Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phân tích chi phí trực tiếp y tế cho điều trị hiv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 113 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------

TRƯƠNG NGỌC PHƯƠNG BÌNH

PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP Y TẾ
CHO ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015 – 2019
VÀ ĐỀ XUẤT PHÂN BỔ KINH PHÍ
TRONG ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2020 – 2024
TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

SỞ Y TẾ BẠC LIÊU



ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU
-----------------------------------------------

TRƯƠNG NGỌC PHƯƠNG BÌNH
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

PHÂN TÍCH
CHI
PHÍ
TRỰC
ĐÁNH
GIÁ
KẾT
QUẢ TIẾP Y TẾ
CỦA PHẪU
LONGO
TRONG ĐIỀU
BỆNH2015
TRĨ TẠI
BỆNH
CHO THUẬT
ĐIỀU TRỊ
HIV/AIDS
GIAITRỊ
ĐOẠN
– 2019
VIỆN BẠC LIÊU
VÀ ĐỀ XUẤT

PHÂN BỔ KINH PHÍ
Từ thang 4/2015 đến tháng 10/2015

TRONG ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2020 – 2024
TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
Chủ nhiệm đề tài:

BS CKI. ĐỖ QUỐC CÔNG.

Cơ quan thực hiện: BIỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU
Cơ quan chủ
quản: SỞ TỔ
Y TẾ
BẠC LIÊU
NGÀNH:
CHỨC
QUẢN LÝ DƯỢC

MÃ SỐ: 8720212
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHẠM ĐÌNH LUYẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các
số liệu sử dụng phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng
quy định. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài do tôi tự thiết kế, phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Học viên

Trương Ngọc Phương Bình

.


.

ii
TÓM TẮT
Luận Văn Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Tổ Chức Quản Lý Dược
Năm Học 2019-2021
PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP Y TẾ CHO ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS
GIAI ĐOẠN 2015 – 2019 VÀ ĐỀ XUẤT PHÂN BỔ KINH PHÍ TRONG
ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2020 – 2024 TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
Học viên: Trương Ngọc Phương Bình
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Đình Luyến
Đặt vấn đề: HIV/AIDS là một bệnh mạn tính với gánh nặng to lớn cho bản thân
người nhiễm HIV, gia đình của người bệnh và cộng đồng. Chương trình phòng,
chống HIV/AIDS được triển khai tại nước ta từ năm 2004, khoảng 80% cho kinh
phí hoạt động của chương trình là từ các nguồn viện trợ quốc tế. Chi phí điều trị

cho bệnh nhân HIV/AIDS của tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua chủ yếu dựa
vào nguồn viện trợ nước ngoài. Nhưng từ năm 2019, các nguồn viện trợ này cắt
giảm dần và ngừng hỗ trợ toàn phần nên việc thanh tốn chi phí điều trị chuyển
sang Quỹ Bảo hiểm Y tế. Đề tài được tiến hành nhằm tổng hợp, cập nhật thơng
tin về chi phí điều trị HIV/AIDS của các người bệnh HIV/AIDS ngoại trú để góp
phần hỗ trợ UBND tỉnh ước tính nguồn kinh phí cần thiết cho cơng tác phịng
chống HIV/AIDS tại tỉnh Bình Thuận khi khơng còn nguồn viện trợ quốc tế.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng của nghiên cứu là người
bệnh HIV/AIDS trên 18 tuổi, đã được điều trị liên tục trên 12 tháng, tuân thủ
điều trị và đang được quản lý tại Bình Thuận. Phương pháp nghiên cứu là
phương pháp phân tích giá thành bệnh trên quan điểm bệnh viện.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã tổng hợp và khảo sát đánh giá trên tổng số
bệnh nhân HIV/AIDS mới mắc trong giai đoạn 2015-2019 là 397 bệnh nhân.
Trong đó; có 8,6% bệnh nhân thuộc diện hộ nghèo, nguyên nhân nhiễm HIV do
quan hệ tình dục khơng an tồn chiếm tỷ lệ cao nhất từ 63,9% đến 83,9% qua các
năm, tỷ lệ bệnh nhân mới mắc có bệnh đồng mắc là 18,6%, tỷ lệ bệnh nhân tham
gia bảo hiểm y tế là 90,2%, bệnh nhân có mức CD4 ban đầu > 500 tế bào/mm3
chiếm 83,9%, tỷ lệ bệnh nhân được điều trị phác đồ 1F (87,2%) nhiều hơn tỷ lệ
bệnh nhân được điều trị phác đồ bậc 2 (12,8%). Tổng chi phí trực tiếp y tế cho

.


.

iii
tồn bộ bệnh nhân HIV/AIDS trung bình trong 1 năm là 3.780.000 (nghìn VNĐ).
Chi phí trực tiếp trong một năm đầu điều trị cho một bệnh nhân HIV/AIDS trong
giai đoạn 2015-2019 trung bình là 9.521 (nghìn VNĐ); Trong đó, 44,8% là chi
phí xét nghiệm dịch vụ và 55,2% là chi phí thuốc.

