BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRẦN VĂN CHUNG
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG KẾT HỢP
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số : 62.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2015
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn: GS.TS. Lê A
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc, Trường ĐHSP- Đại học Thái Nguyên
Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Huy Quang, Trường ĐHSP Hà Nội 2
Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Xuân Thảo, Trường ĐHSP Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào ngày tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1. Sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt là một hoạt động rất cần thiết
trong quá trình tạo lập văn bản: Tạo lập văn bản (VB) là quá trình vật chất
hóa những ý tưởng trừu tượng của con người và phản ánh đời sống hiện thực
theo những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, cuộc sống cũng như biết bao yếu
tố khác không hề tồn tại biệt lập mà luôn nằm trong một hệ thống với những
mối liên hệ rất chặt chẽ. Trước sự phức tạp này, người viết, dù muốn hay
không, cũng phải sử dụng kết hợp các PTBĐ trong việc xây dựng VB.
1.2. Sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt làm tăng thêm tính thuyết
phục và truyền cảm cho văn bản nghị luận: Nghị luận (NL) là loại VB dùng để
bày tỏ quan điểm của người viết về những vấn đề khác nhau trong đời sống, từ
đó tác động đến nhận thức và hành động của người đọc. Tuy nhiên, những quan
điểm này chỉ còn là nhận định mang tính áp đặt nếu không được làm rõ bằng
những dẫn chứng phù hợp, chỉ còn là những lời tuyên truyền khô khan nếu lời
văn thiếu sự truyền cảm, lôi cuốn. Vì thế, trong VBNL, ngoài LL là PTBĐ chủ
đạo, như một yêu cầu mang tính tất yếu, người viết còn phải sử dụng kết hợp
thêm các PTBĐ khác. Sự kết hợp này làm cho VBNL không chỉ thuyết phục về
lí trí mà còn lay động về tình cảm, không chỉ tác động đến trí óc mà còn lan tỏa
vào con tim của người đọc, người nghe.
1.3. Sự hạn chế về tài liệu nghiên cứu và tính chất phức tạp của việc sử dụng
kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản nghị luận là thách thức
không nhỏ đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học: Cho đến
nay, việc sử dụng kết hợp các PTBĐ trong VBNL vẫn chưa được nghiên cứu
một cách đầy đủ, toàn diện. Vì thế, nguồn tài liệu hỗ trợ cho dạy và học nội
dung này chưa tương xứng với vai trò và ý nghĩa của nó. Trong khi đó, sử dụng
kết hợp các PTBĐ trong VBNL là một hoạt động rất phức tạp vì nó không chỉ
liên quan đến địa hạt của ngôn ngữ mà còn phụ thuộc vào trình độ kiến thức,
kinh nghiệm giao tiếp và năng lực hành văn của mỗi người.
1.4. Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong
1
bài văn nghị luận cho học sinh ở Trung học cơ sở hiện nay còn nhiều hạn chế:
Dạy học làm văn NL ở Trung học cơ sở (THCS) hiện nay ngày càng được chú
trọng không chỉ ở bình diện lí thuyết mà còn cả ở hoạt động thực hành. Tuy
nhiên, việc rèn luyện kĩ năng (KN) sử dụng kết hợp các PTBĐ trong văn NL
cho học sinh (HS) THCS vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức và còn tồn tại
nhiều hạn chế.
Từ các lí do nói trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Rèn luyện kĩ
năng sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận cho
học sinh Trung học cơ sở.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn cần thiết, đề tài luận án nhằm nghiên
cứu, đề xuất những biện pháp rèn luyện KN sử dụng kết hợp các PTBĐ trong
bài văn NL cho HS THCS một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học làm văn NL ở nhà trường phổ thông hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, luận giải những cơ sở lí thuyết và thực tiễn cần thiết cho việc
giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Đề xuất các biện pháp nhằm rèn luyện KN sử dụng kết hợp các phương
thức BC, TS và MT trong bài văn NL cho HS THCS.
Tổ chức dạy học thực nghiệm (TN) nhằm kiểm tra tính khả thi của các
biện pháp rèn luyện KN sử dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn NL cho HS
THCS được đề xuất trong luận án, từ đó rút ra kết luận cần thiết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là rèn
luyện KN sử dụng kết hơp các PTBĐ trong bài văn NL cho HS THCS
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài luận án nghiên cứu quá trình rèn luyện KN sử
dụng kết hợp các phương thức BC, TS và MT trong bài văn NL cho HS THCS.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp hồi cố và tổng hợp tư liệu
4.2. Phương pháp chuyên gia
4.3. Phương pháp quan sát, điều tra thực tiễn
4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2
4.5. Phương pháp thống kê - phân loại
5. Giả thuyết khoa học
Để nâng cao tính thuyết phục và truyền cảm, tính sinh động và hấp dẫn
cho bài văn NL, HS cần phải được trang bị nhiều KN, trong đó sử dụng kết hợp
các PTBĐ là KN rất cần thiết. Nếu rèn luyện KN này thông qua việc tổ chức
cho HS chiếm lĩnh tri thức về sử dụng kết hợp các PTBĐ trong VBNL bằng
phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp dạy học hợp tác với sự hỗ trợ
của một số kĩ thuật dạy học tích cực và nhất là thông qua việc thực hành giải
các loại bài tập phù hợp với mức độ nhận thức và khả năng vận dụng của HS
THCS thì các em sẽ có thể sử dụng kết hợp các PTBĐ một cách đúng đắn, sáng
tạo để tạo nên những bài văn NL có tính thuyết phục và truyền cảm cao hơn.
6. Dự kiến đóng góp của luận án
6.1. Về lí luận
Khái quát những tiền đề lí luận đã có đồng thời đi sâu làm rõ hơn một số
khái niệm như PTBĐ, sử dụng kết hợp các PTBĐ trong VB.
Đề xuất các biện pháp rèn luyện KN sử dụng kết hợp các phương thức
BC, TS và MT trong bài văn NL cho HS THCS.
6.2. Về thực tiễn: Những biện pháp được đề xuất trong đề tài luận án sẽ giúp
cho việc rèn luyện KN sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và MT trong
bài văn NL cho HS THCS hiện nay đạt được hiệu quả cao hơn, để các em có
khả năng tạo nên những bài văn NL không chỉ chặt chẽ, súc tích mà còn có sức
truyền cảm, lôi cuốn hơn
7. Cấu trúc luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, phần Triển khai của luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về việc rèn luyện KN sử dụng
kết hợp các PTBĐ trong bài văn NL cho HS THCS.
Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện KN sử dụng kết hợp
các PTBĐ trong bài văn NL cho HS THCS.
Chương 3. Biện pháp rèn luyện KN sử dụng kết hợp các phương thức BC,
TS và MT trong bài văn NL cho HS THCS.
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm.
