Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong kiểm tra, đánh giá môn lịch sử 10 theo hướng phát triển năng lực người học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.04 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Lịch sử)
TÊN SÁNG KIẾN: SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƯỚC
TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN LỊCH SỬ 10 THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC

Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thúy
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lý Thường Kiệt

Yên Bái, ngày 29 tháng 1 năm 2022


Nội dung

MỤC LỤC

Trang

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN .............................................................3
1. Tên sáng kiến: Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong kiểm tra, đánh
giá môn Lịch sử 10 theo hướng phát triển năng lực người học. ......................3
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo. .....................................3
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Lớp 10 trường THPT Lý Thường Kiệt .......... 3
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: ....................................................................... 3
5. Tác giả: ......................................................................................................... 3
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN: ......................................................................................... 3


1. Tình trạng các giải pháp đã biết ................................................................... 3
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: ..........................4
2.1. Mục đích của giải pháp ..................................................................... 4
2.2. Nội dung của giải pháp ..................................................................... 4
3. Khả năng áp dụng của giải pháp ................................................................ 17
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp ................................................................................................................ 17
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu ....................... 19
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không ...................................................19
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ............................................20
8. Tài liệu gửi kèm: Không ............................................................................ 20
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền ..........................................20

1


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

SGK


Sách giáo khoa

PPDH

Phương pháp dạy học

THPT

Trung học phổ thông

KQHT

Kết quả học tập

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

2


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong kiểm tra, đánh giá
môn Lịch sử 10 theo hướng phát triển năng lực người học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Lớp 10 trường THPT Lý Thường Kiệt
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 5 tháng 9 năm 2020 đến ngày 30 tháng 5 năm 2021.
5. Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Thúy
Năm sinh: 1985
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên môn Lịch sử
Nơi làm việc: Trường THPT Lý Thường Kiệt
Địa chỉ liên hệ: Tổ 18 – P. Đồng Tâm – Thành phố Yên Bái
Điện thoại: 0917906987
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Chất lượng dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam những năm gần đây
đến mức báo động do nhiều nguyên nhân. Trong đó, bên cạnh nguyên nhân thuộc
về phương pháp dạy - học, chương trình, sách giáo khoa, hoạt động kiểm tra đánh
giá được coi như một trong những nguyên nhân chính. Bởi lẽ, thực tiễn KTĐG
trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay chủ yếu kiểm tra mức độ
“nhớ” kiến thức một cách khá “máy móc” qua hình thức trắc nghiệm khách quan
hoặc tự luận. Đặc biệt, trong quá trình khảo sát một số trường THPT trên địa bàn
thành phố Yên Bái thì câu hỏi KTĐG mơn Lịch sử (chủ yếu gồm kiểm tra viết 15
phút, 45 phút và kiểm tra miệng) đều chỉ hướng đến KTĐG học sinh về kiến thức
một cách thuần túy, diễn đạt câu hỏi, đề KTĐG dưới dạng trần thuật của ngơn
ngữ viết hoặc nói mà khơng hề có “điểm tựa nhận thức” là những đồ dùng trực
quan hay nguồn sử liệu kèm theo. Thực tiễn này khơng chỉ là thói quen ra đề theo
kiểu truyền thống lâu nay, mà quan trọng hơn là sẽ tác động ngược lại quá trình
dạy - học theo kiểu chỉ chú trọng cung cấp kiến thức, không dựa vào nguồn sử
liệu viết hoặc đồ dùng trực quan để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Đặc trưng của kiến thức lịch sử là mang tính q khứ, tính khơng lặp lại. Điều
này đặt ra u cầu có tính ngun tắc luận trong dạy - học Lịch sử là phải dựa
trên nguồn sử liệu viết, nguồn sử liệu và tài liệu trực quan. Vì vậy, so với các mơn
học khác, năng lực đặc trưng cần hình thành và phát triển cho HS trong dạy - học
Lịch sử là năng lực tìm hiểu, nghiên cứu, lý giải, đánh giá một vấn đề lịch sử dựa
trên nguồn sử liệu, nguồn tài liệu cụ thể. Nguồn sử liệu, nguồn tài liệu dạy học đó

có thể dưới dạng viết hoặc trực quan (tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, phim tư liệu...).
Tuy nhiên, trong lứa tuổi THPT, nguồn tài liệu trực quan vẫn là phù hợp và được
các em tích cực đón nhận nhất. Cơng bằng mà nói, “trực quan hóa” bài giảng đã
3


