Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm dạy học thơ đường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.48 KB, 65 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY THƠ ĐƯỜNG THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH
A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN
SÁNG KIẾN
1. Ngày 4/11/2013, nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và
toàn diện Giáo dục và Đào tạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam đã chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố
cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất,
năng lực của người học. Cụ thể là: Đổi mới chương trình nhằm phát triển
năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy
chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện
đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn... Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục
lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Công văn số 791/HD-BGDĐT, ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới
chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đưa ra quyết nghị: Đổi
mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt chuẩn
quy định trong chương trình; cung cấp thơng tin chính xác, khách quan,

1


kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học


nhằm nâng cao dần năng lực học sinh (Điều 2 khoản e).
Văn bản số 738/HD-SGDĐT ngày 1 tháng 6 năm 2015 V/v xây dựng
và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh đã
đưa ra những định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát
triển năng lực học sinh.
Như vậy, có thể thấy vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh là mục tiêu thiết yếu hàng đầu trong mục tiêu giáo dục ở các
cấp học nói chung và cấp học Trung học cơ sở nói riêng.
2. Thực tế, trong nhiều năm chúng ta vẫn giảng dạy theo phương pháp
cũ lấy người dạy làm trung tâm, người học thụ động tiếp thu tri thức chưa
hình thành được rõ ràng các kĩ năng. Để thay đổi điều đó nhất định phải
xác định lại phương pháp dạy học, chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm
sang lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động giáo dục, giáo viên chỉ là
người hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức từ đó
hình thành các năng lực và phẩm chất của người học. Đó chính là dạy học
theo định hướng phát triển năng lực người học.
3. Đối với môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở, việc dạy học theo định
hướng phát triển năng lực là hết sức cần thiết nhằm hình thành những năng
lực và phẩm chất của người học.
Trong môn Ngữ văn, mảng văn học nước ngoài, phần nội dung thơ
Đường là một nội dung khó, giáo viên ngại dậy học sinh ngại học.
Thơ Đường hay (Đường thi) là toàn bộ thơ ca đời Đường được các
nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỉ VII – thế kỉ IX
(618 – 907). Đường thi là hệ thống các tác phẩm thơ ca đời Đường thế kỉ
VII - IX lấy tiêu chí lịch sử xác định giai đoạn văn học. Người Trung Quốc
cũng như thế giới đều công nhận thơ Đường là đỉnh cao của thơ Trung
Quốc và là một trong những đỉnh cao của thơ ca nhân loại. Giá trị đặc sắc
2



tiêu biểu của Đường thi là Đường luật (luật thi) chính phong cách này ảnh
hưởng đến thơ ca đời sau và ảnh hưởng đến thơ ca của các dân tộc khác
trong đó có Việt Nam (thơ đường luật Việt Nam của Nguyễn Trãi, Hồ
Xuân Hương, Hồ Chí Minh...)
Có thể thấy thơ Đường là một trong những thành tựu tiêu biểu nhất
của văn học Trung Quốc. Mọi phương diện của nó đều đạt đến trình độ cổ
điển. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hồn mỹ, ý
tình ẩn giấu sâu xa. Giảng dạy tốt mảng thơ này cũng là góp phần truyền
tải tới học sinh một thành tựu ưu tú của thơ ca nhân loại. Tuy nhiên, thơ
Đường với rào cản về ngôn ngữ và tư duy nghệ thuật, với sự ngặt nghèo về
luật thơ, bố cục, âm luật đã khiến giáo viên hiểu thơ Đường một cách thấu
đáo đã là một việc khó chưa nói đến việc giảng dạy thế nào cho hay, truyền
thụ thế nào cho học sinh hiểu hết, thấu hết các tầng lớp ý nghĩa thơ. Đặc
biệt đối với giáo viên Trung học cơ sở trình độ chuyên môn là Cao đẳng Sư
phạm trước kia thì chưa được học về mảng thơ Đường, với giáo viên Trung
học cơ sở trình độ Đại học tại chức hoặc chuyên tu đã được tìm hiểu về thơ
Đường qua 3 học phần Hán Nôm 1, Hán Nôm 2 và Hán Nôm 3 tuy nhiên
việc nghiên cứu chuyên sâu là chưa có. Vì vậy, việc hiểu sâu sắc về từng
bài thơ, từng thể thơ còn rất hạn chế, việc giảng dạy trên lớp phần lớn do
giáo viên tự nghiên cứu, học tập bạn bè, đồng nghiệp, tham khảo tài liệu
trên Internet nên chưa có hệ thống và phương pháp tiếp cận đúng. Thêm
vào đó giáo viên phần vì ngại dậy thơ Đường phần vì khó phần vì học sinh
không muốn học nên nhiều trường hợp dạy đại khái cho xong, việc tìm
hiểu và yêu thích thơ Đường quả thật ít có. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên
phải thay đổi cách thức truyền thụ tri thức để hình thành những phẩm chất
và năng lực ở người học.
4. Trong cấu trúc đồng tâm của chương trình thì thơ Đường bắt đầu
vòng đầu tiên ở lớp 7 cấp Trung học cơ sở và vòng tiếp theo ở lớp 11 cấp
3



