Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1919 đến năm 1975 (lớp 12 thpt ban cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 62 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Lịch sử)

SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1975
(LỚP 12 THPT – BAN CƠ BẢN).

Tác giả:
Nguyễn Thị Giang
Tr ình độ chun mơn: Thạc sĩ
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác:
Trường THPT Chu Văn An
Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái.

Yên Bái, ngày 05 tháng 2 năm 2022

0


MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN ...................................................... 1
1. Tên sáng kiến: ................................................................................................... 1
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ............................................................................. 1
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: .............................................................................. 1
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: ............................................................................ 1
5. Tác giả: .............................................................................................................. 1


II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN: .................................................................................... 2
1. Tình trạng các giải pháp đã biết .................................................................... 2
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: ................................... 5
2.1. Mục đích của giải pháp: ................................................................................. 5
2.2. Nội dung giải pháp ........................................................................................ 5
2.2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến. .................................................... 5
2.2.2. Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông ................................................................................................... 6
2.2.3. Một số nội dung tranh biếm hoạ sử dụng trong dạy học phần Lịch sử Việt
Nam từ năm 1919 đến năm 1975. ......................................................................... 7
2.2.4. Một số biện pháp sử dụng tranh biếm hoạ trong dạy học phần Lịch sử Việt
Nam từ năm 1919 đến năm 1975 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng
lực học sinh Trung học phổ thông......................................................................... 8
2.2.4.1. Sử dụng tranh biếm họa để tạo động cơ học tập, thu hút sự chú ý của
học sinh.................................................................................................................. 8
2.2.4.2. Sử dụng tranh biếm họa để minh họa, để giải quyết nội dung kiến thức
cơ bản .................................................................................................................. 10
2.2.4.3. Sử dụng tranh biếm họa để củng cố bài học và kiểm tra đánh giá. ....... 17
2.3. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ. ................... 20
3. Khả năng áp dụng của giải pháp ................................................................. 21
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp ....................................... 22
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu. ..................... 28
6. Các thông tin cần được bảo mật .................................................................. 29
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ............................................ 29
8. Tài liệu gửi kèm ............................................................................................. 30
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền ................................. 30

1



I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử Việt
Nam từ năm 1919 đến năm 1975 (Lớp 12 THPT – Ban cơ bản).
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lịch sử
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến tập trung tiến hành nghiên cứu đưa ra các nội dung, phương pháp
sử dụng tranh biếm họa trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến
năm 1975 (Lớp 12 - Ban cơ bản), ứng dụng cho dạy học Lịch sử ở một số trường
THPT trên địa bàn huyện Văn Yên (bao gồm THPT Chu Văn An, THPT Nguyễn
Lương Bằng, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Văn Yên) để khẳng định tính khả
thi, đóng góp của sáng kiến.
Sau khi sáng kiến hồn thiện, có thể đưa vào thực tiễn áp dụng trong dạy học
lịch sử ở các nhà trường THPT – phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Đáp ứng yêu cầu
triển khai Chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018. Đồng thời cịn có thể làm
tài liệu tham khảo giúp cho các đồng nghiệp giảng dạy Lịch sử ở các nhà trường
phổ thông khi đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu tiến hành và linh hoạt trong
hình thức vận dụng như sáng kiến đề ra.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 6 tháng 09 năm 2020 đến ngày 20 tháng 1 năm 2022. (Năm học 2020 2021 và kì I năm học 2021 - 2022)
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Giang.
Năm sinh: 01 – 09 – 1985.
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ.
Chức vụ cơng tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường THPT Chu Văn An.
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Giang, Trường THPT Chu Văn An – Văn Yên
– Yên Bái.
Điện thoại: 0974639648.


1


II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Trong bối cảnh giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học; Cách đánh giá
kết quả giáo dục cũng định hướng đổi mới phải chuyển từ chủ yếu nặng về kiểm
tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết những
vấn đề của thực tiễn. Dạy học chú trọng hình thành và phát triển phẩm chất, năng
lực của người học là quan điểm chỉ đạo cũng là mục tiêu hướng tới của chương
trình giáo dục phổ thơng mới (2018), để nâng cao chất lượng của các hoạt động
dạy học và giáo dục, đáp ứng những yêu cầu về nguồn lao động trong thời đại
mới. Vì vậy đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng
phát triển phẩm chất, năng lực cho người học trên cơ sở ứng dụng các hình thức
tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, tích cực là rất cần thiết và nên
có.
Qua tiến hành điều tra, khảo cứu thực trạng dạy học Lịch sử hiện nay và thực
tiễn tại đơn vị, địa phương tác giả đang công tác cho thấy, hiệu quả giờ dạy lịch
sử còn nhiều hạn chế, hứng thú và sự ham học, sáng tạo trong học tập lịch sử là
chưa cao. Căn cứ vào phổ điểm các mơn thi kì thi tốt nghiệp THPT trong năm học
2019 – 2020, 2020 - 2021 thì kết quả của môn Lịch sử so với các môn học khác
chưa cao.
Năm học 2019 – 2020: điểm trung bình mơn Lịch sử trên cả nước: 5.19; Tỉnh
Yên Bái: 4,89; Trường THPT Chu Văn An là: 4,89.
Năm 2020-2021: Điểm trung bình môn Lịch sử trên cả nước: 4.97. Tỉnh Yên
Bái: 4,74; Trường THPT Chu Văn An là: 4,67; Trường THPT Nguyễn Lương
Bằng là: 4,76, Trung tâm GDNN-GDTX Văn Yên là: 4,03.
Có thể thấy chất lượng mơn Lịch sử trong kì thi THPT quốc gia của cả nước
nói chung cịn thấp. Ngun nhân của thực trạng này xuất phát từ nhiều yếu tố

chủ quan và khách quan khác nhau. Một trong những ngun nhân khơng thể
khơng kể đến đó là đa số học sinh chưa thích học sử vì khó nhớ, khó thuộc. Kết
quả khảo sát về thái độ u thích mơn Lịch sử của 110 học sinh một cách ngẫu
nhiên tại một số đơn vị trường trên địa bàn huyện Văn Yên trong năm học 2020
– 2021 tác giả nhận thấy như sau:
Thái độ

Bình thường

Thích

Tổng số HS

Số HS

Tỉ lệ (%)

Số HS

Tỉ lệ (%)

110

28

25.45

39

35.45


Khơng thích
Số HS Tỉ lệ (%)
43

39.1

Mơn Lịch sử có vai trị quan trọng trong cơng tác giáo dục học sinh nhưng
chỉ có 25,45 % số học sinh hứng thú với lịch sử, còn 39,1% số học sinh được khảo
2


sát lại khơng hề thích lịch sử, đó là một nỗi băn khoăn, trăn trở không chỉ của
riêng bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử mà còn là vấn đề mà giáo
dục và cả xã hội rất quan tâm. Hơn nữa, trên địa bàn huyện Văn n có phần lớn
học sinh có học lực trung bình với điểm đầu vào thấp. Vì vậy, việc nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học mơn Lịch sử nói riêng cịn gặp
nhiều khó khăn, địi hỏi giáo viên giảng dạy cần nỗ lực học hỏi, tìm kiếm các
phương pháp dạy học phù hợp với trình độ, khả năng tiếp thu của học sinh, từng
bước nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy và học mơn Lịch sử nói chung
và Lịch sử lớp 12 nói riêng, thiết nghĩ cần phải phát huy hơn nữa hiệu quả của
việc dạy học để nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh theo
tinh thần đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá cũng như phương pháp dạy học.
Với mong muốn nâng cao hứng thú của học sinh trong học tập Lịch sử, từ
đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục bộ môn tác giả nhận thấy
việc sử dụng tranh biếm hoạ trong dạy học Lịch sử là có thể, phù hợp và đáp ứng
yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng tích cực:
Thứ nhất, giống các loại tranh khác được sử dụng trong dạy học Lịch sử,
tranh biếm họa mang đầy đủ những ưu điểm của đồ dùng trực quan. Đối với việc

dạy học Lịch sử, đồ dùng trực quan có vai trị rất quan trọng bởi hai trong những
đặc trưng của kiến thức lịch sử là tính quá khứ và tính khơng lặp lại, trong khi
nhận thức của học sinh lại diễn ra theo hướng từ hiện tại nhìn về quá khứ, rất dễ
xảy ra tình trạng “hiện đại hóa lịch sử”. Sử dụng đồ dùng trực quan góp phần đưa
học sinh trở lại khơng khí lịch sử như hiện thực đã xảy ra. Theo lí luận giáo dục
học và tâm lí học, hứng thú có vai trị quan trọng trong việc làm cho con người
trở nên vui tươi, phấn chấn hơn. Hứng thú làm cho quá trình học tập trở nên hấp
dẫn hơn và duy trì được quá trình nhận thức một cách bền bỉ. Theo Alecxêep:
“Chỉ có hứng thú với một hoạt động nào đó mới đảm bảo cho hoạt động ấy được
tích cực”. Trong các loại tranh ảnh, tranh biếm họa được coi là thể loại tranh có
khả năng diễn đạt kiến thức lịch sử một cách sâu sắc, chứa nhiều tri thức lịch sử
quan trọng, là một biện pháp hiệu quả trong việc gây hứng thú học tập cho học
sinh thông qua những chi tiết phóng đại, giúp bài giảng thêm sinh động hấp dẫn.
Thứ hai, tranh biếm họa góp phần khắc sâu sự kiện lịch sử, nâng cao năng
lực tái hiện kiến thức. Với những chi tiết phóng đại, tranh biếm hoạ sẽ gây ấn
tượng với người xem, duy trì sự chú ý và làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ. Theo quy
luật ưu tiên của trí nhớ sẽ có chọn lọc với những mức độ khác nhau tùy thuộc vào
đặc điểm thông tin. Cụ thể, sự ghi nhớ sẽ ưu tiên cho những điều cụ thể, hình ảnh
trực quan (sẽ dễ ghi nhớ ngôn ngữ trừu tượng), sự vật, hiện tượng càng sinh động,
hấp dẫn, càng gây hứng thú càng dễ ghi nhớ, những điều quan trọng, bổ ích hoặc
3


