Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Sử dụng trò chơi nhằm phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh thcs trong giảng dạy môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.14 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
“SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH THCS
TRONG GIẢNG DẠY MƠN NGỮ VĂN”

Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Nga
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung

Yên Bái, ngày 4 tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

Trang

1

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

3

2


II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN

3

3

1. Tình trạng giải pháp đã biết

3

4

2. Nội dung giải pháp đề nghị công là sáng kiến

5

5

2.1. Mục đích của giải pháp:

5

6

2.2. Nội dung giải pháp

5-7

7


2.3. Những giải pháp cụ thể

7-16

8

2.4. Tính mới của giải pháp

16-17

9

3. Khả năng áp dụng của giải pháp:

10

4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp

11

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến:

18

12

6. Các thông tin cần được bảo mật

19


13

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng kinh nghiệm:

19

14

8. Tài liệu gửi kèm theo

19

15

III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP VÀ VI PHẠM BẢN

19

QUYỀN

2

17
17-18


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Sử dụng trò chơi nhằm phát triển năng lực phẩm chất cho
học sinh THCS trong giảng dạy môn Ngữ văn”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Ngữ văn THCS

3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh tại trường THCS Quang Trung
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 09 tháng 9 năm 2020 đến ngày 20
tháng 11 năm 2022
5. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Nga
Năm sinh: 16/01/1979
Trình độ chun mơn: Đại học Văn-sử.
Chức vụ cơng tác: Phó Hiệu trưởng
Nơi là việc: Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0919487426
6. Đồng tác giả : Khơng
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Giáo dục hiện nay ln địi hỏi phải đổi mới phương pháp giáo dục theo
định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Vì thế, mơn Văn ở THCS
cũng cần phải đổi mới phương pháp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo, phát triển được năng lực, phẩm chất của học sinh.
Trong mỗi giờ học, giáo viên cần tạo được hứng thú học tập cho các em
bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập
là một hoạt động mà các em hứng thú. Thơng qua các trị chơi các em sẽ lĩnh hội
những tri thức văn học một cách dễ dàng, củng cố và khắc sâu kiến thức một
cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Việc đưa
ra được các trị chơi trong mơn học một cách thường xun, khoa học sẽ góp
phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Ngữ văn.
Thực tiễn trong q trình giảng dạy tơi thấy hứng thú học tập của học sinh
chưa cao, còn máy móc trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong
3


học tập, hạn chế khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, các năng lực và phẩm

chất cần thiết, thiếu tư duy, linh hoạt; hoạt động thiếu độc lập và sáng tạo, dẫn
đến học sinh có thói quen ỷ lại, không mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập
Học sinh còn chưa tập trung vào học tập, nhiều khi việc học trở nên căng
thẳng, nặng nề, các em cảm thấy chán nản, ngại học Ngữ văn. Chính vì vậy,
cách tốt nhất là làm cho các em tiếp cận với kiến thức một cách tự nhiên, vừa
sức và hào hứng. Giáo viên nên tổ chức các hoạt động mang tính chất: “Học mà
chơi, chơi mà học”. Một trong những biện pháp, theo tơi rất cần thiết là tổ chức
các trị chơi học tập cho học sinh.
Từ thực tế giảng dạy qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy, trong rất
nhiều các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp dạy học thơng qua tổ
chức các trị chơi tạo được hiệu quả tâm lý cao nhất, đây là phương pháp cuốn
hút được sự tham gia của tất cả các học sinh (dù ở mức học lực giỏi, khá, trung
bình hay yếu đều rất hào hứng). Là phương pháp dạy học tạo ra được sự gần gũi,
tự tin, và đoàn kết của học sinh… và cũng là một phương pháp kích thích tư
duy, sáng tạo giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Đây là một phương
pháp rất phù hợp với định hướng giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, phát triển
học sinh một cách tồn diện (đức, trí, thể, mĩ..)
Tuy nhiên qua thực tế dự giờ một số đồng nghiệp trong và ngồi nhà
trường tơi thấy phương pháp này được sử dụng cịn hạn chế, rất ít thầy cô đưa
vào sử dụng do một số nguyên nhân như: chưa tìm được các trị chơi hợp lý với
bộ mơn, sợ mất nhiều thời gian của tiết học, khó tổ chức và quản lý...Các em
chưa nắm được phương pháp học tập cũng như kĩ năng học văn. Cụ thể:
Kết quả khảo sát đầu năm học 2020 - 2021
Lớp