Trung học phổ thông. Với các em học sinh lớp 7 chỉ ở độ tuổi 13, 14 suy
nghĩ còn chưa thấu đáo, trải nghiệm chưa nhiều việc nắm bắt được vẻ đẹp
thể hiện ở bề ngồi ngơn ngữ (bản phiên âm gây nhiều trở ngại, thêm vào
đó bản dịch nghĩa thì chưa dịch đủ hết cái thần, cái ý của lời thơ) cịn gặp
nhiều khó khăn nên việc chưa “nhìn” được sự sâu xa trong từng câu chữ,
tình ý trong ngơn từ thể hiện. Vì vậy làm thế nào để các em yêu thích và
mở rộng tâm hồn để cảm nhận hết vẻ đẹp ngôn từ và ý nghĩa của một tác
phẩm thơ Đường là rất khó. Khó hơn nữa là các em học sinh trường Phổ
thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở ...100% là học sinh dân tộc, việc
tiếp nhận các tác phẩm văn học trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn do
rào cản ngôn ngữ, vốn tiếng Việt yếu và thiếu nên việc tiếp nhận tác phẩm
thơ Đường quả là rất gian truân. Phần đọc trên lớp các em không hứng thú
xung phong đọc như các tác phẩm văn học khác, các em chỉ thích đọc phần
dịch thơ, không thích đọc phần phiên âm và dịch nghĩa vì phần phiên âm
chữ Hán khó đọc, còn phần dịch nghĩa thì dài, trúc trắc các em ngại nắm
bắt ... mặt khác việc phát hiện ra đặc sắc về nghệ thuật và nội dung với các
em là rất khó vì nghệ thuật thơ Đường rất điêu luyện mà ý nghĩa thì hết sức
thâm sâu, chủ yếu là tả cảnh ngụ tình. Chính vì vậy để học sinh hiểu, cảm
thụ được các tác phẩm thơ Đường là rất khó, việc khơi gợi niềm yêu thích
của các em với các tác phẩm thơ Đường còn khó hơn. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay, yêu cầu về năng lực và phẩm chất đang được chú trọng rèn
luyện cho học sinh, mô hình trường học mới đang được tiến hành và phổ
biến rộng rãi.
Từ những lí do trên, cùng với những kinh nghiệm dạy học thơ Đường
của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Dạy học thơ Đường môn
Ngữ văn lớp 7 cấp Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng
lực” để đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường trong môn ngữ văn lớp 7
4



cấp Trung học cơ sở đồng thời hình thành cho học sinh kỹ năng đọc - hiểu
thơ Đường từ những tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 7.
Cùng với đó, học sinh được rèn rũa thêm các năng lực chung (năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản
thân), năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn (năng lực giao tiếp tiếng
Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ); được bồi đắp tình
yêu gia đình, quê hương, đất nước; bồi đắp phẩm chất nhân ái, khoan dung,
có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại...
B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Nhiệm vụ mà đề tài hướng tới là dạy học thơ Đường môn Ngữ văn
lớp 7 cho đối tượng học sinh cụ thể: học sinh lớp 7 Trường ...................
Đối tượng học sinh mà tôi tiến hành dạy học theo định hướng phát
triển năng lực là những học sinh do bản thân trực tiếp giảng dạy. Bao gồm:
01 lớp: Lớp 7A1 - 40 học sinh. (Lớp 7A2 - 41 học sinh – dạy theo phương
pháp cũ làm đới chứng).
C. NỢI DUNG
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong phân môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở phần dạy thơ Đường
(chủ yếu là lớp 7) là một phần tuy ít nhưng rất khó, giáo viên ngại dậy và
học sinh ngại học. Tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở
Pú Hồng, phần dạy thơ Đường vẫn được áp dụng phương pháp giống các
bài dạy khác phần Ngữ văn: thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ thực
chất của phương pháp dạy học ở đây chủ yếu vẫn xoay quanh việc truyền
thụ – tiếp thu một cách thụ động dẫn đến việc thầy đọc trò chép hay thầy
đọc chép và trò đọc, chép. Không những dạy học theo phương pháp cũ,
một số giáo viên còn hướng dẫn học sinh đọc – hiểu bản dịch thơ chứ
không phải bản phiên âm, điều này hoàn toàn sai lầm vì học sinh không thể
cảm nhận được cái hay, vẻ đẹp trong ngôn ngữ của thơ Đường.

