Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường thpt mù cang chải gắn với “học tập và làm theo tư tưởng, phong cách hồ chí minh” thông qua môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.69 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT MÙ CANG CHẢI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Ngữ văn)

TÊN SÁNG KIẾN
Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Mù Cang
Chải gắn với “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” thơng qua mơn Ngữ văn

Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:

VŨ THỊ THANH THỦY
Cử nhân
Giáo viên
Trường THPT Mù Cang Chải

Mù Cang Chải, ngày 18 tháng 01 năm 2021


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Mù Cang
Chải gắn với “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thơng qua
mơn Ngữ văn
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ Văn
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Một số tác phẩm Văn học trong chương trình Ngữ Văn 11,12
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2018 – 2019 cho đến nay


5. Tác giả:
- Họ và tên: VŨ THỊ THANH THỦY
- Năm sinh: 1982
- Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn
- Chức vụ công tác: Giáo viên
- Nơi làm việc: Trường THPT Mù Cang Chải
- Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Mù Cang Chải , huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
- Điện thoại: 0912.503.469
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Đảng ta đã xác định, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô
giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để người Việt Nam học tập và noi theo. Đảng
ta đã ra Chỉ thị số 06- CT/TW ngày 7/11/2006 về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm mục đích
làm cho tồn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của
tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý
thức tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong tồn xã hội. Từ
đó, nâng cao đạo đức cách mạng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng đạo đức, suy thoái trong lối
sống và các tệ nạn xã hội.
Bác Hồ kính yêu là tấm gương vĩ đại. Ngay từ khi biết nhận thức, đa số các em biết
đến Bác Hồ kính yêu qua lời kể của ông bà, cha mẹ hay các cô giáo ở trường mầm non. Khi
bước chân vào trường Tiểu học, các em đã biết đến tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh; được học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, được định hướng phấn đấu để trở thành Đội viên
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Trong tiềm thức của các em, Bác Hồ kính u có vai
trị đặc biệt quan trọng. Đa số các em đều phấn đấu để đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ. Khi
lên bậc Trung học, các em cũng được rèn luyện để trở thành đồn viên Đồn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh. Qua các phương tiện truyền thông, các em được nghe rất nhiều về cuộc vận
động “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”…
Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy các biện pháp được

vận dụng để giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay diễn ra khá cứng nhắc và đơn điệu. Một

1


số giáo viên chủ nhiệm quan niệm, việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện thông
qua tiết sinh hoạt lớp hằng tuần hoặc khi nào học sinh vi phạm nội quy thì mới tiến hành giáo
dục. Điều này gây ra sự nhàm chán và biến những tiết sinh hoạt lớp thành tiết kiểm điểm tuần
đơn thuần. Thực trạng này khiến cho giáo viên và học sinh mang tâm lí rất nặng nề vào mỗi
tiết sinh hoạt cuối tuần. Và việc rèn luyện đạo đức của học sinh đôi khi chưa được định hướng
thường xuyên nên kết quả giáo dục không như mong muốn, đặc biệt là ở những lớp học sinh
cá biệt. Trong nhà trường, học sinh không chỉ được trang bị những tri thức khoa học mà còn
được rèn luyện những giá trị đạo đức căn bản như đức tính trung thực, tinh thần trách nhiệm,
lịng yêu thương con người.... Để giáo dục học sinh hiệu quả, sự nêu gương của người lớn,
thầy cơ giáo có vai trị đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn biện pháp giáo dục
phù hợp với đối tượng học sinh có tác động rất lớn đến hiệu quả giáo dục đạo đức và giáo dục
tồn diện nói chung trong Nhà trường.
Trong thực tế, cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” mà Đảng ta phát động là cuộc vận động sâu rộng trong toàn thể nhân dân, nhưng chưa
được sử dụng như một biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là cuộc vận động có ý
nghĩa vơ cùng thiết thực và to lớn trong việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh, giúp các em
có ý thức tu dưỡng rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo nền tảng tư
tưởng vững vàng, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, trở thành
người cơng dân có ích cho đất nước.
Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm tôi nhận thấy thực trạng
học sinh như sau:
Đa số học sinh còn hạn chế về kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử: chưa biết cách
giao tiếp với thầy cơ, tập thể lớp chưa có sự đồn kết, cịn nhiều học sinh thường xun vi
phạm nội quy trường lớp, chưa có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống …
Có nhiều học sinh cá biệt với những biểu hiện như thường xuyên nói tục, chửi

bậy; bỏ tiết; hút thuốc lá; đi học muộn; trang phục không đúng quy định; vi phạm ATGT….
Chưa có ý thức xây dựng tập thể lớp, khơng tích cực tham gia trong các hoạt
động phong trào, các đợt thi đua do Đoàn trường và Nhà trường phát động.
Như vậy, nếu sử dụng biện pháp trực tiếp sẽ q cứng nhắc và khơng có hiệu quả, nên
tơi lựa chọn biện pháp giáo dục nêu gương. Mà thực tế cho thấy, phương pháp nêu gương là
phương pháp giáo dục khá hiệu quả đối với con người từ khi bắt đầu biết nhận thức. Tấm
gương Bác Hồ kính yêu đã trở nên gần gũi, trìu mến và là động lực để các em phấn đấu, rèn
luyện từ tấm bé cho đến khi trưởng thành. Vì vậy, tơi mạnh dạn đưa ra “ Một số giải pháp
giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Mù Cang Chải gắn với “học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”thơng qua mơn Ngữ văn” để áp dụng.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tơi mong muốn được góp phần đổi mới phương pháp
giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ
thơng Mù Cang Chải nói riêng và trường THPT nói chung.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp:

