Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Thực trạng kiến thức về phản vệ của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh viện e năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 52 trang )

i

BỘ Y TẾ
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM Đ ỊNH

NGUYỄN THỊ LAI
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ PHẢN VỆ CỦA ĐIỀU
DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN E
NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH NĂM 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM Đ ỊNH

NGUYỄN THỊ LAI
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ PHẢN VỆ CỦA ĐIỀU
DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN E
NĂM 2022
Chuyên ngành: Ngoại người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS.BS. VŨ VĂN THÀNH

NAM ĐỊNH NĂM 2022




i
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại
học - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định về sự quan tâm và giúp đỡ tận tình cho tơi
trong thời gian học tập và hoàn thành chuyên đề này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ- Bác sỹ Vũ Văn Thành Phó hiệu trưởng Nhà trường đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ cho tơi để chun đề này
được hồn thành.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc các phòng chức năng, các khoa lâm sàng
của Bệnh viện E đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu để hồn thiện
chuyên đề này.
Tôi xin được cảm ơn tất cả các bạn bè và các đồng nghiệp điều dưỡng đã đồng ý
hợp tác với tơi trong q trình thực hiện chun đề này.
Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ và chia sẻ những khó khăn trong q trình học tập, nghiên cứu để có thể hồn thành
chun đề này.
Nam Định, ngày 21 tháng 12 năm 2022
Học viên

Nguyễn Thị Lai


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, do chính
bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ - Bác sỹ Vũ Văn Thành, tất cả số
liệu trong chuyên đề này là trung thực, khách quan và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Nam Định, ngày 21 tháng 12 năm 2022

Người cam đoan

Nguyễn Thị Lai


iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………….i
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG- BIỂU ĐỒ ................................................................................ vi
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................... 3
I. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 3
1.Đại cương về phản vệ ............................................................................................... 3
2. Xử trí phản vệ .......................................................................................................... 8
3. Chăm sóc người bệnh phản vệ ............................................................................... 12
4. Dự phịng phản vệ .................................................................................................. 13
II. Cơ sở thực tiễn: .................................................................................................... 16
2.1. Nghiên cứu trên thế giới...................................................................................... 16
2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................................... 17
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT..................................................... 18
2.1. Sơ lược về Bệnh viện E....................................................................................... 19
2.2. Phương pháp khảo sát thu thập số liệu ................................................................ 19
2.3. Thực trạng kiến thức về phản vệ của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng .............. 21
2.3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 21
2.3.2. Thực trạng kiến thức về phản vệ ...................................................................... 22
Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................................. 27
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 34

PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG VỀ
PHẢN VỆ.................................................................................................................... 3


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

BV

: Bệnh viện

BS

: Bác sĩ

ĐD

: Điều dưỡng

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

HA

: Huyết áp

HS


: Hộ sinh

NB

: Người bệnh

NT

: Nhịp thở

M

: Mạch

NVYT

: Nhân viên y tế

PV

: Phản vệ

SPV

: Sốc phản vệ

To

: Nhiệt độ


RV

: Ra viện


v

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 1 Ngun nhân gây phản vệ.......................................................................... 3
Hình ảnh 2 Cơ chế gây của phản vệ ............................................................................. 5
Hình ảnh 3. Triệu chứng của phản vệ ........................................................................... 6


vi
DANH MỤC BẢNG- BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 2 Tỷ lệ tham gia tập huấn kiến thức về phản vệ......................................... 22
Biểu đồ 2. 3 Tỷ lệ kiến thức chung về phản vệ ............. Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2. 4 Kiến thức về chẩn đoán các dấu hiệu lâm sàng mức độ phản vệ ............. 23
Biểu đồ 2. 5 Tỷ lệ kiến thức về dự phòng phản vệ ..................................................... 24
Bảng 2. 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ………………………………21
Bảng 2. 2. Tỷ lệ kiến thức về chuẩn bị thuốc, phương tiện cấp cứu phản vệ ............. 23
Bảng 2. 3 Tỷ lệ kiến thức về xử trí cấp cứu phản vệ ................................................. 25
Bảng 2. 4 Tỷ lệ kiến thức về theo dõi sau cấp cứu phản vệ ...................................... 26