gây tranh cãi... Những đặc điểm đó sẽ góp phần giúp học sinh tái hiện kiến thức
khi cần thiết, khắc sâu sự kiện lịch sử hơn, tạo biểu tượng lịch sử ở học sinh.
Thứ ba, tranh biếm họa góp phần phát triển óc quan sát và tư duy cho học
sinh. X. Vêcxle trong cơng trình Phát triển tư duy biện chứng chỉ ra bước đầu tiên
của việc phát triển tư duy nói chung là “óc quan sát và kĩ năng biết đặt ra các vấn
đề trước các hiện tượng”. Sử dụng đồ dùng trực quan không những giúp lĩnh hội
và ghi nhớ kiến thức lịch sử “trăm nghe không bằng mắt thấy”, từ đó giúp tạo biểu

tượng, hình thành khái niệm, quy luật và bài học lịch sử (theo đúng q trình hình
thành tri thức lịch sử), mà cịn giúp phát triển kĩ năng quan sát, óc tưởng tượng và
ngơn ngữ của học sinh. Tranh biếm họa có đặc trưng là tính biểu tượng và lơgic
vấn đề cao, ln có một lớp nghĩa ẩn dưới hình vẽ. Nên để hiểu được tranh biếm
họa thì học sinh cần có kiến thức nền tảng tốt, cộng thêm tư duy lôgic và tư duy
phản biện cao. Do vậy, sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử còn giúp
thúc đẩy tư duy phản biện, chính kiến và sự lơgic trong nhận thức của học sinh.
Bên cạnh đó, sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, tranh biếm họa nói riêng cịn
giúp giáo dục tư tưởng và óc thẩm mĩ cho học sinh.
Tuy nhiên, sử dụng tranh biếm họa một cách đúng đắn và phù hợp vẫn gặp
nhiều khó khăn và hạn chế nên tranh biếm họa vẫn chưa được sử dụng phổ biến
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Mặc dù các tài liệu về tranh biếm hoạ hiện đã có nhiều nguồn để tìm kiếm,
khai thác tuy nhiên cách sử dụng, khai thác phục vụ dạy học sao cho hiệu quả thì
lại chưa được phổ biến, nhất là đối với giai đoạn lịch sử quan trọng liên quan
nhiều tới nội dung thi tốt nghiệp của học sinh lớp 12 đó là Lịch sử Việt Nam từ
năm 1919 đến năm 1975. Tại các trường THPT trên địa bàn huyện Văn Yên, việc
vận dụng phương pháp dạy học trực quan trong bộ môn Lịch sử đã được thực hiện
từ lâu với hệ thống các đồ dùng trực quan gồm lược đồ, biểu đồ, tranh - ảnh chân
dung nhân vật, hiện vật, sự kiện lịch sử, học liệu,… song việc sử dụng tranh biếm
hoạ lại chưa được thực hiện, bởi còn e ngại sự trừu tượng, khó hình dung, phân
tích hoặc chưa hiểu rõ hết các nội dung thể hiện, phản ứng của bức tranh. Song
khi đi sâu vào tìm hiểu chúng ta sẽ nhận thấy việc sử dụng tranh biếm hoạ rất ưu
thế trong việc phát triển tư duy, khả năng quan sát, óc tưởng tượng, phán đốn,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người
học theo yêu cầu đổi mới hiện nay.
Do đó, tác giả đã đi vào nghiên cứu, vận dụng và thực nghiệm phương pháp
mới tại đơn vị và địa phương với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục môn
Lịch sử nói chung và chất lượng mơn Lịch sử ở trường THPT Chu Văn An nói
riêng, nhất là chất lượng thi tốt nghiệp THPT, môn Lịch sử, và muốn được chia

sẻ kinh nghiệm của mình cùng các đồng nghiệp về phương pháp dạy học này.
4


2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp:
Xuất phát từ thực tiễn của đơn vị và yêu cầu của dạy học bộ mơn lịch sử
ngày nay địi hỏi cần chú trọng phát huy sự chủ động, hứng thú trong học tập cho
học sinh và tăng cường đổi mới sáng tạo trong dạy học với các phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực; Sáng kiến tập trung khai thác nội dung một số tranh biếm
họa phục vụ cho việc giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm1975
- Lớp 12 ban cơ bản. Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp sử dụng
một số tranh biếm họa phục vụ cho việc giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam 1919
-1975.
Thực hiện giải pháp của sáng kiến sẽ giúp cho việc tiếp thu kiến thức của
học sinh mang tính hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn, từ đó góp phần nâng cao
hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong điều kiện có hạn và thời gian thực hiện hơn 1 năm học, sáng kiến
không đi vào xây dựng các khuôn mẫu áp đặt mà chỉ xây dựng những hướng đi,
giải pháp về phương pháp như một sự gợi mở, làm tư liệu tham khảo cho đồng
nghiệp vận dụng áp dụng và phát triển theo hướng sáng tạo của riêng mình và là
một hình thức tự bồi dưỡng chun mơn, trau dồi nghiệp vụ, kinh nghiệm trong
dạy học lịch sử.
2.2. Nội dung giải pháp
2.2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến.
Cơ sở lí luận của sáng kiến được xây dựng từ việc nghiên cứu vị trí, vai trị
của mơn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thơng trên các phương diện kiến
thức, phẩm chất cần phát triển vàc các năng lực cần hình thành bao gồm cả năng
lực chung, năng lực đặc thù môn và ưu thế của bộ mơn. Với mục tiêu ngồi việc

cung cấp kiến thức, cịn hướng tư tưởng tình cảm, rèn luyện các kỹ năng cho học
sinh mơn lịch sử đóng vai trị quan trọng trong giáo dục nhân cách cho học sinh
mà theo chương trình đổi mới, bộ mơn Lịch sử sẽ cung cấp, củng cố và nâng cao
kiến thức cho học sinh một cách tương đối có hệ thống về Lịch sử thế giới và Lịch
sử Việt Nam, kể từ khi loài người xuất hiện cho đến nay.
Từ nghiên cứu khái niệm “tranh biếm hoạ”, những đặc điểm cơ bản của tranh
về hình thức, nội dung, mục đích, chủ đề; sáng kiến khẳng định vai trò, ý nghĩa
của tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, xác định, lựa chọn,
xây dựng hệ thống tranh biếm hoạ có thể sử dụng phù hợp cho dạy học Lịch sử
Việt Nam giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1975.
5


Song song với q trình nghiên cứu lí luận chung sáng kiến cũng tiến hành
điều tra, khảo cứu, phỏng vấn, trao đổi kết hợp quan sát, dự giờ thực tiễn hoạt
động dạy học Lịch sử hiện nay tại các đơn vị trường THPT triển khai áp dụng để
từ đó phát hiện, đánh giá, tổng kết những vướng mắc, hạn chế hoặc ưu điểm đã
đạt được. Trên cơ sở đó, sáng kiến đi sâu vào xác định rõ những nội dung yêu cầu
cần thực hiện khi sử dụng tranh biếm hoạ trong dạy học lịch sử về tính tư tưởng,
trực quan, khoa học, sư phạm, và xây dựng các biện pháp sử dụng tranh biếm hoạ
trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1975 nhằm đạt hiệu quả
cao nhất, tạo hứng thú, kích thích tư duy, sáng tạo, khả năng giải quyết các vấn
đề thực tiễn cho học sinh và phát triển những phẩm chất, năng lực cần hướng tới.
Từ nghiên cứu lí luận và thực tiễn có thể khẳng định giải pháp sử dụng tranh
biếm hoạ trong tổ chức các hoạt động dạy – học Lịch sử theo định hướng phát
triển phẩm chất và năng lực học sinh Trung học phổ thông là rất cần thiết và là
yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay để đáp ứng việc triển
khai chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) cũng như đạt được các mục tiêu
giáo dục. Giải pháp của sáng kiến cũng là phương thức vận dụng, là một nhiệm
vụ quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với mục tiêu dạy học là phát triển toàn diện

cho học sinh cả về trí tuệ, tư duy, năng lực, kĩ năng thực hành và vận dụng vào
thực tiễn.
2.2.2. Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tranh biếm họa trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông
Việc khai thác và sử dụng tranh biếm họa phải đảm bảo được bốn nguyên
tắc cơ bản: Tính tư tưởng, tính trực quan, tính khoa học, tính sư phạm thì mới thực
sự có tác dụng phát triển toàn diện cho học sinh ở cả ba mặt: nhận thức, tư tưởng
tình cảm và kĩ năng.
Một là Tính tư tưởng: Đảm bảo tính tư tưởng là nguyên tắc đầu tiên mang
tính định hướng cho việc khai thác và sử dụng hệ thống tranh biếm họa. Tính tư
tưởng thể hiện ở kênh hình phải phục vụ lợi ích thiết thực cho người học, giúp
học sinh phát huy năng lực, trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp đồng thời
phù hợp với mục đích giáo dục hiện nay.
Tranh biếm họa ln chứa đựng trong đó những tri thức lịch sử có giá trị
nhưng khơng phải cứ là tranh biếm họa nào cũng đều phản ánh trong đó sự thật
lịch sử. Do đó khi khai thác tranh biếm họa trong dạy học lịch sử cần có sự xem
xét, lựa chọn kĩ lưỡng. Nếu bức tranh biếm họa đó phục vụ cho việc khơi phục
q khứ lịch sử, có tác động tốt đến sự hình thành nhân cách cho học sinh thì sử
dụng hoặc ngược lại cần xem xét kĩ lưỡng.