2


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cần có những con người xã hội
chủ nghĩa. Muốn làm tròn trọng trách bồi dưỡng chủ nhân tương lai của đất nước, thì một
trong những đối tượng cần quan tâm, giáo dục thường xuyên là học sinh THPT - một lực
lượng thế hệ trẻ. Có như vậy, họ mới có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực "vừa hồng vừa
chuyên" để đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Do đó, quan tâm bồi dưỡng các thế
hệ học sinh THPT hướng đến các mục tiêu như sau :
Một là, bồi dưỡng đạo đức cách mạng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc giáo dục, bồi
dưỡng học sinh THPT, nội dung quan trọng hàng đầu là xây dựng đạo đức cách mạng, xác
định là một trong những chuẩn mực đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ. Bởi, “cũng như sơng thì
có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây

héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì tải giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân”. Nội dung cốt lõi nhất của rèn luyện đạo đức cách mạng là cần, kiệm,
liêm, chính, chí cơng vơ tư.
Hai là , bồi dưỡng tri thức lý luận và văn hóa, khoa học - kỹ thuật. Bởi vì, theo Hồ Chí
Minh, học sinh THPT phải bồi dưỡng để trở thành người vừa có đức vừa có tài. Do đó, phải
được trang bị kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến
thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật... sử dụng những kiến thức đó để xây dựng một xã hội văn
minh, hiện đại hơn trong tương lai. Ở cấp THPT thì đó là những tri thức phổ thơng cơ bản,
chắc chắn, thiết thực, thích ứng với yêu cầu phát triển của đất nước.
Ba là, bồi dưỡng về thể chất. Trong giáo dục học sinh THPT, một trong những mục
tiêu được quan tâm là giáo dục thể chất. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn xây dựng cuộc
sống tươi đẹp hơn, đàng hồng hơn thì phải có sức khỏe mới thành cơng. Vì “Một người dân
yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe”.Ở
cấp THPT cần rèn luyện thể chất cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, các phong
trào.
Vì vậy, sáng kiến :“Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Mù
Cang Chải gắn với “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
thơng qua môn Ngữ Văn” giải quyết được các vấn đề:
Thứ nhất, biện pháp tạo được sự hứng thú cho học sinh, được các em hưởng ứng nhiệt
tình: Các em say mê tìm tịi các câu chuyện ý nghĩa, những bài hát và phim tư liệu về cuộc
đời, con người Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các em tích cực tập luyện, dựng được những hoạt cảnh
sinh động và hấp dẫn.
Thứ hai, Mỗi học sinh cảm nhận được tầm quan trọng của những đức tính q báu của
Bác Hồ trong q trình rèn luyện được truyền tải qua mỗi câu chuyện rất xúc động và sâu sắc
để từ đó các em hăng hái thi đua và tự giác làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Đồng thời, các em rèn luyện được những đức tính cao đẹp: tinh thần trách nhiệm, lịng
nhân ái, tinh thần đồn kết, lịng bao dung, đức tính giản dị…
Thứ ba, nhờ những câu chuyện kể về Bác, các em thấy yêu cuộc sống, trân trọng tình
cảm gia đình, tình cảm thầy cơ, bạn bè. Chính vì vậy các em có tinh thần đồn kết hơn, gắn bó
với mái trường hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn, có định hướng nghề nghiệp cho tương lai…

2.2. Nội dung giải pháp:

3


2.2.1. Xây dựng kế hoạch
Để học sinh có sự chủ động tích cực, giáo viên lập kế hoạch hoạt động cụ thể, giao
nhiệm vụ cho học sinh:
Thời gian

Mục đích

Nội dung cơng việc

Tháng 9/
2021

- Khơi dậy cảm xúc về
Bác Hồ kính yêu.
- Lập thành tích
hướng tới kỷ niệm
ngày sinh nhật Bác.

- Phổ biến kế hoạch; Tổ
chức hát các bài hát, xem
phim tư tiệu về Bác Hồ.
- Đăng kí nội dung làm
theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh.


Tuần 4
tháng 10/
2021

Tuần 4
tháng
11/2021

Tuần 4
tháng
12/2021

Tuần 2
tháng
1/2022

- Có hiểu biết sâu sắc
về những đức tính q
báu của Bác Hồ .
- Chủ đề: Thi kể
chuyện về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.

- Hiểu tầm quan trọng
của việc học tập trong
cuộc sống.
- Chủ đề: Bác Hồ với
ngành giáo dục.

- Câu chuyện: Thời gian

quý báu lắm.
- Câu chuyện: Cây xanh
bốn mùa.
- Câu chuyện: Gương
mẫu tôn trọng luật lệ.
- Câu chuyện: Đôi dép
Bác Hồ.

