Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp góp phần xây dựng trường học hạnh phúc ở trường trung học phổ thông tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.55 KB, 42 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm – Giáo dục và Đào tạo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CƠNG TÁC CHỦ
NHIỆM LỚP GĨP PHẦN XÂY DỰNG “TRƯỜNG
HỌC HẠNH PHÚC” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Tác giả: PHAN THỊ THÙY LINH
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Yên Bái, ngày 23 tháng 1 năm 2022


2

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp góp phần
xây dựng “Trường học hạnh phúc” ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn
tỉnh Yên Bái.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm - Giáo dục và Đào tạo.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến “Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp góp phần xây
dựng “Trường học hạnh phúc”ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn
tỉnh Yên Bái” đã được áp dụng tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành,
THPT Nguyễn Huệ, THPT Thác Bà, THPT Hoàng Văn Thụ và trường THPT Mù


Cang Chải.
- Qua quá trình áp dụng tại đơn vị cơ sở và các đơn vị bạn cho thấy, sáng
kiến có thể đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm đối với các trường THPT
trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 01 năm
2022, cụ thể:
- Tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành: áp dụng trong các năm học
2018 - 2019, 2019 - 2020, 2020 - 2021, 2021 - 2022.
- Tại trường THPT Thác Bà, THPT Mù Cang Chải: áp dụng trong các năm
học 2020 - 2021, 2021 - 2022.
- Tại trường THPT Nguyễn Huệ, THPT Hoàng Văn Thụ: áp dụng trong
năm học 2021 - 2022.
5. Tác giả
Họ và tên: Phan Thị Thùy Linh
Năm sinh: 15/09/1987.
Trình độ chun mơn: Thạc sỹ.
Chức vụ cơng tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành.
Địa chỉ liên hệ: Tổ dân phố số 8, đường Nguyễn Tất Thành, phường Yên
Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.


3
Điện thoại: 0388288801.
6. Đồng tác giả: Khơng.
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
1.1. Trường học hạnh phúc và tiêu chí để xây dựng trường học hạnh phúc
“Trường học hạnh phúc” đã trở thành một từ khóa quen thuộc và quan trọng
của ngành Giáo dục. Việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc song hành cùng với

nâng cao chất lượng trang bị kiến thức, kỹ năng nhằm phát triển năng lực và phẩm
chất cho học sinh. Mô hình "Trường học hạnh phúc" lấy cảm hứng từ mơ hình
Happy School của UNESCO (Tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa của Liên
hợp quốc), được triển khai thí điểm vào tháng 4/2018 ở một số trường học tại
thành phố Huế và được nhân rộng trên địa bàn cả nước.
Tại tỉnh Yên Bái, phải đến sau Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025,
khi chỉ số hạnh phúc được đưa vào văn kiện Đại hội, trở thành một tiêu chí trong
Nghị quyết của Đại hội thì việc xây dựng mơ hình "Trường học hạnh phúc” mới
trở thành mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Yên
Bái. Trong Bộ tiêu chí tạm thời về "Trường học hạnh phúc” trên địa bàn tỉnh Yên
Bái, các cơ sở giáo dục sẽ tập trung phát triển đáp ứng 20 tiêu chí chia thành 3
nhóm gồm:
- Mơi trường nhà trường (8 tiêu chí);
- Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục (6 tiêu chí);
- Các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường (6 tiêu chí).
Theo đó, “Trường học hạnh phúc” là nơi mà cả giáo viên, học sinh và cha
mẹ học sinh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi mà các giáo viên tìm được niềm đam
mê, nhiệt huyết giảng dạy, học sinh hứng thú với những tiết học, hoà đồng với
bạn bè, nơi mà cả giáo viên và học sinh đều cảm nhận được “mỗi ngày đến trường
là một ngày vui”, là nơi mà cha mẹ học sinh tin tưởng giao phó tương lai con em
mình.
"Trường học hạnh phúc" được xây dựng từ những con người hạnh phúc, từ
đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục
khác của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm khi làm tốt công tác chủ nhiệm sẽ tạo
môi trường hạnh phúc trong lớp học, nâng cao chất lượng học tập, nền nếp và các
hoạt động khác của lớp.


4
1.2. Thực trạng giờ sinh hoạt lớp, họp cha mẹ học sinh và các hoạt động

khác hiện nay
* Tổ chức sinh hoạt lớp theo hình thức truyền thống
Ưu điểm:
+ Đảm bảo những nội dung theo quy định là nhận xét, tổng kết, đánh giá
hoạt động của lớp trong tuần, phổ biến, triển khai công tác tuần tới, tháng tới theo
kế hoạch của nhà trường.
+ Giáo viên và học sinh đỡ vất vả, đỡ phải bỏ công sức và tâm huyết nhiều.
Hạn chế:
+ Giờ sinh hoạt nặng về phê bình những học sinh vi phạm nội quy, quy
định của lớp và nhà trường nên học sinh thường có tâm lý chán nản, thiếu tích cực
trong các giờ sinh hoạt lớp, hiệu quả giáo dục không cao.
+ Đơn điệu, cứng nhắc, chưa tích cực hố một cách có hiệu quả hoạt động
của chủ thể học sinh.
+ Chưa thể hiện được vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phân công
nhiệm vụ, hướng dẫn để học sinh tự tổ chức thực hiện.
* Tổ chức họp cha mẹ học sinh truyền thống
Ưu điểm: Giáo viên họp cha mẹ học sinh theo các nội dung của nhà trường,
vì thế việc chuẩn bị đơn giản, thời gian ngắn gọn.
Hạn chế:
+ Việc họp cha mẹ học sinh chủ yếu là thông tin một chiều từ giáo viên chủ
nhiệm tới các cha mẹ học sinh như tổng kết, nhận xét, đánh giá hoạt động của học
sinh trong lớp chủ nhiệm, phổ biến hoạt động.
+ Cha mẹ học sinh tiếp nhận thông tin một cách thụ động, một số cha mẹ
còn làm việc riêng; phần thảo luận bàn về biện pháp phối hợp giữa cha mẹ học
sinh và nhà trường, biện pháp nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm thường làm rất
nhanh chóng.
+ Chưa tạo được khơng khí vui vẻ, cởi mở trong buổi họp cha mẹ học sinh;
chưa tạo được sự gắn kết, thấu hiểu giữa học sinh và cha mẹ học sinh.
* Các buổi sinh hoạt tập thể, dã ngoại, trải nghiệm, thuyết trình,
simenar … theo hình thức cũ

Ưu điểm: Thực hiện theo đúng chủ trương, kế hoạch nhằm giáo dục toàn
diện cho học sinh, giúp các em có điều kiện tham gia nhiều hoạt động bên cạnh
việc học văn hoá.


