Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trường thpt mù cang chải, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.03 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÙ CANG CHẢI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Quản lý giáo dục)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học
trường THPT Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Tác giả/đồng tác giả : BÙI ĐĂNG KHOA
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Mù Cang Chải

Mù Cang Chải, ngày 16 tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1

II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1

1. Tình trạng giải pháp đã biết

1

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến



5

2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công
nhân viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học
2.2. Kiện toàn hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường, tổ chức
lao động một cách khoa học dưới sự điều hành, chỉ đạo
2.3. Tăng cường xây dựng, củng cố nền nếp dạy học
2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh phong trào thi
đua “ dạy tốt, học tốt” trong nhà trường.
2.5. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên

5
5
5
8
11

2.6. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, huy động các nguồn lực phục vụ
cho công tác dạy và học:

12

3. Khả năng áp dụng của giải pháp

13

4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp

14


5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

14

6. Các thông tin cần được bảo mật

14

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

15

8. Tài liệu kèm

15

III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP

15

1


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của trường
THPT Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học
Trường THPT Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày năm học 2020 - 2021 đến hết kỳ I năm học 2021 - 2022
5. Tác giả:
Họ và tên: Bùi Đăng Khoa
Năm sinh: 05/7/1976
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ
Chức vụ cơng tác: Phó hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường THPT Mù Cang Chải
Địa chỉ liên hệ: Tổ 2, thị trần Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0914872698
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Trường THPT Mù Cang Chải nằm trên địa bàn tổ 5, thị trấn Mù Cang Chải
huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Mù Cang Chải là một huyện miền núi của tỉnh
gồm 13 xã, 01 thị trấn, trong đó có 13/13 xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Đa số là
đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp.
Cơ sở hạ tầng của huyện cịn thiếu thốn, đi lại khó khăn. Nhìn chung thu nhập thấp,
trình độ dân trí khơng đồng đều, nhận thức và điều kiện đầu tư cho con em học tập
còn hạn chế. Năm 1983 trường Phổ thông Liên cấp II - III được thành lập (nay la
trường THPT Mù Cang Chải) với nhiệm vụ đào tạo học sinh ở bậc THPT cho con
em đồng bào các dân tộc trong huyện.
Sau 38 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, được sự quan tâm đầu tư của
Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục, nhà trường đã lớn mạnh về mọi mặt. Năm học
2021 - 2022 trường đã có 14 lớp với tổng số 618 học sinh. Cơ sở vật chất phục vụ
cho nhà trường được cải thiện đáng kể. Tổng số phịng học là 10 phịng ( gồm 08
phịng học thơng minh, 01 phòng thực hành tin học, 01 phòng học Tiếng Anh). Môi
trường, cảnh quan nhà trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp, có hệ thống thốt nước, hệ
thống điện chiếu sáng, các cơng trình vệ sinh đảm bảo theo nhu cầu sinh hoạt của
giáo viên và học sinh. Có hệ thống tường rào bao quanh đảm bảo an ninh trật tự
trường học.

Ban giám hiệu nhà trường hiện nay có 03 người: Hiệu trưởng và 2 Phó hiệu
trưởng.
2


Đội ngũ giáo viên, công nhân viên nhà trường gồm 31 người, trong đó số giáo
viên trực tiếp giảng dạy là 28 người. Cơ cấu và trình độ được thể hiện trong bảng
thống kê sau:
Trình độ

GV giỏi
cấp
trường

GV giỏi
cấp
tỉnh

3

3

2

2

2

2


Hố học

3

3

3

Sinh

2

2

1

Cơng nghệ

1

1

Tin học

0

0

Văn


5

Lịch sử

Mơn
học

Tổng
Số

Tốn

3

Vật lý

Ths

1

Đại học

Cao
đẳng

GV
đang
học
Ths


Số
chưa
đạt
chuẩn

Ghi
chú

1

4

5

1

2

2

2

1

Địa lý

2

2


1

GDCD

1

1

1

Tiếng Anh

3

3

3

Thể dục

2

2

2

GDQP AN

1


1

1

Từ đặc điểm của nhà trường cho thấy những thuận lợi và khó khăn trong công
tác quản lý dạy học của trường THPT Mù Cang Chải như sau:
1.1. Thuận lợi, khó khăn
1.1.1: Thuận lợi:
Trong công tác chỉ đạo dạy học của nhà trường ln được sự quan tâm của các
cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên
Bái.
Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập từng bước được cải thiện.
Ý thức phấn đấu của đại bộ phận giáo viên và học sinh ngày càng được nâng cao.
Sự giúp đỡ về nhiều mặt của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức khác
đối với công tác dạy và học ở trường có xu hướng tích cực hơn.
Nội bộ đồn kết nhất trí dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng nhiều năm đạt “trong
sạch, vững mạnh”.
Các tổ chức đồn thể của nhà trường như Cơng đồn, Đồn TNCS HCM hoạt
động đều hiệu quả, phát huy tác dụng tích cực đến cơng tác quản lý chỉ đạo dạy và
học của nhà trường.
Đội ngũ giáo viên mới được bổ xung đều có trình độ chuẩn từ đại học chính
quy trở lên, có khả năng cập nhật kiến thức và vận dụng phương pháp dạy học tích
cực.
3


