Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy ôn tập môn ngữ văn tại trường thpt chu văn an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 28 trang )

I- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy
ôn tập môn ngữ văn tại trường THPT Chu Văn An”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ Văn.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
“Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy ôn tập môn ngữ văn
tại trường THPT Chu Văn An” nhằm góp phần vào việc đổi mới phương pháp
dạy tại trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến được thực hiện từ ngày 25 tháng 8 năm 2020 đến ngày 05
tháng 02 năm 2022.
5. Tác giả:
Họ và tên: Lê Thị Thuỷ.
Năm sinh: 02/03/1981.
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0985.020.381. Email: lethithuy2381@gmail. Com
6. Đồng tác giả: Khơng có.
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Sáng kiến “Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy ôn tập
môn ngữ văn tại trường THPT Chu Văn An” được tác giả thực hiện trong năm
học 2020 - 2021 và học kì I năm học 2021-2022. Đây là năm học tiếp tục thực
hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng “Về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế” đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thơng qua.
Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đang là một vấn đề lớn
đặt ra với nền giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được mục


tiêu đó thì một trong những việc làm thiết thực nhất là đổi mới phương pháp dạy
học. Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp được xem là khâu then
chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện mục tiêu này. Trong đổi mới phương
pháp dạy học thì dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của
người học có vai trị rất quan trọng. Để giờ học có hiệu quả người thầy phải tổ
chức được các hoạt động học tập, tạo được sự tương tác giữa học sinh với học


2
sinh, giáo viên với học sinh qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Trong kế hoạch dạy học cho mỗi tiết học nói chung và với một tiết học ơn tập
nói riêng . Để đáp ứng được u cầu đổi mới của ngành giáo dục, xuất phát từ
nhu cầu của người học, đa số giáo viên đều có tinh thần tự đổi mới phương pháp
dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học.
Trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn tôi nhận thấy phần lớn giáo viên
thường đầu tư rất kĩ lưỡng thời gian và cơng sức vào hoạt động hình thành kiến
thức trong các tiết đọc hiểu văn bản mà chưa có sự quan tâm thích đáng cho các
tiết học ơn tập và rèn kĩ năng. Một phần nguyên nhân là do chương trình học
mơn ngữ văn cịn nặng nề, lượng kiến thức cần truyền thụ lớn, nguyên nhân còn
lại chủ yếu là do một số giáo vên chưa thật sự dành thời gian để đổi mới phương
pháp dạy học, chỉ chú trọng truyền đạt hết nội dung kiến thức trong sách một
cách cứng nhắc trong tiết ôn tập và rèn kĩ năng cho học sinh. Bởi vậy, xuất hiện
một thực tế là học sinh có thể nắm rất chắc kiến thức nền, thậm chí là thuộc làu,
nhưng áp dụng vào xử lí những nhiệm vụ cụ thể trong đề thi hoặc trong giao tiếp
xã hội thì cịn gặp rất nhiều lúng túng.
Ngược lại, cũng có những giáo viên đã tâm huyết đầu tư thời gian, cơng
sức và trí tuệ vào việc thiết kế tiết dạy ôn tập, rèn kĩ năng cho học sinh một cách
bài bản và khá hiệu quả. Tuy nhiên, theo khảo sát của bản thân và đồng nghiệp
trong phạm vi địa phương thì hầu hết các giáo viên dạy tiết ôn tập và rèn kĩ năng
đều đang sử dụng những phương pháp truyền thống và một số phương pháp tuy

mới nhưng tính hiệu quả chưa cao.
Qua quá trình nghiên cứu và xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn
tại trường THPT Chu Văn An, tôi nhận thấy vai trò của việc đổi mới phương
pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học là
rất quan trọng. Đổi mới phương pháp dạy học chính là để khắc phục những hạn
chế của phương pháp dạy học truyền thống chỉ truyền thụ kiến thức một chiều
sang phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm. Và việc đổi mới cần
quan tâm, chú trọng ngay từ khâu vào bài để bài học sinh động, lôi cuốn và hấp
dẫn hơn. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “ Áp dụng Phương
pháp dạy học theo trạm trong ôn tập môn ngữ văn tại trường THPT Chu Văn
An” - một phương pháp dạy học tích cực, hiệu giúp và rất cần thiết, giúp các em
có hứng thú học tập mơn văn, đồng thời góp phần nâng cao các năng lực, phẩm
chất của học sinh trong q trình ơn tập, đặc biết giúp các em học sinh ơn tập
có hiệu quả trong kì thi THPT Quốc gia - kì thi quan trọng nhất trong cuộc đời
HS của các em và thực tiễn học tập suốt đời sau này.
2. Nội dung các giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của các giải pháp
Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đã được Bộ Giáo dục và đào
tạo triển khai từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy
học tích cực trong thực tiễn cịn chưa thường xun và hiệu quả. Thực trạng này
tồn tại một phần nguyên nhân khách quan là do chương trình học mơn ngữ văn


3
còn nặng nề, lượng kiến thức cần truyền thụ lớn, nguyên nhân còn lại chủ yếu là
do một số giáo vên chưa nhìn nhận đúng tầm quan trọng của việc ôn tập và rèn
kĩ năng cho học sinh. Bởi vậy, xuất hiện một thực tế là học sinh có thể nắm rất
chắc kiến thức nền, thậm chí là thuộc làu, nhưng áp dụng vào xử lí những nhiệm
vụ cụ thể trong đề thi hoặc trong giao tiếp xã hội thì cịn gặp rất nhiều lúng

túng.; có cả ngun nhân chủ quan từ phía giáo viên và học sinh:
Về phía giáo viên: Giáo viên vẫn chủ yếu thuyết trình, một số giáo viên
còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt ngại nghiên cứu đầu tư thời
gian và công sức vào hoạt động ôn tập và rèn kĩ năng cho học sinh.
Về phía học sinh: đa số học sinh vẫn cịn thụ động tiếp thu kiến thức,
nhiều học sinh khơng có hứng thú học tập, một số học sinh chưa xác định được
tầm quan trọng của việc ôn tập và rèn kĩ năng trog giị ơn tập.
Dạy học theo trạm để dạy một số tiết ôn tập vừa khắc phục thực trạng
đang diễn ra phổ biến ở các giờ dạy học ôn tập như đã nêu ở trên sẽ giúp cho
học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, khả năng
hợp tác, làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức, ... từ đó
phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội
được kiến thức bài học và kiến thức xã hội. Đối với giáo viên nhằm thể hiện
được năng lực sáng tạo, khả năng giáo dục, cũng như tâm huyết để nâng cao
chất lượng giảng dạy. Đó chính là nền tảng cho việc hình thành, phát triển và
rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Việc vận dụng phương pháp dạy học trạm để dạy ôn tập cho các em học sinh
lớp 12 vừa khắc phục thực trạng đang diễn ra phổ biến ở các giờ dạy học ôn tập như
đã nêu ở trên sẽ phát triển năng lực tư duy, rèn luyện kĩ năng nêu và giải quyết vấn
đề của người học đồng thời tạo được tâm thế sẵn sàng, vui vẻ, tích cực cho học sinh,
vừa kiểm tra được kiến thức đã có và định hướng được kiến thức mới.
2.2. Nội dung giải pháp
Giải pháp của tơi có nhiều sự thay đổi để phù hợp với Chương trình
GDPT 2018, cụ thể sáng kiến có những điểm khác biệt và có tính mới như sau:
Trong thực tế giảng giạy môn Ngữ văn ở trường phổ thơng nói chung, tơi
nhận thấy giáo viên thường đầu tư rất kĩ lưỡng thời gian và công sức vào hoạt
động hình thành kiến thức trong các tiết đọc hiểu văn bản mà chưa có sự quan
tâm thích đáng cho các tiết học ôn tập và rèn kĩ năng. Một phần ngun nhân là
do chương trình học mơn ngữ văn còn nặng nề, lượng kiến thức cần truyền thụ
lớn, nguyên nhân còn lại chủ yếu là do một số giáo vên chưa nhìn nhận đúng

