Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Một số giải pháp giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 19 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƢỜNG THCS QUANG TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Quản ý giáo dục)
TÊN SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM

Tác giả/đồng tác giả: PHẠM THỊ HẠNH NGUYÊN
Trình độ chun mơn: Đại học Tốn
Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị cơng tác:

Trƣờng THCS Quang Trung.

Yên Bái, ngày 05 tháng 02 năm 2022


2

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí giáo dục.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:


Giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề cấp bách và hết sức cần thiết ở
môi trường giáo dục, đặc biệt là ở trường THCS, do điều kiện tình hình thực tế trong
nhà trường và trong khuôn khổ của đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ đưa ra một số
khái niệm về học sinh vi phạm về đạo đức lối sống, nhận thức của một bộ phận học
sinh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, vì vậy bản thân đã nghiên cứu và tìm ra
những biện pháp tích cực để giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THCS Quang
Trung - TP Yên Bái góp phần vào việc giáo dục toàn diện học sinh.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 28 tháng 10 năm 2019 đến ngày 30 tháng 01 năm 2022
5. Tác giả:
Họ và tên: PHẠM THỊ HẠNH NGUN
Năm sinh: 1979
Trình độ chun mơn: Đại học Tốn
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS Quang Trung
Địa chỉ liên hệ: Tổ 3 - Phường Yên Thịnh - TP Yên Bái - Tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0813551979
6. Đồng tác giả: (Khơng có)
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Trong nhà trường, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc cực kỳ
quan trọng. Bác Hồ của chúng ta đã nói: “Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng
khó, có tài mà khơng có đức thì vơ dụng’’. Trong công tác giáo dục, Bác đã đặt đạo
đức lên hàng đầu. Ở các nước phương Đông, nhất là ở Việt Nam, đạo đức là một sức
mạnh to lớn. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay các trường học trở về phương châm
“Tiên học lễ, hậu học văn” theo tinh thần mới và nội dung mới cao hơn để phục vụ đắc
lực cho nhiệm vụ cách mạng. Lễ là đạo đức, văn là tri thức khoa học. Đạo đức và kiến
thức phải đi đôi để hỗ trợ nhau để tạo ra con người mới. Đó chính là chúng ta đang trở
lại giá trị chân chính của tư tưởng người xưa. Trong di chúc, Hồ Chí Minh nói tới việc
cần thiết đào tạo một lớp người “vừa hồng, vừa chuyên”. Nhiều lần người đề cập tới

việc dạy “đạo đức công dân”, một nội dung học không phải là xa lạ, cao siêu khó thực
hiện, mà nó nằm ngay bên trong và là nền tảng của đời sống hàng ngày. Đó là lịng yêu
nước và những tình cảm tốt đẹp, trước hết là tình thương u ruột thịt, thầy cơ giáo,
bạn bè, đồng chí, u đồng bào, u Tổ quốc. Mỗi người có quan hệ và ứng xử tốt đẹp
đối với người khác, với xã hội, thiên nhiên và với chính bản thân mình. Đó là lối sống
có tổ chức, thật thà, khiêm tốn, giản dị. Đạo lý, đạo đức chính là chữ “Tâm” của người
dạy, người học. Mà cái “Tâm” lớn nhất, bao trùm xuyên suốt của những người làm


3

công tác giáo dục là “Tại minh minh đức, tại thân dân” (Nói tóm tắt, minh minh đức là
chính tâm, thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết).
Bác Hồ đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Câu nói của Bác cho thấy sự nghiệp trồng người là sự nghiệp vẻ vang của
những người làm công tác giáo dục. Hiện nay, nền giáo dục nước nhà rất coi trọng
việc phát triển tồn diện. Chính vì vậy, giáo dục trong nhà trường là giáo dục toàn
diện. Đặc biệt là trong việc giáo dục học sinh, để giáo dục đạo đức và rèn luyện cho
các em những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống cũng như trong học tập … cần phải có
người hướng dẫn và người gần gũi nhất, quan tâm, chia sẻ với các em. Người đó,
khơng ai khác chính là giáo viên chủ nhiệm. Vậy người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng
giống như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng lợi thì người đó phải
biết tổ chức, bao qt, xử lí các công việc của lớp một cách hiệu quả và phải có biện
pháp phù hợp.
Trong những năm học gần đây, ngành giáo dục đã phát động phong trào:
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để hưởng ứng phong trào này, giáo viên
phải làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập và các hoạt động phong trào
đồng thời giáo viên và học sinh phải thân thiện nhau để thực hiện các công việc do nhà
trường giao có hiệu quả hơn và đồng thời gần gũi hơn với học sinh. Chính vì thế, giáo

