Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Sử dụng thí nghiệm để năng cao kĩ năng thực hành trong hình thành kiến thức hóa học hữu cơ lớp 12, trường thpt hoàng quốc việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.73 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Hóa Học)

TÊN SÁNG KIẾN:
Hướng dẫn sử dụng thí nghiệm để nâng cao kĩ năng thực hành
trong việc tiếp thu kiến thức hóa học hữu cơ lớp 12 của học sinh
trường THPT Hồng Quốc Việt

Tác giả: Vũ Văn Bộ
Trình độ chun mơn: Cử nhân hóa học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Yên Bái, ngày 25 tháng 01 năm 2022


2

MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN ........................................................... 3
1. TÊN SÁNG KIẾN:.................................................................................................... 3
2. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:.............................................................................. 3
3. PHẠM VI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: .............................................................................. 3
4. THỜI GIAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: ........................................................................... 3
5. TÁC GIẢ: ............................................................................................................... 3
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:......................................................................................... 3
1.TÌNH TRẠNG GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT ............................................................................. 3
2. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN LÀ SÁNG KIẾN .................................... 4


2.1. Mục đích của giải pháp ................................................................................. 4
2.2. Nội dung sáng kiến ....................................................................................... 4
2.2.1 Hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm để giải quyết nhiệm vụ học tập
trong một số bài cụ thể ......................................................................................... 5
2.2.1.1. Sử dụng thí nghiệm chứng minh tính chất của ancol đa chức , tính chất
của andehit trong phần tính chất hóa học của Glucozơ (Bài 5: Glucozơ) ........... 5
2.2.1.2. Sử dụng thí nghiệm chứng minh tính chất của các chất trong Bài 6:
Saccazozơ, tinh bột và xenlulozơ ........................................................................ 7
2.2.1.3. Sử dụng thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của các chất trong
Bài 9: Amin ........................................................................................................ 11
2.2.1.4. Sử dụng thí nghiệm trực quan trong dạy học phần tính chất hóa học Bài
11: Peptit và protein ........................................................................................... 13
2.3. TÍNH MỚI, SỰ KHÁC BIỆT CỦA GIẢI PHÁP MỚI SO VỚI GIẢI PHÁP CŨ .................. 15
3. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ......................................................................... 15
4. HIỆU QUẢ, LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG GIẢI
PHÁP ....................................................................................................................... 16
5. NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TỔ CHỨC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU: .................... 18
6. CÁC THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: ................................................................ 18
7. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ............................................ 18
8. TÀI LIỆU GỬI KÈM: FILE ĐÍNH KÈM ..................................................................... 18
III. CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP VÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN ................ 18
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ ....... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.


3

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Hướng dẫn sử dụng thí nghiệm để nâng cao kĩ năng thực hành trong việc tiếp thu

kiến thức hóa học hữu cơ lớp 12 của học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy, học tập, bồi dưỡng mơn Hóa
học
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này được áp dụng trong quá
trình giảng dạy mơn Hóa học.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Năm học 2020 - 2021 và học kỳ I năm học 2021 - 2022
5. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Văn Bộ
Năm sinh: 1982
Trình độ chun mơn: cử nhân Hóa học
Chức vụ cơng tác: giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Hồng Quốc Việt
Địa chỉ liên hệ: Xã Giới Phiên - TP. Yên Bái
Điện thoại: 0988042118
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1.Tình trạng giải pháp đã biết
Chúng ta đã biết các khái niệm luôn được hình thành từ sự quan sát trực tiếp
bên ngồi của các sự vật hiện tượng, nghĩa là từ trực quan sinh động đến tư duy trìu
tượng. Để nâng cao điều kiện đổi mới phương pháp dạy và cách học của học sinh,
học sinh cần phải được thực hành và vận dụng thực tiễn nhiều hơn vào các bài học.
Đặc biệt trong bối cảnh giáo dục hiện nay khi mà học sinh được tiếp xúc với
cơng nghệ thì khả năng tư duy cách phản biện tốt hơn, trước đây các em đa phần sẽ
tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, cố gắng dung nạp vào đầu rằng đó
là điều hiển nhiên, được các nhà bác học đúc kết thành tri thức của nhân loại,
nhưng trong thời đại ngày nay sẽ có nhiều học sinh sẽ đi tìm và giải đáp thắc mắc
liệu những bản chất đó là có cịn đúng hay khơng? Do vậy để thuyết phục các em
không chỉ bằng những cơ sở lý thuyết mà cịn phải trên những thí nghiệm trực