tầm quan trọng của việc ôn tập và rèn kĩ năng cho học sinh. Bởi vậy, xuất hiện
một thực tế là học sinh có thể nắm rất chắc kiến thức nền, thậm chí là thuộc làu,
nhưng áp dụng vào xử lí những nhiệm vụ cụ thể trong đề thi hoặc trong giao tiếp
xã hội thì cịn gặp rất nhiều lúng túng.
Ngược lại, cũng có những giáo viên đã đầu tư thời gian, công sức và trí
tuệ vào việc thiết kế tiết dạy ơn tập, rèn kĩ năng cho học sinh một cách bài bản
và khá hiệu quả. Tuy nhiên, theo khảo sát của bản thân và đồng nghiệp trong


4
phạm vi địa phương thì hầu hết các giáo viên dạy tiết ôn tập và rèn kĩ năng đều
đang sử dụng những phương pháp truyền thống và một số phương pháp tuy mới
nhưng tính hiệu quả chưa cao.
Chúng tơi xin phân tích thực trạng giải pháp cũ và nêu ra những kiến giải
theo kinh nghiệm áp dụng phương pháp dạy học theo trạm - một phương pháp
dạy học tích cực, hiệu quả - vào tiết ôn tập, rèn kĩ năng cho học sinh lớp 12 để
đồng nghiệp tham khảo và góp ý kiến như sau:
2.2.1. Giải pháp truyền thống thƣờng dạy trong tiết ôn tập trƣớc đây.
- Đối với các tiết ôn tập hệ thống kiến thức, giáo viên thường tiến hành
một số cách thức sau:
+ Giáo viên trực tiếp hệ thống hàng loạt các kiến thức đã học cho học
sinh, kết hợp giữa thuyết giảng và hỏi đáp nhằm gợi nhớ kiến thức. Học sinh
nghe giảng và ghi chép.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc độc lập (làm trước ở nhà hoặc làm
tại lớp), tự kẻ bảng ôn tập các nội dung theo khung mẫu cho sẵn và điền những
nội dung thống kê, trả lời vào các ô tương ứng, giáo viên theo dõi và hỗ trợ học
sinh hồn thành nhiệm vụ.
Ví dụ: Trong bài ơn tập văn học Ngữ văn 12, tập II, Câu 1 (trang 197
SGK Ngữ văn 12 tập 2) có câu hỏi:
Từ việc hệ thống những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của

người dân lao động trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tơ Hồi), Vợ
nhặt (Kim Lân, hãy phân tích nét đặc sắc tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
Kết quả thực hiện của học sinh:
Vợ chồng A Phủ

Vợ nhặt

Số phận
và cảnh
ngộ của
con ngƣời

Số phận bi thảm của người dân
miền núi Tây Bắc dưới ách áp
bức, bóc lột của bọn phong kiến
trước cách mạng một cổ đơi ba
trịng xiết chặt: thực dân Pháp,
chế độ phong kiến (thơng lí Pá
Tra), những quan niệm mê tín dị
đoan và những hủ tục ngày xưa.

Đặt nhân vật vào tình cảnh thê
thảm của người dân lao động trong
nạn đói 1945, tác giả đã dựng lên
khơng khí tối tăm, ảm đạm bao
trùm xóm ngụ cư; những người
nơng dân nghèo khổ, thậm chí là
dân ngụ cư, gặp nhau trong tình
huống truyện ối oăm: "vợ nhặt".


Tƣ tƣởng
nhân đạo
của tác
phẩm

- Ngợi ca sức sống tiềm tàng của - Đi sâu lí giải, phân tích hiện thực
con người và con đường họ tự bằng cái nhìn vừa đau xót, vừa
giải phóng, đi theo cách mạng.
căm giận.
- Ngợi ca tình người cao đẹp, khát
vọng sống, hạnh phúc và hi vọng
vào một tương lai tươi sáng.


5
+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ vẽ sơ đồ tư duy hệ
thống kiến thức. Học sinh chuẩn bị trước từ nhà hoặc giáo viên tổ chức cho thảo
luận và vẽ tại lớp.
Ví dụ, để hệ thống lại kiến thức về phong cách chức năng ngôn ngữ đã
học từ lớp 10,11 và 12, giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy. Học sinh
thực hiện từ ở nhà hoặc thảo luận triển khai tại lớp học. Kết quả thảo luận là sơ
đồ tư duy:

Đối với các tiết học rèn một số kĩ năng đặc thù trong môn học như kĩ năng
xác định yêu cầu đề, kĩ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu, kĩ năng viết đoạn văn nghị
luận 200 chữ, kĩ năng viết bài nghị luận văn học, giáo viên thường áp dụng một
số cách thức ôn luyện như sau:
+ Với kĩ năng xác định yêu cầu đề: Giáo viên viết đề lên bảng, yêu cầu
học sinh nhận dạng đề, và thực hiện các bước tìm hiểu đề như lí thuyết đã học.
Giáo viên có thể lặp lại cách thức này với những đề khác nhau trong tiết dạy.

+ Với kĩ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu: giáo viên hướng dẫn cặn kẽ cách làm
sau đó yêu cầu học sinh thực hành trả lời một số đề bài cụ thể. Giáo viên nhận xét,
đánh giá và hướng dẫn học sinh hoàn thiện câu trả lời. Giáo viên có thể gọi học
sinh lên bảng làm bài, giáo viên chữa trực tiếp trên bài làm của học sinh.
+ Với kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ, do thời gian có
hạn nên phần lớn các giáo viên chọn cách hướng dẫn học sinh lập dàn ý và giao
về nhà viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Giáo viên sẽ chấm bài viết, nhận xét,
đánh giá và chữa lỗi cho học sinh.
+ Với kĩ năng viết bài nghị luận văn học, tương tự như cách rèn kĩ năng
viết đoạn nghị luận xã hội, giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài viết, cho


6
học sinh thực hành viết một đoạn trong dàn ý, phần cịn lại học sinh tự hồn
thiện ở nhà.
Đó là những cách làm cơ bản, thường thấy trong dạy học Ngữ văn tiết ôn
tập, rèn kĩ năng ở trường THPT. Trong quá trình tiến hành, giáo viên vẫn chủ
động áp dụng linh hoạt các hình thức, cách thức nói trên cho phù hợp với mục
tiêu bài dạy.
- Ƣu điểm của giải pháp truyền thống.
+ Đảm bảo được kế hoạch tiết dạy, nội dung bài dạy, chủ động được thời gian.
+ Một số cách làm cũng đã phát huy được tính chủ động, tự giác của học
sinh trong nghiên cứu, xây dựng bài học.
+ Giáo viên chuẩn bị cho tiết học đơn giản, nhẹ nhàng.
+ Với những học sinh có tính tự giác, các cách làm trên đạt hiệu quả tốt.
- Hạn chế của giải pháp truyền thống:
+ Với một số cách làm truyền thống, giáo viên còn làm việc nhiều, học
sinh thụ động, không rèn được kĩ năng khái quát hóa, tổng hợp hóa các đơn vị
kiến thức.
+ Ở một số cách làm, giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc ở nhà thì phần