viên cần phải có biện pháp quản lí học sinh trong cơng tác chủ nhiệm để phát huy tính
tích cực của học sinh trong học tập và hoạt động phong trào, nhằm giúp các em phát
triển một cách tồn diện. Do đó tơi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Một số giải pháp giáo
dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận à sáng kiến:
a) Mục đích của giải pháp:
Với sáng kiến “Một số giải pháp giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm” bản thân tôi muốn đưa ra một số biện pháp giáo
dục tích cực để giúp học sinh dần dần hình thành và phát triển nhận thức được những
sai lầm của mình và có thái độ học tập theo hướng tích cực giúp các em biết tơn trọng
bản thân và những người xung quanh, xác định sự quan trọng thi vào trung học phổ
thông, học nghề hay lập nghiệp, từ đó có những hành động việc làm khơng phụ lịng
cha mẹ và thầy cơ, bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm quan tâm hơn vai trò trách nhiệm
của mình – là người cha, người mẹ, người anh chị, người bạn để bao dung, thông cảm,
chia sẻ . Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nghề dạy học là nghề cao cả
nhất trong những nghề cao cả”.
Đánh giá được đúng thực trạng của công tác giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm,
thơng qua đó tìm ra các giải pháp giáo dục nâng cao hiệu quả giúp cho học sinh chưa
ngoan từng bước sửa đổi rèn luyện học tập ngày càng tiến bộ hơn.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện
Giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp
của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được
ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. “Đổi mới


4

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết,
từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính
sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của

Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở Giáo dục - Đào tạo và việc tham gia
của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học,
ngành học”.
Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh. Giáo viên chủ nhiệm trở thành người trung gian trao đổi thơng tin giữa Nhà
trường và gia đình, thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội và truyền đạt những chủ trương của
nhà trường đến với gia đình đồng thời thu nhận những ý kiến, nguyện vọng của gia
đình để báo cáo lại với lãnh đạo nhà trường. Qua đó gắn kết được trách nhiệm giữa
Nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh.
b) Nội dung các giải pháp:
Các phƣơng pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trƣờng THCS
* Phương pháp thuyết phục: Là những phương pháp tác động vào lý trí tình
cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
- Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân
cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ…
- Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể
chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu
gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường.
- Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên
những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt.
* Phương pháp rèn luyện: Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt
động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và
tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế:
- Rèn luyện thói quen đạo đức thơng qua các hoạt động cơ bản của nhà trường:
dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể.
- Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện
pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong
của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt.
- Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động
có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động và

được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho học sinh
hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lơi kéo học sinh ra ngồi những tác động có hại.
* Phương pháp thúc đẩy: Là phương pháp dùng những tác động có tính chất
“cưỡng bách đạo đức bên ngồi” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích
thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh.
- Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh,
vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh địi hỏi học sinh tuân theo để có những
hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường.


5

- Khen thưởng: Là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh
làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em
khác noi theo.
- Xử phạt: Là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính
chất cưỡng bách đến danh dự lịng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành
vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác.
Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này. Khi xử
phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt
sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ
thái độ nghiêm khắc nhưng khơng có lời nói, cử chỉ thơ bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc
các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh.
* Phương pháp quan sát: Giáo viên cần quan sát lời nói, hành động việc làm,
khi phát hiện ra những hành đơng nghiêm trọng thì phải kịp thời ngăn chặn, liên hệ với
phụ huynh, có thái độ dứt khoát với các hành vi vi phạm. Bàn bạc với phụ huynh đưa
ra biện pháp giáo dục tích cực
* Phương pháp điều tra: Điều tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch
đối với học sinh, một học sinh rơi vào tình trạng sai lệch có nhiều nguyên nhân, song
cần phải xác định nguyên nhân nào là chủ yếu từ đó đưa ra cách xử lí.

