Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học. trường tiểu học 2 trần văn thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.62 KB, 5 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiên sáng kiến:
- Từ xa xưa ông cha ta rất coi trọng về đạo đức, các qui định chuẩn mực. Bất cứ việc
gì cũng có trên, có dưới, có tôn tri, trật tự. Trong giáo dục đạo đức luôn được đặt lên hàng
đầu: “Tiên học lễ hậu học văn". Hồ Chủ Tịch đã dạy:”Dạy cũng như học phải chú trọng cả
tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách
mạng thì tài cũng vô dụng”. Do đó trong nhà trường giáo dục đạo đức là một công tác rất
quan trọng nhằm đạt mục tiêu giáo dục tiểu học là: ”Hình thành cho học sinh những cơ sở
ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài, về tình cảm, trí tuệ, và các kĩ năng cơ bản để
học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
- Như chúng ta biết, nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục cho học sinh ở hai mặt
chính: Đức dục và Trí dục. Đức dục và Trí dục phải được tiến hành song song và đồng bộ.
- Giáo dục Đức dục là việc giáo dục cho học sinh nhân cách sống, biết yêu quê
hương, đất nước, con người, biết cách cư xử lễ phép với mọi người xung quanh, sống và
làm việc theo pháp luật, hiểu và tôn trọng tập tục truyền thống của ông cha, biết điều hay lẽ
phải, tránh những thói hư tật xấu, biết yêu thương giúp đỡ người kém may mắn hơn
- Theo đà phát triển đi lên của xã hội, đạo đức của học sinh cũng có nhiều thay đổi.
Theo nhận định chung thì đạo đức của thanh thiếu niên đặc biệt là ở học sinh sa sút rất
nhiều. Chúng ta vẫn thấy học sinh nói tục chửi thề, có em hỗn láo với cha mẹ, thầy cô, đánh
nhau, trốn học … Đạo đức học sinh ngày càng đi xuống bởi nhiều lý do, nguyên nhân chủ
yếu là do cơ chế kinh tế thị trường làm cho mọi người trong xã hội bận rộn nhiều với công
việc, với những toan tính để làm giàu mà lãng quên đi một việc hết sức quan trọng là gần
gũi giáo dục nhân cách cho con cái trong gia đình. Mặt khác có lẽ do chúng ta chưa tìm ra
những giải pháp tốt có hiệu quả trong việc giáo dục chuẩn mực đạo đức cho học sinh khi xã
hội ngày càng phát triển và thay đổi như hiện nay. Do đó một nhiệm vụ hết sức quan trọng
đặt ra cho nhà trường là: song song với việc giáo dục Trí dục phải nghiên cứu, tìm hiểu thực
tế đối tượng để tìm ra những giải pháp tốt nhất, những kinh nghiệm giáo dục có hiệu quả để
phổ biến rộng rãi mọi nơi để cùng nhau giáo dục lớp trẻ trở thành những người tốt, có ích
cho xã hội .
- Ngoài ra phong trào Đội là phong trào thu hút nhiều học sinh nhất, ở đây học sinh


được rèn luyện, vui chơi trong một tập thể đầy tình thương của bè bạn thầy cô. Hoạt động
Đội là hoạt động phong phú với nhiều hình thức, mang tính trực quan sinh động phù hợp và
thu hút học sinh. Do đó các hoạt động Đội mang tính giáo dục cao và đầy hiệu quả trong
việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
- Vai trò giáo dục đạo đức học sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như gia đình và
xã hội, nhưng không phải trường nào cũng có sự phối kết hợp nhịp nhàng 3 yếu tố: Gia
đình, nhà trường và xã hội cũng như để tăng cường công tác giáo dục toàn diện cho học
sinh trong nhà trường theo tinh thần nghị quyết Trung Ương 4 khoá IX của ban chấp hành
Trung Ương Đảng về công tác giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai
không với bốn nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn
1
lên lớp” và phong trào thi đua xây dựng: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Làm thế nào để chúng ta nâng cao chất lượng giáo dục từ việc phối hợp đồng bộ các môi
trường này. Từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài Một số giải pháp giáo dục đạo
đức học sinh trường tiểu học 2 Trần Văn Thời.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
- Nhằm đánh giá lại việc giáo dục đạo đức ở trường tiểu học 2 Trần Văn Thời trong
những năm qua có những ưu, khuyết như thế nào về mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách
đánh giá.
- Đưa ra một số giải pháp trong việc quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
học sinh. Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức hiện nay nhằm nâng cao chất lượng việc
giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học 2 Trần Văn Thời.
3. Mô tả sáng kiến:
Một số giải pháp giáo dục đạo đức ở trường.
1. Công tác quản lý GDĐĐ học sinh trong nhà trường.
1.1. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn quản lý thông qua giáo viên chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người trực tiếp nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý học
sinh. Là người hiểu rõ học sinh hơn ai hết như câu hát “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến
thương”. Việc hình thành nhân cách và những hành vi tốt, xấu của học sinh đều phụ thuộc