lớn học sinh sẽ tìm câu trả lời sẵn trên mạng và ghi chép một cách cơ học, ngại
suy nghĩ, ngại tư duy.
+ Một số cách làm cũ chưa gây được hứng thú cho người học. Tiết học có
thể trở nên nặng nề.
+ Đặc biệt, với cách làm cũ, tính chủ động sáng tạo và năng lực hợp tác,
năng lực tư duy của học sinh chưa thực sự được phát huy mà mới chỉ dừng lại ở
thao tác thống kê và học làm theo.
Nhận thấy những hạn chế khá lớn cần khắc phục so với những ưu điểm
mà nó mang lại, bản thân tơi thấy cần phải có sự tìm tịi đổi mới trong tổ chức
hoạt động dạy học nhằm khắc phục những hạn chế đó và nâng cao tính hiệu quả
của các tiết ơn tập, rèn luyện kĩ năng môn Ngữ văn. Việc đổi mới này đặt ra cấp
thiết với học sinh lớp 12, những học sinh chuẩn bị tham gia kì thi Tốt nghiệp
mang tính bước ngoặt quan trọng.
2.2.2 Giải pháp mới cải tiến khi vận dụng phƣơng pháp dạy học trạm
2.2.2.1. Khái niệm và nguyên tắc áp dụng phƣơng pháp dạy học theo trạm
Bản thân tơi cùng với các đồng nghiệp trong nhóm Ngữ văn đã đưa vào
thực nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy tiết ôn tập và rèn kĩ năng cho học
sinh bằng áp dụng phương pháp dạy học theo trạm. Đây là một cách làm khá
mới và khó tiếp cận đối với môn học Ngữ văn, bởi phương pháp dạy học theo
trạm có những đặc điểm và nguyên tắc riêng cần tuân thủ.
Dạy học theo trạm là một trong những phương pháp dạy học mới, tích cực
và hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra


7
đánh giá trong giáo dục hiện nay. Đó là cách thức tổ chức lớp dạy theo các
nhóm học sinh và thực hiện giải quyết các nội dung học tập độc lập, mỗi nội
dung tương ứng với một trạm không gian học tập (có thể trong hoặc ngồi lớp
học). Học sinh có thể tham gia luân phiên qua các trạm để hồn thành nhiệm vụ
trong tiết học của mình.

Về ngun tắc tổ chức dạy học theo trạm, học sinh có thể làm việc cá
nhân, theo cặp hoặc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở các trạm
về một nội dung kiến thức xác định. Các nhiệm vụ nhận thức ở mỗi trạm cần có
tính tương đối độc lập với nhau, sao cho học sinh có thể bắt đầu từ một trạm bất
kì. Sau khi hồn thành trạm đó học sinh sẽ chuyển sang một trạm bất kì cịn lại.
Nhiệm vụ của các trạm có thể xây dựng theo mức độ nhận thức của nhóm học
sinh để đạt hiệu quả cao nhất. Ngồi ra cũng có thể tổ chức các trạm học tập
theo một vòng tròn để đảm bảo trật tự tiết học.
Các trạm học tập có thể bố trí theo sơ đồ sau:

Hình 1:
Vịng trịn đóng
GV định trước
chuỗi các trạm
học tập và cố định
thứ tự. HS luôn
bắt đầu từ một
trạm và kết thúc
tại một trạm định
trước.

Hình 2:
Vịng trịn mở
GV không định
trước chuỗi các
trạm học tập và
cố định thứ tự.
HS có thể bắt
đầu hay kết thúc
từ một trạm bất kì

.

Hình 3:
Vịng trịn kép
HS thực hiện các
trạm bắt buộc ở
vịng ngồi, các
trạm tự chọn ở
vịng trong.

Hình 4:
Vịng trịn tùy chọn
Mỗi trạm đặc
trưng cho nguyên
liệu, tài liệu, nội
dung nhiệm vụ
hoặc hình thức
làm việc khác
nhau. HS có thể
tùy chọn.

Khi áp dụng phương pháp dạy học theo trạm, giáo viên thực hiện các
bước sau:
Bƣớc 1. Lên kế hoạch bài dạy.
Giáo viên chuẩn bị về phần nội dung kiến thức, thời lượng sẽ áp dụng
phương pháp dạy học theo trạm. Phương pháp này phù hợp nhất với những tiết
ôn tập kiến thức cũ và rèn luyện kĩ năng. Thời lượng có thể trong một tiết hoặc
nhiều tiết. Khơng gian thực hiện có thể trong phạm vi lớp học hoặc bên ngoài.
Giáo viên cũng cần xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá phù hợp với hoạt động
học của học sinh đảm bảo yêu cầu đổi mới.

Bƣớc 2. Chọn lớp học áp dụng phƣơng pháp dạy học theo trạm.


8
Giáo viên lựa chọn lớp học có nhận thức tốt, năng động để phương pháp
được áp dụng đạt hiệu quả cao nhất.
Bƣớc 3. Chọn số lƣợng các trạm và vị trí các trạm phù hợp.
Giáo viên lựa chọn cách thức bố trí theo trạm phù hợp với đơn vị kiến
thức, phù hợp với đối tượng học sinh, đảm bảo nội dung mục tiêu bài dạy.
Bƣớc 4. Tiến hành dạy học theo trạm.
Vì đây là phương pháp cịn mới, nhất là đối với môn học Ngữ văn nên
trước khi áp dụng, giáo viên cần hướng dẫn kĩ lưỡng cho học sinh từng nhiệm
vụ và yêu cầu của bài học để học sinh nắm rõ và thực hiện đúng. Hoạt động dạy
học áp dụng phương pháp này cần chú ý các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thống nhất nội quy học tập theo Trạm.
Giai đoạn 2: Chia nhóm.
Giai đoạn 3: Tổ chức cho các nhóm làm việc.
Giai đoạn 4: Thảo luận, đánh giá kết quả học tập.
Bƣớc 5. Khảo sát, đánh giá mức độ thành công của phƣơng pháp, rút
kinh nghiệm bài dạy.
Để tiến hành dạy học theo trạm qua bốn giai đoạn này, giáo viên đóng vai
trị là người tổ chức, hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình
các nhóm thực hiện, giáo viên quan sát, theo dõi, kịp thời uốn nắn những sai sót
và giải đáp thắc mắc cho học sinh. Sau thời gian qu định ở mỗi trạm, giáo viên
cho các nhóm chuyển trạm, cho đến khi kết thúc thời gian hoạt động. Giáo viên
cho các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ ở các trạm, thảo luận và cuối
cùng giáo viên tổng kết, đưa ra đáp án và thông báo nội dung kiến thức của bài
học. Giáo viên cũng cần chủ động rút kinh nghiệm về bài dạy để phát huy tính
tích cực, hạn chế những thiếu sót, bất hợp lí trong q trình vận hành các trạm.
Từ đó có thể thực hiện tốt hơn trong những bài dạy sau.