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phản vệ là một phản ứng dị ứng có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút
đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên và gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác
nhau có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong [1], [2]. Do tính nghiêm trọng trong diễn biến,

nên phản vệ là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế các nước trên thế giới.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phản vệ, nhưng chủ yếu là do thuốc, thức ăn và
nọc cơn trùng. Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ và tỷ lệ tử vong do phản
vệ như: Tuổi, các bệnh phối hợp, các thuốc đang dùng kèm theo, tiền sử cá nhân… Việc
xác định những yếu tố này cùng với sự nắm vững kiến thức về khái niệm phòng và cấp
cứu phản vệ của nhân viên y tế giúp làm giảm tỷ lệ tai biến và tử vong do sốc phản vệ
[1].
Theo số liệu cơng bố gần đây, ước tính khoảng 1 – 2% dân số tồn thế giới có ít
nhất một lần gặp phản vệ trong đời, riêng Châu Âu là 4 – 5 trường hợp PV/10.000 dân
mỗi năm. Theo nghiên cứu của Decker và cộng sự năm 2008 tại Mỹ tỷ lệ phản vệ là
49,8/100.000 dân mỗi/năm, một nghiên cứu khác ở Anh cho thấy tỷ lệ này là 7,9/100.000
người /năm [15], [21].
Tại Australia, trong nghiên cứu của tác giả Liew WK và cộng sự năm 2009 cho thấy
thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất và gây tử vong do PV, trong nghiên cứu có 105
trường hợp phản vệ khơng phải ngun nhân do thức ăn thì có đến 64 trường hợp phản
vệ có nguyên nhân do thuốc [18].
Tại Việt Nam, theo Giáo sư Nguyễn Năng An dị ứng thuốc chiếm tỷ lệ cao (khoảng
hơn 8,5% dân số); trong đó, phản vệ chiếm 10% ca dị ứng thuốc và có khoảng 10% tử
vong do phản vệ [4]. Theo các chuyên gia Y tế thì ở Việt Nam, người bệnh cứ bị sốc
phản vệ là khả năng tử vong rất cao, nguyên nhân là do nhân viên y tế phát hiện muộn,
xử lý chậm. Chính vì vậy, việc bác sỹ, điều dưỡng nắm vững kiến thức để dự phòng và
cấp cứu phản vệ kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ người bệnh gặp tai biến và tử vong do phản
vệ [3].
Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa Trung ương hạng I trực thuộc Bộ Y tế, cơng tác
phịng chẩn đốn và xử trí phản vệ là nội dung chun mơn ln được chú trọng. Phát
hiện sớm, xử trí đúng, khẩn trương, kịp thời ngay tại chỗ, theo dõi liên tục ít nhất trong


2
vòng 24h đầu sẽ mang lại cơ hội được cứu sống cho người bệnh; do vậy, đòi hỏi kiến

thức, kỹ năng và thái độ của người thực hiện cấp cứu; đặc biệt, là đội ngũ điều dưỡng –
người đầu tiên tiếp cận với người bệnh, đóng vai trị thiết yếu trong quản lý xử trí phản
vệ; đặc biệt, là trong quá trình phân loại người bệnh .
Nhận thức rõ sự nghiêm trọng của phản vệ và vai trò của việc đào tạo và cập nhật
kiến thức, trong năm 2022 Bệnh viện E đã tổ chức 02 buổi đào tạo liên tục cho bác sỹ,
điều dưỡng Thông tư 51/2017/TT-BYT về Hướng dẫn phịng, chẩn đốn và xử trí phản
vệ. Bác sỹ, điều dưỡng nắm chắc thông tư 51/2017 là một trong những yêu cầu bắt buộc
của bệnh viện để nhân viên y tế chủ động trong xử trí khi gặp người bệnh phản vệ; vì
vậy, việc đánh giá lại một cách thường xuyên và đột xuất kiến thức về phản vệ của đội
ngũ điều dưỡng là hết sức cần thiết [1], [3].
Xuất phát từ thực tế kể trên, chúng tôi thực hiện chuyên đề “Thực trạng kiến thức
về phản vệ của Điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện E năm 2022” nhằm hai
mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức về phản vệ của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng
Bệnh viện E năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về phản vệ của điều dưỡng tại các
khoa lâm sàng bệnh viện E.