Kết luận: Đề tài đã thực hiện được các mục tiêu đề ra qua đó hồn thành được
mục tiêu tổng quát là ước tính được phân bổ kinh phí cho chương trình
HIV/AIDS giai đoạn 2020-2024.
Từ khóa: chi phí y tế, kinh tế y tế, kinh tế dược, HIV, ARV

.


.

iv

ABSTRACT
Master’s Thesis – Academic Year: 2019 - 2021
PROPOSE CRITERIA FOR ASSESSING THE APPROPRIATENESS
OF ANTIMICROBIAL USE IN HO CHI MINH CITY
Truong Ngoc Phuong Binh
Supervisor: Pham Dinh Luyen, PhD
Background: HIV/AIDS is a chronic disease with a huge burden on HIVinfected individuals, their families and the community. The HIV/AIDS
prevention and control program has been implemented in our country since 2004,
about 80% of the program's operating expenses come international financial aid.
The cost of treatment for HIV/AIDS patients in Binh Thuan province in recent
years has been mainly based on foreign aid. But from 2019, these aid sources
gradually cut down and stopped providing full support, so the payment for
treatment costs will be transferred to the Health Insurance Fund. The study was
conducted to summarize and update information on HIV/AIDS treatment costs of
outpatients with HIV/AIDS to help support the Provincial People's Committee in
estimating the necessary funding for HIV/AIDS prevention in Binh Thuan
province when there is no more international financial aid.
Subjects and methodology

Subjects: HIV/AIDS patients over 18 years of age, have been treated
continuously for more than 12 months, adhere to treatment and are being
managed in Binh Thuan.
Methodology: analyzing the cost of diseases from the hospital point of view.
Results: There are 8,6% of patients in poor households, the cause of HIV
infection due to unsafe sex accounts for the highest rate from 63,9% to 83,9%
over the years, the rate of newly infected patients has co-morbidity was 18,6%,
the proportion of patients participating in health insurance was 90,2%, patients
with initial CD4 level > 500 cells/mm3 accounted for 83,9%, the proportion of
patients treated 1F regimen (87,2%) was higher than the proportion of patients

.


.

v
who received second-line regimen (12,8%). Total direct medical costs for all
HIV/AIDS patients on average in 1 year is 3.780.000 (thousand VND). Direct
costs in the first year of treatment for an HIV/AIDS patient in the period 20152019 are on average 9.520 (thousand VND); In which, 44,8% is the cost of
testing services and 55,2% is the cost of drugs.
Conclusion: The study has achieved the set goals, thereby completing the overall
goal of estimating the budget allocation for the HIV/AIDS program in the period
of 2020-2024.
Keywords: medical costs, medical economics, pharmaceutical economics, HIV,
ARV

.



.

vi
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn Thầy, Cơ đã hướng dẫn tơi là PGS.TS.
Phạm Đình Luyến và TS. Nguyễn Thị Hải Yến; các Thầy, Cô đã tận tình hướng
dẫn tơi trong q trình học tập cũng như trong việc hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Bộ môn Quản lý dược, Khoa
Dược, Trường Đại Học Y Dược Tp.HCM đã tận tình giảng dạy cho tôi trong thời
gian học tập.
Xin cảm ơn GS.TS. Nguyễn Đức Tuấn, TS. Võ Quang Trung, TS. Nguyễn
Đăng Tiến, TS. Phan Huy Anh Vũ đã đọc luận văn và cho tôi những nhận xét
quý báu, chỉnh sửa những sai sót của tơi trong bản thảo luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bênh tật tỉnh
Bình Thuận, BS CKI. Phạm Thanh Thành – Phó Giám đốc Trung tâm đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân cịn nhiều thiếu
sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cơ để bài luận
văn của tơi được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

.


.

vii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. ix
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH .................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Đại cương về bệnh HIV/AIDS ........................................................................ 4
1.2. Tổng quan chẩn đốn, điều trị và dự phịng lây nhiễm HIV/AIDS ................ 6
1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam ................................. 9
1.4. Tình hình chăm sóc, điều trị HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam ........ 13
1.5. Chi phí và phân tích chi phí .......................................................................... 17
1.6. Kinh tế dược .................................................................................................. 18
1.7. Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Trung tâm Kiểm sốt bênh tật
tỉnh Bình Thuận ............................................................................................. 26

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 31
2.2. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 31
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 31
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu............................................................... 32
2.5. Biến số nghiên cứu ........................................................................................ 32
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 35
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................. 36
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................. 36

Chương 3. KẾT QUẢ ................................................................................. 37
3.1. Mô tả đặc điểm chung của người bệnh HIV/AIDS tại tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2015 – 2019. ......................................................................................... 37
3.2. Phân tích chi phí trực tiếp y tế cho điều trị HIV/AIDS giai đoạn 2015 – 2019
tại tỉnh Bình Thuận ........................................................................................ 47


.


