Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử lớp 10 trường thpt mù cang chải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.75 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÙ CANG CHẢI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Lịch sử

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 Ở TRƯỜNG
THPT MÙ CANG CHẢI

Tác giả: Nguyễn Thị Phương Huế
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm Lịch sử
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Mù Cang Chải

Mù Cang Chải, ngày 15 tháng 01 năm 2022


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy môn Lịch sử lớp 10 ở trường THPT Mù Cang Chải ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lịch sử
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Chương trình Lịch sử lớp 10
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 8 tháng 9 năm 2021 đến nay.
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Huế
Năm sinh: 1989
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Mù Cang Chải- Yên Bái.
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Mù Cang Chải- Yên Bái.


Điện thoại: 0389986172
6. Đồng tác giả : Không có
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0
cùng với xu thế toàn cầu hóa đang tạo ra những thời cơ cũng như những thách thức
to lớn đối với các quốc gia, dân tộc. Bối cảnh đó địi hỏi các quốc gia khơng ngừng
phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tránh
nguy cơ bị tụt hậu. Vì vậy, một nền giáo dục tiên tiến có khả năng tạo ra thế hệ
cơng dân có chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời đại là chiến lược
phát triển bền vững của các dân tộc.
Xuất phát từ bối cảnh trên, Đảng và nhà nước ta đã xác định: "Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển được ưu tiên đi trước trong các chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội". Từ đó chỉ đạo ngành giáo dục: “Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng
lực". Vì vậy, chương trình giáo dục phổ thơng hiện nay chuyển từ tiếp cận nội
dung sang tiếp cận năng lực người học tức là từ chỗ quan tâm học sinh hiểu biết
cái gì đến việc học sinh vận dụng được những gì vào thực tiễn từ những kiến thức
đã học được.

1


Từ bối cảnh chung của thời đại, việc dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề đặc biệt giáo viên phải đổi mới phương pháp
giảng dạy, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho phù hợp với thực tiễn
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Trong các môn học ở trường phổ thông, Lịch sử là môn học không được học
sinh quan tâm nhiều bởi bản thân các sự kiện lịch sử rất khô khan, cứng nhắc, nặng
về cung cấp kiến thức một cách đơn thuần không gây hứng thú cho học sinh. Chất
lượng kì thi trung học phổ thơng quốc gia mơn Lịch sử có điểm trung bình thấp
hơn so với các bộ mơn khác khiến dư luận bức xúc. Vì vậy, việc đổi mới nâng cao
chất lượng dạy học Lịch sử càng trở nên cấp thiết hơn.
Trường THPT Mù Cang Chải là một trường đóng trên địa bàn vùng cao, học
sinh đa số là người dân tộc thiểu số với tâm lí rụt rè, ngại giao tiếp, cuộc sống cịn
nhiều khó khăn nên các em hầu như khơng có thời gian học ở nhà. Chính vì vậy,
việc tiếp thu bài học trên lớp vô cùng quan trọng với các em. Bản thân là một giáo
viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử tại trường THPT Mù Cang Chải tôi thường sử
dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề -một trong những biện pháp trọng tâm
trong xu hướng dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm” và nhận thấy
phương pháp dạy học nêu vấn đề đã góp phần khơng nhỏ trong q trình nâng cao
chất lượng bộ mơn Lịch sử.
Trong năm học 2021 – 2022 tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn
Lịch sử ở các lớp 10A2, 10A3. Trước khi áp dụng sáng kiến tôi đã tổ chức lấy ý
kiến của học sinh các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy về hứng thú học tập bộ môn
Lịch sử (Theo mẫu phiếu khảo sát ở phụ lục 1). Kết quả cụ thể như sau:
Mức độ

Rất hứng thú

Hứng thú

Ít hứng thú

Lớp
10A2 ( 47 hs )


Không hứng
thú

6 hs

7 hs

19 hs

15 hs

(12,76 %)

(14,89 %)

(40,42 %)

(31,91 %)

6 hs
8 hs
17 hs
16 hs
(12,76 %)
(17,02 %)
( 36,17 % )
(34,02%)
Vì vậy, để tăng cường hứng thú, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh,
tôi nhận thấy cần phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học lịch sử. Trong giới
hạn nhỏ của sáng kiến này, tôi muốn thử nghiệm giảng dạy “Vận dụng phương

pháp dạy học nêu vấn đề nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử lớp
10 ở trường THPT Mù Cang Chải”
10A3 ( 47 hs )

