Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh sử dụng hình vẽ, mô hình trực quan khi học phần văn hóa cổ đại phương đông và phương tây, lịch sử 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT HƯNG KHÁNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG HÌNH
VẼ, MƠ HÌNH TRỰC QUAN KHI HỌC PHẦN VĂN HĨA CỔ ĐẠI
PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY, LỊCH SỬ LỚP 10.
( Lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo)

Tác giả : Lương Thị Như Trang
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm Lịch sử
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hưng Khánh

Yên Bái, ngày 25 tháng 01 năm 2022


1

Nội dung

Trang

Mục lục
I.Thông tin chung về sáng kiến

2

1. Tên sáng kiến


2

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

2

3. Phạm vi áp dụng sáng kiến

2

4. Thời gian áp dụng sáng kiến

2

5. Tác giả

2

II.Mơ tả giải pháp sáng kiến

2

1. Tình trạng giải pháp sáng kiến

2

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

3


a. Mục đích của giải pháp

3

b. Nội dung các giải pháp

3

Những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến so với các sáng
kiến đã, đang được áp dụng:

3

Nội dung, cách thức, các bước thực hiện của giải pháp:

4

Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề

4

Thực trạng của vấn đề

5

Giải quyết vấn đề.

6

3. Khả năng áp dụng của sáng kiến


15

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp

16

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

17

6. Các thông tin cần được bảo mật

17

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.

17

III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

19

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

19


2


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh sử dụng hình
vẽ, mơ hình trực quan khi học phần văn hóa cổ đại phương Đông và Phương
Tây, Lịch sử 10
2. Lĩnh vực sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Phạm vi sáng kiến:
Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến này áp dụng cho học sinh lớp 10 khi
học nội dung Văn hóa cổ đại trong chủ đề: Xã hội cổ đại , Lịch sử lớp 10
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 12
năm 2021 và Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022.
5. Tác giả :
Họ và tên: Lương Thị Như Trang
Năm sinh: 1985
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm Lịch sử
Nơi làm việc: Trường THPT Hưng Khánh
Địa chỉ liên hệ: Thôn 4- Hưng Khánh- Trấn Yên- Yên Bái
Điện thoại: 0972.977630
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp
Mơn Lịch sử có một vị trí vơ cùng quan trọng đã cung cấp một khối
lượng kiến thức cơ bản về xã hội loài người, giúp các em hiểu được quá khứ
và có khả năng dự báo được tương lai. Đặc biệt là giúp học sinh hiểu được lịch
sử và văn hố của dân tộc để qua đó góp phần giáo dục tinh thần yêu quê hương,
yêu đất nước Việt Nam. Nhưng do đặc điểm của việc dạy và học lịch sử không
trực tiếp tiếp xúc với quá khứ, không trực tiếp quan sát sự kiện, nên việc tiếp
cận lịch sử trong khoảng không gian và thời gian rộng là một vấn đề khó khăn,
cho nên trong khi học tập bộ môn lịch sử các em tỏ ra không hứng thú, mặn mà
với bộ mơn học này. Ngồi ra, Lịch sử là một trong những mơn học có khối



3

lượng kiến thức phải nhớ nhiều, phải biết nhiều, hiểu nhiều (khơng phải học
thuộc như trước), điều đó địi hỏi người giáo viên phải khơng ngừng tìm tịi,
sáng tạo các phương pháp dạy học đơn giản mà học sinh có thể hiểu bài, nắm
bài ngay tại lớp nhất là khi khối lượng kiến thức các em phải nhớ càng ngày
càng nhiều trong khi thời lượng học trên lớp chỉ có 1 hoặc 2 tiết/tuần. Vì thế là
một giáo viên giảng dạy lịch sử ở trường THPT, tôi luôn trăn trở trong mỗi tiết
dạy của mình làm sao phát huy được tính chủ động tích cực trong tư duy nhân
thức của học sinh trong quá trình học tập. Với mong muốn phát huy được tư
duy sáng tạo và tính tích cực của học sinh để các em học mà “biết” và “hiểu”
được lịch sử một cách khoa học, đúng đắn và chuẩn xác về “bản chất” lịch sử,
đánh giá nhận xét đúng về lịch sử, các em đặt mình vào thời điểm quá khứ mà
hiểu lịch sử, rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong học tập và
cuộc sống. Đặc biệt hơn là làm sao đề nâng cao chất lượng dạy, học môn lịch
sử, làm sao để các em học sinh u thích mơn sử và học mơn lịch sử có hiệu
quả.
Chính vì những lý do trên, tơi mạnh dạn đưa lên một số kinh nghiệm nhỏ
của mình trong dạy học lịch sử nhằm đáp ứng những yêu cầu được quan tâm
hiện nay là Đổi mớí phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác giáo dục. Nên tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh
sử dụng hình vẽ, mơ hình trực quan khi học phần văn hóa cổ đại phương Đông
và Phương Tây, Lịch sử 10 .
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
Mục đích của sáng kiến
Thực hiện sáng kiến Hướng dẫn học sinh sử dụng hình vẽ và mơ hình khi
học nội dung Văn hóa cổ đại phương Đơng và phương Tây, khơng ngồi mục
đích phát huy tính tích cực trong nhận thức và tư duy của học sinh, Chú trọng
rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để

tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt
ra trong bài học. Nhằm góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và


