Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài sắt hóa học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.39 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Hóa học

TÊN SÁNG KIẾN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA
DẠY HỌC BÀI SẮT – HĨA HỌC 12

Tác giả: TRẦN THỊ THANH TRÀ.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm.
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Trần Phú - An Bình - Văn Yên - Yên Bái.

Yên Bái, ngày 05 tháng 02 năm 2022


1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN

BTHH

Bài tập hóa học

DH

Dạy học

DHHH



Dạy học hóa học

DHTG

Dạy học theo góc

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NL

Năng lực


NLGQVĐ&ST

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

NXB

Nhà xuất bản

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

TNSP

Thực nghiệm sư phạm




Vấn đề


2

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho
học sinh thông qua dạy học bài Sắt – Hóa học 12
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hóa học
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh THPT
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 07 tháng 09 năm 2020 đến ngày 01 tháng 02 năm 2022
5. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Thanh Trà.
Năm sinh: 1987.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường THPT Trần Phú- An Bình- Văn Yên-Yên Bái.
Địa chỉ liên hệ:Trường THPT Trần Phú- An Bình- Văn n-n Bái.
Điện thoại: 0985.943.312
6. Đồng tác giả: Khơng
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Để đánh giá việc sử dụng PPDH tích cực và phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo (NLGQVĐ&ST) cho HS trong dạy học hóa học ở
trường THPT Trần Phú và các trường lân cận trên địa bàn huyện Văn Yên
hiện nay; nhận thức của GV và HS về vai trị của việc sử dụng PPDH tích
cực và phát triển NLGQVĐ&ST cho HS. Tôi sử dụng phiếu điều tra (Phiếu
xin ý kiến GV THPT và phiếu điều tra HS – Phụ lục 01)

Đa phần các GV đã tích cực đổi mới PPDH, hiểu được cách tiến hành
các PPDH tích cực và các KTDH. Có sự đầu tư về thời gian trong cơng việc
soạn giáo án. Nhưng vì nhiều lí do khách quan lẫn chủ quan nên nhiều GV
dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức và việc đánh giá kết quả học tập
của HS vẫn nặng về điểm số.
1.1. Kết quả điều tra GV:
Đánh giá của GV về tầm quan trọng của việc phát triển NLGQVĐ&ST cho HS
Mức độ
Quan trọng
Bình thường
Chưa cần thiết

Số ý kiến
7
2
0

Tỷ lệ %
77,78%
22,22%
0


3

Bảng các biện pháp GV sử dụng để rèn NLGQVĐ&ST cho HS.
Mức độ sử dụng
Tỷ lệ %
Không sử dụng
0%

Hiếm khi
0%
Bài tập hóa học
Thỉnh thoảng
20%
Thường xun
80%
Khơng sử dụng
0%
Thuyết trình
Hiếm khi
20%
Thỉnh thoảng
20%
Thường xuyên
60%
Không sử dụng
0%
Dạy học GQVĐ
Hiếm khi
20%
Thỉnh thoảng
20%
Thường xuyên
60%
Dạy học theo góc
Khơng sử dụng
60%
Hiếm khi
20%

Thỉnh thoảng
20%
Thường xun
0%
Khơng sử dụng
0%
Sơ đồ tư duy
Hiếm khi
20%
Thỉnh thoảng
40%
Thường xuyên
40%
Không sử dụng
40%
KWL
Hiếm khi
40%
Thỉnh thoảng
20%
Thường xuyên
0%
Bảng những khó khăn GV gặp phải khi sử dụng DHTG và PPDHGQVĐ.
PPDH theo góc
Lý do
Ý kiến(%)
Đồng ý
Khơng đồng ý
Mất nhiều thời gian cho các hoạt động
80%

20%
Sĩ số lớp đông
80%
20%
Không phải bài học nào cũng sử dụng
100%
0%
GV mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị
100%
0%
PPDH và KTDH


4

GV chưa nắm rõ được nội dung của
60%
phương pháp
PPDH giải quyết vấn đề
Lý do
Mất nhiều thời gian
Trình độ HS cịn hạn chế
Khó đánh giá được hết HS trong giờ học
GV mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị
GV chưa nắm rõ được nội dung của
phương pháp

40%

Ý kiến(%)

Đồng ý
Không đồng ý
40%
60%
40%
60%
40%
60%
60%
40%
80%
20%

Qua số liệu trên ta thấy:
Trong q trình dạy học hóa học, GV đã có sự kết hợp giữa PPDH truyền
thống như thuyết trình với PPDH tích cực như GQVĐ, góc….Tuy nhiên, dạy học
theo góc và GQVĐ cịn hạn chế, ít được áp dụng.
GV có sự đầu tư khi soạn giáo án nên việc sử dụng một số KTDH đặc biệt
KT sơ đồ tư duy trong giờ học được sử dụng nhiều hơn các KTDH khác.
Đa số GV gặp khó khăn khi sử dụng Phương pháp dạy học theo góc(PPDH
TG) do sĩ số lớp đơng chương trình học nặng nề và trình độ học sinh cịn hạn chế,
cịn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
còn thiếu và hầu hết các GV đều chưa hiểu rõ về PPDH GQVĐ, đều cho rằng PP
này chỉ áp dụng cho HS có trình độ khá, giỏi và có ý thức học tập.
1.2. Kết quả điều tra học sinh tại lớp khối 12 – trường THPT Trần Phú
Bảng đánh giá của HS về mơn Hóa học
Mức độ
Số ý kiến
Tỷ lệ %
Rất thích

32
16,5
Thích
56
28,9
Bình thường
84
43,3
Khơng thích
22
11,3
Bảng những hoạt động của HS khi gặp kiến thức mới hoặc bài tập khó
Phương án
Tự nghiên cứu tìm ra câu trả lời.
Trao đổi với các bạn trong lớp để tìm ra câu trả lời.
Chờ sự hướng dẫn của GV.
Khơng làm gì chỉ đợi các bạn và GV trả lời.