Kiến thức

Tổng

Kĩ năng


số hs

Giỏi

Khá

6

365

152

168

36

9

7

338

134

156

43

5


T.bình Yếu

Kém

Tốt

Khá

0

153

167

0

136

154

T.bình

Yếu

Kém

40

7


0

42

6

0

Từ đó, tơi thấy việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp để tạo hứng thú, hấp
dẫn, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh và góp phần nâng cao chất
lượng học tập đối với giờ dạy Ngữ văn là rất quan trọng. Vì vậy, tơi chọn sáng
4


kiến: “Biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển năng lực phẩm chất cho học
sinh THCS trong giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THCS Quang Trung”.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo định hướng lấy học sinh
làm trung tâm, dạy học theo hướng phát triển năng lực.
- Giúp học sinh gạt bỏ tâm lí sợ học văn học, các kiến thức văn học vì thế
mà dễ nhớ, dễ thuộc.
- Giúp cho học sinh hứng thú với bài giảng môn Ngữ văn ở trên lớp.
- Tạo cho học sinh có sự hứng thú, say mê, tích cực học tập, giúp học sinh
nắm bắt kiến thức của tiết dạy, kích thích sự hào hứng học tập của học sinh, từ
đó giúp hệ thống được kiến thức và khắc sâu lý thuyết, hình thành cho học sinh
các phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Năng lực: Giải quyết
vấn đề-Phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp; năng lực tưởng tượng và sáng tạoPhát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, Hợp tác-Phối
hợp, tương tác hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ để cùng đạt mục tiêu chung

(thảo luận nhóm ), Năng lực giao tiếp Tiếng Việt- Sử dụng tiếng Việt một cách
phù hợp và hiệu quả trong tình huống giao tiếp
- Tổ chức trị chơi nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui
tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh. Tạo tâm thế tốt cho các giờ học
Ngữ văn, tạo sự đoàn kết, rèn luyện sự tự tin… qua các tình huống trị chơi học
tập
2.2. Nội dung giải pháp.
2.2.1. Những vấn đề lí luận chung về trò chơi học tập.
2.2.1.1. Vai trò của trò chơi học tập.
Thực tiễn việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh tơi thấy có nhiều tác
dụng đó là:
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Tạo khơng khí thi đua trong nhóm, lớp.
- Rèn tính đồn kết, phối hợp trong học tập.
5


- Rèn tính độc lập, tự tin, bình tĩnh, nhanh nhẹn trong các tình huống.
- Học sinh tích cực, chủ động tìm tịi, chiếm lĩnh kiến thức phù hợp với
cách dạy theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh.
2.2.1.2. Thời điểm để tổ chức trò chơi:
Trò chơi có thể sử dụng ở các hoạt động như khởi động, hình thành kiến
thức mới, hoạt động luyện tập hay vận dụng. Tuy nhiên tùy từng bài học ta sử
dụng trị chơi sao cho hợp lí với từng thời điểm, từng đơn vị kiến thức.
2.2.1.3. Những nguyên tắc khi lựa chọn và thiết kế trò chơi trong dạy học.
- Trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lí của học sinh.
- Trị chơi phải có nội dung liên quan đến kiến thức của bài học.
- Nội dung trò chơi phải phù hợp với từng đối tượng học sinh bao gồm cả
học sinh Giỏi, Khá, Trong bình, Yếu, Kém, gồm nhiều đơn vị kiến thức.
- Trò chơi cần phong phú, nhiều hình thức thể hiện khác nhau.