3

Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lý luận

1.

Đại cương về phản vệ

1.1.

-

Một số khái niệm
Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài
phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm
sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng [1], [2].

-

Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống
mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vịng một vài phút.[1]

- Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể,
bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác. [1], [5]
1.2.

Nguyên nhân gây ra phản vệ

Hình ảnh 1 Nguyên nhân gây phản vệ
Có nhiều nhóm nguyên nhân gây ra phản vệ nhưng nhưng hay gặp là thuốc hoặc hóa
chất dùng trong chẩn đốn và điều trị, thức ăn, hóa mỹ phẩm,cơn trùng đốt [1], [4]:
-

Thuốc là ngun nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh. Các đường


4
thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da; uống,
xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hay thuốc bơi ngồi da... đều có thể gây sốc phản vệ.
Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Tất cả các loại thuốc đều có

thể gây sốc phản vệ cho người bệnh, hay gặp nhất là thuốc kháng sinh họ β lactam,
chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê…
Theo một nghiên cứu ở Australia trong 105 trường hợp sốc phản vệ khơng do
thức ăn thì có 64 trường hợp do thuốc [18]. Mọi loại thuốc đều có thể gây ra sốc
phản vệ kể cả những thuốc điều trị dị ứng nhưng hay gặp nhất là kháng sinh,
thuốc chống viêm giảm đau không steroid, thuốc gây tê, gây mê, dịch truyền, các
loại thuốc cản quang có iot, thuốc chống nấm... Tất cả các đường đưa thuốc vào
cơ thể: bôi ngoài da, uống, tiêm dưới da, tiêm bắp, truyền tĩnh mạch, đặt âm đạo,
thuốc nhỏ mắt đều có thể gây ra phản vệ dù với liều rất nhỏ.
-

Những loại thức ăn có thể gây ra phản vệ hay gặp như trứng, sữa, cá, tôm, tép,
cua, ba ba, ốc, nhộng, dứa, khoai tây, lạc, đậu nành, lúa mì, các loại hạt và các
chất phụ gia. Nghiên cứu trong vòng 11 năm ở Australia có 5007 ca nhập viện
phản vệ do thức ăn. Dị ứng thức ăn hay gặp ở trẻ em hơn người lớn. Nguyên nhân
gây dị ứng ở trẻ em thường là đậu phộng, thủy hải sản.... Hơn thế nữa, trong
nghiên cứu này thức ăn là nguyên nhân phổ biến nhất gây sốc phản vệ [18].

-

Một nguyên nhân hay gặp nữa là nọc côn trùng như nọc ong đốt, nhện, rắn, rết,
bọ cạp cắn... thì lượng độc tố trong nọc côn trùng tiết ra sẽ gây nên phản vệ cho
nạn nhân.

-

Một số nguyên nhân ít gặp khác như phấn hoa, nhựa cây (latex)

-


Thể dục vận động… Phản vệ gây ra do vận động hay tập thể dục không phổ biến
và khác nhau tùy người. Ở một số người, các hoạt động hiếu khí (aerobic activity)
như chạy bộ có thể gây phản vệ. Ở một số người khác, vận động nhẹ nhàng hơn
như đi bộ cũng có thể gây phản ứng. Việc ăn một số loại thực phẩm trước khi
vận động hoặc vận động trong thời tiết nóng, lạnh hoặc ẩm ướt cũng có liên quan
tới phản vệ ở một số người.


5

1.3.

Cơ chế sốc phản vệ

Hình ảnh 2 Cơ chế gây của phản vệ
-

Phản ứng quá mẫn tức thì thường kéo theo sự giải phóng các chất trung gian
hố học (mediator) từ tế bào mast và basophil mà cơ chế là do sự kích thích của
dị nguyên với kháng thể IgE [1], [4].