5
Hạn chế:
+ Giáo viên chủ nhiệm thực hiện theo đúng kế hoạch nhưng chưa có sự
chuẩn bị chu đáo, chưa lập được các ban hoạt động của học sinh, chưa phát huy
được hết vai trị của cán bộ lớp, đồn, tổ.
+ Học sinh chưa có nhiều điều kiện để thể hiện năng lực bản thân, chưa tích
luỹ được nhiều kinh nghiệm qua mỗi hoạt động. Khơng khí các buổi hoạt động ngồi
giờ lên lớp chưa sơi nổi, sự năng động của học trò chưa được phát huy cao độ.
1.3. Khảo sát tự đánh giá về sự tiến bộ và cảm nhận hạnh phúc dành
cho học sinh phổ thông
Trước khi áp dụng sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát tự đánh giá về sự
tiến bộ và cảm nhận hạnh phúc dành cho 428 học sinh phổ thông tại các trường:
THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành – thành phố Yên Bái, THPT Thác Bà – huyện
n Bình, THPT Hồng Văn Thụ – huyện Lục Yên, THPT Mù Cang Chải – huyện
Mù Cang Chải, THPT Nguyễn Huệ – thành phố Yên Bái. Kết quả thu được cụ thể
như sau:
+ Đánh giá về sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện phẩm chất, năng
lực của học sinh
STT

Tiêu chí

1
2
3

4
5
6
7

Kết quả học tập đối với các môn học.
Sự chăm chỉ.
Tinh thần tự giác, chủ động.
Sự tự tin trong giao tiếp, thể hiện bản thân.
Ứng xử thân thiện, văn minh.
Khả năng hợp tác với bạn bè.
Khả năng kiểm soát cảm xúc.
Biết sử dụng mạng xã hội an tồn, thơng
minh.
Một cách chung nhất, em cảm thấy mình
đã tiến bộ như thế nào?

8
9

Tiến Chưa
bộ 1
tiến
chút
bộ
49.8% 5.4%
55.4% 8.6%
65.7% 5.4%
62.6% 6.3%
50.2% 7.9%

46.5% 25.7%
56.1% 7.0%

Rất
tiến
bộ
8.6%
11.0%
7.9%
8.9%
12.9%
11.0%
7.9%

Khá
tiến
bộ
36.2%
25.0%
21.0%
22.2%
29.0%
16.8%
29.0%

6.5%

26.6% 58.6%

8.2%


4.9%

23.1% 63.3%

8.6%

+ Cảm nhận hài lòng của học sinh khi được học tập tại trường

STT
1

Tiêu chí
Được thầy cô quan tâm, chăm lo.

Rất
đồng
ý

Đồng ý
phần
nhiều

Đồng ý
một
phần

Không
đồng ý


16.6%

46.5%

32.0%

4.9%


6
2

Cảm thấy mình được học trong một
14.5%
mơi trường nhân ái.

53.3%

27.8%

4.4%

3

Được thầy cô lắng nghe, chia sẻ,
10.5%
thấu hiểu.

54.9%


27.1%

7.5%

4

Được học trong một mơi trường tơn
trọng.

7.5%

42.5%

43.9%

6.1%

5

Thích các hoạt động mà con được
11.9%
tham gia ở trường.

36.4%

47.4%

4.2%

6


Được khuyến khích thể hiện, phát
15.2%
triển khả năng của bản thân.

39.3%

40.4%

5.1%

7

Sự tiến bộ, thay đổi của mình được
16.8%
mọi người ghi nhận.

47.7%

30.8%

4.7%

8

Môi trường học, các hoạt động được
15.0%
tổ chức an toàn.

36.7%


44.4%

4.0%

9

Cảnh quan trường học xanh - sạch 13.3%
đẹp

42.5%

37.9%

6.3%

10

Cơ sở vật chất đáp ứng tốt cho hoạt
15.9%
động dạy và học.

46.5%

31.8%

5.8%

11


Các hoạt động tập thể được tổ chức
12.4%
phong phú, hấp dẫn.

39.5%

45.3%

2.8%

12

Hoạt động học tập trải nghiệm thực
16.1%
tế, mới lạ, hấp dẫn.

44.9%

34.6%

4.4%

+ Cảm nhận của học sinh đối với trường học
Rất hạnh phúc
12.1%

Khá hạnh phúc Hạnh phúc một chút
27.3%
55.4%


Chưa hạnh phúc
5.1%

Nhận xét: Từ các bảng kết quả cho thấy, sự tiến bộ trong học tập và rèn
luyện phẩm chất, năng lực của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến chưa cao;
học sinh chưa nhận thức rõ mình được quan tâm, tơn trọng trong môi trường giáo
dục, tỉ lệ học sinh cảm nhận hạnh phúc khi đến trường còn thấp.
Từ thực trạng trên, tôi thấy việc xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học
hạnh phúc là cần thiết và quan trọng. Học sinh được học tập trong môi trường
giáo dục hạnh phúc sẽ phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện, kết quả học tập,
rèn luyện được nâng cao. Vì thế, tơi đã có sáng kiến “Một số giải pháp trong cơng
tác chủ nhiệm lớp góp phần xây dựng “Trường học hạnh phúc” ở các trường Trung
học phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.


7
2. Nội dung các giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
- Lựa chọn những nội dung nổi bật trong chương trình giáo dục học sinh
thuộc vai trị của giáo viên chủ nhiệm, góp phần giáo dục và rèn luyện học sinh
trong quá trình hình thành, phát triển và hồn thiện nhân cách cho học trò.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm đạt kết quả cao trong cơng tác chủ nhiệm,
đó là các giải pháp trong các giờ giải lao, các buổi sinh hoạt tập thể, dã ngoại, trải
nghiệm, thuyết trình, seminar, trong giờ sinh hoạt lớp và trong buổi họp cha mẹ
học sinh. Các giải pháp tôi đưa ra đã giúp khắc phục những điểm hạn chế của các
hoạt động truyền thống giờ sinh hoạt lớp và họp cha mẹ học sinh truyền thống; đã
giáo dục kĩ năng sống, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, tăng sự hứng thú, hào
hứng cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp, phát triển phẩm chất và năng lực cho
học sinh; đã tăng cường mỗi liên hệ giữa gia đình học sinh và nhà trường, gắn kết,
hiểu nhau hơn giữa cha mẹ và con mình, tạo khơng khí vui vẻ, cởi mở trong buổi

họp cha mẹ học sinh.
- Thông qua sáng kiến để nâng cao khả năng học tập và rèn luyện cho học
sinh. Bằng việc hoạt động nhóm và làm việc cá nhân trong các giờ sinh hoạt lớp
theo chủ đề như thuyết trình, thảo luận, tranh luận, tìm ra biện pháp để giải quyết
vấn đề; trong các hoạt động làm video, phân tích về những điểm cá nhân làm được
trong mỗi học kì, các điểm hạn chế cần khắc phục, viết thư gửi đến cha mẹ trong
giờ họp cha mẹ học sinh, …, học sinh sẽ được phát triển các phẩm chất và năng
lực. Học sinh khi được định hướng, giáo dục toàn diện sẽ có thêm nhiều kĩ năng
mền, tự giác hơn trong rèn luyện nền nếp và học tập, kết quả được nâng cao.
- Thông qua sáng kiến để tạo sự gắn kết, hiểu nhau hơn giữa học sinh với
học sinh trong lớp chủ nhiệm, giữa học sinh với cha mẹ học sinh, góp phần xây
dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc và gia đình hạnh phúc. Giáo viên
có thời gian gần gũi học sinh nhiều hơn, học sinh được nói lên suy nghĩ và được
biểu hiện bằng những hành động cụ thể của mình.
- Đối với học sinh:
+ Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.
+ Về môi trường học tập: Học sinh được học tập trong mơi trường “an tồn,
tơn trọng, u thương”.


