Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Rèn kĩ năng xác định đề, lập dàn ý cho học sinh giỏi trong bài văn nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.64 KB, 40 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Ngữ văn)

RÈN KĨ NĂNG XÁC ĐỊNH ĐỀ, LẬP DÀN Ý
CHO HỌC SINH GIỎI
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Tác giả: Bùi Thu Trà
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Yên Bái, ngày 15 tháng 01 năm 2022

1


I- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Rèn kĩ năng xác định đề, lập dàn ý cho học sinh giỏi trong bài
văn nghị luận xã hội”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Chuyên ngành Ngữ Văn).
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Những giải pháp, biện pháp mà tôi đưa ra trong sáng kiến đã được áp dụng trong
công tác giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi môn Văn ở trường THPT Chuyên Nguyễn
Tất Thành năm học 2020 - 2021, 2021-2022.
4. Thời gian áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 đến 01
tháng 12 năm 2021.


5. Tác giả:
Họ và tên: Bùi Thu Trà.
Năm sinh: 1980.
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái.
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái.
Điện thoại: 0915115498. Email: buithutra.c3ntt@yen bai.edu.vn.
6. Đồng tác giả: Khơng.
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý là một trong những kĩ năng cơ bản, quan trọng
đối với việc làm văn của HS hiện nay. Thiếu kĩ năng, các em sẽ không thể phát huy
được kiến thức để xử lý tất cả các tình huống được đặt ra trong đề bài. Có một thực tế
không thể phủ nhận là hầu hết học sinh trong đó có học sinh giỏi thường xem nhẹ,
thậm chí bỏ qua hồn tồn việc tìm hiểu đề, lập dàn ý trước khi viết bài. Thói quen này
là một sai lầm cần thay đổi vì: tìm hiểu đề và lập dàn ý giúp cho HS có định hướng rõ
ràng khi viết và triển khai ý trong một bài văn, tránh tình trạng lạc đề, xa đề, lệch đề,
thừa, thiếu ý, lập luận thiếu nhất quán…những điều tối kị đối với bài làm học sinh giỏi.
Hầu hết các giáo viên dạy, phụ trách các đội tuyển thi HSG môn Văn đều chú
trọng rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho HS trong q trình ơn luyện. Tuy nhiên,
do thời gian tập trung đội tuyển có hạn, mà lượng kiến thức cần ôn tập quá lớn, nên
thời gian dành cho việc rèn kĩ năng cho HS không được nhiều, không được sâu và
thuần thục.
Vấn đề tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận đã được hướng dẫn cơ bản
từ chương trình Ngữ văn THCS đến chương trình Ngữ văn THPT, tuy nhiên, chưa có
tài liệu cụ thể, phù hợp hướng dẫn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý với các đề thi cụ thể
2



dành cho HSG.
Như vậy, trước việc học sinh coi nhẹ kĩ năng xác định đề, lập dàn ý trước khi viết
bài; giáo viên giành nhiều thời gian dạy kiến thức hơn dạy kĩ năng khi dạy học sinh
giỏi; tài liệu hướng dẫn cịn thiếu, tơi đã nghiên cứu và viết sáng kiến “Rèn kĩ năng
xác định đề, lập dàn ý cho học sinh giỏi trong bài văn nghị luận xã hội” với mong
muốn góp sức giải quyết một phần khó khăn trong công tác giảng dạy học sinh giỏi
của các thầy cô dạy đội tuyển.
2. Nội dung các giải pháp
Sáng kiến hệ thống hóa những kĩ năng cơ bản cần bồi dưỡng cho học sinh giỏi
trong xác định đề, lập dàn ý, thể hiện qua các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, rèn luyện bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng xác định đúng yêu cầu của đề
và trúng trọng tâm của đề - kĩ năng các định đề. (thông qua ví dụ cụ thể).
Hai là, rèn luyện bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng lập dàn ý đầy đủ, khoa học,
logic - kĩ năng lập dàn ý (thông qua các ví dụ cụ thể).
Ba là, hệ thống một số đề vận dụng để giúp học sinh nắm chắc kiến thức lí thuyết
và nâng cao kĩ năng xác định yêu cầu của đề và lập dàn ý.
2.1 Cơ sở lí luận
2. 1.1. Văn nghị luận
Có thể hiểu: Văn nghị luận là một kiểu bài văn trong đó người nói, người viết
trình bày quan điểm, cách đánh giá của mình về một vấn đề nào đó thuộc phạm vi xã
hội hoặc văn học, thể hiện qua hệ thống lập luận chặt chẽ, có khả năng thuyết phục
người nghe, người đọc cả về lí trí và tình cảm.
Để làm một bài văn nghị luận đạt kết quả tốt cần thực hiện bốn bước quan trọng
sau đây:
- Bước 1: Tìm hiểu đề
- Bước 2: Lập dàn ý
- Bước 3: Viết bài
- Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa
Mỗi bước của quá trình làm văn có vai trị ý nghĩa riêng đã được thực tiễn kiểm
nghiệm: hai bước đầu đặt tiền đề, bước ba là trọng tâm, bước bốn là bước cuối cùng

hồn tất. Thơng thường, viết bài là công việc bắt buộc, không học sinh nào có thể bỏ
qua. Các bước cịn lại ln bị xem nhẹ, nhất là tìm hiểu đề và lập dàn ý. Vậy nên, rất
cần thiết phải hình thành ý thức thường trực trong học sinh về yêu cầu bắt buộc phải
tìm hiểu đề và lập dàn ý trước khi viết bài cũng như cần thiết phải thực hành thật nhiều
ví dụ minh họa trong q trình dạy học để việc tìm hiểu đề, lập dàn ý trở thành cơng
việc thật hữu dụng góp phần đem lại hiệu quả cao cho bài làm.
2.1.2. Nghị luận xã hội
3


Nghị luận xã hội là kiểu bài văn bàn bạc, thể hiện quan điểm, cách đánh giá của
người viết, người nói về một vấn đề xã hội, thơng qua hệ thống lập luận với lí lẽ đanh
thép, dẫn chứng tiêu biểu nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
* Có thể chia kiểu bài nghị luận xã hội thành ba tiểu loại:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí: bàn bạc những vấn đề về lối sống, quan niệm
sống; đạo đức, nhân cách của con người; các mối quan hệ giữa người với người trong
xã hội… Ví dụ: vị tha, vị kỉ, yêu thương, vô cảm, ước mơ, khát vọng, lý tưởng, tình
bạn, tình u, tình đồng chí, nghĩa đồng bào, cống hiến, hưởng thụ…
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: bàn bạc về những vấn đề mang tính
thời sự, cập nhật, nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của đơng đảo dư luận. Đó có thể là
hiện tượng tích cực, hiện tượng tiêu cực hoặc hiện tượng có cả hai mặt tích cực lẫn tiêu
cực. Ví dụ: ô nhiễm môi trường, lợi và hại của internet, bạo lực học đường, bạo lực gia
đình, an tồn giao thơng, an ninh lương thực, việc tử tế, người tử tế…
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: bàn bạc về một
hiện tượng đời sống hoặc một tư tưởng đạo lý được rút ra từ tác phẩm văn học nào đó như
đoạn thơ, bài thơ, câu chuyện… Đây là dạng đề tổng hợp, khó đối với học sinh phổ
thơng, nhưng phổ biến đối với học sinh giỏi. Dạng đề này đòi hỏi người viết phải có
kiến thức cả về văn học và kiến thức về đời sống, cũng như kĩ năng phân tích văn học
và kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể
rút ra từ một tác phẩm đã học trong chương trình hoặc nằm ngồi chương trình.