và đang được GV hầu khắp các trường phổ thông thực hiện một cách hiệu quả và
sáng tạo. Song, việc “trực quan hóa” đề kiểm tra, thi trong mơn Lịch sử thì lại
cịn rất mờ nhạt, nếu như khơng nói là cịn khoảng trống q lớn. Thậm chí, trong
các kỳ thi có tính quyết định như thi vào lớp 10 THPT, thi quốc gia THPT hay thi
học sinh giỏi, hình thức của dữ liệu đề thi vẫn là chữ nối chữ, số liệu nối số liệu!
Điều này có hay khơng tác động trở lại phương thức, cách thức hướng dẫn ôn tập
của GV với HS và của chính HS? Bởi trên thực tế, hiện tượng “thi gì học ấy”, “thi
thế nào, học thế đó” ... là “phản ứng dạy - học” rất tự nhiên, dễ hiểu.
Hiện nay, phương pháp dạy học đang được đổi mới theo hướng tiếp cận năng
lực người học mà trong dạy học thì khâu KTĐG có ý nghĩa rất quan trọng nhằm
nâng cao chất lượng bộ mơn. Vì vậy KTĐG cũng cần phải thay đổi để bắt kịp
những thay đổi của phương pháp dạy học nhằm phát huy được tối đa năng lực của
người học.
Kiểm tra, đánh giá là hoạt động không thể thiếu nhằm xác định hiệu quả của
việc thực hiện mục tiêu dạy học, từ đó định hướng thúc đẩy HS đổi mới phương
pháp học tập nhằm nâng cao chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục. Hoạt động
đánh giá còn là để phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc
và xác định nguyên nhân để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học,
hiệu quả giáo dục.
Đổi mới hoạt động KTĐG ở trường phổ thông là một phạm trù rộng, vĩ mô.
Trong bối cảnh hiện nay, có lẽ đổi mới cách thức ra đề thi được coi là một trong
những khâu có tính “đột phá” nhằm cải thiện chất lượng dạy - học Lịch sử theo
định hướng phát triển năng lực HS. Tuy nhiên, đổi mới xu hướng ra đề KTĐG
trong dạy học Lịch sử chắc chắn sẽ có nhiều cách thức. Trong phạm vi một sáng

kiến kinh nghiệm, Tôi đề xuất một cách thức đổi mới về kiểm tra đánh giá môn
Lịch sử thông qua sử dụng nhóm đồ dùng trực quan quy ước và chọn đề tài: “Sử
dụng đồ dùng trực quan quy ước trong kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử 10 theo
hướng phát triển năng lực người học” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp
Thơng qua việc đổi mới việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp cho việc đánh giá năng
lực, kết quả học tập của học sinh một cách chính xác, làm cho học sinh tự tin
trong học tập cùng với đó giúp giáo viên có thể nhìn nhận được phương pháp dạy
học của mình có đạt hiệu quả hay cần phải điều chỉnh, cũng là để nhà trường,
những người quản lý có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý, hoạch định những kế
hoạch, chiến lược mới.
Bên cạnh đó với việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong kiểm tra đánh
giá sẽ làm cho học sinh dễ hình dung lại kiến thức đã học đồng thời cũng giúp các
em hoàn thiện các kĩ năng như: đọc bản đồ, quan sát lược đồ, đọc bảng số liệu, kĩ
năng phân tích...Tạo hứng thú cho học sinh khi làm bài kiểm tra đánh giá.
2.2. Nội dung của giải pháp
4


2.2.1. Tính mới của giải pháp
Hiện nay, chúng ta đang dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh. Mà
việc sử dụng đồ dùng trực quan rất tốt cho hướng tiếp cận này, đặc biệt là trong
việc kiểm tra đánh giá học sinh.
Đồ dùng trực quan quy ước với những ưu thế như: giúp học sinh phát triển tồn
diện, đặc biệt là năng lực nhận thức, trí tưởng tượng, trí nhớ, tư duy logic…Ngồi
ra đồ dùng trực quan còn cung cấp cho học sinh những kiến thức lịch sử chính
xác, sinh động về các trận đánh, những địa danh, những anh hùng dân tộc, những
kiến thức đó rất dễ đọng lại trong tư duy của học sinh. Vì thế khi sử dụng đồ dùng
trực quan quy ước trong kiểm tra đánh giá sẽ giúp HS:

Thứ nhất, sẽ dễ hình dung lại kiến thức đã học để có thể hoàn thành được yêu
cầu của bài KTĐG.
Thứ hai, giúp HS có thêm những kĩ năng bổ trợ như: đọc bản đồ, quan sát
lược đồ, đọc bảng số liệu, kĩ năng phân tích...Tạo hứng thú cho HS khi làm bài
KTĐG.
Thứ ba, giúp HS tư duy, giảm nhẹ việc học thuộc lòng.
Đồ dùng trực quan nói chung và đồ dùng trực quan quy ước nói riêng trong
mơn Lịch sử hiện nay khá phong phú, việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan
này vào q trình giảng dạy mơn Lịch sử đã khá phổ biến nhưng trong việc kiểm
tra đánh giá thì cịn rất hạn chế, q ít so với ưu thế mà nó mang lại. Vì vậy sáng
kiến “Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử
10 theo hướng phát triển năng lực người học” là một cách tiếp cận mới, cần thiết,
phù hợp với xu thế giáo dục và đã được thực hiện ở một số lớp khối 10 do tôi trực
tiếp giảng dạy tại trường THPT Lý Thường Kiệt và đã mang lại những hiệu quả
thiết thực.
2.2.2. Quan niệm về đồ dùng trực quan:
Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có nhiều loại đồ dùng trực quan
khác nhau, cách sử dụng và hiệu quả cũng khác nhau. Hiện nay có nhiều cách
phân loại đồ dùng trực quan, về cơ bản chúng ta có thể chia thành 3 nhóm lớn sau
đây.
a. Nhóm đồ dùng trực quan hiện vật lịch sử: gồm những di tích lịch sử, di vật
khảo cổ, di vật của một thời kì lịch sử (trống đồng, mũi tên đồng…). Đồ dùng
trực quan hiện vật là một loại tài liệu gốc rất có giá trị và có ý nghĩa to lớn về mặt
nhận thức. Thông qua việc tiếp xúc với những di tích hay những dấu vết cịn lại bằng chứng hiển nhiên về sự tồn tại thực của mỗi thời kì lịch sử - học sinh sẽ có
những hình ảnh cụ thể, chân thực về quá khứ và từ đó có tư duy lịch sử đúng
đắn.
b. Nhóm đồ dùng trực quan tạo hình: gồm các loại phục chế, sa bàn, tranh ảnh
lịch, tranh, ảnh…Các loại đồ dùng trực quan thuộc nhóm này có khả năng khơi
phục lại hình ảnh con người, đồ vật, biến cố, hiện tượng quá khứ một các sinh
động, xác thực. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay phương tiện trực quan tạo hình