6


“Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử nhất thiết phải tuân thủ việc
vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải phân tích lịch sử
một cách khoa học, đúng đắn như đặc trưng vốn có của lịch sử”.
Hai là Tính trực quan: Đặc trưng bộ mơn học lịch sử là tìm hiểu những gì
đã xảy ra trong quá khứ để rút ra bài học cho hiện tại và tương lai. Vì vậy, giáo
viên bộ môn lịch sử phải tái hiện lại, tạo cho học sinh những hình ảnh chân thực,
khách quan về quá khứ lịch sử, những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

Tính trực quan trong dạy học lịch sử cịn thể hiện ở việc dạy học phải đảm
bảo tính cụ thể, hình ảnh của sự kiện lịch sử. Do đó, giáo viên dạy học lịch sử phải
sử dụng ngơn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, nhiều phương pháp bộ mơn phù hợp
trong đó có tranh biếm họa nhằm giúp học sinh tạo biểu tượng, hình thành khái
niệm lịch sử.
Ba là Tính khoa học: Tính khoa học khi khai thác tranh biếm họa yêu cầu
phải đảm bảo tính chính xác của sự kiện, hiện tượng về địa điểm, thời gian, nhân
vật lịch sử. Tranh biếm họa có tính tưởng tượng cao tuy nhiên trong quá trình khai
thác cần đảm bảo tính chính xác về nội dung của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Tính khoa học cịn thể hiện ở sự thống nhất, lơgic chặt chẽ giữa từng kênh
hình với từng nội dung cụ thể của bài.
Bốn là Tính sư phạm: Đồ dùng trực quan nói chung, tranh biếm họa nói riêng
là một phần khơng thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ mơn. Đảm bảo tính sư phạm trong day
học lịch sử khi sử dụng tranh biếm họa thể hiện ở tính vừa sức, đảm bảo tính hài
hịa giữa các kênh hình khác và sự hợp lý trong thời gian khai thác, sử dụng tranh.
Thường sử dụng không quá 3 phút cho một bức tranh, trong một bài chỉ nên sử
dụng không quá 3 tranh. Khi sử dụng tranh, giáo viên phải hướng dẫn học sinh
quan sát, đưa ra những gợi ý, giúp đạt hiệu quả khai thác cao nhất.
2.2.3. Một số nội dung tranh biếm hoạ sử dụng trong dạy học phần Lịch
sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1975.
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung chương trình Lịch sử lớp 12 phần Việt Nam
từ năm 1919 đến năm 1975 và tham khảo các tài liệu, sách, các kênh thông tin
cung cấp kho tài liệu tranh biếm hoạ, sáng kiến đi vào xác định, lựa chọn những
tranh biếm hoạ phù hợp với nội dung dạy học và có thể sử dụng hợp lí trong dạy
học Lịch sử thuộc giai đoạn nghiên cứu. (xem thêm phụ lục 1)

7



2.2.4. Một số biện pháp sử dụng tranh biếm hoạ trong dạy học phần
Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1975 theo định hướng phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh Trung học phổ thông.
2.2.4.1. Sử dụng tranh biếm họa để tạo động cơ học tập, thu hút sự chú
ý của học sinh.
Việc tạo động cơ, hứng thú học tập cho học tập cho học sinh là vấn đề cực
kì quan trọng song chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của giáo viên. Thực tế
cho thấy, chỉ khi nào học sinh chuẩn bị sẵn sàng và có tâm thế tiếp nhận kiến thức,
có hứng thú với vấn đề đang và sẽ được học thì việc tổ chức hoạt động nhận thức
đó của giáo viên mới được hiệu quả.
Tính tích cực học tập – động cơ – hứng thú có mối quan hệ chặt chẽ, biện
chứng với nhau. Tạo ra sự hứng thú, động cơ học tập và tính tích cực ở học sinh
chính là ưu thế của tranh biếm họa so với các loại tranh khác. Những nội dung
học tập có liên quan đến nhu cầu, sở thích, gây hứng thú đối với học sinh sẽ kích
thích học sinh hành động tích cực, vượt qua khó khăn trở ngại để đạt mục đích đề
ra. Theo lí luận dạy học, động cơ có hai loại: động cơ bên ngoài và động cơ bên
trong. Động cơ bên ngoài hay động cơ xã hội là nghĩa vụ, là sự hãnh diện của bản
thân đối với kì vọng của gia đình, dịng họ, đối với bạn bè (như sợ bị trừng phạt,
làm vui lịng cha mẹ, thầy cơ, làm cho bạn bè nể nang,...) khơng mang tính bền
vững. Động cơ bên trong là sự ham thích, sự hứng thú, khát vọng chinh phục,
hồn thiện tri thức, mang tính bền vững hơn. Sử dụng tranh biếm hoạt trong dạy
học lịch sử cần kích thích, hướng tới việc tạo động cơ bên trong, sự khát khao,
mong mỏi khám phá những điều ẩn chứa đằng sau sự “phóng đại” mà bức tranh
thể hiện.
Một số ví dụ cụ thể:
(1). Khi dạy “Bài 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919
đến năm 1925”, giáo viên có thể sử dụng bức tranh Văn minh bề trên (Hình 1) và
bức tranh Vi hành (Hình 2) trong phần khởi động, tạo hứng thú học tập cho học
sinh bằng cách nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh nhận diện các nhân vật và nêu được
nội dung phản ánh trong tranh, dẫn dắt vào cuộc khai thác thuộc địa và các chính

sách thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương, hậu quả của các chính sách thống
trị đã dẫn đến các phong trào dân tộc dân chủ diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam những
năm 1919 – 1930.
Giáo viên có thể sử dụng tranh của tác giả Nguyễn Bích (Hình 4) trong phần
khởi động khi dạy bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp (1951-1953) bằng việc cho học sinh quan sát bức tranh và đặt câu
hỏi:
8


+ Bức tranh trên đề cập đến những sự kiện lịch sử nào trong những năm 1950
đến đầu năm 1953?
+ Đờ lát đờ Tátxinhi là ai? Ơng có vai trị như thế nào đối với thực dân Pháp
trong cuộc chiến tranh Đơng Dương thời kì này? Tại sao tác giả lại vẽ Tátxinhi
trong tư thế đó?
(2). Hay khi dạy “Bài 20 -Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
kết thúc (1953-1954)”, giáo viên có thể sử dụng bức tranh của tác giả Herblock
“Hay là gửi cho họ lá cờ này?” (Hình 6).
Giáo viên giới thiệu tranh, học sinh quan sát, phát hiện nội dung, sau đó nêu
vấn đề, định hướng những nhiệm vụ mà học sinh cần phải giải quyết trong bài
học: tình hình nước Pháp sau 8 năm chiến tranh; hi vọng của Pháp – Mĩ với Kế
hoạch quân sự Navarre; sự kết thúc Chiến tranh Đông Dương trên mặt trận quân
sự và ngoại giao.
Khai thác bức tranh trong hoạt động tìm hiểu kiến thức, lí giải tại sao Pháp
– Mĩ lại triển khai Kế hoạch Navarre, mục đích của Kế hoạch Navarre. Thơng qua
khai thác bức tranh ở khía cạnh nội dung, học sinh thấy được sự sa lầy của Pháp
sau 8 năm chiến tranh Đông Dương, Mĩ đã can thiệp và đóng vai trị như thế nào
trong chiến tranh Đông Dương.
(3). Khi dạy “Bài 21 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh
chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954 - 1965)”, giáo viên