2


2. Nội dung các giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của các giải pháp
Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo nên các tình huống có vấn đề và điều
khiển người học giải quyết nó. Dạy học nêu vấn đề là một nguyên tắc của q trình
dạy học nhưng cũng có thể vận dụng như một phương pháp dạy học cụ thể. Do
vậy, trong dạy học nêu vấn đề, một người giáo viên giỏi là phải tạo ra các tình
huống có vấn đề.
Một tình huống có vấn đề phải hội tụ đủ hai yếu tố cơ bản:
- Một là, phải tồn tại một mâu thuẫn giữa thực tiễn với trình độ nhận thức của
học sinh , giữa cái đã biết và cái chưa biết.
- Hai là, phải kích thích hứng thú và nhu cầu nhận thức của học sinh. Tình
huống có vấn đề chứa đựng những dữ kiện cho trước hay những điều học sinh đã
biết, đồng thời nêu ra những yêu cầu buộc học sinh phải giải quyết.
Trong quá trình giảng dạy Lịch sử nói chung và Lịch sử lớp 10 nói riêng, tôi
đã vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề để nâng cao chất lượng dạy học,
giúp học sinh hứng thú hơn, chủ động hơn trong các tiết học. Từ đó góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường.
2.2 Nội dung các giải pháp
2.2.1. Xây dựng tình huống có vấn đề trong các bài học nhằm kích thích
hứng thú cho học sinh
Khi xây dựng các tình huống có vấn đề cần tập trung vào chủ đề trọng tâm,
chính xác, rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, có như vậy thì câu hỏi
mới phát huy tác dụng nâng cao sự nỗ lực, phát trển tư duy, tính tích cực, chủ động

của học sinh trong học tập, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học .
Một số cách thức xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học lịch sử lớp 10
sau :
- Xây dựng tình huống có vấn đề liên quan đến tính chính xác của các sự kiện
lịch sử (hoàn cảnh, nội dung, diễn biến, thời gian, tác dụng, ý nghĩa … )
- Xây dựng tình huống có vấn đề liên quan đến việc tìm hiểu bản chất sự kiện
lịch sử (nguyên nhân, tính chất, đặc điểm, so sánh ….)
- Xây dựng tình huống có vấn đề liên quan đến việc tìm hiểu những mối liên
hệ quan trọng nhất của sự kiện ( liên hệ nội tại của sự kiện và mối quan hệ với các
sự kiện khác …..)
- Xây dựng tình huống có vấn đề liên quan đến đánh giá sự kiện lịch sử , liên
hệ thực tế ,rút ra bài học cho việc tiếp thu kiến thức mới và hoạt động thực tiễn.
Ví dụ: Khi dạy bài 23. Phong trào nông dân Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất
nước.
Bước 1. Giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề: Cuối thế kỉ XVIII
chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm
3


trọng. Phong trào đấu tranh của nông dân diễn ra khắp nơi. Tiêu biểu là phong trào
nông dân Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
Vậy, vương triều Tây Sơn đã có đóng góp gì cho sự nghiệp thống nhất đất nước,
chống giặc ngoại xâm và xây dựng vương triều mới ? Công lao to lớn của vua
Quang Trung - Nguyễn Huệ đối với dân tộc ta là gì ?
Bước 2. Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề được thực hiện từ đề xuất :
Nội dung 1. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỉ
XVIII)
* Mục tiêu:
Học sinh nêu được những nét chính về phong trào Tây Sơn trong q trình đánh đổ
các tập đồn phong kiến đang thống trị, đã xố bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu

thống nhất đất nước.
* Phương thức:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh,
hãy:
- Hãy nêu những đóng góp của phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất
nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII.
* Gợi ý sản phẩm:
Với các câu hỏi trên, gợi ý sản phẩm là:
- Giáo viên: Giới thiệu sơ lược về tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở
đàng Ngoài
- Giáo viên cung cấp thêm tư liệu về 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ,
Nguyễn Lữ: gốc họ Hồ, trong bối cảnh nhân dân lầm than cực khổ ba anh em đã
lên vùng Tây Sơn xây dựng căn cứ khởi nghĩa. Năm 1771 3 anh em họ Nguyễn,
dựng cờ chống Trương Thúc Loan, tại Tây Sơn - Bình Định. Khởi nghĩa phát triển
dần thành phong trào nông dân rộng lớn, đảm nhận sứ mệnh tiêu diệt các tập đoàn
phong kiến thống nhất đất nước.
Nội dung 2. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII
* Mục tiêu: Học sinh có thể sử dụng lược đồ tìm hiểu những nét chính về cuộc
kháng chiến chống quân Xiêm 1785 và cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm
1789. Nêu được ý nghĩa của hai cuộc kháng chiến?
* Phương thức:
Yêu cầu Học sinh tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa kết hợp quan sát hình
ảnh, trả lời câu hỏi :
- Em tường thuật về trận Rạch Gầm – Xoài Mút qua lược đồ
- So với cuộc kháng chiến chống quân Xiêm, cuộc kháng chiến chống qn Thanh
có gì khó khăn hơn ?
- Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ?
4



- Hãy nêu vai trò của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước
kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
* Gợi ý sản phẩm:
Với các câu hỏi trên, gợi ý sản phẩm là:
- Học sinh dựa vào lược đồ để tường thuật trận Rạch Gầm- Xoài Mút
- So với cuộc kháng chiến chống quân Xiêm, năm 1789 nhân dân ta phải chống lại
một đội quân đông đảo, hùng hậu lại có sự chỉ đường của Lê Chiêu Thống gây cho
ta rất nhiều khó khăn.
- Ý nghĩa của hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh: Giải phóng
đất nước, giữ vững nền độc lập của tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm
lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
- Phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ đã tiêu diệt các tập đoàn phong
kiến phản động, đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh, bước đầu hoàn thành sự
nghiệp thống nhất đất nước,bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài hiểu dụ của vua Quang Trung trong sách giáo
khoa trang 118 và trả lời câu hỏi :
Bài hiểu dụ của vua Quang Trung có ý nghĩa gì ?
Từ bài hiểu dụ các em thấy mình phải có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay ?
- Gợi ý sản phẩm: Bài hiểu dụ Thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm
bảo vệ độc lập, cổ vũ Và tạo khí thế quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn
sau 5 ngày hành quân thần tốc, ngày 5 Tết nghĩa quân thắng lợi ở Ngọc Hồi - Đống
Đa.
- Học sinh thấy được trách nhiệm của bản thân : học tập tốt, sẵn sàng nhận nhiệm
vụ khi tổ quốc cần...
Nội dung 3. Vương triều Tây Sơn
* Mục tiêu:
Học sinh trình bày được những chính sách của vương triều Tây Sơn cuối thế kỉ
XVIII.
Nhận xét dược những vịêc làm của vua Quang Trung ?

* Phương thức:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc thông tin sách giáo khoa trang 119 và
cho biết: Vương triều của Quang Trung đã làm được những gì? Đánh giá những
việc làm đó.
*Gợi ý sản phẩm:
- Học sinh dựa vào sách giáo khoa trình bày những chính sách của vương triều Tây
Sơn.
- Nhận xét: những việc làm của vua Quang Trung hết sức tiến bộ, muốn thực hiện
nhiều cải cách tiến bộ, khởi đầu những chính sách cải cách tiến bộ. Tuy nhiên năm
5


1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời khi sự nghiệp thống nhất đất nước và các
chính sách mới chưa kịp hoàn thành.
- Bước 3. Kết luận: Hướng dẫn học sinh trả lời các tình huống đã nêu đầù giờ
(Vương triều Tây Sơn đã có đóng góp gì cho sự nghiệp thống nhất đất nước, chống
giặc ngoại xâm và xây dựng vương triều mới? Công lao to lớn của vua Quang
Trung- Nguyễn Huệ đối với dân tộc ta là gì?). Với cách tổ chức dạy học nêu vấn đề
như trên sẽ lơi cuốn được học sinh vào các tình huống có vấn đề trong học tập và
cuộc sống nhưng các em chưa đủ tri thức để giải đáp. Để giải đáp những thắc mắc
của mình, học sinh cần làm việc, khám phá tri thức. Từ đó hình thành những kĩ
năng, năng lực bộ môn.
2.2.2. Phối hợp các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp để đạt
hiệu quả trong dạy học nêu vấn đề
* Sử dụng đồ dùng trực quan
Đặc trưng của tri thức lịch sử là tính q khứ, khơng lặp lại nên học sinh
khơng thể tri giác trực tiếp tất cả những gì thuộc về quá khứ. Lịch sử là những việc
đã diễn ra trong quá khứ tồn tại ngoài ý muốn chủ quan nên khơng thể “phán
đốn” hay “suy luận ”...để biết lịch sử . Do vậy phương pháp sử dụng đồ dùng trực
quan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tái hiện kiến thức lịch sử, khôi phục cho