.

viii
Chương 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 57
4.1. Thông tin chung của bệnh nhân HIV/AIDS tại tỉnh Bình Thuận ................. 57
4.2. Phân tích chi phí trực tiếp y tế cho điều trị HIV/AIDS giai đoạn 2015 – 2019
tại tỉnh Bình Thuận ........................................................................................ 62
4.3. Ước tính phân bổ ngân sách cho Chương trình phịng, chống HIV/AIDS tại
Bình Thuận giai đoạn 2020 – 2024 ............................................................... 68
4.4. Điểm mạnh của đề tài .................................................................................... 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1.
PHỤ LỤC 2.

.


.

ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra


ARV

Thuốc kháng vi-rút

BHYT

Bảo hiểm y tế

BOD

Gánh nặng bệnh tật

CBA

Phân tích chi phí – lợi ích

CE

Chi phí – hiệu quả

CEA

Phân tích chi phí – hiệu quả

CMA

Phân tích tối thiểu hóa chi phí

COI


Phân tích “giá thành bệnh”

CUA

Phân tích chi phí – thỏa dụng

GDP

Thu nhập bình qn đầu người

HAART

Liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao

HIV

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người

ICER

Tỷ lệ hiệu quả chi phí gia tăng

PCR

Xét nghiệm sinh học phân tử: phản ứng chuỗi polymerase

QALY

Tuổi thọ được điều chỉnh chất lượng


QoL

Chất lượng cuộc sống tăng lên

RCT

Thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm sốt

SG

Đánh bạc tiêu chuẩn

TTO

Đánh đổi thời gian

VCT

Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

WTP

Ngưỡng chi trả

.



.

x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS (phát hiện kháng thể HIV)
đối với người lớn và trẻ em 18 tháng tuổi ............................................................. 6
Bảng 1.2. Phân loại nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em trên 13 tuổi và người lớn dựa vào
tiêu chuẩn phân loại của CDC-Atlanta năm 1993................................................. 7
Bảng 1.3. Chi phí điều trị HIV/AIDS của 1 số quốc gia Châu Mỹ .................... 13
Bảng 1.4. Chi phí điều trị HIV/AIDS của 1 số quốc gia Châu Phi ..................... 14
Bảng 1.5. Chi phí điều trị HIV/AIDS của 1 số quốc gia Châu Á ....................... 15
Bảng 1.6. Kết quả điều trị ARV toàn tỉnh ........................................................... 28
Bảng 1.7. Kết quả hoạt động phòng lây truyền từ mẹ sang con .......................... 29
Bảng 2.1. Biến số liên quan đến đặc điểm bệnh nhân HIV/AIDS đang được quản
lý trên địa bàn Bình Thuận giai đoạn 2015 – 2019 ............................................. 32
Bảng 2.2. Biến số xác định chi phí trực tiếp được tính trong nghiên cứu .......... 34
Bảng 3.1. Yếu tố nguyên nhân nhiễm HIV của bệnh nhân (n = 631) ................. 39
Bảng 3.2. Mức CD4 ban đầu của bệnh nhân HIV/AIDS nhiễm mới theo từng
năm trong giai đoạn 2015 – 2019 (n = 397) ........................................................ 45
Bảng 3.3. Phác đồ điều trị đầu tiên của bệnh nhân HIV/AIDS mới nhiễm theo
từng năm giai đoạn 2015 – 2019 ......................................................................... 46
Bảng 3.4. Thành phần chi phí trong một năm đầu điều trị cho một bệnh nhân
HIV/AIDS trong giai đoạn 2015 – 2019 (đơn vị tính: VNĐ) ............................. 47
Bảng 3.5. Chi phí trực tiếp y tế trong năm đầu điều trị cho một người bệnh
HIV/AIDS giai đoạn 2015 – 2019 (đơn vị tính: nghìn VNĐ) ............................. 49
Bảng 3.6. Thành phần chi trả chi phí trực tiếp y tế trong năm đầu điều trị cho một
người bệnh HIV/AIDS giai đoạn 2015 – 2019 (đơn vị tính: nghìn VNĐ) .......... 50
Bảng 3.7. Chi phí trực tiếp y tế năm đầu điều trị cho một bệnh HIV/AIDS từ phía
quỹ Viện trợ và BHYT chi trả giai đoạn 2015-2019 (đơn vị tính: nghìn VNĐ) . 51

Bảng 3.8. Chi phí trực tiếp y tế năm đầu điều trị cho một người bệnh HIV/AIDS
từ phía người bệnh chi trả giai đoạn 2015 -2019 (đơn vị tính: nghìn VNĐ) ....... 51
Bảng 3.9. Chi phí trực tiếp quỹ viện trợ/BHYT và người bệnh cùng chi trả trong
năm đầu điều trị giai đoạn 2015 – 2019 (đơn vị tính: nghìn VNĐ) .................... 52

.