- Nội dung trò chơi phải đảm bảo củng cố hoặc kết nối kiến thức đã học.
- Khi tổ chức trò chơi học tập giáo viên cần phải phổ biến rõ luật chơi.
- Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, hấp dẫn; luật chơi đơn giản dễ
hiểu, phải phù hợp với chủ đề bài học với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ
thời gian, điều kiện thực tế của lớp học, có tác dụng khích lệ tinh thần học tập
cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ rơi học sinh yếu kém ngoài
cuộc. Đặc biệt, trị chơi phải khơng gây nguy hiểm cho học sinh và môi trường
xung quanh.
2.2.1.4. Thiết kế các đồ dùng, thiết bị phục vụ trò chơi:
- Các đồ dùng phục vụ trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đồ dùng phải tiện dụng, dễ làm, rõ ràng đẹp mắt.
- Đồ dùng cần làm nổi bật nội dung trò chơi.
- Đồ dùng phải tiết kiệm (sử dụng được nhiều lần trong dạy học và áp
dụng vào nhiều bài học khác nhau).
2.2.1.5. Cách tổ chức trò chơi:
Thời gian tiến hành: thường từ 3 - 5 phút cho 1 trò chơi.
6


- Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi.
Giáo viên nêu tên trò chơi sẽ thực hiện trong bài học.
- Bước 2: Giáo viên phổ biến luật chơi.
Giáo viên phổ biến luật chơi: về thời gian thực hiện, về số lượng học sinh
tham gia, về nội dung câu hỏi và yêu cầu câu trả lời của học sinh.
Quy định tính điểm cho mỗi phần chơi, tổng kết, đánh giá trò chơi để tìm
ra đội chiến thắng (nếu có).
- Bước 3: Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.
+ Giáo viên cho học sinh chơi thử (nếu cần).
+ Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và tổng kết trò chơi.

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, tổng kết trò chơi.
+ Giáo viên tuyên dương, khen thưởng (nếu có) cá nhân, đội chiến thắng.
- Bước 5: Giáo viên cho học sinh rút ra bài học ý nghĩa qua trò chơi.
* Lưu ý:
- Giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp, hiệu quả với bài học.
- Khi tổ chức trò chơi giáo viên phải quan sát và khuyến khích, động viên
tất cả học sinh tham gia.
- Giáo viên khơng nên có thái độ chê bai học sinh khi các em tham gia trị
chơi vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh.
2.3. Những giải pháp cụ thể.
Ở sáng kiến này, tơi đưa ra một số trị chơi trong dạy học Ngữ văn để tạo
hứng thú, hấp dẫn và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn THCS.
Một là: Trị chơi “Bức tranh bí ẩn.”
* Mục đích :
- Giúp cho học sinh nhớ kiến thức cũ hoặc tìm hiểu kiến thức bài mới một
cách tự nhiên, hào hứng và nhanh chóng.
- Hình thành năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ, năng
lực giải quyết vấn đề.
7


- Tạo cho các em sự thi đua, cố gắng vươn lên trong học tập.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên phổ biến luật chơi (Cách chơi, thời gian…).
- Bước 2: Học sinh tham gia trò chơi.
- Bước 3: Gv tổng kết trị chơi.
* Ví dụ: Dạy bài: Ơn tập truyện dân gian (Ngữ văn lớp 6), ở hoạt động
khởi động, giáo viên tổ chức trò chơi “Bức tranh bí ẩn”.
- GV phổ biến luật chơi: Cơ có 4 ô số, mỗi ô số tương ứng với 1 câu hỏi,
mỗi câu trả lời đúng 1 ô số sẽ được mở, khi 1 mảnh ghép được mở các em có

quyền đốn bức tranh bí ẩn sau mỗi ơ số. Nếu đoán đúng bức tranh sẽ được mở
và HS sẽ được nhận 1 phần quà.
- HS tham gia chơi: chọn ô số, mỗi ơ mở ra sẽ có một bức tranh và học
sinh đốn tên tác phẩm có bức tranh đó.
- GV tổng kết trị chơi, tìm ra những văn bản truyện dân gian, từ đó dẫn
vào bài.
Hai là : “Trị chơi hoa điểm 10”
* Mục đích :
- Học sinh tái hiện và ghi nhớ kiến thức nhẹ nhàng.
- Hình thành phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Năng
lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp
- Tạo hứng thú cho học sinh, sinh động hấp dẫn cho giờ học.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị những bông hoa giấy với các màu sắc khác nhau.
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi viết trên bông hoa.
- Chuẩn bị lọ hoa đặt những bơng hoa giấy.
* Cách chơi:
Lớp phó văn nghệ sẽ bắt nhịp cho lớp hát một bài hát hoặc giáo viên bật
bài hát vui tươi. Ai giơ tay nhanh nhất sẽ được quyền hái hoa trả lời câu hỏi. Khi