PHẦN TRIỂN KHAI
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
3
SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1.Nghiên cứu về khái niệm kĩ năng và rèn luyện kĩ năng
1.1.1.Tình hình nghiên cứu ở một số nước trên thế giới
M.A.Đan-nhi-lốp, IF Khar-ma-top xem KN là khả năng của con người, có
sự gắn bó chặt chẽ với tri thức và kĩ xảo. Ph.N.Cô-nô-bô-lin, A.V.Đa-pa-rô-giet
lại cho rằng KN vừa có mối liên hệ vừa có sự khác biệt so với năng lực.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường phái tâm lí học hành vi cho rằng việc rèn
luyện KN không phải là một hoạt động âm thầm, “kín đáo” của chủ thể mà phải
thông qua những kích thích, tác động có kế hoạch từ bên ngoài. Trong khi đó, các
nhà nghiên cứu tâm lí học hoạt động cho rằng việc rèn luyện KN không chỉ phụ
thuộc vào những tác động từ bên ngoài mà còn phụ thuộc vào ý thức của chủ thể.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, KN được xem là “năng lực vận dụng có kết quả những tri thức
về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện nhiệm vụ tương
ứng” [30, tr 131], “khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với
mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù đó là hành động cụ
thể hay hành động trí tuệ”[55, tr 220]. Các nhà tâm lí học Việt Nam cũng đã đi sâu
lí giải mối quan hệ giữa KN và năng lực.
Về rèn luyện KN, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng đây là một quá
trình liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, trong đó kiến thức và bài tập có vai trò
rất quan trọng. Để việc rèn luyện KN đạt được hiệu quả “kiến thức đó phải phản
ánh đầy đủ thuộc tính của bản chất, được thử thách trong thực tiễn và tồn tại trong
ý thức với tư cách là công cụ của hành động”[62, tr 81].
1.2. Nghiên cứu về việc rèn luyện kĩ năng sử dụng kết hợp các phương thức
biểu đạt trong văn bản
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở một số nước trên thế giới
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới như M. Bakhtin, IU.V.Rozdextvenxki,
Irene C. Fountas & Gay Su Pinnell, Cecilia Ovesdotter
Alm,
Dan
Roth,
Richard
Sproat, Raúl Montaño1, Francesc Alías1, Josep Ferrer, Đới Chí Cường…đều
khẳng định đây là một hiện tượng phổ biến, giúp cho người ta có thể phản ánh
được sự đa dạng, phức tạp của đời sống và làm tăng thêm sức hấp dẫn cho VB.
4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Các tác giả Trần Thanh Đạm, Nguyễn Trí, Đỗ Ngọc Thống, Đàm Thị Mai…
đều trực tiếp hoặc gián tiếp cho rằng sự kết hợp các PTBĐ trong VB là một hiện
tượng tất yếu trong tạo lập VB. Bên cạnh đó, Một số công trình nghiên cứu của
Phạm Minh Diệu, Cao Bích Xuân, Nguyễn Thị Thu Hằng… đã đề xuất hệ thống
bài tập rèn luyện KN sử dụng kết hợp các PTBĐ trong văn MT và văn TS.
1.3. Nghiên cứu về kĩ năng sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt
trong bài văn nghị luận
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở một số nước trên thế giới
Các tác giả S.A. Na-đi-ra-svi-li, E.A. Nô-Gin, Gerald R. Kish, Lưu Hiệp,
Dale Carnegie…và nội dung một số bài viết bằng tiếng Trung Quốc đều đã gián
tiếp cho rằng sử dụng kết hợp các PTBĐ góp phần làm cho VBNL có tính
thuyết phục và truyền cảm cao hơn.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Sử dụng kết hợp các PTBĐ trong VBNL đã manh nha xuất hiện trong
những ý kiến, nhận định của nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Hiến Lê, Phạm
Việt Tuyền, Trần Thanh Đạm, Đình Cao, Lê A, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng
Mạnh, Nguyễn Thanh Hùng, Đỗ Ngọc Thống, Trần Đình Chung…Ngoài ra,
các tác giả Trần Đình Sử, Phan Trọng Luận, Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng
Dân…còn bước đầu nên lên những định hướng, cách thức để sử dụng kết hợp
các PTBĐ trong bài văn NL.
Có thể nói, tuy đã nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã trực
tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến việc rèn luyện KN sử dụng kết hợp các PTBĐ
trong VB nhưng cho đến nay, chúng tôi nhận thấy vẫn chưa có công trình
nghiên cứu nào về việc rèn luyện KN sử dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn
NL cho HS THCS. Dẫu vậy, những thành tựu kể trên vẫn là tiền đề khoa học rất
quan trọng để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài luận án đặt ra.
Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
5
2.1. Khái quát về sử dụng kết hợp phương thức biểu đạt trong văn bản
2.1.1.Phương thức biểu đạt
Biểu đạt là “làm cho nội dung tư tưởng được tỏ rõ ra bằng hình thức nào
đó”[107, 79], là dùng một hay một số dấu hiệu, tín hiệu để phản ánh, tái hiện và
bày tỏ một điều gì đó. Trong đó, ngôn ngữ là tín hiệu có khả năng biểu đạt cao
nhất vì trong bản thân nó đã chứa đựng cả cái biểu đạt và cái được biểu đạt:
“Âm thanh là cái biểu đạt còn ý nghĩa là cái được biểu đạt”[160, tr 70]. Vì thế,
về mặt hình thức, có thể xem PTBĐ là cách thức tổ chức, sắp xếp các đơn vị
ngôn ngữ để tạo nên những đơn vị ngôn ngữ cao hơn nhằm phục vụ cho mục
đích giao tiếp
Xét về mục đích giao tiếp, PTBĐ là cách thức tổ chức, sắp xếp các
phương tiện ngôn ngữ để thực hiện một hay một số hành vi ngôn ngữ trong quá
trình giao tiếp. Quá trình giao tiếp không bao giờ dừng lại ở một phát ngôn mà
phải có sự kết hợp nhiều phát ngôn với nhau để tạo thành một cuộc thoại hay
một VB. Vì “một sự kiện lời nói có thể là tối giản (chỉ có hành vi trung tâm và
một hành vi hồi đáp) hoặc phức hợp ngoài hành vi trung tâm (tường minh hay
hàm ẩn) còn có những hành vi thứ yếu phục vụ cho, xoay quanh hành vi trung
tâm, làm cho hành vi trung tâm phát huy được tận lực hiệu quả của mình”[18, tr
145]. Vì thế, trong một VB cũng có thể bao hàm nhiều PTBĐ nhưng nhất thiết
phải có một PTBĐ giữ vai trò chủ đạo còn các PTBĐ khác được sử dụng như là
những yếu tố bổ sung, làm rõ cho PTBĐ chủ đạo.
Phương thức lập luận: LL là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe,
người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó mà người nói,
người viết đưa ra. Về bản chất “LL là một hành vi ở lời có đích thuyết phục”[18,
tr 164]. Kết cấu của phương thức LL bao giờ cũng tồn tại hai yếu tố: kết luận và
lí lẽ (luận cứ). Kết luận là những nhận định, đánh giá hay yêu cầu, đề nghị; lí lẽ
có thể là thông tin miêu tả hay một quy luật, quy tắc ứng xử nào đó. Trong một
LL, hai yếu tố này có thể hiện diện tường minh hoặc tồn tại ở dạng hàm ẩn -
người đọc, người nghe phải tự nhận ra. Đặc trưng của phương thức LL không chỉ
nằm ở phương diện kết cấu mà còn biểu hiện “ở những dấu hiệu giá trị học (tức
các dấu hiệu đánh giá tốt, xấu), ở các tác tử và kết tử LL”.