1.1.2: Khó khăn:
Trường đóng trên địa bàn huyện miền núi, địa bàn rộng, 13/13 xã có điều kiện
kinh tế đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp khơng đồng đều, cơ sở hạ tầng còn
hạn chế ảnh hưởng tới tư duy và nếp nghĩ của nhân dân đối với việc dạy học của nhà

trường .
Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của việc dạy và học.
Do thiếu phòng học trường phải học 2 ca nên rất khó khăn trong việc phụ đạo học
sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu, chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng
được yêu cầu dạy học. Nhà trường chưa có phịng thí nghiệm, thực hành nên hạn chế
trong việc dạy các bài thí nghiệm, thực hành cho học sinh.
Chất lượng đầu vào rất thấp thể hiện qua kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm
của khối 10.
Biểu thống kê số liệu chất lượng đầu vào năm học 2020 - 2021, 2021 - 2022:
Năm học

Số học sinh được
tuyển vào lớp 10

ĐTB
mơn Tốn

ĐTB
mơn Ngữ
văn

ĐTB
mơn Tiếng
Anh

ĐTB
3 mơn

2020 - 2021


236

3,01

3,17

2,95

3,04

2021 - 2022

238

3,53

3,16

3,19

3,29

Cơng tác an ninh trật tự của địa phương nhiều năm gần đây đã được ổn định,
tuy nhiên tệ nạn xã hôi vẫn cịn như: tệ nạn nghiện hút ma t, bơn bán người qua
biên giới, tệ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Các tệ nạn đó, dẫn đến sự tiềm
ẩn các mối đe doạ cho nhà trường.
Số giáo viên trẻ mới được tuyển dụng, do đó kinh nghiệm giảng dạy còn hạn
chế, nhiều giáo viên đang ở độ tuổi sinh để, ni con nhỏ cịn chi phối đến gia đinh
nên chưa thực sự chú tâm tới công việc.

Số học sinh th trọ ngồi trường cịn nhiều, ý thức và động cơ học tâp chưa
tốt, chất lượng đầu vào rất thấp ảnh hưởng tới kết quả đào tạo và gây khó khăn cho
cơng tác quản lý dạy học của nhà trường.
Kết quả học tập của học sinh trong 2 năm gần đây:
Năm học

Xếp loại học lực

Tốt

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

nghiệp

2019 - 2020

1,59%

25,09%

71,38%


1,94%

0%

97,8%

2020 - 2021

1,46%

28,15%

69,29%

1,1%

0%

97,1%

1.2 Một số kết quả đã đạt được trong công tác quản lý dạy học ở trường
THPT Mù Cang Chải
Nhà trường đã nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến và trường tiên tiến
xuất sắc cấp tỉnh.
4


Với sự cố gắng nỗ lực của tất cả các thành viên, dưới sự quản lý có hiệu quả
của Ban giám hiệu nhà trường và các tổ chức đoàn thể, đã xây dựng được Hội đồng
giáo dục đoàn kết, gắn bó, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động chung của nhà

trường. Các tổ chức đoàn thể nhà trường ln có sự phối hợp, gắn kết hỗ trợ lẫn nhau
để hồn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Cơng đoàn nhà trường liên tục nhiều năm đạt danh hiệu “cơng đồn cơ sở vững
mạnh”, “cơng đồn cơ sở xuất sắc”.
Đoàn TNCS HCM của trường được Tỉnh đoàn và Trung ương Đoàn tặng bằng khen.
Chất lượng đại trà từng bước đạt chỉ tiêu của cấp trên đề ra.
Số lượng học sinh giỏi toàn diện tương đối ổn định so với chỉ tiêu đề ra
+ Năm học 2020-2021: 04 HSG cấp trường, 01 HSG cấp tỉnh.
+ Năm học 2021-2022 (học kỳ I): 07 HSG cấp trường, 03 HSG cấp tỉnh.
Chất lượng đội ngũ ngày càng được củng cố và ổn định trong xu thế phát triển.
Nền nếp, kỷ cương, trật tự trên các lĩnh vực của nhà trường tương đối tốt.
1.3 Một số tồn tại trong việc quản lý dạy học ở trường THPT Mù Cang
Chải.
1.3.1. Về chất lượng dạy học:
Số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh tuy đã tăng nhưng chưa nhiều.
Chất lượng đại trà: Tỷ lệ tốt nghiệp khá cao nhưng kết quả khảo sát chất lượng
của học sinh khối 10, 11 còn thấp, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học và Cao
đẳng hàng năm chưa cao.
1.3.2. Phân tích nguyên nhân:
a) Chất lượng đầu vào: Những học sinh xuất sắc ở trung học cơ sở thì hầu hết
đã đi học tại trường THPT DTNT Miền Tây và một số trường của Bộ, chỉ có rất ít
em do hồn cảnh khó khăn mới học tại trường, do đó chất lượng mũi nhọn của nhà
trường rất hạn chế.
b) Chất lượng đội ngũ giáo viên: Bên cạnh những giáo viên giỏi, hăng say
cơng tác cịn tồn tại một số giáo viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ sư phạm còn
hạn chế. Một số giáo viên cao tuổi, sức khoẻ yếu có biểu hiện chủ quan, ngại đổi
mới.
c) Việc chỉ đạo quá trình dạy học:
Nền nếp dạy học được duy trì tốt, nhưng chưa đều khắp ở tất cả các giáo viên,
vẫn cịn một số ngại khó, làm chưa thực chất, cịn có tính đối phó, hình thức. Cán bộ