4

học môn lịch sử trong trường THPT Hưng Khánh, đáp ứng yêu cầu của xã hội
trong thời kì hội nhập, đổi mới dạy học lịch sử trở thành một yêu cầu cấp thiết
góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về vị trí cũng như tầm quan trọng của
bộ môn lịch sử đối với việc giáo dục thế hệ trẻ.
Để nâng cao chất lượng giáo dục bằng đổi mới phương pháp giảng dạy
góp phần khơng nhỏ cho việc phát huy các phẩm chất, năng lực cần có của học
sinh ngay từ đầu năm học, tôi đã thực nghiệm tại lớp 10A1 ( năm học 20202021) và 2 lớp 10B4, và 10B6 (năm học 2021- 2022).
Nội dung giải pháp
Những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến so với các sáng kiến đã,
đang được áp dụng:
Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học có tác dụng tốt trong việc
phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của học sinh trong học tập nhiều bộ
môn ở trường THPT đặc biệt là môn Lịch sử. Tuy nhiên, đa số đó là các thiết
bị, đồ dùng có sẵn như tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ dùng để minh họa cho nội dung
bài học, học sinh sẽ thụ động tiếp nhận các đồ dùng trực quan nhờ đó các em
có thể nhìn, xem, biết hoặc đánh giá được sự kiện lịch sử. Còn trong đề tài này
tác giả muốn phát huy phẩm chất, năng lực, tính chủ động, năng động, tích cực,
tư duy độc lập và sáng tạo của người học, các em sẽ phải thảo luận, sáng tạo ra
các hình vẽ hoặc tự làm đồ dùng trực quan để minh họa cho nội dung kiến thức
về thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây. Thay bằng việc ghi
lại nội kiến thức bài học bằng chữ, học sinh sẽ tìm hiểu, nghiên cứu bài trong
sách giáo khoa và sưu tầm tài liệu bên ngồi có liên quan đến bài học sau đó
tóm tắt lại nội dung bài học đó bằng những hình vẽ đơn giản hoặc tự mình làm
ra các mơ hình kiến trúc tiêu biểu trong bài học. Qua đó phát huy năng lực tự

học, tự nghiên cứu, sáng tạo của học sinh và để tăng tính hấp dẫn trong giờ học,
góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học Lịch sử tại trường THPT
Hưng Khánh.
Nội dung, cách thức, các bước thực hiện của giải pháp:


5

Sáng kiến : Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh sử dụng hình vẽ, mơ
hình trực quan khi học phần văn hóa cổ đại phương Đơng và Phương Tây, Lịch
sử 10 . Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bao gồm 3 vấn đề lớn:
Phần I: Mở đầu
Trong phần này nêu lý do chọn sáng kiến và kế hoạch nghiên cứu sáng
kiến
Phần II: Nội dung
Gồm 2 nội dung cơ bản
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lí luận
Căn cứ vào nghị quyết Nghị quyết 29-NQ/TƯ( ngày 4/11/2013) về đổi
mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế.
Trong văn kiện Đại hội Đảng XII (tháng 1/2016), Đảng ta đưa ra đường
lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác
định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang
tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế
kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy
người, dạy chữ, dạy nghề”.
Tại Đại hội Đảng lần thứ XIII (2021) đã chỉ rõ phải tiếp tục đẩy mạnh
hơn nữa việc thực hiện chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo và nêu những điểm mới trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo giai đoạn 5 năm 2021-2025, trong đó nhấn mạnh chuyển
mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình
thức học tập đa dạng, các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học;
giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đào tạo
con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công


6

dân, xã hội, có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông
tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế.
Vì vậy, thực hiện theo chủ trương của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và các
công văn chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái về đổi mới nội dung,
phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực người học, cá nhân
tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh bằng cách cho
các em được tự làm, tự sáng tạo đồ dùng trực quan trong giờ học, việc này
không chỉ giúp các em học sinh nắm được nội dung bài học nhanh hơn, không
gượng ép hay gây áp lực cho học sinh. Thậm chí hình thức này khiến cho các
em cởi mở hơn, hào hứng hơn theo kiểu “ Học mà chơi, chơi mà học” trong
mỗi tiết học.
2. Cơ sở thực tiễn
Trường THPT Hưng Khánh có 19 lớp với tổng số hơn 800 học sinh.
Điểm đầu vào của học sinh không cao và đại đa số học sinh là con em của các
gia đình làm nơng nghiệp nên việc đầu tư cho học tập còn chưa được chú trọng.
Nhiều học sinh chưa xác định được động cơ và mục đích học tập nên chưa thực
sự coi trọng việc học tập. Trong đó có môn Lịch sử, với lượng kiến thức khá
dài, cùng nhiều sự kiện khô khan nên các em cũng không hào hứng với bộ môn
, dẫn tới thái độ và tinh thần học tập đối với môn học này chưa cao.