.

xi
Bảng 3.10. Chi phí trực tiếp y tế năm đầu điều trị cho một người bệnh HIV/AIDS
theo phác đồ điều trị, giai đoạn 2015 – 2019 (đơn vị tính: nghìn VNĐ) ............. 53
Bảng 3.11. Chi phí trực tiếp cụ thể năm đầu điều trị cho một người bệnh
HIV/AIDS theo phác đồ điều trị giai đoạn 2015 – 2019 (đơn vị tính: nghìn VNĐ)
.............................................................................................................................. 54
Bảng 3.11. Chi phí trực tiếp cụ thể năm đầu điều trị cho một người bệnh
HIV/AIDS theo phác đồ điều trị giai đoạn 2015 – 2019 (đơn vị tính: nghìn VNĐ)
.............................................................................................................................. 55
Bảng 3.13. Chi phí trực tiếp y tế năm đầu điều trị cho một người bệnh HIV/AIDS
theo bệnh đồng mắc trong giai đoạn 2015-2019 (đơn vị tính: VNĐ) .................. 56
Bảng 3.14. Tổng chi phí trực tiếp y tế trung bình một năm cho tồn bộ người
bệnh HIV/AIDS (đơn vị tính: VNĐ) ................................................................... 57

.


.

xii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại chi phí ................................................................................... 24
Hình 1.2. Các hoạt động Chương trình HIV/AIDS đang triển khai ................... 26
Hình 1.3. Các cơng việc trong hoạt động dự phịng ........................................... 26
Hình 1.4. Các cơng việc trong hoạt động chăm sóc điều trị ................................ 28
Hình 3.1. Phân bố giới tính của bệnh nhân HIV/AIDS ...................................... 37
Hình 3.2. Tuổi của bệnh nhân HIV/AIDS .......................................................... 38
Hình 3.3. Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân HIV/AIDS ........................................... 38
Hình 3.4. Phân bố tình trạng kinh tế gia đình bệnh nhân HIV/AIDS hiện mắc .. 39
Hình 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS hiện mắc có bệnh đồng mắc ................. 40
Hình 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS hiện mắc theo phác đồ điều trị .............. 40
Hình 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS hiện mắc tham gia bảo hiểm y tế ........... 41
Hình 3.8. Phân bố kinh tế gia đình bệnh nhân HIV/AIDS mới mắc qua các giai
đoạn 2015-2019 ................................................................................................... 41
Hình 3.9. Tỷ lệ yếu tố nguyên nhân nhiễm HIV của bệnh nhân mới mắc qua các
năm trong giai đoạn 2015 – 2019 ....................................................................... 42
Hình 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS mới mắc có bệnh đồng mắc trong giai
đoạn 2015 – 2019 ................................................................................................ 42
Hình 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS mới mắc có bệnh đồng mắc qua các năm
trong giai đoạn 2015 – 2019................................................................................ 43
Hình 3.12. Tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm y tế đối với bệnh nhân HIV mới mắc giai
đoạn 2015 – 2019 ................................................................................................ 43
Hình 3.13. Tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm y tế đối với bệnh nhân HIV mới mắc theo
thời gian mỗi năm giai đoạn 2015 – 2019........................................................... 44
Hình 3.14. Tỷ lệ mức CD4 ban đầu của bệnh nhân HIV/AIDS mới mắc giai đoạn
2015 – 2019 ......................................................................................................... 44
Hình 3.15. Phác đồ điều trị đầu tiên của bệnh nhân HIV/AIDS mới mắc giai đoạn
2015 – 2019 ......................................................................................................... 45

.



.

xiii
Hình 3.16. Thành phần chi phí trong một năm đầu điều trị cho một bệnh nhân
HIV/AIDS trong giai đoạn 2015 – 2019 ............................................................. 48
Hình 3.17. Tỷ lệ các thành phần chi trả chi phí trực tiếp y tế trong năm đầu điều
trị cho một bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn 2015 – 2019 ................................... 50
Hình 3.18. Chi phí trực tiếp năm đầu điều trị cho một bệnh nhân HIV/AIDS theo
phác đồ điều trị giai đoạn 2015 – 2019 (đơn vị tính: VNĐ) ................................ 54

.


.