6
Phương thức biểu cảm: BC là tập hợp tất cả những cách thức nhằm bày tỏ
tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết về một vấn đề nào đó. Nó không chỉ
đơn thuần là những từ ngữ hay câu cảm thán mà còn có thể bao gồm cả những câu
hỏi gắn với các từ BC (Liệu còn lời nào hay hơn thế nữa không?), các câu miêu tả
tình cảm, cảm xúc có chủ ngữ là “tôi, ta, chúng ta” (Nên bâng khuâng tôi tiếc cả
đất trời), những BPTT (đẹp như tiên, nhanh như cắt ).
Phương thức tự sự và miêu tả: TS và MT được xếp vào những hành vi
ngôn ngữ mang tính tái hiện. Mục đích của những hành động này nhằm tái hiện lại
một sự tình nào đó. Theo Searle, tiêu chuẩn để đánh giá hành vi TS và MT là “tính
xác tín”(đúng-sai) của những sự tình được nói đến. Vì thế, phương thức TS và MT
được hiểu là cách thức tái hiện lại một điều gì đó một cách chân thực, chính xác.
Với mục đích tái hiện, TS và MT thường sử dụng kết cấu trần thuật theo thời gian
và không gian. Cũng nhằm định vị đối tượng, hai PTBĐ này thường sử dụng các
từ chỉ xuất không gian và thời gian. Ngoài ra, dấu hiệu đặc trưng của TS và MT
còn biểu hiện ở chỗ nó không được phép sử dụng động từ ngữ vi. Bởi vì, khi sử
dụng loại động từ này, người nói (người viết) “đã thực hiện luôn cái hành vi ở lời
do chúng biểu thị”[18, tr 97]. Tuy có cùng chức năng tái hiện nhưng giữa TS và
MT vẫn có những điểm khác biệt. Nếu TS thiên về việc tái hiện lại một hành
động, sự việc diễn ra trong không gian và thời gian thì MT lại nhằm làm nổi bật
tính chất, đặc điểm có liên quan đến hành động, sự việc đó. Xét về mặt chức năng,
TS có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện hành vi tái hiện, trong khi đó, MT lại
luôn gắn liền, phụ thuộc vào TS.
2.1.2. Sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản
Sự kết hợp trong ngôn ngữ được hiểu là cách sắp xếp các yếu tố, đơn vị
ngôn ngữ theo đúng quan hệ về ngữ pháp và ngữ nghĩa. Trong cơ chế vận hành
của ngôn ngữ, kết hợp thường đi kèm với liên tưởng: kết hợp là cơ sở để xuất
hiện liên tưởng; liên tưởng góp phần tạo nên nhiều kiểu kết hợp khác nhau.
Mỗi PTBĐ tương ứng với một hay một số hành vi ngôn ngữ nên mục
đích của sự kết hợp các PTBĐ là liên kết các hành vi ngôn ngữ với nhau để vừa
làm rõ cho hành vi ngôn ngữ trung tâm của VB vừa tạo nên những hiệu lực ở
lời, mục đích ở lời khác nhau. Tuy nhiên, do bị quy định bởi đặc trưng thể loại
7
của VB và các PTBĐ trước và sau nó, PTBĐ tồn tại trong chuỗi liên kết cũng có
sự biến đổi nhất định.
KN sử dụng kết hợp các PTBĐ là khả năng lựa chọn, sắp xếp các YTBĐ
để tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm bổ sung cho PTBĐ chủ đạo và thể
hiện rõ chủ đề của VB.
2.2. Lập luận và các phương thức biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản
nghị luận
2.2.1. Lập luận là phương thức biểu đạt chủ đạo trong văn bản nghị luận
Vai trò chủ đạo của LL được thể hiện đầu tiên ở sự chi phối đến việc lựa
chọn “chất liệu” và tổ chức các nội dung trong VBNL: LL bao giờ cũng hướng
đến một nhận định, đánh giá mang tính phổ quát nào đó. Vì thế, người viết văn
NL dù tái hiện một sự việc hay một chuỗi các sự kiện, một nỗi niềm riêng kín
của con người hay không khí của một thời đại, một khoảnh khắc thoáng qua hay
cả chiều dài lịch sử cũng chỉ nhằm minh họa cho nhận định của mình. Bên cạnh
đó, để LL, người viết phải xác lập được những tư tưởng, quan điểm của mình
rồi sau đó mới đi vào chứng minh để khẳng định giá trị chân lí của nó. Vì thế,
cách thể hiện nội dung trong VBNL cũng có sự khác biệt rất lớn so với các kiểu
VB khác. Nếu trong VBTS “tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu
sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng
dường như không có sự phân biệt nào cả”[47, tr 385] thì nội dung trong VBNL
lại được thể hiện ngay trong VB thông qua những nhận định, đánh giá của
người viết, thông qua lí lẽ và dẫn chứng.
Phương thức LL còn chi phối đến việc xây dựng kết cấu của VBNL: LL là
dẫn dắt người nghe đi đến một kết luận, nhận định nào đó nên bài văn NL cũng
phải được tổ chức theo yêu cầu này. Về phương diện kết cấu, bài văn NL
thường bao gồm ba phần rõ rệt: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.
Đặt vấn đề thường nêu lên những nhận định, đánh giá mang tính khái quát, giải
quyết vấn đề đi sâu lí giải, chứng minh những phương diện, khía cạnh cụ thể
của những nhận định khái quát đã nêu ở phần đặt vấn đề, kết thúc vấn đề đưa ra
kết luận của người viết.
Phương thức LL chi phối đến việc sử dụng kết hợp các PTBĐ khác trong
VBNL: Trong VBNL, việc sử dụng kết hợp các PTBĐ phải hướng đến việc bổ
8
sung, làm rõ cho phương thức LL. Trong đó, sử dụng kết hợp phương thức BC
phải góp phần làm cho tư tưởng, quan điểm của người viết trong VBNL hiện
lên một cách rõ ràng, nổi bật, ấn tượng, tạo được sự chú ý ở người đọc; làm cho
lời văn trở nên lôi cuốn, hấp dẫn và truyền cảm hơn. Sử dụng kết hợp phương
thức TS và MT phải góp phần cung cấp các sự kiện, hành động, nhân vật, đối
tượng dùng làm luận cứ để chứng minh cho quan điểm, nhận định trong VB.
Phương thức LL cũng định hướng cho người đọc trong việc tiếp nhận và
đánh giá nội dung của VBNL: Người đọc đến với VBNL không phải để tìm hiểu
thế giới nghệ thuật với những tình tiết, sự kiện, nhân vật độc đáo để rồi “thanh
lọc” tâm hồn như khi hòa mình vào VB văn chương. Điều mà họ quan tâm chính
là quan điểm của người viết đặt ra trong VBNL là gì? cách LL để chứng minh,
làm rõ quan điểm đó có hợp lí, thuyết phục không?