Về phía bản thân tơi đánh giá cao việc sử dụng tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ,
mơ hình vào dạy học lịch sử, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
lịch sử ngày càng có vai trị tích cực hơn trong việc tái hiện và truyền tải kiến
thức lịch sử. Tuy nhiên, để lôi cuốn học sinh, làm cho các em hào hứng, tích
cực, chủ động tiếp thu những kiến thức lịch sử tưởng chừng khô cứng như
những khái niệm, sự kiện, hiện tượng lịch sử thì cần hướng dẫn các em chuẩn
bị hoặc làm các mơ hình để khai thác khả năng tư duy của học sinh, rèn luyện
kĩ năng vẽ sơ đồ dựa trên kênh chữ trong sách giáo khoa, kích thích tư duy và
hứng thú học tập cho học sinh đồng thời các em sẽ hiểu bài và nhớ bài lâu hơn.


7

Từ những căn cứ trên, tôi đã tiến hành hướng dẫn học sinh dựa trên kênh
chữ trong sách giáo khoa minh họa lại nội dung bài học bằng những hình vẽ,
mơ hình tự làm về văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây khi học chủ đề
Xã hội cổ đại, Lịch sử lớp 10. Qua đó, kích thích tư duy và tạo hứng thú học
tập cho học sinh đồng thời các em sẽ hiểu bài và nhớ bài lâu hơn.
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây học sinh ít hứng thú với mơn khoa học xã hội,
đặc biệt là Lịch sử. Học sinh coi đây là mộn học thuộc. Theo tôi, một trong
những nguyên nhân khiến các em không hào hứng với những kiến thức lịch sử
là do chưa thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực để lối cuốn
học sinh và sử dụng các đồ dùng trực quan, thiết bị chưa phát huy được hiệu
quả.
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông rất đa dạng
và phong phú, mỗi loại có nội dung, vai trị và ý nghĩa khác nhau, nên cách sử
dụng cũng khác nhau.Vì thế mỗi giáo viên cần phải nắm vững để sử dụng cho
đúng và thích hợp ở từng bài thì kết quả dạy và học mới đạt hiệu quả cao. Trong
quá trình dạy học, nếu như chúng ta chỉ giảng cho học sinh ghi bài và nhớ một

cách máy móc sẽ khơng đạt hiệu quả lơgíc cao. Giáo viên cho học sinh ghi theo
lối thụ động làm cho học sinh khó nhớ nội dung, gây nhàm chán, não khước từ
và bỏ quên kiến thức. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy chúng ta sử nhưng
hình vẽ, mơ hình trực quan sinh động mà các em tự làm thì sẽ rất hứng thú, tích
cực tiếp thu bài học như thế thì sẽ tạo nên những biểu tượng từ đó các khái
niệm sẽ xuất hiện, đi sâu hơn vào bài các em sẽ hiểu chi tiết hơn và hiểu được
bản chất của vấn đề lịch sử mà bài học nêu ra. Từ chỗ đã hiểu rõ được bản chất
của các sự kiện, hiên tượng sẽ rất dễ đưa các em đến u thích với mơn học,
góp phần vào việc nâng cao chất lượng mơn Lịch sử.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Xây dựng nội dung bài học và phương pháp dạy hợp lý.


8

Trong dạy học lịch sử việc sử dụng hình ảnh, sơ đồ, là việc làm rất cần
thiết và là một trong những nguyên tắc cần phải tuân theo. Nhưng do yêu cầu
của việc dạy học Lịch sử, mục tiêu giáo dục của môn học và mục tiêu của từng
bài cụ thể giáo viên không thể “ lạm dụng” các đồ dùng trực quan nếu không
việc dạy học lại trở nên sa đà, hoặc là “ cháy giáo án”. Từ đó, tôi xác định rõ
mục tiêu của bài dạy dựa theo “ Chuẩn kiến thức kĩ năng” của từng bài và lựa
chọn những kiến thức nên đưa vào bài học và thời điểm nào đưa vào là hợp lý
2. Minh họa cụ thể trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng hình vẽ,
mơ hình trực quan khi học phần văn hóa cổ đại phương Đông và Phương
Tây, Lịch sử 10
Trong Chủ đề Xã hội cổ đại được tiến hành dạy 4 tiết, tuy nhiên trong
sáng kiến này tôi chỉ áp dụng khi dạy tiết 3,4 phần Văn hóa cổ đại phương
Đơng và Phương Tây.
2.1.Hướng dẫn học sinh sử dụng hình vẽ minh họạ cho nội dung bài
học.