8


học sinh trả lời câu hỏi thì GV dừng nhạc lại, cứ như thế đến hết trò chơi. Bạn
nào trả lời đúng sẽ được điểm 10. Trả lời sai, quyền trả lời dành cho bạn khác.
* Ví dụ: Dạy bài “Cách làm bài văn lập luận chứng minh” (Ngữ văn
lớp 7), ở hoạt động luyện tập củng cố giáo viên tổ chức trò chơi “Hoa điểm 10”
- Giáo viên phổ biến luật chơi: Cơ có 5 bơng hoa, mỗi bơng hoa có 1 câu
hỏi, nếu trả lời đúng sẽ dành được điểm 10.
Câu hỏi:

+ Câu 1. Muốn làm bài văn lập luận chứng minh phải thực hiện mấy
bước? Đó là những bước nào?
+ Câu 2: Bố cục bài văn lập luận chứng minh có mấy phần? Đó là những
phần nào?
+ Câu 3: Giữa các đoạn văn sử dụng phương tiện liên kết là gì?
+ Câu 4: Dẫn chứng trong văn thuyết minh cần đảm bảo như thế nào?
+ Câu 5: Luận điểm, luận cứ có cần thiết trong bài văn thuyết minh
khơng? Vì sao?
- GV tổng kết trị chơi, tun dương những em trả lời tốt.
Ba là: “Ô cửa may mắn”
* Mục đích :
- Củng cố những kiến thức đã học, giúp học sinh có nền tảng để học bài
mới
- Hình thành phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Năng
lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp
- Kích thích sự hứng thú trong học tập.
* Chuẩn bị:
- Máy tính, máy chiếu.
* Cách chơi:

9


- Giáo viên giới thiệu luật chơi:
+ Mỗi bạn tham gia trị chơi sẽ được chọn 1 trong 5 ơ cửa may mắn.
+ Mỗi ô sẽ chứa một câu hỏi.
+ Nếu bạn nào chọn được ô cửa may mắn - không trả lời câu hỏi cũng
được phần thưởng.
+ Nếu chọn vào ơ khơng có từ may mắn thì bạn đó phải trả lời một câu
hỏi, trả lời đúng thì được nhận một phần quà, trả lời sai cơ hội giành cho những

bạn cịn lại.
* Ví dụ:
Dạy bài: “Ơn tập phần tiếng Việt” (Ngữ văn 7), giáo viên sử dụng trò chơi
“Ô cửa may mắn”.
- Giáo viên giới thiệu luật chơi như trên.
- Câu hỏi từng ô cửa như sau:
+ Câu 1: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
+ Câu 2: Từ trái nghĩa là gì? Tìm cặp từ trái nghĩa?
+ Câu 3: Thế nào là từ đồng âm?
+ Câu 4: Thành ngữ là gì? Chức vụ của thành ngữ?
+ Câu 5: Điệp ngữ là gì? Có mấy dạng điệp ngữ, hãy kể tên?
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương, khen thưởng học sinh.
Bốn là: “Mảnh ghép”
* Mục đích :
- Củng cố những kiến thức đã học, giúp học sinh có nền tảng để học bài
mới
- Hình thành phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Năng
lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp
10


- Kích thích sự hứng thú trong học tập.
* Chuẩn bị:
- Máy tính, máy chiếu.
* Cách chơi:
Trị chơi này thực hiện khá đơn giản. GV có thể sử dụng 1 bức ảnh, bức
tranh... làm hình nền. Bức ảnh/ tranh có liên quan đến nội dung bài học hoặc
kiến thức quan trọng mà học sinh cần ghi nhớ. Trò chơi này tạo ra dựa trên sự tò
mò, ham khám phá của học sinh vì vậy rất được học sinh u thích. HS cố gắng
trả lời các câu hỏi để lật các mảnh ghép che khuất hình nền. Các câu hỏi được

giải quyết một cách nhanh chóng. Trị chơi này thích hợp với một giờ văn học.
* Ví dụ:
Dạy bài: “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” (Ngữ văn 6), giáo viên sử
dụng trò chơi “Mảnh ghép”:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
NGỮ VĂN 6
Tuần 8
Lớp
6H

-

Tiết 35
Ngày giảng
21/10/2020

Ngày soạn:
Sĩ số
44/44

Học sinh vắng
0

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
ĐỒNG THÁP MƯỜI MÙA NƯỚC NỔI (Văn Công Hùng)
(2 Tiết )
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Nhận biết đặc điểm của thể kí (du kí).
- Cảm nhận được vẻ đẹp của vùng đất Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi.