8
+ Về năng lực: Phát huy được các năng lực tự chủ, tự học; kĩ năng giao tiếp
và hợp tác nhóm; kĩ năng giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách
sáng tạo và triệt để, năng lực ngơn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực tin học, năng
lực cơng nghệ, năng lực thẩm mỹ, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
+ Về phẩm chất: Học sinh được rèn luyện phẩm chất yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm từ đó có thái độ tích cực trong học tập, trong
các hoạt động tập thể của lớp, trường và xã hội.
- Đối với cha mẹ học sinh: Cha mẹ học sinh phối hợp chặt chẽ với giáo viên
chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh, đồng cảm, chia sẻ với nhà trường,

tăng cường mỗi liên hệ giữa gia đình và nhà trường, gắn kết, thấu hiểu nhau hơn
giữa học sinh và cha mẹ học sinh, tạo khơng khí vui vẻ, cởi mở trong buổi họp
cha mẹ học sinh.
- Sáng kiến đã xây dựng, đề xuất các chủ đề và hoạt động tích cực, sáng tạo
cho các giờ sinh hoạt lớp, họp cha mẹ học sinh, trong các buổi sinh hoạt tập thể,
dã ngoại – trải nghiệm, thuyết trình, seminar. Sáng kiến là nguồn tư liệu quý được
coi như một cuốn giáo án để cho các giáo viên chủ nhiệm áp dụng rộng rãi, góp
phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, góp phần trong việc giáo
dục tư tưởng, đạo đức, tác phong cho học sinh, xây dựng lớp học hạnh phúc,
trường học hạnh phúc.
2.2. Tính mới của giải pháp
Giải pháp (1): Thiết kế các chủ đề họp cha mẹ học sinh và cách thức tổ
chức họp cha mẹ học sinh theo hình thức mới :
Trước khi áp dụng
Nội dung:
- Giáo viên thông báo nội dung
theo kế hoạch nhà trường như tổng
kết, nhận xét, đánh giá hoạt động
của học sinh trong lớp chủ nhiệm,
phổ biến hoạt động.
- Nhiều giáo viên chủ nhiệm băn
khoăn chưa biết cách tổ chức hợp
lý họp cha mẹ học sinh, chỉ soạn
nội dung theo những kinh nghiệm
cá nhân, chỉ tham khảo một số nội
dung rời rạc trên mạng Internet
không theo một hệ thống logic.

Sau khi áp dụng
Nội dung:

- Xây dựng 9 chủ đề họp cha mẹ học sinh
xuyên suốt quá trình học tập, phát triển tâm
sinh lý của học sinh từ lớp 10 đến lớp 12, cụ
thể: Với họp cha mẹ học sinh khối 10 có 3
chủ đề là “Điều con muốn nói”, “Thấu hiểu
để đồng hành cùng con”, “Chia sẻ”; với khối
11 có 3 chủ đề là “Sự thất bại của nghề làm
cha mẹ”, “Phụ huynh đồng hành cùng con
yêu”, “Ước mơ của con – kỳ vọng của cha
mẹ”; với khối 12 là các chủ đề “Định hướng
cho con”, “Tôn trọng nguyện vọng chọn
ngành nghề của con”, “Lễ tri ân và trưởng
thành”.


9
Hình thức tổ chức:
- Chủ yếu là thơng tin một chiều từ
giáo viên chủ nhiệm tới các cha mẹ
học sinh.

- Cha mẹ học sinh tiếp thu một
cách thụ động; phần thảo luận bàn
về biện pháp phối hợp giữa cha mẹ
học sinh và nhà trường, biện pháp
nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm
thường làm rất nhanh chóng.
Hiệu quả:
- Sự thấu hiểu, phối hợp giữa giáo
viên và cha mẹ học sinh chưa cao,

từ đó có những cha mẹ cịn có sự
hiểu biết chưa đúng về nhà trường
cũng như trách nhiệm của mình
trong công tác giáo dục.
- Sự thấu hiểu giữa cha mẹ học sinh
và học sinh cịn hạn chế, cịn có sự
áp đặt của cha mẹ chưa phù hợp
với năng lực của các em học sinh
trong việc định hướng nghề nghiệp
cũng như các hoạt động khác.

Hình thức tổ chức:
- Xây dựng các ban hoạt động trong lớp học
gồm ban cán sự lớp, ban học tập, ban tổ
chức sự kiện, ban nền nếp, ban văn nghệ và
thẩm mỹ, ban quản lý tài chính và thiện
nguyện,... Giáo viên phân công, hướng dẫn
học sinh lập kế hoạch tham gia tổ chức trong
các buổi họp cha mẹ học sinh của lớp.
- Cha mẹ học sinh tích cực trong thảo luận,
tham gia các trò chơi để hiểu hơn về cách tư
vấn tâm lý, cách định hướng nghề nghiệp
cho con mình,…
Hiệu quả:
- Tạo sự đồng thuận cao giữa giáo viên và
cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục học
sinh.

- Cha mẹ học sinh có sự thấu hiểu, đồng cảm
với các em, nâng cao trách nhiệm của cha

mẹ trong việc phối hợp với giáo viên và nhà
trường để giáo dục học sinh.

Giải pháp (2): Thiết kế các chủ đề sinh hoạt lớp theo hình thức mới.
Trước khi áp dụng
Nội dung:
- Giờ sinh hoạt nặng về phê
bình những học sinh vi phạm
nội quy, quy định của lớp và
nhà trường

Sau khi áp dụng
Nội dung:
- Sinh hoạt lớp theo các chủ đề phù hợp với quá
trình phát triển tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, cụ thể
lớp 10 có 17 chủ đề, lớp 11 có 15 chủ đề, lớp 12
có 16 chủ đề.

Hình thức tổ chức:
Hình thức tổ chức:
- Chủ yếu là hoạt động một - Xây dựng các ban hoạt động trong lớp học gồm
chiều của giáo viên với học ban cán sự lớp, ban học tập, ban tổ chức sự kiện,
sinh.
ban nền nếp, ban văn nghệ và thẩm mỹ, ban quản
lý tài chính và thiện nguyện,...Giáo viên phân
cơng, hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tham gia
tổ chức trong các giờ sinh hoạt lớp.


10

Hiệu quả:
- Hiệu quả giáo dục chưa cao,
học sinh thường có tâm lý
chán nản, thiếu tích cực trong
các giờ sinh hoạt khi bị phê
bình.

Hiệu quả:
- Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo
dục.
-Về năng lực: Học sinh đã phát huy được các năng
lực tự chủ, tự học; kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm;
kĩ năng giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau
một cách sáng tạo và triệt để, năng lực ngơn ngữ,
năng lực tính tốn, năng lực tin học, năng lực công
nghệ, năng lực thẩm mỹ, năng lực tìm hiểu tự nhiên
và xã hội.
-Về phẩm chất: Học sinh được rèn luyện phẩm
chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách
nhiệm từ đó có thái độ tích cực trong học tập, trong
các hoạt động tập thể của lớp, trường và xã hội.

Giải pháp (3): Tăng cường các hoạt động tập thể, dã ngoại – trải nghiệm,
thuyết trình, seminar,..
Trước khi áp dụng
Nhiều giáo viên băn khoăn
chưa biết cách tổ chức và cịn
rất ít tổ chức các hoạt động
tập thể cho lớp chủ nhiệm, chỉ
soạn nội dung theo những

kinh nghiệm cá nhân.
Khả năng tự lập của học sinh,
hoạt động nhóm cịn hạn chế,
một số kĩ năng sống của học
sinh còn chưa đạt được cao.

Sau khi áp dụng
Xây dựng 16 chủ đề phù hợp với học sinh trên địa
bàn tỉnh Yên Bái, để giáo viên áp dụng cho lớp chủ
nhiệm, tăng cường các hoạt động tập thể, dã ngoại
– trải nghiệm, thuyết trình,..
Học sinh biết tự lập, biết lo cho bản thân, nêu cao
ý thức cá nhân, ý thức tập thể được nâng cao, biết
yêu thương chia sẻ, giúp đỡ nhau để hồn thành
cơng việc, phát triển kĩ năng sống, có kinh nghiệm
hơn trong kĩ năng mền, tăng cường khả năng hợp
tác, đoàn kết giữa các thành viên trong lớp.