- Câu chuyện: “Bác Hồ
với trẻ em và ngành giáo
dục”.
- Câu chuyện: “Bác Hồ
với tinh thần tự học”.

- Giáo dục lòng biết
ơn thế hệ cha anh.
- Bài hát: Đêm Trường
- Chủ đề: Hình tượng Sơn nhớ Bác; Trường
anh bộ đội Cụ Hồ.
Sơn đông, Trường Sơn
tây, Màu hoa đỏ…
- Hoạt cảnh: Cúc ơi!

Yêu cầu
Nắm vững kế hoạch; Sưu
tầm các bài hát về Bác Hồ,
phim tư liệu về cuộc đời
của Bác; Sưu tầm những
câu chuyện về Bác Hồ và
dự kiến nội dung phấn đấu

rèn luyện;
- Giáo dục ý thức thực
hiện nghiêm chỉnh giờ
giấc; Giữ uy tín, nói đi đơi
với làm.
- Biết quan tâm, chia sẻ,
giúp đỡ nhau trong cuộc
sống.
- Tất cả mọi người cần có
ý thức chấp hành nghiêm
chỉnh những quy định về
pháp luật, không ngoại trừ
ai.
- Giáo dục đức tính giản
dị, tiết kiệm.

- Biện pháp giáo dục của
Bác Hồ.
- Giáo dục tinh thần tự
học.

- Hát các bài hát về anh bộ
đội Cụ Hồ;
- Giáo dục lòng biết ơn đối
với thế hệ cha anh đi
trước.
- Xếp loại hạnh kiểm học
kì 1.
- Nhận thức tầm quan - Câu chuyện: Chiếc - Giáo dục tinh thần đoàn
trọng của tinh thần đồng hồ.

kết làm nên sức mạnh.
đồn kết, đức tính - Câu chuyện: Giản dị và - Giáo dục đức tính giản

4


Tuần 4
tháng 2/
2022

Tuần 4
tháng 3/
2022

Tuần 4
tháng
4/2022

Tuần 3
tháng
5/2022

giản dị trong cuộc
sống.
- Chủ đề: Đoàn kết tạo
nên sức mạnh tập thể.
- Rèn luyện đức tính
quý báu của Bác Hồ.
- Chủ đề: Bác Hồ và
quá trình ra đời của

Đảng Cộng sản Việt
Nam.
- Hiểu được sự quan
tâm đặc biệt của Bác
Hồ với thế hệ thanh
niên.
- Chủ đề: Bác Hồ với
thanh niên.
- Thấy được vai trị
quan trọng của những
đức tính q báu của
Bác Hồ đối với sự
nghiệp cách mạng của
dân tộc.
- Chủ đề: Bác Hồ với
ngày hội thống nhất
đất nước.
- Tổng kết, đánh giá
kết quả thực hiện nội
dung làm theo tấm
gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong năm
học.
- Tun dương tập
thể, cá nhân có thành
tích cao.

tiết kiệm.

dị.


- Câu chuyện: Bỏ thuốc
lá.
- Câu chuyện: Đôi dép
Bác Hồ.

- Phải có lịng quyết tâm,
kiên trì trong mọi cơng
việc.
- Giáo dục lối sống thực
hành tiết kiệm.

- Câu chuyện: Bài thơ
nổi giếng của Bác Hồ
căn dặn thanh niên ra đời
như thế nào?
- Câu chuyện: Chú còn
trẻ, chú vào hầm trú ẩn
trước đi.

- Giáo dục tinh thần qua
vượt khó khăn, thử thách
trong cuộc sống.
- Giáo dục: Phải biết hi
sinh cho công cuộc chung,
khơng thể sống ích kỷ.

- Câu chuyện: Bát chè sẻ
đơi.
- Câu chuyện về ba chiếc

ba lô.

- Giáo dục sự quan tâm,
chia sẻ với người khác.
- Giáo dục về giá trị của
lao động đối với cuộc sống
của con người.

- Tổng kết tập thể tổ có
thành tích cao nhất.
- Gương điển hình cá
nhân có thành tích làm
theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh.
- Mỗi cá nhân rút ra
những phẩm chất quý
báu cần có và có kế
hoạch rèn luyện cụ thể để
định hướng nghề nghiệp
cho tương lai.

- Khen thưởng tập thể, cá
nhân có thành tích cao
nhất;
- Xếp loại hạnh kiểm năm
học.