Ở năm học trước, khi chưa thực hiện sáng kiến này GV hướng dẫn HS
tìm hiểu các thành tựu văn hóa cổ đại phương Đơng và phương Tây bằng cách
lập bảng so sánh từng lĩnh vực theo nhóm , sau đó các nhóm cử đại diện của
mình lên trình bày sản phẩm của nhóm mình theo từng lĩnh vực Lịch, Thiên
văn học, chữ viết, khoa học, nghệ thuật. GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung
rồi kết luận.
Tuy nhiên, trong sáng kiến mà cá nhân tôi đã áp dụng khi dạy tiết 3, 4
chủ đề Xã hội cổ đại thì sau khi học song nội dung về Cơ sở hình thành, điều
kiện tự nhiên và tổ chức chính trị và xã hội các quốc gia cổ đại phương Đông
và phương Tây, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và bốc thăm chọn nhiệm vụ
của mỗi nhóm: Minh họa nội dung kiến thức trong sách giáo khoa về các thành
tựu văn hóa cổ đại phương Đơng hoặc phương Tây bằng những hình vẽ, mơ
hình trực quan. Các em trong nhóm thảo luận, phân chia nhiệm vụ về nhà đọc


9

và tìm hiểu thêm các tư liệu, hình ảnh ngồi sách giáo khoa về các thành tựu
văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây.
Đến tiết học, GV mời 4 nhóm cử 1 hoặc 3 đại diện lên, trong 15 phút các
nhóm sẽ tóm tắt nội dung kiến thức trong sách giáo khoa thành vẽ hình minh
họa trên bảng về các thành tựu về Thành tựu văn hóa cổ đại Phương Đơng hoặc
thành tựu văn hóa cổ đại Phương Tây.
Sau khi hồn thành,mỗi nhóm cử 1 đại diện lên thuyết trình về sản phẩm
của mình từ 3- 5 phút. Trong quá trình các em trình bày về sản phẩm của nhóm,
cần phải nêu được thành tựu văn hóa nổi bật của xã hội cổ đại Phương Đông
và Phương Tây khái quát như sau:
a. Ở Phương đông:
* Về Lịch pháp và thiên Văn học
- Ra đời sớm do nhu cầu sản xuất nơng nghiệp và trị thủy các dịng sơng

- Nơng lịch: một năm có 365 ngày được chia làm 12 tháng, tuần, ngày và
mùa.
- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời, ngày có 24 giờ.
* Về Chữ viết:
- Người phương đông cổ đại là người đầu tiên phát minh ra chữ viết, đây
là phát minh lớn của loài người.
- Thời gian xuất hiện chữ viết khoảng thiên niên kỷ IV TCN
- Chữ tượng hình, tượng ý, tượng thanh.
- Nguyên liệu để viết: giấy papirut, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre,
lụa.
* Về Văn học:
- Văn học dân gian và văn học viết phát triển với nhiều thể loại như ngạn
ngữ, ca dao, sử thi, thơ ca. Một số tác phẩm như: sử thi Rmayana và Hapharata,
Rig Veda.


10

* Về Toán học: Phát minh ra hệ đếm thập phân, hệ đếm 60; các chữ số
từ 1 đến 9 và số 0, biết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; tính được diện tích
hình trịn, tam giác, thể tích hình cầu, tính được số pi bằng 3,16
* Về Nghệ thuật.
- Một số cơng trình kiến trúc tiêu biểu: Kim tự tháp Ai Cập, thành
Babilon ở Lưỡng Hà, những khu đền tháp kiểu kiến trúc Hinđu ở Ấn Độ
b. Ở phương Tây
* Lịch: dùng dương lịch 1 năm có 365 ngày và 1/4, chính xác hơn.
* Chữ viết: Hệ chữ cái Rơma (chữ Latinh) gồm 26 chữ cái; hồn chỉnh,
đơn giản và rất linh hoạt, được dùng phổ biến hiện nay.
* Văn học: Văn học viết phát triển cao, hình thành các thể loại văn học:
tiểu thuyết, thơ trữ tình, bi kịch, hài kịch. Một số tác phẩm và nhà văn, nhà thơ