vào quá trình giáo dục của GVCN. Như học sinh đánh nhau, trốn học, không học bài, làm
bài, nghịch ngợm vv…GVCN đều nắm rất rõ.
Do đó ngay từ đầu năm học Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn yêu cầu GVCN
phải thường xuyên chú ý đến hành vi của từng học sinh. Qua công việc hàng ngày của
GVCN như kiểm tra việc học, thực hiện nội qui trường, lớp của học sinh GVCN sẽ biết
đánh giá về mặt đạo đức của từng học sinh. Từ đó kịp thời uốn nắn sửa chữa khi học sinh
có thái độ, hành vi đạo đức không tốt. Đặc biệt công tác chủ nhiệm là khâu quan trọng nhất
trong việc GDĐĐ cho học sinh. Ngay từ đầu năm học, yêu cầu GVCN phải tìm hiểu được
hoàn cảnh, cá tính của từng học sinh, có sổ kế hoạch, sổ chủ nhiệm để theo dõi và phổ biến
nhiệm vụ của người học sinh, nội qui của trường, của lớp, đến từng học sinh để học sinh
thực hiện tốt. Lấy đó làm khuôn mẫu, chuẩn mực chung để đánh giá đạo đức học sinh hàng
ngày. Đối với học sinh có những hành vi, vi phạm nghiêm trọng, hoặc giáo dục nhiều lần tại
lớp không có hiệu quả thì yêu cầu GVCN phải mời em đó lên văn phòng để TPT đội kết
hợp giáo dục.
1.2. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thông qua
các môn học.
Như chúng ta đã biết một trong những chức năng của quá trình dạy học là truyền thụ
tri thức và hình thành phẩm chất đạo đức cần thiết cho học sinh, bất cứ một bài học nào ở
trường phổ thông cũng có tính giáo dục sâu sắc, hiệu quả của mỗi giờ dạy còn phụ thuộc
vào cách truyền thụ của giáo viên. Và để GVCN làm tốt việc này phụ trách chuyên môn
quan tâm theo dõi việc thực hiện giảng dạy các môn của giáo viên như sau:
Đối với môn Đạo đức
Chương trình môn Đạo đức được xem là một phương tiện quan trọng để thực hiện
nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, pháp luật cho học sinh một cách trực tiếp, hoàn
chỉnh và sâu sắc. Yêu cầu giáo viên khi dạy môn Đạo đức là làm cho những tri thức đạo
2
đức, những chuẩn mực về hành vi đạo đức có trong bài học được thấm sâu, bền vững, trở
thành kĩ năng sống, thói quen hàng ngày của mỗi học sinh. Muốn vậy giáo viên phải có
phương pháp dạy thích hợp với bộ môn, phải chú tâm đi sâu tìm hiểu đặc trưng bộ môn. Ở
đây đòi hỏi khả năng tự trao dồi của giáo viên rất lớn.Yêu cầu giáo viên dạy môn Đạo đức