2.2.2.2. Áp dụng phƣơng pháp dạy học trạm vào ôn tập một số nội
dung ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn lớp12
Vận dụng những hiểu biết cơ bản về phương pháp dạy học theo trạm đã
được học tập và nghiên cứu moodunl 2, tôi đã thiết kế hoạt động dạy học ở một
số nội dung ôn tập và rèn kĩ năng cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 12
một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù bộ môn Ngữ văn.
Sau đây là một số sản phẩm minh hoạ
Ví dụ 1: ƠN TẬP KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU
1. Cách làm:
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm ( lớp có 40 học sinh)
- Bố trí lớp học theo mơ hình sau:


9

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ.
Giáo viên nêu nguyên tắc hoạt động của các trạm:
- Mỗi vị trí ngồi của 1 nhóm học sinh là một trạm học tập. Mỗi nhóm
được giao một chiếc bút khác màu với các nhóm còn lại và một bảng phụ cỡ lớn.
+ Vòng 1. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 đề đọc hiểu. Các nhóm thực
hiện trả lời các câu hỏi ra bảng phụ. Sau thời gian 10 phút, các nhóm chuyển
sang nhóm kế tiếp theo chiều kim đồng hồ.
+ Vòng 2. Nhận xét và sửa lỗi, bổ sung: Nhóm kế tiếp đọc phần bài vừa
làm của nhóm bạn, nhận xét và sửa lỗi, bổ sung bằng bút màu đặc trưng của
nhóm mình. Sau khi làm xong trong thời gian 10 phút, các nhóm tiếp tục chuyển
bảng phụ sang nhóm kế tiếp theo chiều kim đồng hồ.
+ Vòng 3. Đánh giá, cho điểm: Các nhóm nhận bài làm của nhóm bạn
thực hiện đánh giá, cho điểm từng câu trả lời và chốt điểm cho tồn bài. Sau
kkhi đánh giá xong, các nhóm chuyển tiếp bảng phụ theo chiều kim đồng hồ (về
nhóm ban đầu.)

+ Vịng 4: Các nhóm xem lại bài làm của mình, phần nhận xét, bổ sung
của nhóm bạn và điểm bài làm, nêu thắc mắc (nếu có). Thời gian 3 phút.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện thảo luận nhóm, ghi bảng phụ và chuyển bảng phụ
theo nguyên tắc đã nêu. Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh các nhóm trong q
trình thực hiện nhiệm vụ
Bước 3, 4. Báo cáo kết quả - Đánh giá sản phẩm
- Các nhóm treo bảng phụ lên bảng chính và cùng quan sát.
- Giáo viên tổng hợp bài là của các nhóm, nhận xét về hoạt động của mỗi
nhóm, mỗi vòng trạm.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh rút kinh nghiệm trong quá trình trả lời
câu hỏi phần đọc hiểu.


10
2. Sản phẩm mẫu minh họa:
ĐỀ 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Con đi biền biệt tháng ngày
Lúc dừng chân đã mây bay trắng
đầu!
Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu
Tủi thân biết mấy thân cau trước
nhà.
Con về gần, mẹ đã xa,
Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà mồ
cơi!
Mai sau dù có già rồi,
Con vẫn cần mẹ như thời trẻ thơ!
(Trích “Vẫn cần có mẹ”, Nguyễn

Văn Thu)
Đọc văn bản trên và thực
hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn
bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01
biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ
sau:
Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu
Tủi thân biết mấy thân cau trước
nhà.
Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các
dòng thơ sau như thế nào?
Con về gần, mẹ đã xa,
Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà mồ
côi!
Câu 4. Thông điệp mà anh( chị)
tâm đắc nhất qua văn bản là
gì?Nêu lí do chọn thơng điệp đó.

Bài làm của học sinh
1. Thể thơ: lục bát
2. Ẩn dụ: “Giàn trầu” “thân cau” chỉ người
mẹ.
- Tác dụng: làm cho hình ảnh giàn trầu, thân
cau trở nên gần gũi, như một sinh thể có cảm
xúc riêng. Qua đó, ta thấy được nhà thơ đã
mượn hình ảnh sự vật để bộc lộ nỗi buồn của
người con khi xa và nhớ mẹ hiền- một người
mẹ ngày đêm sống trong nỗi cô đơn để chờ

đợi con trở về.
3. Nội dung các dịng thơ:
- Ngày con trở về thì mẹ đã khơng cịn bên
con nữa, mẹ đã qua đời, để lại con bơ vơ, mọi
thứ đều trở nên trống vắng.
- Bộc lộ niềm thương cảm, xót xa của tác giả.
4. Thông điệp:
-Trân trọng những phút giây ở cạnh bên mẹ,
đừng để mất đi rồi mới hối tiếc.
- Tình mẫu tử bao giờ cũng rất thiêng liêng,
cao qu‎ý.
Nhận xét:
- Trả lời rõ ràng, đủ ý.
- Ý 2 của câu 4 chưa mang tính thơng điệp.
Cần sửa là: “Tình mẫu từ rất thiêng liêng, cao
quý, hãy luôn vun đắp và dựng xây.”
Điểm:
Câu 1: 0,5đ
Câu 2: 0,75đ
Câu 3: 0,75đ
Câu 4: 0,75đ.
Tổng: 2,75/3,0.

3. Ƣu điểm
- Cùng một lúc, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng: từ trả lời câu hỏi,
nhận xét, bổ sung kiến thức đến đánh giá sản phẩm học tập.


11
- Học sinh được tự chủ, tích cực hoạt động tham gia giải quyết các nhiệm

vụ học tập.
- Học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả của cá nhân và của nhóm mình
qua đó nâng cao năng lực đánh giá của bản thân.
- Học sinh có cơ hội nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm, các kĩ năng
tranh luận, các phương pháp giải quyết vấn đề.
- Giúp giáo viên cá biệt hóa được trình độ của từng học sinh, qua đó bồi
dưỡng học sinh giỏi và rèn luyện học sinh yếu.
- Nâng cao hứng thú của học sinh nhờ các nhiệm vụ học tập tích cực đặc
biệt là những nhiệm vụ thiết kế, chế tạo và thực hiện các thí nghiệm đơn giản.
- Khắc phục được khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị nếu cho học sinh
tiến hành đồng loạt.
4. Những điểm hạn chế của phương pháp:
Đi đơi với những ưu điểm nói trên, hình thức dạy học theo trạm có những
điểm hạn chế sau:
- Giáo viên phải có thời gian chuẩn bị nội dung và nguyên vật liệu rất
công phu, tốn nhiều thời gian, phải chịu khó hơn, phải nổ lực hơn trong việc
soạn giảng Ví dụ GV cần chuẩn bị sẵn các bảng biểu của từng trạm, các hộp để
đựng các gói câu hỏi, các bảng đáp án, phiếu học tập…
- Thời gian cần để tiến hành dạy học một đơn vị kiến thức theo hình thức
này thường dài hơn thời gian khi dạy dưới hình thức truyền thống.
- Phương pháp học theo trạm phù hợp cho các dạng bài ôn tập, luyện tập
kiến thức đã học chứ khơng thích hợp cho dạng truyền đạt kiến thức mới.
VÍ DỤ 2: ƠN TẬP KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Cách làm:
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm
- Bố trí lớp học theo mơ hình sau:


12
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ.

