toàn trường đều làm công tác Đội, các tổ chức
ngoài nhà trường (Đoàn, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…) đều tham gia công
tác Đội, tôi đã trăn trở và biết rằng muốn làm được điều đó mình cần phải:
+ Xây dụng kế hoạch phối hợp đồng bộ, xây dựng được các hoạt động chung
với các phương thức linh hoạt, phong phú vừa đáp ứng đuợc nhiệm vụ của nhà
trường, vừa hỗ trợ tích cực cho công tác giáo dục ở địa phương.
Ví dụ: Xây dựng kế hoạch tổ chức tết Trung thu tại trường.
+ Tham mưu với BGH trường, BCH xã Đoàn, Chi đoàn trường và đặc biệt là
các hoạt động nhân các ngày lễ lớn để cùng giúp đỡ, chỉ đạo thực hiện có hiệu
quả.
+ Phối hợp với phụ huynh học sinh để phụ huynh học sinh quan tâm và tạo
điều kiện cho các em được tham gia.
+ Giao lưu với Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh của xã và Đoàn thanh niên xã
nhân các ngày lễ lớn.
Với những việc làm đó tôi đã làm cho các tổ chức trong và ngoài nhà trường
biết đến công tác Đội và bắt tay cùng giúp đỡ hoạt động Đội có hiệu quả.
b.6. Tăng cường kiểm tra để có biện pháp giúp đỡ Sao nhi đồng
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kịp thời uốn nắn, khen thưởng
từng tập thể Sao và từng nhi đồng.
- Khi đã hình thành được nếp sinh hoạt Sao, bên cạnh việc đưa vào bảng
điểm thi đua tuần, phân công Đội cờ đỏ chấm điểm. Bản thân tôi đã tăng cường
việc kiểm tra để có biện pháp giúp đỡ.
- Nội dung kiểm tra.
+ Việc chuẩn bị, cách thức tổ chức của đội ngũ Phụ trách sao.
+ Số lượng nhi đồng tham gia.
+ số lượng nhi đồng tham gia sinh hoạt có thật sự tích cực hay không.
+ Tính tự quản của Sao nhi đồng khi sinh hoạt.
- Sau khi kiểm tra, cuối tuần tôi mời Ban chỉ huy Liên, Chi đội và đội ngũ
Phụ trách sao để rút kinh nghiệm, hướng dẫn cho các em thực hiện tốt hơn ở tuần
sau. Riêng đối với tình hình nhi đồng tham gia không đủ và không tích cực thì tôi
sẽ trực tiếp nhắc nhở các em hoặc rút kinh nghiệm với giáo viên phụ trách lớp nhi
đồng trong phiên họp hoặc qua trao đổi trực tiếp hàng tuần.
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
8
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
- Bên cạnh việc tổ chức kiểm tra, tôi đã tiếp thu những ý kiến phản hồi của
giáo viên phụ trách lớp nhi đồng, đội ngũ Phụ trách sao và nhi đồng để có biện
pháp giúp đỡ kịp thời.
Ví dụ: Đối với nhi đồng thì có thể là trò chơi không vui hoặc Phụ trách sao
tổ chức không tốt … Phụ trách sao phổ biến, trình bày không hiểu… Đối với Phụ
trách sao thì có thể là các bạn không tích cực tham gia hay không tự quản, các
tình huống xảy ra mà Phụ trách sao không biết cách xử lý cho phù hợp….
- Để các Sao nhi đồng thực hiện tốt nếp sinh hoạt thì cần thực hiện các biện
pháp sau:
+ Giáo viên phụ lớp nhi đồng trực tiếp xuống giám sát tình hình thực hiện
sinh hoạt của lớp mình phụ trách để nhắc nhở nhi đồng và hỗ trợ cho đội ngũ Phụ
trách sao sinh hoạt. Có thể hướng dẫn hoặc cùng tham gia với Sao nhi đồng.
+ Tổng phụ trách kiểm tra thường xuyên.
+ Chọn phong trào này là hoạt động trọng tâm trong bảng điểm thi đua tuần.
+ Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Phụ trách sao: Em chịu trách nhiệm về trò
chơi, em chịu trách nhiệm về ôn và hướng dẫn các bài hát, em thì chịu trách
nhiệm phần nội dung truyên truyền các phong trào của Đội, các ngày chủ điểm
của tháng và nhận xét đánh giá buổi sinh hoạt, .... Đồng thời các em phải hỗ trợ
cho nhau để tổ chức tốt buổi sinh hoạt.
+ Chọn Sao có Phụ trách sao sinh hoạt sôi nổi, có chất lượng sinh hoạt đầu
tuần làm mẫu cho các Sao nhi đồng khác học tập.
+ Tổ chức, giới thiệu Phụ trách sao ở khối lớp 4 đi học tập các anh chị khối
lớp 5 và ngược lại.
4. Kết quả thực hiện
Từ đầu năm học 2012 - 2013 đến nay, sau khi áp dụng một số biện pháp trên.