đúng theo lịch báo giảng, dạy nghiêm túc không qua loa, không xem nhẹ môn này. Phụ
trách chuyên môn luôn quán triệt đến từng giáo viên trong việc thực hiện giảng dạy môn
Đạo đức. Tổ chức mở chuyên đề cho giáo viên môn Đạo đức để tất cả giáo viên nắm bắt.
Đưa ra các phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm gây hứng thú cho học sinh như
thảo luận nhóm, đóng vai, phỏng vấn vv… và lên kế hoạch dự giờ giáo viên.
- Đối với các môn khác
Các môn học khác như Tiếng việt, Tự nhiên xã hội,.vv…đều có tri thức giáo dục trong
từng bài học. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên phải làm sao cung cấp những tri thức về các
hành vi đạo đức này cho các em. VD: Ở môn Tiếng việt giáo dục cho học sinh lòng yêu quê
hương, yêu đất nước, con người thông qua từng nội dung môn học. Môn Lịch sử cần giáo
dục cho học sinh về truyền thống hào hùng của dân tộc, biết ơn Đảng, Bác Hồ. Giáo dục
học sinh tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc ta.
1.3. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh
qua hoạt động đội Thiếu niên tiền phong.
Phong trào Đội là phong trào thu hút nhiều học sinh nhất, ở đây học sinh được rèn
luyện, vui chơi trong một tập thể đầy tình thương của bè bạn thầy cô. Hoạt động Đội là hoạt
động phong trào, phong phú và nhiều hình thức, mang tính trực quan sinh động phù hợp với
lứa tuổi học sinh tiểu học và có sức thu hút học sinh. Do đó, Tổng phụ trách (TPT) với các
hoạt động Đội luôn mang tính giáo dục cao và đầy hiệu quả. Để vận dụng công tác đội và
vai trò TPT đội trong việc GDĐĐ cho học sinh. BGH đã thực hiện các biện pháp quản lý
như sau:
- Tạo điều kiện tốt cho TPT hoạt động:
+ TPT giỏi có khả năng tổ chức các hoạt động phong trào cho nhà trường, giỏi về
chuyên môn đội, nhiệt tình công tác.
+Yêu cầu tất cả giáo viên phải phối hợp tốt với TPT đội để phát động các phong trào
thi đua trong nhà trường. Các phong trào đội đề ra lớp phải thực hiện nghiêm túc, có đánh
giá thi đua đối với giáo viên trong các công tác này.
- Kiểm tra thường xuyên công tác đội, theo dõi tốt công tác trực chấm của sao đỏ.
- Chỉ đạo TPT đội tổ chức tốt việc “Phát thanh măng non”.
1.4. Phối hợp giữa chuyên môn và đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho học sinh:

Ở các điểm trường lẽ không có hoặc rất ít những sân chơi để thu hút học sinh trong
giờ chơi. (Sân diện tích hẹp, không có bóng mát) Nên phần lớn học sinh tự tìm trò chơi giải
trí tùy ý và không phù hợp như: Trèo lên bàn, ghế chơi rượt đuổi, trèo cây, nhảy dây…. Do
chưa nhận thức được đúng sai, không có người quản lý nên lúc ở nhà hoặc trước giờ vào
học, học sinh dễ sa vào những trò chơi không lành mạnh.
1.5. Chào cờ đầu tuần và việc giáo dục đạo đức học sinh.
- Giờ chào cờ vào sáng thứ hai là tiết học quan trọng nhất. Bởi đây là tiết học đánh
giá tổng kết và đưa ra phương hướng trong một tuần, nó giáo dục đạo đức học sinh một
cách trực tiếp và có hiệu quả cao. Ở tiết học này chủ yếu là do Ban giám hiệu và Tổng phụ
3
trách chỉ đạo và mục đích là giáo dục đạo đức cho các em. Để giờ chào cờ đạt được kết quả
tốt, có tính giáo dục cao BGH luôn chú ý những vấn đề sau:
- Nội dung của phần chào cờ là đánh giá hoạt động đã thực hiện trong tuần của đội,
của nhà trường, các mặt làm tốt và tồn tại. Nêu những gương tốt. Sau đó là kế hoạch hoạt
động trong tuần.
1.6. Yêu cầu thầy cô giáo làm gương cho các em.
Như chúng ta đã biết đối với học sinh, thầy cô giáo luôn là thần tượng của các em.
Các em luôn để ý đến thầy cô, từ cách ăn nói, đến những cử chỉ hàng ngày. Và hành vi ở
trường của thầy cô tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách học sinh. VD: Trong
buổi chào cờ giáo viên nghiêm trang thì học sinh cũng nghiêm trang. Giáo viên ngồi nói
chuyện thì các em cũng ngồi nói chuyện. Nghe tiếng trống đánh vào lớp giáo viên chưa
lên lớp thì các em cũng từ từ không vào lớp.
2. Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức cho học
sinh.
Như ta đã biết hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh không còn là việc của
riêng nhà trường nữa mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã
hội. Có như vậy chúng ta mới làm tốt công tác giáo dục và thực hiện tốt đường lối “Xã hội
hóa giáo dục” của Đảng và Nhà Nước đề ra. Một ngày có 24 giờ nhưng học sinh chỉ ở
trường hơn 4 giờ đối với trường dạy một buổi. Thứ bảy, chủ nhật học sinh đều ở nhà. Chưa
kể hai tháng hè. Do đó ta thấy thời gian học sinh sống, tiếp xúc cùng các thành viên trong