5



2.2.2. Đăng kí nội dung thực hiện
Ngay từ đầu năm học, GVCN hướng học sinh đến chủ đề tìm hiểu về cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng của Bác Hồ kính yêu qua các hoạt động lồng ghép trong tiết sinh hoạt lớp,
như: Hát các bài hát về Bác; sưu tầm phim tư liệu về cuộc đời Hồ Chí Minh: Bác Hồ ra đi tìm
đường cứu nước, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập; Giây phút cuối đời của Bác; Ghi lại cảm
xúc của bản thân qua các bài hát và đoạn phim tư liệu.
Rút ra những phẩm chất quý báu của Bác Hồ và đăng kí nội dung làm theo theo từng
tháng. Có theo dõi, đánh giá và tổng kết theo từng tháng, học kỳ I và cuối năm học. Cụ thể:
Cá nhân: Đăng kí thực hiện các nội dung: Tinh thần tự học; Lòng nhân ái, biết quan
tâm, chia sẻ; Tinh thần đoàn kết, lối sống giản dị, tiết kiệm; Lịng quyết tâm, ý chí, nghị lực;
Lịng u lao động…
Tập thể: Các tổ đăng kí thành tích của tổ trong các đợt thi đua của năm học.
2.2.3. Thực hiện nội dung
2.2.3.1.Tích hợp trong các bài giảng
Tích hợp giáo dục cho học sinh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua
các bài giảng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11, 12: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí
Minh); Chiều tối ( Hồ Chí Minh).
*Ví dụ 1: Khi dạy bài thơ Chiều tối ( Hồ Chí Minh)- Ngữ văn 11:
I. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên (GV):
- Soạn giáo án có tích hợp một số kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt
câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phân vai, phiếu học tập cho HS theo mẫu.
- GV hướng dẫn học sinh:
+ Chia nhóm: hai bàn sẽ là một nhóm. Một lớp sẽ có 6 nhóm tương ứng với 12 bàn
học.
+ GV chia phần việc cho mỗi nhóm: các nhóm sẽ tìm hiểu trước về cuộc đời, tư
tưởng, sự nghiệp văn chương (quan điểm nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, tácphẩm tiêu
biểuvà soạn bài thơ “Mộ”) của Bác. Đặc biệt lưu ý HS về hoàn cảnh sáng tác và những nội
dung chính của tập Nhật kí trong tù. GV cũng đặc biệt nhấn mạnh các nhóm tìm hiểu kĩ nội
dung: chất thép trong tập nhật kí.

+ GV giới thiệu cho HS một số tài liệu liên quan: có thể tham khào sách giáo khoa
lớp 12 tập 1 (bài tác giả Hồ Chí Minh); tác phẩm Nhật kí trong tù, một số những câu chuyện
kể về Bác...
+ Dặn dò học sinh xem bài trước ở nhà và mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy A4.+ Sau
khi học xong phần “Mở rộng về tác gia Hồ Chí Minh” trong tiết tự chọn, GV yêu cầu các học
sinh viết đoạn văn ngắn (10 câu) nêu cảm nhận chung về tác giả và bài thơ “Mộ”.
+ GV chọn 1 nhóm để giao thực hiện phương pháp phân vai:

6


GV gợi tình huống giả định hồn cảnh sáng tác bài thơ: Bác đang trên đường giải
lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo cuối mùa thu 1942, trong hoàn cảnh gông cùm vất vả. (GV
lưu ý gợi mở cho HS trong hồn cảnh đó tư thế của người tù sẽ như thế nào?)
Chọn 1 HS có giọng ngâm (hoặc đọc) thơ tốt.
2. Học sinh (HS):
Soạn bài theo nhóm trước ở nhà theo phần việc được GV giao trước và chuẩn bị dụng
cụ học tập (giấy A4),tinh thần làm việc theo nhóm.
II. Tiến trình thực hiện:
1. Bước thứ nhất:
Trước khi chính thức học bài “Mộ” trong 1 tiết tự chọn sẽ tiến hành tìm hiểu khái qt
về tác giả Hồ Chí Minh:
GV sẽ u cầu một nhóm trình bày khái qt những hiểu biết của nhóm mình về
chủ tịch Hồ Chí Minh (đã chuẩn bị sẵn ở nhà theo yêu cầu trước đó) khoảng 7phút(p).
Các nhóm khác nghe, ghi nhận và bổ sung ý kiến đóng góp.
GV cho áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn: từng cá nhân trình bày ý kiền sau đó chốt ý
kiến bổ sung, trình bày chủ yếu trên các phương diện: Quan điểm sáng tác, phong cách sáng
tác. Các nhóm hoặc cá nhân có thể đặt câu hỏi thắc mắc. Các nhóm tiến hành thảo luận đưa
ra câu trả lời. GV sẽ tổng hợp, đưa ra nhận xét, đánh giá và bổ sung.(10p)
Phần tích hợp(5p) : GV yêu cầu 1 nhóm sẽ đại diện kể một câu chuyện nhỏ nhưng sâu

sắc về vị Chủ tịch để thấy được những phẩm chất quý báu ở Người: “Năm 1942, Bác sang
Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan
hệ giữa hai nước trong công cuộc chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức
Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Bác đã bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt
giữ. Bác đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc. Tháng
10/1943, Bác được trả lại tự do. Đến tháng 10/1944, Bác quay trở lại Pác Bó. Các đồng chí
đã đưa Bác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọi người mừng
rỡ khi thấy Bác trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi mấy phần, ai cũng xót xa, thương
Bác. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời
Bác. Bác hỏi:
-Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?
-Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo.
-Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?
Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm mời Bác thôi. Bác
không bằng lịng bảo với mọi người:
-Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi lại được đặc biệt
hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn
vậy.
Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của đồng chí Dương Đại
Lâm. Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi dưỡng. Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực

7


khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng
thái bình".
Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và càng thêm cảm
phục Bác. Chưa bao giờ Bác địi hỏi phải có sự ưu tiên cho riêng mình. Trong bất kỳ hồn
cảnh nào Người cũng đều nghĩ cho người khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung
quanh”.