quản lý cịn e ngại, nể nang, có nhắc nhở nhưng chưa đôn đốc, uốn nắn một cách
kiên quyết.
Việc đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện tương đối tốt nhưng chưa
đồng đều ở các tổ, có tổ tiến hành cịn chưa có chất lượng, sinh hoạt tổ chun mơn
cịn mang tính sự vụ, hành chính.

5


Phần lớn các em học sinh học tập tích cực, hăng say nhưng một số học sinh
chưa chăm học, đáng chú ý là số học sinh này có phương pháp học tập thụ động, ỷ
lại, khơng chịu khó suy nghĩ, về nhà ít hoặc khơng học bài và làm bài tập. Thói quen
này có ngun nhân do khơng ít giáo viên có tư tưởng thành tích, đánh giá khơng
đúng với trình độ của học sinh. Thói quen này đã được hình thành nhiều năm khi các
em cịn học ở các lớp dưới, nói đi đơi với việc các em bị rỗng các kiến thức cơ bản,
khiến cho việc học tập của các em kém hiệu quả và việc thay đổi thói quen này rất
khó khăn. Hiện tượng quay cóp, học lệch còn khá phổ biến.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém chưa được thực
hiện thường xuyên liên tục , do thiếu phòng học.
1.4. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất
lượng dạy học ở trường THPT Mù Cang Chải.
Qua phân tích thực trạng về quản lý quá trình dạy học ở trường THPT Mù
Cang Chải, chúng tơi nhận thấy có 6 vấn đề đặt ra là:
1. Cần phải nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ công
nhân viên trong trường về việc cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học.
2. Kiện tồn bộ máy chun mơn trong nhà trường, tổ chức lao động một cách
khoa học của người quản lý.
3. Tăng cường xây dựng và củng cố nền nếp dạy học.
4. Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh phong trào thi đua
"dạy tốt, học tốt".

5. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên.
6. Kết hợp các biện pháp hỗ trợ, tăng cường các nguồn lực phục vụ cho quá
trình dạy học.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nhằm
phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những điểm yếu đã phân tích ở
trên để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Mù Cang Chải.
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công nhân
viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học
Để có thể nâng cao chất lượng dạy học trước hết phải tạo được trong tập thể
sư phạm nhà trường một mơi trường đồn kết với tinh thần hăng hái và ý chí quyết
tâm cao .
2.1.1. Tổ chức học tập, tuyên truyền một cách kịp thời các văn kiện, nghị quyết
của Đảng về phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay, làm cho mọi người nắm
vững và thấm nhuần quan điểm của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành một nước
cơng nghiệp. Trong đó giáo dục đóng vai trị cực kỳ quan trọng, có nhiệm vụ đào tạo
nguồn nhân lực cho một nền kinh tế tri thức và được coi là quốc sách hàng đầu.
2.1.2. Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn
bản pháp quy, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm cho toàn thể cán bộ giáo
6


viên thấy rõ thực trạng, những ưu điểm to lớn cũng như những yếu kém cần phải
khắc phục hiện nay.
2.1.3. Phân tích rõ thực trạng của nhà trường, khẳng định vai trò quan trọng
của nhà trường đối với sự phát triển của địa phương.
2.2. Kiện toàn hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường, tổ chức
lao động một cách khoa học dưới sự điều hành, chỉ đạo của người cán bộ quản lý
Hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm, là nhiệm vụ chính của nhà
trường mà cốt lõi là hoạt động dạy và học. Để nâng cao chất lượng dạy và học thì