Số ý kiến
52
64
51
27

Tỷ lệ %
26,8
33,0
26,3
13,9



5

Bảng những hoạt động của HS khi phát hiện ra một kiến thức mới mâu thuẫn với kiến
thức cũ em đã biết
Phương án
Số ý kiến
Rất hứng thú, tìm hiểu bằng mọi cách.
65
Chỉ ghi nhớ mà khơng cần tìm hiểu
90
Khơng quan tâm
39
Bảng đánh giá của HS về việc rèn luyện NLGQVĐ&ST

Tỷ lệ %
33,5
46,4
20,1

Mức độ
Số ý kiến
Tỷ lệ %
Rất cần thiết
120
61,9
Cần thiết
45
23,2
Bình thường

15
7,7
Không cần thiết
14
7,2
Bảng đánh giá của HS về kết quả rèn luyện và bồi dưỡng khi học mơn Hóa học
Nội dung điều tra
Tỷ lệ %
Kĩ năng giải bài tập hóa học
72,22
GQVĐ trong cuộc sống liên quan đến hóa học
41,67
Có niềm hứng thú và say mê tìm hiểu khoa học tự nhiên.
27,78
Kĩ năng hợp tác
83,33
Nhận xét: Qua số liệu điều tra cho thấy:
Nhiều HS có ý thức học tập tốt, quan tâm tới những vấn đề mới của bài học
có tinh thần tự giác tìm hiểu những vấn đề gặp phải trong quá trình học ( 116 HS );
đa số các em thấy việc rèn luyện NLGQVĐ&ST là cần thiết ( chỉ có 14 HS là thấy
khơng cần thiết ). Tuy nhiên số lượng HS thấy u thích mơn hóa học cịn ít ( rất
thích 32 HS, thích 56 HS )
Như vậy qua kết quả điều tra ở trên có thể thấy được GV có sử dụng các PPDH
hiện đại và có quan tâm tới rèn luyện NLGQVĐ&ST cho HS nhưng hiệu quả chưa
cao, ít HS thích các giờ học hóa học, HS chưa thật sự có động cơ, hứng thú để tìm
hiểu và GQVĐ gặp phải. Vậy vấn đề được đặt ra là cần phải làm rõ hơn việc tìm ra
những PPDH và KTDH phù hợp trong các bài học lý thuyết cũng như trong các
BT hóa học để sử dụng chúng trong dạy học sao cho có hiệu quả cao nhất.
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1.Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, đổi mới về phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc của học
sinh. Một trong những cách để đổi mới PPDH bộ mơn Hóa học ở các trường
THPT là sử dụng các PPDH phù hợp với đặc trưng bộ môn, với từng bài, từng


6

phần nhằm phát huy năng lực tự học, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề cho HS, hình thành cho HS việc vận dụng kiến thức, kỹ năng hóa
học vào thực tế đời sống sinh hoạt và sản xuất. Qua đó nâng cao chất lượng dạy
học hóa học ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Với những mục đích trên tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra sáng
kiến “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thơng
qua dạy học bài SẮT- Hóa học 12”
2.2. Tính mới của đề tài
Những nội dung được trình bày trong sáng kiến này thể hiện sự đổi mới
trong tổ chức dạy học bộ mơn Hố học ở trường phổ thơng, cụ thể là sử dụng
phương pháp dạy học theo góc, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề cho học
sinh áp dụng cho bài sắt – hóa học lớp 12.
Thơng qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập khác nhau tại các góc để hình
thành kiến thức mới, giúp HS phát triển được nhiều năng lực cốt lõi cũng như năng
lực đặc thù bộ mơn Hố học. Qua đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo cho học sinh.
HS chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập (lấy người học làm
trung tâm) và học sinh có nhiều cơ hội được khẳng định bản thân cũng như được
tiếp cận với các nguồn kiến thức phong phú của nhân loại (khơng cịn bị bó hẹp theo
khn mẫu của sách giáo khoa).
Hóa học là một bộ mơn khoa học tự nhiên vừa mang tính lý thuyết vừa mang

tính thực nghiệm. Q trình dạy và học bộ mơn Hóa học khơng thể tách khỏi thực
nghiệm hóa học đặc biệt là các bài dạy về chất. Trong quá trình giải quyết các nhiệm
vụ học tập được giao, HS được làm việc theo nhóm, được tiếp cận trải nghiệm thực
tế và các nguồn thông tin khác nhau để thu thập kiến thức. Học sinh vừa nghiên cứu
kiến thức nền, vừa tiến hành thí nghiệm về tính chất hóa học và áp dụng ln để giải
bài tập cũng như tìm hiểu kiến thức liên quan thực tiễn. Thu thập và xử lí các thơng
tin thu được, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã có để GQVĐ. Đấy cũng chính là
sự khác biệt với cách truyền thụ kiến thức một chiều của phương pháp truyền thống.
Phương pháp này không chỉ áp dụng trong dạy học bài sắt mà cịn có thể áp dụng
cho những chủ đề về chất khác như: chủ đề halogen, chủ đề kim loại kiềm, kim loại
kiềm thổ, nhơm….và một phần tính chất hóa học hữu cơ khác.
2.3. Tính sáng tạo
Việc thiết kế hoạt động học tập thơng qua các PPDH và KTDH mới giúp các
vấn đề thực tiễn hàng ngày được đưa vào bài học, tạo động cơ học tập cho HS. Tạo
sự gắn kết giữa kiến thức thực tế và nội dung bài học. Khi áp dụng các PPDH và
KTDH mới trong quá trình thực tế trên lớp tôi nhận thấy nội dung kiến thức theo
quy định vẫn đảm bảo, đồng thời giúp HS hình thành các năng lực cần có một cách
hiệu quả hơn. Giờ học tạo được sự hứng thú, sôi nổi, sáng tạo. Học sinh tiếp nhận
tri thức một cách tự nhiên, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
một cách linh hoạt và nắm được bản chất của vấn đề.