* Cách hỏi của đề bài cũng rất phong phú, đa dạng:
- Cách hỏi trực tiếp: đề bài nêu trực tiếp vấn đề cần nghị luận.
- Cách hỏi gián tiếp: đề bài nêu gián tiếp vấn đề cần nghị luận, bao gồm: trích dẫn nhận
định, tác phẩm văn học (đoạn thơ, bài thơ, câu chuyện), nêu chủ đề, yêu cầu viết tiếp mệnh
đề, bàn luận ý nghĩa triết lý được gợi ra từ một bức tranh…
Căn cứ vào trình độ của HSG, đề thi thường chọn cách hỏi mở, dạng đề mở; nội
dung bàn bạc thường xoay quanh vấn đề tư tưởng đạo lý được đặt ra gián tiếp qua một
hoặc hai nhận định, qua một tác phẩm văn học, một bức tranh…
2.1.3. Đề nghị luận xã hội cho học sinh giỏi
Có thể thấy đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn không chỉ đơn thuần là kiểm tra
kiến thức cơ bản mà là đề cao việc đánh giá năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh giỏi
trong việc phát hiện vấn đề, huy động và xử lí vốn kiến thức văn học để lập luận giải
quyết vấn đề chặt chẽ, thấu đáo và thuyết phục. Bài nghị luận xã hội thường đòi hỏi
học sinh phải có những quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá, kiến giải riêng, độc đáo,
sâu sắc. Đặc biệt, đề thường ra dưới dạng đề mở hoặc các vấn đề mà đề yêu cầu không
hiển lộ, thường ở những dạng ẩn ý dưới các dạng đề thi nhiều mệnh đề, đề thi có nhiều
ẩn dụ, đề thi sử dụng cách chơi chữ........
4


VD1: KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT (Yên Bái)
NĂM 2019
Câu 1. (8,0 điểm)
Tuổi trẻ như cây non cần biết hướng sáng, như ngọn nến cần được thắp sáng và
như ngọn đuốc cần phải tỏa sáng.
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Nhận xét:
Đề bài có 3 vế khá rõ ràng. Học sinh cần làm rõ vấn đề qua các hình ảnh mang
ý nghĩa tượng trưng. Vế 1,3 định hướng cho tuổi trẻ về sự lựa chọn cách sống và lẽ
sống cao đẹp: Hướng đến những điều lớn lao, cao đẹp, sống với ngọn lửa trong tim để

cháy sáng và lan tỏa. Vế 2 lại bàn về việc tuổi trẻ nhiều ước mơ, khao khát nhưng còn
non yếu, bồng bột nên cần được gia đình, nhà trường, được người đi trước quan tâm
đắp bồi tri thức, nhân cách, bản lĩnh khơi dậy ước mơ, đam mê, hồi bão. Đề thi địi
hỏi người viết phải có tư duy mạch lạc để làm sáng rõ cả 3 vấn đề đặt ra trong 3 vế
câu, tránh ý tưởng trùng lặp.
VD 2: KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT (Yên Bái)
NĂM 2020
Câu 1. (8,0 điểm)
"Có một ngày bạn sẽ hiểu, lương thiện khó hơn thơng minh nhiều. Thơng minh
là một loại tài năng thiên phú, cịn lương thiện lại là một sự lựa chọn".
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
Nhận xét:
Đề thi đặt ra vấn đề khá quen thuộc sự thông minh và tính thiện lương của con
người. Tuy vậy, trọng tâm vấn đề không phải là mối quan hệ giữa cái tài và cái tâm.
Sử dụng cách nói so sánh, ý kiến muốn khẳng định, đề cao sự lương thiện, đề cao cái
tâm trong mối quan hệ với trí tuệ và tài năng của con người.
VD 3: KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT (Yên Bái)
NĂM 2021
Câu 1. (8,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên: “Hãy dũng cảm đối diện với chính
mình để hiểu bản thân thật sự muốn gì và đừng bao giờ ngại ngần thay đổi”
Nhận xét:
Dưới hình thức là một lời khuyên, đề bài đặt 2 ra vấn đề: Thứ nhất: để hiểu bản
thân thật sự muốn gì, chúng ta phải dũng cảm gạt bỏ những tác động từ bên ngồi, phải
tìm ra câu trả lời cho chính mình. Thứ hai: Để thực hiện điều bản thân thực sự mong
muốn, ta phải mạnh dạn thay đổi. Hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây
5


là những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống và đặc biệt ý nghĩa đối với những người

trẻ trong quá trình hình thành nhân cách và phong cách sống. Đề thi đem đến nhiều đất
viết - người viết có thể chia sẻ cảm nhận, trải nghiệm của chính mình về những điều
mình muốn và cần thay đổi.
VD 5: KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT
NĂM 2019
Câu 1 (8,0 điểm):
Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế là nhan đề bản dịch Tiếng Việt cuốn
sách của Inamori Kazuo – một doanh nhân người Nhật.
Suy nghĩ của anh/chị về con đường này.
Nhận xét:
Câu nghị luận xã hội đặt ravấn đề khá độc đáo từ nhan đề một cuốn sách dịch
"Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế" thay vì những danh ngơn, quan niệm,
hay những câu chuyện… như phần lớn các đề quen thuộc.
Câu lệnh yêu cầu trình bày "suy nghĩ của anh/chị về "con đường" này" sẽ mở ra
khá nhiều khả năng kiến giải – dù có thể thấy trước hướng khẳng định sẽ chiếm tuyệt
đại đa số khi làm bài, bởi học trò sẽ khơng khó khăn để nhận ra tính đúng đắn muôn
đời của sự tử tế. Tuy nhiên, đề bài vẫn mở ra những khoảng trống của thử thách giúp
phân loại những bài viết nhằm tới cái đúng đương nhiên, an toàn với những bài viết
thể hiện hiểu biết xã hội sâu rộng, thể hiện những trăn trở suy tư thấu đáo trước mối
quan hệ giữa lẽ phải với thực tế cuộc sống nhiều khi trái ngược.
Tuy nhiên, nếu học sinh khơng có tầm nhìn sâu rộng, khơng có khả năng lí giải,
lập luận…, đề bài dễ đưa tới những bài văn viết thiếu cảm xúc - như lời tuyên truyền,
mệnh lệnh.
VD 6: KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT
NĂM 2020
Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm):
Bàn về vai trò của dân tộc đối với sự phát triển của mỗi con người, Xuân Diệu
viết: “Không đứng vào dân tộc như cây khơng đứng vào đất, làm gì có sức chắc chắn
để phát triển cho đến tận cùng”
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, anh/chị suy nghĩ như thế