5


chưa được chú ý xây dựng. Một số tranh lịch sử, phim truyện lịch sử chưa được
sử dụng rộng rãi trong trường phổ thông. Chỉ một số trường phổ thông mới đưa
loại đồ dùng trực quan này vào dạy học lịch sử.
c. Nhóm đồ dùng trực quan quy ước bao gồm nhiều loại khác nhau: bản đồ, sơ
đồ, đồ thị, niên biểu… Trong các loại đồ dùng trực quan được sử dụng hiện nay ở
trường phổ thông, đồ dùng trực quan quy ước được sử dụng nhiều nhất và thường
xuyên bởi vì, ở rất nhiều nơi do điều kiện kinh tế chưa cho phép nên việc sử dụng
đồ dùng trực quan quy ước vẫn có ưu thế hơn các nhóm đồ dùng trực quan khác
và loại đồ dùng dạy học chủ đạo ở trường phổ thông hiện nay.
Đồ dùng trực quan quy ước là những bản đồ, ký hiệu hình học đơn giản trong
dạy học lịch sử, loại đồ dùng này là đồ dùng mà giữa người thiết kế đồ dùng,
người sử dụng và người học có một quy ước ngầm nào đó (về màu sắc, kí
hiệu hình học và tỉ lệ xích). Đồ dùng trực quan quy ước tạo cho HS những hình
ảnh tượng trưng, khi phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình
lịch sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị - xã
hội của đời sống con người. Đồ dùng trực quan quy ước luôn thể hiện trong
không gian, thời gian, địa điểm, cùng một yếu tố địa lí nhất định. Thơng qua quan
sát đồ dùng trực quan quy ước, đọc kí hiệu, nội dung lịch sử được biểu hiện. Việc
sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử cịn góp phần phát triển
khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngơn ngữ, đặc biệt là kĩ năng đọc
bản đồ. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, đồ dùng trực quan quy ước
không chỉ là phương tiện để cụ thể hóa sự kiện, hiện tượng lịch sử mà cịn là cơ
sở để hình thành khái niệm cho HS, phát triển năng lực tư duy, khả năng thực
hành cho HS.
2.2.3. Thực trạng việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong việc kiểm
tra, đánh giá ở môn Lịch sử lớp 10.
2.2.3.1. Đối với Giáo viên.

* Về quan niệm:
Để nắm bắt được quan điểm của GV về xu hướng của kiểm tra đánh giá hiện
nay tôi đã làm khảo sát đối với 5 GV dạy môn lịch sử tại trường THPT Lý
Thường Kiệt, kết quả thu được như sau: hầu hết các GV cho rằng xu hướng đổi
mới kiểm tra đánh giá hiện nay là theo định hướng phát triển năng lực của HS là
chủ yếu (80%). Đây là xu hướng đổi mới mà giáo dục nước ta đang muốn hướng
đến trong tương lai.
Tuy nhiên trên thực tế xu hướng này vẫn chưa được thay đổi nhiều, GV vẫn chỉ
kiểm tra đánh giá với mục đích chủ yếu là để lấy điểm và hồn thành chương
trình học của HS.
*Về hình thức và phương pháp KTĐG.
Về phương pháp KTĐG kết quả điều tra thực tế ở trường phổ thông như sau:
STT Phương pháp kiểm tra, đánh giá
Số GV
Phần trăm
1
Trắc nghiệm tự luận
2
40%
6


2
3
4

Trắc nghiệm khách quan
1
Kết hợp trắc nghiệm tự luận và trắc
2

nghiệm khách quan
Đánh giá thông qua sản phẩm của HS
0

20%
40%
0%

Qua bảng thống kê cho thấy hiện nay phương pháp kiểm tra đánh giá kết hợp
trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan và phương pháp trắc nghiệm tự
luận đang được GV sử dụng phổ biến. Phương pháp đánh giá thơng qua sản phẩm
của HS cịn chưa được sử dụng tại các trường phổ thông. Tuy nhiên hiện nay với
việc sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá kết hợp trắc nghiệm và tự luận thì
chất lượng của kiểm tra đánh giá cũng được nâng lên đáng kể.
Nhưng hiện nay giáo dục đang đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực người học
thì việc sử dụng đồ dùng trực quan cũng sẽ đem lại những hiệu quả tích cực. Việc
sử dụng đồ dùng trực quan quy ước vào kiểm tra đánh giá của GV qua khảo sát
của tôi như sau:
Mức độ sử dụng đồ dùng trực quan trong kiểm tra đánh giá
Rất thường
Thường
Đôi khi
Chưa bao giờ
xuyên
xuyên
Mức độ
0
0
3
2