- Giáo viên nêu nguyên tắc hoạt động của các trạm:
+ Các trạm được bố trí ở phía trên gần bục giảng, chia làm 3 trạm với 3
nhiệm vụ khác nhau: Trạm 1- Tìm hiểu đề . Trạm 2 - Lập dàn ý. Trạm 3 - Viết
đoạn văn.
+ Giáo viên trình chiếu 3 đề bài lên bảng. Các nhóm bốc thăm chọn
đề trong phiếu học tập có màu sắc khác nhau ( Trắng, Vàng, Hồng) ghim ở
trạm 1.
+ Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập đã chọn.
Khi hoàn thành, các nhóm treo sản phẩm ở vị trí trạm 1 và nhận phiếu học tập
cùng màu sắc ở trạm 2. Tương tự như vậy đối với trạm 3. Thời gian thảo luận:
Trạm 1 - 3 phút. Trạm 2 - 5 phút. Trạm 3 - 15 phút.
+ Giáo viên giữ vai trò là người kiểm tra ở mỗi trạm. Nhóm phải hồn
thành tất cả các câu hỏi trong phiếu học tập của từng trạm mới được chuyển sang
trạm tiếp theo.
+ Sau khi các nhóm hồn thành nhiệm vụ ở tất cả các trạm, giáo viên cho
các nhóm nhận chéo phiếu học tập ở trạm 3 và yêu cầu đoán biết đề bài sau khi
đọc xong đoạn văn bản của nhóm bạn.
+ Giáo viên trình chiếu sản phẩm của 3 nhóm và hướng dẫn học sinh nhận
xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. Giáo viên chốt đánh giá.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện chọn đề bài, nhận phiếu học tập ở trạm 1.
- Các nhóm thảo luận nhóm, ghi phiếu học tập và treo ở trạm 1, nhận
phiếu học tập ở trạm 2 và thực hiện tương tự đến hết trạm 3.
- Các nhóm nhận bài làm của nhóm bạn ở trạm 3 và thực hiện đốn biết đề
bài và nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh các nhóm trong q trình thực hiện
nhiệm vụ.
Bước 3, 4. Báo cáo kết quả - Đánh giá sản phẩm
- Các nhóm treo bảng phụ lên bảng chính và cùng quan sát.
- Giáo viên tổng hợp bài là của các nhóm, nhận xét về hoạt động của mỗi

nhóm, mỗi vịng trạm.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh rút kinh nghiệm trong quá trình trả lời
câu hỏi phần đọc hiểu.
2. Phiếu học tập dùng cho hoạt động


13
*Trạm 1

*Trạm 2

*Trạm 3


14
3. Ƣu điểm
- Cùng một lúc, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng: từ tìm hiểu đề, lập
dàn ý, viết đoạn văn đến nhận xét, đánh giá sản phẩm học tập.
- Học sinh giải quyết được khối lượng công việc đảm bảo.
- Tạo khơng khí thi đua sơi nổi, khẩn trương, tạo hứng thú cho học sinh.
- Giáo viên dễ trao đổi, dễ nắm bắt tình hình học tập, tiếp thu bài giảng của
mỗi nhóm, từ đó tập trung vào bồi dưỡng thêm cho nhóm có kết quả thấp hơn.
Với tiết học rèn kĩ năng viết bài nghị luận văn học, giáo viên cũng áp
dụng phương pháp tương tự như rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội. Giáo
viên chỉ cần chú ý chia nhỏ nhiệm vụ để học sinh thực hiện trong khoảng thời
gian nhất định.
VÍ DỤ 3: KẾ HOẠCH BÀI DẠY ÔN TẬP VĂN HỌC
(Ngữ văn 12, tập II, SGK trang 196)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:

- Học sinh liệt kê được các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn hiện đại
từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX và một số tác phẩm văn
học nước ngoài tiêu biểu.
- Học sinh phân tích được đặc điểm cơ bản của tác tác phẩm văn học
trọng tâm giai đoạn này.
- Học sinh so sánh, đối chiếu, nhận xét đánh giá được những khác biệt,
độc đáo trong một số tác phẩm.
- Học sinh viết được đoạn nghị luận văn học về một vấn đề trong tác phẩm.
2. Kỹ năng:
- Học sinh phát triển được các kĩ năng cơ bản: Kĩ năng thống kê, kĩ năng
làm việc nhóm, kĩ năng trình bày một vấn đề...
- Học sinh được rèn kĩ năng phân tích văn học theo từng cấp độ: tác
phẩm, hình tượng, ngơn ngữ văn học ....
- Học sinh được phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ
và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực
ngôn ngữ.
3. Thái độ, phẩm chất:
- Học sinh được rèn luyện thái độ sống và làm việc có trách nhiệm,
nghiêm túc.
- Học sinh được bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, quan tâm giúp đỡ nhau
cùng hoàn thành nhiệm vụ.
- Học sinh nêu cao được đức tính chăm chỉ học tập và làm việc để vươn
tới mục tiêu tốt đẹp.


15
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên chuẩn bị:
- Thiết kế kế hoạch bài dạy chu đáo
- Phương án chia nhóm học tập.

- Bảng phụ, giấy A0, bút dạ, khung treo.
- Maket tên các trạm.
2. Học sinh chuẩn bị:
- Các kiến thức liên quan
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Phân cơng nhiệm vụ thành viên nhóm.
- Kê bàn ghế theo 4 trạm.
- Trang trí lớp học tạo khơng khí thoải mái, phấn chấn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu
- Nêu mục tiêu tiết học để học sinh dễ hình dung và thực hiện hiệu quả
các hoạt động.
- Tạo tâm thế tự tin, phấn khởi, sẵn sàng tham gia hoạt động học.
*Nội dung:
- Nêu nguyên tắc hoạt động dạy theo trạm, những tiến trình của hoạt động này.
* Sản phẩm:
- Những quy định đối với các nhóm khi thực hiện học theo hình thức trạm.
* Tổ chức thực hiện
Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện tổ chức lớp học theo trạm:
+ Lớp chia 4 nhóm hoạt động độc lập.
+ Trong khơng gian lớp học, bố trí 4 vị trí độc lập tương ứng với 4 trạm
học tập. Mỗi trạm được đặt theo tên của 1 tác giả và đặt các phiếu học tập liên
quan đến tìm hiểu tá giả, tác phẩm đó.
+ Mỗi nhóm được bốc thăm chọn 1 trong 4 trạm để thực hiện nhiệm vụ.
+ Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong phiếu học tập của từng trạm sẽ
chuyển sang trạm kế bên thực hiện đối sánh và nhận xét vào phiếu học tập cuối
cùng của nhóm bạn.
+ Thời gian thực hiện là 15 phút.

- Giáo viên nhấn mạnh yêu cầu:


16
+ Các nhóm làm việc khẩn trương, đúng tiến độ, tránh làm ảnh hưởng đến
tiến độ chuyển trạm của nhóm bạn.
+ Trình bày phiếu rõ ràng, khoa học, đảm bảo đúng nội dung yêu cầu.
- Giáo viên nêu phương án đánh giá sản phẩmcủa học sinh:
+ Yêu cầu sản phẩm: Mỗi phiếu trả lời đầy đủ, rõ ràng, chính xác được
cộng tối đa 10 điểm.
+ Phiếu cuối cùng khi chuyển trạm chất lượng tốt được tối đa 20 điểm.
Trường hợp các nhóm có số điểm bằng nhau thì nhóm hồn thành nhiệm
vụ ở trạm cuối cùng trước sẽ chiến thắng.
Sơ đồ trạm học tập:

Bƣớc 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh lắng nghe để thực hiện.
- Học sinh bốc thăm chọn trạm và ngồi vào vị trí trạm vừa bốc thăm.
Bƣớc 3. Kết quả thực hiện
Kết quả bốc thăm, phân cơng nhiệm vụ của các nhóm.
Hoạt động 2: ƠN TẬP
*Mục tiêu
- Học sinh nhớ được những kiến thức cơ bản về 4 tác giả tác phẩm.
- Rèn kĩ năng trình bày khái quát vấn đề, kĩ năng nhận biết các đơn vị
kiến thức liên quan đến nhiệm vụ.
- Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá sản phẩm học tập cho học sinh.
* Nội dung:
- Kiến thức trọng tâm về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt.