* Phương pháp đối thoại: Khi các em vi phạm giáo viên cần nghiêm khắc
nhưng sẵn lòng tha thứ khi các em nhận lỗi, khơng có ấn tượng xấu đến bất kì em nào.
Dùng lời nói mềm dẻo và sách lược linh hoạt, tránh bức xúc dẫn đến xúc phạm học
sinh, không tiếc gì những lời tâm sự để khuyên, dùng những mẫu chuyện nhỏ, lời tâm
tình như mẹ bảo con. Với những vi phạm lần đầu nên gặp học sinh nhắc nhở, tránh học
sinh tụ ái, sĩ diện phản ứng lại (mặc dù các em sai). Không nên cô lập học sinh vì như
vậy các em cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị xa lánh và chán nản khi đến trường. Cơng bằng
với tất cả học sinh, trước lúc phê bình phải điều tra rõ. Giáo viên cũng phải biết xin lỗi
với các em khi làm không đúng.
* Phương pháp xã hội hoá giáo dục:
- Với giáo viên chủ nhiệm: thường xuyên theo dõi, quan tâm giúp đỡ các em
khi gặp khó khăn, nên khen, động viên nhiều hơn là phê bình. Cổ vũ, động viên các
em tham gia các hoạt động tập thể để phát huy khả năng từng em. Giáo viên có thể lập
bản cam kết khơng vi phạm nội quy và yêu cầu phụ huynh và học sinh kí vào.
- Giáo viên bộ mơn và đồn đội phối hợp theo dõi và kịp thời báo với giáo
viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình và xử lí.
- Cán bộ lớp theo dõi, giúp đỡ và ngăn chặn các hành vi sai trái, xây dựng khối
đoàn kết bạn bè.
- Gia đình cần quan tâm, động viên chia sẻ, theo dõi thời gian học tập ở nhà
cũng như ở trường, các mối quan hệ bạn bè, không cho tiền khi khơng rõ lí do. Khi
phát hiện con mình có hành vi vi phạm cần kịp thời ngăn chặn.
- Xã hội: Phối hợp các tổ chức hỗ trợ xử lí kịp thời khi có hành vi vi phạm đặc
biệt là hội phụ huynh, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động.


6

* Phương pháp kết bạn: Giáo viên chủ nhiệm nên phân cơng một số bạn tốt
cùng hồn cảnh, cùng ước mơ, cùng sở thích … sinh hoạt với những đối tượng này,
dần dần lơi kéo các em vào những trị chơi bổ ích, để rồi xố bỏ mặc cảm là những học

sinh hư từ đó xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
Tính mới của sáng kiến: Một số giải pháp cụ thể giáo dục đạo đức học sinh
*) Đối với Ban Giám Hiệu
Tôi thông báo, cung cấp những thông tin liên quan đến trường, lớp, học sinh
một cách kịp thời, chính xác, khách quan. Như các vấn đề:
+ Học sinh đánh nhau, gửi xe không đúng quy định.
+ Học sinh thắc mắc về các vấn đề thi cử, kiểm tra.
+ Học sinh có hồn cảnh khó khăn, muốn xin được các khoản hỗ trợ.
+ Phụ huynh tình nguyện đóng góp cho trường.
+ Những giáo viên bộ môn mà phụ huynh góp ý về chun mơn cũng như
phong cách sư phạm, cư xử với học sinh.
+ Những thắc mắc của phụ huynh và học sinh.
Từ đó nhà trường có những biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời, tránh được
những vấn đề trên trong công tác giáo dục.
*) Đối với tổ chức Đồn trong nhà trƣờng
Trong cơng tác giáo dục thì vai trị của người giáo viên chủ nhiệm giữ một vị
trí vơ cùng quan trọng. Để có được một thế hệ học sinh mà mình mong muốn là cả một
q trình gian nan vất vả, tìm tịi, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
nhằm thống nhất tác động giáo dục đến học sinh, mang lại sự ham học, u q thầy
cơ của các em.
Đồn TNCS Hồ Chí Minh là lực lượng nịng cốt trong các phong trào thanh
niên. Đồn có tiềm năng to lớn tham gia cơng tác giáo dục. Đồn có nhiệm vụ giáo
dục Đồn viên, thanh niên học sinh về tư tưởng chính trị đạo đức, bồi dưỡng lý tưởng
XHCN. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, lịng u nước, truyền thống cách mạng, ý
thức công dân, đạo đức lối sống lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên.
Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức cho học sinh phát huy được vai trò hoạt động
của Đội trong các hoạt động của lớp:
- Chọn ra được ban cán sự lớp có năng lực, uy tín, có sức thuyết phục, có năng
lực tổ chức, điều khiển hoạt động của tập thể. Sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ lớp,
cán bộ chi đoàn trong các hoạt động thì giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là người cố

vấn thường xuyên bên cạnh các em
- Xây dựng các tổ chức lớp, chi đội thành các tập thể tự quản. Tổ chức trong
lớp, trong trường học phải thực sự là “hộp thư” cho các em phản ảnh những thắc mắc,
tâm tư và tình cảm của mình.
- Cán bộ của lớp phải là người đồng hành với các em, cùng các em giải quyết
tất cả những mâu thuẫn lớn, nhỏ trong và ngoài lớp học.
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Đoàn trường tổ chức cho học sinh các hoạt
động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, giải trí để thu hút các em vào sân chơi lành


7

mạnh. Qua các phong trào đó, tình cảm thầy cơ, bạn bè thêm thắt chặt, đoàn kết, thân
thiện. Đồng thời, mục tiêu của phong trào này được gắn liền với việc xây dựng hình
ảnh giáo viên tiêu biểu, chuẩn mực, học sinh thì năng động, sáng tạo ...
- Cho các em đăng kí, ủng hộ qun góp một cách nhiệt tình, tự nguyện tích cực nhất
thơng qua các hoạt động tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách như ủng hộ ủng hộ ngày vì
người nghèo, ủng hộ các bạn vùng cao sách vở, đồ dùng học tập, xe đạp, …
- Trong quá trình tham gia các hoạt động Đồn trường, tơi giáo viên chủ
nhiệm ln là người đồng hành cùng các em, tạo mọi điều kiện cần thiết để tổ chức
cho học sinh hoạt động thực sự có hiệu quả như hoạt động văn nghệ, thể thao, ...