học sinh bức tranh quá khứ đồng thời giúp học sinh rút ra những kết luận, đánh
giá, bài học kinh nghiệm cho cuộc sống ngày nay. Bài học từ những tri thức lịch sử
có tác dụng khuyến khích và định hướng hành động cho học sinh, làm cho hành
động ấy đúng, hợp quy luật, có hiệu quả, có phương pháp khoa học. Học Lịch sử
không chỉ rèn luyện năng lực nhận thức lịch sử mà còn phát triển năng lực hành
động độc lập chủ động, rèn luyện phương pháp hành động.
Trong dạy học Lịch sử, đồ dùng trực quan được chia làm 3 nhóm chính:
Nhóm sử dụng đồ dùng trực quan hiện vật gồm những di tích lịch sử và cách
mạng (đền Trần, thành nhà Hồ,di tích thành nhà Mạc ở Lạng Sơn, kinh thành
Huế...), những di vật khảo cổ và những di vật của các thời đại lịch sử (công cụ đồ
đá cũ núi Đọ, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng, bia tiến sĩ trong di tích
Văn Miếu - Quốc Tử Giám..). Đây là loại tài liệu gốc rất có giá trị, có ý nghĩa to
lớn về mặt nhân thức.Thơng qua việc tiếp xúc với các di tích hay những dấu vết
cịn lại của q khứ, học sinh có thể có những hình ảnh cụ thể, chân thực về quá
khứ và từ đó có tư duy Lịch sử đúng đắn. Nếu có điều kiện thuận lợi, giáo viên có
thể tổ chức giảng dạy ngay trong các viện bảo tàng ở trung ương, địa phương hay ở
ngay các địa điểm diễn ra sự kiện Lịch sử.
Nhóm đồ dùng trực quan taọ hình (mơ hình, sa bàn, các loại phục chế khác,
hình vẽ, tranh ảnh, phim tư liệu lịch sử, phim truyện lấy chủ đề lịch sử...). Ví dụ:
Mơ hình q trình chế tác và đóng cọc trên sơng Bạch Đằng ở khu di tích Bạch
Đằng giang, phục chế nỏ thần thời An Dương, phục chế trống đồng Đông Sơn,
6


tranh thương cảng Hội An vẽ cuối thế kỉ XVIII.... Nó có khả năng khơi phục lại
hoạt động của những con người, đồ vật, biến cố, sự kiện lịch sử một cách cụ thể,
sinh động và khá xác thực.
Nhóm đồ dùng trực quan quy ước (bản đồ, lược đồ lịch sử, đồ thị, sơ đồ, bảng
biểu...). Ví dụ : Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938, lược đồ các địa danh
diễn ra các trận đánh lớn (thế kỉ X-XV), bảng thống kê các triều đại phong kiến