Trong các trường phổ thông việc sử đồ dùng trực quan quy ước vào kiểm tra
đánh giá đã được thực hiện tuy nhiên chỉ là đơi khi và số lượng GV sử dụng thì
chưa nhiều. Đối với những GV đã sử dụng hình thức này cho biết thái độ của HS:
hào hứng (50%), tò mị (25%), thờ ơ (25%). Qua đó cho thấy HS cũng có hứng
thú đối đối với những câu hỏi kiểm tra dạng này và GV cũng cho biết việc sử
dụng đồ dùng trực quan quy ước cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình
thành hứng thú của HS đối với hoạt động kiểm tra đánh giá. Và theo GV được
khảo sát, khó khăn của việc đưa đồ dùng trực quan quy ước vào kiểm tra đanh giá
đó là việc trong quá trình học HS chưa được rèn các kỹ năng sử dụng và làm việc
với đồ dùng trực quan nên các em chưa có kỹ năng dẫn đến việc ra đề và chấm rất
khó.
2.2.3.2. Đối với Học sinh.
* Về sự chuẩn bị của HS đối với kiểm tra, đánh giá:
Để điều tra về sự chuẩn bị của HS cho mỗi bài kiểm tra đánh giá môn lịch sử tôi
đã tiến hành khảo sát trên 96 HS và thu được kết quả như sau:
STT Sự chuẩn bị của HS
Số HS
Phần trăm
1
Học thuộc lòng sách giáo khoa hoặc vở ghi
53
55.2%
2
Đọc thêm tài liệu hoặc học qua bản đồ, tranh
22
22.9%
ảnh, bảng biểu, sơ đồ…
3
Không quan tâm
21

21.9%
7


Vì HS ở cấp trung học phổ thơng phải chuẩn bị cho việc đối mặt với kỳ thi tốt
nghiệp và đại học. Nên đối với các em thì việc tập trung học những môn thi tốt
nghiệp và môn học trong các khối thi đại học là quan trọng hơn, đa phần các em
vẫn coi môn Lịch sử là một môn phụ vì thế sự chuẩn bị của các em cho việc kiểm
tra, đánh giá môn lịch sử vẫn chủ yếu là học thuộc lòng trong sách giáo khoa và
trong vở ghi (55.2%) và có 22 em có đọc thêm tài liệu, cịn số cịn lại thì khơng
quan tâm.
*Về phương pháp:
Qua điều tra HS về phương pháp kiểm tra, đánh giá mà thầy (cô) sử dụng tôi thu
được kết quả như sau:

Qua biểu đồ trên có thể thấy phương pháp mà thầy cô sử dụng hiện nay chủ yếu
là tự luận và kết hợp giữa tự luận với trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên việc ra
đề dưới dạng tự luận hiện nay đã khơng cịn thu hút được hứng thú của HS.
Và dù là ra đề dưới dạng nào thì hình thức chủ yếu vẫn là diễn đạt dưới dạng
chữ. Việc diễn đạt như thế khiến cho HS rất ngại trong việc làm các bài kiểm tra
lịch sử. Theo khảo sát thì mong muốn của các em là được làm những bài kiểm tra
trắc nghiệm và ít chữ. Các em mong muốn có những bài kiểm tra mà mà các em
khơng cần phải học thuộc quá nhiều vì với việc học thuộc như vậy nó làm cho
mơn Lịch sử ngày càng trở nên khơ khan và nó trở thành gánh nặng cho các em
trong mỗi lần kiểm tra.
Tóm lại, qua điều tra thực tế tôi nhận thấy hiện nay khâu kiểm tra, đánh giá tại
các trường phổ thông đang được cải thiện. Một số GV đã áp dụng những phương
pháp tích cực theo định hướng phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, những
biện pháp này đưa ra chưa thật đồng bộ và chưa đạt được những hiệu quả như
mong muốn nên kết quả còn hạn chế. Và hiện nay ở một số trường phổ thơng vẫn

cịn tồn tại bệnh thành tích nên kết quả kiểm tra chưa được đúng và khâu kiểm tra
đánh giá chưa được quan tâm nhiều. Điều này là một trong những nguyên nhân
làm cho HS chỉ coi môn Lịch sử là một môn phụ và học mơn Lịch sử để cho đủ
chương trình học mà thơi.
8