5


Ưu điểm: Học sinh có sự chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên thực hiện các
bước lên lớp theo quy định, dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh ghi
nhớ được
nội dung lý thuyết.
Hạn chế: Phần thơ Đường vốn đã khó tiếp thu vì những đặc trưng gò
bò của niêm luật, đối... vì những ý tình được ẩn giấu trong câu, việc dạy học theo phương pháp cũ càng khiến cho việc tiếp nhận, đọc - hiểu thơ
Đường của học sinh trở nên thụ động. Học sinh không nắm được các đặc
trưng cơ bản của thơ Đường, không thể tự mình đọc - hiểu văn bản thơ
Đường theo đặc trưng thể loại; không cảm nhận được sự tinh túy trong thể
thơ; vẻ đẹp trong ngôn ngữ, hình ảnh; không hiểu sâu sắc nội dung - ý
nghĩa bài thơ từ đó không khơi gợi được niềm yêu thích môn học ở học
sinh.
Thêm vào đó do đặc thù vùng miền học sinh còn chưa hiểu hết nghĩa
của các từ tiếng Việt nên việc nắm bắt và hiểu phần phiên âm là rất khó,
các em chưa tự phát hiện được những ý tình ẩn sau câu chữ, chưa phát hiện
và so sánh được cái thần thái và cốt cách của thơ Đường trong phần phiên
âm, chưa biết so sánh phần phiên âm với phần dịch thơ; việc nắm bắt các
yếu tố nghệ thuật hay đặc điểm của thơ Đường còn khiên cưỡng, chủ yếu
là do giáo viên cung cấp; chưa phát triển được các năng lực chuyên biệt
của môn Ngữ văn. Mặt khác học sinh không hứng thú khi học phần thơ
Đường này.
Thực tiễn cho thấy cách dạy học Ngữ văn, đặc biệt là phần thơ Đường
theo lối bình giảng và cung cấp cho học sinh các kiến thức lí thuyết một
cách tách biệt không đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh ngày nay
và khơng cịn phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại đặc biệt khi mô
hình trường học mới đang được triển khai.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy phần thơ Đường môn

6


Ngữ văn lớp 7 nhiều năm, tôi thực sự muốn tìm ra cho mình
mợt phương pháp dạy tới ưu phần thơ Đường trong chương
trình theo định hướng phát triển năng lực để hình thành cho
học sinh kỹ năng tự đọc - hiểu một văn bản thơ Đường cùng
với những kỹ năng cần thiết cho môn học, từ đó khơi gợi ở các
em tình yêu đối với bộ môn nói chung và với phần thơ Đường
nói riêng.
2. Nội dung giải pháp
2.1. Mục đích nghiên cứu
2.1.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ học văn phần thơ Đường
trong chương trình Ngữ văn lớp 7 cấp Trung học cơ sở bằng việc đổi mới
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
2.1.2. Trang bị những kiến thức cũng như rèn kỹ năng đọc - hiểu tác
phẩm thơ Đường thông qua việc rèn kỹ năng đọc - hiểu thơ Đường trong
chương trình Ngữ văn lớp 7.
2.1.3. Hình thành cho học sinh những năng lực và phẩm chất cần thiết
như:
- Phẩm chất: Yêu gia đình, q hương, đất nước; nhân ái, khoan dung;
có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường
tự nhiên.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng
lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.
+ Năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn: năng lực giao tiếp tiếng
Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.
2.1.4. Bồi đắp tình yêu với thơ Đường nói riêng và tình yêu với bộ
môn nói chung.

2.2. Nội dung sáng kiến
7


2.2.1. Chú trọng cho học sinh về đặc trưng thể loại thơ Đường
2.2.1.1. Thể thơ
Thể thơ Đường phân làm hai thể: thể bằng và thể trắc căn cứ vào
thanh điệu của chữ thứ hai của câu 1 để xác định.
2.2.1.2. Luật bằng trắc
Luật bằng trắc quy định vị trí bằng trắc của từng chữ trong mỗi câu
thơ nhưng trong thực tế sáng tác, để đỡ ngặt nghèo hơn người ta định ra
một số quy tắc gồm hai nội dung: đối với thơ thất ngôn: nhất, tam, ngũ bất
luận - nhị, tứ, lục phân minh; đối với thơ ngũ ngôn: nhất tam bất luận - nhị,
tứ phân minh. Nếu vi phạm quy tắc thanh điệu này gọi là thất luật.
2.2.1.3. Niêm luật
Niêm là dính, kết dính gắn bó. Niêm là quy tắc áp dụng đối với những
liên thơ đi liền nhau. Niêm là quan hệ âm thanh giữa tám câu của bài thơ,
lấy chữ thứ hai mỗi câu làm chuẩn. Nội dung của quy tắc: Trong hai liên
thơ đi liền nhau thì đòn cân thanh điệu của liên trên phải khác đòn cân
thanh điệu của liên dưới.
Luật: Sự gắn kết theo tuyến ngang. Trong một dòng thơ chữ thứ 4 bao
giờ cũng khác thanh điệu với chữ thứ 2 và thứ 6 – “nhị, tứ, lục phân minh”
2.2.1.4. Vần và đối
Vần là những chữ gồm một phụ âm bất kỳ kết hợp với một dãy
nguyên âm giống nhau hoàn toàn và cùng thanh B (dấu huyền, không dấu)
hay cùng thanh T (sắc, nặng, hỏi, ngã). Một bài thơ bát cú gồm 5 vần, vần
gieo ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Nếu vi phạm quy tắc này gọi là lạc
vần, triết vận, thất vận.
Đối có bốn biểu hiện, vi phạm các quy định này gọi là thất đối:
- Đối thanh điệu: Các thanh điệu phải đối xứng nhau đựa trên đòn cân