4

quan. Từ những hiện tượng thực tế quan sát được, học sinh sẽ hiểu bản chất của
hiện tượng đó và từ đó có thể khắc sâu hơn những nội dung kiến thức cần đạt.
Đặc biệt đối với mơn Hóa học là môn khoa học tự nhiên chủ yếu nghiên cứu
về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất, hợp chất. Trong
những năm gần đây việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm có sử dụng hình ảnh của
các thí nghiệm tuy chưa nhiều, nhưng cũng phần nào góp phần giúp học sinh nâng
cao năng lực, khả năng tư duy trong q trình dự đốn sản phẩm và giải quyết các
nhiệm vụ học tập đặt ra của học sinh. Vì vậy việc sử dụng thí nghiệm trực quan
trong q trình dạy học có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện kế hoạch dạy học
của giáo viên và sự lĩnh hội kiến thức của học sinh.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Để giúp hoc sinh đạt được thành tích cao trong các kỳ thi trên và góp phần
vào thành tích của nhà trường cũng như vận dụng kiến thức vào cuộc sống thì địi
hỏi mỗi giáo viên bộ mơn Hóa học nói riêng và các giáo viên bộ mơn khác nói
chung phải có năng lực chun mơn cao, sự tâm huyết và trí tuệ cao. Sử dụng thí
nghiệm trực quan để phát huy khả năng quan sát, phán đốn của học sinh trong
hình thành kiến thức hóa học hữu cơ lớp 12 một cách hiệu quả nhất và đưa ra ứng
dụng thực tế thiết thực nhất.
Vai trò của việc rèn luyện cho học sinh năng lực vân dụng kiến thức hóa học
vào thực tiễn là phù hợp với xu hướng phát triển và đổi mới giáo dục trong thời điểm
hiện nay. Đặc biệt đối với học sinh ở các trường vùng ven, thiết bị dạy học cịn hạn
chế thì việc giúp các em nâng cao các kĩ năng thực hành, tự tin trước đám đông là điều
rất quan trọng.
Với sáng kiến “ Hướng dẫn sử dụng thí nghiệm để nâng cao kĩ năng thực
hành trong việc tiếp thu kiến thức hóa học hữu cơ lớp 12 của học sinh trường
THPT Hồng Quốc Việt” tơi muốn chia sẻ với đồng nghiệp cách sử dụng thí
nghiệm trực quan để phát huy khả năng quan sát, phán đốn của học sinh trong việc

hình thành kiến thức phần hóa học hữu cơ lớp 12 có tính hệ thống, tính tổng quát,
tính đơn giản, tính mới, mong muốn chia sẻ được đồng nghiệp trong quá trình
giảng dạy đạt kết quả cao.
2.2. Nội dung sáng kiến
Thông thường chúng ta cho học sinh học lý thuyết rồi sau đó mới làm bài
tập, nhưng để học sinh không phải thụ động trong lĩnh hội kiến thức mới, tôi giao
bài tập cho học sinh, dựa trên kiến thức đã có và khả năng quan sát, đối chiếu, năng
lực tư duy học sinh giải được bài tập thì đồng thời cũng lĩnh hội được kiến thức


5

mới.Tuy vậy, việc sử dụng các thí nghiệm trong các bài học phải vận dụng một
cách linh hoạt và phù hợp cả về nội dung bài học, đối tượng học sinh và điều kiện
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đối với những bài học có sử dụng thí nghiệm mà
giáo viên hướng dẫn học sinh làm, cần sử dụng các thí nghiệm đơn giản dễ làm,
khơng nguy hiểm.
2.2.1 Hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm để giải quyết nhiệm vụ
học tập trong một số bài cụ thể
2.2.1.1. Sử dụng thí nghiệm chứng minh tính chất của ancol đa chức ,
tính chất của andehit trong phần tính chất hóa học của Glucozơ (Bài 5:
Glucozơ)
Khi giáo viên dạy học về phần tính chất hóa học của glucozơ. Để chứng
minh tính chất của ancol đa chức giáo viên có thể đặt câu hỏi. Từ đặc điểm cấu tạo
của glucozơ ta nhận thấy hợp chất trên có tính chất hóa học nào?
Giáo viên: Để giải quyết câu trả lời này các em thực hiện thí nghiệm sau
đây. Giáo viên cử học sinh lên thực hiện thí nghiệm.
Học sinh: Cho vào ống nghiệm vài giọt dung dịch CuSO4 sau đó nhỏ vài giọt
dung dịch NaOH, tiếp tục thêm vài giọt dung dịch glucozơ


Cu(OH)2

Dung dịch Cu(II) gluconat
màu xanh lam

Hình 1: Thí nghiệm chứng minh tính chất của ancol đa chức của glucozơ
Học sinh: quan sát hiện tượng thí nghiệm xảy ra.
Giáo viên: Em có nhận xét gì về hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên mà
bạn vừa thực hiện.
Học sinh: Cho dung dịch glucozơ không màu vào Cu(OH)2 thấy dung dịch
chuyển sang màu xanh lam, vậy phải có phản ứng hóa học xảy ra.