7

2.4. Tính khoa học
Theo Chương trình Giáo dục phổ thơng – Chương trình tổng thể của Bộ Giáo
dục và Đào tạo xác định: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát
triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy
động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú,
niềm tin, ý chí,...thực hiện thành cơng một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả

mong muốn trong những điều kiện cụ thể”
Chúng ta có thể rút ra vài nét đặc trưng của năng lực đó là:
+ Năng lực được thể hiện, bộc lộ qua hoạt động.
+ Đảm bảo hoạt động có hiệu quả và đạt được kết quả như mong muốn.
2.4.1. Cấu trúc chung của năng lực:
Tham khảo theo tài liệu: />2.4.2. Một số năng lực và năng lực đặc thù của mơn Hóa học cần phát triển
cho học sinh Trung học phổ thơng
Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung
theo hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, cơng việc hoặc
tình huống, mơi trường đặc thù, đáp ứng u cầu hạn hẹp hơn của các lĩnh vực học
tập như ngơn ngữ, tốn học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, công
nghệ, nghệ thuật, đạo đức - GD công dân, GD thể chất.
Do đặc thù môn học “Hóa học là một mơn khoa học vừa lý thuyết vừa thực
nghiệm” nên nó cũng có những năng lực đặc thù sau:
+ Năng lực nhận thức hóa học.
+ Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
2.4.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực GQVĐ và năng lực sáng tạo có mối quan hệ với nhau. Năng lực
GQVĐ là tiền đề tạo điều kiện, môi trường để năng lực sáng tạo phát triển và năng
lực sáng tạo tác động trở lại giúp việc GQVĐ một cách mới mẻ, nhanh chóng, linh
hoạt và hiệu quả hơn. Sáng tạo mà không được áp dụng vào các tình huống cụ thể
thì sự sáng tạo đó khơng có ý nghĩa. Cả 2 năng lực này đều có chung một mục đích
là việc GQVĐ. Sự kết hợp logic giữa năng lực GQVĐ và năng lực sáng tạo này
người ta người ta gọi nó là năng lực GQVĐ&ST.
Vì vậy, chúng ta có thể hiểu: năng lực GQVĐ&ST của HS là khả năng HS biết
phân tích, đề xuất các biện pháp năng lực GQVĐ và lựa chọn giải pháp khơng
những phù hợp nhất mà cịn mới lạ để năng lực GQVĐ đó, đồng thời đánh giá giải
pháp năng lực GQVĐ, suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ dưới những góc
nhìn khác nhau để điều chỉnh và vận dụng linh hoạt trong hồn cảnh, nhiệm vụ

mới. Từ đó thực hiện thành công nhiệm vụ học tập và GQVĐ đặt ra cho chính các
em trong học tập.
Áp dụng các biện pháp cơ bản để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS như sau:


8

+ Biện pháp 1: Trường hợp có vấn đề trong bài dạy học có kiến thức mới
Trong các bài nghiên cứu tính chất hóa học của các chất có rất nhiều trường
hợp có vấn đề xuất hiện. Đó là những trường hợp nảy sinh khi có sự mâu thuẫn
giữa tính chất hóa học đã biết và tính chất cần tìm hiểu, mâu thuẫn giữa tính chất
hóa học đã biết với kiến thức mới xây dựng, mâu thuẫn giữa kiến thức của HS với
hiện tượng xảy ra. Trong đó tình huống có vấn đề phải kích thích, gây được hứng
thú nhận thức đối với HS. Tạo cho HS tự giác tích cực vào hoạt động nhận thức
GV cần hướng dẫn HS hiểu và nêu được vấn đề nghiên cứu. Ví dụ: Đun nóng
ancol etylic với dung dịch H2SO4 thì có những loại phản ứng nào diễn ra? Điều
kiện để xảy ra phản ứng đó là gì?
Để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS trong dạy học bài mới, HS cần được tạo
điều kiện hoạt động tích cực, sáng tạo GQVĐ thể hiện ở các bước sau:
Bước 1: Xác định các tình huống
Bước 2: Lập kế hoạch
Bước 3: Thực hiện kế hoạch.
Bước 4: Kiểm tra giả thuyết bằng các PP khác nhau
Bước 5: Có thể làm thí nghiệm để tìm hiểu thơng tin từ SGK
Bước 6: Thu thập thông tin từ các bài chọn lọc trước đó.
+ Biện pháp 2: Phát triển NLGQVĐ&ST cho HS thông qua luyện tập
Trong giờ luyện tập BTHH được sử dụng rất thường xuyên. Trong các bài
luyện tập, HS có thể tiến hành GQVĐ thơng qua giải các BTHH, giải quyết một số
vấn đề trong thực tiễn. Ngoài ra trong bài luyện tập cũng có thể cho HS tiến hành
giải một số bài tập thực nghiệm có chứa những vấn đề cần giải quyết.