cần thiết phải có bộ máy chuyên môn vận hành đồng bộ, thông suốt, hiệu quả, cùng
hướng tới mục tiêu chung.
Việc phân công, sắp xếp bộ máy địi hỏi thể hiện tính dân chủ và tinh thần
trách nhiệm cao: Tuân thủ định mức lao động của Nhà nước quy định về quyền hạn
và nghĩa vụ của giáo viên; Phù hợp với trình độ, năng lực của từng người; Đảm bảo
tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian dài.
Để chỉ đạo hoạt động dạy tốt, học tốt thì người lãnh đạo phải là người có năng
lực chun mơn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu ngồi ra cịn phải
nắm vững cơ sở lý luận của công tác quản lý, các thành tố cơ bản của quá trình dạy
học, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục học sinh, cơ sở vật chất thiết bị dạy
học và môi trường.
Người cán bộ quản lý phải tổ chức lao động một cách khoa học thì mới nâng
cao được hiệu quả quản lý đó là:
- Xác lập kế hoạch sử dụng thời gian một cách hợp lý.
- Thực hiện tốt việc phân công, giao trách nhiệm cho cấp dưới.
- Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
- Có phong cách quản lý khoa học: cương quyết, dứt khoát, dân chủ.
- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ bản thân.
2.3. Tăng cường xây dựng, củng cố nền nếp dạy học
Xây dựng nền nếp dạy học là xây dựng tập thể nhà trường có ý thức tự giác và
tự quản, có tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng, trách nhiệm trong tập thể.
Hình thành thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, làm việc theo pháp luật và nội
quy, tạo ra nền nếp kỷ cương trong nhà trường làm cơ sở cho việc nâng cao chất
lượng dạy học.Để chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học, cần làm tốt các công việc sau:
2.3.1. Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng và hoàn thiện các
nội quy của nhà trường, thực hiện một cách có nền nếp và đồng đều ở các bộ phận.
a) Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, tổ chun mơn,
cá nhân, các đồn thể một cách khoa học, sát với thực tiễn và chi tiết, cụ thể. Các
loại kế hoạch đều được thảo luận một cách kỹ lưỡng, đảm bảo tính khả thi và hiệu
quả cao.

b) Ngay từ đầu năm học, các quy chế chuyên môn phải được thực hiện đúng
theo quy định:
7


Ra vào lớp đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu, các trường hợp đổi
giờ, dạy thay đều phải thông qua Ban giám hiệu. Thực hiện đúng phân phối chương
trình, chấm, trả bài đúng thời gian qui định.
Các loại hồ sơ chuyên môn phải đảm bảo đầy đủ, chất lượng.
c) Ban Giám hiệu phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, phân công
trực lãnh đạo để theo dõi, điều hành từng buổi học và xử lý các tình huống kịp thời.
Thường xun kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện các nội quy, quy chế. Khi phát hiện
những trường hợp thực hiện chưa nghiêm túc cần sớm chấn chỉnh, tránh hiện tượng
nể nang, ngại va chạm hoặc chỉ nhắc nhở chiếu lệ làm cho nề nếp khó đi vào ổn định.
d) Ổn định và duy trì nền nếp học tập ở các lớp. Học sinh phải có đủ sách, vở,
đồ dùng học tập. Thống nhất trong toàn trường ngay từ giờ học thứ hai trong phân
phối chương trình của môn học giáo viên phải thực hiện đều đặn các hình thức kiểm
tra bài cũ. Trong tiết học, học sinh khơng được ra ngồi (trừ những trường hợp đặc
biệt). Trong các buổi học, bảo vệ không cho học sinh ra khỏi cổng trường tránh hiện
tượng một số học sinh bỏ giờ đi chơi.
Ngay từ đầu năm học, học sinh được học các nội quy, quy định của nhà trường
đối với mỗi học sinh và nhiệm vụ của học sinh THPT. Các giáo viên chủ nhiệm tổ
chức đội ngũ cán bộ lớp duy trì nền nếp sinh hoạt và học tập của lớp mình.
2.3.2. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nền nếp chuyên môn:
Tổ chuyên môn làm nhiệm vụ phân công giảng dạy một cách hợp lý, phát huy
cao nhất năng lực chuyên môn của từng giáo viên. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2
lần/tháng theo Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH về việc hướng dẫn sinh hoạt
chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, tổ chức và quản
lý các hoạt động CM của nhà trường, các tổ CM thường xuyên tổ chức họp theo
nhóm chuyên môn, nhằm trao đổi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy trong từng

bộ môn.
Rút kinh nghiệm các giờ dạy, thiết kế giáo án dạy các bài khó trong chương trình;
Sinh hoạt theo chuyên đề mà giáo viên đã đăng ký đề tài sáng kiến kinh
nghiệm, phương pháp chuẩn bị và dạy các bài thực hành của bộ môn;
Họp cán bộ giáo viên mỗi tháng một lần vào tuần thứ nhất của tháng để kiểm
điểm công tác tháng trước và thông qua triển khai kế hoạch công tác trong tháng;
Đánh giá xếp loại thi đua 1 tháng 1 lần đối với giáo viên, cán bộ cơng nhân
viên, cuối kỳ có sơ kết rút kinh nghiệm;
- Nền nếp giáo viên cần đạt những yêu cầu sau:
+ Kỷ luật lao động nghiêm, thực hiện ngày giờ công đầy đủ.
+ Rèn luyện tác phong người thầy về ăn mặc, ứng xử mô phạm .
+ Hồ sơ chuyên môn đầy đủ, chất lượng.
+ Sinh hoạt tập thể tự giác, nghiêm túc.
2.3.3. Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện nền nếp dạy và học:
8