6

Giáo viên: Dựa vào kiến thức hữu cơ hóa 11 các em đã được học em nhớ
đến đặc điểm cấu tạo hợp chất như thế nào có thể hịa tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch
màu xanh lam?
Học sinh: Những phân tử có từ hai nhóm chức ancol liền kề nhau trở lên
phản ứng Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Giáo viên : Vậy phản ứng này chứng tỏ điều gì?
Học sinh: Phân tử glucozơ phải có ít nhất hai nhóm chức ancol liền kề nhau.
Vậy qua thí nghiệm này đã cho học sinh một cái nhìn trực quan về cấu tạo
phân tử glucozơ và đây cũng là một trong những phản ứng để nhận biết glucozơ.
Giáo viên: Đặt vấn đề tiếp ngồi tính chất của ancol đa chức thì glucozơ cịn
có tính chất nào nữa khơng? Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề cần giải quyết
và để giải quyết vấn đề học tập này, giáo viên hướng sẫn học sinh làm thí nghiệm
oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong amoniac(phản ứng tráng bạc).
Giáo viên: Gọi học sinh lên và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, yêu cầu
cả lớp quan sát hiện tượng thí nghiệm xảy ra.

Học sinh: Tiến hành thí nghiệm, cho khoảng 3ml dung dịch NH3 vào ống
nghiệm, cho thêm vài giọt dung dịch AgNO3 (khoảng 5 đến 6 giọt), lắc kĩ sau đó
rót vào ống nghiệm trên khoảng 2ml dung dịch glucozơ đã pha sẵn, tiếp theo cho
vào cốc nước nóng đã đun khoảng 500C, ngâm một thời gian.

Dung dịch hỗn hợp
Glucozơ + dd AgNO3
+ dd NH3

Ngâm hỗn hợp trong
nước nóng.

Sau một thời gian

Hình 2: Thí nghiệm chứng minh tính chất của của andehit của glucozơ
Giáo viên: Các em nhận xét hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên?
Học sinh: Có một lớp Ag kim loại bám trên thành ống nghiệm.
Giáo viên: Vậy thí nghiệm này chứng minh trong phân tử glucozơ phải chứa
nhóm chức nào?


7

Học sinh: Vận dụng kiến thức về những phản ứng đặc trưng để nhận biết các
nhóm chức chứa trong phân tử một hợp chất có thể kết luận là trong phân tử
glucozơ có chứa nhóm chức anđehit.
Vậy qua hai thí nghiệm này có thể kiểm chứng đặc điểm cấu tạo phân tử
glucozơ, từ việc quan sát được hiện tượng thí nghiệm có thể khắc sâu hơn kiến thức
và khẳng định một lần nữa về tính chất hóa học của gluocozơ là có tính chất của
ancol đa chức và của andehit, những tính chất này của glucozơ do đặc điểm cấu tạo

của nó.
Để vận dụng kiến thức về đường glucozơ liên hệ với thực tiễn đời sống giáo
viên có thể đưa ra một số câu hỏi cho các em suy nghĩ để trả lời như: Khi bệnh
nhân xét nghiệm nếu lượng đường trong máu thấp thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hoặc
truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch, thì đó là loại đường nào? Khi học các em
biết được rằng trong máu ln có một lượng đường glucozơ ổn định là 0,1%, vậy
khi tiếp đường vào cơ thể thì chắc chắn đó phải là đường glucozơ.
2.2.1.2. Sử dụng thí nghiệm chứng minh tính chất của các chất trong Bài
6: Saccazozơ, tinh bột và xenlulozơ
Khi nghiên cứu về hợp chất saccarozơ có cấu tạo như thế nào và tính chất gì,
giáo viên có thể cho học sinh quan sát phản ứng của saccarozơ với Cu(OH) 2 và với
dung dịch AgNO3/NH3 để so sánh với phân tử glucozơ đã được học từ đó kết luận
tính chất của nó.
Giáo viên: Vậy theo các em hợp chất saccarozơ trên có tính chất hóa học
nào? Để giải đáp vấn đề này các em cùng thực hiện một số thí nghiệm sau.
Giáo viên cử học sinh có kĩ năng thực hành lên làm thí nghiệm, u cầu cả
lớp quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét.
Học sinh: Tiến hành thí nghiệm, cho vào ống nghiệm 4 đến 5 giọt dung dịch
CuSO4 5% và 2 ml dung dịch NaOH 10%, lọc bỏ phần dung dịch để lại kết tủa
Cu(OH)2, sau đó cho 3 ml dung dịch saccarozơ 1% vào ống nghiệm.


8

Cu(OH)2

Dung dịch đồng(II) saccarat
màu xanh lam

Hình 3: Thí nghiệm chứng minh tính chất của ancol đa chức của saccarozơ

Giáo viên: Hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm, em dự đốn trong phân
tử saccarozơ phải chứa nhóm chức nào?
Học sinh có thể nhận xét trong phân tử saccarozơ phải chứa ít nhất 2 nhóm
chức ancol liền kề nhau. Liên hệ với hợp chất saccarozơ cũng có tính chất này, khi
đó học sinh tự rút ra nhận định vậy để phân biệt hai dung dịch glucozơ với
saccarozơ thì khơng thể sử dụng phản ứng được với Cu(OH)2.
Giáo viên: Từ cấu trúc phân tử của saccarozơ em nhận thấy hợp chất này có
tính chất khử giống của glucozơ khơng?
Học sinh: Saccarozơ khơng có phản ứng tráng bạc như glucozơ vì nó khơng
có nhóm chức andehit.
Giáo viên: Vậy hợp chất này cịn tính chất gì khác khơng, các em cùng theo
dõi thí nghiệm sau.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm thủy phân Saccarozơ, yêu
cầu học sinh còn lại quan sát hiện tượng và nhận xét.
Học sinh: Tiến hành thí nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng vào
ống nghiệm chứa 3 ml dung dịch saccarozơ 1% rồi ngâm vào trong cốc nước nóng,
tiếp theo nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 và vài giọt dung dịch NH3 vào ống
nghiệm đựng hỗn hợp đã ngâm trong cốc nước nóng.
Học sinh: quan sát hiện tượng.