gia đình, với xã hội nhiều hơn là với thầy cô giáo, bạn bè. Việc hình thành nhân cách học
sinh cũng phụ thuộc phần lớn từ phía gia đình và xã hội.
a. Nhà trường kết hợp với gia đình giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Yêu cầu GVCN ngay từ đầu năm học phải nắm được sơ yếu lý lịch của từng học
sinh và điều tra hoàn cảnh cho học sinh, tình hình hoạt động sống, hoàn cảnh gia đình mình.
Từ đó GVCN phải có biện pháp giáo dục đối với từng em. Đặc biệt chú ý những em mồ côi,
sống với ông bà. Ngoài ra yêu cầu GVCN thường xuyên liên hệ với PHHS bằng sổ liên lạc,
bằng thư mời để thông báo tình hình học sinh cho phụ huynh nắm.
- Nhà trường luôn phối hợp với ban chấp hành hội PHHS để GD đạo đức học sinh.
Hàng tháng BGH đều họp với BCH PHHS để thông báo tình hình chung của nhà trường, và
nhờ phụ huynh can thiệp, hỗ trợ cho các vụ việc nảy sinh ở nhà trường.
b. Nhà trường kết hợp các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để giáo dục đạo đức cho
học sinh.
Việc phối kết hợp các tổ chức bên ngoài nhà trường để giáo dục Đạo đức học sinh là
việc làm rất quan trọng. Vì môi trường sống học sinh tốt thì học sinh mới trở thành người
tốt.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Sau một năm học vận dụng các giải pháp trên vào quản lý công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh ở trường tiểu học 2 Trần Văn Thời. Sự quản lý chặt chẽ các giải pháp giáo dục
tại trường, cũng như sự phối hợp với các môi trường giáo dục. Công tác GDĐĐ học sinh đã
có những kết quả khả quan. Học sinh đã có nề nếp hơn, ngoan hơn và có ý thức hơn trong
nhiệm vụ học tập, sinh hoạt đội, tham gia các phong trào tại trường.
4
Các hiện tượng vi phạm đạo đức ở học sinh cũng giảm hẳn so với mọi năm. Như ăn
cắp, đánh nhau, trốn học, nói tục, chửi thề.
Về phía phụ huynh học sinh cũng có chuyển biến tích cực trong việc quan tâm giáo
dục con em mình. Phụ huynh thường xuyên quan tâm liên lạc với giáo viên thăm hỏi về
việc học của học sinh. Và phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục con em họ.
Song song với đạo đức học sinh có tiến bộ tốt thì các hoạt động phong trào của nhà
trường cũng đạt kết quả cao, như Hội thi ”Viết chũ đẹp”. Đạt học sinh viết chữ đẹp cấp

tỉnh, 01 em. Hội thi Tiếng Việt Olympic huyện đạt giải ba, học sinh giỏi, khá đạt vượt chỉ
tiêu 1,1% học sinh yếu giảm còn 0,5%
Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2012 -2013
Khối TSLớp TSHS
Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa Đ Đ
SL % SL %
1 4
72 72 100.00
2 3
67 67 100.00
3 3
63 63 100.00
4 3
87 87 100.00
5 2
69 69 100.00
15
358 358 100.00
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng sáng kiến:
Nhà trường đặc biệt là những người làm công tác quản lý phải coi việc giáo dục đạo
đức là nhiệm vụ hàng đầu để tất cả học sinh khi ra trường đều là những công dân có ích cho
xã hội. Muốn làm được như thế cần chú ý đến những vấn đề sau:
Tất cả các thành viên trong nhà trường phải có ý thức trong việc giáo dục đạo đức
học sinh. Phụ trách chuyên môn phải làm cho giáo viên thấy rõ tầm quan trọng công việc
này.
Tóm lại, công tác GDĐĐ học sinh là một công tác có ý nghĩa vô cùng to lớn. Ngoài
tổ chức các hoạt động, phong trào, cần quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp. Việc giảng
dạy các bộ môn có tính giáo dục cao. Và sự kết hợp các lực luợng trong và ngoài xã hội.
6. Kiến nghị, đề xuất: Đề nghị các cấp lãnh đạo tăng cường cho nhà trường cơ sở
vật chất trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tăng cường đầu sách,

truyện đọc cho học sinh để học sinh có điều kiện sinh hoạt vui chơi, giải trí.
Thị trấn Trần Văn Thời, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Ý kiến xác nhận của Người thực hiện
Thủ trưởng đơn vị

Sử Kiều Oanh
5

×