-

Dị nguyên là những chất có bản chất kháng ngun hoặc khơng kháng ngun có
khả năng gây nên trạng thái dị ứng (kích thích tạo kháng thể đặc hiệu IgE).

-

Kháng thể IgE là kháng thể quan trọng nhất tham gia cơ chế dị ứng được Coca
phát hiện năm 1925. Các reagin của người là IgE được Ishizaka tìm ra năm 1967.

Trong các bệnh dị ứng hàm lượng IgE trong huyết thanh tăng rất cao. Kết quả sự
kết hợp của dị nguyên với kháng thể IgE trên màng tế bào mast là hàng loạt các
chất trung gian hoá học được giải phóng.

-

Kết quả của phản ứng dị ứng nêu trên là hàng loạt các chất trung gian hoá học
(mediator) được thoát ra từ tế bào mast và basophil như histamin, serotonin,
bradykinin, leucotrien, chất tác dụng chậm của phản vệ (SRS-A: slow reacting
substances of anaphylaxis), các prostaglandin, yếu tố hoạt hoá tiểu cầu (PAF platelet activating factor)…các chất này làm giãn mạch, co thắt cơ trơn phế quản,


6
mày đay, phù Quincke…tạo ra bệnh cảnh lâm sàng của sốc phản vệ [1], [4], [5].

1.4.

Chẩn đốn phản vệ

Hình ảnh 3. Triệu chứng của phản vệ
1.1.1. Triệu chứng gợi ý
Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau [1]:
-

Mày đay, phù mạch nhanh.

-

Khó thở, tức ngực, thở rít.


-

Đau bụng hoặc nơn.

-

Tụt huyết áp hoặc ngất.

-

Rối loạn ý thức.

1.1.2. Các bệnh cảnh lâm sàng:
a. Bệnh cảnh lâm sàng 1: Các triệu chứng xuất hiện trong vài giây đến vài giờ ở da,


7
niêm mạc (mày đay, phù mạch, ngứa...) và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau
[1]:
-

Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít).

-

Tụt huyết áp (HA) hay các hậu quả của tụt HA (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện
không tự chủ...).

b. Bệnh cảnh lâm sàng 2: Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vài giây
đến vài giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ [1]:

-

Biểu hiện ở da, niêm mạc: mày đay, phù mạch, ngứa.

-

Các triệu chứng hơ hấp (khó thở, thở rít, ran rít).

-

Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện
không tự chủ...).

-

Các triệu chứng tiêu hóa (nơn, đau bụng...).

c. Bệnh cảnh lâm sàng 3: Tụt huyết áp xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi
tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ mà người bệnh đã từng bị dị ứng [1]:
-

Trẻ em: giảm ít nhất 30% huyết áp tâm thu (HA tối đa) hoặc tụt huyết áp tâm thu
so với tuổi (huyết áp tâm thu < 70mmHg).

-

Người lớn: Huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc giảm 30% giá trị huyết áp tâm thu
nền.

1.5.


Chẩn đoán phân biệt:

-

Các trường hợp sốc: sốc tim, sốc giảm thể tích, sốc nhiễm khuẩn.

-

Tai biến mạch máu não.

-

Các nguyên nhân đường hô hấp: COPD, cơn hen phế quản, khó thở thanh quản
(do dị vật, viêm).

-

Các bệnh lý ở da: mày đay, phù mạch.

-

Các bệnh lý nội tiết: cơn bão giáp trạng, hội chứng carcinoid, hạ đường máu.

-

Các ngộ độc: rượu, opiat, histamin./.


8

1.6.

Phân loại theo mức độ của triệu chứng:
Phản vệ được phân thành 4 mức độ (lưu ý mức độ phản vệ có thể nặng lên rất

nhanh và khơng theo tuần tự) [1]
TRIỆU CHỨNG
ĐỘ
Độ I

Độ II

Độ III

Độ IV

Da
Ngứa
Mày đay
Đỏ mặt
Phù mạch
Mày đay
Đỏ mặt
Phù mạch (xuất
hiện nhanh)