Ví dụ như: Biết phân biệt các chất, tính phần trăm về khối lượng các chất trong
hỗn hợp chất, điều chế...
+ Biện pháp 3: Phát triển NLGQVĐ&ST cho HS trong bài thực hành hóa học
hay khi tiến hành thí nghiệm trên lớp. Trong bài thí nghiệm hay chứa đựng những
tình huống có vấn đề, do trong q trình làm thí nghiệm rất dễ có hiện tượng nảy
sinh, phụ thuộc vào thao tác thực hiện mà có thể cho hiện tượng kết quá khác nhau,
nên sẽ chứa những tình huống có vấn đề. Khi đó GV cần hướng dẫn HS phát hiện
và giải GQVĐ đặt ra.
2.4.3.1. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
a. Một số phương pháp dạy học tích cực
* Dạy học theo góc.
* Dạy học giải quyết vấn đề.
* Phương pháp dạy học nhóm.
* Phương pháp dạy học theo dự án.
………………………………….
Tham khảo theo tài liệu: />b. Một số kĩ thuật dạy học tích cực


9

Có thể sử dụng một số KTDH sau để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS:
* Kĩ thuật công não.
* Kĩ thuật KWL.
* Kĩ thuật khăn trải bàn.
* Kĩ thuật tia chớp.
* Sơ đồ tư duy.
…………………………
Tham khảo theo tài liệu:
/>A%ADt_d%E1%BA%A1y_h%E1%BB%8Dc_t%C3%ADch_c%E1%BB%B1c

2.4.4. Giờ dạy sử dụng PPDH theo góc, PPDH nêu vấn đề nhằm phát triển
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
Nhận thấy những ưu điểm nổi bật của việc sử dụng các PPDH và KTDH mới
trong quá trình giảng dạy. Trên cơ sở nắm vững nguyên tắc, quy trình xây dựng, sử
dụng PPDH theo góc, PPDH giải quyết vấn đề và các KTDH mới trong dạy học mơn
hóa học – THPT theo định hướng phát triển NLGQVĐ&ST cho học sinh, dựa trên
nội dung chương trình SGK Hóa học 12 và tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng tôi biên
soạn giáo án có sử dụng các PPDH và KTDH theo hướng phát triển NLGQVĐ&ST
cho HS như sau:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 31: SẮT ( 1 tiết )
I-MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức:
+ Vị trí nguyên tố sắt trong bảng tuần hồn.
+ Cấu hình e của ngun tử và các ion Fe2+, Fe3+ .
+ Trạng thái tồn tại của sắt trong tự nhiên.
+ Tính chất hóa học của đơn chất sắt.
Kỹ năng:
- Viết cấu hình e của nguyên tử và ion.
- Viết phương trình hóa học các phản ứng minh họa tính chất hóa học của sắt.
- Giải quyết được các bài tập có liên quan đến thực tiễn bằng kiến thức đã học và
các bài tập định tính, định lượng có liên quan.
- Thu thập và xử lí các thơng tin thu được, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã có
để GQVĐ.
- Quan sát, nhận xét giải thích hiện tượng của thí nghiệm và rút ra kết luận.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, kĩ năng sử dụng cơng nghệ
thơng tin.
- Giải thích một số hiện tượng thực tiễn và sự ảnh hưởng của sắt tới đời sống thực
tiễn.

Thái độ


10

- Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập được giao, HS được làm việc
theo nhóm, được tiếp cận trải nghiệm thực tế và các nguồn thông tin khác nhau để thu
thập kiến thức. Từ đó, HS có được niềm vui của việc chiếm lĩnh khoa học, say mê hứng
thú với môn học và nâng cao tinh thần đồn kết trong tập thể.
- Có thái độ tích cực tư duy, tự giác trong học tập, ý thức vươn lên chiếm lĩnh tri thức
- Có ý thức và tuyên truyền mọi người cùng tham gia xử lí một số tác hại của q
trình sản xuất sắt và xử lí nguồn nước ngầm có hàm lượng sắt cao để bảo vệ sức khỏe.
- Biết quí trọng và biết bảo vệ tài ngun của đất nước.
- u thích bộ mơn được học.
2. Định hướng các năng lực được hình thành
Ngồi việc hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên môn,
tập trung phát triển NLGQVĐ&ST, cụ thể:
+ Hoạt động 2 tập trung phát triển những NL sau:
+ Nhận ra ý tưởng mới.
+ Phát hiện và làm rõ vấn đề.
+ Hình thành và triển khai ý tưởng mới.
+ Đề xuất, lựa chọn giải pháp.
+ Hoạt động 3 tập trung phát triển những NL sau:
+ Tư duy độc tập.
+ Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ.
II-THIẾT KẾ CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PPDH chủ yếu là DHTG, các PPDH cần phối hợp là DH GQVĐ, hoạt động nhóm,thuyết
trình, thực hành…….
Kết hợp với một số kỹ thuật dạy học như KWL, Sơ đồ tư duy….
1. Chuẩn bị của GV và HS

Giáo viên
 Nhiệm vụ và phiếu học tập của từng góc.
 Dụng cụ và hóa chất cho góc trải nghiệm
 Sách giáo khoa Hóa 12 cơ bản, bảng hệ thống tuần hồn cho góc phân tích.
 Video thí nghiệm của bài học. Máy tính kết nối mạng cho góc quan sát.
 Phiếu học tập cho góc áp dụng.
 Giấy A4.
Học sinh
 Xem lại kiến thức về oxi, lưu huỳnh, Clo và hợp chất của chúng.
 SGK hóa học lớp 12, máy tính cầm tay, bảng tuần hồn.
2-Các hoạt động dạy học
2.1. Hoạt động trải nghiệm kết nối
a. Mục tiêu hoạt động: Huy động kiến thức đã được học, kiến thức từ thực tiễn của học
sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.