nào về ý kiến đó?
Nhận xét:
Câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh suy ngẫm và bàn luận về ý kiến của Xuân
Diệu. Đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như ngày nay, đây là vấn đề thiết
thực, cần thiết với nhận thức và nhân cách cá nhân, đặc biệt quan trọng với sự phát
6


triển của mỗi con người cũng như toàn thể xã hội. Khi khái niệm “dân tộc” gắn liền
với những giá trị truyền thống tốt đẹp thì vấn đề đặt ra trong đề bài càng thiết thực,
nhất là trong thời kỳ hội nhập, xu hướng sùng ngoại ở các giá trị vật chất hay tinh thần
đang có khuynh hướng cực đoan, thái quá, làm băng hoại các giá trị nền tảng của dân
tộc. Đề bài hồn tồn có thể giúp học trị mở ra những suy ngẫm tích cực và mới mẻ
về điểm giao cắt, thậm chí tương đồng của các giá trị, từ dân tộc, truyền thống tới quốc
tế, hiện đại và tìm ra hướng đi cho mình.
Vấn đề đặt ra trong đề thi học sinh giỏi quốc gia môn văn là hay, là mn đời
nhưng học trị cần xử lý vấn đề như thế nào cho khỏi rơi vào sự nhàm chán muôn đời,
triển khai hệ thống ý như thế nào để vượt thốt khỏi khn mẫu lý thuyết, đó sẽ là
những khó khăn khơng hề nhỏ.
2.2. Thực trạng việc tìm hiểu đề, lập dàn ý
2.2.1. Thực trạng việc tìm hiểu đề, lập dàn ý của học sinh
2.2.1.1Thực trạng việc tìm hiểu đề
Thực tế dạy đội tuyển HSG mơn Ngữ văn, bản thân tôi nhận thấy thực trạng việc
HS tìm hiểu đề văn khi làm bài thi như sau:
- Thứ nhất, đọc khơng kĩ đề:
+ Nhiều em có thói quen chỉ đọc đề 1 lần đã “mặc định” trong đầu đó là vấn đề gì, có
đúng sở trường hoặc vấn đề mình quan tâm hay khơng. Nếu có dính dáng đến vấn đề
mà mình “đốn” trước khi thi thì coi như “trúng đề”, và mặc định làm theo những gì
được học, được rèn luyện khi cịn học. Khi đó, thí sinh khơng quan tâm cách đề cập
vấn đề, câu lệnh, cách hỏi và các yếu tố thông tin khác trong đề bài, ngồi đề bài.

+ Nhiều em có đọc kĩ hơn 1 lần, có gạch chân từ khóa nhưng lại “mặc định” vào một
trong những đề đã được học, được chữa tương tự, hoặc có chứa những từ khóa đó,
khiến cho khâu tìm hiểu đề trở thành q trình tái hiện lại đề đã được chữa, khơng có
tính linh hoạt và sáng tạo nữa.
+ Nhiều em đọc đề nhận thấy đề “khơng trúng tủ” như mình “đốn” nên tâm lí hoang
mang, thậm chí khơng ngắt đúng chỗ các vế câu trong nhận định của đề bài.
Ví dụ như đề văn HSGQG năm 2018-2019, câu Nghị luận xã hội: “Hãy để tâm đến
tiếng nói nội tâm nhỏ bé nhưng bền vững trong bạn hơn là những tiếng nói ồn ào, náo
loạn từ bên ngồi”.
Có em HS đã ngắt vế nhận định trong đề thi như sau:
Vế 1: “Hãy để tâm đến tiếng nói nội tâm nhỏ bé”
Vế 2: “nhưng bền vững trong bạn hơn là những tiếng nói ồn ào, náo loạn từ bên
ngồi”.
Nhưng khi đọc kĩ đề thì thấy: ý kiến đề cập đến 2 tiếng nói: Thứ nhất là tiếng
nói nội tâm nhỏ bé nhưng bền vững trong bạn. Thứ hai là: những tiếng nói ồn ào, náo
loạn từ bên ngoài”.
7


Thực trạng đó đã dẫn đến hệ quả là HS bị lệch đề, lạc đề, xa đề khi làm bài văn,
không xác định được trọng tâm của vấn đề, hoặc bị ảnh hưởng tâm lí khiến bài thi
khơng đạt kết quả như mong muốn. Đó khơng phải là “học tài thi phận” như nhiều
người vẫn nghĩ, mà do quá trình tìm hiểu đề, đặc biệt là đọc đề của HS chưa tốt.
- Thứ hai: xác định vấn đề nghị luận không đúng, không trúng
+ Việc xác định vấn đề nghị luận đúng và trúng là vô cùng quan trọng, giống như người
đi đúng đường, sai một li có thể đi một dặm. Tuy vậy, vẫn có nhiều HS khơng xác định
được đúng và trúng vấn đề khi tìm hiểu đề. Nguyên nhân trước hết do đọc đề không kĩ,
do “mặc định” vào những vấn đề đã học, hoặc xác định đề một cách vội vã, sợ không
đủ thời gian để viết bài.
VD:

Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về những gì được gợi ra từ vụ thảm sát ở Bình
Dương.
Đề 2: “Cái khơng đáng khóc bây giờ ta sẽ khóc mai sau” – Chế Lan Viên
“Rồi có thể sau 10 năm ra đi, ta sẽ lại khóc cho những điều ngày hơm
nay chưa biết” – Chu Minh Khơi.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về 2 ý kiến trên.
Đề
Đúng
1.
Vụ thảm sát ở Bình Dương

2.

Trúng
Cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm riêng
của người viết về những gì gợi ra từ vụ
thảm sát ở Bình Dương (Có thể là lịng
tham/ tình u lạc lối/ xuống cấp về đạo
đức, nhân tính… tùy vào quan điểm của
từng học sinh).
Khóc vì những điều mình Cần trân trọng những gì nhỏ bé, bình dị
chưa biết, chưa nhận thức nhưng đầy ý nghĩa của cuộc sống hiện tại
được rõ ràng.
để không phải nuối tiếc, ân hận mai sau.