a) Kiểm tra đánh giá nền nếp dạy của giáo viên do Ban giám hiệu và các tổ
chuyên môn tiến hành:
Kiểm tra toàn diện giáo viên theo quy định : Nhà trường lập kế hoạch cùng
tổ chuyên môn thực hiện, mỗi tổ phải kiểm tra toàn diện được 1/3 số giáo viên
trong tổ.
Kiểm tra thường xuyên và đột xuất các hoạt động sư phạm của giáo viên:
Giảng dạy trên lớp, soạn bài, chấm trả bài, ghi sổ đầu bài…
Kết quả các đợt kiểm tra được công bố kịp thời, những sai sót được yêu
cầu sửa chữa và khắc phục ngay sau khi phát hiện.
b) Kiểm tra đánh giá nền nếp học tập của học sinh, chủ yếu do Đoàn thanh
niên đảm nhiệm:
Ban chấp hành Đoàn trường tổ chức các đoàn kiểm tra bao gồm các Uỷ viên
Ban chấp hành, các bí thư chi đồn, đội thanh niên kiểm tra phân cơng kiểm tra

tồn diện hoặc kiểm tra việc thực hiện nền nếp của các lớp hàng ngày.
Tổng hợp điểm thi đua hàng tuần để xếp loại thi đua, công bố vào giờ chào cờ
ngày thứ hai hàng tuần để động viên, khích lệ và nhắc nhở kịp thời.
Kết quả thi đua về nền nếp hàng tuần, hàng tháng sẽ được tổng hợp cuối học
kỳ, cuối năm học và là một căn cứ quan trọng để đánh giá thi đua các lớp và giáo
viên chủ nhiệm.
2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh phong trào thi đua
“ dạy tốt, học tốt” trong nhà trường.
2.4.1. Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên:
a) Xác định rõ mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh.
b) Chỉ đạo từng nhóm chun mơn, tổ chun mơn có kế hoạch và yêu cầu cụ
thể của việc đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở thống nhất về nhận thức, giáo
viên tự đăng ký đề ra mục tiêu, có kế hoạch cụ thể cho cá nhân.
c) Cung cấp kịp thời những điều chỉnh, đổi mới về chương trình, nội dung và
phương pháp dạy học của ngành, của Sở giáo dục tới giáo viên nhà trường.
d) Tổ chức dạy học rút kinh nghiệm theo chủ đề: Đổi mới phương pháp dạy
một số tiết bài tập, phương pháp dạy một bài có thí nghiệm minh họa, phương pháp
dạy một tiết ôn tập ... Sau đó cần phân tích sư phạm kỹ lưỡng, rút ra các bài học bổ
ích, những điều nên tránh và phổ biến trong phạm vi cần thiết.
e) Tổ chức kiểm tra dự giờ của các giáo viên có năng lực chun mơn hạn chế,
học sinh phản ánh là khó hiểu, tìm ra nguyên nhân, điểm yếu để khắc phục.
f) Làm tốt cơng tác tư tưởng với những giáo viên cịn ngại khó hoặc tinh thần
trách nhiệm chưa cao, có các biện pháp thích hợp nhằm động viên kích thích và nâng
cao ý thức vươn lên trong chuyên môn của họ.
9


g) Có nhiều hình thức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn: Mời

các giáo viên giỏi của trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành hoặc trường THPT
Nguyễn Huệ thành phố Yên Bái về giảng dạy, giao lưu tại trường. Tổ chức cho giáo
viên đi tham quan học hỏi các trường trong và ngồi tỉnh. Sử dụng có hiệu quả các
đồ dùng dạy học, khuyến khích các giáo viên sử dụng các thiết bị cơng nghệ cao,
phịng học thơng minh để soạn giảng tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học (giáo
án điện tử).
2.4.2. Đổi mới phương pháp học tập của học sinh:
a) Tổ chức hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh. Thường là học
sinh rất lúng túng trong khi xác định phương pháp học tập cho mình. Cần phải chỉ
rõ cho học sinh 2 nội dung quan trọng trong phương pháp học tập.
Phương pháp học tập trên lớp: cần phải tập trung cao độ vào việc nghe giảng
để hiểu rõ nội dung bài, mạnh dạn tham gia xây dựng bài, không nên quá tập trung
vào việc ghi bài mà việc nghe giảng bị gián đoạn dẫn đến không hiểu bài (nhiều
học sinh chỉ ra sức ghi chép bài mà không chú ý phần giảng giải của giáo viên).
Phương pháp học tập ở nhà: Có 2 bước quan trọng:
+ Bước 1: Xem lại bài giảng trên lớp, tìm hiểu rõ nội dung và nhớ nội
dung cơ bản của bài học.
+ Bước 2: Vận dụng nội dung ấy để trả lời câu hỏi, làm các bài tập trong
sách giáo khoa, sách bài tập rồi đến các bài trong sách nâng cao nếu có khả năng
và nhu cầu.
Các em học sinh giỏi thực hiện rất tốt hai nội dung trên của phương pháp học
tập đặc biệt chú trọng phương pháp học ở nhà. Các em học sinh yếu thường bỏ
qua việc học ở nhà, hoặc học bài ở nhà thì bỏ qua bước 1, dẫn đến nắm kiến thức
một cách hời hợt, không bản chất. Việc vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi và
làm bài tập khiến cho việc hiểu bài phiến diện , lệch lạc và chóng quên.
Một điểm then chốt nữa trong phương pháp học tập là phải học thường xuyên,
đều đặn tất cả các bài trong chương trình vì kiến thức là một hệ thống hồn chỉnh,
nếu học sinh học đối phó, chỉ học khi bị kiểm tra thì kiến thức khơng đầy đủ và hệ
thống, dẫn đến khơng có cơ sở để tiếp thu những kiến thức tiếp theo.
Thường là học sinh không hiểu những điểm cơ bản như trên, nhiều em suy