thanh điệu.

8


- Đối từ loại: từ loại nào đối với từ loại ấy: danh từ đối với danh từ,
động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ, thực từ đối với thực từ.
- Đối cú pháp: Đòi hỏi mô hình cú pháp của hai câu đối phải giống
nhau.
- Đối ý: Xét về hình thức phân làm hai loại:
+ Tiểu đối - hai vế cân đối nhau
+ Công đối: ý hai câu đối nhau, xét về mặt ý chia hai loại: Đối tương
phản và đối tương thành.
Đối là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của thơ Đường nó
góp phần tạo nên giá trị của tác phẩm. Đây là đặc trưng cần lưu ý khi
dạy – học thơ Đường trong môn Ngữ văn lớp 7 cấp Trung học cơ sở.
2.2.1.5. Tứ thơ
Tứ là suy nghĩ, tư duy, xúc cảm, cảm hứng. Tứ là sự cắt nghĩa mới
bao hàm sự lí giải về hiện thực trong mối quan hệ xúc cảm của nhà thơ về
cuộc sống con người. Tứ thơ Đường chỉ chung về sự thống nhất, đồng nhất
giữa các cặp đối lập.
Chính vì vậy giáo viên phải tổ chức cho học sinh khai thác ngôn ngữ
bài thơ Đường trên cơ sở bản phiên âm bởi bản phiên âm đó thể hiện
một cách trung thực ý tưởng mà nhà thơ muốn truyền tải.
2.2.1.6. Bố cục
Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống
thường được chia gồm 4 phần đề - thực (hoặc trạng) - luận - kết; thất ngôn
tứ tuyệt (tuyệt cú) gồm khai - thừa - chuyển - hợp.
2.2.2. Đổi mới dạy học thơ Đường theo định hướng phát triển
năng lực

2.2.2.1. Tổ chức hoạt động ngoại khóa
Trước khi vào học bài đầu tiên phần thơ Đường lớp 7 giáo viên nên tổ
chức một buổi học ngoại khóa về thơ Đường:
9


- Phần chuẩn bị của học sinh: yêu cầu học sinh về tìm hiểu thơ Đường,
viết ra những khó khăn khi tìm hiểu thể loại thơ này và những suy nghĩ,
cảm nhận của bản thân về thơ Đường và các tác phẩm đã học.
- Trên lớp: Chia học sinh thành 6 nhóm; tổ chức cho học sinh thảo
luận, báo cáo, nhận xét, đánh giá kết quả tìm hiểu ở nhà. Giáo viên tổng
hợp đánh giá chung.
- Giáo viên chuẩn bị giáo án trình chiếu: những chương trình giới
thiệu về thơ Đường, các tác giả thơ Đường, những tác phẩm thơ Đường
tiêu biểu (cho các em đọc nhất là phần phiên âm chữ Hán, đọc tự do thoải
mái theo cách của các em sau đó giáo viên mới định hướng cách đọc rồi
cho học sinh đọc lại), những quy định về thể thơ, niêm luật, luật bằng trắc,
đối.
- Trên lớp giáo viên cho các em trình bày những điều mình tìm hiểu
được về thơ Đường. Tiếp đó chiếu cho học sinh xem những chương trình
giới thiệu về thơ Đường, các tác giả thơ Đường và những tác phẩm thơ
Đường tiêu biểu. Trong quá trình học sinh xem giáo viên giới thiệu. Sau đó
giáo viên đọc những khó khăn, và cảm nhận của học sinh khi tìm hiểu về
thơ Đường, lần lượt gỡ dần những khó khăn và thắc mắc của các em. Cuối
cùng giáo viên giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu về các vấn đề những
quy định về thể thơ, niêm luật, luật,
bằng trắc, đối.
Như vậy với tiết ngoại khóa này các em đã bắt đầu được làm quen,
tìm hiểu thơ Đường nên sẽ không còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với tác phẩm thơ
Đường trên lớp, không thấy khó khi đọc, không thấy ức chế khi tìm hiểu vì