Hơ hấp

Khó thở nhanh
nơng

Tức ngực
Khàn tiếng
Chảy nước mũi
Mày đay
Tiếng rít thanh
Phù mạch (xuất quản
hiện nhanh)
Phù thanh quản
Thở nhanh, khị
khè tím tái, rối
loạn nhịp thở
Ngừng hơ hấp

Tim mạch

Tiêu hóa

Nhịp tim nhanh Đau bụng
hoặc loạn nhịp
Nơn
HA chưa tụt hoặc Ỉa chảy
tăng
Sốc
Mạch nhanh nhỏ
HA tụt
Rối loạn ý thức
Vật vã hơn mê

Đau bụng
Nơn

Đại tiện khong
tự chủ
Rối loạn cơ trịn

Ngừng tuần hồn

2. Xử trí phản vệ
2.1. Ngun tắc chung
-

Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời
ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vịng 24 giờ [1], [2].

-

Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí
ban đầu cấp cứu phản vệ.

-

Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản
vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.

2.2. Xử trí phản vệ nhẹ (độ I): dị ứng nhưng có thể chuyển thành nặng hoặc nguy
kịch
-

Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình
trạng người bệnh [1].


-

Tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời.

2.3. Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch (độ II, III)
-

Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV. Vì vậy, phải khẩn


9
trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh [1]:
-

Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có).

-

Tiêm hoặc truyền adrenalin (theo hướng dẫn dưới đây).

-

Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nơn.

-

Thở ô xy: người lớn 6-10 l/phút, trẻ em 2-4 l/phút qua mặt nạ hở.

-


Đánh giá tình trạng hơ hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc
của người bệnh.
+ Ép tim ngồi lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hơ hấp, tuần hồn).
+ Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản).

-

Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng
kim tiêm to (cỡ 14 hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền
tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh (theo mục IV dưới đây).

-

Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ
chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có).

2.4. Phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch
Mục tiêu: Nâng và duy trì ổn định HA tối đa của người lớn lên ≥ 90mmHg, trẻ em ≥
70mmHg và không cịn các dấu hiệu về hơ hấp như thở rít, khó thở; dấu hiệu về tiêu hóa
như nơn mửa, ỉa chảy [1].
a. Thuốc adrenalin 1mg = 1ml = 1 ống, tiêm bắp:
-

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10kg: 0,2ml (tương đương 1/5 ống).

-

Trẻ khoảng 10 kg: 0,25ml (tương đương 1/4 ống).

-


Trẻ khoảng 20 kg: 0,3ml (tương đương 1/3 ống).

-

Trẻ > 30kg: 0,5ml (tương đương 1/2 ống).

-

Người lớn: 0,5-1 ml (tương đương 1/2-1 ống).

b. Theo dõi huyết áp 3-5 phút/lần.
c. Tiêm nhắc lại adrenalin liều như khoản 1 mục IV 3-5 phút/lần cho đến khi huyết áp
và mạch ổn định.
d. Nếu mạch không bắt được và huyết áp không đo được, các dấu hiệu hơ hấp và tiêu
hóa nặng lên sau 2-3 lần tiêm bắp như khoản 1 mục IV hoặc có nguy cơ ngừng tuần
hồn phải:
- Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch adrenalin


10
1/10.000 (1 ống adrenalin 1mg pha với 9ml nước cất = pha loãng 1/10). Liều adrenalin
tiêm tĩnh mạch chậm trong cấp cứu phản vệ chỉ bằng 1/10 liều adrenalin tiêm tĩnh mạch
trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Liều dùng:
+ Người lớn: 0,5-1 ml (dung dịch pha lỗng 1/10.000=50-100µg) tiêm trong 1-3
phút, sau 3 phút có thể tiêm tiếp lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và huyết áp chưa lên. Chuyển
ngay sang truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền.
+ Trẻ em: Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm.
- Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch liên tục adrenalin (pha adrenalin
với dung dịch natriclorid 0,9%) cho người bệnh kém đáp ứng với adrenalin tiêm bắp và