9

Dung dịch saccarozơ

Ngâm hỗn hợp saccarozơ +
AgNO3 +NH3 trong nước nóng

Hình 4: Thí nghiệm phản ứng thủy phân của saccarozơ
Giáo viên: Em cho biết hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên?

Học sinh: Khi ngâm hốn hợp gồm dung dịch saccarozơ và axit sunfuric
trong cốc nước nóng ta khơng thấy hiện tượng gì, nhưng khi nhỏ thêm vài giọt hốn
hợp AgNO3 và amoniac vào ta thấy xuất hiện kết tủa màu bạc trắng.
Giáo viên: Vậy chúng ta giải thích hiện tượng trên như thế nào?
Học sinh: Kết hợp nội dung trong sách giáo khoa có thể nhận xét, khi đun
nóng đung dịch saccarozơ có axit vơ cơ làm xúc tác, saccarozơ bị thủy phân thành
glucozơ và fructozơ, chính glucozơ đã tạo nên phản ứng tráng bạc.
Giáo viên: Thông qua 02 thí nghiệm trên em kết luận điều gì?
Học sinh: Saccarozơ có tính chất của ancol đa chức và phản ứng thủy phân.
Dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên mà học sinh tự viết được phương trình
phản ứng và thực tế những bài tập chương này cũng rất hay sử dụng hợp chất
saccarozơ thực hiện phản ứng tráng gương hay tráng ruột phích.
Để vận dụng kiến thức, liên hệ thực tiễn giáo viên có thể đưa ra một số các
câu hỏi cho học sinh. Như tại sao thực tế người ta ít sử dụng glucozơ để thực hiện
tráng gương hay ruột phích mà lại chủ yếu lại dùng saccarozơ? Vận dụng khả năng
quan sát học sinh có thể nhận xét được do nguồn nguyên liệu chứa hàm lượng
saccarozơ (có nhiều trong cây mía) nó là cây dễ trồng giá thành rẻ nên người ta sẽ
sử dụng nhiều hơn.Hay câu hỏi tạo sao khi ăn sắn bị ngộ độc (do vỏ sắn có nhiều
axit HCN). Để giải độc, người ta cho người say sắn uống nước đường? dựa trên sự
hướng dẫn của giáo viên để các em tìm ra câu trả lời đó là do khi ta uống nước
đường ( đường saccarozơ) vào dạ dày có axit HCl sẽ thủy phân cho đường glucozơ,
sắn chứa axit HCN là chất độc, khi HCN gặp glucozơ sẽ có phản ứng giữa nhóm


10

chức anđehit của glucozơ tạo ra hợp chất xiano hidrin gluconat, chất này không độc
với cơ thể và dễ dàng thải loại ra ngồi.
Trong phần nghiên cứu về tính chất hóa học của hợp chất tinh bột giáo viên
có thể cho học sinh thực hiện thí nghiệm phản ứng màu với iot.

Giáo viên: Gọi học sinh lên và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, các học
sinh khác quan sát hiện tượng thí nghiệm xảy ra.
Học sinh tiến hành thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm sạch 3ml dung dịch hồ
tinh bột 2%, sau đó nhỏ tiếp 2 đến 3 giọt dung dịch iot loãng vào dung dịch trên và
quan sát.

Dung dịch bột sắn dây

Nhỏ dung dịch iot vào dung dịch

Hình 5: Thí nghiệm phản ứng màu với iot của tinh bột
Giáo viên: Các em có nhận xét gì về hiện tượng của thí nghiệm xảy ra?
Học sinh: nhận thấy sau khi nhỏ dung dịch iot vào dung dịch nước sắn dây
thấy chuyển sang màu xanh tím và hầu hết các em cho rằng sự chuyển màu này
phải có phản ứng hóa học xảy ra.
Giáo viên: Trường hợp đổi màu này khơng có phản ứng hóa học xảy ra là do
tinh bột có cấu trúc dạng xoắn kiểu lị xo nên khi nhỏ dung dịch iot vào thì tinh bột
sẽ hấp phụ iot vào trong mạch lò xo tạo ra màu xanh tím đặc trưng, nếu chúng ta
đun nóng thì dung dịch màu xanh tím bị mất màu là do khi đun nóng tinh bột sẽ
khơng cịn dạng xoắn mà duỗi thẳng nên khơng thể hấp phụ iot nên khơng cịn màu
xanh tím, nhưng khi để nguội màu xanh tím lại xuất hiện trở lại. Giáo viên khẳng
định đây là sự hấp phụ iot của tinh bột chứ khơng phải có phản ứng hóa học xảy ra.
Nó tương tự như than hoạt tính, hay than củi có khả năng hấp phụ màu và mùi…
Vậy thơng qua các thí nghiệm đã giải quyết tốt được nhiệm vụ học tập đề ra
là học sinh hiểu được tính chất hóa học của saccarozơ, tinh bột học sinh hiểu rõ hơn
về cấu trúc phân tử của các hợp chất. Giáo viên đã chuyển giao nhiệm vụ học tập
cho học sinh, học sinh làm việc tích cực hơn giúp học sinh nâng cao năng lực thực
hành, khả năng quan sát, tạo hứng thú cho học sinh.