nghĩ phương pháp học tập là cách gì thật độc đáo, khơng quan niệm rằng đó là
những điều rất thơng thường nhưng địi hỏi người học cần phải có ý chí và nghị
lực, kiên trì thực hiện đầy đủ các bước và công việc cần thiết.
b) Tổ chức Hội nghị học tốt, sinh hoạt chuyên đề về phương pháp học tập với
quy mơ từng lớp và tồn trường. Điều quan trọng là sau đó phải tổng kết, rút ra
những phương pháp hay, dễ áp dụng, có hiệu quả để phổ biến, yêu cầu các lớp tổ
chức học tập và vận dụng.
c) Cần phân tích, giảng giải và ngăn chặn việc quay cóp, khơng trung thực
trong học tập. Đồng thời cần phải chống học lệch, chỉ học các môn thi Đại học.
10


d) Lắng nghe những đề xuất, kiến nghị của học sinh và giải quyết những kiến
nghị chính đáng.
2.4.3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh:
Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng
lực của học sinh. Kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự
luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành
trong các bài kiểm tra. Thực hiện nghiêm túc Thông tư 26/2020TT-BGDĐT ngày
26/8/2020 Thông tư sửa đổi một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh
trung học cơ sở và trung học phổ thông kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGD ĐT
ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Giáo viên thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra thường xuyên theo đúng qui
định để học sinh có ý thức học bài thường xuyên liên tục.
b) Các bài kiểm tra đều phải ra đề chẵn lẻ hoặc nhiều đề, giáo viên coi thi
nghiêm túc để chống hiện tượng quay cóp.
c) Đề ra phải đảm bảo yêu cầu kiểm tra được 3 mặt: Kiến thức cơ bản, kỹ năng
vận dụng và phương pháp tư duy. Khi ra đề phải đảm bảo yêu cầu phân loại được
học sinh ở các mức độ: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Yêu cầu kiến thức trọng tâm
của các bài kiểm tra phải được thống nhất trong toàn khối ở tổ chun mơn.

d) Việc chấm trả bài phải khách quan, chính xác, đúng kỳ hạn. Khi trả bài cho
học sinh phải sửa lỗi cho học sinh để học sinh thấy được những thiếu sót của mình
mà rút kinh nghiệm.
e) Tổ chức thi kiểm tra chất lượng toàn trường 2 lần trong năm học vào cuối
học kỳ. Hình thức thi tập trung, chấm có rọc phách để đánh giá chất lượng một
cách khách quan và công bằng, giúp cho cán bộ quản lý có thể đánh giá chất lượng
dạy học của các giáo viên và học sinh các lớp.
2.4.4. Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phải gắn với phong trào thi
đua "Dạy tốt, học tốt" của giáo viên và học sinh để phát huy sức mạnh trong cả
tập thể sư phạm và tập thể học sinh. Đồng thời chính nó lại làm cho phong trào
thi đua "dạy tốt, học tốt" loại bỏ những yếu tố hình thức phơ trương bề ngoài, đi
vào chiều sâu của việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Cần phát động phong trào thi đua liên tục, rộng khắp có nội dung và cách
tổ chức cụ thể.
Xác định chủ điểm thi đua hàng tháng, thi đua theo từng đợt, có nội dung
thi đua cụ thể, có đánh giá sơ kết, khen thưởng kịp thời.
Thơng qua thao giảng, tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Duy trì tốt phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, đưa hoạt động này vào
tiêu chuẩn xếp loại giáo viên.
Đối với học sinh: Tổ chức thi học sinh giỏi ở các khối lớp trong trường
chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh cho các môn học.

