Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Hướng dẫn nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.96 KB, 11 trang )

HƯỚNG DẪN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ
HỘI CHO TRẺ MẦM NON TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ là một trong các lĩnh vực
giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non, góp phần phát triển tồn diện nhân
cách trẻ. Sự phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học
và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Do vậy, trong chương trình giáo dục mầm non,
giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là một trong các lĩnh vực giáo dục
quan trọng.
Xã hội hiện nay nảy sinh những vấn đề phức tạp, những hiểm nguy không
lường trước. Địi hỏi con người phải có kỹ năng, kiến thức để vượt qua được những
thách thức đó. Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết những kiến thức được học thành
thái độ, giá trị, thói quen lành mạnh, kỹ năng ứng phó và vượt qua những rủi ro.
Giúp trẻ có được một cuộc sống an toàn, chất lượng và hạnh phúc trong một xã hội
hiện đại với văn hóa đa dạng và nền kinh tế phát triển hội nhập.
Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non nói chung là tiền đề quan
trọng cho sự phát triển tồn diện của trẻ, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống,
giúp trẻ tự tin, chủ động giao lưu tình cảm với những người xung quanh và biết
cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, rèn luyện cho trẻ khả năng tự phục vụ.
Các kĩ năng xã hội của trẻ còn hạn chế qua việc ứng xử giao tiếp, chưa biết cách
cảm thông chia sẻ hợp tác với các bạn với người lớn hoặc kỹ năng tự phục vụ hay
tự bảo vệ bản thân. Đặc biệt đối với trẻ 3-4 tuổi, trẻ thường thụ động chưa tích cực
thể hiện tình cảm của mình với mọi người xung quanh, chưa có nhiều kỹ năng xã
hội trong cách ứng xử với những tình huống trong sinh hoạt, cách thực hiện các
quy tắc ứng xử xã hội đôi lúc chưa phù hợp với độ tuổi.
1. Các năng lực tình cảm xã hội: Phát triển xã hội: Áp dụng các quy tắc xã
hội, thấu cảm với người khác, giải quyết mâu thuẫn, tôn trọng sự đa dạng, hòa hợp
với thiên nhiên; Phát triển tình cảm: nhận biết cảm xúc, tự trọng tích cực, biết ơn;


Phát triển nhận thức: Chức năng điều hành (EF): (kiểm soát ức chế, nhận thức linh
hoạt, bộ nhớ làm việc), Đón nhận quan điểm


2. Ngun tắc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ
- Nội dung giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội được tích hợp ở tất
cả các lĩnh vực giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non.
- Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng
xã hội phải phù hợp với đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của từng
lứa tuổi.
- Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cần được thực hiện thường
xuyên, mọi lúc, mọi nơi ở tất cả các thời điểm trong chế độ sinh hoạt
 hàng ngày của trẻ ở trường mầm non.
- Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cần tăng cường cho trẻ tham
gia các trải nghiệm thực hành gắn với cuộc sống thực của trẻ.
- Trẻ phải được sống và giáo dục trong mơi trường tích cực, thân thiện, ở đó
mỗi trẻ đều được yêu thương, chăm sóc, an tồn, tơn trọng, đối xử cơng bằng và
phát huy mọi tiềm năng sẵn có.
- Người lớn phải ln làm gương và là hình mẫu trong cách thể hiện tình cảm,
biểu lộ cảm xúc, các hành vi giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống.
3. Để thực hiện tốt được hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội
cho trẻ trong trường mầm non, cần thực hiện tốt các nội dung sau:
  - Nắm chắc mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
  - Bồi dưỡng giáo viên về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động động
giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.
  - Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm và kỹ
năng xã hội một cách linh hoạt, phù hợp. Khi xây dựng kế hoạch cần căn cứ vào:
+ Mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành.


+ Nội dung và kết quả mong đợi lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm và kỹ
năng xã hội đối với trẻ ở từng độ tuổi.