nổi tiếng: Iliat và Oodixe; nhà viết kịch tiêu biểu Sơ phốc, Ê-sin..
* Tốn học và các khoa học khác:
- Đạt tới trình độ khái qt hóa và trừu tượng hóa, trở thành nền tảng của
các khoa học
- Một số nhà khoa học nổi tiếng: Talet, Pitago, oclit (toán); Acsimet (vật
lý); Platon, Đêmocrit, Arixtot (triet học); Hipocrat (y hoc); Herodot; Tuxidit
(sử học) ...
* Nghệ thuật.
- Nghệ thuật hoàn mỹ đậm tính hiện thực và tính dân tộc. một số cơng
trình kiến trúc tiêu biểu như đền Pactenon, đấu trường Colide
- Điêu khắc: một số tác phẩm tiêu biểu như tượng lực sĩ ném đĩa, tượng
nữ thần Atena, tượng thần Dớt (khảm ngà voi và vàng), tượng thần vệ nữ Milo..
Sau khi các nhóm trình bày nội dung bài của nhóm mình, giáo viên nhận
xét, và đưa ra câu hỏi cùng học sinh thảo luận về sự phát triển cao hơn của văn
hóa cổ đại phương Tây so với phương Đơng. Giải thích ngun nhân tại sao có
sự phát triển cao đó.


11

Cuối cùng Gv kết luận: Văn hóa cổ đại phương Tây: Phát triển cao, đạt
tới trình độ khái quát và trừu tượng hóa. Có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài tới
quá trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại.
- Nguyên nhân:
+ Do sự phát triển cao của nền kinh tế cơng thương.
+ Bóc lột sức lao động của nơ lệ, giải phóng giai cấp chủ nơ khỏi lao
động chân tay
+ Do giao lưu và tiếp thu thành tựu văn hóa phương Đơng.
Như vậy, qua những nội dung kiến thức đã hướng dẫn cho học sinh tìm
hiểu Tơi đã khắc sâu cho các em về những thành tựu văn hóa phương đơng và

phương Tây thời cổ đại. Qua đó, các em biết được những thành tựu văn hóa cổ
đại nào được áp dụng đến ngày nay. Việc thực hiện phương pháp này vào dạy
học lịch sử đã tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực tìm tòi, sáng tạo,
giúp khắc sâu và nhớ lâu hơn những nội dung kiến thức đã được học. Đồng
thời giúp học sinh hứng thú học tập tốt hơn.
2.2. Hướng dẫn học sinh làm và sử dụng mơ hình trong học tập lịch
sử.
Sau khi học song tiết 2, giáo viên giới thiệu những hình ảnh của các kì
quan của thế giới cổ đại và hướng dẫn học sinh làm các mơ hình. Sau đó, chia
lớp thành 4 nhóm và bốc thăm chọn nhiệm vụ của mỗi nhóm: Làm mơ hình và
giới thiệu về các cơng trình kiến trúc tiêu biểu thời cổ đại: Đấu trường
Colosseum, Cổng thành Ishtar, Kim tự tháp Ai Cập, Đền Pacthernon. Các em
trong nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận và phân chia cơng việc về nhà đọc, tìm
hiểu thêm các tư liệu, hình ảnh ngồi sách giáo khoa và làm mơ hình về các
cơng trình đó.
Đến giờ học, GV mời đại diện của từng nhóm lên nộp sản phẩm và thuyết
trình về cơng trình của nhóm. Các em sẽ có rất nhiều cách sáng tạo khác nhau
khi giới thiệu về những kì quan tiêu biểu này, nhưng nhìn chung sẽ khái quát
những nội dung cơ bản, có thể như sau:


12

ĐẤU TRƯỜNG COLOSSEUM
Là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Công suất chứa lúc mới xây
xong là 50.000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu thi
đấu và trình diễn cơng chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và
72 sau Công Nguyên dưới thời hồng đế Vespasian. Đây là cơng trình lớn nhất
được xây ở Đế chế La Mã. Có kích thước cao 57 m, dài 188 m, rộng 158m.
Tường bên ngoài thoạt đầu có chu vi 545 m và cần phải dùng 100.000

m3 đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt, được thiết kế tốt
đến nỗi mỗi người có thể ra khỏi tịa nhà này trong vịng mấy phút. Bí mật nằm
trong việc sử dụng tài tình các mái vòm cuốn, các hành lang và các bậc lên
xuống dẫn tới chỗ ngồi. Các mái vòm bên trên tầng trệt tạo ra 80 lối vào chỗ
đông người, mỗi lối vào có đánh số giúp khách tìm thấy chỗ ngồi của họ. Một
tấm vải bạt khổng lồ che nắng che mưa thường được căng ra bên trên và trong
các buổi trình diễn đêm, một đèn chùm bằng sắt khổng lồ treo lơ lửng bên trên
đấu trường. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, nó đã bị hư hỏng do thiên nhiên tác
động (động đất).
Colosseum hiện là một điểm du lịch chính ở Roma với hàng ngàn du
khách mỗi năm vào xem bên trong đấu trường.
KIM TỰ THÁP AI CẬP
Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình
vng với bốn mặt bên là tam giác đều. Ở Ai Cập đến nay người ta tìm ra 138
kim tự tháp. Tất cả đều được xây ở tả ngạn sơng Nile, dịng sơng dài nhất thế
giới với hơn 6 nghìn km. Hệ thống kim tự tháp cũng chính là lăng mộ của
những vị Pharaon.
Kheops là một trong những kim tự tháp lớn nhất ở Ai Cập và trên thế
giới. Đây là cơng trình xây dựng làm lăng mộ cho Pharaon Kheops, cùng với
hai kim tự tháp nhỏ hơn là Khafre và Menkaura. Kim tự tháp Kheops được xây
dựng vào khoảng thời gian từ năm 2580-2560 trước cơng ngun. Khi mới
hồn thành, cơng trình này có chiều cao 149,6m. Theo ước tính, kim tự tháp