11


2.5. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên
2.5.1. Chỉ đạo việc bồi dưỡng thường xuyên:
Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí, động viên các giáo viên tham gia
học bồi dưỡng thường xuyên định kỳ đầy đủ, khuyến khích và tạo điều kiện
cho giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học, Ngoại ngữ,... phục vụ công

tác nghiên cứu, soạn bài và giảng dạy.
2.5.2. Nâng cao trình độ, năng lực chun mơn:
a) Thơng qua các giờ dạy rút kinh nghiệm theo chuyên đề, các giờ thao
giảng, thi giáo viên giỏi cần phân tích sư phạm thấu đáo, từ đó có tác dụng
nâng cao trình độ nghiệp vụ chung cho tồn tổ.
b) Tổ chun mơn phân công giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm hướng dẫn
giúp đỡ các giáo viên mới, năng lực còn hạn chế.
c) Tổ chuyên môn cần dự giờ, kiểm tra các mặt của từng thành viên, xác
định rõ từng mặt còn yếu cụ thể của từng người, định ra cách thức và yêu cầu
khắc phục sửa chữa.
d) Tổ chuyên môn cần phân công cho từng giáo viên những chuyên đề nhỏ
(ví dụ: Nội dung, câu hỏi, bài tập ôn tập của từng chương hoặc đề kiểm tra của
chương thế nào cho hợp lý...) sau đó đưa ra thảo luận, thống nhất ở tổ.
e) Mời các giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm giảng dạy của các trường
bạn về dạy mẫu, giao lưu tại trường để trao đổi học hỏi kinh nghiệm.
f) Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, mỗi năm học nhà trường
quy định mỗi giáo viên phải tự làm 2 - 3 đồ dùng dạy học mới, có hiệu quả.
2.5.3. Chỉ đạo việc tự bồi dưỡng của giáo viên:
Mỗi giáo viên phải thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp: 1 tiết/tuần, đối
với những giáo viên trẻ mới ra trường dự 2 tiết/tuần, có nhận xét đánh giá đầy
đủ.
Phải có kế hoạch, nội dung tự nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình
về một mặt nào đó.
Mỗi giáo viên có sổ tay bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để chuẩn hố trình độ đại học, mỗi năm
cử 1 đến 2 đồng chí giáo viên theo học chương trình cao học.
2.5.4. Chỉ đạo việc nâng cao trình độ của giáo viên để dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi:
Giao nhiệm vụ, khuyến khích, động viên các giáo viên giỏi tìm kiếm tài
liệu, trao đổi kinh nghiệm, tự học tập nâng cao trình độ, vươn tới trình độ bồi

dưỡng học sinh giỏi tầm cao.
Phân cơng bồi dưỡng từng phần, từng chuyên đề cho các giáo viên trẻ có
năng lực, động viên họ tiến tới đảm nhiệm chương trình bồi dưỡng học sinh
giỏi tồn khối.
12


Có chế độ động viên khen thưởng thoả đáng với các giáo viên có nhiều cố
gắng và có học sinh đạt giải.
Tăng thời lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Thực hiện bồi dưỡng học sinh
giỏi bằng 2 hình thức: Bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng thường xuyên bằng
cách hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu tài liệu và học nhóm.
2.6. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, huy động các nguồn lực phục vụ cho
công tác dạy và học:
2.6.1. Phương pháp kinh tế: là sự tác động một cách gián tiếp tới đối tượng
quản lý bằng cơ chế kích thích lao động thơng qua lợi ích vật chất để họ tích cực
tham gia cơng việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong trường học,
thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách
nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ giáo viên và học sinh ghi trong điều lệ nhà trường,
quy chế chun mơn... và những kích thích có tính địn bẩy trong nhà trường. Vì
vậy, nhà trường cần phải tổ chức hết sức hợp lý mới có tác dụng động viên, khích
lệ và có tính giáo dục cao.
Các tổ chun mơn phối hợp với Cơng đồn, Đồn thanh niên theo dõi quá
trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên cuối mỗi đợt (tháng, kỳ, năm) tổ chức bình
bầu, đánh giá phân loại, khen thưởng, phê bình theo chế độ quy định.
Đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng, dân chủ trong việc đánh giá phân loại lao
động trong giáo viên, xếp loại học tập của học sinh.
2.6.2. Sử dụng một số biện pháp tâm lý xã hội khác:
Nhiệm vụ của phương pháp này là động viên tinh thần, chủ động, tích cực, tự
giác của mọi người đồng thời tạo bầu khơng khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ

nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Trong nhà trường đã xây dựng được bầu khơng khí lao động tập thể, đồn kết
nhất trí, cá nhân gắn bó với tập thể lao động của mình. Trong quá trình quản lý cần:
Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cán bộ giáo viên, công nhân viên; Lắng nghe ý
kiến của họ, tin tưởng vào khả năng của họ, giao việc cụ thể cho họ; Lựa chọn và bồi
dưỡng cán bộ cốt cán có năng lực và có uy tín tổ chức; Động viên, khen thưởng kịp
thời, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên: Trong các ngày
lễ, tết nhà trường đều có quà lưu niệm, quà tết cho các cán bộ giáo viên trong trường,
ngày 22/12 có quà cho học sinh con thương binh, liệt sỹ. Tổ chức thăm hỏi động viên
giúp đỡ các gia đình cán bộ giáo viên trong trường khi có việc hiếu, hỷ, ốm đau, khó
khăn đặc biệt. Tổ chức trao phần thưởng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học
sinh mồ cơi, học sinh tàn tật, học sinh khá giỏi.
2.6.3. Tăng cường các nguồn lực cho công tác dạy và học:
a) Tăng cường về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của nhà trường là một trong
những trường có phương tiện để nâng cao chất lượng dạy và học. Do vậy phải có
những biện pháp cụ thể để hồn thiện dần cơ sở vật chất của nhà trường: Lập tờ trình
để lên các cấp có thẩm quyền xin được đầu tư xây dựng; Mở rộng diện tích trường
13