17
- Kiến thức trọng tâm về tác giả Tơ Hồi và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
- Kiến thức trọng tâm về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa.
- Kiến thức trọng tâm về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm
“Rừng xà nu”.
* Sản phẩm: 4 sơ đồ tư duy hoàn thiện của 4 trạm.
* Tổ chức thực hiện:
Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Các nhóm ngồi đúng vị trí của trạm đã bốc thăm.
- Học sinh nhận phiếu học tập đã đặt ở mỗi trạm.
(Hình 1,2,3,4 phần Phụ lục)
Bƣớc 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận điền nội dung kiến thức, hoàn thiện sơ đồ tư duy về
tác giả, tác phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên quan sát hỗ trợ học sinh các nhóm.
Bƣớc 3. Báo cáo sản phẩm
- Các nhóm treo sản phẩm trên tường lớp tại chỗ ngồi.
- 4 nhóm di chuyển theo chiều kim đồng hồ đến trạm kế tiếp, quan sát sản
phẩm ở trạm bạn, thảo luận tại chỗ và ghi nhận xét, đánh giá ra nháp.
- Tùy vào thời lượng ơn tập, các nhóm có thể thực hiện qua tất cả các trạm
để quan sát và nhận xét sản phẩm của từng trạm.
Bƣớc 4. Nhận xét, đánh giá sản phẩm
- Các nhóm về vị trí trạm ban đầu, lần lượt nhận xét sản phẩm của từng
trạm và so sánh với sản phẩm nhóm mình.
- Giáo viên chốt nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm hoạt động học.
Hoạt động 3: Vận dụng
*Mục tiêu
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm văn.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực sáng tạo độc lập.

*Nội dung: Viết một đoạn nghị luận: nhận xét về giá trị nhân đạo (hiện
thực, hoặc một nét đặc sắc nghệ thuật) trong 4 tác phẩm trên.
*Sản phẩm: Đoạn văn bản hoàn chỉnh.
*Tổ chức thực hiện:
Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Viết đoạn văn nghị luận khoảng
150 chữ nhận xét về:


18
Nhóm 1: Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân)
Nhóm 2: Giá trị hiện thực trong “Vợ chồng A Phủ” (Tơ Hồi).
Nhóm 3. Nghệ thuật sử dụng độc thoại, đối thoại trong tác phẩm “Hồn
Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
Nhóm 4. Nghệ thuật tạo tình huống trong “Chiếc thuyền ngồi xa” của
Nguyễn Minh Châu.
Bƣớc 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận tại lớp và viết lên bảng phấn, hoặc làm ở nhà.
- Giáo viên hỗ trợ học sinh các nhóm hồn thiện bài làm.
Bƣớc 3. Báo cáo sản phẩm
- Các nhóm lần lượt đọc đoạn văn vừa làm, hoặc quan sát trên bảng phấn.
- Nhóm khác lắng nghe, quan sát.
Bƣớc 4. Nhận xét, đánh giá sản phẩm
- Các nhóm nhận xét chéo các sản phẩm của nhóm bạn.
- Giáo viên chốt nhận xét, đánh giá.
- GV dặn dò, giao bài tập về nhà:
2.2.2.3. Tính mới của giải pháp đƣợc áp dụng tại đơn vị trƣờng
THPT Chu Văn An.
- Có thể nói quy trình dạy học của chúng tơi soạn thảo có tính khả thi
cao, phát huy được năng lực hợp tác của học sinh.

- Về phía giáo viên:
+ Tránh được lối mịn trong tư duy truyền giảng một chiều; giúp học sinh
tiếp cận tốt hơn nội dung bài học.
+ Luôn ý thức tự làm mới mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách
thức tổ chức dạy học giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong tiếp cận
nội dung bài học.
- Về phía học sinh: .
+ Trong q trình học tập , HS rất hứng thú, tích cực với phương pháp
học tập mới, HS được trao đổi, diễn đạt ý kiến, bảo vệ quan điểm của mình và
phản biện ý kiến của các bạn khác thơng qua thảo luận nhóm, từ đó có sự
tương tác, tranh luận, tạo mâu thuẫn là động lực cho sự phát triển và nâng cao
kiến thức.
+ Dạy học theo trạm sẽ giúp cho học sinh hình thành và phát triển các kĩ
năng xã hội như: giao tiếp, khả năng hợp tác, làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh
nghiệm cũng như kiến thức, giúp các em phát triển kỹ năng hợp tác tương trợ
và giúp đỡ nhau trong học tập, tự tin hơn trong giao tiếp, tăng khả năng thuyết
trình, đồng thời giúp HS lĩnh hội tri thức và kỹ năng với chất lượng tốt hơn từ đó


19
phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội
được kiến thức bài học và kiến thức xã hội. Đó chính là nền tảng cho việc hình
thành, phát triển và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp :
Sáng kiến“Áp dụng phương pháp dạy học theo trạm vào dạy ôn tập môn
ngữ văn tại trường THPT Chu Văn An” mang tính thực tế rất cao, đã và đang
được áp dụng vào công tác giảng dạy môn Ngữ Văn trong những tiết ôn tập, ôn
thi THPT QG môn Ngữ, tại trường THPT Chu Văn An bắt đầu từ năm học
2020 -2021 đến nay và đang tiếp tục được sử dụng phương pháp này tại một số
lớp ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Văn Yên .Đặc

biệt là trong năm học 2020-2021, 2021-2022 tổ Ngữ Văn đã vận dụng phương
pháp dạy học trạm vào ôn tập các chuyên đề bồi dưỡng học sinh mũi nhọn ở
trường THPT Chu Văn An , huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Sau khi sáng kiến
kinh nghiệm hoàn thiện và được Hội đồng khoa học cấp ngành công nhận thì tác
giả sẽ cơng bố rộng rãi tới các đồng nghiệp, các thầy, cô giáo trong các trường
THPT mà tác giả đã trực tiếp trao đổi, liên hệ để thu thập những thông tin, tư
liệu cần thiết phục vụ cho q trình nghiên cứu và hồn thành sáng kiến. Từ đó,
sáng kiến có thể xem như một tư liệu tham khảo cho các thầy, cơ giáo trong
trong q trình dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và
năng lực người học sinh hiện nay.
4. Hiệu quả từ việc áp dụng phƣơng pháp dạy học theo trạm
4.1. Cách thức thực hiện:
* Đối với giáo viên
Là giáo viên dạy văn cấp THPT, khi thực hiện đề tài này cũng là một cách
chúng tôi tự học, tự nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Hơn nữa, chúng
tơi mong muốn qua đề tài này sẽ giúp học sinh rèn được kỹ năng thể hiện quan
điểm riêng, kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng lập luận, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
xử lí các đề thi- một nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình Ngữ văn THPT,
một cách tốt nhất. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chúng tôi được trao đổi với
đồng nghiệp về một cách làm mới mẻ và hiệu quả chúng tôi từng áp dụng thành
cơng trong các tiết ơn tập chuản bị kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia.
* Đối với học sinh
- Đánh giá định tính :
+ Thơng qua việc tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh ngay sau giờ ôn
tập để chuẩn bị thi THPT Quốc gia đạt hiệu quả cao.
+ Giúp các em phát triển kỹ năng hợp tác tương trợ và giúp đỡ nhau trong
học tập, tự tin hơn trong giao tiếp, tăng khả năng thuyết trình, đồng thời giúp HS
lĩnh hội tri thức và kỹ năng với chất lượng tốt hơn từ đó phát triển tư duy, khả
năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội được kiến thức bài học
và kiến thức xã hội.