+ Các nhóm khác nghe, viết ý kiến nhận xét, tự đưa ra bài học lĩnh hội từ câu chuyện
đó (ngắn gọn)
+ GV nhận xét, rút kinh nghiệm, khen những nhóm có ý kiến tốt.
- GV đặc biệt yêu cầu HS nhấn mạnh vào hoàn cảnh sáng tác và nội dung “Nhật kí trong tù”
để thấy được chân dung người tù –nhà thơ –nhà cách mạng Hồ Chí Minh (đến bài học chính
thức chỉ nhắc lại chứ khơng cần đào sâu)
- Qua việc tìm hiểu tác giả Hồ Chí Minh, GV sẽ nhấn mạnh một số nội dung sau:
+ Quan niệm sáng tác: Văn chương phải có tính chiến đấu. Ý thức trách nhiệm của
người cầm bút. Tính chân thật của văn chương.
+ Phong cách nghệ thuật: Phong phú, đa dạng, vừa cổ điển vừa hiệnđại, vừa đậm đà
bản sắc dân tộc vừa mang những giá trị văn hóa thế giới...
+ Hồn cảnh sáng tác và Nội dung tập Nhật kí trong tù: Tái hiện sinh động, sắc nét
hiện thực đen tối và tố cáo mạnh mẽ chế độ nhà tù bất công trong xã hội Trung Hoa dưới thời
Tưởng Giới Thạch. Bức chân dung tự họa của người chiến sĩ cộng sản một lịng vì nước vì
dân, ln mong mỏi khát khao hướng về Tổ quốc, hướng tới tự do, luôn thể hiện một niềm tin
sắt đá vào thắng lợi của chính nghĩa -> lạc quan và nghị lực vượt qua mọi khó khăn (liên hệ
bài thơ “Mộ”). Cảm xúc dạt dào của một tâm hồn thi sĩ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất
trời. Vẻ đẹp đó tiếp sức cho người chiến sĩ vượt qua mọi thử thách chốn lao tù (liên hệ bài thơ
“Mộ” ). Tình cảm nhân đạo bao la , tình thương cho tất cả, những số phận bất hạnh trong xã
hội Trung Hoa bấy giờ.
2. Bước thứ hai: Được thực hiện trong giờ học chính thức về tác phẩm.
GV sẽ tiến hành tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình dạy và trong q trình
cho HS hoạt động nhóm.Vì chủ đề của bài thơ là tình yêu thiên nhiên, con người, phong
thái ung dung, tự tại, bản lĩnh cách mạng của nhà thơ nên GV sẽ tích hợp giáo dục tư tưởng
Hồ Chí Minh ở các hoạt động sau:
a) Ở phần tiểu dẫn(5p):
- GV sẽ tạo tâm thế bước đầu thâm nhập vào tác phẩm bằng cách yêu cầu nhóm được
phân cơng đóng vai giới thiệu hồn cảnh ra đời bài thơ.S au đó cho cả lớp thảo luận, nhận xét
và GV đánh giá chung.
- HS đóng vai lãnh tụ phải lưu ý đến phong cách, điệu bộ, có thể cho diễn viên đọc bài

thơ trong khi diễn (lưu ý giọng đọc diễn cảm).
- GV sẽ mời 1 nhóm đại diện đọc đoạn văn cảm nhận đã chuẩn bị trước ở nhà về bài
thơ. Qua đó GV sẽ chốt lại xuất xứ bài thơ, đề tài, giọng điệu, cảm hứng chủ đạo qua đó định
hướng giáo dục(tích hợp):Bác vĩ đại là thế nhưng tâm hồn Bác lại giản dị và nhân hậu biết

8


bao. Bác yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, luôn lạc quan hướng về sự sống ánh sáng. Điều
này làm nên sự giản dị mà cao cả ở Người.
- GV liên hệ cho HS: khơng phải ai trong hồn cảnh khó khăn cũng có thể vượt qua
nếu thiếu đi niềm tin và ý chí.
b) Trong tiến trình bài giảng: Phần tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được
thực hiện trong hoạt động 4: Tổng kết và củng cố (10p):
-GV sẽ đưa câu hỏi gợi mở mang tính tổng kết đồng thời lồng câu hỏi tích hợp giáo
dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
1/Đặt trong hồn cảnh trên đường giải lao “xiềng xích thay dây trói”, em có nhận xét
gì về sự vận động của hình tượng thơ và qua đó hãy nêu cảm nhận về tâm hồn và nhân cách
nhà thơ? (2p)
Như vậy, chỉ với 28 chữ thất ngôn tứ tuyệt được kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và
hiện đại, giữa tâm hồn thi sĩ với trái tim thép người chiến sĩ, bài thơ đã làm xúc động người
đọc trước tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống và sự cảm thông, thương yêu con
người của vị cha già dân tộc.
2/ Hướng tích hợp: Qua bài thơ em học tập được điều gì ở vị lãnh tụ kính u của
chúng ta? Em sẽ vận dụng như thế nào trong cuộc sống để có hiệu quả thiết thực nhất là đặt
vào trong hồn cảnh ngày hơm nay?
Tích hợp kiến thức Giáo dục cơng dân lớp 10 (bài Công dân với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.Từ đó hướng các em biết trân trọng, giữ gìn và có ý thức rèn luyện bản
thân để phát huy những phẩm chất quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ), hướng đến tinh thần
lạc quan, niềm tin vào cuộc sống, có ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn.

* Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “ Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh)- Ngữ văn 12:
Trước tiên giáo viên cần cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của bài học và định
hướng kiến thức tích hợp. Học sinh cần nắm được bố cục của văn bản gồm 3 phần: Đoạn 1( từ
đầu đến không ai chối cãi được) là Cơ sở lý luận của bản tuyên ngôn; Đoạn 2( tiếp theo đến
lập lên nước Việt Nam dân chủ cộng hịa) là Cơ sở thực tiễn của bản tun ngơn; Đoạn 3( cịn
lại) là lời tun ngơn và những tun bố về ý chí bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt
Nam.
Sau khi cung cấp nội dung cơ bản cho học sinh theo định hướng chuẩn kiến thức kĩ năng.
Bước tiếp theo GV hướng dẫn học sinh đến hoạt động tích hợp, liên kết nội dung bài học với
nội dung tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.Việc liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh để giáo dục đạo đức cho các em thể hiện trong phần Đọc hiểu văn bản( kiến
thức trọng tâm). Căn cứ vào nội dung văn bản “Tuyên ngơn độc lập”, Gv có thể áp dụng tích
hợp bộ phận, cụ thể:
Phần cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn, GV cần chỉ rõ cho học sinh hiểu được vẻ đẹp
trong bản lĩnh cách mạng và lối sống giàu tình nhân ái của Bác: trước tội ác của thực dân
Pháp, nhưng khi chúng thất bại ta vẫn sẵn sàng khoan dung, vị tha. Đó là truyền thống đạo lí
tốt đẹp của dân tộc được Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét trong quan điểm chính trị, lập trường
giai cấp. Vận dụng tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nội dung này tác động
trực tiếp đến nhận thức học sinh, góp phần hình thành phẩm chất tốt đẹp cho các em, gắn với

9


đời sống thực tiễn, học sinh biết trân trọng giá trị cuộc sống, nhân ái hơn, u chuộng hịa
bình, xây dựng tinh thần đồn kết và tình hữu nghị quốc tế.
Nội dung tiếp theo cần được dạy tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong văn
bản “ Tuyên ngôn độc lập” là ở phần tuyên bố độc lập. Qua lời tuyên bố với giọng điệu mang
âm hưởng hào hùng, đanh thép, Hồ Chí Minh tỏ rõ quyết tâm: Dân tộc Việt Nam bằng mọi
giá sẽ giữ vững nền độc lập mới giành lại được. Một lời tuyên bố ngắn gọn nhưng chứa đựng
tất ả tâm huyết và sức mạnh nội lực của dân tộc. Lời tuyên ngôn ấy còn là niềm tự hào to lớn

của cả dân tộc. Cảm nhận được điều đó học sinh tự nhận thức và rút ra bài học cho bản thân là
phải tự rèn luyện, cố gắng học tập, vươn lên, góp thêm cho truyền thống dân tộc những trang
sử vàng son.
Như vậy, hoạt động tích hợp hai nội dung này là rất cần thiết. Nếu khơng có sự tích
hợp nội dung thì tiết học sẽ trở nên rời rạc, nhiều lúc sẽ rơi vào giáo điều nặng nề về giáo
huấn. Điều quan trọng hơn giúp các em nhận thức về những phẩm chất cao quý từ tấm gương
đạo đức của Bác như: Ý thức được quyền độc lập dân tộc, niềm tự hào của Tổ quốc, thấy
được sức mạnh của chính nghĩa, phân biệt bạn hay thù một cách rõ ràng. Đồng thời học tập tài
nghệ xây dựng luận cứ, luận điểm mà Bác đưa ra, những bằng chứng không ai chối cãi được
và đằng sau những lí lẽ ấy là một tư tưởng mang tầm văn hóa lớn. Từ bài học, GV cũng
hướng dẫn, gợi mở cho học sinh nhận thức được tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do, yêu
CNXH. Động viên tinh thần chiến đấu bất khuất, khí phách anh hùng cách mạng. Kêu gọi thắt
chặt tinh thần đồn kết, nâng cao đạo đức cách mạng…
Có thể thấy, thông qua bài học,học sinh thấy được con người Bác là tấm gương sáng
để cho biết bao thế hệ đồng bào Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Học sinh hiểu được cơng lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách
mạng của dân tộc và Thế giới; Nhận thức sâu sắc về những phẩm chất quý báu của Người; Có
tình cảm u mến, kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc với Bác Hồ.
2.2.3.2. Lồng ghép trong các tiết sinh hoạt
* Hát các bài hát về Bác Hồ
Giáo viên cho học sinh sưu tầm và hát các bài hát về Bác Hồ kính yêu theo chủ đề của
từng tháng.
* Xem phim tư liệu về cuộc đời và con người Hồ Chí Minh:
Học sinh xem các phim tư liệu: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đọc Tuyên
ngôn độc lập, Giây phút cuối đời của Bác…
* Thi kể chuyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
- Tổ chức thi kể chuyện giữa 4 tổ;
- Sau khi kể chuyện, học sinh rút ra ý nghĩa câu chuyện, bài học và những phẩm chất
đạo đức của Bác Hồ.
- Học sinh lựa chọn và đăng kí nội dung làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ

Chí Minh theo tháng.
- Dưới đây là ví dụ cuộc thi kể chuyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh diễn ra
vào tuần 4, tháng 10.