mình không biết; tạo tâm thế cho các em nhập tâm vào bài hiệu quả. Mặt
khác khi các em đã được tìm hiểu về bố cục, niêm luật, đối, bằng trắc các
em sẽ dễ dàng phát hiện những vẻ đẹp về nghệ thuật của tác phẩm từ đó dễ
dàng trao đổi thảo luận về những đặc sắc về ý của những bài thơ Ý tại
10


ngôn ngoại này – đây cũng là nền tảng để học sinh có thể đọc – hiểu một
bài thơ viết theo thể thơ Đường luật.
2.2.2.2. Giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo gợi ý sách giáo khoa. Trong
phần yêu cầu chuẩn bị bài ở nhà nên tăng phần yêu cầu đọc đặc biệt là
phần phiên âm - mỗi học sinh nên đọc ít nhất 5 lần. Việc đọc đi đọc lại
trước ở nhà giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ Đường được gợi
lên từ âm sắc của bài thơ, thấy được tính nhạc của thể đối, của vần, nhịp và
bằng trắc từ đó giúp học sinh dễ dàng tìm hiểu, so sánh văn bản trên lớp.
Việc có thể " bắt nhịp" với những câu hỏi của giáo viên khiến các em tự tin
hơn, hiểu bài hơn từ đó yêu thích học hơn, chủ động trong việc tìm kiếm tri
thức hơn.
2.2.2.3. Tổ chức dạy - học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh
Đây là khâu quan trọng, quyết định thành công của các bước chuẩn bị
trước đó, từ đây học sinh chiếm lĩnh được tri thức, hình thành được những
kĩ năng; giáo viên đảm bảo việc truyền thụ tri thức và truyền thụ tình yêu
với môn học tới học sinh.
Một là, giới thiệu về tác giả, đặc biệt nhấn mạnh nét riêng trong
cuộc đời cũng như đặc trưng sáng tác của nhà thơ; hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm. Việc giới thiệu kỹ về tác giả và hoàn cảnh của tác phẩm
giúp học sinh có căn cứ để hiểu đúng và hiểu sâu về bài thơ bởi đó là cơ sở
giúp học sinh cảm nhận được các tầng ý nghĩa của bài thơ, phần được coi

là ý tại ngôn ngoại của thơ Đường cũng như giá trị hiện thực, giá trị nhân
đạo mà tác giả muốn gửi gắm.
Hai là, đọc phiên âm và dịch thơ. Sau đó lần lượt cho học sinh tìm
hiểu nghĩa của từng từ phiên âm trong một câu rồi dịch nghĩa của cả câu
thơ. Việc tìm hiểu như trên giúp học sinh chủ động, một lần nữa nắm bắt
11


kiến thức sau phần chuẩn bị ở nhà, từ đó có tâm thế để tìm hiểu bài thơ
trong phần đọc - hiểu văn bản. Thêm vào đó với cách đọc như vậy học sinh
sẽ tích luỹ được vốn Hán - Việt, hiểu được nghĩa gốc cũng là điều kiện để
xuất phát khám phá ra nội dung bên trong.
Ba là, Đọc - hiểu văn bản. Trong phần này, tùy vào từng bài thơ cụ
thể mà giáo viên hướng dẫn học sinh các định hướng phân tích khác nhau
nhằm tìm ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Ở
đây, căn cứ vào phần nghiên cứu lí luận về thơ Đường, tôi đưa ra một số
định hướng Đọc - hiểu sau:
Đọc - hiểu bài thơ Đường dựa vào phần phiên âm, dịch nghĩa
Tìm hiểu các tác phẩm thơ Đường là tìm hiểu phần phiên âm của bài
thơ chứ không phải là phần dịch thơ. Như một nhà văn đã nói Phần dịch
thơ như con chim bị cắt mất cánh. Nói như thế có nghĩa là nếu chúng ta
cho học sinh đọc - hiểu phần dịch thơ thì chúng ta không thể cảm được hết
cái hay, nhận được hết cái đẹp, thấu được hết cái sâu sắc của tác phẩm và
bay được cùng với tâm hứng của tác giả. Khi cho học sinh tìm hiểu nhất
thiết phải tìm hiểu từ bản phiên âm nên coi phần dịch nghĩa và dịch thơ
như là một công cụ hỗ trợ cho việc đọc - hiểu văn bản.
Từ đặc trưng của tính hàm súc trong ngôn ngữ thơ Đường, khi khai
thác ta
cần bám sát từ ngữ để phân tích và quan trọng hơn là làm rõ dụng ý của
nhà thơ khi tổ chức sắp xếp câu chữ. Đương nhiên, đây là cách định hướng

khai thác dựa trên bản phiên âm chữ Hán bởi vì bản dịch thơ khơng chuyển
tải hết thơng tin trong nguyên tác vì nhiều bài dịch thơ chưa thể hiện được
hết vẻ đẹp của câu chữ, cái chuẩn của thể thơ, và ngụ ý tác giả muốn thể
hiện. Như vậy, nếu bám câu chữ trong bản dịch sẽ gặp nguy cơ hiểu sai
lệch văn bản. Cho học sinh so sánh phần phiên âm và phần dịch thơ để
thấy được hết những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. .
12