MỞ ĐẦU
HIV/AIDS là một bệnh mạn tính với gánh nặng to lớn cho bản thân người
nhiễm HIV, gia đình của người bệnh và cộng đồng. Ước tính có khoảng 0,8% người
trưởng thành trong độ tuổi 15-49 trên toàn thế giới đang nhiễm HIV, và mức độ ảnh
hưởng của bệnh thay đổi đáng kể giữa các quốc gia và khu vực khác nhau [58].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, HIV/AIDS hiện đang là một trong những
vấn đề y tế cơng cộng lớn nhất tồn cầu với khoảng 37,9 triệu người nhiễm HIV còn
sống; 1,7 triệu người mới mắc HIV và 770.000 ca tử vong có liên quan đến
HIV/AIDS tính đến cuối năm 2018 [58].
Ở Việt Nam, tính đến hết năm 2019 có 211.981 người hiện đang nhiễm HIV
cịn sống, trong đó có 8.479 người nhiễm HIV/AIDS mới, hơn 2.000 người tử vong
[11]. Năm 2019 cũng là năm thứ 11 liên tiếp, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam được
khống chế, giảm cả 3 tiêu chí về số người nhiễm mới, số người chuyển sang giai

đoạn AIDS và số người tử vong do AIDS. Chương trình phịng, chống HIV/AIDS
được triển khai tại nước ta từ năm 2004, khoảng 80% cho kinh phí hoạt động của
chương trình là từ các nguồn viện trợ quốc tế [9]. Trong đó chi phí cho thuốc kháng
vi-rút HIV (ARV) chiếm khoảng 95% tổng chi phí thuốc sử dụng cho bệnh nhân
[23]. Tuy nhiên, Việt Nam đang dần thốt khỏi nhóm các quốc gia nghèo và trở
thành một nước có thu nhập trung bình nên nguồn kinh phí viện trợ từ nước ngồi bị
cắt giảm nghiêm trọng, nhiều nhà tài trợ đã ngừng cấp kinh phí hỗ trợ cơng tác điều
trị và phịng chống HIV/AIDS. Để kinh phí dành cho phịng chống HIV/AIDS được
ổn định, chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhanh chóng chuyển đổi từ việc dựa
chủ yếu vào viện trợ sang huy động đa dạng các nguồn lực từ trung ương, địa
phương đến cộng đồng, xã hội. Cụ thể, Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày
16/10/2013 phê duyệt “Đề án đảm bảo tài chính cho hoạt động phịng, chống
HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020” [28]. Quyết định 2188/QĐ-TTg ngày 15/11/2016
của Thủ tướng chính phủ ban hành hướng dẫn tạm ứng, thanh toán thuốc kháng HIV
được mua sắm tập trung từ quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có nội dung:

.


.

“Giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bố trí kinh phí mua thẻ cho người
nhiễm HIV để đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT đồng thời đảm bảo
kinh phí đồng chi trả thuốc ARV cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT”.
Bình Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, dân cư phân
bố không đồng đều giữa nông thôn (61,9%) và thành phố (38,1%), có 34 dân tộc
cùng sinh sống và 12 tơn giáo khác nhau. Tính đến hết năm 2019, tổng số người
nhiễm HIV cịn sống trong tồn tỉnh là 631 người, trong đó số phát hiện mới là 62
người và 13 người tử vong, có 565 người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV [32].
Chi phí điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS của tỉnh trong thời gian qua chủ yếu dựa

vào viện trợ của Quỹ chăm sóc sức khỏe AIDS Hoa Kỳ (AHF) và một số nguồn viện
trợ nước ngoài khác. Nhưng từ năm 2019, các nguồn viện trợ này cắt giảm dần và
ngừng hỗ trợ tồn phần nên việc thanh tốn chi phí điều trị chuyển sang Quỹ Bảo
hiểm Y tế. Đề tài: “Phân tích chi phí trực tiếp y tế cho điều trị HIV/AIDS giai
đoạn 2015 – 2019 và đề xuất phân bổ kinh phí trong điều trị HIV/AIDS giai đoạn
2020 – 2024 tại tỉnh Bình Thuận” nhằm tổng hợp, cập nhật thơng tin về chi phí
điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân ngoại trú để góp phần hỗ trợ Chính phủ ước
tính nguồn kinh phí cần thiết cho cơng tác phịng chống HIV/AIDS khi khơng cịn
nguồn viện trợ quốc tế.

.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
I. Mục tiêu chung
Xác định gánh nặng kinh tế đối với 1 năm đầu tiên điều trị HIV/AIDS của
một người bệnh HIV/AIDS.
II. Mục tiêu cụ thể
1. Mô tả đặc điểm chung của bệnh nhân HIV/AIDS tại tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2015 – 2019.
2. Phân tích chi phí điều trị năm đầu tiên cho bệnh nhân HIV/AIDS tại tỉnh
Bình Thuận giai đoạn 2015 – 2019.
3. Ước tính phân bổ ngân sách cho chương trình phịng, chống HIV/AIDS tại
Bình Thuận trong các năm giai đoạn 2020 – 2024.

.



.