- Thứ ba: Xác định không đúng phạm vi tư liệu, dẫn chứng cần huy động và sử dụng
Những năm gần đây, do xu hướng các đề văn HSG thường ra các đề nghị luận
xã hội theo hướng mở nên người viết cần huy động tối đa lượng kiến thức về đời sống
và kiến thức văn học đã được tích lũy. Song điều này cũng dẫn tới nhiều hạn chế:
+ HS huy động quá nhiều kiến thức, tư liệu, dẫn chứng khiến bài văn bị bộn dẫn chứng,

sa vào liệt kê dẫn chứng, khơng kịp phân tích, bình luận… HS khơng xác định được
dẫn chứng nào đưa vào vấn đề nào là đắt giá, là phù hợp nhất. Ngược lại, có những HS
“tủ” những dẫn chứng, khiến bài văn nào cũng “từng ấy khuôn mặt” được điểm danh.
như: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nick Vujicic…
8


+ HS chưa biết sắp xếp tư liệu, dẫn chứng cho phù hợp với từng luận điểm, luận cứ.
Tình trạng sắp xếp lộn xộn, không khoa học và không phát huy được hiệu quả của tư
liệu, dẫn chứng được đưa vào cũng làm cho bài văn giảm sức thuyết phục.
+ Tình trạng HS học dẫn chứng và tư liệu “lơ mơ”, “mang máng” khiến việc giải thích,
phân tích sơ sài, chung chung; việc lựa chọn dẫn chứng để phân tích sâu, tạo điểm nhấn
gặp khó khăn; các kiến thức xã hội khơng mang tính tiêu biểu, thời sự.
- Thứ tư: Xác định chưa đúng chưa phù hợp các thao tác lập luận (thao tác nghị
luận) cần sử dụng
Thao tác tư duy có thể có nhiều, song thao tác lập luận chủ yếu có các loại sau:
giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ. Những thao tác này cần
được sử dụng và phối hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt trong từng đề văn.
Tuy nhiên, thực tế, việc HS xác định thao tác nghị luận nào là chính, thao tác nào là bổ
trợ, những thao tác nào là phù hợp nhất cho một đề văn vẫn cịn khó khăn, lúng túng.
Điều đó dẫn đến việc khơng vận dụng được những thế mạnh, sở trường khi làm bài của
thí sinh, hoặc bài văn thiếu điểm nhấn và những lập luận sắc sảo, thuyết phục.
2.2.1.2. Thực trạng của việc lập dàn ý của học sinh
Việc lập dàn ý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dựng lên khung xương cho
bài văn, định hướng tư duy và tránh việc thiếu ý, lặp ý, sót ý cho thí sinh trong q
trình làm bài, định hướng việc sắp xếp ý và phân bố thời gian hợp lí hơn.
+ Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều thí sinh khơng có thói quen này. Nhiều em chỉ chú tâm
vào việc viết mở bài cho hay, cầu kì; sau đó là cứ “tùy theo cảm hứng” để viết những
phần tiếp theo của thân bài và kết bài.
+ Nhiều thí sinh ngay cả khi học và đi thi đều coi nhẹ việc lập dàn ý, hoặc nếu có thì

chỉ gạch vài ý rất sơ sài. Điều này cũng có thể do tâm lí lo sợ hết thời gian viết bài,
nhưng chủ yếu là chưa có kĩ năng thuần thục mà thôi.
Việc không lập dàn ý hoặc gạch ý sơ sài ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của bài
văn, cả về nội dung và hình thức như: tính hệ thống, tính khoa học, tính chỉnh thể, điểm
nhấn và lướt, tính thuyết phục trong lập luận, …
+ Bên cạnh đó, nhiều thí sinh lại rơi vào tình trạng lập dàn ý quá chi tiết, mất nhiều
thời gian, cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc hồn thành bài văn, khiến cho bài văn
“đầu voi đuôi chuột”, thiếu ý hoặc không hết ý.
Thực trạng của việc tìm hiểu đề và lập dàn ý của thí sinh ở trên đây đã phản ánh phần
nào những hạn chế của các em khi làm bài văn thi HSG, dẫn đến kết quả không được
như mong muốn.
2.2.2 Thực trạng việc rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý của giáo viên.
Hầu hết các giáo viên dạy, phụ trách các đội tuyển thi HSG mơn Văn đều chú
trọng rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho HS trong q trình ơn luyện. Tuy nhiên,
do thời gian tập trung đội tuyển có hạn, mà lượng kiến thức cần ôn tập quá lớn, nên
9


thời gian dành cho việc rèn kĩ năng cho HS khơng được nhiều, khơng được sâu và
thuần thục. Đó là một trong những khó khăn phổ biến ở các đội tuyển HSG hiện nay.
Thực tế cho thấy, GV chủ nhiệm đội tuyển nào cũng lo lắng về việc rèn kĩ năng
cho HSG. Bởi nếu chú trọng kĩ năng làm văn mà không ôn tập lại được đầy đủ các mảng
kiến thức thì lại lo HS bị hổng kiến thức, khơng huy động được kiến thức khi làm bài.
Còn nếu ngược lại, không dành nhiều thời gian cho việc rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập
dàn ý (hiểu nơm na là “luyện đề”) thì kĩ năng làm bài của thí sinh lại thiếu nhuần
nhuyễn, thiếu linh hoạt.
2.3. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho học sinh giỏi
2.3.1. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề
Quá trình tìm hiểu đề được chia thành các bước nhỏ: đọc đề, xác định vấn đề
nghị luận, xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng; xác định các thao tác lập luận cần sử dụng.

2.3.1.1. Kĩ năng đọc đề
* Yêu cầu đọc đề: đọc kĩ đề để xác định đúng dạng đề, đúng vấn đề nghị luận
* Kĩ năng đọc đề:
- Bước 1: Đọc lướt để định hình vấn đề, nhìn được tổng thể diện mạo của đề, xác
định dạng đề.
Cần trả lời các câu hỏi:
+ đó là dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống? Là vấn đề
xã hội đặt ra trong một câu chuyện văn học, một đoạn thơ / bài thơ hay là một ý kiến,
nhận định, danh ngôn, tục ngữ….?
- Bước 2: Đọc chậm để khơng bỏ sót từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, vế câu.
+ Đọc kĩ và gạch chân các từ khóa quan trọng (phục vụ cho phần giải thích), gạch chân
các quan hệ từ (để tìm hiểu các mối quan hệ giữa các ý, các vế trong đề bài), đọc kĩ
các vế của đề bài (nếu có)
+ Đọc kĩ câu chuyện/ bài thơ (nếu đề bài là câu chuyện hoặc bài thơ), gạch chân từ
khóa, hình ảnh, câu thơ quan trọng có thể giúp định hình hiểu nội dung, thơng điệp của
câu chuyện hoặc bài thơ.
- Bước 3: Đọc kĩ câu lệnh của đề bài
Đề bài đơi khi đề khơng có câu lệnh cụ thể, ví dụ: “Thiếu tơi thì chợ vẫn đông sao?”,
“Phải chăng, sống là tỏa sáng?”… nhưng đa phần các đề thi HS giỏi mơn Văn đều có
câu lệnh cụ thể:
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
Hãy bình luận ý kiến trên
Từ câu nói/ nhận định A, anh/chị hãy phác thảo phương châm sống của riêng mình
Bài học cuộc sống mà anh/ chị rút ra được sau khi đọc câu chuyện trên?
Từ ý kiến/ câu chuyện trên/ bài thơ trên, anh/chị hãy viết một bài văn với chủ đề A
Anh/chị có suy nghĩ gì về quan niệm A? (đưa ra 1 ý kiến, một quan niệm)
10