11

b. Phương thức tổ chức hoạt động: GV chiếu một số hình ảnh cơng trình xây dựng, các
vật dụng bằng kim loại Sắt....Yêu cầu HS cho biết nguyên tố kim loại rất phổ biến (đứng
thứ 4)trên trái đất chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ trái đất.
 HS: Thảo luận và trả lời.
 Kết luận nguyên tố Sắt.
c. Sản phẩm hoạt động: Đánh giá thông qua câu trả lời của học sinh ngay tại lớp.
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu hoạt động: HS nắm được vị trí cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học,
trạng thái tự nhiên, ứng dụng của Sắt
b. Phương thức hoạt động:
Hoạt động 1: HS hoàn thành phiếu học tập số 1
 GV Chiếu BHTTH, yêu cầu HS xác định vị trí của Sắt

GV phát cho từng HS 1 tờ giấy A4 để từng cá nhân HS viết những điều mình mong
muốn và từng nhóm tập hợp ý kiến của từng cá nhân để điền thông tin vào phiếu học tập
chung của cả nhóm. Yêu cầu HS viết vào cột K những gì mà HS cho là đã biết về Sắt.
Khuyến khích HS ghi vào cột W những gì mà các em cho là cịn cần phải biết, phải học
để có thể đạt được mục tiêu bài học.
Sau khi kết thúc bài, HS điền vào cột L của phiếu những gì vừa học được.
K
W
L
Những điều đã biết
Những điều muốn biết
Những điều đã học được
 …………………
 …………………
 …………………
 HS hình thành mong muốn tìm hiểu kiến thức để GQVĐ.
Hoạt động 2: HS hoạt động theo góc lựa chọn
 GV chia lớp thành 4 góc: Góc phân tích, góc trải nghiệm, góc quan sát và góc áp
dụng. Thời gian hoạt động cho góc phân tích, góc quan sát và góc trải nghiệm là
20 phút. Sau đó các nhóm nhận phiếu học tập tại góc áp dụng và hồn thành trong
6 phút.
 GV nêu mục tiêu và cách thực hiện nhiệm vụ mỗi góc ( chiếu trên màn hình và
dán ở mỗi góc) .
 HS biết được mục tiêu và nhiệm vụ ở mỗi góc học tập.
 GV hướng dẫn HS về các góc xuất phát theo phong cách học. Nếu HS tập trung
vào một góc q đơng thì GV động viên cho các em sang góc khác.
 HS nghe và nhận nhiệm vụ. Trao đổi những vấn đề còn chưa rõ trong phiếu học
tập ở các góc. Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của các phiếu học tập.
 GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm HS và hỗ trợ nếu HS yêu cầu về:
hướng dẫn thí nghiệm, hướng dẫn áp dụng bài tập. Nhắc nhở HS luân chuyển góc

theo các nhóm.
 GV hướng dẫn HS báo cáo kết quả. Yêu cầu mỗi nhóm dán kết quả tại góc bảng
tưng ứng. HS thảo luận và hoàn thành cột L trong phiếu học tập khi hoàn thành


12

hết các góc. GV gọi đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả và u cầu các nhóm
cịn lại nhận xét, đánh giá.
 Phần tính chất hóa học: Sắt tác dụng với Nước giảm tải các em không nghiên cứu.
Góc phân tích
1. Mục tiêu: Nghiên cứu nội dung SGK và rút ra:
 Tính chất vật lí cơ bản của Sắt: Màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy,
tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính chất vật lí đặc biệt.
 Tính chất hóa học của sắt, viết các phương trình phản ứng minh họa.
 Trạng thái tự nhiên của sắt.
2. Nhiệm vụ:
 Cá nhân: HS nghiên cứu SGK phần tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng.
 Nhóm : Thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2 và ghi nội dung vào giấy A4.
Phiếu học tập số 2
Tên nhóm..............................................
1. Nghiên cứu SGK và nêu:
 Tính chất vật lí của Sắt.
 Trạng thái tự nhiên của sắt.
2.Từ cấu hình electron ngun tử hãy dự đốn tính chất hóa học của sắt?
3.Nêu tính chất hóa học đặc trưng của Sắt và viết các PTHH minh họa? Xác định số
oxi hóa và vai trị của sắt trong các phản ứng.
Chú ý: Nội dung 1 và 3 trình bày theo sơ đồ tư duy.
Góc quan sát
* Mục tiêu:

 Nêu được một số loại quặng sắt, công thức của một số loại quặng sắt.
 Trình bày/ rút ra tính chất hóa học của sắt từ q trình quan sát các video thí
nghiệm…
* Nhiệm vụ:
 GV: Tạo tình huống có vấn đề: Cho HS quan sát 2 thanh sắt, 1 thanh sắt mới và 1
thanh sắt đã bị gỉ , yêu cầu HS tìm hiểu nguyên nhân vì sao các đồ vật bằng sắt rất
nhanh bị phá hủy nếu không được bảo vệ? đề xuất các thí nghiệm kiểm chứng?Từ
đó rút ra tính chất hóa học của sắt.
 Xem băng hình các video thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
 Tìm kiếm trên mạng hình ảnh và cơng thức một số loại quặng sắt
 Hoàn thành phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 3
Tên nhóm:..................................................
1. Quan sát một số loại quặng sắt và ghi lại công thức một số loại quặng sắt.
2. Quan sát video thí nghiệm và hồn thành bảng sau:


13

Tên thí
nghiệm

Hiện tượng,
giải thích

PTHH, Xác định
số oxi hóa của Sắt
trước và sau phản
ứng.