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh HIV/AIDS
1.1.1. Khái niệm
HIV là chữ viết tắt của thuật ngữ Tiếng Anh Human Immunodeficienci Virus.
HIV là vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn
thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể khơng cịn khả năng chống
lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người [10].
AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các
bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn
đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy
thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong
khoảng thời gian trung bình là 5 năm [10].
1.1.2. Tổng quan về HIV/AIDS
HIV là vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người và gây ra bệnh AIDS – hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Hệ thống miễn dịch là cơ chế bảo vệ chống lại
nhiễm trùng, tăng sức đề kháng khỏi những tác nhân gây bệnh [5]. Theo thời gian,
HIV làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó, làm cơ thể mất khả năng
chống lại các nhiễm trùng và một số bệnh lí ác tính khác. Giai đoạn này được gọi là
bệnh AIDS. AIDS có thể đe dọa tính mạng, nhưng nó cũng là một căn bệnh có thể
phịng ngừa được. HIV/AIDS được chẩn đoán bằng cách duy nhất là xét nghiệm
máu.
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện vào tháng 12 năm
1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu bùng nổ
từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí
Minh. Sau đó dịch bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh,
thành trực thuộc Trung ương trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm HIV
[5], [9].


.


.

HIV lây truyền khi máu hoặc dịch tiết ở cơ quan sinh dục (ví dụ như tinh
dịch) bị nhiễm bệnh của người này xâm nhập vào cơ thể người khác. Đàn ông, phụ
nữ và trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm HIV. Có thể bị nhiễm HIV thơng
qua những con đường sau:
+ Quan hệ tình dục khơng an tồn, khơng dùng bao cao su khi quan hệ.
+ Kim bẩn hoặc vật dụng khác dùng để tiêm thuốc có dính máu bị nhiễm
bệnh đâm phải vào người.
+ Truyền máu hoặc các sản phẩm máu chưa qua quy trình kiểm tra cẩn thận.
+ Do mẹ mang thai truyền sang cho con trong thời gian nhiễm bệnh.
+ HIV không lây lan qua khơng khí, trong thực phẩm. Giao tiếp xã hội thông
thường như bắt tay, ôm, ăn uống chung chén đũa cũng không ảnh hưởng.
+ Đối với trẻ nhỏ, nguy cơ bị nhiễm bệnh có thể xảy ra trước khi chúng được
sinh ra hoặc do bú sữa mẹ có nhiễm HIV.
+ Trẻ sinh ra nếu bị nhiễm HIV thường khơng có triệu chứng rõ ràng sau
sinh. Khi trẻ được 2 đến 3 tháng tuổi, chúng có thể bắt đầu biểu hiện những tình
trạng như:
+ Tăng cân chậm hay suy dinh dưỡng
+ Nhiễm trùng nấm có thể gây sang thương ở da kéo dài, gây nấm miệng và
cổ họng khiến trẻ biếng ăn vì đau họng
+ Sốt kéo dài
+ Sưng đau hạch ở cổ
+ Bụng chướng, tiêu lỏng kéo dài, nơn ói
+ Các vấn đề về hệ thần kinh (như co giật, phát triển tâm thần và vận động
chậm hơn so với những đứa trẻ khác cùng tuổi)
Một đứa trẻ bị nhiễm HIV có xu hướng dễ bị nhiễm trùng nhiều hơn. Ngồi

ra trẻ cũng có nguy cơ bệnh nặng hơn hay chậm cải thiện hơn những đứa trẻ khác.
Người lớn bị nhiễm HIV có thể khơng có triệu chứng tại thời điểm bắt đầu
nhiễm bệnh. Có thể mất 5 đến 10 năm để các triệu chứng dần xuất hiện rõ. Trong

.


.

thời gian này, họ có thể là đối tượng lây vi-rút cho người khác mà không hề hay biết
bản thân đã nhiễm HIV.
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị HIV. Tuy nhiên,
thuốc có tác dụng làm chậm q trình diễn tiến của bệnh, khơng thể điều trị khỏi
hoàn toàn. Để việc điều trị đạt hiệu quả như mong muốn, thuốc điều trị HIV cần
phải được uống đúng lúc và đúng cách.
1.2. Tổng quan chẩn đốn, điều trị và dự phịng lây nhiễm HIV/AIDS

1.2.1. Chẩn đoán HIV/AIDS
1.2.1.1. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS (phát hiện kháng thể HIV) đối với
người lớn và trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên:
Một mẫu máu dương tính với cả ba lần xét nghiệm với ba loại sinh phẩm có
chế phẩm kháng nguyên khác nhau và các nguyên lý phản ứng khác nhau (chiến
lược III).
Bảng 1.1. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS (phát hiện kháng thể HIV)
đối với người lớn và trẻ em từ 18 tháng tuổi [8]
Xét nghiệm
lần thứ nhất

Xét nghiệm
lần thứ hai


Serodia-HIV hoặc
Quick test

ELISA-HIV Uniform II

ELISA-Genscreen HIV

ELISA-HIV Uniform II

Serodia-HIV hoặc
Quick test

ELISA-Genscreen HIV

ELISA-Genscreen
HIV

Serodia-HIV hoặc
Quick test

ELISA-HIV Uni-form
II

Serodia-HIV hoặc
Quick test

ELISA-Genscreen
HIV


ELISA-HIV Uni-form
II

.