2.3.1.2. Kĩ năng xác định vấn đề nghị luận

* Vai trị:
Đây là khâu quan trọng nhất trong kĩ năng tìm hiểu đề, bởi không xác định trúng
vấn đề nghị luận thì người viết sẽ khơng thể viết bài văn đúng hướng, giống như một
người đi đường không xác định được mình sẽ đi về đâu. Sai một li sẽ đi một dặm, dẫn
đến tình trạng lạc đề, xa đề, lệch đề của thí sinh. Việc xác định đúng và trúng vấn đề
nghị luận quyết định đến việc triển khai toàn bộ bài viết, các luận điểm, luận cứ, luận
chứng trong bài.
* Kĩ năng xác định vấn đề nghị luận
Bước 1: Tìm hiểu ý nghĩa của các từ khóa đã được gạch chân ở bước đọc đề
Cần tìm hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng của các từ khóa, các vế câu, mối quan hệ của
chúng khi đặt trong nhận định hoặc giữa các vế câu của đề bài.
- Bước 2: Kết nối các vế câu, các quan hệ từ trong đề bài để tìm hiểu xem vế câu
nào, ý nào là trọng tâm của đề bài (sức nặng của đề nghiêng về vế nào của đề
bài?)
Ví dụ 1
“Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn” (Đề thi
HSGQG năm 2013)
Đề bài trên có 2 vế: Vế 1 “Mọi người sinh ra đều bình đẳng” có vai trị làm nền
để nổi bật vế 2 “nếu có khác biệt là do học vấn”, do đó, sức nặng (trọng tâm của đề rơi
vào vế thứ hai - và thường các đề thi HSG mơn Văn có hai vế câu, thì trọng tâm thường
rơi vào vế sau của nhận định)
+ Nếu đề bài là câu chuyện, cần đọc kĩ câu chuyện, kết nối các nhân vật, chi tiết, hình
ảnh, lời thoại, đặc biệt là phần cuối truyện thường chứa thơng điệp cần bàn luận.
Ví dụ 2:
Đọc câu chuyện sau:
NGƯỜI ĐẦU TIÊN
Trong hai nhà du hành vũ trụ đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, ngoại trừ Neil
Alden Armstrong mà ai cũng biết, còn một người nữa là Edwin Eugene Aldrin. Chuyến
du hành của hai ông là chuyến đi vĩ đại của lịch sử loài người. “Bước chân nhỏ của
riêng tôi nhưng là bước đi lớn của nhân loại”. Câu nói bất hủ này của Armstrong đã

trở thành danh ngôn được mọi người truyền tụng.
Trong cuộc họp báo chúc mừng chuyến đổ bộ lên mặt trăng thành cơng, có nhà
báo hỏi Aldrin một câu khá nhạy cảm: “Ơng có cảm thấy tiếc nuối không khi để cho
Armstrong trở thành người đầu tiên bước chân lên mặt trăng?”
Câu hỏi gây được sự quan tâm đặc biệt cho cả khán phòng. Trước sự chú ý của
mọi người, Aldrin đã tỏ ra rất phong độ, đĩnh đạc trả lời: “Thưa quý vị, các vị nên
nhớ, khi trở về Trái Đất, chính tơi là người đầu tiên bước ra khoang tàu vũ trụ đấy”.
11


Ai nấy im lặng, lấy làm khó hiểu khơng biết ơng định nói gì. Ơng ngừng một lát, nhìn
khắp lượt rồi cười xịa, hóm hỉnh tiếp: “vì thế tơi là người đầu tiên từ hành tinh khác
bước chân lên Trái Đất chứ cịn gì nữa!”
Mọi người cười vang và vỗ tay hoan hơ nồng nhiệt.
(Trích từ “Điểm rơi của tâm hồn” - NXB Văn hóa Sài Gịn)
Anh/chị có suy nghĩ gì về “người đầu tiên” trong câu chuyện trên ?
Câu trả lời của nhà du hành Aldrin trong câu chuyện trên là gợi ý quan trọng để
định hướng vấn đề nghị luận “người đầu tiên” trong bài viết. Không phải ai cũng có
thể trở thành người đầu tiên, thành người nổi tiếng, bởi thế vấn đề nghị luận cần xác
định là: danh tiếng là điều cần thiết, nhưng bản lĩnh, nhân cách và lối ứng xử nhân văn
của con người trước danh tiếng mới là điều quan trọng.
+ Xác định đúng và trúng vấn đề nghị luận:
Xác định vấn đề đúng đã khó, nhưng xác định trúng vấn đề càng khó hơn. Nó địi hỏi
sự tinh nhạy, thơng minh của người viết, bắt trúng được điểm quan trọng nhất trong
yêu cầu của đề bài, từ đó bài viết có điểm nhấn và độ sắc sảo trong tư duy và lập luận.
- Bước 3: Đọc lại câu lệnh và các thông tin khác có liên quan trong đề bài (nguồn
trích dẫn câu nói, nhận định; các thơng tin về thời gian, về tác giả nếu có…)
Việc đọc lại câu lệnh của đề bài rất quan trọng để xác định lại chắc chắn một lần nữa
yêu cầu của đề bài, dạng đề và vấn đề nghị luận. Vì đơi khi, trong câu lệnh chứa cả vấn
đề nghị luận và thao tác nghị luận chính cần sử dụng trong bài, cả phạm vi dẫn chứng

và tư liệu cần sử dụng.
Ta mắc nợ mùa thu
Bài thơ lá rụng sương mù
Ta mặc nợ ai bao năm rồi chưa trả nổi
Một nụ cười má lúm đồng xu
Chúng mình mắc nợ mẹ hiền lời ru
Mắc nợ thầy cô
một dấu chấm câu đặt không đúng chỗ
Mắc nợ bạn bè
một lần vẫy tay cuối phố
Mà một đời trả mãi chắc chi xong.
(Mắc nợ - Nguyễn Vân Thiên)
Bài thơ trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về những điều chúng ta mắc nợ trong
cuộc sống?
Với câu lệnh của đề bài trên, thí sinh cần xác định yêu cầu của đề là bàn về
những điều chúng ta mắc nợ trong cuộc sống được gợi ý từ bài thơ của Nguyễn Văn
Thiên, chứ khơng phải phân tích bài thơ của Nguyễn Văn Thiên.
12


2. 3.1.4. Kĩ năng xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng cần sử dụng trong bài văn
*Vai trò:
Đây là khâu quan trọng định hướng những tư liệu, dẫn chứng sẽ sử dụng làm
luận chứng trong bài văn thi HSG. Việc xác định đúng tư liệu, phạm vi dẫn chứng sẽ
trực tiếp quyết định đến việc cần huy động những kiến thức thuộc mảng nào hay lĩnh
vực nào của đời sống xã hội (giáo dục, khoa học, đạo đức, môi trường, văn hóa…) để
phục vụ cho bài viết của thí sinh.
Người viết văn khơng thể chỉ nói lí thuyết sng, cần “nói có sách mách có
chứng”. Vì thế, xác định dẫn chứng chính xác, phù hợp là điều kiện khơng thể thiếu để
có bài văn hay. Khơng xác định được phạm vi tư liệu cần sử dụng, người viết sẽ hoang