Thực tế này đòi hỏi giáo viên khi giảng dạy tác phẩm thơ Đường phải
giúp học sinh nhận biết được mức độ chuyển tải nội dung trong câu thơ
dịch thông qua việc so sánh đối chiếu bản dịch thơ với bản phiên âm
nguyên tác để nắm vững tinh thần của tác phẩm. Giáo viên hướng dẫn khai
thác ngôn ngữ bài thơ Đường trên cơ sở bản phiên âm bởi bản phiên âm
đó thể hiện một cách trung thực ý tưởng mà nhà thơ muốn truyền tải.
Đọc - hiểu bài thơ Đường dựa vào việc tìm hiểu kết cấu - bớ cục
bài thơ tứ tuyệt
Nắm được kết cấu của tác phẩm góp phần quan trọng vào việc phân
tích và hiểu đúng nội dung, nắm được mạch cảm xúc của bài thơ. Trong
sách Ngữ văn 7 phần thơ Đường trừ bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca
(giảm tải) thì ba bài thơ còn lại đều là tuyệt cú. Thơ tứ tuyệt gồm ngũ tuyệt
(4 câu, mỗi câu 5 chữ) và thất tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ). Tuy dung
lượng câu chữ ít hơn bài thơ bát cú nhưng tự nó là một kết cấu chỉnh thể có
cấu trúc riêng (phần Thơ Đường – đặc trưng thể loại). Tuy vậy giáo viên
cũng cần lưu ý rằng: có những bài thơ đường luật không nên dạy theo bố
cục, khuôn mẫu mà dạy - học theo mạch cảm xúc của nhà thơ.
Đọc - hiểu bài thơ Đường dựa vào niêm thơ và luật bằng trắc
Dựa vào những kiến thức về niêm thơ và luật bằng trắc học sinh tự
phát hiện cách hài thanh, ngắt nhịp, cách gieo vần tạo tính nhạc trong bài
thơ, từ đó có những phát hiện những câu thơ đúng luật hay phá luật và ý

nghĩa của chúng.
Những tác phẩm thơ Đường trong chương trình Trung học cơ sở là
những bài thơ của tiên thơ, thánh thơ ngôn từ, ý tứ ln có xu hướng vươn
tới sự sáng tạo độc đáo, thốt ra ngồi khn khổ. Chính vì vậy, điều quan
trọng khi dạy học là phải chú ý xoáy sâu vào những điểm sáng nghệ thuật
này, phân tích cho được tác dụng của nó trong việc chuyển tải tư tưởng của
tác giả.
13


Đọc - hiểu bài thơ Đường dựa vào tìm hiểu luật đối
Đối có vai trò quan trọng trong việc mở rộng bình diện miêu tả và thể
hiện.
Từ những sự đới lập do luật đối tạo nên để phát hiện ra những suy tư, trăn
trở,
những triết lí cuộc sống mà tác giả ẩn giấu trong vế đối (phần Thơ Đường
– đặc trưng thể loại)
Đọc - hiểu bài thơ Đường dựa vào tìm hiểu vần nhịp
Vần trong bài thơ Đường luật (phần Thơ Đường – đặc trưng thể
loại) thường thể hiện tâm trạng, cảm hứng của tác giả thông qua âm điệu
của câu thơ

Nhịp điệu câu thơ và giọng thơ cũng cần chú ý khai thác để

thấy được những cảm xúc sâu lắng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Đọc - hiểu bài thơ Đường dựa vào tìm hiểu tứ thơ, ngôn ngữ
Học sinh tìm hiểu nghệ thuật thơ Đường mà trọng tâm là đối để tìm ý
trong từng câu, cặp câu. Từ cách sắp xếp các ý của câu thơ, tìm ra mạch
cảm xúc chính của toàn bài.
Một trong những đặc điểm của thơ Đường là tính hàm súc ý tại ngơn

ngoại. Đây chính là đặc điểm của một bài thơ có giá trị. Với 28 tiếng của
bài tứ tuyệt, bài thơ phải diễn đạt được tối đa ý đồ thầm kín của tác giả. Vì
thế khi phân tích chúng ta phải coi trọng việc khai thác từng tiếng, từng từ,
đặc biệt là nhãn tự (thường là các động từ) thì mới thấy hết vẻ đẹp của thi
phẩm, cảm nhận được những tâm sự thầm kín mà tác giả gửi gắm. Cùng
với đó, học sinh cần chú tâm vào việc nắm bắt các điển cố, điển tích, hệ
thống từ ngữ thể hiện tư tưởng chủ đề, các hình ảnh ẩn dụ...
Trên đây là những cách thức khai thác các bài thơ Đường. Khi vận
dụng, không thể bám vào một cách thức cố định nào, mà cần có sự tổng
hợp các cách thức, quy trình tìm hiểu, chiếm lĩnh tác phẩm; phải dựa vào
từng văn bản cụ thể, tùy từng đối tượng học sinh mà có cách tìm hiểu phù
14


hợp. Có như thế mới tạo được khơng khí sinh động cho giờ học, kích thích
năng lực cảm thụ, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh tránh được tình
trạng rập khn máy móc, gây cảm giác nhàm chán, khơi gợi tình yêu văn
học của các em.
2.2.3. Thiết kế giáo án giảng dạy theo định hướng phát triển năng
lực
Ngày soạn: 20/10/2015
Ngày giảng: Lớp 7a1: 22/10/2015