2.2.4. Những khó khăn khi sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong kiểm
tra đánh giá ở môn Lịch sử lớp 10.
2.2.4.1. Đối với Giáo viên.
Qua việc khảo sát thì những khó khăn đối với GV trong việc sử dụng đồ dùng
trực quan quy ước trong kiểm tra, đánh giá mơn lịch sử lớp 10 đó là:
HS vẫn chủ yếu học mơn lịch sử theo hướng đó là GV giảng và HS tiếp thu, các
em chưa được tiếp cận nhiều đối với nhóm đồ dùng trực quan quy ước nên việc
đưa nó vào kiểm tra, đánh giá là khó đối với GV trong việc chấm và ra đề.
GV phải dạy theo tiết và theo đúng trình của mơn học mà mỗi tiết rất ít thời gian
để GV có thể dạy nhiều cho các em về kỹ năng làm việc với đồ dùng trực quan.
Ở một số trường THPT chưa có điều kiện thì việc sử dụng trực quan quy ước
cũng khó khăn.
HS thì ln coi Lịch sử là một môn phụ nên việc đưa đồ dùng trực quan vào
KTĐG cịn gặp nhiều khó khăn.
2.2.4.2. Đối với Học sinh.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan có đem lại hứng thú cho HS nhưng bên cạnh đó
các em cũng gặp phải một số khó khăn:
Chưa có kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan quy ước nên khó trong việc làm bài.
Vì học sinh chỉ coi Lịch sử là mơn phụ nên khi sử dụng phương pháp này các
em sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu mới có thể có được điểm cao.
Tóm lại việc đưa đồ dùng trực quan quy ước vào kiểm tra, đánh giá HS lớp 10
vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với để nâng cao chất lượng kiểm tra,
đánh giá hiện nay tại các trường phổ thơng thì phương pháp này là một phương

pháp khả quan mà chúng ta cần thực hiện.
2.2.5. Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá ở môn Lịch sử
10 thông qua sử dụng đồ dùng trực quan quy ước.
2.2.5.1. Đề xuất cơ sở lý thuyết xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá
môn Lịch sử 10 thông qua sử dụng đồ dùng trực quan quy ước.
Trong chương trình mơn lịch sử lớp 10 có 2 bài kiểm tra đánh giá giữa kì, hai
bài kiểm tra đánh giá cuối kì. Nên khi GV muốn sử dụng đồ dùng trực quan quy
ước vào những bài kiểm tra này GV cần:
- Xác định rõ mục đích của việc kiểm tra, đánh giá:
Kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá. Đánh giá kết quả
học tập (KQHT) của HS (HS) nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của
HS về kiến thức, kĩ năng và thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra, cơng khai
hố các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi HS, khuyến khích, thúc
đẩy việc học tập của các em.
- Nắm vững nội dung kiểm tra, đánh giá
Nội dung mơn lịch sử bao gồm 2 mảng kiến thức: khố trình lịch sử thế giới và
khóa trình lịch sử Việt Nam từ khi con người và xã hội loài người xuất hiện đến
nay. Nội dung kiểm tra, đánh giá của môn học cần bao gồm cả các mặt kiến thức,
9


kĩ năng, thái độ. Song chủ yếu tập trung kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng
của HS.
+ Về mặt kiến thức: Kết quả học tập của HS THPT cần được đánh giá theo 4
mức độ:(1) Nhận biết; (2) Thông hiểu; (3) Vận dụng; (4) Vận dụng cao;
Trong thực tiễn các đề kiểm tra môn Lịch sử cho thấy khó có thể tách bạch một
cách tuyệt đối các mức độ này trong một đề kiểm tra, chúng thường đan xen và
nhiều khi đi liền với nhau, mức độ trước có thể là cơ sở của mức độ sau.
+ Về kĩ năng: Căn cứ vào nội dung của chương trình và cách trình bày nội dung
trong SGK, việc kiểm tra, đánh giá kĩ năng của HS còn cần tập trung vào các kĩ

năng: sử dụng bản đồ, lược đồ; Quan sát, nhận xét tranh ảnh, bản đồ; Kĩ năng tư
duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức); Kĩ năng thu
thập, xử lí, viết báo cáo và trình bày các thơng tin lịch sử.
Trước u cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng phát huy
tính tích cực học tập của HS, việc đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện
kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích thơng minh sáng tạo
của HS; cần hạn chế kiểm tra trí nhớ mà tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ
hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá và khả năng tư duy của HS.
- Vận dụng thành thạo phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Bao gồm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
+ Tự luận với câu hỏi mở:
Loại này đòi hỏi HS phải trả lời bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm học tập đã
có. HS phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu
hỏi nêu ra. Tự luận cho phép đánh giá được sự hiểu biết, năng lực trí tuệ, khả
năng diễn đạt của HS. Vì vậy, loại này thường được sử dụng trong trường hợp
yêu cầu HS phân tích các mối quan hệ sự kiện chứng minh, giải thích các hiện
tượng, sự vật lịch sử…
+ Tự luận với câu hỏi đóng: Nhóm các câu hỏi HS phải trả lời bằng vốn kiến thức
và kinh nghiệm học tập đã có. HS phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài
để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Tự luận cho phép đánh giá được sự hiểu
vấn đề của HS thông qua các câu hỏi HS phải trả lời bằng vốn kiến thức và kinh
nghiệm giải quyết vấn đề cùng với những thông tin cần thiết đhức. Kết quả kiểm
tra, đánh giá khách quan hơn, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người
chấm bài.
* Xây dựng các câu hỏi HS phải trả lời theo ba bước:
Bước 1: Chọn và giới hạn phần kiểm tra, đánh giá.
Bước 2: Mô tả các mức độ nhận thức cần đạt được và định hướng năng lực
được hình thành.
Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi.
2.2.5.2. Thiết kế một số câu hỏi kiểm tra đánh giá mơn Lịch sử thơng qua sử

dụng nhóm Đồ dùng trực quan quy ước.
2.2.5.2.1. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
10


Câu 1: Lược đồ dưới đây nói về trận đánh nào của quân Tây Sơn?