mang, hoặc lấy bộn bề dẫn chứng, hoặc không biết chọn dẫn chứng chính… Điều đó
làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến sức thuyết phục của bài viết.
*Kĩ năng xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng:
- Căn cứ vào yêu cầu của đề bài:
Với bài văn Nghị luận xã hội, thường phạm vi dẫn chứng không giới hạn cụ thể,
mà tùy thuộc vào từng vấn đề nghị luận mà người viết cần huy động dẫn chứng ở lĩnh
vực nào cho phù hợp, sát với thực tế và yêu cầu của đề bài. Đơi khi có những đề bài có
giới hạn lĩnh vực đời sống, văn hóa, xã hội (ví dụ: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng,
nếu có khác biệt là do học vấn” ) nhưng thông thường dẫn chứng, phạm vi tư liệu cho
bài NLXH là rất phong phú, phụ thuộc vào sự tích lũy vốn sống của người viết.
2. 3.1.5. Kĩ năng xác định các thao tác lập luận cần sử dụng trong bài văn
* Vai trò
Thao tác tư duy có thể có nhiều, nhưng thao tác nghị luận chủ yếu có các loại
sau: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.
Sau khi đã xác định được dạng đề, vấn đề nghị luận, phạm vi tư liệu và dẫn
chứng cần huy động, người viết cần phải xác định các thao tác lập luận sẽ sử dụng
trong quá trình viết văn. Mỗi thao tác lập luận là một bước của quá trình lập luận, tạo
nên tính thống nhất chặt chẽ cho bài văn nghị luận. Theo GS Nguyễn Đăng Mạnh, “đã
là văn nghị luận thì mục đích cuối cùng là dùng lí lẽ và chứng cứ để làm sáng tỏ được
vấn đề được đưa ra bàn bạc nhằm thuyết phục người đọc người nghe”.
* Kĩ năng xác định thao tác lập luận cần sử dụng trong bài văn:
- Căn cứ vào dạng đề:
Các dạng đề văn nghị luận thi HSG Quốc gian đều cần sử dụng các thao tác lập
luận cơ bản: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ. Nhưng không
phải đề văn nào cũng sử dụng đầy đủ 6 thao tác lập luận trên, mà mỗi đề văn lại sử
dụng những thao tác lập luận chính và những thao tác lập luận bổ trợ. Điều đó có nghĩa
là thao tác chính đó phải kết hợp với những thao tác khác trong quá trình lập luận. Tuy
nhiên, nghị luận phân tích thì cuối cùng cũng phải hướng mọi thao tác vào mục đích
13



phân tích, cịn nghị luận giải thích, bình luận hay chứng minh thì phải hướng mọi thao
tác vào mục đích giải thích, bình luận hay chứng minh. Cụ thể một số định hướng xác
định thao tác lập luận theo dạng đề như sau:
+ Với dạng đề nghị luận đưa ra một ý kiến thì thường sử dụng các thao tác: giải thích,
phân tích, chứng minh, bình luận…
+ Với dạng đề nghị luận đưa ra 2 ý kiến thì thường sử dụng thì thường sử dụng các
thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.
+ Căn cứ vào yêu cầu (câu lệnh) của đề bài:
+ Trong câu lệnh của đề bài thường xuất hiện các yêu cầu cụ thể: Anh/ chị hãy giải
thích hoặc bình luận ý kiến trên
Khi đề bài nêu rõ : hãy chứng minh (làm sáng tỏ), hãy giải thích, hãy phân tích, bình
luận …thì như vậy đề đã xác định cho người viết thao tác chính bắt buộc.
Đó là những định hướng rõ rệt cho việc xác định thao tác lập luận chính trong bài văn
của HS. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, thao tác chính này phải phối hợp với các
thao tác lập luận khác thì lập luận mới chặt chẽ, bài văn mới có sức thuyết phục.
+ Tuy nhiên, ở một số dạng đề “mở”, người ra đề thường không xác định thao tác lập
luận chủ yếu, mà để mở cho người viết được tự do hơn. Và như vậy, người viết sẽ phải
linh hoạt vận dụng các thao tác lập luận để bài văn trở nên chặt chẽ và thuyết phục hơn.
Ví dụ:
“Phải chăng, sống là tỏa sáng?” (Đề văn thi HSGQG năm 2014)
Là thanh niên thế hệ hôm nay, anh/chị hãy suy nghĩ và phác họa một châm ngơn
sống cho chính mình. (Đề văn thi HSGQG năm 2012)
Suy nghĩ của anh/chị về quan niệm: Sống tức là thay đổi. (Đề thi HSGQG 2018)
2. 3.2. Rèn kĩ năng lập dàn ý cho đề văn nghị luận xã hội
- Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống
luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.
- Dày ý bài văn nghị luận gồn ba phần: Mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn
đề), Thân bài (triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ) và Kết bài (nhấn mạnh hoặc
mở rộng vấn đề)

* Bước 1: Tìm ý cho bài văn
* Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn. Việc tìm ý gồm có
- Xác định luận đề: Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề gì? Quan điểm của chúng ta về
vấn đề đó như thế nào?
- Căn cứ vào đề bài, vào yêu cầu của bài văn và huy động những hiểu biết của mình để
trả lời các câu hỏi có liên quan đến vấn đề.
- Tìm luận cứ cho các luận điểm trong bài
* Bước 2: Lập dàn ý - sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã xác định được vào bố cục
ba phần của bài văn
14


- Mở bài:

+ Nên mở bài trực tiếp hay gián tiếp?
+ Làm thế nào để nêu được vấn đề và phương hướng nghị luận cho toàn bài?
- Thân bài:
+ Sắp xếp các luận điểm theo trình tự nào cho hợp lí?
+ Sắp xếp các luận cứ cho từng luận điểm ra sao?
+ Cần triển khai luận điểm và luận cứ nào nhiều nhất? Tại sao?
+ Cần lựa chọn và sử dụng các kí hiệu gì đặt trước các đề mục để dàn ý được rõ ràng,
minh bạch?
- Kết bài:
+ Nên kết bài theo kiểu đóng hay kiểu mở?
+ Khẳng định những nội dung nào?
+ Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ?
Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:
MB:
* Dẫn dắt
* Nêu vấn đề được đưa ra bàn luận

TB:
* Giải thích (nếu cần)
* Trình bày thực trạng
* Phân tích hậu quả
* Phân tích nguyên nhân
* Đề ra giải pháp
KL: Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
VD
Đề bài:
Vừa qua, trên các trang mạng xã hội, rất nhiều người đưa tin thất thiệt về đại
dịch COVID – 19.
Anh/Chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.
Hướng dẫn lập dàn ý
* Giải thích:
- Tin thất thiệt là những thơng tin khơng được kiểm chứng, khơng chính xác gây ra
nhiều hậu quả đối với đời sống xã hội.
- COVID – 19 là một bệnh đường hơ hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus
corona mới dẫn đến một loạt các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, đau cơ, mệt mỏi, có
thể dẫn đến viêm phổi, suy hơ hấp, nhiễm trùng huyết và tử vong. COVID – 19 hiện
nay đã trở thành đại dịch toàn cầu, ảnh hưởng đến hơn một trăm quốc gia và vùng lãnh
thổ.
15