11

2.2.1.3. Sử dụng thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của các chất
trong Bài 9: Amin
Sau khi nghiên cứu về cấu tạo của phân tử của amin thì học sinh sẽ nhận biết
được các hợp chất amin có thành phần nguyên tử nitơ tương tự phân tử NH 3. Giáo
viên có thể đặt vấn đề vậy các hợp chất amin có những tính chất hóa học như thế
nào?
Học sinh có thể dự đốn được do có cấu tạo giống phân tử NH 3 nên amin sẽ
những tính chất hóa học giống amin đó là tính bazơ do ngun tử nitơ cịn có cặp
electron tự do chưa tham gia liên kết, ngồi ra amin sẽ có những tính khác so với
phân tử NH3, là nguyên tử nitơ liên kết với gốc hiđrocacbon nên sẽ có thêm tính
chất của gốc hiđrocacbon.
Giáo viên: Để giải quyết vấn đề này các em cùng đi làm các thí nghiệm sau
và quan sát hiện tượng xảy ra của nó.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm thi nghiệm thử tính bazơ của metylamin
và anilin.
Học sinh: Tiến hành thí nghiệm, nhúng mẩu giấy quỳ vào 2 ống nghiệm
đựng dung dịch metylamin và anilin và quan sát.

Dung dịch metylamin

Dung dịch anilin

Hình 6: Thí nghiệm tính bazơ của các hợp chất amin
Giáo viên: Hãy nhận xét hiện tượng xảy ra ở 2 thí nghiệm trên.
Học sinh: Dung dịch metylamin làm quỳ tím chuyển màu xanh cịn dung
dịch anilin quỳ tím khơng đổi màu.
Giáo viên: Vậy chúng ta có nhận xét gì về tính bazơ của các amin trên.
Học sinh: có thể trả lời được tương tự amoniac là khi tan trong nước

metylamin phản ứng với nước sinh ra ion OH- cịn anilin thì phản ứng rất kém với
nước.


12

Giáo viên: Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo để kết luận tính bazơ của 2 hợp chất
và so sánh tính bazơ của chúng với amoniac.
Phần tính chất của anilin (amin thơm) giáo viên nêu vấn đề ngồi tính chất
bazơ yếu thì anilin cịn có tính chất nào khác khơng?
Học sinh: Suy nghĩ để giải quyết vấn đề của bài.
Giáo viên: Để giải quyết vấn đề trên các em cùng tiến hành làm thí nghiệm
và quan sát hiện tượng sảy ra.
Học sinh: tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng.

Dung dịch Anilin

Sau khi nhỏ dung dịch brom

Hình 7: Thí nghiệm aninil tác dụng với nước brom
Học sinh nhận xét: Sau khi nhỏ dung dịch nước brom màu nâu đỏ vào dung
dịch anilin thì xuất hiện kết tủa trắng.
Giáo viên: Vậy từ phản ứng hóa học xảy ra ở thí nghiệm trên, chứng tỏ điều
gì?
Học sinh: Có phản ứng hóa học xảy ra ở nhân thơm của anilin.
Giáo viên: Do ảnh hưởng của nhóm NH2 đẩy electron vào vịng benzen nên
các nguyên tử hiđro tại các vị trí ortho và para trở nên linh động hơn các nguyên tử
hiđro ở vị trí khác, nên dễ bị thay thế bởi các nguyên tử brom tạo ra kết tủa trắng
vậy dựa vào kiến thức hóa học hữu cơ lớp 11 về phản ứng thế vào vịng benzen có
nhóm thế học sinh có thể tự viết được phương trình hóa học.