2.2.2. Biểu cảm, tự sự và miêu tả là những phương thức biểu đạt bổ sung
trong văn bản nghị luận
2.2.2.1. Phương thức biểu cảm trong văn bản nghị luận
- Mục đích sử dụng: Phương thức BC góp phần nhấn mạnh, tô đậm thêm
tình cảm, thái độ và quan điểm của người viết về vấn đề NL. Ngoài ra, nó còn đi
kèm với các PTBĐ bổ sung khác nhằm làm cho dẫn chứng hiện lên một cách nổi
bật, ấn tượng hơn trong bài văn NL, thu hút sự chú ý, quan tâm của người đọc.
- Một số YTBĐ đặc trưng của phương thức BC thường được sử dụng kết
hợp trong VBNL:
+ Các từ giàu sắc thái biểu cảm: từ ngữ cảm thán, đại từ nhân xưng, từ
ngữ giàu hình ảnh.
+ Các loại câu giàu sắc thái biểu cảm: người viết văn NL có thể sử dụng
những câu “có cấu trúc đồ sộ, bề thế, nhiều tầng bậc, nhiều thành phần chêm
xen, phụ chú, giải thích, để biểu hiện quan hệ logic đa dạng, phức tạp của hiện
thực, của nhận thức”[16, tr 94] hoặc tách các vế câu ra thành câu độc lập nhằm
mục đích nhấn mạnh một nội dung nào đó. Ngoài ra, những câu có tính chất hội
thoại, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày cũng được sử dụng trong bài văn
NL nhằm thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho người đọc.
+ Biện pháp tu từ: BPTT được sử dụng nhằm tăng thêm sức mạnh cho sự
đánh giá và tính truyền cảm cho lời văn, làm cho vấn đề NL trở nên gần gũi,
sinh động, làm cho câu văn NL trở nên “hài hòa, uyển chuyển về âm điệu, có
9
thêm lượng nghĩa biểu cảm - cảm xúc”[71, tr 221]. Các BPTT thường xuất hiện
trong VBNL như: so sánh, phép đối, phép điệp, câu hỏi tu từ
- Phạm vi sử dụng sử dụng: BC được sử dụng trong cả hai kiểu bài
NLVH và NLXH. Trong kiểu bài NLVH, phương thức này thường được sử
dụng trong một số trường hợp sau:
+ Thể hiện thái độ, tình cảm của người viết về tính cách, số phận của nhân
vật trong tác phẩm TS và tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ.
+ Thể hiện sự đánh giá của người viết về tài năng, phong cách của nhà
văn, nhà thơ, đánh giá về giá trị của tác phẩm.
Trong kiểu bài NLXH, phương thức BC thường được sử dụng kết hợp
trong một số trường hợp sau đây:
+ Thể hiện quan điểm, thái độ của người viết với những vấn đề NL như:
khẳng định hay phủ định, ca ngợi hay phê phán; khâm phục hay mỉa mai
+ BC cũng được sử dụng kết hợp để làm nổi bật các sự vật, hiện tượng hay
quy luật nào đó dùng làm luận cứ.
2.2.2.2. Phương thức tự sự trong văn bản nghị luận
- Mục đích sử dụng: Phương thức TS thường được sử dụng để tái hiện lại
những sự kiện, hành động nhằm chứng minh cho nhận định của người viết
trong VBNL.
- Một số YTBĐ đặc trưng của phương thức TS thường được sử dụng kết
hợp trong VBNL:
+Các câu tường thuật nhằm tái hiện thông tin, sự kiện, hành động: Loại
câu này cung cấp những sự việc, hành động đã hoặc đang diễn ra trong hiện
thực hoặc được hư cấu trong TPVH để làm dẫn chứng chứng minh cho một
nhận định nào đó của người viết trong bài văn NL.
+Các câu trích dẫn trực tiếp hay gián tiếp lời nói, phát ngôn của người
khác: Đây thường là những câu danh ngôn, tục ngữ; lời nói của những người
nổi tiếng hay lời nói của nhân vật trong TPVH được sử dụng làm luận cứ dẫn
người đọc đi đến một kết luận nào đó.
- Phạm vi sử dụng: Phương thức TS được sử dụng kết hợp trong cả kiểu
bài NLVH và kiểu bài NLXH. Trong kiểu bài NLVH ở các trường hợp sau:
+ Tái hiện lại hoàn cảnh sống, hành động của chủ thể trữ tình (tác giả)
nhằm đi đến một kết luận, đánh giá nào đó về tác phẩm trữ tình.
10
+Tái hiện lại toàn bộ hay một phần cốt truyện, hành động hay xung đột
của các nhân vật nhằm chứng minh cho nhận định của người viết về một
phương diện nào đó trong tác phẩm TS.
Trong kiểu bài NLXH, phương thức TS cũng được sử dụng kết hợp để tái
hiện lại toàn bộ hay một phần việc làm, hành động nào đó đã diễn ra nhằm
chứng minh cho quan điểm, nhận định của người viết.
2.2.2.3. Phương thức miêu tả trong văn bản nghị luận
- Mục đích sử dụng: MT giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn NL
được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
- Một số YTBĐ đặc trưng của phương thức MT thường được sử dụng kết
hợp trong VBNL:
+ Các từ ngữ chỉ tính chất, trạng thái, đặc điểm của đối tượng: Trong bài
văn NL, người viết có thể sử dụng các từ giàu sức gợi tả, nhất là từ tượng hình,
tượng thanh
+ Tưởng tượng: Tưởng tượng thường được sử dụng để tái hiện lại một sự
vật hay hiện tượng cụ thể một cách toàn diện và sinh động để làm dẫn chứng
trong bài văn NL. Ngoài ra người viết cũng được phép sử dụng cách tưởng
tượng của người khác trong bài văn NL của mình.
- Phạm vi sử dụng: Phương thức MT có thể được sử dụng kết hợp trong
bài văn NLVH và NLXH. Trong bài văn NLVH, phương thức MT được sử dụng
kết hợp ở các trường hợp sau:
+ Đưa những chi tiết, hình ảnh hay cách tưởng tượng của nhà văn, nhà
thơ vào trong bài văn NL để chứng minh cho những nhận định, đánh giá của
người viết về một phương diện nào đó trong TPVH.
+ Trong TPVH, chi tiết và hình ảnh thường hiện lên một cách rất cô đọng.
Vì vậy, trong quá trình NL, người viết cũng có thể dùng khả năng tưởng tượng
để làm cho thế giới nghệ thuật hay tâm trạng của nhân vật, chủ thể trữ tình trong
tác phẩm hiện lên đầy đặn, cụ thể hơn.
Trong bài văn NLXH, MT được sử dụng kết hợp để tái hiện lại một biểu
hiện diễn ra trong xã hội hay những diễn biến tâm lí thầm kín bên trong tâm lí
con người nhằm chứng minh cho một nhận định nào đó.
2.3. Thực trạng rèn luyện kĩ năng sử dụng kết hợp các phương thức biểu
cảm, tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận cho học sinh Trung học cơ sở
2.3.1. Mục đích, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát
11
2.3.2. Miêu tả và đánh giá thực trạng
2.3.2.1. Các tài liệu thiết yếu phục vụ dạy học
Tài liệu dạy học là yếu tố rất cần thiết cho GV và HS trong quá trình dạy
học. Tuy nhiên, nội dung của một số tài liệu mới chỉ giúp GV thấy được vai trò,
tác dụng hay nêu lên những nhận định khái quát về việc sử dụng các yếu tố BC,
TS và MT mà chưa chỉ ra một quy trình và cách thức cụ thể để sử dụng có hiệu
quả các yếu tố này trong bài văn NL.