* Tình hình thực trạng: Hàng ngàn người đưa tin sai sự thật, hàng trăm nghìn tin bài,
video thất thiệt, rất nhiều người đã bị xử phạt hành chính…
* Hậu quả nặng nề:
- Làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, danh dự của cá nhân người bị đưa thông tin sai
lệch.
- Làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận, gây khó khăn cho cơng tác phịng

chống dịch.
- Tạo điều kiện cho các thế lực thù địch chống phá chính quyền, gây mất trật tự trị an
xã hội, an ninh quốc gia.
- Người đưa tin cũng phải gánh chịu hậu quả khơng nhỏ về tài chính: bị phạt tiền tùy
theo mức độ vi phạm.
* Nguyên nhân:
- Kém hiểu biết
- Câu view, câu like
- Lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân, chống phá Đảng và Nhà nước…
* Giải pháp:
- Mỗi người dân cần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trước cộng đồng: tìm hiểu
và tuyên truyền về tình hình dịch bệnh cũng như cách phịng chống lây lan trong cộng
đồng, khơng đăng bài, ko chia sẻ những thông tin chưa đc kiểm chứng.
- Tăng cường vai trị của truyền thơng chính thống (VTV, VOV…), thường xun cập
nhật những thơng tin chính xác về tình hình dịch bệnh để các tin giả khơng có cơ hội
phát tán gây hoang mang trong cộng đồng.
- Kiểm duyệt thơng tin chặt chẽ, có chế tài xử lý nghiêm khắc đủ tính răn đe với những
người đưa tin sai sự thật: Các cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt nghiêm khắc
những người đưa tin không đúng sự thật, trong đó có cả những người nổi tiếng: cảnh
cáo, nhắc nhở, phạt tiền lên tới hơn 10 triệu đồng/lần vi phạm, phạt tù cao nhất lên tới
7 năm theo quy định của pháp luật.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức được tác hại khôn lường của những thông tin thất thiệt.
- Hành động: Không đăng, không chia sẻ tin bài chưa được kiểm chứng, bản thân và
gia đình tuân thủ những hướng dẫn của cơ quan chức năng về phịng chống dịch bệnh,
tích cực qun góp ủng hộ phòng chống dịch… Cảnh giác với các loại thông tin thất
thiệt khác lan truyền trên mạng hàng ngày, tiếp thu thông tin một cách chọn lọc, sáng
suốt.
Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
MB:

* Dẫn dắt
* Nêu vấn đề được đưa ra bàn luận.
16


TB:
* Giải thích (nếu cần).
* Bàn luận chứng minh: Đưa ra lập luận, lí lẽ, dẫn chứng về các khía cạnh, phương
diện để làm rõ quan điểm của mình trước vấn đề đang nghị luận.
* Mở rộng, nâng cao:
- Phản đề: phê phán những hiện tượng tiêu cực.
- Bổ sung cho vấn đề được toàn diện
KL: Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
VD:
ĐỀ: “Chúng ta hãy cố gắng để chỉ chết một lần thôi.”
Suy nghĩ của ang/chị về ý kiến trên.
Hướng dẫn lập dàn ý
*Giải thích
- “chết” theo nghĩa thông thường là trạng thái cơ thể con người dừng lại mọi hoạt
động: hơi thở chấm dứt, não bộ không còn tư duy, tim ngừng đập,... Đã sinh ra trong
cõi đời, khơng ai thốt khỏi cái chết, đó chính là cái “chết một lần” mà không người
nào tránh được.
- Nhưng bên cạnh cái chết thể xác ấy, cịn có những “cái chết về tinh thần”, “chết”
trong khi còn đang sống.
- Bằng việc sử dụng câu cầu khiến “ hãy cố gắng…” tác giả khuyên chúng ta không
ngừng nỗ lực, ý chí để khơng rơi vào những cái chết về tinh thần, để chỉ một lần chết
theo quy luật của kiếp nhân sinh. “Chúng ta hãy cố gắng để chỉ chết một lần thôi.”
*. Bàn luận, chứng minh:
Thế nào là lối sống rơi vào “những cái chết về mặt tinh thần”:
- Sống khơng có lí tưởng, mục đích sống, khơng có ước mơ, hồi bão, khát vọng…;

chán nản, nhụt chí, bng xi trước hồn cảnh khó khăn.
- Sống vơ cảm, “đóng băng” trước mọi biến động của cuộc đời, con người…
- Sống ích kỉ, chà đạp lên người khác để đạt được lợi ích của bản thân, đánh mất danh
dự, lương tâm với những việc làm khiến đồng loại xa lánh, chối bỏ...
- Chết trong khi còn đang sống là điều đáng sợ và đáng tiếc, cuộc đời con người uổng
phí, vô nghĩa, bị xã hội chê cười, khinh bỉ.
Phải làm gì để chỉ chết một lần thơi mà khơng rơi vào những cái chết về mặt
tinh thần
- Sống với những khát khao, hoài bão , đam mê để khẳng định giá trị, sự tồn tại của bản
thân.
- Sống nhân ái, bao dung, sẻ chia với những bất hạnh của đồng loại.
- Sống trọng danh dự, đặt lợi ích của cá nhân hài hịa với lợi ích của cộng đồng...
17


- Sự cố gắng để “chỉ chết một lần thôi” là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Mỗi
cá nhân chỉ một lần được sống, vì vậy phải phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng để tạo nên
cuộc đời có ý nghĩa, một sự sống đích thực đến khi nhắm mắt xuôi tay được thanh
thản.
* Mở rộng, nâng cao, liên hệ bản thân
Liên hệ với thực tế xã hội hiện nay, phê phán những kẻ “chết trong khi còn đang sống”:
sống buông thả, trác táng, vô cảm, để phần con lấn át phần người, làm những điều vô
đạo đức, phi nhân tính…
- Mỗi người cần biết trân trọng sự sống hiện tại của mình để tạo dựng một cuộc đời
có ích, có ý nghĩa.
c. Kiểu bài nghị luận về một vấn đề rút ra từ tác phẩm văn học:
MB:
* Dẫn dắt
* Nêu vấn đề được đưa ra bàn luận
TB:

* Phân tích văn bản để rút ra vấn đề cần nghị luận (lưu ý đích hướng đến khơng phải
là thẩm bình về nội dung, nghệ thuật mà là rút ra được vấn đề xã hội nào được đặt ra
qua tác phẩm văn học).
* Xác định xem vấn đề cần nghị luận thuộc hiện tượng xã hội hay tư tưởng, đạo lí để
áp dụng bố cục đã trình bày ở trên.
VD:
Đề bài:
HẠT GIỐNG ƯỚC VỌNG
Có hai đứa trẻ đều mang trong mình những ước vọng đẹp đẽ và ln băn khoăn:
“Làm sao để những ước vọng trở thành hiện thực”?
Đem trăn trở đó, chúng tìm đến một cụ già trong làng xin lời khuyên. Cụ già cho
mỗi đứa trẻ một hạt giống và dặn:
“Các con hãy tìm ra cách bảo quản hạt giống tốt nhất, đó chính là câu trả lời”.
Một thời gian sau, cụ già hỏi hai đứa trẻ về cách bảo quản hai hạt giống. Đứa trẻ
thứ nhất mang ra một chiếc hộp được cuốn bằng dây lụa, và nói:
- “Cháu đặt hạt giống trong chiếc hộp, suốt ngày giữ nó”. Nói rồi lấy hạt giống ra cho
cụ già xem, hạt giống vẫn nguyên vẹn như trước.
Đứa trẻ thứ hai mặt mũi rám nắng, hai tay nổi chai. Nó chỉ ra cánh đồng mênh mơng
lúa vàng, phấn khởi nói:
- Cháu đem hạt giống trồng xuống đất, mỗi ngày lo tưới nước, bón phân, diệt cỏ… ,
tới nay nó đã kết hạt mới đầy đồng.
Cụ già nghe xong, mỉm cười tỏ ý hài lòng.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
18


Suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Hướng dẫn lập dàn ý:
*Phân tích, rút ra ý nghĩa của câu chuyện
- Ước vọng là những mong muốn, khát khao cháy bỏng trong tâm hồn con người, là

cái đích mà con người vạch ra để có động lực phấn đấu.
- Hai hạt giống: tượng trưng cho ước vọng của mỗi người.
- Cách bảo quản hai hạt giống chính là cách chúng ta ứng xử với những khát vọng, ước
mơ của mình.
- Đứa trẻ thứ nhất bảo quản hạt giống trong hộp: ơm ấp, giữ gìn ước vọng mà khơng
làm gì cả nên ước vọng vẫn mãi chỉ là ước vọng.
- Đứa trẻ thứ hai mang hạt giống ra vun trồng, chăm sóc bằng tất cả sự tận tâm và kiên
trì – “mặt mũi rám nắng, hai tay nổi chai”/ mỗi ngày lo tưới nước, bón phân, diệt cỏ…,
cuối cùng đã thu về thành quả có cả một cánh đồng lúa mênh mông.
→ Câu chuyện đã chỉ ra con đường để thực hiện những ước vọng: cần bắt tay vào hành
động, kiên trì, bền bỉ thì ước mơ, khát vọng mới có thể trở thành hiện thực, mỗi người
mới có thể gặt hái được thành cơng.
* Bàn luận Tại sao phải bắt tay vào hành động thì ước vọng mới có thể trở
thành hiện thực? - Ước mơ là động lực để mỗi người không ngừng nỗ lực phấn đấu
nhưng khơng phải ai cũng có thể biến ước mơ thành hiện thực. Nếu khơng hành động
thì ước vọng mãi chỉ tồn tại ở dạng ý tưởng, dù có cao đẹp đến đâu cũng không bao
giờ thu được thành quả, thậm chí đẩy con người vào sự mơ mộng viển vông, hão huyền.
- Bắt tay vào hành động nghĩa là vạch ra những kế hoạch cụ thể, đem công sức, trí tuệ
và sự kiên trì, bền bỉ nỗ lực để ni dưỡng ước mơ. Hành động chính là làm cho ước
mơ đi vào thực tiễn. Chỉ khi đó ước mơ mới có thể bén rễ, đơm hoa, kết trái. Tại sao
khi bắt tay vào hành động để biến ước mơ thành hiện thực cần phải kiên trì, bền bỉ? Hành trình hiện thực hóa ước mơ ln có vơ vàn những khó khăn, thử thách, địi hỏi
con người phải thật sự nỗ lực cố gắng. Khơng có thành cơng nào có thể đạt được đổ
mồ hơi, cơng sức, thậm chí là nước mắt. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thu về
thành quả.
- Ước mơ, khát vọng ln là những mục đích ở tầm cao so với vạch đích, vì vậy địi
hỏi mỗi người ln khơng ngừng nỗ lực để vượt qua giới hạn của chính mình. Có như
vậy mỗi người mới nâng cao giá trị của bản thân và góp ích cho xã hội.
* Mở rộng, nâng cao
- Phê phán những người sống khơng có ước mơ, mục đích hoặc ỷ nại, thụ động, thiếu
ý chí, nghị lực để những ước mơ, khát vọng chỉ là những mơ mộng hão huyền.

- Bắt tay vào hành động khơng có nghĩa là chà đạp lên tất cả để biến ước mơ thành
hiện thực. Ước mơ phải được thực hiện bằng con đường chân chính, chỉ khi đó sự
thành công mới đáng được trân trọng.
19


2.4. Hệ thống đề luyện tập
2. 4. 1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
ĐỀ 1
Rất nhiều đơi mắt có khả năng nhìn, nhưng rất ít đơi mắt có khả năng thấy.
(O.Sanders)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Tìm hiểu đề
- Kiểu/Dạng đề: Nghị luận xã hội về một vấn đề được gợi ra từ một ý kiến.
- Vấn đề nghị luận: Hai khả năng của con người: Khả năng nắm bắt hiện tượng bên
ngoài và nắm bắt quy luật, bản chất của hiện tượng
- Thao tác lập luận: Sử dụng hầu hết các thao tác như giải thích, phân tích, bình luận,
chứng minh...
- Phạm vi dẫn chứng: Tự chọn những dẫn chứng thực tế đời sống.
Lập dàn ý
* Giải thích
- Nhìn: quan sát và nắm bắt những đặc điểm bên ngoài của sự việc, hiện tượng, con
người…
- Thấy: hiểu và nắm bắt được những quy luật của đời sống, bản chất của sự việc, hiện
tượng, con người….
-> Nội dung nghị luận: khoảng cách từ nhìn đến thấy, mối quan hệ giữa nhìn và thấy
là khoảng cách và quan hệ giữa bên ngoài và bên trong, hiện tượng và bản chất, hình
thức và nội dung.
* Bàn luận
- “Rất nhiều đơi mắt có khả năng nhìn”. Nhìn: hoạt động thị giác đơn thuần, giúp con

người nhận biết hình thức bên ngồi của đối tượng (hình dáng, kích thước, màu sắc…).
Bất cứ người bình thường nào cũng có khả năng nhìn, nhìn đem lại cho con người
nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống.
- “Rất ít đơi mắt có khả năng thấy”. Thấy: “nhìn” kết hợp với phân tích, liên hệ, đánh
giá trên cơ sở hiểu biết (hoạt động của trí tuệ); “nhìn” kết hợp với rung động, suy
tưởng, thức tỉnh (hoạt động của cảm xúc) giúp con người “thấy” nhiều điều (góc khuất,
mặt trái, giá trị tiềm ẩn, sự thật… của đời sống, con người). Thấy có một vai trị vơ
cùng quan trọng trong cuộc sống, để con người sống đúng đắn và ý nghĩa hơn.
- Mối liên hệ giữa nhìn và thấy:
+ Nhìn là cơ sở để thấy: khơng “nhìn”, không quan sát kết nối với đời sống, con người;
khả năng “thấy” sẽ bị vơ hiệu hóa.
+ Thấy giúp thay đổi điểm nhìn, góc nhìn, có được tầm nhìn.

20



×