Xét nghiệm
lần thứ ba

Kết quả
Ba xét nghiệm bên
dương tính, cho kết
quả dương tính với
kháng thể HIV
Ba xét nghiệm bên
dương tính, cho kết
quả dương tính với
kháng thể HIV
Ba xét nghiệm bên
dương tính, cho kết
quả dương tính với
kháng thể HIV
Ba xét nghiệm bên
dương tính, cho kết
quả dương tính với
kháng thể HIV


.

1.2.1.2. Lâm sàng

Những người bệnh thuộc nhóm A3; B3; C1; C2 và C3 được chẩn đoán là
bệnh nhân AIDS. Như vậy định nghĩa bệnh nhân AIDS bao gồm:
* Tất cả những người nhiễm HIV mà số lượng CD4 < 200 tế bào/mm3 máu, mặc dù
chưa có triệu chứng lâm sàng.
* Có các bệnh chỉ điểm, dù số lượng CD4 > 500 tế bào/mm3 máu [39]
Bảng 1.2. Phân loại nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em trên 13 tuổi và người lớn dựa
vào tiêu chuẩn phân loại của CDC-Atlanta năm 1993
Tế bào CD4

Phân loại lâm sàng

Tỷ lệ lympho
toàn phần

Số lượng

≥ 500 TB/mm3
200 - 499
TB/mm3
< 200 TB/mm3

A1

Loại A
Loại B
Khơng triệu
Có triệu chứng
chứng bệnh lý
lâm sàng nhưng
hạch tồn thân

khơng phải loại
kéo dài hoặc
A và C
nhiễm HIV cấp
B1

Loại C
Các bệnh chỉ
điểm trong
AIDS
C1

A2

B2

C2

A3

B3

C3

1.2.2. Các phác đồ điều trị HIV/AIDS cho bệnh nhân trên 18 tuổi, không
phải phụ nữ mang thai
Hiện nay, chưa có điều kiện để đo nồng độ virus trong huyết thanh, do đó
mọi quyết định điều trị dựa vào các biểu hiện lâm sàng và số lượng tế bào CD4
trong máu.
Điều trị nhằm mục tiêu:

+ Điều trị kháng retrovirus (kháng HIV)
+ Điều trị chống nhiễm trùng cơ hội.
+ Chăm sóc, dinh dưỡng, nâng cao thể trạng.

.


.

* Điều trị kháng retrovirus: các nhóm thuốc điều trị kháng retrovirus hiện nay:
+ Nhóm nucleoside ức chế men sao chép ngược (nucleoside reverse
transcriptase inhibitors - NRTIs), các thuốc thuộc nhóm này gồm: Zidovudine
(ZDV, AZT); Didanosine (ddI); Lamivudine (3TC); Zalcitabine (ddC); Stavudine
(Zerit, d4T).
+ Nhóm khơng phải nucleoside ức chế men sao chép ngược (non - nucleoside
reverse transcriptase inhibitors - NNRTIs), các thuốc thuộc nhóm này gồm:
Nevirapine (Viramune); Delaviridine; Loviride...
+ Nhóm ức chế protease (protease inhibitors - PIs), các thuốc thuộc nhóm này
gồm: Indinavir (Crixivan); Nelfinavir; Ritronavir, Saquinavir...
* Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị những người nhiễm HIV.
Tiến hành điều trị khi:
+ Nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng, bao gồm: nhiễm nấm candida tái phát
ở niêm mạc, bạch sản dạng lông ở lưỡi, sốt kéo dài trên 1 tháng, tiêu chảy kéo dài,
gây sút cân v.v...
+ Nhiễm HIV khơng có triệu chứng lâm sàng nhưng số lượng tế bào CD4 <
500/mm3 máu
+ Nhiễm HIV khơng có triệu chứng lâm sàng và số lượng tế bào CD4 >
500/mm3 máu. Nếu có điều kiện đo được nồng độ virus HIV trong máu thì tiến hành
điều trị cho:
+ Người bệnh có 30.000-50.000 RNA sao chép/mm3 (bDNA) hoặc

+ Người bệnh có CD4 giảm nhanh mặc dù chỉ có 5.000-10.000 RNA sao
chép/mm3 (bDNA).
* Điều trị:
+ Kết hợp 2 loại thuốc: dùng cho những người nhiễm HIV có các biểu hiện
lâm sàng, những người mà số lượng tế bào CD4 từ 200 - 499 tế bào/mm3; lượng
RNA từ 5.000 - 10.000 sao chép/mm3 (bDNA), dùng một trong những cách kết hợp
sau: Zidovudine + Lamivudine; Didanosine + Stavudine; Zidovudine + Didanosine;

.


.