Các em tặng xe đạp cho các bạn vùng cao huyện Văn Yên

Các em tặng quà tết cho các bạn huyện Trạm Tấu


8

Các em tham gia viếng nghĩa trang liệt sĩ



9

Các em tham gia hoạt động làm báo bảng tri ân thầy cô nhân ngày 20/11


10

Các em tham gia hoạt động Văn Nghệ
- Trong giờ sinh hoạt lớp thỉnh thoảng tôi yêu cầu học sinh kể về những tấm
gương đoàn viên tiêu biểu, giỏi giang trong học tập và lao động, biết vượt khó vươn lên
trong và ngồi trường từ đó tiếp thêm niềm tin, ước mơ cho các em trong cuộc sống.
- Tơi cịn tham mưu với Đội TNTP trường về những giải pháp thực hiện yêu
cầu về nội quy trong nhà trường, lớp học để có cách giáo dục cho học sinh đạt hiệu
quả tốt nhất có thể. Và cũng nhờ Đội TNTP trường biểu dương kịp thời những Đội
viên tiêu biểu.
Thông qua các hoạt động Đội giúp các em phát huy năng lực, trí tuệ, biết tự
chăm sóc, bảo vệ mình và độc lập sáng tạo trong mọi mặt, biết xây dựng hoạt động cá
nhân và tập thể, biết đóng góp ý kiến, tự hoàn thiện nhân cách trong cuộc sống hằng ngày.
*) Đối với hội cha mẹ học sinh
- Tôi luôn chủ động phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh và có sự
thống nhất về mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục các em.
- Các biện pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh được thể hiện qua:


11

+ Giáo viên chủ nhiệm nên thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh học
sinh để bàn bạc, trao đổi thông tin nhằm đề ra các biện pháp khắc phục, uốn nắn kịp thời.

Qua đó thể hiện sự quan tâm sâu sát của Nhà trường, đồng thời tạo được sự tin tưởng của
phụ huynh học sinh đối với Nhà trường khi con em mình được học tập tại trường.
+ Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh có tinh thần học tập khơng tốt, có
những biểu hiện lệch lạc về mặt đạo đức để tìm ra phương pháp giúp đỡ, động viên kịp
thời để các em phấn đấu tốt hơn.
+ Tơi cịn tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của từng học sinh dưới nhiều
hình thức như hỏi han, quan tâm, thư từ… từ đó trao đổi với cha mẹ học sinh thông
qua các buổi họp phụ huynh định kì, để phụ huynh hiểu rõ con em mình hơn, biết con
mình cần gì, muốn gì để có cách giáo dục phù hợp, khắc phục những khó khăn mà các
em gặp phải, vướng phải, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
+ Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh phải thống nhất với nhà trường về các
biện pháp giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm đại diện cho Nhà trường thực hiện bản cam
kết thực hiện giáo dục giữa gia đình và nhà trường như bản nội qui của nhà trường, kí
cam kết về thực hiện an tồn giao thơng…. Từ đó làm cho cha mẹ học sinh thấy được
trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi cam kết.
* Đối với ban đại diện cha mẹ học sinh:
Trước khi tiến hành họp phụ huynh học sinh, tôi thường trao đổi trực tiếp với
Ban chấp hành hội để bàn bạc thống nhất về chủ trương, kế hoạch giáo dục của lớp
trên cơ sở thống nhất của đội ngũ cán bộ lớp và cả tập thể lớp. Tôi thường xuyên trao
đổi với hội phụ huynh về những hoạt động của trường lớp như trải nghiệm, thể thao,
văn nghệ…để hội nắm và nhờ hội quan tâm hỗ trợ, động viên tinh thần cho các em.
Sau đó tơi cịn mời hội tham gia cùng. Tôi cung cấp cho hội phụ huynh tên tuổi, ngày
tháng năm sinh, số điện thoại của từng học sinh trong lớp để phụ huynh tiện liên lạc,
hỏi han tình hình học tập cũng như sinh hoạt của các em. Từ đó lồng ghép giáo dục
đạo đức cho các em học sinh.
Thỉnh thoảng, tôi phối hợp cùng hội phụ huynh trong lớp đến thăm những em học
sinh có hồn cảnh khó khăn hoặc những em cá biệt nhằm động viên, khích lệ các em.
Để có được sự đồng thuận và ủng hộ của phụ huynh, trước hết tôi luôn tạo niềm tin
với họ thông qua các việc làm thiết thực của bản thân, qua những tiến bộ và thành tích đạt
được của lớp như kết quả văn nghệ, thể thao, vị thứ thi đua từng tuần, từng đợt dưới sự