Tiết: 37,38,39

CHỦ ĐỀ: THƠ ĐƯỜNG
Số tiết: 3
I. Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này hs có được
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Lý Bạch, Hạ Tri Chương.

- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy
hứng khởi của thiên tài Lý Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn
phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ; đặc điểm nghệ tḥt đợc đáo của bài
thơ.
- Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí
Bạch.
- Nghệ thuật đối và vai trị của câu kết trong bài thơ.
- Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
- Nét độc đáo về tứ của bài thơ.
- Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu bài thơ cổ thể, tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt.
- Đọc – hiểu bài thơ đường qua bản dịch tiếng Việt
15


- Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào
biết tích lũy vốn Hán Việt.
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân
tích tác phẩm.
3. Thái độ
- Có ý thức học tập và vận dụng thơ Đường.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, ý
thức xây dựng bảo vệ quê hương.
4. Các năng lực cần phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sáng tạo

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ văn học
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ
II. Bảng mô tả các năng lực cần phát triển

Vận dụng
Nhận biết

Thơng hiểu

Vận dụng
thấp

- Nhớ được
tên tác giả,
tác phẩm,
hồn cảnh
sáng tác bài
thơ
- Học thuộc
lòng phiên
âm,
dịch
thơ
- Nắm được
nội
dung

- Xác định
được chủ đề

của bài thơ
- Hiểu được
cấu tứ độc
đáo của bài
thơ
- Hiểu được
tác dụng của
nghệ thuật
đối và vai trò
của câu cuối

- Phân tích
được
tác
dụng
của
các
biện
pháp nghệ
thuật
- Nhận xét
được những
hình
ảnh
thiên nhiên
trong bài thơ
- So sánh

Vận dụng cao
- Cảm nhận về nội dung và

nghệ thuật của bài thơ
- Cảm nhận về chủ đề của bài
thơ
- So sánh hai bài thơ để rút ra
được điểm chung
- Phân tích được tâm trạng
của tác giả trong bài thơ
- Tâm hồn phóng khoáng,
lãng mạn của Lý Bạch thể
hiện trong văn bản “Vọng Lư
Sơn bộc bố”
16


bản
nghĩa
- Phát
được
thuật
trong
thơ

dịch trong bài thơ được
bản
dịch thơ và
hiện
phiên
âm
nghệ
chữ Hán

đối
bài

III. Chuẩn bị

- Từ tình yêu quê hương của
các tác giả viết đoạn văn thể
hiện suy nghĩ của em cách thể
hiện tình yêu quê hương đất
nước của thế hệ trẻ hiện nay.
- Viết bài văn miêu tả cảnh
sắc thiên nhiên nơi em sinh
sống từ đó bày tỏ suy nghĩ về
cách đối xử của con người
với môi trường thiên nhiên

1. Giáo viên
- Tổ chức giờ học ngoại khóa
- Giáo án, văn bản mẫu, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu
2. Học sinh
- Tham gia tiết học ngoại khóa về thơ Đường.
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
IV. Tiến trình tở chức các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1(5p): Ổn định tổ chức:
Gv cho hs chơi trò chơi: Tổ chức cần
- Kiểm tra sĩ số: 7a1:
- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học bài
* Hoạt động 2 (1'): Giới thiệu bài: Trong tiết ngoại khóa chúng ta đã
cùng nhau tìm hiểu những nét chung về thơ Đường, được trải nghiệm cùng
các giai đoạn phát triển của thơ Đường; được tắm mình trong khơng gian

của thơ Đường. Với chủ đề ngày hơm nay cơ cùng các em sẽ tìm hiểu về
thi tiên Lý Bạch và bạn vong niên của ông Hạ Tri Trương qua các văn bản:
Tĩnh dạ tư; Hồi hương ngẫu thư; Vọng Lư Sơn bộc bố.
* Hoạt động 3 (100p) Bài mới
Hoạt động của Giáo viên

H

Nội

Đ dung
17


c


cần

a

đạt

H
S
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc – tiếp xúc văn bản

I. Đọc

- Chiếu hình ảnh của Lý Bạch


– tiếp

? Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Lý Bạch và tác

xúc

phẩm Vọng Lư Sơn bộc bố và Tĩnh dạ tứ ?