có thể sử dụng bức tranh: Đây là cái cuộc “Bang giao bình đẳng” của Mĩ - Diệm
(Hình 7) tổ chức cho học sinh tìm hiểu về: Tình hình miền Nam trong những năm
1954 – 1960, ở phần khởi động để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em
hiểu rõ về âm mưu của Mĩ – Diệm đối với miền Nam Việt Nam. Để khai thác hiệu
quả bức tranh, có thể đưa ra một số câu hỏi gợi mở sau:
+ Quan sát và miêu tả các nhân vật trong tranh, giải thích các câu nói được
tác giả đề cập đến: “Đây là cái cuộc bang giao bình cẳng của Mĩ – Diệm”. “Cuộc
bang giao Việt – Mĩ là một cuộc bang giao đặt trên nền tảng bình đẳng”.
+ Em có cho rằng mối quan hệ giữa Mĩ và chính quyền Ngơ Đình Diệm được
xây dựng trên nền tảng bình đẳng khơng? Tạo sao? Theo em, cần có những điều
kiện gì để có được mối quan hệ bang giao bình đẳng?
+ Em hãy đánh giá thái độ của tác giả thông qua bức tranh biếm họa.
(4). Khi dạy “Bài 22 - Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc
Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất”, giáo viên sử dụng
các bức tranh biếm họa của các họa sĩ: Trần Quyết Thắng, Bích Liên, Lý Trực
Dũng (Hình 13-14-15-16) trong phần khởi động, tạo hứng thú và định hướng tư
duy cho học sinh khi dạy học sự kiện Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm cuối
9


năm 1972. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, đồng thời đưa ra các câu hỏi
định hướng để học sinh tập trung giải quyết như: Các bức tranh biếm họa trên
phác họa sự kiện gì? Người đàn ơng trong 4 bức tranh đó là ai? Giải thích ngun
nhân và hậu quả của sự kiện này?
Tổ chức cho học sinh khai thác thông tin trong tranh, kết hợp với các thông
tin do giáo viên cung cấp, hoặc yêu cầu học sinh đọc tư liệu để giải thích tại sao
Níchxơn lại quyết định ném B52 vào Hà Nội – Hải Phòng. Giáo viên có thể tham
khảo tài liệu sau đây kết hợp với khai thác tranh để học sinh hiểu sâu về sự kiện:
“Ơng McNamara, ngun Bộ trưởng Quốc phịng Mĩ, năm 1995 khi sang Hà
Nội dự Hội thảo khoa học đã thừa nhận rằng: “Từ sau Tết Mậu Thân (1968),

không ai trong giới cầm quyền và giới quân sự Mĩ nói tới khả năng giành chiến
thắng bằng quân sự ở Việt Nam, mà chỉ là rút quân Mĩ trong hòa bình, trong danh
dự.”
Tại Nhà Trắng, kết quả của cuộc bàn thảo là 11/16 chiến lược gia (phần lớn
là phái “diều hâu”) đã nói rằng: đưa cho tướng Oét molen gần 50 vạn quân Mĩ,
đánh nhau 3 năm liền mà vẫn khơng giữ nổi sứ qn Mĩ ở Sài Gịn, nay lại địi
tăng thêm 20 vạn thì biết bao giờ mới đưa được quân Mĩ về, nên quyết định không
tăng quân mà rút quân Mĩ về. Tổng thống Johnson ngày 31/3/1968 đã có một
quyết định đúng – tun bố khơng ra ứng cử tổng thống nhiệm kì 2, ngừng ném
bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấp nhận đàm phán, phi Mĩ hóa
cuộc chiến tranh.
Ơng Níchxơn muốn đắc cử Tổng thống Mĩ đã tuyên bố: nếu được bầu, ông
sẽ rút quân Mĩ khỏi Việt Nam và lấy tù binh về. Tuy cũng thuộc phái “diều hâu”,
nhưng Níchxơn đã phải thực hiện rút quân Mĩ. Sau đó, Mĩ đã rút 37 vạn quân vào
các năm 1969, 1970, 1971.
Trong đàm phán tại Pari, Mĩ khăng khăng đòi cả hai bên là miền Bắc Việt
Nam và Mĩ cùng rút quân. “Nhưng cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán đã làm cho
chính Níchxơn phải hiểu ra rằng: quân Bắc Việt Nam là người Việt Nam nên có
thể ở lại miền Nam (tài liệu Nhà Trắng được giải mã của La-ri Bơ-man); đồng
thời, chỉ có rút quân Mĩ mới lấy được tù binh Mĩ về – đó là ý chí của nhân dân
Mĩ. Tuy nhiên, với hi vọng có thể giành điểm trên bàn đàm phán để có thể rút
quân trong thế thắng, Níchxơn trấn an Thiệu bằng cách dùng “pháo đài bay” B52
ném bom vào Hà Nội và Hải Phòng. Thế nhưng, những cố gắng cuối cùng này
cũng bị thất bại. Mĩ đã buộc Thiệu phải cùng kí vào Hiệp định.”
2.2.4.2. Sử dụng tranh biếm họa để minh họa, để giải quyết nội dung
kiến thức cơ bản

10



Tranh biếm họa có khả năng khơi phục lại q khứ, các sự kiện, hiện tượng
lịch sử một cách cụ thể. Mặt khác, tranh biếm họa còn giúp học sinh có những ấn
tượng sâu sắc về quá khứ.
Sử dụng tranh biếm họa khi phản ánh một sự kiện, hiện tượng lịch sử sẽ giúp
học sinh có cái nhìn tồn diện dưới góc nhìn hài hước chứa đựng nhiều hình ảnh
ẩn dụ. Khi sử dụng tranh biếm họa để phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử, giáo
viên cần chú ý đến tính hiện thực, tính tư tưởng của bức tranh sử dụng. Tuyệt đối
khơng được đưa những bức tranh có nội dung xun tạc lịch sử hoặc mang tính
chất khơng lành mạnh, không phù hợp với nội dung bài dạy.
Khi phân tích tranh cần chú ý làm nổi bật các sự kiện, hiện tượng được nói
đến nhằm khơi phục lại bức tranh lịch sử một cách chân thực nhất có thể, hướng
học sinh đến những sự kiện lịch sử một cách chính xác và khoa học.
Một số ví dụ cụ thể:
(1). Giáo viên sử dụng hai bức tranh: Văn minh bề trên - Vi hành (Hình 1 Hình 2) để học sinh khai thác, lấy thông tin ở “bài 12- Phong trào dân tộc dân
chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925”, mục II.3 “Hoạt động của Nguyễn
Ái Quốc: khi Người sáng lập tờ báo Người cùng khổ - Le paria (1922) – cơ quan
ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa, và đóng vai trị là chủ nhiệm kiêm chủ
bút. Qua việc khai thác các nhân vật và nội dung phản ánh trong tranh, giáo viên
tổ chức để học sinh rút ra nội dung phản ánh, mục đích của báo Người cùng khổ
(là vũ khí để chiến đấu, giải phóng con người, là diễn đàn của các dân tộc thuộc
địa, tuyên truyền, tố cáo sự áp bức của chính quyền thực dân ở xứ thuộc địa, thức
tỉnh các dân tộc bị áp bức vùng dậy đấu tranh.
(2). Khi dạy “bài 15 - Phong trào dân chủ 1936 -1939”, giáo viên có thể sử
dụng bức tranh “Sự cơng bằng của thuế thân” (Hình 3) để dạy mục I.2. Tình hình
trong nước (Lịch sử 12), khắc họa cho học sinh một trong những chính sách bóc
lột của chính quyền thuộc địa với nhân dân Đông Dương là tăng thuế. Qua đó, tố
cáo sự độc ác, tàn bạo của thực dân Pháp khi tận dụng triệt để loại thuế này để
bóc lột nhân dân ta, khiến đời sống của đa số nhân dân khó khăn, cực khổ.
Thứ nhất, khắc họa sự nặng nề của thuế thân – một loại thuế mà ngay từ khi
ra đời đã mang tính chất vơ lí. Qua đó, tố cáo sự độc ác, áp bức, bóc lột của thực

dân Pháp khi tận dụng triệt để loại thuế này của các triều đại phong kiến và còn
tàn bạo, thâm hiểm hơn qua một số quy định “thắt chặt” thuế này khiến người dân
thêm cùng cực.
Thứ hai, kết hợp với phương pháp sử dụng số liệu để tạo biểu tượng lịch sử
cho học sinh. Sử dụng một số kĩ thuật tính tốn đơn giản để giúp học sinh có thể
hiểu rõ loại thuế này, vừa thể hiện sự liên hệ thực tế. Nếu chỉ nói thuế thân dưới
11


thời Pháp thuộc rất nặng, mỗi người dân ở Trung Kì phải đóng 2,5 đồng thì học
sinh khó có thể nhận thức được mức thuế nặng nề như thế nào (đối với các em số
tiền đó hiện nay khơng đáng kể), song nếu nói với các em số tiền đó hiện nay có
thể mua được trên 100 kg gạo thì các em mới biết mức thuế phải đóng lúc ấy nặng
đến mức nào. Theo Giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử do Giáo sư Phan
Ngọc Liên biên soạn, ở thời điểm năm 2004 số tiền đó là 250.000. Tuy nhiên, tính
theo giá cả ở thời điểm hiện nay (2018), nếu trung bình 1 kg gạo khoảng 10.000
thì số thuế ấy là 1.000.000. Chỉ cần với phép toán tam suất đơn giản, học sinh có
thể hình dung ngay nếu như các em (18 tuổi) sống thời kì Pháp thuộc thì các em
phải đóng số tiền thuế thân là 1.000.000/1 em.
(3). Khi dạy “bài 18 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp”, mục IV.2 Chiến dịch Biên giới Thu - Đơng năm 1950, giáo viên
có thể sử dụng bức tranh Lính của Charton (Hình 4) để khai thác nội dung diễn
biến và kết quả của chiến dịch Đơng Khê. Giáo viên có thể sử dụng một số câu
hỏi sau đây để học sinh khai thác tranh gắn với nội dung bài học:
+ Quan sát tranh, em thấy những người lính của Charton đang làm gì? Tại
sao họ lại thực hiện các hành động đó?
+ Thơng qua bức tranh, em hãy cho biết thái độ, mục đích của tác giả khi
phác họa hình ảnh lính của Charton.
Sau khi thực dân Pháp để mất Đông Khê. Quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp,
Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao

Bằng theo Đường số 4. Sác tông chuẩn bị phương án cuối cùng cho cuộc rút lui,
ra lệnh phá hủy hết các kho trại, các khí giới nặng không mang theo được (xe,
trọng pháo, đạn dược), chỉ mang theo hai ngày lương thực, băng rừng xuống mạn
tây nam để gặp đoàn quân Lơ pagiơ, đồng thời truyền lệnh ai đi chậm khơng theo
kịp thì bị bỏ lại.
Để yểm trợ cho cuộc rút quân này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên
chiếm lại Đông Khê và đón cánh qn từ Cao Bằng rút về. Đốn được ý định của
địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4, khiến
hai cánh qn này khơng gặp nhau được. Hai binh đồn Lơ Pa giơ và bị tiêu diệt.
Phác họa những hình ảnh lính của Sác tơng với những hành động khác
thường nói trên, tác giả mang đến cái nhìn hài hước, tiếng cười mỉa mai, châm
biếm quân đội của Charton – vốn là chuyên nghiệp thế nhưng khi thất trận, đã
đánh mất độ chuyên nghiệp của một đội quân dưới quyền chỉ huy của Sác tơng.
Giáo viên sử dụng tranh nói trên khi dạy học phần: Chiến dịch Biên giới Thu
– Đông năm 1950, ở phần kết quả, ý nghĩa, và tổ chức cho học sinh đánh giá tác
động của chiến dịch đến cục diện chiến tranh ở cả hai phía ta và Pháp.
12


(4). Khi dạy “bài 19 - Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp (1951-1953)”, giáo viên sử dụng bức tranh của họa sĩ Nguyễn Bích
(Hình 5) giúp học sinh hiểu rõ hơn về kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (cuối năm
1950) mà Pháp triển khai trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Giáo viên hướng dẫn để học sinh tìm hiểu: Với sự can thiệp sâu của Mĩ, thực
dân Pháp tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương như thế nào? Đồng
thời, thông qua đó, nắm vững và giải thích được Tátxinhi là ai – Ông ta là một đại
tướng của Pháp, được cử sang chiến trường Đông Dương làm tổng chỉ huy quân
đội viễn chinh, kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương (12/1950). Dựa vào viện trợ của
Mĩ, có quyền lực tập trung trong tay, Tátxinhi đã lập ra kế hoạch mới nhằm kết
thúc chiến tranh. Học sinh tìm hiểu 4 nội dung kế hoạch của Tátxinhi như trong

sách giáo khoa Lịch sử 12, phân tích nội dung kế hoạch để thấy được rằng kế
hoạch của Tátxinhi đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương
lên quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là ở vùng sau
lưng địch trở lên khó khăn, phức tạp.
Cũng ở bài học này, giáo viên có thể khai thác bức tranh “Hay là gửi cho họ
lá cờ này?” (Hình 6) của tác giả Herblock trong hoạt động tìm hiểu kiến thức, lí
giải tại sao Pháp – Mĩ lại triển khai kế hoạch Nava, mục đích của kế hoạch Nava.
Thơng qua khai thác bức tranh ở khía cạnh nội dung, học sinh thấy được sự sa lầy
của Pháp sau 8 năm chiến tranh Đông Dương, Mĩ đã can thiệp và đóng vai trị như
thế nào trong chiến tranh Đơng Dương.
(5). Khi dạy “bài 21 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh
chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954 - 1965)”, mục V.1
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam, giáo viên có thể sử dụng
bức tranh của tác giả Herblock, giáo viên sử dụng tranh để tổ chức cho học sinh
tìm hiểu về phong trào đấu tranh của Phật giáo (1963). Giáo viên tổ chức cho
người học khai thác thơng tin trong tranh, tìm hiểu ngun nhân của phong trào:
là do chính sách kì thị tơn giáo của chính quyền Diệm. Dưới sự thống trị của chính
quyền Diệm – Nhu, tơn giáo được tạo mọi điều kiện để phát triển là Công giáo, ai
muốn thăng tiến đều phải cải đạo trở thành tín đồ Cơng giáo; trong nghi lễ của các
học đường, Lễ Noen được nghỉ tới 15 ngày, còn Lễ Phật Đản của đạo Phật thi
khơng được nghỉ. Sau đó, ngày lễ này cịn bị hủy bỏ, chính quyền chiếm đất của
Phật giáo để Cơng giáo xây nhà thờ, cấm treo cờ Phật, thậm trí dùng cả vũ lực,
cho binh sĩ tấn công, phong tỏa chùa chiền, bắt nhà sư, phật tử và những người có
liên quan đến phong trào đấu tranh của Phật giáo, gây sự căm phẫn trong dư luận
nói chung và tăng ni, phật tử miền Nam nói riêng.
Để phản đối chính sách của chính quyền Diệm, sự kiện Hịa thượng Thích
Quảng Đức tự thiêu (11/6/1963) đã làm rung động lòng người, được Giáo sư Trần
13



Văn Giàu viết: “Kết tinh trong một vị chân tu những nỗi căm hờn đối với một chế
độ độc tài cá nhân gia đình trị, vơ nhân đạo và bạo ngược. Hành động dũng cảm
của Hịa thượng Thích Quảng Đức là một bản án đối với chế độ bù nhìn của Mĩ ở
Sài Gòn, đồng thời là một lời kêu gọi đồng bào Phật tử đấu tranh chống phát xít,
dù chết cũng khơng lùi bước. Thật khơng phải thường có những cái chết kích động
nhân tâm sâu sắc và rộng rãi như cái chết của Hịa thượng Thích Quảng Đức.
Sau sự kiện này, chính quyền nhà Ngơ vẫn tiếp tục đàn áp Phật giáo, bà Trần
Lệ Xuân – vợ cố vấn Ngơ Đình Nhu cịn đổ thêm dầu vào lửa khi phát biểu: “Hãy
để họ cháy và chúng tôi sẽ vỗ tay.”
Hậu quả là phong trào đấu tranh của tăng ni, phật tử lan rộng ra các tầng lớp
xã hội khác như tri thức, công thương, học sinh, sinh viên và sự phân hóa trong
bộ máy chính quyền Diệm, chính quyền Mĩ cũng mất niềm tin vào Diệm. Một số
tướng lĩnh trong quân lực Việt Nam Cộng hòa với sự đồng tình của Đại sứ qn
Mĩ đã đảo chính, lật đổ chính quyền Ngơ Đình Diệm – chấm dứt nền đệ nhất cộng
hòa ở miền Nam Việt Nam.
(6). Khi dạy bài 22, mục III. Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến
tranh và Đơng Dương hóa chiến tranh của Mĩ (1969-1973), giáo viên sử dụng bức
tranh phác họa của quân đội Hoa Kì khi đang làm nhiệm vụ (Hình 18), khi giảng
dạy: Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào, hay chiến dịch Lam Sơn 719.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi để học sinh quan sát, khai thác thông tin từ hai
bức tranh:
+ Quan sát và miêu tả những lực lượng được phản ánh trong tranh.
+ Thông điệp mà các bức tranh nêu lên là gì? Người Mĩ có đạt được mục
tiêu của họ trong chiến dịch này hay khơng? Họ có tin tưởng vào khả năng tự
chiến đấu của qn đội Sài Gịn hay khơng? Tại sao?
Đây là một trong những chiến dịch quan trọng của quân đội Sài Gòn với sự
hỗ trợ của quân đội Mĩ. Mục tiêu của quân đội Sài Gòn là tiến vào lãnh thổ Lào
qua Đường 9, kéo dài từ biên giới tới thị trấn Xêpơn, tiêu diệt lực lượng đối
phương đóng ở trong vùng, phá hủy tất cả các kho xăng dầu và hậu cần, kiểm soát
sự thâm nhập dọc theo tuyến đường mịn Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam. Đây cũng

là một cuộc thử nghiệm cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ cũng muốn
thơng qua đó để khẳng định khả năng tự chiến đấu của quân đội Sài Gịn, qua đó
rút dần qn Mĩ và giảm thiểu xương máu của người Mĩ trên chiến trường.
“Để đạt được mục đích và tham vọng trên, Mĩ – Ngụy đã huy động một lực
lượng rất lớn lên tới 42 nghìn quân; trong đó, qn đội Sài Gịn có 33 nghìn – gồm
các đơn vị thiện chiến nhất và cả lực lượng dự bị chiến lược và thủy quân lục
chiến và quân dù cùng 9 nghìn quân Mĩ, với sự yểm trợ của không quân, hải quân,
14