Việt Nam từ thế kỉ X- XIX, lược đồ trận Ngọc Hồi - Đống Đa... Loại đồ dùng trực
quan này vừa là phương tiện để cụ thể hóa sự kiện lịch sử vừa là cơ sở để hình
thành khái niệm cho học sinh .
Ví dụ: Khi dạy bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập
giáo viên có thể sử dụng lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 thiết kế để tạo
các hiệu ứng sinh động trên phần mềm Power Point, giáo viên tường thuật kết hợp
với một số câu hỏi nêu vấn đề định hướng như:
Tại sao Ngô Quyền lại chọn sông Bạch Đằng là địa điểm mai phục tiêu diệt
giặc ? Nét độc đáo trong nghệ thuật tác chiến của Ngơ Quyền là gì ?
Chiến thắng trên sơng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch
sử dân tộc ?
Chiến thắng này đã để lại cho đời sau bài học kinh nghiệm gì ?
* Phương pháp mơ phỏng đóng vai
Đây là một trong những những phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy
cao độ tính tự giác, độc lập, sáng tạo của người học. Phương pháp này góp phần
làm phong phú thêm phương pháp dạy học cho giáo viên .
Trong dạy học lịch sử phương pháp đóng vai chủ yếu dưới hình thức kịch
được học sinh hưởng ứng tích cực, giúp học sinh nhận thức tốt hơn về các nội
dung lịch sử đang học, phát triển trí tuệ và giáo dục các phẩm chất cho học sinh,
hạn chế tình trạng “chán Sử”.
Các hình thức có thể vận dụng phương pháp đóng vai:
- Trong tiết học trên lớp: Đóng vai nhân vật tiêu biểu hoặc đóng vai giải
quyết các tình huống nhanh trên lớp. Có thể cho học sinh đóng vai nhà vua và quý
tộc , nông dân công xã và nô lệ khi dạy chuyên đề: Xã hội nguyên thủy; hay Mị
Châu – Trọng Thủy ….
- Trong hoạt động ngoại khóa lịch sử: Đóng vai một tình huống hoặc một vở
kịch quy mô, công phu hơn so với các tiết học trên lớp. Có thể có các vở kịch như:
Tiếng trống Mê Linh, Sấm vang dòng Như Nguyệt, Quang Trung đại phá quân
Thanh...
- Trong kiểm tra, đánh giá: phương pháp đóng vai là một dạng đề “mở”, đòi

hỏi Học sinh phải tư duy, suy nghĩ, bày tỏ quan điểm cá nhân. Để có thể làm tốt
dạng bài nhận thức này địi hỏi học sinh vừa nắm vững kiến thức vừa kết hợp
nhuần nhuyễn các kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá.
7


Ví dụ: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch hãy giới thiệu một vấn đề về lịch sử , văn
hóa của Lào hoặc Cam puchia mà em tâm đắc nhất (bài 9. Vương quốc
Campuchia, vương quốc Lào).
* Kĩ thuật mảnh ghép
Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa
cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. Kĩ thuật này được tiến hành qua 2 giai
đoạn
Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên gia” được giao nghiên cứu sâu các nội dung
khác nhau với mỗi nhóm. Mỗi học sinh trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm
hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp sau.
Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép” được hình thành sau khi hoàn thành nhiệm
vụ giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm “chuyên gia” khác nhau hợp lại thành
các nhóm mới gọi là “mảnh ghép”. Học sinh sẽ lắp ghép các mảng kiến thức thành
bức tranh tổng thể .
Ví dụ: Khi dạy mục 2 bài 10. Sự hình thành và phát triển của chế độ phong
kiến Tây Âu ( từ thế kỉ V- XIV).
Vịng 1. Nhóm chun gia: Lớp học sẽ được chia thành 4 nhóm (khoảng từ 812 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác
nhau trong 3 phút:
Nhóm 1. Hãy quan sát bức tranh hãy cho biết lãnh địa là gì ? Miêu tả lãnh địa

Nhóm 2. Hãy quan sát bức tranh để miêu tả đời sống của lãnh chúa và nông
nô trong lãnh địa?

8



Nhóm 3. Tìm hiểu đặc điểm kinh tế của lãnh địa.
Nhóm 4. Đặc điểm về mặt chính trị của lãnh địa.
Vịng 2. Nhóm mảnh ghép hình thành sau khi hồn thành nhiệm vụ vòng 1,
thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút
Lãnh địa phong kiến là gì ? Nêu đặc điểm của lãnh địa phong kiến (Kinh tế ,
chính trị ,quan hệ xã hội).
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
 Sử dụng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy là con đường dễ nhất để chuyển tài thông
tin vào bộ não rồi đưa thơng tin ra ngồi bộ não. Đồng thời là phương tiện ghi chép
đầy sáng tạo và rất hiệu quả, giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu thay cho ghi nhớ dưới
dạng học thuộc lịng.
Ví dụ: Sau khi dạy xong bài Vương quốc Cam pu chia , vương quốc Lào có
thể củng cố bằng sơ đồ tư duy sau:

9


2.3. Cách thức thực hiện
Thông qua dạy học trên lớp, kết hợp các phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các giải pháp được đề xuất tôi đã tiến hành
kiểm chứng mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh thông qua việc so sánh kết quả
học tập môn lịch sử học kỳ I của học sinh năm học 2020-2021 (Chưa áp dụng sáng
kiến) và kết quả học tập môn lịch sử của học sinh học kỳ I năm học 2021-2022 (đã
áp dụng sáng kiến).
2.4. Tính mới của giải pháp
Bộ môn Lịch sử với nội dung kiến thức nhiều, khô khan, nhiều sự kiện, con

số, nhân vật khiến người học khó ghi nhớ, hoặc chỉ ghi nhớ trong một thời gian
ngắn. Thời lượng học tập môn Lịch sử trên lớp rất ít, học sinh sau khi học thường
không thể ghi nhớ ngay phần kiến thức vừa học, việc ghi nhớ chỉ đơn thuần là học
vẹt, không thể khắc sâu hoặc lưu giữ nhiều ấn tượng.
Với việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề sẽ tạo cơ hội phát triển
năng lực và những kiến thức chuyên sâu cho học sinh đặc biệt là năng lực tự học,
tự nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy Lịch sử còn
làm cho bài học trở nên sinh động, có sức hấp dẫn, học sinh tích cực, chủ động lĩnh
hội kiến thức, hứng thú với tiết học hơn, nắm chắc kiến thức đã học. Nhờ đó các
mục tiêu dạy học đề ra đạt hiệu quả cao hơn.
Bản thân người dạy cũng có sự chuyển biến trong giảng dạy, có thái độ tích
cực trong việc hưởng ứng tham gia các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
hướng tới sự phát triển của bản thân mỗi giáo viên và sự phát triển của ngành giáo
dục. Từ đó, chất lượng và hiệu quả của mỗi giờ học được nâng lên đáng kể.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Các giải pháp vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề trên đã được áp
dụng tại trường THPT Mù Cang Chải và tơi thấy rằng bước đầu có kết quả tích
cực. Vì vậy, nó có thể được áp dụng khi dạy chương trình Lịch sử 10 - cơ bản tại
trường THPT Mù Cang Chải nói riêng và trong giảng dạy lịch sử nói chung ở các
trường Trung học phổ thơng có điều kiện tương đồng.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Trong năm học 2021 – 2022, sau khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến
tôi đã tổ chức lấy ý kiến của học sinh các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy (Phiếu
khảo sát ở phụ lục 1) về hứng thú học bộ môn Lịch sử và đối chiếu với thời điểm
trước khi áp dụng sáng kiến này. Kết quả cụ thể như sau:

10



Mức độ

Rất hứng
thú

Hứng thú

Ít hứng thú

Khơng hứng
thú

6 hs

7 hs

19 hs

15 hs

(12,76 %)

(14,89 %)

(40,42 %)

(31,91 %)

10A3 (47 hs)


6 hs
(12,76 %)

8 hs
(17,02 %)

17 hs
(36,17 %)

16 hs
(34,02%)

10A2 (47 hs)

12 hs

22 hs

9 hs

4 hs

(25,53 %)

(46,80 %)

(19,14 %)

(8,51 %)


13

23

7

4

(27,65 %)

(48,93)

(14,89)

(8,51)

Thời điểm

Lớp
Trước khi
áp dụng
sáng kiến

Sau khi áp
dụng sáng
kiến

10A2 (47 hs)

10A3 (47 hs)


Như vậy, sau khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến vào giảng dạy số học
sinh rất hứng thú, hứng thú với bộ môn tăng lên đáng kể, đồng thời số học sinh ít
hứng thú, không hứng thú với bộ môn cũng giảm mạnh. Điều đó cho thấy việc áp
dụng sáng kiến vào giảng dạy có tác dụng giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn
với môn học lịch sử.
Trong năm học 2021-2022 tôi đã áp dụng sáng kiến vào dạy lớp 10A2, 10A3
và có sự đối chiếu kết quả học tập của học sinh trong học kỳ I năm học 2021-2022
(sau khi áp dụng sáng kiến) so với kết quả học tập học kì I lớp 10A1, 10A4 năm
học 2020-2021 ( khi chưa áp dụng sáng kiến). Kết quả học tập môn Lịch sử của
học sinh cũng có chuyển biến rõ rệt. Cụ thể:
Mức độ