Tôi đã nhận thấy rằng: Kết quả việc tổ chức buổi sinh hoạt Sao nhi đồng ở Liên
đội Tiểu học Tân Thạnh đã có tiến bộ về chất lượng hơn những năm qua. Các Lớp
nhi đồng đã thực hiện tốt nếp sinh hoạt với tinh thần tự giác tích cực, có tính tự
quản cao, 100% nhi đồng tham gia sinh hoạt theo định kỳ 1 lần/ tuần, không có
học sinh cố tình gây rối các bạn khi sinh hoạt. Các em đã biết được thêm nhiều
bài hát truyền thống của nhi đồng, các bài hát sinh hoạt tập thể dành cho nhi đồng,
biết được nhiều trò chơi mới, được giáo dục về kĩ năng sống gần gũi với bạn bè,
gia đình và người thân,... giáo dục về dinh dưỡng, có lời nói hay, cử chỉ đẹp, biết
bảo vệ môi trường và vệ sinh cá nhân, ATGT, … và hiểu ý nghĩa các chủ điểm,
ngày cao điểm, tham gia tốt các phong trào do Nhà trường và Liên đội phát động.
So với năm học 2011 - 2012, kết quả các phong trào và Hội thi trong năm
học: 2012 - 2013 có nhiều tiến bộ. Đặc biệt sau thời gian áp dụng “Một số biện
pháp nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng ở Liên đội”, kết quả cụ thể
như sau:
NĂM HỌC: 2011-2012
TS TS
Chi đội
Kết quả
đội viên
cả năm
tham tham
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012-2013
TS TS
Chi đội
Kết quả
đội viên (Tính đến tháng
tham tham
2/ 2012)
NĂM HỌC: 2012 - 2013
9
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
1 Sinh hoạt Đội
gia
4
2 Thuộc 11 bài hát quy định ĐV
4
3 Trò chơi dân gian
4
4 Biết tên chủ điểm và các ngày
cao điểm
5 Nói lời hay làm việc tốt
6 Sinh hoạt sao
4
7
8
9
10
11
12
13
14
15
4
4
4
4
4
4
4
4
4
Đền ơn đáp nghĩa
Thăm viếng,VS bia tưởng niêm
Ủng hộ trẻ em khuyết tật,…
Báo tường và Báo ảnh
Phong trào Tết bạn nghèo
Thăm quan danh lam T. cảnh
T.chức Rung chuông vàng
Kế hoạch nhỏ: Nuôi heo đất
Chương trình rèn luyện ĐV
4
4
gia
61
gia
4 chi x 36 tuần
4
= 144 buổi
61 45/ 61 em thuộc 11 4
bài hát
61 Đã tổ chức chơi 8
4
trò chơi dân gian
61 57/ 61 em biết
4
gia
52
61 3.786 việc tốt
14 S.hoạt được:18sao x
36tuần = 648 lần
61 Thăm 1GĐTB
24 2 lần
61 50.000đ
61 7 báo ảnh,báo tường
61 42 kg gạo
61 35 em tham gia
61 1 lần/ 48 em T.gia
61 782.000đ
61 58 em đạt 4 C.hiệu
4
4
52
16
4
4
4
4
4
4
4
4
4
52
48
52
52
52
52
52
52
52
52
52
52
4 chi x 25 tuần
= 100 buổi
52/ 52 em thuộc
11 bài hát
Đã tổ chức chơi14
trò chơi dân gian
100% đv nhớ tên
chủ điểm,ngày CĐ
4.289 việc tốt
S.hoạt được:14sao
x 25tuần = 350 lần
Thăm 2GĐTB
3 lần
1.940.000đ
8 báo ảnh,báo tường
65 kg gạo
51 em tham gia
2 lần/ 52 em T.gia
1.232.000đ
52 em đạt 4 C.hiệu
C.KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình nghiên cứu và đưa vào thực hiện, bản thân tôi đã rút ra được
một số kinh nghiệm sau:
- Tích cực tham mưu và tranh thủ sự ủng hộ của Ban Giám hiệu về hoạt động
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường.
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng, Ban chấp hành Chi
đoàn trường trong việc tổ chức thực hiện.
- Trường xuyên Bồi dưỡng đội ngũ Phụ trách sao về kỹ năng tổ chức sinh
hoạt: Cách xử lý các tình huống xảy ra, nội dung sinh hoạt cần phong phú hơn.
- Mạnh dạn giao việc cho đội ngũ Phụ trách sao.
2. Hướng phổ biến, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Bản thân sẽ áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt
Sao nhi đồng ở Liên đội Tiểu học Tân Thạnh” trong suốt thời gian năm học và
những năm tiếp theo.
- Báo cáo kinh nghiệm thực hiện “Một số biện pháp nâng cao chất lượng
buổi sinh hoạt Sao nhi đồng ở Liên đội Tiểu học Tân Thạnh ” lên HĐĐ cấp trên
để được áp dụng ở Liên đội Tiểu học Tân Thạnh và các Liên đội trong toàn huyện
Tân Biên.