pháo binh... của Mĩ. Chúng dự định tiến hành chiến dịch trong khoảng 3 tháng và
kết thúc trước mùa mưa năm 1971.”
Tuy nhiên, kết quả đã không như người Mĩ mong đợi, đúng như câu hỏi và
sự hoài nghi của 2 người lính ở bức tranh thứ hai. Đây là cuộc hành quân thiệt hại
nặng nề nhất của quân lực Việt Nam Cộng hòa. Nếu xét phương diện một thử
nghiệm của Việt Nam hóa chiến tranh, Lam Sơn 719 đã là một thất bại nặng nề.
Hơn nữa lực lượng xâm lấn đã bị thương vong. Lực lượng tinh nhuệ biệt động
quân và sư đoàn nhảy dù đã bị thiệt hại nặng, đây là những đơn vị dự bị chiến
lược tốt nhất của Việt Nam Cộng hòa. “Sự đại bại của quân xâm lược với những
cuộc rút chạy vội vã trong tiếng súng tấn cơng tới tấp của qn Giải phóng đã
phơi bày tình thế “thua cháy túi” của kẻ đánh bạc khát nước. Sau chiến dịch, thị
trấn Xêpôn và vùng giải phóng Lào được bảo vệ, các căn cứ, kho tàng, đường vận
chuyển cho các lực lượng cách mạng được giữ vững.
(7). Khi dạy bài 22, mục IV. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, giáo viên sử dụng tranh biếm
họa: Ních Xơn, tên giết người (Hình 19) của tác giả Phan Kích, tổ chức cho học
sinh tìm hiểu về: Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm cuối năm
1972 nhằm lên án hành động của Mĩ khi dùng B52 hủy diệt Hà Nội.
Giáo viên có thể tham khảo một số câu hỏi sau đây khi sử dụng tranh:
+ Níchxơn là ai? Tại sao tác giả lại vẽ Níchxơn với hình ảnh con quỷ giết

người?
+ Mục đích của tác giả khi phác họa bức tranh này là gì? Em có đồng tình
với tác giả hay khơng? Tại sao?
Sau khi học sinh trả lời những câu hỏi nêu trên, giáo viên có thể cung cấp
hoặc làm rõ hơn một số nội dung về trận Điện Biên Phủ trên khơng, đồng thời thể
hiện sự đồng tình với tác giả khi phác họa bức tranh biếm họa trên.
Đúng như ta dự đoán, sau khi trúng cử lại Tổng thống (11/1972) Níchxơn
liền giở giọng đe dọa, phá ngang, làm cho cuộc đàm phán Paris bị bỏ dở. Sau đó
chính quyền Níchxơn đã phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích bằng khơng qn
chiến lược vào Hà Nội, Hải Phịng. Mục tiêu là nhằm tàn phá một số khu vực dân
cư, nhất là Hà Nội, Hải Phịng, gây tâm lí hoang mang trong nhân dân và làm áp
lực buộc ta phải hạ thấp một số điều khoản trong Dự thảo Hiệp định (do ta đưa ra
và Mĩ đã chấp thuận); phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của ta, ngăn chặn
nguồn tiếp tế của hậu phương cho tiền tuyến; gây tổn thất lớn về người và của,
làm ta mất nhiều thời gian khắc phục hậu quả và do đó khơng tiếp tục cuộc kháng
chiến ở Miền Nam...

15


Thực hiện mục tiêu trên, trong 12 ngày đêm, Mĩ đã sử dụng 663 lần chiếc
máy bay chiến lược B52, 3884 lần chiếc máy bay chiến thuật chiến đấu, đánh phá
liên tục Hà Nội, Hải Phòng. Số lượng bom đạn Mĩ đã ném trong 12 ngày đêm lên
tới 10 vạn tấn (riêng Hà Nội là 4 vạn tấn) có sức công phá tương đương với 5 quả
bom nguyên tử mà Mĩ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945.
Cuộc tập kích bằng đường không của Mĩ đã gây ra cho ta những tổn thất to
lớn về người và của. Chỉ trong trận bom rải thảm phố Khâm Thiên, Hà Nội đêm
26/12/1972 đã làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em;
làm cho 178 cháu mồ cơi trong đó có 66 cháu mồ cơi cả cha lẫn mẹ; 290 người bị
thương, 2000 ngôi nhà, trường học, đền chùa, rạp hát, trạm xá bị sập, trong đó có

534 ngơi nhà bị phá hủy hồn tồn... Nhưng quân dân Hà Nội đã làm lên chiến
thắng Điện Biên Phủ trên khơng 12 ngày đêm, chính quyền Níchxơn đã thất bại
thảm hại trong các cuộc tập kích, bị dư luận trong nước và quốc tế phản đối gay
gắt, mục tiêu của Níchxơn đã khơng thực hiện được. Mĩ phải chấp nhận kí Hiệp
định Paris theo các điều khoản của ta.
Bức tranh biếm họa ra đời trong chính bối cảnh lịch sử đó. Vì vậy, nó là bằng
chứng cho những hành động vơ nhân đạo của Tổng thống Mĩ Níchxơn. Thông
qua bức tranh, tác giả muốn lên án, tố cáo chính quyền Ních xơn trong cuộc tập
kích 12 ngày đêm cuối năm 1972.
(8). Khi dạy bài 22, mục I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
của đế quốc Mĩ ở miền Nam 1965-1968, giáo viên có thể sử dụng bức tranh biếm
họa của tác giả Herblock (Hình 17) giúp học sinh tìm hiểu kiến thức mới. Mặc dù
leo thang chiến tranh, tăng cường viện trợ, đưa quân Mĩ và đồng minh trực tiếp
tham chiến nhưng Mĩ và chính quyền Sài Gịn khơng đạt được mục tiêu mong
muốn, đặc biệt là sau 2 mùa khô 1965 – 1966; 1966 – 1967. Những báo cáo của
giới quan chức Mĩ và chính quyền Sài Gịn đều phản ánh sự thiếu trung thực khách
quan về tình hình chiến sự trên chiến trường. Giáo viên có thể sử dụng tư liệu sau
đây để cung cấp cho học sinh thấy rõ:
“Đến tháng 12 năm 1967, Hoa Kì có 16.250 binh lính tử trận. Chỉ trong năm
1967, Mĩ có 9.378 người tử trận – con số cao gần gấp đôi năm 1966 (5.008). Tuy
nhiên, trong bản báo cáo cuối năm gửi về cho Bộ Quốc phịng, Đại tướng
Westmoreland và Đơ đốc Sharp tư lệnh Hoa Kì Thái Bình Dương, cho biết cuộc
chiến đang có kết quả - với số lượng quân và hỏa lực đang có trong tay. Nói một
cách, họ thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm cuộc chiến.
Đại tướng Westmoreland, trong lần trở về Mĩ cuối năm 1967 để tường trình
trước Quốc hội về diễn tiến cuộc chiến ở Việt Nam, tuyên bố quân đội đồng minh
và Việt Nam Cộng hòa đang trên đà thắng. Khả quan hơn là Việt Nam Cộng hòa
16



đang ổn định được tình hình chính trị nội bộ; đang gia tăng sức mạnh quân đội.
Nói chung, tất cả đều khả quan.
Và giới lãnh đạo Hoa Kì tin những gì Oét molen báo cáo. Một chi tiết quan
trọng trong những ngày cuối năm: cho đến cuối năm 1967, chưa ai biết được nhân
vật chủ trương cuộc chiến là Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara đang đệ
đơn từ chức. McNamara từ chức vì quá mệt mỏi với một cuộc chiến không đi đến
đâu.
2.2.4.3. Sử dụng tranh biếm họa để củng cố bài học và kiểm tra đánh
giá.
a. Với việc củng cố bài học
Bài giảng dù hay đến đâu nếu không có củng cố thì cũng chưa thực sự trọn
vẹn. Việc củng cố sẽ góp phần giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm được kiến
thức trọng tâm cũng như hệ thống hóa kiến thức.
Củng cố có nhiều loại: củng cố từng phần, củng cố toàn bài chiếm chủ yếu.
Ngoài ra, cịn có củng cố bước đầu và củng cố bước tiếp theo (tức là củng cố trong
bài và bài sau), củng cố đơn giản và củng cố có phát triển (trong mỗi bài học). Dù
củng cố theo loại nào đi nữa, nếu sử dụng được tranh biếm họa trong đó sẽ là một
lợi thế cho sự nắm vững, khắc sâu kiến thức ở người học bởi những ưu điểm như
trên đã trình bày.
Chẳng hạn, giáo viên có thể sử dụng bức tranh Văn minh bề trên - Vi hành
(Hình 1 - Hình 2) để hướng dẫn học sinh tự học, tìm hiểu về hoạt động của Nguyễn
Ái Quốc nói chung và hoạt động viết báo nói riêng khi dạy bài 12 - Lịch sử 12:
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.
Hay giáo viên có thể sử dụng bức tranh: truyền thống ưa nặng của các ngài
tổng thống Hoa Kì (Hình 21) khi củng cố kiến thức cho học sinh tìm hiểu về các
chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
Đồng thời được sử dụng khi giáo viên tổ chức cho học sinh so sánh 4 chiến
lược chiến tranh từ: Chiến tranh đơn phương (1954 – 1960); Chiến tranh đặc biệt
(1961 – 1965); Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) đến Việt Nam hóa chiến tranh
(1969 – 1973)...