+ Kết hợp 3 loại thuốc: Áp dụng cho những người nhiễm HIV mà có các
bệnh chỉ điểm (lâm sàng loại C theo phân loại của CDC) hoặc tế bào CD4 dưới 200
tế bào/mm3 hoặc RNA của HIV trên 10.000 sao chép/mm3, có thể áp dụng 1 trong
những cách kết

hợp sau: Combivir + Indinavir; Zidovudine + Didanosine +

Indinavir; Zidovudine + Zalcitabine + Indinavir; Stavudine + Lamivudine +
Indinavir; Stavudine + Didanosine + Indinavir [5].
+ Năm 2021, Quỹ BHYT chi trả cho một số phác đồ mới, bao gồm:
Tenofovir/Lamivudine/Effavirenz 300/300/400mg (TLE400)
Tenofovir/Lamivudine/Dolutegravir 300/300/50mg (TLD)

1.2.3. Dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
+ Tư vấn cho người bị phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể có nguy cơ lây nhiễm
của người HIV (+).
+ Cần lấy máu thử ngay HIV và điều trị ngay không cần chờ xem kết quả xét

nghiệm
+ Thử lại HIV sau khi dùng thuốc 1 tháng; 3 tháng và 6 tháng.
+ Tổn thương không làm xây sát da không điều trị mà chỉ cần rửa sạch da
+ Thời gian điều trị tốt nhất là ngay từ những giờ đầu tiên (2-3 giờ sau khi
xảy ra tai nạn), muộn nhất không quá 7 ngày.
+ Nếu tổn thương chỉ xây xước da không chảy máu hoặc máu, dịch của bệnh
nhân bắn vào mũi họng thì phối hợp 2 loại thuốc trong thời gian 1 tháng.
+ Nếu tổn thương sâu, chảy máu nhiều thì phối hợp 3 loại thuốc trong thời
gian 1 tháng.
1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
HIV tiếp tục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên tồn cầu. Năm 2019,
ước tính có khoảng 38 triệu người đang sống chung với HIV (trong đó có 1,8
triệu trẻ em ), với tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên toàn cầu là 0,7% ở người lớn. Năm

.


0.
2019, 690.000 người chết vì các bệnh liên quan đến AIDS. Con số này đã giảm
khoảng 40% kể từ mức cao nhất là 1,7 triệu người vào năm 2004 và 1,4 triệu người
vào năm 2010. Phần lớn những người nhiễm HIV sống ở các nước có thu nhập thấp
và trung bình. Trong số 4.500 người nhiễm HIV mỗi ngày trên thế giới, 59% sống
ở châu Phi cận Sahara . Đông và Nam Phi vẫn là khu vực bị ảnh hưởng bởi HIV
nhiều nhất trên thế giới, với 20,7 triệu người sống chung với HIV và 730.000 người
mới nhiễm HIV vào năm 2019 [17].
Có một lo ngại mới là số ca nhiễm HIV mới hàng năm ở người lớn vẫn không
thay đổi trong những năm gần đây. Năm 2019, có khoảng 1,7 triệu ca nhiễm HIV
mới - con số tương tự như năm 2018. Kể từ năm 2010, số ca nhiễm mới HIV trên
toàn cầu đã giảm 23%, từ 2,1 triệu ca năm 2010. Mặc dù con số này chỉ bằng gần

một nửa số ca nhiễm mới so với mức đỉnh năm 1997 (2,9 triệu), nhưng mức giảm
không đủ nhanh để đạt được mục tiêu. trong số ít hơn 500.000 ca nhiễm mới vào
năm 2020 [17].
Trong khi các ca nhiễm mới HIV ở trẻ em (0-14 tuổi) trên toàn cầu đã giảm
hơn một nửa, từ 310.000 vào năm 2010 xuống 150.000 vào năm 2019, các báo cáo
chỉ ra rằng có ít tiến bộ hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. và Cần phải làm nhiều
hơn nữa để nâng cao kiến thức về HIV và xét nghiệm HIV cho thanh thiếu niên và
thanh niên.
Năm 2019, 62% người trưởng thành nhiễm HIV mới trên tồn cầu nằm trong
nhóm dân số bị ảnh hưởng chính và bạn tình của họ, bao gồm người bán dâm, người
tiêm chích ma túy, tù nhân, người chuyển giới, đồng tính nam và những người đàn
ơng quan hệ tình dục đồng giới khác. Những quần thể này chiếm 99% số ca nhiễm
HIV mới ở Đông Âu và Trung Á; 97% số ca nhiễm HIV mới ở Trung Đông và Bắc
Phi; 96% trường hợp nhiễm HIV mới ở Tây và Trung Âu và Bắc Mỹ; 98% trường
hợp nhiễm HIV mới ở Châu Á - Thái Bình Dương; 77% số ca nhiễm HIV mới ở Mỹ
Latinh; 69% số ca nhiễm HIV mới ở Tây và Trung Phi; 60% số ca nhiễm HIV mới ở
Caribe và 28% số ca nhiễm HIV mới ở Đông và Nam Phi. Việc giảm các ca nhiễm

.


×