dìu dắt và giúp đỡ của BGH Nhà trường, các thầy cơ giáo bộ mơn và tổ chức đồn.
* Đối với giáo viên khác
Hàng ngày lên lớp, tôi luôn có sự trao đổi với các giáo viên chuyên trách, với
các giáo viên dạy cùng khối, về tình hình học tập của học sinh trong lớp, hoặc tìm hiểu
các thơng tin khác về học sinh có năng khiếu, học sinh chưa hoàn thành kiến thức kĩ
năng các bài học hay học sinh có hồn cảnh khó khăn để từ đó có biện pháp giúp đỡ và
giáo dục học sinh có hiệu quả hơn.
* Đối với giáo viên bộ môn:
- Thường xuyên lắng nghe những trao đổi, góp ý của giáo viên bộ mơn để từ đó
có biện pháp thích hợp, kích thích các em có kết quả học tập tốt hơn. Bên cạnh đó, tơi


12

cũng khuyến khích các em trao đổi trực tiếp tâm tư nguyện vọng với giáo viên bộ môn
để giáo viên có thể hiểu các em hơn.
- Thơng qua giáo viên bộ mơn giúp tơi có thể biết được trình độ học lực của các
em, em nào học tốt môn nào. Qua đó, tơi có thể điều chỉnh lại vị trí sơ đồ lớp, hoặc có
biện pháp để giúp đỡ các em có trình độ yếu. Qua giáo viên bộ mơn, tơi sẽ phối hợp
với Hội CMHS để có những khen thưởng kịp thời các em có thành tích học tập tốt,
động viên tinh thần học tập của học sinh.
Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, cùng gia đình và xã hội, mỗi
giáo viên chủ nhiệm cịn có trọng trách cao cả: dạy các em làm người, tạo điều kiện
cho mỗi học sinh được phát triển toàn diện cả về tri thức lẫn nhân cách.
Để làm tốt những điều trên bản thân người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là
người có uy tín, có năng lực chun mơn, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò của
con chim đầu đàn là yếu tố góp phần lớn lao, tạo nên sự thành công mỗi học sinh, mỗi
lớp học, mỗi trường học.
*) Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm đối với ớp
- Xây đựng mối quan hệ bạn bè

Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình
ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh cũng vậy, nếu các em có nhiều bạn bè
thân thiết trong lớp các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Em học tốt sẽ giúp những em chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng bài học, ngược lại,
em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà khơng phải e ngại, xấu hổ
(Học thầy khơng tày học bạn). Đây chính là việc rèn luyện những năng lực và phẩm
chất cho các em tự tin hơn, biết tự quản, hợp tác,... Xây dựng được mối quan hệ bạn bè
đồn kết, gắn bó thì tơi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, từ đó chất lượng học tập của
lớp chắc chắn sẽ được nâng cao.
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đồn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ
nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của
nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
+ Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này,
các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn khác
để các em biết cách hợp tác với bạn và thay nhau làm nhóm trưởng, báo cáo viên từ đó
các em “Tự do cho học sinh thể hiện những điều muốn nói”.
Trong q trình dạy học tôi luôn hướng cho học sinh tập tham gia các hoạt
động và tự mình nói lên ý kiến riêng bằng cách khuyến khích học sinh tự viết ra những
điều mà các em muốn nói. Các em được tự do bày tỏ những khúc mắc, băn khoăn,
của bản thân về cuộc sống quanh các em, về trường, lớp, về thầy cơ và bạn bè.... Đó
cịn là nơi để các em chia sẻ những những tâm tư, nguyện vọng và cả những ước mơ
của mình về tương lai. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì
tơi đọc cho cả lớp nghe rồi tun dương ngay trước lớp. Cịn những điều các em phê
bình thì tơi tìm hiểu ngun nhân nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với
những học sinh này để hướng các có những suy nghĩ tích cực, lành mạnh.
- Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh


13


+ Trong các tiết sinh hoạt và hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi tổ chức cho học
sinh tham gia các trị chơi bổ ích như thi đố vui, thi hát những bài hát tập thể, những
bài hát vui, thi kể những câu chuyện vui, những câu chuyện có ý nghĩa cuộc sống ,...
Từ đó tạo ra được những niềm vui, những điều bổ ích trong cuộc sống, giúp các em
trưởng thành hơn. Như vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các
trò chơi là giáo viên đã giúp các em học mà chơi, chơi mà học, kiến thức và kĩ năng ở
mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, khơng gây
căng thẳng, gị bó đối với các em. Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi cịn
giúp các em phát triển và hồn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng
tạo. Việc tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đồn kết các em
lại với nhau.
+ Tổ chức các buổi vệ sinh môi trường,.. giúp các em nâng cao ý thức giữ gìn
về sinh mơi trường xung quanh mình và xã hội.