Thơng quan quan sát, kết hợp với những kiến thức đã học, học sinh sẽ hiểu
được mức độ sa lầy của các tổng thống Mĩ thông qua các chiến lược chiến tranh.
Nếu như dưới thời Tổng thống Aixenhao và Kennedy, chiến tranh mới dừng lại ở
quy mô miền Nam. Sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát (1963), Phó Tổng
thống Giơn Xơn tiếp tục chiến lược chiến tranh đặc biệt và sau đó là chiến lược
chiến tranh cục bộ - mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trong chiến dịch
tranh cử năm 1968, khi đảng của tổng thống và cá nhân Tổng thống ứcđang sa lầy
17


trong chiến tranh Việt Nam, ứng cử viên Tổng thống Níchxơn đã nắm cơ hội này
để quảng bá cho chương trình nghị sự của mình. Níchxơn hứa chắc với cử tri Hoa
Kì khi trúng cử sẽ kết thúc chiến tranh, rút quân về nước và khép lại chương lịch
sử đen tối của Hoa Kì do Tổng thống Johnson tạo nên. Tuy nhiên, khi trở thành
Tổng thống, Níchxơn đã tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam với mức độ tàn bạo
hơn, mở rộng chiến tranh trên bộ sang Campuchia (1970) và Lào (1971). Chính
vì sự sa lầy đó, nên trong bức tranh, tác giả đã phác họa tư thế cúi thấp người của
2 tổng thống Giơn Xơn và Níchxơn do gánh nặng chiến tranh đang đè lên lưng
họ. Trong đó, Tổng thống Ních xơn là nặng nề nhất, thậm trí tốt mồ hơi vì chỉ
sau khi tái đắc cử tổng thống một tháng, Ních xơn đã ra địn thâm hiểm đối với
miền Bắc Việt Nam, điều mà các tổng thống khác của Hoa Kì chưa dám thực hiện.
Ních xơn đã bộc lộ đầy đủ nhất bản chất hiếu chiến của mình, dồn tất cả khả năng
qn sự có thể huy động được của Hoa Kì vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Điển
hình là chiến dịch Line Backer II, dùng máy bay chiến lược B52 đánh phá, hủy
diệt các thành phố ở miền Bắc, “làm cho Hà Nội khơng cịn 2 viên gạch dính vào
nhau” – như lời kẻ hiếu chiến đầy cao ngạo của Hoa Kì từng nói.
Tuy nhiên, dù kế hoạch thâm hiểm, hiếu chiến của nhiều tổng thống Hoa Kì,
nhất là Tổng thống Ních xơn được hoạch định trên cơ sở tính tốn kĩ bối cảnh
chính trị trong và ngoài nước, nhưng cuối cùng đã thất bại ở chiến trường Việt
Nam.

b. Với việc kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá có vai trị quan trọng nhưng người ta chỉ thực sự quan tâm
đến vẫn đề này trong khoảng vài năm trở lại đây. Kiểm tra đánh giá giúp giáo viên
nhìn nhận lại hoạt động giảng dạy của mình, phát huy những ưu điểm, khắc phục
những hạn chế, thiếu sót. Học sinh cũng có dịp nhìn nhận lại quá trình lĩnh hội và
vận dụng kiến thức để điều chỉnh việc học tập.
Kiểm tra đánh giá lâu nay vẫn là nỗi “lo sợ” với học sinh. Sử dụng tranh
biếm họa trong kiểm tra đánh giá sẽ góp phần làm cho đề kiểm tra trở nên sinh
động, hấp dẫn hơn, giảm bớt phần nào sự nhàm chán đơn điệu về mặt hình thức.
Về bản chất, sử dụng tranh biếm họa trong bài kiểm tra cũng sẽ giúp học sinh
dễ dàng tái hiện kiến thức khi làm bài.
Chẳng hạn, giáo viên sử dụng bức tranh Văn minh bề trên và Vi hành (Hình
1 - Hình 2) trong hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên hay định kì. Sau đây
là một vài gợi ý:
Em hãy quan sát bức tranh và trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Em hãy nhận diện các nhân vật trong tranh, họ đại diện cho những
lực lượng nào ở các nước thuộc địa?
18


Câu 2. Phân tích nội dung phản ánh của bức tranh.
Câu 3. Cho biết thái độ và mục đích của tác giả khi vẽ bức tranh này. Em
đánh giá như thế nào về giá trị của bức tranh?
Giáo viên có thể sử dụng bức tranh này trong các biện pháp sau:
Khi dạy bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939, giáo viên có thể cho học sinh
quan sát bức tranh thuế thân (Hình 3 ) và đặt câu hỏi để học sinh khai thác tranh,
tìm kiếm thơng tin về thuế thân trong quá trình học tập cũng như trong hoạt động
kiểm tra đánh giá thường xuyên hoặc định kì.
+ Em hiểu như thế nào về thuế thân? Tác động của nó đối với nhân dân ta
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?

+ Tại sao bức tranh biếm họa: Sự công bằng của thuế thân lại được đăng báo
vào năm 1937?
+ Thông qua bức tranh, em có nhận xét gì về thái độ của tác giả. Ơng đồng
tình hay phản đối dự án thuế thân của Chính phủ?
Khi dạy bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp (1946-1950), giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh: “Thua cay cắn
quan” (Hình 6), sử dụng các câu hỏi gợi mở, để học sinh có thể so sánh, đánh giá
như:
+ Quan sát tranh, kết hợp với kiến thức đã học ở phần diễn biến chiến dịch
Biên giới, em hãy cho biết kết quả của chiến dịch đã tác động như thế nào đến 2
phía ta và Pháp?
+ Quan hệ giữa Pháp và Mĩ được phản ánh như thế nào trong cuộc chiến
tranh Đông Dương.
+ Em hãy cho biết thái độ của tác giả khi phác họa bức tranh biếm họa này?
Qua quá trình giải quyết các câu hỏi nêu trên. Học sinh sẽ thấy rõ rằng: sau
thất bại ở Đông Khê, Pháp đã phải rút chạy khỏi các cứ điểm trên Đường số 4. Ta
khai thông con đường liên lạc quốc tế và giành được quyền chủ động trên chiến
trường chính Bắc Bộ. Thắng lợi này của ta có ý nghĩa như một bước ngoặt trong
cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngược lại, thất bại ở chiến dịch Biên giới đã đẩy
Pháp rơi vào thế phòng ngự bị động, điều này tác động không nhỏ đến tham vọng
của cả Pháp và Mĩ đối với cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Chính vì sự tác động
khơng mong muốn đó mà giới lãnh đạo chóp bu trong chiến tranh Đơng Dương
của Pháp đã dừng bước luân phiên nhau bị chỉ trích và người có quyền chỉ trích
cao nhất lại là Mĩ. Điều đó cũng cho thấy Pháp đang từng bước lệ thuộc vào Mĩ
trong cuộc chiến tranh Đông Dương.

19


Khi dạy bài 22, mục IV. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại,

vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, giáo viên sử dụng các bức tranh biếm
họa của các họa sĩ: Trần Quyết Thắng, Bích Liên, Lý Trực Dũng (Hình 13-14-1516) Giáo viên sử dụng tranh biếm họa nói trên cho hoạt động kiểm tra đánh giá
thường xuyên và định kì với một số câu hỏi gợi mở như:
+ Các tranh biếm họa trên đề cập đến sự kiện lịch sử nào? Miêu tả nội dung
phản ánh của các tranh biếm họa đó.
+ Hãy cho biết thông điệp và thái độ của tác giả khi phác họa những tranh
biếm họa này?
Giáo viên có thể sử dụng bức tranh “Bang giao bình đẳng” để dạy học bài
21, mục V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế
quốc Mĩ (1961-1965), giáo viên có thể sử dụng các bức tranh biếm họa của tác
giả Herblock (Hình 9) trong hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên hoặc định
kì với một số câu hỏi gợi mở như:
+ Quan sát tranh, miêu tả những nhân vật chính được tác giả phác họa. Các
nhân vật đó đại diện cho những lực lượng nào trong xã hội?
+ Nội dung phản ánh của 2 bức tranh biếm họa nêu trên? Chính sách đàn áp
Phật giáo của chính quyền Diệm đã dẫn đến hậu quả gì?
2.3. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ.
Trong bối cảnh dạy học hiện nay, để đổi mới phương pháp dạy học, nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn bên cạnh việc phát huy thế mạnh của các phương
pháp dạy học truyền thống, ứng dụng công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại thì việc
chú trọng sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, các biện pháp dạy
học cơng não, kích thích sự tị mị, khơi dậy khát khao khám phá, trí tưởng tưởng,
sáng tạo của học sinh vẫn luôn là một phương pháp dạy học cần thiết, nên có và
đặc biệt phù hợp với đặc thù của học tập lịch sử là học sinh không thể trực tiếp
“trực quan sinh động”, không thể làm thí nghiệm giống các mơn học khác như
vật lý, hóa học, sinh học để học sinh quan sát. Do đó khi người giáo viên đưa ra
các nội dung tranh biếm hoạ trong dạy học hình thành kiến thức cho học sinh sẽ
là phương pháp hiệu quả để vừa gây hứng thú, khát khao khám phá tri thức cho
học sinh vừa kích thích tư duy, buộc các em phải chủ động làm việc năng động,
tự kiến tạo, giải quyết vấn đề, hình thành năng lực; qua đó giảng dạy lịch sử khơng