2.3. Nội dung
2.3.1. GIẢI PHÁP 1: THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ VÀ CÁCH THỨC
TỔ CHỨC HỌP CHA MẸ HỌC SINH THEO HÌNH THỨC MỚI
a. Cơng tác chuẩn bị chung cho buổi họp cha mẹ học sinh
- Đối với học sinh: Xây dựng các ban hoạt động của lớp, cụ thể như sau:
STT Ban hoạt
Nhiệm vụ
động
1 Ban cán
+ Quản lý chung hoạt động các ban của lớp, đôn đốc, nhắc
sự lớp
nhở các ban để hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ.



11

2

Ban tổ
chức sự
kiện

3

Ban nền
nếp

4

Ban học
tập

+ Theo dõi tiến độ thực hiện của các ban, trao đổi với nhóm
trưởng các ban để điều chỉnh phương án của từng ban cho
hợp lý.
+ Báo cáo tiến độ của các ban với giáo viên chủ nhiệm, các
phần nội dung các ban còn vướng mắc để giáo viên chủ
nhiệm tư vấn, chỉnh sửa cho học sinh.
+ Tổ chức trị chơi kết hợp thuyết trình (có sử dụng
powerpoint) để giới thiệu trường, lớp.
+ Tổ chức một số trò chơi trong các buổi họp phụ huynh như
“Đố bố mẹ tìm ra con”, game show với chủ đề “Bố mẹ hiểu

con nhất”,…
+ Làm video về những thay đổi, cảm xúc tâm tư nguyện vọng
của học sinh sau 1 kì học đầu tiên ở trường THPT; video tổng
kết các kết quả đã làm được trong năm học lớp 10, những điểm
thiếu sót cần khắc phục, tâm tư, nguyện vọng của học sinh gửi
đến cha mẹ mình và lời hứa sẽ cố gắng trong năm học tới; video
gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy giáo, cô giáo và đến cha mẹ
trong chủ đề “Lễ tri ân và trưởng thành”.
+ Báo cáo kết quả nền nếp của lớp.
+ Trình bày “các biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà
trường giảm thiểu tình trạng học sinh đi học muộn khi mùa
đông tới” và tổ chức thảo luận.
+ Đôn đốc các bạn hoàn thành đúng hạn viết thư gửi đến cha mẹ
học sinh (tổng kết các kết quả đã đạt được trong học kì 1 lớp 11,
những điểm thiếu sót cần khắc phục, trình bày tâm tư, nguyện
vọng của học sinh gửi đến cha mẹ mình và lời hứa sẽ cố gắng
trong kì 2 tới; những tâm tư, nguyện vọng của học sinh khi chọn
ngành nghề và muốn được cha mẹ lắng nghe, chuyển từ áp đặt
sang hỗ trợ, tôn trọng và thấu hiểu).
+ Báo cáo kết quả học tập của trường, của lớp.
+ Làm powerpoint kết hợp video phỏng vấn một số học sinh
trong lớp về những khó khăn trong học tập học sinh lớp 10
thường mắc phải khi thay đổi cách học từ THCS lên THPT.
+ Tổ chức toạ đàm về các biện pháp giúp học sinh thích ứng
các thay đổi về phương pháp học tập.
+ Giới thiệu các khối thi, ngành thi liên quan, các phương án
tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng. Điểm mới trong
tuyển sinh đại học, cao đẳng.
+ Video về ngành nghề mơ ước và nguyện vọng thi vào
trường đại học, cao đẳng, lời hứa cố gắng trong năm học cuối

cấp của học sinh gửi đến cha mẹ trong video.
+ Báo cáo xu hướng chọn ngành nghề hiện nay, điểm chuẩn vào
trường đại học cao đẳng năm vừa rùi, các hình thức xét tuyển
kết hợp trong tuyển sinh của các trường đại học cao đẳng.


12

5

Ban văn
nghệ và
thẩm mỹ

6

Ban quản
lý tài
chính và
thiện
nguyện.
Ban tư
vấn tâm


7

+ Báo cáo tìm hiểu về các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
Điểm mới trong tuyển sinh năm nay so với các năm trước.
+ Chuẩn bị chương trình giao lưu văn nghệ trong buổi họp

cha mẹ học sinh.
+ Trang trí bảng viết, lớp học để chuẩn bị họp cha mẹ học
sinh.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho buổi họp cha mẹ học
sinh, tiếp nước,…
+ Tìm hiểu hồn cảnh, các địa chỉ gia đình học sinh có hồn
cảnh khó khăn, lên kế hoạch và chuẩn bị quà cho hoạt động
thiện nguyện.
+ Làm clip phỏng vấn của học sinh trong lớp về đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi học trò và mong muốn kì vọng khi bắt
đầu học cấp 3.
+ Tổ chức toạ đàm trao đổi theo chủ đề “Ước mơ của con –
kỳ vọng của cha mẹ”; chủ đề “Tôn trọng nguyện vọng chọn
ngành nghề của con”; chủ đề “ Phụ huynh đồng hành cùng
con yêu”.
+ Tổ chức trò chơi liên quan đến tư vấn tâm lý cha mẹ học sinh
trong việc hướng các em học sinh chọn ngành nghề thích hợp và
cha mẹ cũng cần tơn trọng nguyện vọng của con mình.

- Đối với giáo viên chủ nhiệm:
+ Lên kế hoạch cụ thể họp cha mẹ học sinh theo từng chủ đề, dự kiến các
hoạt động các ban học sinh cần chuẩn bị và thực hiện trong buổi họp cha mẹ học sinh.
+ Chuẩn bị các nội dung cần thông báo trong buổi họp cha mẹ học sinh
(báo cáo kết quả học tập, nền nếp, các thay đổi tâm sinh lý của riêng từng học sinh
để gửi cha mẹ học sinh; phương hướng hoạt động của trường, của lớp), các nội
dung cần thảo luận với cha mẹ học sinh liên quan đến chủ đề đã chọn.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban, theo dõi tiến độ, đôn đốc, tư
vấn, chỉnh sửa nội dung thực hiện cho từng ban hoạt động.
b. Xây dựng các chủ đề và cách thức tổ chức họp cha mẹ học sinh
Các chủ đề họp cha mẹ học sinh được xây dựng phù hợp với quá trình học

tập và phát triển tâm sinh lý học sinh từ lớp 10 đến lớp 12. Các chủ đề họp cha
mẹ học sinh được thiết kế đã đảm bảo:
- Thông báo được đầy đủ các thông tin về kết quả của học sinh lớp chủ
nhiệm như học lực, nền nếp, các điểm mạnh, điểm hạn chế của từng học sinh,
những thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh...


13
- Học sinh và cha mẹ học sinh có thể trình bày được tâm tư, nguyện vọng,
tạo được sự gắn kết và hiểu nhau hơn giữa học sinh và cha mẹ học sinh, giữa cha
mẹ học sinh với giáo viên và nhà trường để có các biện pháp thích hợp trong việc
giáo dục học sinh.
- Chủ đề họp cha mẹ học sinh được thiết kế đề cập đúng những vấn đề cha
mẹ học sinh quan tâm và muốn được giáo viên chủ nhiệm chia sẻ.
- Phát huy được vai trò của giáo viên chủ nhiệm làm “cầu nối” giữa gia
đình và nhà trường, tăng sự đoàn kết của hội cha mẹ học sinh.
* Đối với họp cha mẹ học sinh lớp 10:
Chủ đề
Kì họp
cha mẹ
học sinh
thứ nhất
lớp 10,
chủ đề
“Điều
con
muốn”.