Tham gia hội thi Chung tay bảo vệ môi trường và đẩy lùi dịch Covid
+ Vào những dịp tết hoặc ngày lễ như ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày 20/10,
ngày 20/11…trong những tiết sinh hoạt tôi không tiến hành sinh hoạt thơng thường mà
chỉ dặn dị, thơng báo những việc cần thiết sau đó tơi cho học sinh làm thiệp chúc
mừng gửi mẹ, bà, thầy cơ, gia đình, bạn…. trong những ngày lễ này. Tiếp theo là viết
những suy nghĩ của mình về ý nghĩa đối với những ngày lễ này như tình cảm của mình


14

về mẹ, về bà, về người bạn nữ…hoặc ý nghĩa về ngày tết cổ truyền nộp lại cho giáo
viên chủ nhiệm. Với những tình cảm hay đẹp tơi sẽ lan rộng cho học sinh và định
hướng, gợi ý các em vào những việc làm thiết thực, có ý nghĩa.
- Đa dạng hóa hình thức sinh hoạt nhằm phát huy năng ực xử ý tình
huống, năng ực tƣ duy và sáng tạo của học sinh:
+ Thực hiện chủ điểm tháng 10: Người phụ nữ tôi yêu

Tổ chức cho học sinh chơi trị chơi “Đơi bàn tay đẹp nhất”
Cách thức tiến hành: Các tổ sẽ lần lượt lên bình chọn và trình bày lý do tại sao
mình chọn đơi bàn tay đó là đẹp nhất.
Sau đó giáo viên cho học sinh xem video “Đôi bàn tay đẹp” để các em hiểu
rằng đôi bàn tay đẹp nhất là đôi bàn tay của mẹ. Qua hoạt động này các em cảm nhận
được tình cảm sự hi sinh của người mẹ dành cho mình.
+ Thực hiện giáo dục tình yêu thương trọng đạo lý cho học sinh bằng q trình
hình thành, xây dựng lịng biết ơn.
Cách thức tiến hành: Bằng hình thức cho học sinh xem video về lòng biết ơn các
em sẽ hiểu được quy luật của nó, hiểu được giá trị của lịng biết ơn có ý nghĩa như thế nào
đối với con người. Qua đó hình thành cho các em quan niệm sống, hành vi ứng xử.

+ Nêu gương người tốt, việc tốt:
Trong q trình cơng tác, tơi nhận thấy việc nêu gương người tốt, việc tốt,
những tấm gương hiếu học… trước lớp có tác dụng rất tích cực trong vấn đề giáo dục
đạo đức học sinh và giúp các em xây dựng mơ ước, hoài bão cho tương lai. Mỗi câu
chuyện là một tấm gương, một bài học, một lời khuyên để học sinh soi rọi mình vào,
từ đó các em thay đổi cách nghĩ, quan niệm sống, hành vi ứng xử và thái độ học tập.
Mỗi tuần tôi lựa chọn những vấn đề xảy ra trên lớp của mình. Thơng thường
các tình huống ấy là: Việc thường xun khơng thuộc bài của học sinh, chưa chăm
học, nghỉ học khơng lí do; có thái độ kì thị đối với học sinh có hồn cảnh khó
khăn....Với những tình huống như thế ngồi việc tư vấn nhắc nhở, tôi sưu tầm những
câu chuyện có tình huống tương tự cho các em đọc trước lớp và đưa ra lời nhận xét.
Bên cạnh đó tơi còn yêu cầu tất cả các em trong lớp sưu tầm các câu chuyện về gương
người tốt, việc tốt, tấm gương hiếu học mang đến lớp và đọc cho cả lớp nghe. Em nào
sưu tầm được câu chuyện hay, có ý nghĩa thiết thực thì được cộng điểm thi đua và
được tuyên dương vào cuối tuần.


15


Một trong những video mà các em sưu tầm mang đến lớp để cho các bạn xem
vào thứ 7 hàng tuần trong tiết sinh hoạt lớp và 15 phút sinh hoạt đầu giờ có thể tìm
thấy trên chun mục “Việc tử tế” đó là:
Câu chuyện 1: Yêu đất nước từ những điều giản dị:
Video này giúp các em cảm nhận được tình u nước khơng phải là những
điều qua xa xơi mà rất bình thường gần gũi. Từ đó các em có sự liên hệ bản thân trong
cơng tác học tập và rèn luyện. Sau khi thấm thía câu chuyện này tơi nhận thấy các em
sống đồn kết, gắn bó và yêu thương nhau hơn. Sống có trách nhiệm với bản thân, gia
đình và nhà trường hơn.