Được Nhà trường phân công làm Tổng phụ trách Đội từ tháng 11/ 2001 đến
nay với kinh nghiệm chưa phải là nhiều, Tôi chỉ xin trình bày sáng kiến kinh
nghiệm mà bản thân đã nghiên cứu và thực hiện trong quá trình tổ chức sinh hoạt
Sao nhi đồng về “Một số biện pháp nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi
đồng ở Liên đội Tiểu học Tân Thạnh”. Với trình độ lí luận và thời gian giành cho
nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
10
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
định. Kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp của Hội đồng khoa học các
cấp để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
Tân Bình, ngày 02 tháng 03 năm 2013
NGƯỜI THỰC HIỆN
BÙI XUÂN CƯỜNG
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
11
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học: 2012
- 2013.
2. Cẩm nang công tác Đội NXB Thanh niên năm 2007.
3. Cách tổ chức trò chơi tập thể, Tác giả: Trần Quang Đức - NXB
Thanh niên năm 2010.
4. Người phụ trách Đội cần biết, Tác giả: Nguyễn Sông Lam - NXB
Thanh niên năm 2009.
5. Phương pháp thiết kế các mô hình hoạt động Đội, tác giả: Trần
Quang Đức - NXB Thanh niên năm 2010.
6. Sổ tay Phụ trách Đội, Tác giả: Nguyễn Thế Truật - NXB Thanh
niên năm 2006.
7. Tạp chí người phụ trách.
8. Tâm lý học lứa tuổi học sinh Tiểu học.
9. Trò chơi dân gian và bài hát dân ca Việt trên Internet.
10. 72 trò chơi tập thể trong sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội tác giả: Trần
Quang Đức - NXB Thanh niên.
11. Kỹ năng công tác Phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, tác giả: Trần
Quang Đức - NXB Thanh niên.
12. Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh, tác giả: Trần Quang Đức - NXB
Thanh niên.
13. 50 bài hát thiếu nhi hay nhất và 11 bài hát quy định cho đội viên.
MỤC LỤC
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
12
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. CẤP TRƯỜNG:
* Nhận xét:.........................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
* Xếp loại:……………………….......................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
..........……………………….
2. CẤP CƠ SỞ (PHÒNG GD & ĐT TÂN BIÊN):
* Nhận xét:.........................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
* Xếp loại:………………………....................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
..........……………………….
3. CẤP NGÀNH (Sở GD & ĐT TÂY NINH):
* Nhận xét:.........................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
* Xếp loại:……………………….......................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
..........……………………….
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
13
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------1
1. Lý do chọn đề tài-----------------------------------------------------------------------1
2. Đối tượng nghiên cứu -----------------------------------------------------------------1
3. Phạm vi nghiên cứu--------------------------------------------------------------------1
4. Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------1
a. Phương pháp quan sát-----------------------------------------------------------------1
b. Phương pháp kiểm tra, kiểm nghiệm------------------------------------------------1
c. Phương pháp đàm thoại---------------------------------------------------------------1
d. Phương pháp tổng hợp-----------------------------------------------------------------1
b. Phương pháp so sánh, đối chiếu------------------------------------------------------1
c. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm--------------------------------------------------1
5. Nhiệm vụ của đề tài--------------------------------------------------------------------1
6. Thời gian nghiên cứu ---------------------------------------------------------------- 2
B. NỘI DUNG --------------------------------------------------------------------------2
1. Cơ sở lý luận ---------------------------------------------------------------------------2
2. Cơ sở thực tiễn--------------------------------------------------------------------------3
3. Nội dung vấn đề -----------------------------------------------------------------------3
a. Vấn đề đặt ra ---------------------------------------------------------------------------3
b. Giải pháp --------------------------------------------------------------------------------3
b.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về mục đích, nội dung, ý nghĩa
của buổi sinh hoạt Sao nhi đồng --------------------------------------------------------3
b2. Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt thật cụ thề -------------------------------5
b3. Công tác tuyển chọn và bổi dưỡng đội ngũ Phụ trách sao ---------------------5
b4. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể Công tác nhi đồng ---------------------6
b5. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường-----------------7
b6. Tăng cường kiểm tra để có biện pháp giúp đỡ đội ngũ Phụ trách sao--------8
4. Kết quả thực hiện-----------------------------------------------------------------------9
C. KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------9
1. Bài học kinh nghiệm-------------------------------------------------------------------9
2. Hướng phổ biến, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm--------------------------------10
Tài liệu tham khảo: -------------------------------------------------------------------12
Ý kiến nhận xét và đánh giá của hội đồng khoa học ----------------------------- 13
Mục lục --------------------------------------------------------------------------------- 14
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
14
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC TÂN THẠNH
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI XUÂN CƯỜNG
NĂM HỌC: 2012 - 2013
15