Như vậy, đối với bài hình hành kiến thức về amin giáo viên có thể sử dụng
nhiều phương pháp để thực hiện kế hoạch bài dạy, nhưng việc sử dụng các thí
nghiệm đơn giản trên vào việc khẳng định tích chất hóa học của các hợp chất lại
mang lại hiệu quả cao. Đây là các thí nghiệm đơn giả mà hầu hết các em học sinh
đều thực hiện được, ngoài ra bài học cịn giúp các em tích cực tham gia giải quyết
các vấn đề của bài học, tự tin hơn, nâng cao các kỹ năng thực hành, kỹ năng quan
sát, kỹ năng giao tiếp…


13

Để vận dụng kiến thức, liên hệ thực tiễn giáo viên có thể đưa ra một số các
câu hỏi cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi để học sinh vận dụng kiến
thức đã học để liên hệ với kiến thức thực tiễn, tại sao khi nấu canh cá (đặc biệt là cá
mè) chúng ta hay nấu cùng với rau dưa, khế chua… mục đích để làm gì?
Hầu hết các em sẽ nhận ra được là để giảm mùi tanh của cá, giáo viên có thể
gợi ý học sinh tạo nên mùi tanh của cá đó là các amin (trimetylamin, etylamin…)
trong rau dưa, khế chua có tính axit khi nấu cùng với nhau sẽ có phản ứng hóa học
xảy ra tạo thành muối, hợp chất này khơng có mùi.
Hoặc với lọ đựng anilin em sẽ sử dụng phương pháp hóa học nào để rửa
sạch? Có thể trả lời ngay được là sử dụng dung dịch axit HCl vì
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Sản phẩm muối phenylamoni clorua tan nên dễ dàng dùng nước để rửa sạch.
2.2.1.4. Sử dụng thí nghiệm trực quan trong dạy học phần tính chất hóa
học Bài 11: Peptit và protein
Chúng ta đã biết cấu tạo của phân tử protein rất phức tạp, chính vì vậy sẽ gây
nên khó khăn cho việc giải quyết các nhiệm vụ học tập của học sinh mà giáo viên
cần đặt ra.
Tuy vậy việc đưa thí nghiệm trực quan đơn giản vào vài học sẽ giúp cho bài
học đạt được hiệu quả hơn và tạo hứng thú tốt hơn cho học sinh.

Cụ thể phần tính chất vật lí của protein có tính đơng tụ khi đun nóng, giáo
viên có thể đaẹt vấn đề, tạo sự chú ý chu học sinh, sau đó cho học sinh thực hiện thí
nghiệm tính động tụ của protein khi đun nóng.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
Học sinh: Pha lỗng lịng trắng trứng đã được ch̉n bị trước, tiếp theo đó
đem đun trên ngọn lửa đèn cồn

Lịng trắng trứng

Sau khi đun nóng

Hình 8: Thí nghiệm về tính động tụ của lòng trắng chứng
Giáo viên: Em cho biết hiện tượng gì xảy ra khi đun nóng lịng trằng chứng.
Học sinh: Dung dịch kết tinh lại có màu trắng.


14

Giáo viên: Gợi ý giúp học sinh giải thích nguyên nhân là do trong dung dịch
lịng trắng trứng có chứa protein, khi đun nóng các phân tử protein kết tinh lại.
Để vận dụng lên hệ thực tiễn, giáo viên có thể gợi ý cho học sinh trả lời câu
hỏi. Tại sao khi nấu canh cua ta lại thấy các mảng rêu cua nổi lên trên? Học sinh có
thể giải thích ngay đó là do trong thành thành của nước canh cua có protein, dưới
tác dụng của nhiệt độ protein đơng tụ lại, tách ra khỏi dung dịch tạo thành các
mảng rêu cua nổi lên trên. Hoặc giáo viên có thể đưa ra câu hỏi mở rộng để học
sinh tư duy dựa vào kiến thức đã học cuộc sống, vì sao không nên ăn hoa quả ngay
sau bữa ăn? Dựa trên sự gợi ý của giáo viên kết hợp với kiến thức vừa học xong
học sinh có thể trả lời được nguyên nhân là do trong một số loại hoa quả có hàm
lượng Tanin ( có vị chát) và axit hữu cơ cao chúng sẽ kết hợp với protein trong
thức ăn tạo thành những hạt rắn kết tủa, khó tiêu hóa.

Với phần tính chất hóa học của protein, giáo viên có thể đưa thí nghiệm màu
biure vào bài học. Vì có cấu tạo phức tạp nên học sinh không thể nhận biết tính
chất hóa học của nó bằng các phương trình phản ứng hóa học cụ thể, nên việc sử
dụng phương pháp thí nghiệm trực quan sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Giáo viên: Sẽ xảy ra hiên tượng gì khi chúng ta tiến hành thí nghiệm khi cho
lịng trắng trứng đã pha loãng vào Cu(OH)2.
Giáo viên: Hướng dân học sinh tiến hành thí nghiệm, yêu cầu quan sát và
nhận xét.
Học sinh: tiến hành thí nghiệm:
- Điều chế Cu(OH)2; Lấy 3ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm, tiếp sau đó
nhỏ 3 đến 4 giọt NaOH.
- Nhỏ 3 đến 4 giọt lòng trắng trứng đã được pha loãng vào Cu(OH)2 vừa điều
chế.

Kết tủa Cu(OH)2

Sau khi nhỏ dung dịch
lòng trắng trứng.


15

Hình 9: Thí nghiệm phản ứng màu biure của protein
Học sinh nhận xét: Khi nhỏ lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 chuyển sang màu
tím vậy phải có phản ứng hóa học xảy ra.
Giáo viên: giải thích màu tím đặc trưng xuất hiện là màu của sản phẩm phức
tạp giữa protein và ion Cu2+ .
Giáo viên: Đây là một phản ứng đặc trưng của protein và được gọi là phản
ứng màu biure, vận dụng của phản ứng này để làm gì?
Học sinh: Trả lời được ngay câu hỏi đây là phản ứng để phân biệt protein.