Mục tiêu – Nội dung


Cách thức tổ chức

Người
thực hiện
(1) Tìm hiểu về nhà
- Tham quan trường, lớp. - Giáo viên
trường và lớp của con
- Tổ chức trị chơi kết
chủ nhiệm.
mình theo học.
hợp với thuyết trình có
- Ban tổ
sử dụng powerpoint, mời chức sự
cha mẹ học sinh tham gia kiện.
chơi.
(2) Thông báo các yêu cầu - Giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên
đặc thù của học sinh cần
thơng báo. Với các quy
chủ nhiệm.
có khi tham gia học tại
định của lớp: in cho mỗi
trường, nội quy của
cha mẹ học sinh 1 bản và
trường, các quy định của
thảo luận, từ đó thống
lớp chủ nhiệm. Thơng tin nhất quy định của lớp với
về các thuận lợi và khó
cha mẹ học sinh.
khăn học sinh có thể sẽ

gặp khi bắt đầu học cấp 3.
(3) Thơng báo tình hình
- Giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên
học tập của học sinh
thông báo.
chủ nhiệm.
những ngày đầu năm học.
(4) Bàn bạc về những đặc - Chiếu clip phỏng vấn
- Ban tư
điểm tâm sinh lý lứa tuổi
của học sinh trong lớp về vấn tâm lý.
học trò và phương pháp
đặc điểm tâm sinh lý lứa
phối hợp giữa cha mẹ học tuổi học trò và mong
sinh với giáo viên chủ
muốn kì vọng khi bắt đầu
nhiệm và nhà trường để
học cấp 3.
nâng cao chất lượng.
-Thảo luận
- Giáo viên
(5) Trị chơi “Đố bố mẹ
-Tổ chức chơi trị chơi.
chủ nhiệm
tìm ra con” giúp cha mẹ
Luật chơi: mỗi slide
và cha mẹ
học sinh nhìn nhận mức
powerpoint gồm 10 điều học sinh

độ hiểu con của mình và
về sở thích, điểm mạnh,
tự điều chỉnh.
điểm yếu, món ăn ưa


14

(6) Bầu ban đại diện cha
mẹ học sinh, thống nhất
quy chế hoạt động của ban
đại diện cha mẹ học sinh.
Kì họp
cha mẹ
học sinh
thứ hai
lớp 10,
chủ đề
“Thấu
hiểu để
đồng
hành
cùng
con”

Kì họp
cha mẹ
học sinh
thứ ba
lớp 10,

chủ đề
“Chia
sẻ”

thích của học sinh… Cha
mẹ học sinh đốn xem
con mình ở slide nào.
- Cha mẹ học sinh thống
nhất và thảo luận.

- Ban tổ
chức sự
kiện.
- Cha mẹ
học sinh.

Họp cả giáo viên bộ môn
và cha mẹ học sinh.
(1) Báo cáo kết quả học tập - Đại diện học sinh báo - Ban học
và nền nếp học kì I của cáo có chuẩn bị cả tập và ban
trường, của lớp, của học powerpoint để minh hoạ. nền nếp.
sinh với cha mẹ học sinh.
(2) Văn nghệ.
- Hs trình bày một số tiết - Ban văn
mục chủ đề về tình cảm nghệ và
gia đình và chủ đề nhớ ơn thẩm mỹ.
thầy cơ như hát bài “nhật
kí của mẹ”, “bụi phấn”…
(3) Những thay đổi, cảm - Làm video để gửi đến - Ban tổ
xúc tâm tư nguyện vọng cha mẹ học sinh và chiếu chức sự

của học sinh sau 1 kì học trong buổi họp.
kiện.
đầu tiên ở trường THPT.
(4) Những khó khăn trong - Làm powerpoint kết hợp - Ban học
học tập học sinh lớp 10 video phỏng vấn một số tập.
thường mắc phải khi thay đổi học sinh trong lớp.
cách học từ THCS lên THPT
(5) Tư vấn cha mẹ học sinh - Giáo viên chủ nhiệm tổ - Giáo viên
về các biện pháp giúp học chức toạ đàm trao đổi về chủ nhiệm,
sinh thích ứng các thay đổi các biện pháp giúp học giáo viên
về phương pháp học tập.
sinh thích ứng các thay bộ môn và
đổi về phương pháp học cha mẹ
tập.
học sinh.
(6) Ban đại diện cha mẹ - Trao đổi, thống nhất kế - Cha mẹ
học sinh công bố quỹ và hoạch.
học sinh.
thống nhất kế hoạch hoạt
động trong kì tới.
Họp cả cha mẹ học sinh
và học sinh.
(1) Báo cáo kết quả học tập - Đại diện học sinh báo
- Ban học
và nền nếp học kì II của cáo có chuẩn bị cả
tập và ban
trường, của lớp.
powerpoint để minh hoạ. nền nếp.
(2) Tổng kết các kết quả đã - Video học sinh cả lớp - Ban tổ
làm được trong năm học lớp làm gửi đến cha mẹ học chức sự

10, những điểm thiếu sót cần sinh.
kiện phối
khắc phục, tâm tư, nguyện
hợp tất cả


15
vọng của học sinh gửi đến
cha mẹ mình và lời hứa sẽ cố
gắng trong năm học tới.
(3) Thưởng học sinh giỏi,
học sinh tiên tiến và quà
riêng của mỗi cha mẹ học
sinh dành cho con mình.
(4) Thống nhất kế hoạch
phối hợp giữa gia đình và
nhà trường để rèn luyện
trong hè cho học sinh.
(5) Ban đại diện cha mẹ
học sinh công bố quỹ,
thảo luận.
(6) Hoạt động thiện
nguyện.

học sinh
trong lớp.
- Trao thưởng.

- Trao đổi và thống nhất.


- Trao đổi, thống nhất kế
hoạch.
- Giáo viên, cha mẹ học
sinh và học sinh đi thăm
hỏi, tặng q cho một số
gia đình có hồn cảnh khó
khăn.

-Ban đại
diện cha
mẹ học
sinh.
- Giáo viên
chủ nhiệm,
cha mẹ
học sinh,
học sinh.
- Cha mẹ
học sinh.
- Ban quản
lý tài chính
và thiện
nguyện.

- Đối với họp cha mẹ học sinh lớp 11:
Chủ đề

Mục tiêu – Nội dung

Kì họp

cha mẹ
học sinh
thứ nhất
lớp 11,
chủ đề
“Sự thất
bại của
nghề
làm cha
mẹ”

(1) Thông báo phương hướng
hoạt động của trường, của lớp
trong năm học mới.
(2) Các biện pháp phối hợp
giữa gia đình và nhà trường
giảm thiểu tình trạng học sinh
đi học muộn trong mùa đơng.
(3) Văn nghệ.
(4) Video “Điều con muốn
nói”.
(5) Toạ đàm trao đổi về
phương pháp giáo dục con
tích cực với chủ đề “Sự thất
bại của nghề làm cha mẹ”.