A. Trận Rạch Gầm- Xoài Mút.
B. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa
C. Trận Hà Hồi
D. Trận Tam Điệp – Biện Sơn
Câu 2: Hãy cho biết đây là lược đồ hành chính Việt Nam bắt đầu từ thời vua
nào?
A. Vua Gia Long.
B. Vua Minh Mạng.
C. Vua Thiệu Trị.
D. Vua Tự Đức.

Câu 3: Đây là lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược năm 981,
Đúng hay Sai

11


A. Đúng.
B. Sai.
Câu 4: Dựa vào lược đồ, hãy cho biết quân Xiêm tràn vào xâm lược nước ta
theo những đường nào?
A. Đường thủy.
B. Đường bộ.

C. Đường sắt.
D. Đường thủy và đường bộ.

Câu 5: Hãy cho biết đây là lược đồ quá trình thống nhất quốc gia nào?
A. Mỹ
B. Anh
C. Pháp
D. Đức

2.2.5.2.2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận.
Câu 1: Dựa vào lược đồ diễn biến trận Bạch Đằng năm 938 và những hiểu
biết khác, em hãychỉ ra và chứng minh nghệ thuậtquân sự tài ba của Ngô
Quyền trong chiến thắng này.

12


Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Dựa vào
lược đồ, tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và nêu ý
nghĩa của cuộc khởi nghĩa?

Câu 3: Dựa vào hai lược đồ dưới đây, em hãy nêu nhận xét về sự thay đổi số
lượng các thành phố trên 50000 dân và các trung tâm sản xuất thủ công ở
Anh vào giữa thế kỷ XVIII với nửa đầu thế kỉ XIX

Nêu nhận xét về sự thay đổi số lượng các thành phố trên 50000 dân và các
trung tâm sản xuất thủ công ở Anh vào giữa thế kỷ XVIII với nửa đầu thế kỉ XIX
Câu 4: Dựa vào lược đồ dưới đây kết hợp với kiến thức đã học, em hãy
tường thuật lại diễn biến phong trào nhân dân Pháp năm 1789.


13


Câu 5: Dựa vào lược đồ dưới hãy cho biết, lãnh thổ Mĩ được mở rộng bằng
những cách thức nào? Đâu là cách thức mà em nhận thấy hợp lý nhất? Vì
sao?

2.2.5.2.3. Hệ thống câu hỏi kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và trắc
nghiệm tự luận.
Câu 1:

14


1. Hãy viết tên Pháp, Đức, Nga vào vị trí phù hợp trong lược đồ trên.
2. Sử dụng lược đồ trình bày quá trình xâm lược của tư bản phương Tây đối với
các nước Á, Phi.
Câu 2: Hãy điền những thơng tin phù hợp vào chỗ trống để hồn thiện
những câu sau:

Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX
(1) Các nước tư bản có nhiều thuộc địa là………………………………
(2) Các nước tư bản có nền kinh tế cơng nghiệp phát triển mạnh mẽ nhưng có ít
thuộc địa………………………………………………………………
(3) Với diện tích ít ỏi cịn lại của trái đất, các nước tư bản có ít thuộc địa
sẽ……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………........
(4) Theo em, mâu thuẫn chủ yếu và gay gắt giữa các cường quốc là gì?
Câu 3:
Năm

Tỉ lệ gia tăng
1800
1900
(%)
(đ/v: triệu tấn)
(đ/v: triệu tấn)
Nước
…………
1.3
4.9
377
…………...
1.2
10.2
850
…………
0.7
6.4
910
Trên đây là bảng thống kê sản lượng thép của 3 nước Pháp, Anh, Đức. Hãy điền
vào chỗ (…) tên đúng với sản lượng tương ứng của 3 nước trên. Hãy nêu nhận xét
về sự phát triển công nghiệp nước Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ.
2.2.5.3. Hướng dẫn xây dựng, sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong học
tập Lịch sử lớp 10 ở trường phổ thơng.
Để có thể sử dụng đồ dùng trực quan quy ước vào khâu KTĐG, chúng ta cần
làm tốt việc đưa đồ dùng trực quan quy ước vào trong quá trình dạy và học của
HS nhằm rèn cho các em những kỹ năng cần thiết để có thể hồn thành được
những đề kiểm tra có sử dụng đồ dùng trực quan quy ước.
15