10


Tổ
Câu chuyện

Ý nghĩa

Bài học

Nội dung làm theo

Phải có kế hoạch để
thực hiện lời hứa, quy
định do mình đặt ra:
Đã hẹn là phải đến cho
đúng giờ, đợi trời tạnh
thì biết đến bao giờ?

- Nói đi đơi với làm, đã
nói là phải làm cho kì
được. Nếu nói mà
khơng làm được sẽ ảnh
hưởng đến uy tín, danh
dự, mất lịng tin của
nhân dân.


- Thực hiện nghiêm
chỉnh giờ giấc, giữ
gìn uy tín của cá
nhân và tập thể.

Câu chuyện
1

“ Thời gian
quý báu
lắm”:

- Đăng kí và quyết
tâm đạt được kết quả
rèn luyện ngay từ
- Tiết kiệm thời gian là đầu năm học.
tiết kiệm tiền của, công
sức của bản thân, gia
đình và xã hội.
- Khơng thực hiện
đúng giờ giấc là thiếu
tơn trọng người khác,
thiếu tơn trọng chính
bản thân mình, khơng
có lịng tự trọng.

Câu chuyện:
2


“ Cây xanh
bốn mùa”

Câu chuyện
3

Mặc dù bận trăm cơng
nghìn việc lớn, nhưng
Bác ln thương u,
chăm lo cho nhân dân
hết mực, dù là những
chuyện nhỏ nhất.

Trong cuộc sống, phải
biết quan tâm giúp đỡ
lẫn nhau, chia sẻ khó
khăn để cuộc sống tốt
đẹp và ý nghĩa hơn.

- Bất kể ở đâu, bất kẻ
lúc nào, Bác ln có ý
thức tổ chức kỷ luật,
tôn trọng nội quy
chung, tôn trọng pháp
luật.

- Nói phải đi đơi với - Thực hiện nghiêm
làm.
chỉnh nội quy của
- Mỗi người phải tơn Nhà trường và Đồn

trọng pháp luật, quy trường, đặc biệt là
định, khơng có ngoại quy định của pháp
luật về ATGT…
lệ.

“ Gương mẫu
tôn trọng luật - Bác luôn tôn trọng
thuần phong mĩ tục,
lệ”.
truyền thống văn hóa
của người Việt Nam.
Đó là sự giản dị, khiêm
tốn, hịa mình với nhân

- Nhất là trong vấn đề
tham gia giao thông,
nếu ai cũng tôn trọng
và thực hiện nghiêm
chỉnh luật giao thơng
thì sẽ khơng phải gánh

11

Đồn kết, giúp đỡ
nhau trong cuộc
sống và học tập,
quyết tâm đạt kết
quả cao trong học
tập và rèn luyện đạo
đức như nội dung

đăng kí phấn đấu từ
đầu năm.

- Có kế hoạch phấn
đấu của cá nhân và
tập thể tổ. Quyết tâm
đạt được kết quả đã
đăng kí phấn đấu từ
đầu năm học.


dân, tôn trọng nhân chịu hậu quả, thiệt hại
dân.
nặng nề do tai nạn giao
thông gây ra.

4

Bác Hồ luôn sống giản
dị, tiết kiệm. Dù là vị
lãnh tụ của dân tộc,
nhưng Bác luôn sống
giản dị, trong sạch, cả
Câu chuyện một đời không xa xỉ,
hoang phí. Cuộc đời
“ Đơi dép Bác của Bác là tấm gương
Hồ”.
sáng ngời về đức: Cần,
kiệm, liên, chính, chí
cơng vơ tư, nếp sống

giản dị của Bác chính
là tấm gương để con
cháu chúng ta noi theo.

Trong cuộc sống, phải
rèn luyện đức tính giản
dị, tiết kiệm. Khơng
đua địi, trưng diện.

Rèn luyện lối sống
giản dị, lành mạnh,
khơng đua địi, trưng
diện. Quyết tâm đạt
được kết quả đã đăng
kí từ đầu năm học.

- Tổng kết, đánh giá:
+ Các tổ sưu tầm các câu chuyện hay, có ý nghĩa sâu sắc và rút ra những phẩm chất
quý báu của Bác Hồ.
+ Kể chuyện sinh động, hấp dẫn nhất: tổ 1,3.
+ Nội dung đăng kí làm theo: Cụ thể, thiết thực, có tác dụng tích cực trong học tập và
rèn luyện đạo đức của học sinh.
+ Tuyên dương tổ 1 và 3.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến này có thể áp dụng thử nghiệm cho việc giảng dạy trước hết là đối
với học sinh trong các trường THCS, THPT khác trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Ngoài ra,
các trườngTHCS, THPT trên các địa bàn khác cũng có thể áp dụng biện pháp này, tuy nhiên
cách thức tổ chức, thực hiện phải phù hợp với điều kiện của từng trường và của mỗi địa
phương.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp

Qua thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận và áp dụng cho học sinh tham gia các giải pháp
trên, sáng kiến của tôi bước đầu đem lại một số hiệu quả, lợi ích như sau:
4.1. Hiệu quả, lợi ích đối với thực tiễn dạy học
Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh sau khi áp dụng thử sáng kiến: Học sinh có
sự chuyển biến sâu sắc trong học tập và rèn luyện đạo đức. Học kì 1 năm học 2021- 2022, kết
quả giáo dục tồn diện có sự tiến bộ rõ rệt:
Trước khi áp dụng: Lớp 10A1, Năm học 2020- 2021.