Cách thức tổ chức

Người thực
hiện

- Giáo viên báo cáo có - Giáo viên
chuẩn bị cả powerpoint để chủ nhiệm.
minh hoạ.
-Thuyết trình chia sẻ (có - Ban nền
chuẩn bị cả powerpoint và nếp.
clip phỏng vấn học sinh) và
thảo luận.
- Giao lưu văn nghệ giữa - Ban văn
cha mẹ học sinh, giáo viên nghệ và
và học sinh.
thẩm mỹ.
- Chiếu video “Điều con - Ban tổ
muốn nói”.
chức sự
- Chia cha mẹ học sinh kiện.
thành 4 nhóm để thảo luận. - Cha mẹ
Mỗi nhóm thảo luận 1 câu học sinh và
hỏi từ 1 đến 4, riêng câu 5 giáo viên
cả 4 nhóm cùng thực hiện. chủ nhiệm.
Sản phẩm trình bày trên
giấy A0.
Câu hỏi thảo luận:
1. Những điều gì ở các con
hiện nay mà các anh chị


16
thấy rằng tốt hơn thế hệ
chúng ta ngày xưa?
2. Những điều gì ở các con

hiện nay mà các anh chị cho
rằng không ổn/ không được
như các thế hệ trước đây?
3. Những điều gì từ gia đình
có tác động tích cực tới sự
phát triển của các con?
4. Những điều gì từ gia đình
có tác động tiêu cực tới sự
phát triển của các con?
5. Các bậc cha mẹ hiện nay
đang gặp các vấn đề khó
khăn gì khi dạy con?
(6) Mong ước của cha mẹ - Các cha mẹ ghi các điều
học sinh với con mình.
mong muốn con làm, khơng
mong muốn con làm trên
poster đã được học sinh
chuẩn bị và trang trí sẵn.
(7) Ban đại diện cha mẹ học - Trao đổi, thống nhất kế
sinh thống nhất kế hoạch hoạch.
hoạt động trong năm học.
Kì họp
(1) Báo cáo kết quả học tập - Video học sinh làm báo
cha mẹ
và nền nếp học kì I của cáo kết quả học kì I, những
học sinh trường, của lớp, của học điểm hạn chế cần khắc
thứ hai
sinh với cha mẹ học sinh; phục, phương hướng cố
lớp 11,
phương hướng cố gắng gắng trong học kì II.

chủ đề
trong học kì II.
“Phụ
(2) Thư học sinh gửi đến cha - Giáo viên chủ nhiệm
huynh
mẹ học sinh tổng kết các kết chuyển thư của từng học
đồng
quả đã đạt được trong học kì sinh đến cha mẹ các em.
hành
I lớp 11, những điểm thiếu sót
cùng con cần khắc phục, trình bày tâm
u”
tư, nguyện vọng của học sinh
gửi đến cha mẹ mình và lời
hứa sẽ cố gắng trong học kì II
tới.
(3) Video trường học của - Giáo viên chủ nhiệm
các loài thú.
chiếu video để cha mẹ học
sinh xem và suy ngẫm.
Link xem:
/>watch?v=-WQShsRS6sQ

- Ban học
tập chuẩn bị
sẵn poster
và dán lên
tường.
- Ban đại
diện cha mẹ

học sinh.
- Ban học
tập và ban
nền nếp.

- Ban nền
nếp phụ
trách đôn
đốc học
sinh viết
thư.

- Giáo viên
chủ nhiệm.


17
(4) Giới thiệu các khối thi,
ngành thi liên quan, các
phương án tuyển sinh vào
các trường đại học, cao
đẳng. Điểm mới trong
tuyển sinh đại học cao
đẳng.
(5) Văn nghệ
(6) Tư vấn cha mẹ học sinh
trong cách giáo dục con
mình: Toạ đàm với chủ đề
“Phụ huynh đồng hành
cùng con yêu”.


(7) Tổ chức trò chơi “Phụ
huynh đồng hành cùng con
yêu” liên quan đến chủ đề
tư vấn tâm lý để giúp cha
mẹ học sinh trong việc
đồng hành cùng con u.

- Đại diện các nhóm trình
bày, có sử dụng
powerpoint / sưu tầm
video minh hoạ.

- Ban học
tập.

- Học sinh trình bày một số
tiết mục chủ đề về tình cảm
gia đình.
- Toạ đàm, trao đổi để chia
sẻ phương pháp, kĩ thuật
giúp cha mẹ đồng hành
cùng con:
+ Giới thiệu “Kĩ thuật bánh
mì kẹp thịt”. (Phương pháp
này đề xuất cách thức để cha
mẹ học sinh đưa ra những
góp ý, phê bình khi con mình
cịn hạn chế về một mặt nào
đó. Muốn phê bình, nhắc

nhở con trước hết hãy đưa ra
lời khen con mình về những
mặt tích cực (lớp bánh mì
thứ nhất), sau đó đến lời
nhắc nhở phê bình về khuyết
điểm, hạn chế của con (lớp
kẹp thịt), rồi cuối cùng là
những lời động viên, khích
lệ để con mình tiến bộ (lớp
bánh mì thứ hai).
+ Thảo luận, trao đổi.
- Trị chơi “Phụ huynh
đồng hành cùng con yêu”
Luật chơi: 10 câu hỏi trắc
nghiệm liên quan đến chủ
đề tư vấn tâm lý để giúp
cha mẹ học sinh trong việc
đồng hành cùng con. Thời
gian chơi là 1 phút/câu.
Hình thức chơi: cá nhân.
Cha mẹ học sinh tiến hành
chơi bằng cách vào trang
joinmyquiz.com (qua di
động và nhập mã số, điền
tên phụ huynh và tiến hành

- Ban văn
nghệ và
thẩm mỹ.
- Giáo viên

chủ nhiệm
và ban tư
vấn tâm lý.

- Ban tổ
chức sự
kiện.


18
chơi. Hết thời gian chơi sẽ
hiện kết quả để mỗi cha
mẹ học sinh xem, suy
ngẫm và tự điều chỉnh.
(8) Ban đại diện cha mẹ học - Trao đổi, thống nhất kế - Ban đại
sinh công bố quỹ và dự kiến hoạch.
diện cha mẹ
hoạt động trong kì tới.
học sinh.
Kì họp
Họp cả cha mẹ học sinh và
cha mẹ
học sinh.
học sinh (1) Báo cáo kết quả học tập - Đại diện học sinh báo cáo - Ban học
thứ ba
và nền nếp học kì II lớp 11 có chuẩn bị cả powerpoint tập và ban
lớp 11,
của trường, của lớp.
để minh hoạ.
nền nếp.

chủ đề
(2) Ước mơ chọn ngành - Chiếu video học sinh đã - Ban học
“Ước
nghề của học sinh lớp chủ chuẩn bị về ngành nghề tập.
mơ của nhiệm.
từng em mơ ước và nguyện
con - kỳ
vọng thi vào trường đại
vọng của
học, cao đẳng mà học sinh
cha mẹ”
thích, lời hứa cố gắng trong
năm học cuối cấp của học
sinh gửi đến cha mẹ trong
video.
(3) Toạ đàm trao đổi theo - Toạ đàm, trao đổi để định - Ban tư
chủ đề “Ước mơ của con – hướng giúp học sinh có thể vấn tâm lý,
kỳ vọng của cha mẹ”
truyền đạt với cha mẹ một học sinh,
cách thích hợp, bày tỏ được giáo viên
ước mơ, nguyện vọng của chủ nhiệm
mình. Cha mẹ có thể thay và cha mẹ
đổi cách tương tác, lắng học sinh.
nghe con, chuyển từ áp đặt
sang hỗ trợ. Cha mẹ phải
hiểu con thì mới hỗ trợ con
tốt nhất.
(4) Thưởng học sinh giỏi, - Trao thưởng.
- Ban đại
học sinh tiên tiến và quà

diện cha mẹ
riêng của mỗi cha mẹ học
học sinh.
sinh dành cho con mình.
(5) Văn nghệ.
- Giao lưu văn nghệ giữa - Ban văn
cha mẹ học sinh, giáo viên nghệ và
và học sinh.
thẩm mỹ.
(6) Thống nhất kế hoạch - Trao đổi và thống nhất.
- Giáo viên
phối hợp giữa gia đình và
chủ nhiệm,
nhà trường để rèn luyện
cha mẹ học
trong hè cho học sinh.
sinh.
(7) Ban đại diện cha mẹ học - Trao đổi, thống nhất kế - Cha mẹ
sinh công bố quỹ, thảo luận hoạch.
học sinh.