20
+ Việc áp dụng phương pháp dạy học theo trạm tạo khơng khí thi đua, sơi
nổi, khẩn trương mà khơng nhàm chán đơn điệu, khiến học sinh hứng thú tự tin
hơn trong việc xử lí các dạng đề ơn tập, từ đó kết quả bài thi cũng được nâng cao
rõ rệt.
- Đánh giá định lượng:
+ Thực hiện kiểm tra, đánh giá qua bài kiểm tra giữa kì, cuối kì ở các lớp
thực nghiệm để so sánh hiệu quả thực nghiệm với lớp đối chứng (lớp không áp
dụng sáng kiến). Đồng thời khảo sát lớp thực nghiệm để so sánh kết quả đạt được
tại lớp thực nghiệm trước và sau khi áp dụng sáng kiến đảm bảo tính khách quan.
+ Đối tượng thực nghiệm, khảo sát đối chứng: Học sinh lớp 12, Trường
THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
+ Cách thức thực nghiệm, khảo sát đối chứng: Lấy bài kiểm tra cuối học kì
để so sánh, đối chứng kết quả thu được làm minh chứng cho kết quả đạt được
của sáng kiến.
4.2. Kết quả khảo sát đối chứng.
4.2.1. Kết quả khảo sát định tính.
Lớp

Trƣớc khi áp dụng biện pháp
(Không vận dụng phƣơng pháp
dạy học Trạm trong ôn tập )

Sau khi áp dụng biện pháp
( Có vận dụng phƣơng pháp
dạy học Trạm trong ôn tập )

Số HS hứng thú, tích

cực với bài học

Tỉ lệ

Số HS hứng thú, tích
cực với bài học

Tỉ lệ

12A5

25/38

65,7%

37/38

97,8%

12A6

26/40

65,0%

39/40

92,8%

12A3


31/43

72%

39/43

90,6%

12A8

27/40

67,5

35/40

87,5%

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy việc áp dụng phương pháp dạy học theo
trạm trong giờ ôn tập đã đem lại hiệu quả cao, tạo hứng thú cho học sinh rất
nhiều so với khi chưa áp dụng các phương pháp và kĩ thuật phương pháp dạy
học theo trạm vào ơn tập, các em tỏ ra thích thú hơn và như vậy hiệu quả của bài
học cũng từng bước được nâng lên. Cụ thể:
Kết quả khảo sát 02 lớp 12 của đồng chí Nguyễn Thị Phương Lan: So
với kết quả khi khảo sát áp dụng biện pháp thì số học sinh say mê, hứng thú
với mơn học ở lớp 12A5 tăng 32,1% và lớp 12A6 là 30,9% so với khi chưa áp
dụng biện pháp.
Kết quả khảo sát 02 lớp 12 của đồng chí Nguyễn Thị Huê: So với kết quả
khi khảo sát áp dụng biện pháp thì số học sinh say mê, hứng thú với môn học ở

lớp 12A8 tăng 20% và lớp 12A3 là 18,6% so với khi chưa áp dụng biện pháp..


21
Như vậy, nếu giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và chú
trọng vào việc tổ chức hoạt động vào các tiết ơn tập thì dự kiến có thể thu được
kết quả cao hơn, thậm chí có thể giúp cho 100% học sinh hứng thú và say mê
với bài học
4.2.2. Kết quả khảo sát định lƣợng:
4.2.2.1. Thực nghiệm tại trƣờng THPT Chu Văn An áp dụng giải
pháp từ năm học 2020-2021, đến nay.
* Kết quả áp dụng giải pháp vào giáo dục mũi nhọn môn Ngữ văn của
tổ Ngữ Văn năm học của trường THPT Chu Văn An đã được nâng lên rõ rệt
cụ thể nư sau:
Năm học

Kết quả cấp tỉnh

2020 - 2021

Đạt 07 học sinh giỏi cấp tỉnh

2021 - 2022

Đạt 09 học sinh giỏi cấp tỉnh
Tăng 02 học sinh.

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy kết quả thi môn Ngữ Văn cấp tỉnh của
trường năm 2021-2022 tăng cao hơn so với năm học trước 2019-2020, góp phần
đưa chất lượng giáo dục mũi nhọn của trường THPT Chu Văn An năm học

2021-2022 đứng thứ 2 sau trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (52 giải cấp
tỉnh)
*Kết quả áp dụng giải pháp tại trường THPT Chu Văn An, huyện Văn
n, tỉnh n Bái: Có 02 đồng chí giáo viên cùng với tác giả tham gia áp
dụng sáng kiến trong học năm học 2020 – 2021 và bài thi học kì II năm học
2021-2022.
Áp dụng giải pháp này vào lớp 12 của đồng chí Nguyễn Thị Phương Lan
vào bài thi cuối học kỳ II năm học 2020 - 2021
Kết quả điểm bài thi thử ở lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)
như sau:
Tổng số

Giỏi, khá

T.Bình

Yếu

Trên TB

HS

%

HS

%

HS


%

HS

%

HS

%

Lớp đối chứng
(12A6)

40

100

17

42,5

15

37,5

8

20

32


80

Lớp thực
nghiệm (12A5)

38

100

28

73,7

10

26,3

0

0

38

100

Tên lớp

So sánh giữa lớp thực
nghiệm với lớp đối chứng


+ 31,2

- 11,1

- 20

+ 20

(+: cao hơn; -: thấp hơn)


22
Áp dụng giải pháp vào lớp 12 của đồng chí Ngyễn Thị Huê ( thực hiện
trong bài thi cuối học kỳ I năm học 2021- 2022)
Kết quả điểm bài thi cuối học kì II năm học 2021-2022 ở lớp thực nghiệm
(TN) và lớp đối chứng (ĐC) như sau:
Tổng số

Giỏi, khá

HS

%

HS

%

HS


%

HS

%

HS

%

Lớp đối chứng
(12A3)

43

100

15

34,8

16

37,3

12

27,9


31

72

Lớp thực
nghiệm (12A8)

40

100

25

62,5

10

25

5

12,3

35

87,5

Tên lớp

So sánh giữa lớp thực

nghiệm với lớp đối chứng

+
27,7

T.Bình

12,3

Yếu

15,6

Trên TB

+
15,5

(+: cao hơn; -: thấp hơn)
Biểu đồ So sánh kết quả lớp thực nghiệm với lớp đối chứng

30 28
25

25
20

17
15


15
10

10

8

10
5

5
0

1516
12

0
12A5
(TN)

12A6
(ĐC)

KHÁ GIỎI

12A8
(TN)
T.BÌNH

12A3

(ĐC)
YẾU

Qua phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả đạt được của các lớp áp dụng
sáng kiến cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên, đặc biệt là điểm
khá, giỏi ở các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Tỉ lệ học sinh đạt điểm
yếu, kém trong bài kiểm tra giảm đi rõ rệt, cụ thể như sau:
Kết quả áp dụng giải pháp của đồng chí Nguyễn Thị Phương Lan cho
thấy: đối với bài kiểm tra cuối kì I, tỉ lệ điểm từ khá trở lên của lớp thực nghiệm
(12A5) so với lớp đối chứng (12A6) đạt 73,7 %, trong đó tỉ lệ điểm khá ,giỏi
cao hơn 31,2%, tỉ lệ điểm Trung bình thấp hơn 11,1 %, tỉ lệ điểm Yếu, Kém
khơng có,tỉ lệ từ trung bình trở lên cao hơn 20%.