Như vây, khi thực hiện kế hoạch bài dạy về Peptit và protein, nếu giáo viên
chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống thì sẽ khơng đạt hiệu quả, vì các nội
dung kiến thức cần đạt rất chung chung chung, học sinh khó hiểu, lớp học khơng
sơi nổi, không giao được nhiệm vụ học tập cho học sinh. Nhưng nếu học sinh được
trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ học tập thơng qua thực hiện các thí nghiệm thì hiệu
quả đạt được của bài học sẽ tốt hơn, việc chiếm lĩnh kiến thức của học sinh sẽ dễ
dàng hơn.
2.3. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Tính mới của biện pháp là ở cách tổ chức dạy học, trong một bài học gióa
viên có thể kết hợp nhiều phương pháp với các cách thức tổ chức khác nhau sao
cho phù hợp với kiểu bài và nội dung của bài, nếu theo cách thông thường đa các
thầy cô giáo thường thực hiện ln các thí nghiệm hoặc sử dụng các thí nghiệm ảo
và học sinh ngồi tại chỗ quan sát. Nhưng khi sử dụng biện pháp hướng dẫn học
sinh thực hành thí nghiệm là giáo viên đã giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, học
sinh sẽ chủ động trong các hoạt động, thực hiện các thao tác và tận mắt quan sát
được hiện tượng, từ hiện tượng dẫn tới bản chất của vấn đề. Một khi học sinh đã
hiểu bản chất của vấn đề thị việc hiểu và ghi nhớ nội dung của bài sẽ đơn giản mà
mang lại hiệu quả cao hơn.
3. Khả năng áp dụng sáng kiến
Khi tôi sử dụng thí nghiệm trực quan trong giúp học sinh dễ dàng định
hướng bài tốn, các em tích cực hoạt động, lớp học sơi nổi khơng khí thoải mái, giờ
học đã phát huy được tính chủ động, tính độc lập sáng tạo vì phương pháp dạy học
này huy động được học sinh tham gia vào quá trình nhận thức phù hợp với trình độ
tiếp thu của học sinh; giúp học sinh liên hệ đến thực tiễn nhiều hơn cũng như ứng
dụng vào thực tế.
Sáng kiến nhằm tạo ra động lực thúc đẩy học sinh tích cực học tập góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân nói riêng và kết quả giáo dục của nhà
trường nói chung. Do đó sáng kiến kinh nghiệm có thể dùng làm tài liệu tham khảo



16

quan trọng trong các hoạt động giảng dạy trên lớp, học sinh ôn luyện thi tốt nghiệp
THPT, bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên, của học sinh.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Trước khi áp dụng biện pháp sáng kiến đa số học sinh cảm thấy chưa mấy
hứng thú, một số học sinh chưa tích cực trong các hoạt động học tập. Khi áp dụng
biện pháp, sáng kiến trong thời gian học kỳ I năm học 2021 -2022 tại trường THPT
Hồng Quốc Việt, tơi nhận thấy đã có sự thay đổi trong cách học, chủ động hơn
trong bài học cũng như các nhiệm vụ được giao. Điều này chứng tỏ việc thay đổi
cách thức hoạt động trong học tập đã có sức thu hút, sự hấp dẫn đối với các em,
giúp các em thay đổi bầu khơng khí, tâm thế học tập để từ đó thay đổi trong nhận
thức của các em về bộ mơn Hóa học, giúp cho việc tiếp thu kiến thức một cách nhẹ
nhàng hơn khả năng ghi nhớ sâu hơn, mỗi giờ học sẽ vui vẻ, tích cực.
Sáng kiến đã thực hiện được mục tiêu của giải pháp đề ra, góp phần thực
hiện yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học. Hình thành, phát triển cho học
sinh các năng lực đặc thù của môn học là: Năng lực phát triển bản thân, năng lực
tìm hiểu và các kỹ năng.
Hiệu quả giảng dạy và kết quả học tập của học sinh trong phần hóa học hữu
cơ chuyển biến rõ rệt và giúp các em thêm u thích bộ mơn Hóa học hơn và được
cụ thể hóa qua các biểu số liệu sau.
Bảng 1: So sánh kết quả bài kiểm tra giữa kỳ I của lớp có học sinh chọn áp dụng
sáng kiến với lớp chưa áp dụng sáng kiến
Kết quả khảo sát
STT

Tên
lớp


Sĩ số

1

12D

45

2

12A

43

Yêu cầu

Làm đối
chứng
Làm thực
nghiệm

Giỏi

Khá

Yếu

Trung bình

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

15

33,3

23

51,1

7

15,6


5

11,6

16

37,2

18

41,7

4

9,5

Các số liệu trong biểu này đã phản ánh rõ là những học sinh trong lớp được áp
dụng sáng kiến cho kết quả học tập tốt hơn đối với học sinh của những lớp thông
thường, đặt biệt là so sánh với kết quả khảo sát đầu năm của học sinh.
Từ kết quả học tập của học sinh, tôi nhận thấy các em học sinh đã có sự tiến bộ,
chăm học hơn đối với môn học vậy chứng tỏ các em học sinh đã có sự u thích mơn