Thời điểm
Lớp
HKI, Năm
học 20202021
(Khi chưa
áp dụng
sáng kiến)
HKI, Năm
học 20212022
(Sau khi áp
dụng sáng
kiến)

10A1, 10A4
(93 hs)

10A2, 10A3

(94 hs)

Giỏi

Khá

Trung Bình

Yếu

1 hs

23 hs

65 hs

4 hs

(1,07 %)

(24,73 %)

(69,89 %)

(4,3 %)

8 hs

37 hs


49 hs

0 hs

(8,51 %)

(39,36 %)

(52,12 %)

(0 %)

11

Kém

0 hs

0 hs


Qua q trình thực nghiệm, bước đầu khẳng định tính khả thi của sáng kiến .
Những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề được nêu ra trước khi giảng dạy có tác
dụng hướng dẫn tư tưởng của học sinh tìm tịi các giải đáp và làm cho giờ học đạt
hiệu quả cao. Với ưu thế phát huy tính chủ đạo của thầy và tính tích cực chủ động
của trị, dạy học nêu vấn đề giúp kích thích tư duy sáng tạo của học sinh vì học
sinh được tiếp thu kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy tích cực, độc lập ,thu hút
học sinh tham gia vào quá trình học tập. Vì thế khi được áp dụng thực hiện thường
xun khơng những phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh mà cịn góp
phần khơng nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường

THPT Mù Cang Chải.
Với sáng kiến này, tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và
học sinh trường tơi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh trường bạn nói chung
thực hiện việc dạy và học môn Lịch sử tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Về phía bản thân, tơi sẽ kế thừa và phát huy những kết quả đạt được của việc thực
hiện sáng kiến, đồng thời, không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm khắc phục những
khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục và
phương pháp giảng dạy.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
STT

Họ và tên

1

Vừ A
Dinh

2

Hà Văn
Đường

Năm
sinh

Chức
danh

Đơn vị


Trình độ
chun
mơn

1983

Trường THPT
Mù Cang Chải

Giáo viên

Đại học

1986

Trường THCS
& THPT Púng
Luông

Giáo viên

Đại học

Nội dung công
việc
hỗ trợ
Thử nghiệm và
khảo sát học
sinh.

Thử nghiệm và
khảo sát học
sinh.

6. Các thông tin cần được bảo mật (Khơng có)
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Đối với lãnh đạo nhà trường: Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói
chung và chất lượng bộ mơn lịch sử nói riêng, lãnh đạo nhà trường cần tạo điều
kiện cho giáo viên đổi mới các hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động
phong phú, đa dạng để phát huy cao độ tính tích cực, chủ động của học sinh.
Đối với tổ/nhóm chun mơn: Tăng cường trao đổi, thảo luận xây dựng các
chuyên đề/chủ đề dạy học trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Đối với giáo viên: Trình độ đạt chuẩn , đúng chun mơn, tâm huyết với
nghề, có tinh thần học hỏi, sưu tầm tài liệu.
Cơ sở vật chất: Lớp học được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại.
Học sinh: Có ý thức tìm hiểu trước bài mới, có tinh thần học hỏi.
12


8. Tài liệu gửi kèm
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát mức độ hứng thú học tập của học sinh.
Phụ lục 2: Một số hình ảnh học sinh trong giờ học lịch sử.
Phụ lục 3: Điểm phẩy học kỳ I của học sinh khi chưa áp dụng sáng kiến (năm học
2020-2021) và sau khi áp dụng sáng kiến (Năm học 2021-2022).
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Sáng kiến trên hồn tồn do cá nhân tơi trong q trình dạy học đã nghiên
cứu, thử nghiệm, ứng dụng tại đơn vị trường THPT Mù Cang Chải, không sao
chép của ai. Nếu sai tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.

Mù Cang Chải, ngày 15 tháng 01 năm 2022

Người viết báo cáo

Nguyễn Thị Phương Huế

13



×