Nhận
xét

Sắt tác dụng
với lưu huỳnh
Sắt tác dụng
với khí O2
Sắt tác dụng
với khí Cl2
 Kết luận: Sắt có tính chất hóa học là:…………………………………….
Góc trải nghiệm
* Kiến thức đã biết: Đã gặp sắt trong thực tế, đã nắm được tính chất hóa học chung
của kim loại, của axit nitric, axit Sunfuric học ở lớp 10 và 11.
* Kiến thức mới cần hình thành: Tính chất của đơn chất sắt.
* Mục tiêu:
- Trình bày tính chất vật lí của sắt thơng qua quan sát trực tiếp mẩu đinh sắt.
- Tiến hành các thí nghiệm để làm sáng tỏ tính chất hóa học của sắt.
* Nhiệm vụ:
- Quan sát mẩu đinh sắt và kiến thức thực tế để rút ra tính chất vật lí của sắt.
- Dựa vào tính chất hóa học chung của kim loại đã hoc ở lớp 9, chương oxi- lưu
huỳnh đã học ở lớp 10; chương nitơ – photpho đã học ở lớp 11 dự đoán các phản ứng
hóa học của sắt.
- Chia thành các nhóm nhỏ để tiến hành các thí nghiệm. Tổng hợp báo cáo theo
mẫu.
- Trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy về tính chất vật lí và tính chất hóa học trên
giấy A4.
Phiếu hướng dẫn thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Lấy 2 ml dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm, thả một đinh sắt đã
đánh sạch lớp gỉ vào ống nghiệm, quan sát hiện tượng và viết PTHH xảy ra. Xác định
số oxi hóa và vai trị của sắt trong phản ứng.

Thí nghiệm 2: Lấy vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml dung dịch HNO3 đặc. Thả một
chiếc đinh sắt sạch vào 2 ống nghiệm. Đậy ống nghiệm 1 bằng nút cao su có gắn bơng
tẩm NaOH.Tiến hành đun nóng nhẹ ống nghiệm 1. Quan sát hiện tượng, so sánh hiện
tượng xảy ra ở 2 ống nghiệm. Viết PTHH xảy ra. Xác định số oxi hóa và vai trị của sắt
trong phản ứng.
Chú ý: - HNO3 rất nguy hiểm, nên chú ý thao tác thí nghiệm.
- Khí NO2 độc nên chuẩn bị bơng tẩm xút để hạn chế NO2 thốt ra ngồi.


14

Thí nghiệm 3: Lấy khoảng 15 ml dung dịch bão hòa CuSO4 vào ống nghiệm. Thả nhẹ
một đinh sắt sạch vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng( màu sắc của dung dịch và đinh
sắt) , viết PTHH xảy ra. Xác định số oxi hóa và vai trị của sắt trong phản ứng.
Ghi báo cáo theo mẫu:
Tên nhóm……………......................
 Quan sát đinh sắt, nêu tính chất vật lí của sắt:…………………..
 Thí nghiệm:
Tên thí
Hiện tượng,
PTHH, Xác định
Nhận
nghiệm
giải thích
số oxi hóa của Sắt
xét
trước và sau phản
ứng.
Sắt tác dụng
với dung dịch

H2SO4 lỗng
HNO3 đặc, nóng:
Sắt tác dụng
với dung dịch
HNO3 đặc
HNO3 đặc, nguội:
Sắt tác dụng
với dung dịch
CuSO4
 Kết luận: Sắt có tính chất hóa học là:…………………………………….
Tại góc trải nghiệm, dựa trên hiện tượng quan sát được, HS cùng nhau thảo luận để xác
định sản phẩm của phản ứng từ đó viết PTHH minh họa tính chất hóa học của sắt.
Góc áp dụng
* Mục tiêu: Viết được PTHH và giải được các bài tập liên quan đến tính chất hóa học
cơ bản của sắt.
* Nhiệm vụ:
- Cá nhân: Độc lập hồn thành phiếu học tập số 4.
- Nhóm: Thảo luận đưa ra kết quả chung của cả nhóm. Tô đáp án vào phiếu trả
lời trắc nghiệm chung của nhóm. Dán lên góc bảng khi hết thời gian.
Phiếu học tập số 4
Mức độ nhận biết:
Câu 1: Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là
A. Hemantit, pirit, manhetit, xiđerit.
B. Xiđerit, hemantit, manhetit, pirit.
C. Xiđerit, manhetit, pirit, hemantit.
D. Pirit, hemantit, manhetit, xiđerit.
Câu 2: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?
A. Pirit sắt.
B. Hematit đỏ.
C. Manhetit.

D. Xiđerit.
Câu 3: Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm của oxi với Fe. Điền tên đúng cho các kí hiệu
1, 2, 3 đã cho


15

A. 1: dây sắt; 2: khí oxi; 3: lớp nước.
B. 1: mẫu than; 2: khí oxi; 3: lớp nước.
C. 1: khí oxi; 2: dây sắt; 3: lớp nước.
D. 1: lớp nước; 2: khí oxi; 3: dây sắt.
Câu 4: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. CuSO4.
B. Al2(SO4)3.
C. MgSO4.
D. ZnSO4.
Câu 5: Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch
A. H2SO4 loãng.
B. HCl đặc, nguội. C. HNO3 đặc, nguội.
D. HCl lỗng.
Mức độ thơng hiểu
Câu 6: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. CaCl2.
B. NaCl.
C. KCl.
D. CuCl2.
Câu 7: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. CuSO4.
B. MgCl2.
C. FeCl3.