2.3.2.2. Thực trạng dạy học của giáo viên
Những số liệu thu thập được trong việc khảo sát cho thấy hơn 80% nhận
thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện KN sử dụng kết hợp các PTBĐ
trong bài văn NL cho HS; nhiều GV đã không ngừng đổi mới hình thức và
PPDH để nâng cao hiệu quả rèn luyện KN này cho HS. Một tỉ lệ đáng kể GV đã
sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để hình thành tri thức về việc sử dụng
yếu tố BC, TS và MT trong văn NL cho HS THCS. Ngoài những ngữ liệu trong
SGK, một số GV đã sử dụng thêm ngữ liệu từ các nguồn khác để phục vụ cho
quá trình dạy học.
Tuy nhiên, thực trạng rèn luyện KN sử dụng kết hợp các phương thức
BC, TS và MT cho HS THCS hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.
Về phương diện nhận thức, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhiều GV vẫn
chưa nhận thức một cách thấu đáo về biểu hiện và tác dụng của các PTBĐ trong
bài văn NL. Gần 13% GV được hỏi cho rằng kiến thức về sử dụng kết hợp các
PTBĐ trong văn NL của bản thân còn chưa đầy đủ, sâu sắc, chỉ hơn 55% GV
nắm được tri thức này ở mức độ trung bình. Thực tế này đã ảnh hưởng rất lớn
đến việc dạy học nói chung và rèn luyện KN cho HS nói riêng. Nội dung kiến
thức trong 7 trên tổng số 10 giờ dạy mà chúng tôi được dự còn chưa đầy đủ,
thậm chí rất sơ sài. Nhiều GV chỉ sử dụng hệ thống ngữ liệu (40%) và bài tập
(50%) trong SGK vào quá trình dạy học lí thuyết và thực hành. Hơn nữa, dù
kiến thức rất trừu tượng, khó hiểu với HS nhưng một số GV vẫn chưa có ý thức
sử dụng thêm các phương tiện và kĩ thuật dạy học phù hợp. Nhiều tiết học
12
thường chỉ mang tính qua loa, hình thức theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” mà
chưa đem lại hiệu quả thực sự.
Mặt khác, việc phối hợp rèn luyện KN sử dụng kết hợp các phương thức
BC, TS và MT trong bài văn NL cho HS qua các phân môn khác cũng chưa
được GV quan tâm đúng mức. Gần 20% GV được hỏi cho rằng chưa bao giờ
chú ý phân tích sự kết hợp các PTBĐ trong dạy học đọc hiểu VBNL, hơn 44%
GV được hỏi cũng chưa bao giờ tiến hành sửa lỗi kết hợp PTBĐ cho HS trong
giờ trả bài làm văn NL. Điều này làm cho KN của HS thiếu tính bền vững, ý
thức về tầm quan trọng của các phương thức BC, TS và MT trong bài văn NL
của các em chưa được nâng cao.
Những hạn chế về việc rèn luyện KN sử dụng kết hợp các phương thức
BC, TS và MT trong bài văn NL nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau. Trước hết, chúng ta nhận thấy rằng, dù đã được khẳng định từ lâu nhưng
đến nay việc sử dụng kết hợp các PTBĐ trong văn NL vẫn là một nội dung dạy
học còn tương đối mới mẻ và phức tạp với GV Ngữ văn THCS. Một thời kì rất
dài, dạy học làm văn chỉ chú trọng đến các yếu tố cấu thành VB hay nói cách
khác là những yếu tố bên trong của VB mà chưa quan tâm nhiều đến mối liên
hệ, giao thoa giữa các kiểu VB với nhau. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nguồn tài
liệu tham khảo phục vụ dạy học là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả rèn luyện KN sử dụng kết hợp phương thức BC, TS và MT
trong bài văn NL cho HS THCS. Nhiều sách chuyên khảo, tài liệu bồi dưỡng
GV cũng chỉ mới đề cập một cách rất sơ lược mà chưa đưa ra được một hệ
thống lí thuyết, bài tập làm tiền đề cho việc rèn luyện KN.
2.3.2.3. Khả năng sử dụng kết hợp các phương thức biểu cảm, tự sự và miêu tả
trong bài văn nghị luận của học sinh Trung học cơ sở
Từ các số liệu thu thập được trong việc khảo sát ý kiến và bài viết của
HS, chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết các em đều nhận thức được tầm quan
trọng của KN sử dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn NL. Các em thường lựa
chọn các PTBĐ trong khâu tìm hiểu đề, lập dàn ý hay dựng đoạn văn. Những
PTBĐ cơ bản như BC, TS và MT đều được đa số HS sử dụng trong bài văn NL
của mình. Ngoài những tri thức tiếp thu được ở lớp, các em còn đọc thêm các
13
tài liệu tham khảo để có thể sử dụng kết hợp các PTBĐ hiệu quả hơn trong quá
trình làm văn. Từ ý thức tự giác và hành động tích cực, nhiều HS đã có khả
năng sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và MT để tạo nên những bài văn
NL hay, làm cho thầy cô và người đọc không khỏi bất ngờ với những cảm xúc
chân thành, dẫn chứng sát thực. Bài văn của các em không còn khô khan, đơn
điệu mà là tiếng nói cá nhân có phong cách và quan điểm riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng, thực tế làm văn NL nói
chung và khả năng sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và MT trong bài
văn NL nói riêng của HS THCS hiện nay cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hơn
20% số HS tự nhận khả năng sử dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn của
mình là “yếu”. Gần 43% số HS chưa có kiến thức đầy đủ về việc sử dụng kết
hợp các phương thức BC, TS và MT trong văn NL. Việc sử dụng kết hợp các
phương thức này trong bài văn NL của nhiều HS THCS hiện nay còn mang
tính tự phát mà chưa ý thức rõ ràng. Nhiều HS chỉ sử dụng PTBĐ một cách
tùy hứng mà không hiểu được tác dụng, hiệu quả của chúng. Cách sử dụng
kết hợp phương thức BC, MT và TS trong bài văn NL của nhiều HS hiện nay
cũng rất đơn điệu, thiếu sự sáng tạo.
14
Chương 3
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG KẾT HỢP
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU CẢM, TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG BÀI
VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
3.1. Tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh các tri thức về sử dụng kết hợp các
phương thức biểu cảm, tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận
3.1.1. Các tri thức cần chiếm lĩnh
- Vai trò và biểu hiện của phương thức BC, TS và MT trong bài văn NL.
- Những nguyên tắc của việc sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và
MT trong bài văn NL.
- Quy trình sử dụng kết hợp phương thức BC, TS và MT trong bài văn NL.