2. Về năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ngơi kể thứ nhất, tính xác thực, cách kể
sự việc, hình thức ghi chép,...), nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc người viết,...)
của văn bản du kí.
- Hiểu về ý nghĩa của việc đi du lịch đối với mở rộng tầm hiểu biết về thế
giới xung quanh.
- Góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết
vấn đề, sáng tạo.
3. Về phẩm chất:
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, thích khám phá của mỗi người.
* Tích hợp bảo vệ môi trường: Ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
11


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, SGV, SBT, TL tham khảo,
- KHBD, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, tranh ảnh, video về Đồng
Tháp Mười.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống
câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Yêu cầu cần đạt:
- HS tìm hiểu được những nét tiêu biểu về nhà văn Văn Công Hùng. Xác định
được người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Hiểu được thiên nhiên, cảnh quan…vùng
đất Tháp Mười. Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của tác giả.
- Bước đầu biết cách đọc hiểu bài du kí theo thể loại.
- Tình u với vẻ đẹp quê hương đất nước.
2. Tổ chức thực hiện

HĐ của HS
HĐ của GV
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4p)
- GV đặt câu hỏi:
- HS độc lập suy nghĩ để trả lời
1. Video giới thiệu về địa danh
tình huống GV đưa ra.
nào?
2. Qua video em quan sát được
những hình ảnh gì?
3. Em có cảm nhận như thế nào về
vùng đất đó?
- GV yêu cầu HS xem video và
lắng nghe bài hò về Đồng Tháp
Mười.
- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và giới thiệu địa
danh Đồng Tháp Mười trên bản
đồ và kết nối vào bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. I. Đọc và tìm hiểu chung (10p)
1. Đọc
- GV gọi 1 HS nêu cách đọc trước
lớp; Yêu cầu HS trình bày những
- - Trả lời về cách đọc.
Giọng nhẹ nhàng, tha thiết, phù điều cần chú ý khi đọc văn bản du
kí; HS khác nhận xét.
hợp với thể du kí.
- HS hoạt động cá nhân đọc văn - GV chốt lại kiến thức những
điểm cần lưu ý khi đọc văn bản.

bản trong SGK.
- GV gọi 3 hs đọc
- HS khác nhận xét.
12

Ghi chú
Thời
gian: 4p
https://w
ww.yout
ube.com/
watch?v
=JpKJ9i
S80Cg
Địa danh
Đồng
Tháp
Mười
trên bản
đồ.


- HS trả lời câu hỏi rõ ràng, chính
xác.
- HS giải nghĩa một số từ khó
trong mục chú thích.
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời
câu hỏi rõ ràng, chính xác.
- Đại diện 2 cặp báo cáo trước
lớp, cặp khác nhận xét, góp ý.


- Ghi vở:
a. Tác giả: SGK –T55

- Y/c HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa một
số từ ngữ trong mục chú thích.
2. Tìm hiểu chung
a) Tác giả.
b) Tác phẩm.
- Y/c HS thảo luận cặp đôi và
xác định về: Tác giả; Tác phẩm
(Thể loại; xuất xứ, ngôi kể;
phương thức biểu đạt, bố cục )
- Theo dõi, hỗ trợ HS.
- GV gọi 2 cặp báo cáo kết quả,
gọi các cặp khác nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét, chốt kiến thức - GV bổ sung thông tin về tác giả:
- SN 1958 tại Thanh Hóa
- Q Thừa Thiên Huế
- Ơng viết văn, báo và làm thơ từ
1981
- Ông giữ nhiều chức vụ quan
trọng trong lĩnh vực văn học nghệ
thuật.

b. Tác phẩm:
- Xuất xứ: dẫn theo Báo Văn
nghệ, số 49, tháng 12/2011.