D. AgNO3.
Câu 8: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (dư), tạo muối Fe(II). Chất X là
A. HNO3.
B. H2SO4 đặc.
C. HCl.
D. AgNO3.
Câu 9: Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không cho ra cùng một muối là
A. Mg.
B. Fe.
C. Al.
D. Zn.
Câu 10: Hai dung dịch đều tác dụng được với Fe là
A. CuCl2 và H2SO4 (loãng).
B. CuSO4 và ZnCl2.
C. HCl và CaCl2.
D. MgCl2 và FeCl3.
Mức độ vận dụng
Câu 11: Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O
Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3.
B. 1 : 2.
C. 2 : 3.
D. 2 : 9.
Câu 12: Khi nung nóng hỗn hợp bột gồm 9,6 gam lưu huỳnh và 22,4 gam sắt trong ống
nghiệm kín, khơng chứa khơng khí, sau khi phản ứng hồn toàn thu được rắn Y. Thành
phần của rắn Y là
A. Fe.
B. Fe và FeS.
C. FeS.
D. S và FeS

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2
(đktc). Giá trị của m là
A. 11,2.
B. 5,6.
C. 2,8.
D. 8,4.
Câu 14: Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh
sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là


16

A. 3,5 gam.
B. 2,8 gam.
C. 7,0 gam.
D. 5,6 gam.
Câu 15: Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam
muối sắt. Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là
A. 21,3 gam.
B. 20,50 gam.
C. 10,55 gam.
D. 10,65 gam.
c. Sản phẩm hoạt động
- GV tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo phiếu học tập của nhóm bạn.
+ Vị trí, cấu hình electron ngun tử của Sắt.
+ Tính chất vật lý, hố học của Sắt.
+ Đáp án các câu hỏi và bài tập ở góc vận dụng
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tiến hành thí nghiệm, kịp thời
phát hiện những thao tác, khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Thơng qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét, GV cho các nhóm tự đánh giá
q trình thí nghiệm của mình và cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận
xét, đánh giá chung.
Hoạt động 3: Luyện tập và củng cố
- HS hoàn thành vào cột L ở phiếu học tập số 1. Đại diện nhóm trình bày nội dung
cột L trước lớp.
- GV chuẩn kiến thức. Hướng dẫn các nhóm làm sơ đồ tư duy.
- HS về nhà hồn thiện sơ đồ tư duy theo nhóm trên giấy A4
 Hệ thống lại kiến thức theo các cách riêng của nhóm và cá nhân.
Hoạt động 4. Vận dụng và mở rộng
GV đưa ra một số liên hệ thực tế về vai trò của Sắt, các mỏ quặng Sắt ở nước ta,
bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này.
Yêu cầu HS về nhà: nghiên cứu nguồn thông tin kiến thức từ sách báo, mạng
internet và xây dựng bản trình chiếu hoặc video theo nhóm về ứng dụng, khai thác quặng
sắt, tiết sau trình bày trong phần khởi động. Hồn thành sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức
đã học được. Làm bài tập về nhà 1-5 sgk/141. Chuẩn bị bài 32 “Hợp chất của Sắt”
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
thông qua dạy học bài SẮT- Hóa học 12” có thể áp dụng với mọi đối tượng HS
lớp 12 THPT. Ngoài ra, các bạn đồng nghiệp có thể thơng qua kinh nghiệm xây
dựng và sử dụng các PPDH và KTDH của tôi vào các phần mục hoặc khi học về
các chất, hợp chất khác trong chương trình bộ mơn Hóa học THPT.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
Tơi đã tiến hành TNSP trong chủ đề Sắt và hợp chất của Sắt cụ thể tiết 42. Nội
dung: Bài 31 Sắt– hóa học 12.Tơi đã tiến hành khảo sát bằng các phiếu khảo sát,
phiếu hỏi ( theo mẫu phụ lục 01) với lớp thực nghiệm lớp 12A5 và lớp đối chứng
lớp 12A2 thu được kết quả như sau


17


Năm học
Số HS TN Số HS ĐC
Giáo viên dạy
2021-2022
42
Trần Thị Thanh Trà
2021-2022
40
Trần Thị Thanh Trà
Kết quả tự đánh giá của học sinh:
+ Kết quả phiếu tự đánh giá sản phẩm của học sinh
Sau khi kết thúc mỗi bài học, tôi phát phiếu tự đánh giá sản phẩm của HS, sau
đó tổng hợp và thu được kết quả như sau:
Kết quả phiếu đánh giá sản phẩm lớp 12A5- Trường THPT Trần Phú
% HS chọn
Nhóm
Rất tốt
Tốt
Đạt
Chưa đạt
1
Đạt được mục tiêu đề
54,29
40
5,71
0
I
ra
80

17,14
2,86
0
II
57,14
34,29
8,57
0
III
74,29
20
5,71
0
IV
2
Bố cục sản phẩm chặt
31,43
51,43
14,29
2,85
I
chế, khoa học
51,43
42,86
5,71
0
II
34,29
45,71
20

0
III
54,29
37,14
8,57
0
IV
3
Thông tin cập nhật, đa
65,71
28,57
5,72
0
I
dạng, phong phú, gắn
82,86
17,14
0
0
II
với thực tiễn
71,23
14,28
14,29
0
III
77,14
20
2,86
0

IV
4
Thể hiện tính mới, độc
60
28,57
11,43
0
I
đáo.
74,29
22,86
2,86
0
II
62,86
31,43
5,71
0
III
54,29
34,29
11,42
0
IV
5
Thu thập thơng tin,
22,86
54,43
25,71
0