3.1.2. Tổ chức chiếm lĩnh tri thức bằng phương pháp phân tích ngôn ngữ
Phân tích ngôn ngữ là là phương pháp “HS dưới sự chỉ dẫn của thầy giáo
vạch ra những hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các tài liệu ngôn ngữ cho
trước, quy các hiện tượng đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ đặc trưng
của chúng Thực chất của phương pháp này là từ việc quan sát, phân tích các
hiện tượng ngôn ngữ theo các chủ đề nhất định (để) tìm ra những dấu hiệu đặc
trưng của các hiện tượng ấy. Phương pháp phân tích ngôn ngữ có thể được chia
nhỏ tùy theo đối tượng phân tích: phân tích ngữ âm, phân tích từ vựng, phân
tích ngữ pháp, phân tích ngữ nghĩa, phân tích phong cách”[2, tr 66]. Trong khi
đó, PTBĐ và sự kết hợp các PTBĐ luôn được biểu hiện thông qua các phương
tiện ngôn ngữ. Vì thế, sử dụng phương pháp này để tổ chức cho HS chiếm lĩnh
các tri thức có liên quan đến việc sử dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn NL
là một giải pháp phù hợp và cần thiết.
Mặt khác, sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ còn làm tăng tính trực
quan cho giờ học lí thuyết, khắc phục được phần nào tính trừu tượng của tri thức.
Nếu trong dạy học tiếng Việt, phương pháp phân tích ngôn ngữ giúp HS
thấy rõ đặc điểm, cấu tạo của một hiện tượng ngôn ngữ, một BPTT thì khi tổ
chức chiếm lĩnh tri thức về sử dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn NL, phương
pháp này giúp HS thấy được đặc điểm ngôn ngữ của từng PTBĐ khi chúng tồn tại
trong những ngữ liệu cụ thể, từ đó rút ra được những kết luận cần thiết.
15
Để HS chiếm lĩnh được tri thức về sử dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn
NL bằng phương pháp phân tích ngôn ngữ , GV cần thực hiện các bước sau:
Bước 1. Lựa chọn ngữ liệu
Ngữ liệu phải chứa đựng những dấu hiệu của tri thức: Chất lượng của
ngữ liệu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hình thành tri thức cho HS. Vì thế, nó
phải “đáp ứng được những dữ kiện để hình thành lí thuyết”, tiêu biểu, điển hình
cho việc sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và MT trong bài văn NL.
Ngữ liệu phải đa dạng: Sử dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn NL
được thực hiện bằng nhiều cách thức, nhất là việc sử dụng kết hợp phương thức
BC. Vì thế GV nên lựa chọn nhiều ngữ liệu với nhiều cách kết hợp khác nhau.
Hơn nữa, việc kết hợp các PTBĐ không chỉ tồn tại trong bài văn NLXH mà còn
xuất hiện trong cả bài văn NLVH nên cũng cần lựa chọn ngữ liệu gồm cả đoạn
văn, bài văn NLXH và NLVH.
Ngữ liệu phải phù hợp với đối tượng học sinh: Với đối tượng HS THCS,
dung lượng của ngữ liệu không nên quá dài (chỉ nên dùng ngữ liệu là đoạn văn
NL); nội dung của ngữ liệu thường đề cập tới những vấn đề xã hội, văn học
quen thuộc, gần gũi với các em.
Bước 2. Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu
Việc phân tích ngữ liệu chủ yếu được thực hiện thông qua các câu hỏi
định hướng, gợi mở. GV cần bám sát vào mục tiêu chính để sử dụng các câu
hỏi sao cho hợp lí, tránh sự phân tích lan man, gây nhiễu cho HS. Nhìn chung,
để hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu, GV cần sử dụng hệ thống câu hỏi sau:
- Chủ đề của VBNL/Luận điểm của đoạn văn NL là gì?
- Ngoài phương thức NL, người viết đã sử dụng thêm những PTBĐ nào?
- Chỉ ra các câu/ đoạn/ chi tiết biểu hiện các PTBĐ này?
- Tác dụng của các PTBĐ được sử dụng trong VB/ đoạn văn NL?
Bước 3. Hướng dẫn HS khái quát tri thức
Sử dụng kết hợp các PTBĐ trong VBNL thường không theo một mô hình
cố định nào mà phụ thuộc vào sự linh hoạt, sáng tạo của người viết. Vì thế, việc
khái quát chỉ nên tập trung vào một số phương diện sau:
- Trong văn NL, người viết có thể sử dụng những PTBĐ nào? Các PTBĐ
này thường được biểu hiện thông qua những yếu tố nào?
- Tác dụng của các PTBĐ này là gì? Muốn phát huy được hiệu quả của
các PTBĐ, người viết cần lưu ý điều gì?
- Quy trình sử dụng các PTBĐ trong bài văn NL như thế nào?
Bước 4. Tổng hợp và hệ thống hóa tri thức
16
Trên cơ sở ý kiến của HS, GV hệ thống hóa tri thức về sử dụng kết hợp
các phương thức BC, TS và MT trong bài văn NL gồm:
- Vai trò, tác dụng của các phương thức BC, TS và MT trong văn NL
- Nguyên tắc sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và MT trong văn NL
- Cách thức sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và MT trong văn NL
Bước 5. Củng cố và nâng cao tri thức
Hoạt động này được thực hiện bằng cách yêu cầu HS thực hành giải bài tập
tại lớp. Trong đó, bài tập nhận biết, bài tập thông hiểu giúp cho tri thức của HS
được khắc sâu và bền vững hơn đồng thời là cơ sở để GV bổ sung, nhắc lại một số
kiến thức mà HS chưa hiểu rõ. Bài tập tạo lập giúp HS có điều kiện vận dụng
những tri thức đã học vào một tình huống, nhiệm vụ cụ thể, qua đó tri thức của các
em không chỉ được củng cố mà còn được mở rộng và nâng cao hơn.
3.1.3. Tổ chức chiếm lĩnh tri thức bằng phương pháp dạy học hợp tác
Nếu phân tích ngôn ngữ là phương pháp đặc thù trong dạy học Ngữ văn thì
dạy học hợp tác (cooperative learning) là phương pháp có khả năng sử dụng trong
dạy học nhiều môn học khác nhau. Phương pháp này thường được gọi là dạy học
theo nhóm, thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm Nó không chỉ có tác dụng phát
huy tính tích cực của người học, tạo ra sự tương tác giữa các thành viên trong
nhóm, giữa nhóm này và nhóm khác mà còn có thể huy động được kinh nghiệm,
hiểu biết của từng cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ học tập được giao, nhất là
những nhiệm vụ phức tạp. Trong khi đó, như đã nói, sử dụng kết hợp các PTBĐ
trong bài văn NL là tri thức rất trừu tượng HS THCS.
Những đặc điểm nói trên là cơ sở để chúng ta có thể sử dụng phương
pháp dạy học hợp tác vào việc tổ chức cho HS chiếm lĩnh các tri thức về sử
dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn NL. Bằng phương pháp này, tri thức và
kinh nghiệm của mỗi cá nhân không chỉ góp phần giải quyết nhiệm vụ học tập
của nhóm mà còn trở thành tri thức và kinh nghiệm chung cho mọi HS thông
qua sự tương tác lẫn nhau. Để tổ chức cho HS chiếm lĩnh tri thức sử dụng kết
hợp các PTBĐ trong bài văn NL, phương pháp dạy học hợp tác cần được thực
hiện theo quy trình sau:
* Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp: Nhiệm vụ quan trọng nhất đối với
HS là từ việc tìm hiểu ngữ liệu để thấy được vị trí, vai trò của các PTBĐ, xác
định được yêu cầu và quy trình sử dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn NL.