- Thể loại: du kí (SGK-T50)
- Ngơi kể: Thứ nhất, xưng “tôi”
- PTBĐ: Miêu tả, tự sự, biểu
cảm.
- Bố cục: 6 phần
Nội dung 2. II. Đọc hiểu văn bản (25p)
1. Màu sắc riêng của Đồng Tháp
- Hs hoạt động cá nhân
Mười
- GV đặt câu hỏi: Tác giả đã lựa
- Hs trả lời, Hs khác bổ sung,
chọn, giới thiệu những gì để làm
nhận xét
nổi bật màu sắc riêng của Đồng
- Kiến thức:
Tháp Mười?
* Màu sắc riêng của Đồng - GV nhận xét và chốt kiến thức.
Tháp Mười:
- Thiên nhiên, cảnh quan: Lũ, a. Thiên nhiên, cảnh quan Đồng
Tháp Mười.
tràm chim, sen.
- Văn hóa và con người: đặc sản, - GV hướng dẫn, chia lớp thành 6
nhóm, hướng dẫn các nhóm hồn
di tích, con người
thành Phiếu học tập tìm hiểu 3
yếu tố về thiên nhiên, cảnh quan
*Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thảo luận nhóm (dựa trên Đồng Tháp Mười.
các câu hỏi trong hộp hướng dẫn - GV quan sát, hỗ trợ học sinh.
13



SGK), thống nhất nội dung, hoàn - GV gọi đại diện 2-3 nhóm bất kì
thành Phiếu học tập (10 phút).
lên trình bày, nhận xét, đánh giá
(Gv u cầu các nhóm sau tiết học
PHIẾU HỌC TẬP
trưng bày sản phẩm ở góc học tập
Lũ, kênh rạch
để các nhóm quan sát, học hỏi)
1. Lũ quan trọng như thế nào
với Đồng Tháp Mười?
- GV nhận xét, đánh giá.
………………………………
2. Kênh rạch được đào nhằm
mục đích gì?
………………………………
Tràm chim
1. Tác giả giải thích thế nào là
tràm chim?
………………………………
2. Tràm chim có đặc điểm gì?
………………………………
Sen
1. Sen ở Đồng Tháp Mười có
gì đặc biệt?
………………………………
2. Tác giả dùng từ ngữ, câu
văn nào để nói về sen ở Đồng
Tháp Mười?

………………………………
3. Tác giả sử dụng biện pháp
tu từ gì để miêu tả sen?Tác
dụng của các biện pháp tư từ
đó.
………………………………
Tác giả thể hiện tình cảm gì
khi viết về thiên nhiên và cảnh
quan Đồng Tháp Mười?
……………………………………
+ Các nhóm quan sát, đối chiếu
và nhận xét, bổ sung (nếu cần).
* Ghi vở:
- Lũ, kênh rạch:
- GV ghi bảng, chốt kiến thức.
+ Làm nên nền văn hóa đồng
bằng
+ Là nguồn sống của cả cư dân
14

Phiếu
học tập,
thời
gian: 5p


miền sông nước.
- Tràm chim: Cây tràm kết thành
rừng, chim dày đặc thành vườn.
- Sen: Tạo nên một thế lực của

cái đẹp tự nhiên.
→ Bằng các biện pháp tu từ như
so sánh, nhân hóa, liệt kê, nhà
văn đã khắc họa cảnh quan thiên
nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, độc đáo,
tạo nên màu sắc riêng đồng thời
thể hiện tình yêu đối với vẻ đẹp
thiên nhiên, cảnh quan Đồng
Tháp Mười.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5p)
- HS hoạt động chung, nghe giáo - GV phổ biến luật chơi Mảnh Thời
viên giới thiệu.
ghép
gian:3p
- HS tham gia trò chơi: chọn câu - GV điều khiển trò chơi: Cho HS
hỏi, lắng nghe câu hỏi, trả lời lựa chọn câu hỏi trị chơi; chiếu
nhanh, chính xác. HS khác lắng câu hỏi; lắng nghe câu trả lời; gọi
nghe câu trả lời, nhận xét, bổ HS khác nhận xét, bổ sung
sung (nếu có)
->Chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (1p)
- HS nhận nhiệm vụ và thực hiện - Giao nhiệm vụ cho HS thực hiện
ngoài lớp học.
ngoài lớp học:
- Sản phẩm: Sp sưu tầm hoặc là 1. Theo em cần làm gì để bảo vệ
sáng tác của HS.
cảnh quan, thiên nhiên vùng Đồng
- Nhận xét, đánh giá vào tiết học Tháp Mười.
tiếp theo
2. Em hãy viết một bài thơ, hoặc