23
Kết quả áp dụng giải pháp của đồng chí Nguyễn Thị Huê cho thấy: So
sánh kết quả lớp thực nghiệm 12A8 , lớp12A3 lớp đối chứng ,sau khi áp dụng
sáng kiến so với trước khi áp dụng sáng kiến (tiến hành khảo sát qua bài kiểm
tra bài kiểm tra cuối kì II) cho thấy, tỉ lệ điểm khá, giỏi tăng 27,7 %, điểm Trung
bình giảm 12.3% điểm yếu kém giảm 15,6%, điểm từ trung bình trở lên tăng
15,5%.
Qua các bảng thống kê, đối chiếu kết quả học tập của học sinh sau khi
được áp dụng thử nghiệm so với lớp chưa được áp dụng cho thấy chất lượng bộ
mơn có sự cải thiện và hiệu quả qua chất lượng giảng dạy. Số lượng học sinh
khá giỏi tăng dần và ổn định số học sinh yếu kém giảm dần thậm chí có lớp k
cịn học sinh yếu ,kém; số học sinh học trung bình
4.2.2.2. Thực hiện tại Trung tâm nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên
huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, có đồng chí giáo viên Nguyễn Thị Hải Yến
cùng tham gia áp dụng sáng kiến từ học kì II năm học 2020 - 2021 đến nay:
Kết quả điểm thi học kì I năm học 2020-2021 ở lớp thực nghiệm (TN) và

lớp đối chứng (ĐC) như sau:
Tên lớp

Tổng số

Giỏi, khá

Yếu

T.Bình

HS

%

HS

%

HS

%

HS

Lớp đối chứng
(12A1)

36


100

8

22,2

17

47,2

11

30,5 25

69,4

Lớp thực
nghiệm (12A2)

38

100

15

39,5

16

43,1


7

17,4 31

81,6

So sánh giữa lớp thực
nghiệm với lớp đối chứng

+17,3

+4,1

%

Trên TB

-13,1

HS

%

+12,2

(+: cao hơn; -: thấp hơn)
Tại Trung tâm GDNN - GDTX huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái: Khi vận dụng
sáng kiến đã cho thấy giải pháp phù hợp với yêu cầu giáo dục ở thời điểm hiện tại.Qua
quá trình thực nghiệm, áp dụng sáng kiên vào dạy học và kiểm tra, đánh giá tại Trung

tâm đã cho kết quả khả quan cu thể là: với lớp đối chứng (lớp 12A2 - không áp dụng
sáng kiến) chỉ áp dụng giảng dạy theo hướng truyền thống, chưa chú trọng nhiều vào
hướng dẫn học sinh ơn tập nghiên cứu thì học sinh vẫn ôn tập một cách thụ động,
riêng lẻ, khơng hình thành được khả năng tự lập, đối chiếu vấn đề, khơng có
hứng thú học tập, khơng quan tâm đến kết quả học tập, không biết muốn nghiên
cứu phải bắt đầu từ đâu, làm những gì. Với lớp thực nghiệm (lớp12A1), học sinh
rất hào hứng khi tham gia dự án học tập. Bằng chứng là các em đã biết làm việc
hợp tác theo nhóm, biết phân cơng nhiệm vụ cụ thể với thời gian và mục tiêu rõ
ràng để bất cứ thành viên nào trong nhóm cũng phải tích cực làm việc để có sản
phẩm chất lượng của cả nhóm. Qua đó, kết quả điểm khá giỏi tăng đáng kể +
17,3% và điểm yếu giảm hẳn - 13,1%, điểm từ trung bình trở lên tăng lên rõ rệt
so với lớp đối chứng. Có thể thấy chát lượng học tập đã được cải thiện đáng kể.


24
Thông qua kết quả kiểm chứng, đối chiếu chất lượng dạy học qua bài thi
học kì tại Trung tâm GDNN - GDTX huyện Văn Yên, được trao đổi thông tin,
chia sẻ, áp dụng thử nghiệm khi áp dụng giải pháp này của tác giả vào tiết ôn tập
thấy hiệu quả hơn và có tính khả thi nếu áp dụng sáng kiến trong q trình dạy
học mơn Ngữ Văn
Qua các bảng thống kê, đối chiếu kết quả học tập của học sinh sau khi
được áp dụng thử nghiệm so với lớp chưa được áp dụng cho thấy chất lượng bộ
mơn có sự cải thiện và hiệu quả qua chất lượng giảng dạy. Số lượng học sinh
khá giỏi ổn định, tăng dần, giảm tỉ lệ học sinh yếu. Như vậy, nếu giáo viên tiếp
tục áp dụng giải pháp này cho học sinh sẽ góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng
học tập bộ môn và tạo thuận lợi cho việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong
giai đoạn hiện nay.
Tóm lại, có thể nói, Vận dụng sáng kiến kinh nghiệm kết quả thu được
giữa các khối lớp, các trường khi áp dụng sáng kiến còn khác nhau và chưa thực
sự khởi sắc, nhưng các minh chứng đã cho thấy kết quả của việc áp dụng sáng

kiến được khẳng định hiệu quả rõ rệt. Với kết quả thu được như trên chúng tôi sẽ
tiếp tục áp dụng các giải pháp trên vào các giờ dạy ôn tập ở các khối lớp để nâng
cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn.
Cơ quan, đơn vị áp dụng SKKN: Sáng kiến được nhóm chuyên môn Ngữ
Văn Trung tâm GDNN-GDTX Huyện Văn Yên áp dụng.
5.Những ngƣời tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu tại
trƣờng.

TT

Họ và tên

1

Nguyễn Thị
Phương Lan

Trình
Chức
độ
Năm sinh Nơi cơng tác
danh chuyên
môn

Nội dung
công việc
hỗ trợ

02/01/1976


Trường
THPT Chu
Văn An

Giáo
viên

Thạc sĩ

Áp dụng
kiểm tra,
đánh giá

2.

Nguyễn Thị Huê 2/10/1982

Trường
THPT Chu
Văn An

Giáo
Cử nhân
viên

Áp dụng
kiểm tra,
đánh giá

3.


Nguyễn Thị Hải
Yến

Trung tâm
GDNN GDTX

Giáo
Cử nhân
viên

Áp dụng
kiểm tra,
đánh giá

11/9/1977

6. Các thông tin cần đƣợc bảo mật:
Tài liệu cần phổ biến rộng rãi cho giáo viên giảng dạy, khơng có thơng tin
bảo mật.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến


25
Nhà trường, đã tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất phù hợp: Đảm bảo các
điều kiện phục vụ dạy học thông thường như các tài liệu tham khảo, sách giáo
khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng, phòng học và các đồ dùng, thiết bị khác như
bảng, bàn ghế, máy tính, máy chiếu để tác giả có thể áp dụng dùng thử sáng kiến
và đã đem lại hiệu quả nhất định. Nhiều bài kiểm tra đã được áp dụng bằng các
đề thực nghiệm xây dựng theo hướng đổi mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

nhằm đáp ứng nhu cầu phân hóa học sinh.
Tổ chun mơn Ngữ Văn trong nhà trường đã đưa nội dung áp dụng sáng
kiến của tác giả vào kế hoạch tổ, coi đây là một nội dung sinh hoạt chuyên đề,
phân công giáo viên và một số lớp áp dụng dùng thử để kiểm chứng hiệu quả
của sáng kiến và cũng đã đêm lại hiệu quả nhất định.
Người áp dụng: Giáo viên bộ bơn Ngữ văn có trình độ chun mơn và
nghiệp vụ sư phạm, tích cực, yêu nghề, đầu tư thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu.
Đối tượng áp dụng: học sinh THPT phải tích cực hợp tác như chuẩn bị
bài, hứng thú say mê học tập.
8. Tài liệu kèm theo: Khơng
III. CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN

Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo là đúng. Nếu có gian dối
hoặc không đúng sự thật trong báo cáo tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo
quy định của pháp luật. /.
Văn Yên, ngày 05 tháng 02 năm 2022
Ngƣời viết báo cáo

Lê Thị Thuỷ
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................



×