19
- Đối với họp cha mẹ học sinh lớp 12:
Chủ đề
Kì họp
cha mẹ
học sinh
thứ nhất
lớp 12,

chủ đề
“Định
hướng
cho con”

Mục tiêu -Nội dung

(1) Thông báo phương
hướng hoạt động của
trường, của lớp trong
năm học mới.
(2) Xu hướng chọn ngành
nghề hiện nay, điểm
chuẩn vào trường đại học
cao đẳng năm vừa rùi, các
hình thức xét tuyển kết
hợp trong tuyển sinh của
các trường đại học cao
đẳng; cơ hội việc làm khi
tốt nghiệp đại học, cao
đẳng.
(3) Thảo luận biện pháp
phối hợp giữa cha mẹ học
sinh, giáo viên chủ nhiệm,
học sinh để tăng chất
lượng học tập, nền nếp
lớp, hướng tới kì thi
THPT Quốc Gia năm tới,
kì thi đánh giá năng lực.
(4) Game show trắc

nghiệm hiểu nhau giữa
cha mẹ học sinh và con
mình.

(5) Lá thư cha mẹ học sinh
gửi đến con và những món
quà động viên con trong
năm học cuối cấp.
(6)Ban đại diện cha mẹ
học sinh, thống nhất kế
hoạch hoạt động trong
năm học.

Cách thức tổ chức

Người
thực hiện

Họp cả cha mẹ học sinh và
học sinh.
- Giáo viên báo cáo có - Giáo viên
chuẩn bị cả powerpoint để chủ nhiệm.
minh hoạ.
- Đại diện học sinh thuyết - Ban học
trình có sử dụng hình ảnh, tập.
bảng biểu bằng
powerpoint.

- Giáo viên chủ nhiệm tổ
chức toạ đàm, trao đổi

giữa cha mẹ học sinh và
học sinh về các nội dung
trên.

- Giáo viên
chủ nhiệm,
cha mẹ học
sinh và học
sinh lớp
chủ nhiệm.

- Cả cha mẹ học sinh và
học sinh cùng tham gia
game show trắc nghiệm và
đối chiếu kết quả để thấy
mức độ hiểu nhau giữa cha
mẹ học sinh và con mình,
để điều chỉnh.
- Mỗi cha mẹ học sinh sẽ
chuẩn bị riêng bức thư và
món qùa cho con mình và
gửi đến con trong buổi
họp phụ huynh.
- Trao đổi, thống nhất kế
hoạch.

- Ban tổ
chức sự
kiện.


- Cha mẹ
học sinh.

- Ban đại
diện cha
mẹ học
sinh.


20
Kì họp
cha mẹ
học sinh
thứ hai
lớp 12,
chủ đề
“Tơn
trọng
nguyện
vọng
chọn
ngành
nghề của
con”

(1) Báo cáo kết quả học
tập và nền nếp học kì I của
trường, của lớp, của học
sinh với cha mẹ học sinh;
phương hướng cố gắng

trong học kì II của năm
học cuối cấp.
(2) Thư của học sinh gửi
cha mẹ học sinh: Những
tâm tư, nguyện vọng của
học sinh khi chọn ngành
nghề và muốn được cha
mẹ lắng nghe, chuyển từ
áp đặt sang hỗ trợ, tôn
trọng và thấu hiểu.
(3) Tìm hiểu về các
trường đại học, cao đẳng,
trung cấp. Điểm mới trong
tuyển sinh năm nay so với
các năm trước.
(4) Chương trình văn
nghệ.
(5) Tư vấn với cha mẹ học
sinh trong việc hướng con
chọn ngành nghề thích
hợp và cha mẹ học sinh
cũng cần tơn trọng nguyện
vọng của con mình.
(6) Tổ chức trò chơi liên
quan đến tư vấn tâm lý
cha mẹ học sinh trong việc
định hướng con chọn
ngành nghề thích hợp.

- Đại diện ban học tập và

ban nền nếp báo cáo kết
quả học kì I, phương
hướng cố gắng trong học
kì II có chuẩn bị cả
powerpoint và hình ảnh
minh hoạ.
- Giáo viên chủ nhiệm
chuyển thư của từng học
sinh đến cha mẹ học sinh.

- Ban học
tập và ban
nền nếp.

- Đại diện các nhóm trình
bày, có sử dụng
powerpoint/ sưu tầm
video minh hoạ.

- Ban học
tập.

- Học sinh trình bày một
số tiết mục chủ đề về tình
cảm gia đình.
- Giáo viên chủ nhiệm tổ
chức toạ đàm, trao đổi
thảo luận cách thức tư vấn
hướng nghiệp của cha mẹ
học sinh dành cho con

mình với chủ đề “Tơn
trọng nguyện vọng chọn
ngành nghề của con”.
- Tổ chức trò chơi “Bố mẹ
hiểu con nhất”. Luật chơi:
Có 10 câu hỏi trắc nghiệm
ứng với 10 slide về các vấn
đề tuyển sinh vào các
trường đại học cao đẳng,
các áp lực trong năm học
cuối cấp của học sinh, các
tình huống giả định khi có
mâu thuẫn trong chọn lựa
ngành nghề theo ước mơ
của con với kỳ vọng của
gia đình…Chia cha mẹ
học sinh thành 4 nhóm để

- Ban văn
nghệ và
thẩm mỹ.
- Giáo viên
chủ nhiệm
và ban tư
vấn tâm lý.

- Ban nền
nếp phụ
trách đôn
đốc học

sinh viết
thư.

- Ban tổ
chức sự
kiện.


21

Kì họp
cha mẹ
học sinh
thứ ba
lớp 12,
chủ đề
“Lễ tri
ân và
trưởng
thành”

trả lời. Nhóm nào trả lời
đúng nhiều nhất sẽ nhận
được 1 phần quà.
(7) Ban đại diện cha mẹ - Trao đổi, thống nhất kế - Ban đại
học sinh công bố quỹ và hoạch hoạt động.
diện cha
dự kiến hoạt động trong
mẹ học
học kì tới.

sinh.
Họp cả cha mẹ học sinh,
giáo viên bộ môn, học sinh.
- Báo cáo kết quả học tập - Đại diện ban học tập và - Ban học
và nền nếp học kì II của ban nền nếp báo cáo kết tập và ban
trường, lớp.
quả.
nền nếp.
- Tổ chức lễ tri ân và - Tổ chức lễ tri ân và
trưởng thành cho học sinh trưởng thành cho học sinh:
+ Chương trình văn nghệ - Ban văn
tri ân các thầy giáo, cô nghệ và tất
giáo, cha mẹ học sinh.
cả học sinh
trong lớp.
+ Đại diện cha mẹ học - Ban đại
sinh phát biểu tri ân, gửi diện cha
lời cảm ơn của cha mẹ học mẹ học
sinh đến các thầy giáo, cô sinh.
giáo, lời cảm ơn của học
sinh đến các thầy cô.
+ Video học sinh làm gửi - Ban tổ
lời cảm ơn đến tất cả các chức sự
thầy giáo, cô giáo và đến kiện.
cha mẹ.
+ Giáo viên chủ nhiệm - Giáo viên
phát biểu và dặn dò học chủ nhiệm.
sinh.
+ Đại diện học sinh phát - Đại diện
biểu tri ân và cảm ơn.

học sinh.
+ Liên hoan, chụp ảnh lưu - Ban văn
niệm và giao lưu văn nghệ và
nghệ.
thẩm mỹ,
cha mẹ học
sinh và
giáo viên.