hát, sưu tầm thơ, vẽ tranh.. về đề
tài văn bản
CỦNG CỐ, DẶN DÒ: HS tiếp tục chuẩn bị nội dung tiết 2
Phụ lục 3
1. GV phổ biến luật chơi Mảnh ghép: Các bạn được lựa chọn mảnh ghép
cho mình đã đánh số thứ tự từ 1-6, mỗi mảnh ghép ứng với một câu hỏi, trả lời
đúng bạn sẽ nhận được một món quà, nếu sai thì sẽ nhường cơ hội cho người
khác.
2. Hệ thống câu hỏi:
Câu 1: "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi" thuộc thể loại nào?
Câu 2: Văn bản viết về địa danh nào?
Câu 3: Chuyến đi đó đi bằng phương tiện gì?
Câu 4: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản?
Câu 5: Yếu tố nào tạo nên thiên nhiên, cảnh quan Đồng Tháp Mười?
Câu 6: Đồng Tháp Mười thuộc khu vực nào ở nước ta?
15


3. Đáp án:
Câu 1: Du kí.
Câu 2: Đồng Tháp Mười.
Câu 3: Xe máy.
Câu 4: Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
Câu 5: Lũ, kênh rạch; Tràm chim; Sen.
Câu 6: Đồng bằng sơng Cửu Long.
Trị chơi này góp phần củng cố khả năng diễn đạt, nhanh nhạy của HS
đồng thời còn phát huy được những kiến thức mà học sinh đã biết.
- Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng trò chơi.
+ Ưu điểm: Việc sử dụng trò chơi gây chú ý và tạo sự hứng thú cho học
sinh trong giờ học Ngữ văn. Giờ học sinh động, hấp dẫn, nhẹ nhàng, lôi cuốn;

Xua tan mệt mỏi, căng thẳng, mang đến sự vui vẻ, hào hứng cho học sinh. Giúp
học sinh dễ dàng củng cố kiến thức bài cũ và tiếp thu kiến thức bài mới. Ln
tạo tâm lí thoải mái cho các em khi tham gia giờ học. Hoạt động của thầy và trò
được hòa hợp, thầy và trò gần gũi. Kích thích trí tị mị, khả năng tư duy, sáng
tạo của học sinh. Kích thích học sinh tham gia hoạt động, tăng khả năng sáng
tạo, nhanh nhẹn. Hình thành những phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm; Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng tiếng Việt một cách
phù hợp và hiệu quả trong tình huống giao tiếp cho các em. Học sinh u thích
mơn học.
- Hạn chế: Sử dụng trò chơi nhiều và kéo dài trong 1 giờ học sẽ gây mất
thời gian ảnh hưởng đến các hoạt động khác của bài học. Sử dụng không phù
hợp với bài học sẽ gây phân tán cho học sinh, kết quả môn học không cao. Giáo
viên khơng quản lí tốt học sinh dễ gây mất trật tự, khó kiểm soạt hoạt động học
tập của các em.
2.4. Tính mới của sáng kiến:
- Trị chơi sử dụng linh hoạt trong các hoạt động: Khởi động, hình thành
kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
- Các trị chơi này có thể thực hiện được với đại đa số các tiết dạy.
- Trị chơi có thể sử dụng cho các phân mơn văn, Tiếng Việt, Tập làm văn
và có thể áp dụng giảng dạy trong các môn học khác như: môn Lịch sử, Giáo
dục cơng dân, Địa lí...

16


- Sau khi nghiên cứu đã áp dụng kinh nghiệm trên vào giảng dạy tại khối
lớp 6,7 và cùng đồng nghiệp trao đổi dạy thực nghiệm tại các lớp trong khối 9,
tôi nhận thấy đã mang lại những hiệu quả đáng kể, hình thành cho học sinh các
phẩm chất, năng lực. Cụ thể:
+ Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;