Câu chuyện 2: “1,000 đại sứ góp sách cho trẻ em nơng thơn Việt lần II”
Câu chuyện kể về những đại sứ có tấm lịng từ thiện đã qun góp sách cho trẻ
em nơng thôn Việt Nam. Bằng những việc làm giản dị đã tác động tới tâm hồn và tư
tưởng và cảm nhận của các em. Giúp các em hiểu thế nào là sống đẹp? Sống có ích?
Sống có ý nghĩa?

Từ những video có ý nghĩa nhân văn được chiếu trong các giờ sinh hoạt theo
chủ điểm đã tác động tới tư tưởng, tình cảm của các em. Từ lúc nào giáo viên chủ
nhiệm khơng cịn phải phát động, tun truyền nhiều như trước mà thay vào đó là sự
chủ động, tích cực từ các em. Trong những hoạt động phong trào như: Kế hoạch nhỏ,
giúp đỡ những bạn có hồn cảnh khó khăn ... được các em tự giác, hào hứng thực hiện.
Kết quả việc quyên góp kế hoạch nhỏ đạt kết quả cao.


16

3. Khả năng áp dụng của giải pháp
* Qua những trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng muốn giáo dục đạo đức học
sinh thành công chúng ta không nên áp dụng một cách máy móc bất kỳ phương pháp

giáo dục nào, mà giáo viên chủ nhiệm phải linh hoạt trong các phương pháp. Với
những giải pháp mà tôi viết trên có thể áp dụng được cho nhiều lớp trong trường
THCS Quang Trung và có thể sử dụng trong địa bàn Thành phố Yên Bái, nhiều trường
và đạt được hiệu quả nhất định.
Đây là một sáng kiến được nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng rất quan tâm. Sáng
kiến có thể áp dụng được cho các lớp học khác, trường học khác mà không chỉ giới
hạn trong học sinh lớp chủ nhiệm của tôi tại trường THCS Quang Trung.
4. Hiệu quả, ợi ích thu đƣợc hoặc dự kiến có thể thu đƣợc do áp dụng giải pháp
Sau khi vận dụng những kiến thức sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với
các tổ chức trong nhà trường với phụ huynh học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện trong cơng tác chủ nhiệm lớp, đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích
cực. Cơng tác chủ nhiệm thuận lợi sn sẻ hơn, GVCN dễ dàng nắm bắt tâm lí, tình
cảm của học sinh, học sinh trải lịng với giáo viên cơ trị hiểu nhau hơn, phụ huynh an
tâm khi gửi con học ở trường.
- Bảng kết quả của lớp chủ nhiệm lớp 6C năm học 2019-2020, lớp chủ nhiệm
xếp thứ 4 của khối. Năm học 2020-2021, sau khi áp dụng phương pháp phối hợp giữa
Nhà trường, Giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức trong nhà trường với phụ huynh học
sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong cơng tác chủ nhiệm, lớp có
chuyển biến rõ rệt.
* Bảng thi đua của ớp 6C năm học 2019 -2020:
Sĩ số
Kết quả
Vị thứ
Ghi chú
47
1252 điểm
3
Nề nếp thi đua, hoạt động
47
60 kí giấy vụn

3
Kế hoạch nhỏ
47
1 410 000đ
4
Ni heo đất
* Bảng thi đua của ớp 7C năm học 2020-2021:
Sĩ số
Kết quả
Vị trí thứ
Ghi chú
48
1352 điểm
1
Nề nếp, thi đua
48
110 quyển sách
2
Góp sách về thư viện
Mua xe đạp ủng hộ các bạn
48
13 200 000đ
1
nghèo Huyện Văn Yên
48
80 quyển vở
2
Góp vở ủng hộ bạn nghèo
48
1 520 000đ

2
Nuôi heo đất

Sĩ số
47

* So sánh kết quả xếp oại chất ƣợng hai mặt giáo dục
Kết quả ớp 6C, năm học 2019-2020
Học ực
Hạnh kiểm
Ghi chú
Giỏi: 32; tỉ lệ 68,1%
Tốt: 40; tỉ lệ 85,1%
Khá: 12; tỉ lệ 25,5%
Khá: 07; tỉ lệ 14,9%
TB: 03; tỉ lệ 6,4%