* Bản đồ, lược đồ:
- Những kiến thức cần lưu ý: Nội dung của bản đồ, lược đồ lịch sử rất phong
phú, đa dạng, phản ánh những sự kiện lịch sử thế giới, dân tộc qua các thời kỳ.
- Những kỹ năng cần lưu ý: Khi hướng dẫn HS khai thác bản đồ, lược đồ lịch sử
GV cần chú ý rèn cho HS những kỹ năng sau:
+ Kỹ năng hiểu hệ thống kí hiệu, qui ước của bản đồ.
+ Kỹ năng vẽ lược đồ.
+ Kỹ năng tường thuật, miêu tả.
+ Kỹ năng quan sát, nhận xét, chỉ, lược thuật, miêu tả trên bản đồ, lược đồ.
+ Kỹ năng so sánh, nhận định, đánh giá rút ra quy luật, bài học lịch sử.
- Các bước tiến hành khai thác nội dung bản đồ, lược đồ:
+ Bước 1: Cho HS quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội dung, ranh
giới và các ký hiệu lược đồ.
+ Bước 2: GV có thể trình bày, lược thuật các kiến thức treo trên lược đồ, bản
đồ hoặc yêu cầu HS tự trình bày những hiểu biết của mình khi khai thác những
kiến thức trong SGK kết hợp với quan sát bản đồ, lược đồ.
+ Bước 3: HS trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm tịi nội dung bản đồ,
lược đồ.
+ Bước 4: Rút ra nhận xét sau khi làm việc với bản đồ, lược đồ.
Như vậy HS sẽ rất hào hứng khi theo dõi bài giảng và rất dễ tái hiện lại những
kiến thức đó khi thực hiện những bài KTĐG.
* Biểu đồ, bảng thống kê:
- Những kiến thức cần lưu ý: Số lượng biểu đồ, bảng thống kê trong SGK không
nhiều, nhưng chứa đựng nội dung kiến thức mang tính chất khái quát, tổng hợp,
giúp HS dễ dàng so sánh và rút ra kết luận khi được GV sử dụng đúng lúc và khai
thác hiệu quả.
- Những kỹ năng cần lưu ý: Khi hướng dẫn HS khai thác biểu đồ, bảng thống kê
GV cần chú ý cho HS rèn luyện những kỹ năng sau:
+ Kỹ năng quan sát, so sánh.

+ Kỹ năng nhận định, đánh giá rút ra qui luật, bài học lịch sử.
- Các bước tiến hành khai thác biểu đồ, bảng thống kê:
+ Bước 1: Cho HS quan sát biểu đồ, bảng thống kê.
+ Bước 2: GV sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, yêu cầu HS tự khai thác những kiến
thức khi quan sát biểu đồ, bảng thống kê.
+ Bước 3: HS trình bày kết quả tìm hiểu nội dung biểu đồ, bảng thống kê theo
định hướng của GV.
+ Bước 4: GV nhận xét sau khi đã nhận được câu trả lời từ HS.
Như vậy HS sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm bảo được yếu tố trực quan
sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ lâu bền, nhất là các mốc thời gian
kèm theo những sự kiện tiêu biểu, những biến đổi về kinh tế - xã hội thông qua
biểu đồ, bảng thống kê.
16


3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến “Sử dụng đồ dùng trực quan quy
ước trong kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử 10 theo hướng phát triển năng lực
người học.” đã được áp dụng trong kiểm tra đánh giá tại một số lớp 10 trường
THPT Lý Thường Kiệt – thành phố Yên Bái và bước đầu đã mang lại hiệu quả.
Sáng kiến có khả năng áp dụng cho giáo viên giảng dạy Lịch sử và các môn học
khác như môn Giáo dục công dân, Địa Lý,...ở các trường THPT hiện nay.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Qua việc khảo sát lấy ý kiến đóng góp của một số GV trong trường ở các bộ
môn khác nhau như lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, sinh học… tôi thấy rằng
phần lớn các GV đều cho rằng việc đổi mới KTĐG như vậy là rất hay và nó có
thể đem lại hiệu quả nếu đưa vào thực nghiệm.
Rất phù
Chưa phù

Rât khơng
Mức độ
Phù hợp
hợp
hợp
phù hợp
Tiêu chí
(thầy/cơ)
(thầy/cơ)
(thầy/cơ)
(thầy/cơ)
0
Nội dung KTĐG
0
7
1
Hình thức KTĐG

1

7

0

0

Mức độ khó, phức
1
6
1

0
tạp của đề KTĐG
Sự nhất quán với nội
0
8
0
0
dung học
Qua bảng trên có thể thấy rằng hầu hết các thầy/cơ cho rằng nội dung, hình thức,
mức độ khó và sự nhất quan của những câu hỏi KTĐG là hợp lý. Qua đây ta cũng
có thể thấy rằng thầy cơ rất đồng tình với việc thay đổi hình thức KTĐG nhằm
đạt hiệu quả tốt nhất đối với quá trình học tập của HS.
Mức độ đồng ý
STT
Nhận định
(%)
Câu hỏi KTĐG sẽ tạo hứng thú cho HS
1
87,5
2
3
4
5

Tất cả HS đều có cơ hội đạt điểm cao
Câu hỏi KTĐG có độ tin cậy
Câu hỏi KTĐG tư duy, HS không cần học thuộc
quá nhiều
Giúp tạo hứng thú đối với môn học