c. Thực nghiệm
Tôi và các đồng nghiệp đã tiến hành thực nghiệm nhiều buổi họp cha mẹ
học sinh theo chủ đề, cụ thể:


22
- Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất: 5 chủ đề gồm có “Thấu hiểu để đồng
hành cùng con”; “Sự thất bại của nghề làm cha mẹ”; “Phụ huynh đồng hành cùng
con yêu”; “Tôn trọng nguyện vọng chọn ngành nghề của con”; “Lễ tri ân và
trưởng thành”.
- Trường THPT Nguyễn Huệ: 1 chủ đề “Sự thất bại của nghề làm cha mẹ”.
Dưới đây là một số video do học sinh thực hiện để gửi đến các cha mẹ học
sinh và hình ảnh một số buổi họp cha mẹ học sinh mà tôi và các đồng nghiệp đã
thực nghiệm giải pháp này:
+ Kì họp cha mẹ học sinh thứ hai lớp 10, chủ đề “Thấu hiểu để đồng hành
cùng con”:
Link xem video 1: />Link xem video 2: />Link xem video 3: />+ Kì họp cha mẹ học sinh thứ nhất lớp 11, chủ đề “Sự thất bại của nghề làm
cha mẹ” thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Huệ và THPT Chuyên Nguyễn Tất
Thành.

Hình ảnh 1: Lời nhắn của cha mẹ học sinh với học sinh.

+ Kì họp cha mẹ học sinh thứ hai lớp 11, chủ đề “Phụ huynh đồng hành
cùng con yêu” thực nghiệm tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành.
Link xem video 4: />Một số hình ảnh họp cha mẹ học sinh:


23

Hình ảnh 2: Thư học sinh gửi đến cha mẹ học sinh.

Hình ảnh 3: Cha mẹ học sinh xem clip do học sinh thực hiện.

Hình ảnh 4: Cha mẹ học sinh nghe giới thiệu các khối thi, ngành thi liên quan,
các phương án tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.
+ Kì họp cha mẹ học sinh thứ hai lớp 12, chủ đề “Tôn trọng nguyện vọng
chọn ngành nghề của con” tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành.


24

Hình ảnh 5: Cha mẹ học sinh nghe học sinh giới thiệu tìm hiểu về các trường
đại học, cao đẳng, trung cấp.
2.3.2. GIẢI PHÁP 2: THIẾT KẾ SINH HOẠT LỚP THEO HÌNH
THỨC MỚI – SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ
a. Công tác chuẩn bị chung cho giờ sinh hoạt lớp
- Đối với học sinh: Xây dựng các ban hoạt động của lớp gồm ban cán sự
lớp, ban tổ chức sự kiện, ban nền nếp, ban học tập, ban văn nghệ và thẩm mỹ, ban
quản lý tài chính và thiện nguyện. Các ban sẽ bầu nhóm trưởng, thư kí, thủ quỹ
và cùng bàn bạc, thống nhất nhiệm vụ được giáo viên giao cho ban mình.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm:
+ Lên kế hoạch cụ thể sinh hoạt lớp theo từng chủ đề, dự kiến các hoạt động

các ban học sinh cần chuẩn bị và thực hiện trong buổi sinh hoạt lớp.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban, theo dõi tiến độ, đôn đốc, tư
vấn, chỉnh sửa nội dung thực hiện cho từng ban hoạt động.
+ Nhận xét kết quả làm việc của các ban, của học sinh trong lớp cuối mỗi
chủ đề. Nhấn mạnh các bài học kinh nghiệm học sinh rút ra được ứng với mỗi chủ
đề sinh hoạt lớp.
b. Xây dựng các chủ đề và cách thức tổ chức sinh hoạt lớp: Các chủ đề
sinh hoạt lớp được xây dựng phù hợp với quá trình học tập và phát triển tâm sinh
lý học sinh từ lớp 10 đến lớp 12. Các chủ đề tôi thiết kế đã đảm bảo:
+ Có tính giáo dục cao như giáo dục về an tồn giao thơng, tư vấn hướng
nghiệp, giáo dục giới tính, giáo dục kĩ năng sống…
+ Nội dung chủ đề đã xây dựng gần gũi, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
học sinh, với lứa tuổi, phù hợp với thực tiễn hoạt động của nhà trường.
+ Chủ đề đảm bảo tính vừa sức, phát huy được năng lực và phẩm chất học sinh.


25
Bảng dưới đây là các chủ đề sinh hoạt lớp của 3 khối THPT tôi đã thiết kế.
Trong phần phụ lục, tơi cũng trình bày cụ thể nhiều kế hoạch sinh hoạt lớp theo
chủ đề của khối 10,11,12.
- Đối với sinh hoạt lớp khối 10:
Thời
gian

Chủ đề

Chủ đề 1: “Tự
hoàn thiện bản
Tháng thân và xác định
9

mục tiêu của bản
thân” (2 tiết).
Chủ đề 2:
“An tồn giao
thơng” (2 tiết).

Chủ đề 3:
“Trao đổi về
phương pháp
học tập tích cực
tại trường trung
học phổ thơng”
Tháng (2 tiết).
10
Chủ đề 4:
“Những người
phụ nữ tôi yêu”
(2 tiết).
Tháng Chủ đề 5: “Em
11
u trường em”
(4 tiết).
Chủ đề 6:
“Tìm hiểu
truyền thống văn
hố địa phương”
(2 tiết).

Mục tiêu của chủ đề
+ Học sinh hiểu được thế nào là tự hoàn thiện bản thân,

sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị
đạo đức tiến bộ.
+ Học sinh hiểu được vai trò của việc xác định mục tiêu và
xây dựng kế hoạch cụ thể để hoàn thiện bản thân.
+ Học sinh nêu được các kiến thức cơ bản về luật giao
thông, nhận biết các biển báo giao thông, các quy định
học sinh cần tuân thủ khi tham gia giao thông.
+ Vận dụng kiến thức về luật giao thơng để xử lí
những tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
+ Học sinh nâng cao được ý thức chấp hành luật giao
thông trong học đường và trong cộng đồng.
+ Học sinh hiểu được phương pháp học tập tích cực.
+ Học sinh xây dựng cho mình phương pháp học tập
phù hợp với điều kiện và khả năng học tập của bản thân.
Học sinh vận dụng phương pháp học tập tích cực vào
các tiết học, mơn học cụ thể.
+ Có ý thức sẵn sàng giúp đỡ bạn khắc phục khó khăn,
học theo phương pháp học tập tích cực.
+ Học sinh thấy được nét đẹp, vai trị, những cống hiến
của những người phụ nữ xung quanh mình: mẹ, bà, các
bạn nữ, …
+ Có thái độ trân trọng những người phụ nữ xung
quanh mình, biết ứng xử, thể hiện hành vi phù hợp
trong các mối quan hệ với mẹ, bà, các bạn nữ…
+ Học sinh hiểu được ý nghĩa của Ngày Nhà Giáo Việt
Nam, giá trị của truyền thống “Tơn Sư Trọng Đạo”.
+ Có thái độ kính trọng và biết ơn thầy, cơ giáo, có hành vi
ứng xử đúng mực với thầy, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi.
+ Học sinh hiểu được những đặc điểm những truyền
thống văn hố của địa phương.

+ Học sinh tự hào, tơn trọng những truyền thống văn
hố địa phương; khơng đồng tình với những hành vi,
biểu hiện đi ngược lại truyền thống đó.
+ Học sinh biết hành động để giữ gìn và phát huy những
truyền thống văn hoá địa phương.


×