13

Kheops được xây từ 2,3 triệu khối đá với tổng trọng lượng lên tới 5,9 triệu tấn,
các kim tháp tại Ai Cập được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên ngun khối,
hồn tồn khơng sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi măng
trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá khổng lồ có khi nặng hàng

chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau vơ cùng vững chắc, hồn hảo.
Độ nghiêng các nặt bên Kim tự tháp vào khoảng 51,5 độ, Chiều cao của
mặt nghiêng là 195m. Bốn mặt của Kim tựu tháp nhìn về 4 hướng Chính Bắc,
Chính Nam, chính đơng và chính Tây.
Kim tự tháp là kì quan thế giới duy nhất còn tồn tại hiện nay trong số bảy
kì quan của thế giới cổ đại.
ĐỀN PACTHENON
Là một ngơi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ 5 trước Cơng
ngun ở Acropolis. Đây là cơng trình xây dựng nổi tiếng nhất còn lại của Hy
Lạp cổ đại, và đã được ca ngợi như là thành tựu của kiến trúc Hy Lạp. Các điêu
khắc trang trí của ngơi đền bằng từ đá cẩm thạch trắng. Đền Parthenon là biểu
tượng của sự kết thúc Hy Lạp cổ đại và của nền dân chủ Athena, và được đánh
giá như là một trong những cơng trình văn hóa vĩ đại nhất thế giới.
Tên của đền Parthenon dường như có nguồn gốc từ tượng đài kỷ
niệm Athena Parthenos ở căn phịng phía Đơng cơng trình . Bức tượng này
do Phidias điêu khắc từ ngà voi và vàng; tên gọi cho Athena là parthenos có
nghĩa là vị chúa vẫn cịn trinh ngun.
Đền Parthenon bắt đầu xây dựng vào năm 447 TCN, một đền thờ kiểu
cột Doric và kiểu Peripteral với các kiến trúc mang đặc điểm của thức cột Ionic,
chứa bức tượng bằng ngà và vàng của Athena Parthenos được điêu khắc
bởi Pheidias và cho đến năm 438 TCN, các trang trí điêu khắc của các metope
của cột Doric trên trụ ngạch phía bên dãy cột bên ngoài, và của trụ ngạch cột
Ionic vòng quanh phần trên các của bức tường của phòng thờ, đã được hoàn
thành.


14

Đền Parthenon, cùng với các cơng trình khác ở Acropolis, là một trong
những địa điểm khảo cổ học có nhiều khách du lịch đến tham quan nhất.

Cổng Ishtar
Là cổng thứ tám dẫn vào trung tâm thành phố Babylon, được xây dựng
bởi Vua Babylon Nebuchadnezzar II vào khoảng năm 575 TCN. Mặt trước của
cổng được trang trí bằng gạch láng với những xen kẽ rồng và bò đực. Những
con thú được trang trí bằng gạch màu vàng và màu nâu, trong khi những viên
gạch xung quanh chúng có màu xanh dương.
Cổng Ishtar được đặt tên như vậy, bởi vì nó được dành riêng cho nữ thần
Babylon, Ishtar. Những con vật được đại diện trên cổng là những con bò đực
,sư tử và rồng, đó là biểu tượng tượng trưng của các vị thần nhất định: sư tử
thường được kết hợp với Ishtar, bò đực với Adad và rồng với Marduk. Tương
ứng, Ishtar là một nữ thần về khả năng sinh sản, tình yêu, chiến tranh, Adad là
một vị thần thời tiết, và Marduk là vị thủ lĩnh hoặc vị thần quốc gia của
Babylon.
Băng qua các cổng là Processional Way, đó là một hành lang lát gạch dài
hơn nửa dặm với các bức tường cao hơn 50 feet (15,2 m) ở mỗi bên. Các bức
tường được trang trí với hơn 120 con sư tử điêu khắc, hoa và gạch màu vàng
tráng men. Processional Way được sử dụng cho lễ kỷ niệm năm mới, qua đó
bức tượng của các vị thần sẽ diễu hành xuống và con đường lát đá màu đỏ và
màu vàng. Mỗi viên đá có một dịng chữ bên dưới: một lời cầu nguyện nhỏ từ
vua Nebuchadnezzar cho vị thần trưởng Marduk. Sự lộng lẫy của Cổng Ishtar
đã được biết đến nhiều đến nỗi nó đã đưa ra danh sách ban đầu của Bảy Kỳ
quan của Thế giới Cổ đại. Tuy nhiên, sau đó nó được thay thế bởi Ngọn hải
đăng Alexandria.
Như vậy, khi thực hiện dạy phần chủ đề Văn hóa cổ đại phương Đơng và
phương Tây, tơi đã lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập, các em rất chủ
động, sáng tạo trong giờ học, đa số thời gian trên lớp dành cho học sinh thực
hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình, giáo viên tổng hợp,