50
87,5
62,5
100
17


Giúp HS có thêm được nhiều kỹ năng: đọc bản đồ,
87,5
số liệu….
Câu hỏi KTĐG có thể sử dụng thực nghiệm tại các
7
75
trường phổ thông
Theo thầy/cô việc sử dụng đồ dùng trực quan vào KTĐG sẽ tạo được hứng
thứ học tập đối với HS, giúp HS thêm thích thú đối với mơn học, bên cạnh đó cịn
giúp HS rèn thêm những kỹ năng như: đọc bản đồ, phân tích số liệu… đáp ứng
được nhu cầu đổi mới của nền giáo dục hiện nay. Với việc sử dụng đồ dùng trực
quan quy ước vào quá trình dạy học và khâu KTĐG giúp HS dễ tái hiện kiến thức
thay vì phải học thuộc lòng quá nhiều như trước kia, giúp các em tiết kiệm được
rất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó một số GV còn băn khoăn rằng điều kiện của trường chưa đáp
ứng được nhu cầu của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước vào dạy học và
chương trình SGK cũng chưa đề cập nhiều đến phần này vì thế hệ thống câu hỏi
trong đề KTĐG cịn bị hạn chế.
Nhưng nhìn chung từ ý kiến đánh giá của GV có rất nhiều tích cực. GV và
HS rất mong muốn phương pháp KTĐG này sớm được áp dụng tại các trường
THPT.
Trên cơ sở sáng kiến, tác giả đã vận dụng vào các tiết kiểm tra và đạt kết
quả khả quan.

Kết quả cụ thể
Lớp khơng áp dụng kiểm tra bằng hình thức sử dụng đồ dùng trực quan
quy ước trong kiểm tra đánh giá.
Tổng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
số
Lớp
TL
TL
TL
TL
TL
học
SL
SL
SL
SL
SL
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
sinh
10A4
39

0
0% 9 23,1% 24 61,5% 6 15,4% 0 0%
6

Lớp áp dụng kiểm tra bằng hình thức sử dụng đồ dùng trực quan quy ước
trong kiểm tra đánh giá.
Lớp

Tổng
Giỏi
số
học
TL
sinh SL (%)

Khá
SL

TL
(%)

Trung
bình
SL

TL
(%)

Yếu


Kém

SL

TL
%)

SL

TL
(%)

10A1

44

9

20,5% 23 52,3% 12 27,3%

0

0

0

0

10A3


44

7

15,9% 23 52,3% 14 31,8%

0

0

0

0
18


Qua hai bảng kết quả của các lớp áp dụng sáng kiến với các lớp không áp dụng
sáng kiến ta thấy. Kết quả các lớp áp dụng sáng kiến có chất lượng tốt hơn các
lớp không áp dụng sáng kiến. Cụ thể, tỉ lệ học sinh đạt kết quả khá, giỏi ở các lớp
áp dụng sáng kiến cao hơn nhiều ở các lớp không áp dụng sáng kiến.
Qua việc áp dụng sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong kiểm tra, đánh giá
mơn lịch sử 10 đã góp phần làm cho chất lượng học tập của học sinh tăng lên điều
này được thể hiện rõ qua kết quả từng bài kiểm tra giữa kì và cuối kì của các em.
Sở dĩ có sự thay đổi về kết quả như vậy do qua việc sử dụng đồ dùng trực quan
trong các bài kiểm tra giúp các em vừa được gợi nhớ kiến thức, dễ hình dung về
kiến thức đã học từ đó có được các đáp án chính xác làm cho kết quả bài kiểm tra
cũng tốt hơn.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
STT


Họ và tên

Năm
sinh

Chức
danh

Đơn vị

Trình độ
chun
mơn

Nội dung
cơng việc
hỗ trợ

Tổ phó
Trường
tổ Văn
Áp dụng
Nguyễn
Ngọc
THPT Lý
1
1988
- Sử Đại học thử sáng
Lan
Thường

kiến
Địa Kiệt
GDCD
Người tham gia áp dụng sáng kiến đã thử áp dụng sáng kiến vào bài kiểm tra
đáng giá giữa kì II năm học 2020-2021 tại lớp 10A6 và đã cho kết quả đối sánh
với bài kiểm tra đánh giá cuối kì I (khơng áp dụng sáng kiến) như sau:
Kết quả bài kiểm tra cuối kì I lớp 10A6 (đề kiểm tra khơng áp dụng sáng
kiến)
Lớp

10A6

Giỏi
Tổng
số
học
SL TL
sinh
(%)
45

3

Khá
SL

6,7% 10

TL
(%)


Yếu

Trung bình

SL TL
(%)

22,2% 22

SL TL
(%)

48,9% 10

Kém
SL TL
(%)

22,2% 0

0

Kết quả bài kiểm tra giữa kì II lớp 10A6 (đề kiểm tra áp dụng sáng kiến)
Lớp

Giỏi
Tổng
số
học

SL TL
sinh
(%)

Khá
SL TL
(%)

Trung bình

SL TL
(%)

Yếu

Kém

SL TL
(%)

SL TL
(%)

19



×