- văn

- Chiếu hình ảnh, giới thiệu thêm về tác giả Lý Bạch và các tác T bản
phẩm thơ của ông.

r 1. Tác
ả giả,
l

tác

ờ phẩm
i

* Lý
Bạch
(701 –
762)
-

Lý


- Chiếu hình ảnh về Hạ Tri Chương

Bạch

? Giới thiệu những hiểu biết của em về tác giả Hạ Tri Chương

là nhà

và sáng tác của ông?

thơ

- Chiếu, giới thiệu

nổi

- Giáo viên nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu và gọi học sinh đọc từng

tiếng

bài (Đọc phiên âm – dịch nghĩa và dịch thơ):

đời

+ Bài Vọng Lư Sơn bợc bớ: Đọc chính xác, giọng phấn chấn,

Đườn

hùng tráng, ngợi ca.


g,
18


+ Bài Tĩnh dạ tư: Giọng trầm buồn, tình cảm, nhịp 2/3 .

mệnh

+ Bài Hồi hương ngẫu thư: Giọng chậm, buồn, câu 3 giọng hơi

danh

ngạc nhiên, nhịp 3/4

là thi

- Tổ chức cho học sinh đọc – tìm hiểu phần phiên âm và dịch - tiên.
nghĩa theo cặp: Một bạn đọc phiên âm từng từ – một bạn đọc T Thơ
phần dịch nghĩa của từ, cuối cùng đọc và dịch toàn bài (phiên r ông
âm và dịch nghĩa kể cả nhan đề của bài thơ)

ả biểu

Ví dụ: Bạn A, B

l

A: Vọng


ờ hồn tự

B: trông từ xa

i

lộ tâm
do,

...........................

phóng

? Em hãy xác định thể loại của mỗi bài thơ trên?

khoán

? Nêu đặc điểm của các thể thơ?

- g.

? Em đã học những bài thơ nào có cùng thể loại?

N Hình

(Tác phẩm Nam quốc sơn hà, Bánh trôi nước...)

g ảnh

- Chiếu -> Giới thiệu đặc điểm các thể thơ


h thơ

? Phương thức biểu đạt chính của các văn bản trên ?

e thườn

? Phân định nội dung của chủ đề ?

- g

- Vậy tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương được thể hiện Đ mang
như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo...

ọ tính

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản

c chất

- Chiếu Vọng Lư Sơn bộc bố -> yêu cầu học sinh quan sát

- tươi

? Tác giả đã lấy đối tượng thiên nhiên nào để biểu cảm ?

N sáng,

? Giới thiệu về núi Hương Lô ?


h kì vĩ,

- Tổ chức học sinh thảo luận nhóm lớn 7 phút

ậ ngôn

Phiếu học tập số 1

n ngữ

Câu 1: So sánh bản phiên âm và dịch thơ chỉ ra chữ trong x thơ tự
nguyên tác không có mặt trong phần dịch thơ ? Phân tích vai é nhiên
19


trò của chữ còn thiếu trong câu thơ, bài thơ?

t

mà

Câu 2: Căn cứ vào nghĩa của hai chữ "Vọng" (Nhan đề bài thơ)

điêu

và " "Dạo" (Câu 2) Em hãy xác định vị trí ngắm thác nước của

luyện.

tác giả?


-

Điều này rất phù hợp với vị trí quan sát của nhà thơ. Ở bản



Vọng

dịch thơ chữ quải mất đi nên ấn tượng do ảnh hưởng dịng

lư sơn

sơng mang lại trở nên mờ nhạt và ảo giác về dải ngân hà là hợp

bộc

lý. Vậy hồn tồn có lý khi cho rằng chữ quải là nhãn tự của

bố” là

câu thơ.

một
trong
những
bài
Phiếu học tập số 2

thơ


Câu 1: Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng - tiêu
trong bài thơ? Tác dụng?

Đ biểu

Câu 2: Từ đó em hiểu thêm điều gì về tác giả Lí Bạch?

ọ viết

Bài thơ là một tuyệt tác, nó thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, c về đề
nét thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Qua đó ta t

tài

hiểu rõ một tâm hồn thơ say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất h thiên
nước. Biết bao danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ ông để mãi e nhiên
mãi

muôn

đời

nhớ

đến

thi

tiên


-



Bạch. o của

- Chiếu hai văn bản: Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư

c nhà

Phiếu học tập số 3:
Câu 1: Nhà thơ ngắm trăng ở vị trí nào? Vì sao em biết?

ặ thơ.
p -

Câu 2: So sánh bản phiên âm và dịch thơ, chỉ ra từ ngữ dịch 1 “Tĩnh
chưa sát?

5 dạ tứ”

Câu 3: Qua phần phiên âm, em hãy khắc họa cảnh vật trong p là một
đêm thanh tĩnh và cảm nhận của tác giả?

h bài
20




×