17

học. Tiếp theo tôi tiến hành khảo sát về độ u thích mơn Hóa học đối với học sinh và
cho kết quả trong bẳng số liệu sau.
Bảng 2: So sánh kết quả khảo sát độ u thích mơn học đối với học sinh
Kết quả khảo sát

STT

Tên
lớp

Sĩ số

1

12D

45

2

12A

43

Yêu cầu

Làm đối
chứng
Làm thực
nghiệm

Rất u
thích

u thích


Bình
thường

Khơng u
thích

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

5

11,1


30

66,7

10

22,2

3

7

12

27,9

25

58,1

3

7

Các số liệu trong bảng 2 rất phù hợp với kết quả học tập của học sinh trong bảng
1 vì thực tế chúng ta nhận thấy học sinh có học tốt thì mới u thích được mơn học.
Bản thân tôi khi áp dụng biên pháp này, tôi quan sát được sự thay đổi từ các
em học sinh, các em dễ tiếp thu bài hơn, các em tiếp nhận kiến thức mới dưới hình
thức tự khám phá dựa trên những gợi ý mà giáo viên đưa ra.

Thực hiện thí nghiệm trực quan sau đó học sinh tự rút ra kết luận về cấu tạo
của một hợp chất hữu cơ làm cho các em sẽ hứng thú hơn, phát huy được năng lực
quan sát, khả năng phân tích, phán đốn và tự đưa ra kết luận khi đó các em sẽ tiếp
th kiến thức tốt hơn vì có thực nghiệm chứng minh.
Đối với việc áp dụng sáng kiến chủ yếu sử dụng các thí nghiệm trực quan
trong phạm nội dung hình thành kiến thức và phát triển phẩm chất năng lực cho học
sinh phần hóa học hữu cơ lớp 12 bao gồm các thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện,
phản ứng hóa học xảy ra nhanh, hiện tượng quan sát được rất rõ ràng đa số học sinh
đều thực hiện được. Đây chính là điểm quan trọng trong q trình dạy học theo
hướng phát triển được phẩm chất, năng lực của học sinh. Biện pháp là phù hợp đặc
biệt đối với đối tượng học sinh ở các vùng ven thành phố, vùng khó khăn. Giáo
viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong một bài học và cho từng
đối tượng học sinh, như lựa chọn việc sử dụng các thí nghiệm ảo hoặc tự làm thí
nghiệm cịn học sinh ngồi quan sát. Việc lựa chọn các phương pháp này vẫn gặp
một số hạn chế như hình ảnh, âm thanh quan sát được còn mờ hay học sinh chỉ
quan sát hiện tượng thơng qua thí nghiệm mà giáo viên thực hiện điều đó sẽ chưa
phát huy hết các phẩm chất năng lực của học sinh như kỹ năng quan sát, kỹ năng
thực hành …
Vận dụng liên hệ với thực tiễn các em sẽ thấy bộ mơn hóa học trở nên gần
gũi hơn, bớt khô khan và nhàm chán. Khi gặp các hiện tượng diễn ra trong cuộc


18

sống các em sẽ linh hoạt hơn, và có thể đưa ra những nhận định, những chứng kiến
riêng của bản thân mình, trang bị cho các em những kiến thức cơ sở, tự tin hơn khi
bước vào cuộc sống.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Giáo viên
Hóa trường THPT Hồng Quốc Việt:


Họ và tên

Năm
sinh

Chức
danh

1
Nguyễn Văn Đức

1968

Giáo viên

S
TT

Trình
độ
chun
mơn

Nội dung
cơng việc hỗ trợ

Đại học Áp dụng thử sáng kiến

6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

- Giáo viên cần chuẩn bị trước các thí nghiệm, hệ thống câu hỏi, lường trước
những tình huống có thể xảy ra, các câu hỏi gợi ý cần nâng mức độ, kích thích
được yếu tố tị mị của học sinh.
- Giáo viên cần thực hiện cân đối thời gian hợp lý, giữa thực hành thí nghiệm
kiểm chứng với lý thuyết.
- Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian hơn trong việc sưu tầm những hình
ảnh, câu chuyện, xoay quanh chủ đề của bài học mà gắn liền với thực tế cuộc sống
nhằm kích thích học sinh học hỏi, các em thấy những chủ đề đang học không phải
là những kiến thức xa vời mà nó ln gắn liền với cuộc sống của con người.
- Học sinh cũng đòi hỏi cần đọc trước tài liệu ở nhà, bên cạnh đó phải nắm
được một số kiến thức cũ để có thể hồn thành nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra.
8. Tài liệu gửi kèm: File đính kèm
III. CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP VÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Yên Bái, ngày 25 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Vũ Văn Bộ


19



×