17

Kết quả ớp 7C, năm học 2020-2021
Sĩ số
Học ực
Hạnh kiểm
Ghi chú
Giỏi: 39; tỉ lệ 81,3%
Tốt: 46; tỉ lệ 95,8%
48
Khá: 08; tỉ lệ 16,6%
Khá: 02; tỉ lệ 4,2%

TB: 01; tỉ lệ 2,1%
Như vậy khi vận dụng những biện pháp phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm
với các tổ chức trong nhà trường, phụ huynh học sinh, tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi cao
hơn và số lượng HS đạt điểm trung bình, yếu giảm. Số lượng học sinh có hạnh kiểm
tốt tăng rõ rệt. Qua đây cho chúng ta thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan
trọng trong việc giáo dục đạo đức cho các em. Nếu GVCN vận dụng linh hoạt nhiều
biện pháp thì cơng việc chủ nhiệm sẽ thuận lợi hơn. Từ đó giờ tâm lí chủ nhiệm cũng
trở nên nhẹ nhàng và thoải mái, ít bị áp lực với công tác chủ nhiệm lớp. Kết quả chất
lượng học tập, giáo dục đạt được hiệu quả cao.
5. Những ngƣời tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến ần đầu (nếu có)
Trình độ
Năm
Chức
Nội dung cơng
STT
Họ và tên
Đơn vị
chun
sinh
danh
việc hỗ trợ
môn
Áp dụng hệ
Lương Thị
Giáo
thống các giải
1
1978
THCS
Ánh Đào

viên
Đại học
pháp đề xuất
Quang Trung
tại đơn vị
Áp dụng hệ
Nguyễn Thị
THCS
Giáo
thống các giải
2
1981
Huyền
Quang Trung
viên
Đại học
pháp đề xuất
tại đơn vị
6. Các thông tin cần đƣợc bảo mật: Không.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Để công tác giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả thì người giáo viên chủ
nhiệm phải là người có tâm huyết với nghề, phải có lịng yêu nghề, mến trẻ, phải
thường xuyên học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm trong
công tác chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm vừa là người thầy, vừa là người bạn thân thiết của học
sinh phải thực sự dành tình yêu thương cao nhất cho các em . Giáo viên chủ nhiệm
phải là người giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển nhân cách của
các em. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm chính là người gần gũi, sát sao và kề cận nhất
với học sinh của mình. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được đặc điểm tâm lí, tính
cách, mơi trường sống của các em. Hãy là người để các em hoàn toàn tin tưởng và phụ

huynh an tâm đặt trọn niềm tin khi gửi con em của họ cho mình.
- Giáo viên chủ nhiệm phải rèn luyện tính kiên trì, bình tĩnh, kiềm chế và
mềm mỏng. Kiên trì trong việc gần gũi, chia sẻ với học sinh để trở thành điểm tựa tinh
thần đáng tin cậy cho các em. Bình tĩnh trước mọi tình huống, hồn cảnh để có cách
xử lý chủ động, linh hoạt, phù hợp, đặc biệt lưu ý những hồn cảnh, những tình huống


18

bất ngờ xuất phát từ những học sinh cá biệt. Kiềm chế và mềm mỏng để hành vi ứng
xử của bản thân với học sinh không bị chi phối bởi những cảm xúc nhất thời, tránh lớn
tiếng, nặng lời, thóa mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm các em.
- Cần tìm hiểu để biết được một cách tồn diện, sâu sắc và thật cụ thể về từng
học sinh. Hiểu rõ hồn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói
quen,...của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. Chú trọng xây dựng và
bồi dưỡng Ban Cán sự lớp, huấn luyện để các em trở thành những “người lãnh đạo
nhỏ” tài ba. Chú trọng xây dựng nề nếp lớp học ngay từ buổi đầu nhận lớp. Nhận lớp,
lập danh sách học sinh, điều tra độ tuổi của từng em, tìm hiểu hồn cảnh của từng em
để lập kế hoạch chủ nhiệm phù hợp trong suốt cả năm học.
- Giáo viên chủ nhiệm cũng cần nghiêm khắc nhìn nhận sai lầm hoặc thiếu sót
của mình. Điều này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên tự kiểm điểm,
nhận biết những hạn chế của mình để cố gắng hoàn thiện bản thân.
- Cần phát huy tốt hiệu quả của tiết sinh hoạt cuối tuần. Cuối tuần có đánh giá,
nhận xét kết quả thi đua học tập (Được dán cơng khai trên lớp). Học sinh được bình
chọn, nhận xét những bạn đạt thành tích xuất sắc học tập trong tuần và cũng tự rút kinh
nghiệm cho bản thân mình được hồn thiện hơn.
8. Tài iệu gửi kèm.
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc không đúng
sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.

Yên Bái, ngày 05 tháng 02 năm 2022
Người viết báo cáo

Phạm Thị Hạnh Nguyên


19

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………..



×