+ Năng lực: Giải quyết vấn đề-Phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp; năng
lực tưởng tượng và sáng tạo-Phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học
tập và cuộc sống, Hợp tác-Phối hợp, tương tác hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm
vụ để cùng đạt mục tiêu chung (thảo luận nhóm ), Năng lực giao tiếp Tiếng
Việt- Sử dụng tiếng Việt một cách phù hợp và hiệu quả trong tình huống giao
tiếp
+ Học sinh say mê, tích cực, tự tin hơn trong học tập, giờ học sơi nổi hơn.
+ Học sinh có tinh thần học chủ động, tự tìm ra kiến thức dưới sự gợi dẫn
của giáo viên, khơng cịn cảm giác căng thẳng mệt mỏi của giờ học Ngữ văn.
+ Học sinh u thích mơn học Ngữ văn.
+ Kết quả học tập môn Ngữ văn được nâng lên rõ rệt.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Với nội dung sáng kiến tôi đã áp dụng ở tại trường mình đang giảng dạy
đối với học sinh khối 6,7 tơi thấy có những hiệu quả rõ rệt. Từ đó tơi có thể
khẳng định, kinh nghiệm này có thể áp dụng vào giảng dạy bộ môn Ngữ Văn
của các trường THCS chỉ cần giáo viên linh hoạt trong trong việc chọn trị chơi
phù hợp với tiết dạy. Có thể áp dụng kiến thức môn Lịch sử, Giáo dục cơng dân,
Địa lí vào hệ thống câu hỏi của trị chơi.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp.
Tơi đã áp dụng giải pháp này vào trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn
THCS và đã mang lại những hiệu quả đáng kể:
- Các em say mê, thích thú học Ngữ văn hơn trước.
- Các em tích cực, tự tin hơn trong học tập, giờ học sôi nổi, hứng thú.
- Học sinh có tinh thần học chủ động, tự tìm ra kiến thức dưới sự gợi dẫn
của giáo viên.
17


- Các em khơng cịn cảm giác căng thẳng mệt mỏi của giờ học Ngữ văn.

- Học sinh yêu thích môn học hơn.
- Kết quả học tập môn Ngữ văn được nâng lên rõ rệt. Kết quả sau khi áp
dụng sáng kiến:
Lớp

Kiến thức

Tổng

Kĩ năng

số hs

Giỏi

Khá

6

365

168

179

17

1

7


338

146

160

32

1

T.bình Yếu

Kém

Tốt

Khá

T.bình

Yếu

Kém

0

167

173


8

0

0

0

147

168

22

1

0

Với lớp áp dụng sáng kiến, tiết học sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi
học tập cho học sinh đã thu được kết quả tương đối tốt: Số học sinh khá giỏi
tăng, học sinh trung bình giảm, khơng cịn học sinh học yếu, gần 100% các em
thích thú với các giờ học Ngữ văn, chất lượng môn học tăng lên. Qua con số
thống kê tôi thấy rõ mức độ tiến bộ của học sinh. Qua giảng dạy, ôn tập tôi thấy
các em tự tin hơn nhiều và có sự u thích say mê trong học tập.
Như vậy có thể khẳng định phương pháp sử dụng trị chơi học tập có hiệu
quả tích cực trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu.
(Là người tham gia áp dụng giải pháp mới cùng với tác giả, khơng phải là
đồng tác giả).

TT

Họ và tên

Năm

Nơi cơng tác

sinh

Chức

Trình độ

Nội dung công việc

danh

chuyên
môn

hỗ trợ

1

Đàm Thị Thúy Hương

1980 Trường THCS
Quang Trung


Giáo viên

Đại học
Ngữ văn

Giảng dạy Ngữ văn 9
(áp dụng sáng kiến
dạy thực hành 2 tiết)

2

Lê Lan Hương

1977 Trường THCS
Quang Trung

Giáo viên

Đại học
Ngữ văn

Giảng dạy Ngữ văn
9 (áp dụng sáng kiến
dạy thực hành 2 tiết)

3

Bạch Quỳnh Hoa

1981 Trường THCS

Quang Trung

Giáo viên

Đại học
Ngữ văn

Giảng dạy Ngữ văn
6 (áp dụng sáng kiến
dạy thực hành 2 tiết)

6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
18


7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tất cả các giáo viên giảng
dạy bộ môn Ngữ văn.
8. Tài liệu đính kèm: (có văn bản kèm theo)
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi chúng tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối
hoặc khơng đúng sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy
định của pháp luật./.
Yên Bái, ngày 04 tháng 1 năm 2022
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

Nguyễn Thị Thúy Nga

19



XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………..……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

20



×