12


Học lực

Hạnh kiểm

Tổng
số
45

Tốt

Khá

T. bình

Yếu

Giỏi

Khá


T. bình

Yếu

39

4

0

0

1

24

20

0

86,7%

13,3%

0

0

2,2%


53,3%

44,5%

0

Sau khi áp dụng: Lớp 11A1- Học kì 1 năm học 2021- 2022:
Tổng
số
43

Học lực

Hạnh kiểm
Tốt
42

Khá
1

T. bình
0

Yếu
0

Giỏi
01


Khá
29

T. bình
13

Yếu
0

97,7%

2,3%

0

0

2,3%

67,4%

30,2%

0

Kết quả thực nghiệm chứng tỏ việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học môn Ngữ văn tạo
được hứng thú và kết quả tốt cho học sinh .Điều đó đã khẳng định mục đích của đề tài đặt ra
đã bước đầu thành cơng.
4.2. Hiệu quả, lợi ích đối với thực tiễn đời sống

Học sinh có chuyển biến tích cực trong ý thức học tập và rèn luyện đạo đức. Có ý thức
tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và ý chí quyết tâm đạt được mục đích đề ra.
Có kĩ năng sống tốt, ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ ở gia đình và xã hội.
Biết quan tâm, u thương ơng bà, cha mẹ; có trách nhiệm đối với bản thân và gia đình;
Biết tự lập thời gian biểu; Chi tiêu tiết kiệm, hợp lí. Trang phục gọn gàng, phù hợp;
Làm việ khoa học, ngăn nắp....
Biết ơn Nhà trường, các thầy cô đã tạo được môi trường học tập thân thiện, tích cực để
học sinh rèn luyện và trưởng thành.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Nơi cơng tác

Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

1979

Trường
THCS&THPT
Púng Lng huyện Mù Cang
Chải

Giáo
viên

Áp dụng hệ thống
Cử nhân các giải pháp đề

xuất tại đơn vị

1982

Trường
THPT
Mù Cang Chải

Giáo
viên

Áp dụng hệ thống
Cử nhân các giải pháp đề
xuất tại đơn vị

3 Lê Thị Như Quỳnh 1981

Trường THPT
Mù Cang Chải

Giáo
viên

Áp dụng hệ thống
Cử nhân các giải pháp đề
xuất tại đơn vị

Năm
Sinh


1 Nguyễn Viết Hùng

2 Nguyễn Duy Ninh

TT

Họ và tên

13

Nội dung
công việc
hỗ trợ


6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Đối với Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái: Tiếp tục có những hướng dẫn, chỉ đạo
trong việc giáo dục đạo đức học sinh qua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh.
Đối với trường THPT Mù Cang Chải: Tạo điều kiện thuận lợi để nhân rộng phạm vi
và ý nghĩa cuộc vận động “ Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” mà Đảng ta đã và đang phát động.
Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn: Cần khơi dậy và phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác, trách nhiệm của mỗi học sinh đối với bản thân, đối với
tập thể và cộng đồng; hình thành, củng cố ở học sinh kĩ năng hoạt động độc lập, tự chủ, kĩ
năng giao tiếp, ứng xử; xây dựng tập thể lớp thành một tập thể tự quản, có nền nếp tốt, đồn
kết, gắn bó, có trách nhiệm với nhau. hơi dậy và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo,
tinh thần hợp tác, trách nhiệm của mỗi học sinh đối với bản thân, đối với tập thể và cộng
đồng; hình thành, củng cố ở học sinh kĩ năng hoạt động độc lập, tự chủ, kĩ năng giao tiếp, ứng

xử; xây dựng tập thể lớp thành một tập thể tự quản, có nền nếp tốt, đồn kết, gắn bó, có trách
nhiệm với nhau.
Đối với học sinh: Cần có động cơ và thái độ học tập nghiêm túc. Thực hiện nghiêm
chỉnh những quy định về giờ giấc; lối sống trong sáng, giản dị, tiết kiệm; tinh thần đồn kết;
lịng nhân ái, bao dung; ý chí quyết tâm vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống;
tinh thần lạc quan, yêu đời… Từ đó, giúp học sinh hồn thiện nhân cách và trở thành người
cơng dân có ích cho xã hội.
8. Tài liệu gửi kèm: Có (được trình bày ở phần Phụ lục)
III. CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tơi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Mù Cang Chải, ngày 16 tháng 01 năm 2021
Người viết báo cáo

Vũ Thị Thanh Thủy

14



×