15


nhận xét, đánh giá, và đưa ra kết luận cuối cùng. Một giờ học như vậy giáo
viên sẽ rất “ nhàn”, còn học sinh sẽ được làm chủ trong giờ học, nhờ đó các em
dễ dàng phát triển được các năng lực của bản thân.
Tóm lại, việc sử dụng hình vẽ hay mơ hình trực quan do học sinh tự làm
trong giờ học lịch sử đã tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực tìm tịi,
sáng tạo, phát huy được các năng lực của bản thân. Qua đó, giúp khắc sâu và
nhớ lâu hơn những nội dung kiến thức đã được học. Đồng thời giúp học sinh
hứng thú học tập tốt hơn, chú tâm học đều ở tất cả các mơn học và thấy u
thích mơn Lịch sử hơn.
Phần III: Kết luận và khuyến nghị
Phần cuối sáng kiến là kết luận chung của đề tài nghiên cứu và những
khuyến nghị đối với Nhà trường và giáo viên giảng dạy môn Lịch sử
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Qua việc hướng dẫn học sinh minh họạ nội dung bài học bằng những
hình vẽ hay làm các mơ hình trực quan trong học tập, tôi thấy được tác dụng
rất lớn đến việc phát huy tính tích cực học tập và tư duy sáng tạo ở các em,
thực sự phát huy được trí tưởng tượng tái tạo, tư duy lịch sử để hình dung sống
động hiện thực lịch sử quá khứ mn màu mà hiện nay khơng cịn nữa.
Từ ưu thế đó, tơi thấy rằng việc tự tạo nên đồ dùng trực quan như hình
ảnh, mơ hình… kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là
đúng đắn, khoa học và sáng tạo, có sức thu hút và hấp dẫn học sinh rất tốt, phát
huy được các năng lực phẩm chất của học trị. Nó đẩy mạnh sáng tạo, ghi nhớ,
gợi nhớ thông tin bài học rất nhanh. Hiệu quả lưu trữ thông tin sẽ nhân lên gấp
nhiều lần so với ghi nhớ máy móc.
Với đề tài này tơi tin rằng tính ứng dụng thực tiễn sẽ khả quan và hiệu
quả cao. Bởi vì tơi đã thử nghiệm ở những lớp mà tôi dạy, kết quả học tập của
các em tốt hơn rất nhiều so với những lớp mà tôi đã dạy ở những năm học trước
khi chưa áp dụng sáng kiến. Vì vậy, tơi có thể áp dụng vào nhiều bài giảng
khác trong nội dung chương trình Lịch sử lớp 10,11 tại trường THPT Hưng



16

Khánh. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo tinh thần đổi mới
phương pháp dạy học mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã đề ra.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
Sau khi áp dụng biện pháp trong đầu học kì I ở trường THPT Hưng
Khánh , tôi đã kiến hành kiểm tra 15 phút cho học sinh ở các lớp dạy thực
nghiệm, năm học 2020- 2021 tại lớp 10A1 và năm học 2021- 2022 tại lớp 10B4
và 10B6. So với các lớp và không thực nghiệm ( 10A2 và 10B5, 10B7) kết quả
cũng có sự chênh nhau đáng kể. Cụ thể như sau:
- Năm học 2020- 2021.
Học kỳ I năm
học 2020- 2021
Lớp không thực
nghiệm 10A2