học, xây dựng thêm phịng học, phịng thí nghiệm, phịng tin học, phòng thực hành,
sân chơi bãi tập...
Tranh thủ sự ủng hộ của địa phương, của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh để
tăng nguồn tài chính cho nhà trường và lập quỹ khuyến học.
Duy trì bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
b) Huy động về trí tuệ, chất xám từ các nguồn học sinh cũ của trường, các
chuyên gia giỏi, các giáo viên giỏi, đặc biệt thu hút các giáo viên giỏi về trường.
c) Huy động mọi nguồn tài chính: Cơng khai hố các khoản thu chi trong nhà
trường; Sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả; Chú trọng đẩy mạnh cơng tác xã hội
hố giáo dục, củng cố xây dựng mối quan hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của

trường, các cơ quan, các tổ chức kinh tế xã hội đóng trên địa bàn của huyện.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề hết sức cần thiết và mang tính cấp
bách trong các trường THPT. Đối với mỗi trường cần phải có những biện pháp sáng
tạo, linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị mình nhằm hạn
chế và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý dạy học của nhà trường. Để
nâng cao chất lượng dạy học cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp trong đó
vấn đề quản lý con người được coi là biện pháp quan trọng nhất, quyết định tới sự
phát triển của nhà trường trong công tác dạy và học.
Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn tôi đã mạnh dạn đưa ra 6 giải pháp
mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy học của các trường THCS - THPT
trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trong giai đoạn hiện nay.
Với những nội dung đã trình bày trong sáng kiến cho thấy sáng kiến đã được
thực hiện phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đã đặt ra. Mặc dù sáng kiến đã được
nghiên cứu hết sức cẩn trọng và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường trong
giai đoạn hiện nay, nhưng chắc chắn còn những biện pháp khác chưa được đề cập tới
và đó chính là hướng nghiên cứu tiếp tục của sáng kiến trong thực tiễn quản lý chỉ
đạo công tác dạy học của nhà trường sau này.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
Năm học 2021 - 2022, tôi tiến hành thực nghiệm sáng kiến chất lượng nhà
trường đã tăng lên so với 2 năm học trước
- Kết quả học tập của học sinh trong 2 năm gần đây:
Năm học

Xếp loại học lực

Tốt

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu

Kém

nghiệp

2019 - 2020

1,59%

25,09%

71,38%

1,94%

0%

97,8%

2020 - 2021

1,46%

28,15%


69,29%

1,1%

0%

97,1%

14


- Kết qủa học kỳ I năm học 2021 - 2022:
Xếp loại học lực
Năm học
2021 - 2022

Tốt

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

1,49%


36,53%

61,49%

0,49%

0%

nghiệp dự
kiến
98,8%

So sánh những năm học trước với học kỳ I năm học 2021 - 2022, sau khi áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm cho thấy: Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên; 2 năm học
trước số HSG cấp trường 04, cấp tỉnh 01, đến hết học kỳ I năm học 2021 - 2022 tăng
lên HSG cấp trường 07, cấp tỉnh là 03.
Chính là bước đầu nâng cao chất lượng của nhà trường trong việc đưa sáng
kiến kinh nghiệm vào thực tiễn. Với kết quả đạt đươc ở học kỳ I năm học 2021 2022 nhà trường sẽ hoàn thành chỉ tiêu cam kết chất lượng cao hơn (theo Hướng dẫn
số 04/HD-SGDĐT ngày 18/9/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện
cam kết, nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông và giáo dục thường xuyên).
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
STT

1

Họ và tên

Vũ Văn Tiến


Năm
sinh

Đơn vị

Chức
danh

1964

Trường
THCSTHPT Púng
Lng

Hiệu
trưởng

Trình độ
chun mơn

Nội dung cơng
việc
hỗ trợ

Đại học

Áp dụng một số
giải pháp nâng
cao chất lượng
nhà trường.


6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
7.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái:
Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý thường xuyên nâng cao trình độ lý luận,
chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Tuyển chọn, bổ sung giáo viên thiếu cho nhà
trường.
Tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất thiết bị dạy học cho các trường THPT cả
về số lượng và chất lượng.
Có chế độ đãi ngộ, khuyến khích, thu hút nhân tài.
Thường xuyên tổ chức các hội nghị chuyên đề, trao đổi học tập kinh nghiệm
giữa các trường THPT.
7.2. Đối với trường THPT Mù Cang Chải:
Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, phối hợp tốt cơng tác xã hội hố giáo dục
trên địa bàn huyện.
Chỉ đạo các tổ chun mơn, đồn thể, cán bộ, giáo viên tích cực tham gia
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
15


8. Tài liệu gửi kèm: Có (phần phụ lục)
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Mù Cang Chải, ngày 16 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Bùi Đăng Khoa

16




×