+ Kế hoạch giáo dục năm học; chủ đề/tháng/tuần.
+ Điều kiện cơ sở vật chất của nhóm/lớp, trường.
+ Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội, của gia đình, nhà trường, địa phương.
+ Nhu cầu, khả năng và kinh nghiệm của trẻ trong nhóm/lớp
  - Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã
hội cho trẻ một cách linh hoạt, lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày, lựa chọn
những nội dung chuyên biệt theo chủ đề để tổ chức hoạt động giáo dục tình cảm và
kỹ năng xã hội cho trẻ một cách phù hợp, không máy móc.
 - Tăng cường bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ, khuyến khích giáo viên tận dụng tình huống thật, vật thật để
giáo dục trẻ.
 - Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, văn minh, an toàn cho
trẻ, xây dựng và thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Mỗi
Cán bộ, giáo viên, nhân viên là một tấm gương đồng thời là tun truyền viên tích
cực về ứng xử văn hóa, thân thiện trong nhà trường.
Giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội được thực hiện trong mọi thời
điểm hàng ngày một cách linh hoạt, tuy nhiên giáo viên vẫn có thể dự kiến trước
một số nội dung đưa vào kế hoạch giáo dục của mình để chủ động hơn trong quá
trình thực hiện các hoạt động giáo dục. Tất nhiên kế hoạch này chỉ là dự kiến, linh
hoạt, giáo viên có thể lựa chọn thực hiện phù hợp với các hồn cảnh, tình huống
thực tế của lớp mình.
Để có những kỹ năng, hay bất cứ hành vi tốt nào, chúng ta đều cần luyện tập
và rèn luyện đúng cách và trẻ em cũng vậy.
Những kỹ năng sống cần có và có thể giáo dục trẻ là: Kỹ năng vận động, kỹ
năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự vệ, kỹ năng


kiểm soát cảm xúc, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phản biển,

Sau đây là ba bước cơ bản nhất về quy trình giúp trẻ tạo lập kỹ năng tốt cho

trẻ.
 Trẻ có kiến thức về hành động: múc đích, đối tượng, cách thức, điều kiện
hành động.
 Có sự hướng dẫn của người có kiến thức và kỹ năng cao hơn, bên cạnh đó
trẻ phải tích cực tham gia học hỏi, quan sát, làm thử…
 Trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng, kỹ xảo đã có vào
thực hành luyện tập để hình thành kỹ năng và sử dụng kỹ năng một cách linh hoạt
trong nhứng điều kiện khác nhau.
Để hành động trở thành kỹ năng trẻ cần được rèn luyện qua một quá trình.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần phải gắn với hành động và việc làm thực tế. Trẻ
cần được trải nghiệm thưc tế. Sự trải nghiệm sẽ giúp trẻ nhận thấy ý nghĩa thiết
thực của việc chủ động, từ đó vận dụng các kỹ năng cần thiết vào từng tình huống
cụ thể trong cuộc sống. Hàng cha mẹ và nhà trường có thể giáo dục cho trẻ qua
nhiều hình thức như:
Thơng qua hoạt động vui chơi: vui chơi là hoạt động mang lại nhiều hứng
khởi cho trẻ cũng như cho trẻ rất nhiều cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng khác
nhau để giải quyết nhiệm vụ của các trò chơi. Trong trò chơi trẻ sẽ được hóa thân
thành nhiều vai trị khác nhau học hỏi, phát huy trí tưởng tượng. Để trị chơi phát
triển mỗi đứa trẻ đều phải cố gắng hồn thành vai trị của mình, đồng thời phải hợp
tác và chia sẻ với bạn bè.
Thông qua sinh hoạt hàng ngày: Sinh hoạt hàng ngày của trẻ là những hoạt
động lặp đi lặp lại vì vậy trẻ rèn luyện và thực hiện các công việc một cách dễ
dàng. Thứ 2 trong sinh hoạt nay sinh rát nhiều vấn đề phát sinh đó chính là mơi
trường quý báu cho trẻ hình thành và phát triển kỹ năng sống mới.


Thông qua hoạt động sáng tạo: Các hoạt động sáng tạo như những trị chơi
“nhập vai” và giải quyết tình huống giả định giúp trẻ hình thành những kỹ năng
sống một cách nhẹ nhàng, thú vị.
Thông qua xem phim, nghe kể truyện: Nội dung các bộ phim hoặc câu chuyện

sẽ là gợi ý cho trẻ trong cách hành xử và giải quyết tình huống.









×