17
* Xác định nhiệm vụ học tập cho các nhóm: Xuất phát từ mục tiêu và nội
dung trọng tâm, GV có thể phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm. Một
nhóm hay một số nhóm có thể giải quyết một trong các nhiệm vụ sau:
- Vị trí, vai trò của các PTBĐ trong bài văn NL
- Yêu cầu của việc sử dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn NL
- Quy trình sử dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn NL.
* Tổ chức thực hiện: Việc tổ chức thực hiện phương pháp dạy học hợp
tác cần tuân theo các bước: 1/Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho các nhóm,
2/Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, 3/ Giáo viên theo dõi, điều khiển, hỗ trợ
quá trình làm việc của các nhóm, 4/Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và
trao đổi, góp ý bổ sung, 5/ GV tổng hợp, rút ra kết luận.
Để quá trình tổ chức chiếm lĩnh tri thức bằng phương pháp dạy học hợp
tác đạt được hiệu quả, GV nên sử dụng kết hợp một số kĩ thuật dạy học như:
KWL, khăn phủ bàn và bản đồ tư duy.
3.2. Xây dựng hệ thống bài tập sử dụng kết hợp các phương thức biểu cảm,
tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận
3.2.1. Giới thiệu chung về hệ thống bài tập
3.2.1.1. Mục tiêu
Hệ thống bài tập được đề xuất trong luận án nhằm rèn luyện KN sử dụng
kết hợp các phương thức BC, TS và MT trong bài văn NL cho HS THCS.
3.2.1.2. Tiêu chí phân loại bài tập
Dựa vào mức độ nắm vững kiến thức, B. Bloom đã đưa ra 6 mức độ nhận
thức của con người là: “nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp,
đánh giá”. Cho rằng việc phân chia các mức độ nhận thức một cách quá chi tiết
như trên sẽ gây ra sự khó khăn nhất định cho GV trong việc xây dựng hệ thống
bài tập tương ứng, Nikko đã đề xuất 4 mức độ là: “Nhận biết/Thông hiểu/Vận
dụng ở mức thấp/Vận dụng ở mức cao”[13, tr 95].
Căn cứ vào các mức độ nhận thức của Nikko, chúng tôi đề xuất và xây
dựng hệ thống bài tập sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và MT trong
bài văn NL gồm 4 nhóm: bài tập nhận biết sự kết hợp các phương thức BC, TS
và MT trong bài văn NL (gọi tắt là bài tập nhận biết), bài tập thông hiểu sự kết
hợp các phương thức BC, TS và MT trong bài văn NL (gọi tắt là bài tập thông
18
hiểu), bài tập vận dụng mức độ thấp có sử dụng kết hợp các phương thức BC,
TS và MT (gọi tắt là bài tập vận dụng mức độ thấp), bài tập vận dụng mức độ
cao có sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và MT (gọi tắt là bài tập vận
dụng mức độ cao).
3.2.2. Miêu tả chi tiết hệ thống bài tập
N. Nhóm bài tập nhận biết: Nhóm bài tập này yêu cầu HS xác định các
PTBĐ được sử dụng kết hợp trong một đoạn văn hay VBNL nhất định. Bài tập
nhận biết được chia làm ba loại: nhận biết sự kết hợp phương thức BC (N1) và
nhận biết sự kết hợp phương thức TS (N2), nhận biết sự kết hợp phương thức
BC (N3). Mỗi loại bài tập được chia làm hai dạng: tìm YTBĐ và xác định
PTBĐ dựa trên một số yếu tố cho trước.
T. Nhóm bài tập thông hiểu: Bài tập thông hiểu yêu cầu HS tìm hiểu
cách sử dụng và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kết hợp các phương thức
BC, TS và MT trong một đoạn văn hay VBNL. Thực hành nhóm bài tập này sẽ
giúp các em nhận thức đầy đủ hơn về cách sử dụng và hiệu quả của từng PTBĐ
trong VBNL. Nhóm bài tập này làm ba loại: bài tập thông hiểu sự kết hợp
phương thức BC (T1), bài tập thông hiểu sự kết hợp phương thức TS (T2), bài
tập thông hiểu sự kết hợp phương thức BC (T3). Mỗi loại bài tập trên được chia
làm 2 dạng: đánh giá tác dụng và phân tích cách sử dụng kết hợp.
Vt. Nhóm bài tập vận dụng mức độ thấp: Bài tập vận dụng mức độ
thấp yêu cầu HS sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và MT để tạo nên
đoạn văn, bài văn NL dựa theo một mô hình hay những bộ phận cho trước.
Nhóm bài tập này được chia làm 2 loại: bài tập vận dụng thấp sử dụng kết hợp
một PTBĐ (Vt1)và bài tập vận dụng thấp sử dụng kết hợp từ hai PTBĐ trở lên
(Vt2).
Vt.1. Loại bài tập vận dụng mức độ thấp sử dụng kết hợp một
phương thức biểu đạt: Loại bài tập này được chia làm 3 kiểu: bài tập vận dụng
mức độ thấp sử dụng kết hợp phương thức BC, bài tập vận dụng mức độ thấp
sử dụng kết hợp phương thức TS, bài tập vận dụng mức độ thấp sử dụng kết
hợp phương thức MT. Mỗi kiểu được chia làm 2 dạng: tạo lập theo mẫu, bài tập
tạo lập tiếp
19
Vt.2. Loại bài tập vận dụng mức độ thấp sử dụng kết hợp từ hai
phương thức biểu đạt trở lên: Loại bài tập này được chia làm 4 kiểu: bài tập
vận dụng mức độ thấp sử dụng kết hợp phương thức BC+TS, bài tập vận dụng
mức độ thấp sử dụng kết hợp phương thức MT+TS, bài tập vận dụng mức độ
thấp sử dụng kết hợp phương thức BC+ MT, bài tập vận dụng mức độ thấp sử
dụng kết hợp phương thức BC+ TS + MT. Mỗi kiểu được chia làm 2 dạng: tạo
lập theo mẫu, bài tập tạo lập tiếp.
Vc. Nhóm bài tập vận dụng mức độ cao: Nhóm bài tập vận dụng mức
độ cao yêu cầu HS sử dụng những kiến thức và KN sử dụng kết hợp các
phương thức BC, TS và MT để tạo lập VBNL đồng thời biết phát hiện và điều
chỉnh những cách kết hợp chưa hợp lí. Nhóm bài tập này được chia làm 2 loại:
loại bài tập vận dụng mức độ cao sử dụng kết hợp một PTBĐ (Vc1) và loại bài
tập vận dụng mức độ cao sử dụng kết hợp từ 2 PTBĐ trở lên (Vc2).
Vc1. Loại bài tập vận dụng mức độ cao sử dụng kết hợp một PTBĐ:
Loại bài tập này được chia làm 3 kiểu: bài tập vận dụng mức độ cao sử dụng kết
hợp phương thức BC, bài tập vận dụng mức độ cao sử dụng kết hợp phương
thức TS, bài tập vận dụng mức độ cao sử dụng kết hợp phương thức MT. Mỗi
kiểu gồm 2 dạng: tạo lập sáng tạo, phát hiện và chữa lỗi sử dụng kết hợp.