chỉ đúng, đủ mà cịn phải hay và hấp dẫn, thiết thực đối với mỗi học sinh và đời
sống xã hội. Điều này phù hợp để thực hiện tốt dạy học theo hướng phát triển
năng lực, lấy việc học làm gốc, lấy người học làm chủ thể; dạy học gắn với trải
nghiệm thực tiễn.
Hiện nay, chưa có đề tài, sáng kiến kinh nghiệm nào nghiên cứu trực tiếp về
20


việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919
đến năm 1975. Vì thế, khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tác giả đã tiến
hành đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra các nội dung và biện pháp sử dụng tranh
biếm họa trong quá trình dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm
1975. Đặc biệt tại trường THPT Chu Văn An khi đưa vào triển khai áp dụng sáng
kiến đã đem lại hiệu quả thiết thực nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng
tạo của học sinh trong học tập bộ mơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
lịch sử ở đơn vị.
Sáng kiến được triển khai trong thực tiễn là một là phù hợp với mục tiêu đổi
mới phương pháp theo hướng dạy học tích cực, phát huy sự chủ động, sáng tạo
của học sinh; đồng thời sự tiếp cận với phương pháp dạy học của chương trình
giáo dục phổ thơng mới (năm 2018) theo định hướng phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Qua nghiên cứu về lí luận, nội dung và phương pháp thực hiện sử dụng tranh
biếm họa trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1975 (Lớp 12 –
Ban cơ bản) ở trường THPT Chu Văn An, trường THPT Nguyễn Lương Bằng và
Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn huyện Văn Yên, tôi nhận thấy việc thực
hiện dạy học đã mang lại kết quả tốt, giúp học sinh hứng thú, sáng tạo trong quá
trình học tập. Sáng kiến bước đầu đem lại hiệu quả cao trong việc phát huy tính
tích cực của học sinh, kích thích tư duy, phát triển sự sáng tạo trong học tập và
khả năng giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra tốt hơn. Thông qua học tập với

tranh biếm hoạ mà khắc sâu nội dung kiến thức bài học, hình thành những kỹ năng
cần thiết và giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn cho các em. Với giải pháp của
sáng kiến học sinh sẽ được tham gia hoạt động cá nhân nhiều hơn song song với
giao tiếp, hợp tác trong nhóm học tập, góp phần phát triển tồn diện các năng lực
cần thiết, các em cảm thấy hứng thú hơn với giờ học. Giáo viên cũng dễ dàng hơn
trong việc truyền tải kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành, năng lực tư duy
cho người học.
Để phát huy hơn nữa khả năng sáng tạo của học sinh khi thực hiện dạy học,
giáo viên cần áp dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực và
phương pháp kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học với từng đối tượng học
sinh khác nhau.
Các biện pháp của sáng kiến có thể mở rộng áp dụng cho việc giảng dạy
chương trình lịch sử ở cả ba khối lớp tại trường trung học phổ thông với tất cả các
đối tượng học sinh với điều kiện cần xác định, lựa chọn đúng và xây dựng được
kho tài liệu tranh biếm hoạ phù hợp với nội dung, mục đích và yêu cầu cần đạt
21


của bài học. Các bạn đồng nghiệp có thể xem sáng kiến như một gợi mở, tham
khảo để có được những ý tưởng thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Qua thực tế triển khai tại đơn vị công tác và các đơn vị trường tổ chức thực
nghiệm, chúng tơi nhận thấy biện pháp có kết quả khả quan, bước đầu đem lại
hiệu quả cao trong việc phát huy tính tích cực của học sinh, kích thích tư duy,
khơi dậy sự sáng tạo trong học tập, năng lực giải quyết vấn đề nhất là những vấn
đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động học tập; đạt được những mục tiêu nhất định
về một số phẩm chất và năng lực cần hướng tới. Đối với giáo viên, việc sử dụng
tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử góp phần giúp họ linh hoạt, sáng tạo trong
dạy học, giúp người học lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách khoa học, có hệ thống
và sâu sắc hơn.

Từ quan sát, phỏng vấn, điều tra của cá nhân tôi cũng như đánh giá qua dự
giờ của đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy học sinh đã có chuyển biến tích cực; có
sự khác biệt lớn giữa giờ học trước đây có khơng khí buồn tẻ, còn xuất hiện các
hiện tượng như: học sinh có biểu hiện mỏi mệt – ngủ trong giờ, nói chuyện hoặc
làm việc riêng, ghi bài thụ động, sau khi áp dụng biện pháp giờ học trở nên sôi
nổi, học sinh hăng hái phát biểu ý kiến, tích cực trao đổi, thảo luận. Nhiều học
sinh chủ động xung phong trong các hoạt động kiến tạo tri thức, kiến giải nội dung
bức tranh biếm hoạ, sẵn sàng bày tỏ ý kiến và đưa ra được các lập luận bảo vệ
quan điểm cá nhân. Hiệu quả làm việc nhóm của các em tăng lên được thể hiện ở
sản phẩm báo cáo và tinh thần tranh luận khi học tập. Trao đổi trực tiếp, thu thập
ý kiến của học sinh chúng tôi cũng nhận được niềm hứng thú, say mê, u thích
mơn học của các em đã được tăng lên. Trên cơ sở đó, việc giảng dạy và học tập
bộ mơn Lịch sử mang lại hiệu quả cao hơn. Điều này được chứng minh bằng điểm
kiểm tra ở cuối bài học, điểm trung bình mơn học tổng kết cuối năm đã có chuyển
biến tích cực.
Để có căn cứ về mặt định lượng, Tác giả cùng đồng nghiệp ở các đơn vị
trường đã trực tiếp tiến hành thực nghiệm để đánh giá hiệu quả.
Tại các lớp thực nghiệm, kế hoạch dạy học được thiết kế đảm bảo các nội
dung: mục tiêu bài học; kiến thức trọng tâm; phương tiện dạy học; tư liệu tham
khảo về lịch sử và các môn học liên quan; hệ thống câu hỏi phát vấn, thảo luận;
bài tập kiểm tra nhận thức,... xây dựng theo tiến trình tổ chức bài học lịch sử với
các hoạt động khởi động – hoạt động hình thành kiến thức – hoạt động luyện tập
và các hoạt động vận dụng, tìm tịi mở rộng. Trong đó tập trung vào vấn đề cần
thực nghiệm đó là vận dụng các biện pháp sử dụng tranh biếm hoạ giúp hình thành,
phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh nhưng linh hoạt, phù hợp, vừa sức với đối
22


tượng và nội dung dạy học. Kết quả thu được tại các lớp thực nghiệm cho thấy một
số sự khác biệt lớn giữa trước và sau khi áp dụng biện pháp. Cụ thể:

a) Tại trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái:
 Trong năm học 2020 – 2021, để kiểm nghiệm tính khả thi của sáng kiến,
tác giả cùng tổ chuyên môn đã thống nhất lựa chọn đối tượng thực nghiệm là
những học sinh tham gia thi THPT Quốc gia có đăng ký tổ hợp mơn xã hội, trong
đó lớp thực nghiệm là 12A3 (có 44 học sinh) – lớp đối chứng là 12A4 (có 46 học
sinh). Chúng tôi tiến hành khảo sát cả bài kiểm tra cuối tiết học theo giáo án thực
nghiệm và tổng hợp kết quả học tập của học sinh cuối năm học sau quá trình triển
khai áp dụng những biện pháp sư phạm mà sáng kiến đưa ra. Kết quả thực nghiệm
thu được như sau:
Kết quả bài kiểm tra nhận thức theo giáo án thực nghiệm bài 12 “Phong trào
dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” (Tiết 1) Lịch sử lớp 12
ngày 6/11/2020 ở lớp 12A4, và ngày 9/11/2020 ở lớp 12A3 như sau:
Nhóm Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu – Kém

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

Đối chứng

12 A4

15

32,6

12

26,1

14

30,4

5

10,9

Thực nghiệm


12 A3

21

47,7

17

38,6

6

13,7

0

0

6

15,1

5

12,5

8

16,7


5

10,9

Mức chênh lệch

Kết quả khảo sát mơn học đầu học kì I năm học 2020 – 2021 (trước khi tiến
hành thực nghiệm):
Nhóm Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu – Kém

SL

%

SL

%

SL

%


SL

Đối chứng

12 A4

03

6,5

27

58,7

16

34,8

0

Thực nghiệm

12 A3

05

11,4

26


59,1

13

29,5

0

02

3,8

01

8,1

03

4,3

0

Mức chênh lệch

%

Kết quả học lực môn Sử cuối năm học 2020 – 2021 (sau khi thực nghiệm):
Nhóm Lớp

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu – Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

Đối chứng

12 A4

03

7

35


76

08

17

0

Thực nghiệm

12 A3

17

39

19

43

08

18

0

14

32


16

33

0

Mức chênh lệch

%

0
23


×