Tổng
số

Giỏi

Khá

0

11 = 25,5%


Yếu

HS
43

Lớp có thực
nghiệm

TB

46

10A1

8
=17,3%

28= 60,8%

27 =

5=

62,2%

12,3%

10 =

0


21,9%


m

0

0

- Năm học 2021- 2022.
Học kỳ I năm
học 2021- 2022

Tổng
số

Giỏi

Khá

0

35 = 37%

81

10B7)
Lớp có thực
nghiệm


Yếu

HS

Lớp khơng thực
nghiệm ( 10B5,

TB

84

10
=11,9%

45 =
53,5%

38 =

8=

53,2%

9,8%

29 =
34,6%

0



m

0

0


17

( 10B4 và
10B6)
Qua bảng số liệu trên ta thấy ở các lớp dạy thực nghiệm có số học sinh đạt
điểm Khá, Giỏi ở các lớp có thực nghiệm chiếm tỉ lệ cao 78,1% và 65,4%. (
Các lớp không thực nghiệm là 25,5 và 37%). Ở các lớp thực nghiệm không có
học điểm yếu, số học sinh có điểm trung bình chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ ( 21,9 và
34,6%) trong khi các lớp khơng thực nghiệm thì số học sinh đạt điểm trung
bình chiếm quá nửa ( 62,2 và 53,2%), số học sinh có điểm yếu vẫn cịn 5- 8
em. Để có được kết quả ở các lớp thực nghiệm, ngồi sự nỗ lực cố gắng của
học sinh thì việc thay đổi phương pháp giảng dạy là rât cần thiết. Trong đó việc
hướng dẫn học sinh tự học, nghiên cứu và sáng tạo lại nội dung kiến thức bài
học thông qua hình vẽ và mơ hình tự làm đã giúp học sinh có được tâm lý vui
vẻ, chủ động, tích cực trong học tập, phát huy được các năng lực phẩm chất
của các em.. Qua đó, cũng khiến học sinh có hứng thú hơn, ghi nhớ bài học
nhanh hơn, không gượng ép hoặc tâm lý học thuộc nhồi nhét kiến thức. Điều
này tác động rât lớn đến kết quả học tập của các em.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
6. Các thông tin cần được bảo mật
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

- Giáo viên được đào tạo đúng chuyên môn, có hiểu biết rộng: Việc hiểu
sâu và rộng kiến thức chun mơn có ý nghĩa rất quan trọng. Qua đó, Giáo viên
mới có thể lựa chọn những đơn vị kiến thức cho phù hợp, để dạy tốt và gây
hứng thú cho học sinh thì qua từng tiết học giáo viên cần phải sử dung cách
làm mới bài học hay có các phương pháp dạy học thích hợp tùy theo nội dung
bài học. Sự hiểu biết sâu và rộng về chuyên mơn cịn tạo ra phong cách tự tin,
sự tơn trọng của đồng nghiệp, niềm tin ở học sinh.
- Đối với việc sử dụng đồ dùng trực quan hay hướng dẫn học sinh làm
mơ hình để thuyết trình trong giờ học, giáo viên phải biết linh hoạt, phân bố
thời gian hợp lí, kiến thức cho phù hợp với từng bài. Tránh tình trạng quá sa đà


18

dẫn đến tiết học lịch sử thành tiết học trình chiếu hình vẽ, mơ hình, lược đồ, sơ
đồ…. khơng truyền thụ hết nội dung bài học. Mà muốn làm được điều đó thì
bản thân người giáo viên phải thực sự là tâm huyết với nghề, yêu nghề và có
trách nhiệm. Bản thân người giáo viên phải ln ln tìm tịi và nghiên cứu tư
liệu, đọc sách, để tích lũy ngày càng nhiều kiến thức phục vụ cho quá trình dạy
học. Giáo viên phải say mê nghiên cứu khoa học, đào sâu tri thức chuyên môn,
phải không ngừng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp sư phạm. GV
phải thực sự quan tâm tới HS, giúp đỡ, động viên các em vượt qua khó khăn,
trở ngại để hồn thành tốt nhiệm vụ học tập.
- Học sinh phải được chuẩn bị về tri thức và phương pháp học tập tới một
trình độ nhất định. các em đã có khả năng tư duy, đã hình thành được những
kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho học tập và giải quyết được những nhiệm vụ nhận
thức do GV đề ra.
-Học sinh phải chủ động, tích cực trong học tập: Sự chủ động, tích cực
học tập khơng chỉ diễn ra trong giờ học mà cịn phải diễn ra ngoài giờ học, ở
trên lớp, HS phải là chủ thể hoạt động, phải tích cực tìm tịi nghiên cứu vấn đề,

phải mạnh dạn phát biểu chính kiến...ở ngồi lớp, các em cần hoàn thành nhiệm
vụ học tập mà giáo viên giao cho và tích cực chuẩn bị cho những nhiệm vụ
học tập mới.
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết báo cáo sáng kiến trên đây là do bản thân tôi tự tìm tịi,
nghiên cứu và áp dụng trong năm học 2021- 2022 tại Trường THPT Hưng
Khánh. Không sao chép của một cá nhân hay tổ chức nào. Nếu sai tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Yên Bái, Ngày 25 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Lương Thị Như Trang


19

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


20


PHỤ LỤC
Một số hình ảnh thực hiện biện pháp sử dụng hình vẽ, mơ hình trực quan
trong giờ học Lịch sử tại trường THPT Hưng Khánh.

Giờ học tại lớp 10A1, học sinh vẽ và thuyết trình về thành tựu văn hóa phương
Đơng và phương Tây cổ đại


21

Một giờ học Lịch sử ở lớp 10b6


22

Giờ học Lịch sử ở lớp 10b4


23


24

Sản phẩm mơ hình của lớp 10B4


×