Vc2. Loại bài tập vận dụng mức độ cao sử dụng kết hợp từ 2 PTBĐ
trở lên: Loại bài tập này được chia làm 4 kiểu: bài tập vận dụng mức độ cao sử
dụng kết hợp phương thức BC+TS, bài tập vận dụng mức độ cao sử dụng kết
hợp phương thức BC+MT, bài tập vận dụng mức độ cao sử dụng kết hợp
phương thức MT+TS, bài tập vận dụng mức độ cao sử dụng kết hợp phương
thức BC+MT+TS. Mỗi kiểu gồm 2 dạng: tạo lập sáng tạo, phát hiện và chữa lỗi
sử dụng kết hợp.
3.2.3. Sử dụng hệ thống bài tập trong quá trình dạy học
3.2.3.1. Phương hướng chung: Sử dụng hệ thống bài tập phù hợp với đặc
điểm của HS THCS và mục tiêu của bài học đồng thời phải hướng tới việc rèn
luyện KN sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và MT trong bài văn
NLXH và NLVH.
3.2.3.2. Hướng sử dụng cụ thể
20
Hướng sử dụng bài tập trong dạy học các bài học lí thuyết và thực hành
sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và MT trong văn NL: Trong giờ học lí
thuyết, GV nên chú trọng sử dụng hệ thống bài tập nhận biết và bài tập thông
hiểu. Các nhóm bài tập này vừa là cơ sở để HS tự kiến tạo nên tri thức vừa góp
phần củng cố, nâng cao tri thức đã có. Trong giờ học thực hành, GV nên tổ
chức cho HS thực hành giải bài tập vận dụng mức độ thấp và mức độ cao.
Hướng sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học các nội dung khác: trong
dạy học các bài lí thuyết và thực hành “viết đoạn văn trình bày luận điểm” và
các giờ trả bài văn NL; trong dạy học đọc hiểu các VBNL; trong bồi dưỡng HS
giỏi môn Ngữ văn ở THCS và THPT.
3.2.3.3.Phương pháp tổ chức thực hành giải bài tập
Thực hành giải bài tập có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc rèn luyện
KN cho HS. Chỉ khi nào HS thực hiện hoạt động này một cách tích cực và tự
giác thì KN mới được hình thành một cách vững chắc. Vì thế, việc tổ chức thực
hành giải bài tập cho HS phải được tiến hành bằng những phương pháp phù hợp
với đặc điểm của từng loại bài tập và từng đối tượng HS. Để tổ chức thực hành
giải bài tập rèn luyện KN sử dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn NL, GV có
thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, dạy học hợp tác,
rèn luyện theo mẫu, giao tiếp là những phương pháp giữ vai trò chủ đạo. Ngoài
ra, GV cũng có thể sử dụng một số kĩ thuật dạy học khác để hỗ trợ cho việc tiến
hành các phương pháp này.
21
Chương 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Mục đích thực nghiệm: Mục đích TN nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi
của các biện pháp rèn luyện KN sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và
MT trong bài văn NL cho HS THCS.
4.2. Nội dung thực nghiệm: Nội dung TN là các biện pháp rèn luyện KN sử dụng
kết hợp các phương thức BC, TS và MT trong bài văn NL cho HS THCS.
4.3. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
4.3.1. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm: HS lớp 8 tại một số trường THCS trên
địa bàn hai tỉnh: Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
4.3.2. Thời gian tiến hành dạy học thực nghiệm: học kì 2 năm học 2012-2013 và
2013-2014.
4.4. Quy trình tổ chức thực nghiệm
4.4.1. Thiết kế giáo án thực nghiệm
Giáo án số 1:Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận/ Giáo án số 2:
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận/ Giáo án số 3: Tìm hiểu các yếu
tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận/ Giáo án số 4: Luyện tập đưa các yếu tố tự
sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
4.4.2. Tổ chức dạy học thực nghiệm
4.4.3. Kiểm tra thực nghiệm
4.5. Kết quả kiểm tra thực nghiệm
Bảng 4.3. Thống kê điểm số (X
i
) của bài kiểm tra
Nhóm
Số
HS
Điểm số (X
i
)
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 226 0 0 0 11 32 60 64 38 16 5 0
ĐC 225 0 0 5 22 51 70 43 23 9 2 0
Bảng 4.6. Phân loại học lực của hai nhóm TN và ĐC
Nhóm
Số
HS
Số % HS
Kém
(0 - 2)
Yếu
(3 - 4)
TB
(5 - 6)
Khá
(7 - 8)
Giỏi
(9 - 10)
TN 226 0 19,1 54,8 23,9 2,2
ĐC 225 2,2 32,5 50,2 14,2 0,9
4.6. Khảo sát việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu cảm, tự sự và miêu tả
trong bài văn nghị luận của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Bảng 4.8. Khả năng sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS và MT
22
Nhóm Số bài Xếp loại
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
TN 122 24 41 37 20
ĐC 125 16 27 39 43
4.7. Đánh giá thực nghiệm
4.7.1. Đánh giá định tính
Theo dõi quá trình dạy học TN, chúng tôi nhận thấy rằng, nhìn chung các
giải pháp được cụ thể hoá trong giáo án TN là phù hợp với thực tế dạy học và trình
độ của HS THCS, đã phát huy được hiệu quả trong việc rèn luyện KN sử dụng kết
hợp các phương thức BC, TS và MT trong bài văn NL cho HS.
4.7.2. Đánh giá định lượng
Dựa vào những số liệu có được và việc kiểm định dựa trên giả thuyết
thống kê, chúng tôi có thể khẳng định, kết quả làm bài kiểm tra ở nhóm TN
cao hơn nhóm ĐC không phải do yếu tố ngẫu nhiên mà do quá trình tác động
sư phạm của GV thông qua giáo án TN. Điều này cho thấy quá trình dạy học
TN đã có hiệu quả nhất định đối với việc rèn luyện KN sử dụng kết hợp các
phương thức BC, TS và MT trong bài văn NL cho HS THCS.
4.8. Kết luận thực nghiệm
Những phân tích, đánh giá định tính và định lượng nói trên đã phần nào
cho phép người nghiên cứu tin tưởng vào tính khả thi của những biện pháp sư
phạm được đề xuất trong luận án. Các phương pháp phân tích ngôn ngữ và
phương pháp dạy học hợp tác không chỉ phù hợp với đặc trưng của giờ học lí
thuyết làm văn mà còn phát huy được tính tích cực của HS, giúp các em tự
chiếm lĩnh được hệ thống tri thức về sử dụng kết hợp các phương thức BC, TS
và MT trong bài văn NL. Hệ thống bài tập và việc tổ chức thực hành giải bài
tập bằng các phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp giao tiếp, phương
pháp dạy học hợp tác giúp HS có khả năng vận dụng những tri thức đã học
trong giờ lí thuyết vào quá trình tạo lập bài văn NL
KẾT LUẬN
1. NL là kiểu VB có tác dụng rèn luyện KN bàn bạc, đánh giá về những
vấn đề khác nhau trong đời sống cho HS. Để đạt được mục đích này, HS không
chỉ phải biết cách sử dụng hợp lí hệ thống lí lẽ, dẫn chứng vào quá trình LL mà
23