I
phân tích dữ liệu, bàn
51,43
42,86
5,71
0
II
luận kết quả logic, khoa
20
48,57
31,43
0
III
học.
31,43
51,43
17,14
0
IV
+ Kết quả phiếu hỏi học sinh sau thực nghiệm
Sau khi kết thúc thực nghiệm sư phạm, tôi phát phiếu hỏi học sinh tại lớp TN và lớp ĐC thu
được kết quả như sau
STT

Tiêu chí

Kết quả thực nghiệm
Loại
nhóm


Lớp

Số
HS
Rất thích

Thích

Bình
thường

Khơng
thích


18

Số
HS

%

Số
HS

%

Số
HS


%

Số
HS

%

Thực
nghiệm

12A5

40

15

37,5

21

52,5

4

10

0

0


Đối
chứng

12A2

42

5

11,9

18

42,9

15

35,7

4

9,5

Đánh giá của HS về mức độ yêu thích học mơn Hóa học
Tơi nhận thấy lớp thực nghiệm có số HS cảm thấy u thích bộ mơn cao hơn
lớp đối chứng rất nhiều.
Về kĩ năng được rèn luyện và bồi dưỡng điều gì khi học mơn Hóa học khảo sát với 82 học
sinh lớp 12A2 và lớp 12A5 trường THPT Trần Phú
STT
Điều HS được rèn luyện và bồi dưỡng

Lựa chọn
TN (12A5) ĐC (12A2)
1 Kĩ năng giải các bài tập hóa học
40/40
42/42
2 Giải quyết các vấn đề trong cuộc sống liên quan đến
34/40
20/42
mơn hóa học
3 Có niềm hứng thú và say mê tìm hiểu khoa học tự
32/40
15/42
nhiên
4 Kĩ năng hợp tác
38/40
30/42
Lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đều được rèn luyện kĩ năng giải các bài tập
hóa học nhưng về giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, niềm hứng thú và say mê
tìm hiểu khoa học tự nhiên thì lớp TN đạt kết quả tốt hơn nhiều.
Về thái độ của HS khi phát hiện các bài tập/Vấn đề mâu thuẫn với kiến thức đã học, khác
với điều HS biết trong câu hỏi hay giáo viên cung cấp.
Thái độ
Lựa chọn
TN
ĐC
Rất hứng thú, phải tìm hiểu bằng mọi cách
15/40
5/42
Hứng thú, muốn tìm hiểu
21/40

18/42
Chờ thầy cô hay bạn bè giải đáp
04/36
12/42
Thấy lạ, không muốn tìm hiểu
0/40
7/42
HS lớp TN đã có thái độ rất tích cực khi gặp các bài tập, tình huống có vấn đề
Về việc vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng, sự vật, sự


19

việc trong cuộc sống.
Tỉ lệ %
Thường xuyên
Thỉnh thoảng

Rất thường
Không bao giờ
xuyên
Lớp
TN ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
Tỉ lệ % 12,5 2,6

58,75
23,38
23,75
50,65
5
23,37
HS lớp TN đã thường xuyên vận dụng kiến thức đã được học để giải thích các
hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống tốt hơn lớp ĐC.
Kết quả bài kiểm tra
Để đánh giá kết quả TNSP, Sau tiết dạy thực nghiệm tôi cho HS hai lớp ĐC và
TN làm 1 bài kiểm tra viết 15 phút (Nội dung đề kiểm tra và đáp án được trình bày ở
phần phụ lục 2) Đề bài kiểm tra như nhau, cùng đáp án và cùng GV chấm.
Bảng phân loại kết quả học tập
Trường
Phân loại kết quả học tập của HS ( %)
THPT
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
( 8,9,10 điểm)
(7 điểm)
(5,6 điểm)
(0-4 điểm)
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC

TN
ĐC
Trần Phú
24,44
8,89
42,22 31,11 26,67
40,0
6,67
20,0
Đánh giá thông qua phiếu đánh giá, phiếu hỏi
Từ kết quả TNSP kết hợp với quá trình trao đổi, thảo luận và lấy ý kiến của
GV và HS chúng tôi đưa ra những nhận xét sau:
- Điểm số của các tiêu chí dù là GV hay HS đánh giá thì ở lớp TN ln cao
hơn lớp ĐC
- HS lớp TN hiểu một cách sâu sắc về bản chất của các chất từ đó vận dụng
vào để GQVĐ trong học tập và cuộc sống.
- HS lớp TN áp dụng quy trình GQVĐ một cách thành thạo, đưa ra những lập
luận sâu sắc, GQVĐ ở nhiều phương diện khác nhau giúp vấn đề được giải quyết
một cách triệt để.
- Thông qua việc giải những bài tập GQVĐ giúp HS ở lớp TN phát triển được
khả năng sáng tạo, tư duy độc lập, phát triển được NLGQVĐ&ST và nhiều NL
khác.
- HS lớp TN hứng thú tham gia học tập, HS khơng cịn cảm thấy khó khăn và
bỡ ngỡ khi gặp những bài tập địi hỏi GQVĐ vì HS đã được làm quen với quy trình
giải bài tập đó. HS được thoải mái đưa ra những đề xuất, những phương án và
dùng những lập luận của mình để đánh giá và GQVĐ. HS còn cảm thấy rất hứng
thú và áp dụng ngay vào cuộc sống.
- HS hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa cấu tạo và bản chất, là cơ sở để
HS nắm được mấu chốt vấn đề và dựa vào đó để GQVĐ đúng hướng và nhanh




×