đã được truyền đủ dịch. Bắt đầu bằng liều 0,1 µg/kg/phút, cứ 3-5 phút điều chỉnh liều
adrenalin tùy theo đáp ứng của người bệnh.
- Đồng thời với việc dùng adrenalin truyền tĩnh mạch liên tục, truyền nhanh dung dịch
natriclorid 0,9% 1.000ml-2.000ml ở người lớn, 10-20ml/kg trong 10-20 phút ở trẻ em
có thể nhắc lại nếu cần thiết.
e. Khi đã có đường truyền tĩnh mạch adrenalin với liều duy trì huyết áp ổn định thì có
thể theo dõi mạch và huyết áp 1 giờ/lần đến 24 giờ.
Bảng tham khảo cách pha loãng adrenalin với dung dịch Nacl 0,9% và tốc độ truyền
tĩnh mạch chậm
01 ống adrenalin 1mg pha với 250ml Nacl 0,9% (như vậy 1ml dung dịch pha loãng có
4µg adrenalin) [1]
Cân nặng người
bệnh (kg)

Liều truyền tĩnh mạch adrenalin
khởi đầu (0,1µg/kg/phút)

Tốc độ (giọt/phút) với kim
tiêm 1 ml=20 giọt

Khoảng 80

2ml

40 giọt

Khoảng 70

1,75ml


35 giọt

Khoảng 60

1,50ml

30 giọt

Khoảng 50

1,25ml

25 giọt

Khoảng 40

1ml

20 giọt

Khoảng 30

0,75ml

15 giọt

Khoảng 20

0,5ml


10 giọt

Khoảng 10

0,25ml

5 giọt


11
2.5. Xử trí tiếp theo
2.5.1.Hỗ trợ hơ hấp, tuần hồn: Tùy mức độ suy tuần hồn, hơ hấp có thể sử dụng một
hoặc các biện pháp sau đây:
a) Thở oxy qua mặt nạ: 6-10 lít/phút cho người lớn, 2-4 lít/phút ở trẻ em,
b) Bóp bóng AMBU có oxy,
c) Đặt ống nội khí quản thơng khí nhân tạo có ơ xy nếu thở rít tăng lên khơng đáp ứng
với adrenalin,
d) Mở khí quản nếu có phù thanh mơn-hạ họng khơng đặt được nội khí quản,
đ) Truyền tĩnh mạch chậm: aminophyllin 1mg/kg/giờ hoặc salbutamol 0,1 µg/kg/phút
hoặc terbutalin 0,1 µg/kg/phút (tốt nhất là qua bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch),
e) Có thể thay thế aminophyllin bằng salbutamol 5mg khí dung qua mặt nạ hoặc xịt họng
salbutamol 100µg người lớn 2-4 nhát/lần, trẻ em 2 nhát/lần, 4-6 lần trong ngày.
2.5.2. Nếu không nâng được huyết áp theo mục tiêu sau khi đã truyền đủ dịch và
adrenalin, có thể truyền thêm dung dịch keo (huyết tương, albumin hoặc bất kỳ dung
dịch cao phân tử nào sẵn có).
2.5.3. Thuốc khác:
- Methylprednisolon 1-2mg/kg ở người lớn, tối đa 50mg ở trẻ em hoặc hydrocortison
200mg ở người lớn, tối đa 100mg ở trẻ em, tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở tuyến cơ
sở).
- Kháng histamin H1 như diphenhydramin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: người lớn 25-50mg

và trẻ em 10-25mg.
- Kháng histamin H2 như ranitidin: ở người lớn 50mg, ở trẻ em 1mg/kg pha trong 20ml
Dextrose 5% tiêm tĩnh mạch trong 5 phút.
- Glucagon: sử dụng trong các trường hợp tụt huyết áp và nhịp chậm không đáp ứng với
adrenalin. Liều dùng: người lớn 1-5mg tiêm tĩnh mạch trong 5 phút, trẻ em 20-30µg/kg,
tối đa 1mg, sau đó duy trì truyền tĩnh mạch 5-15µg/phút tùy theo đáp ứng lâm sàng. Bảo
đảm đường thở tốt vì glucagon thường gây nơn.
- Có thể phối hợp thêm các thuốc vận mạch khác: dopamin, dobutamin, noradrenalin
truyền tĩnh mạch khi người bệnh có sốc nặng đã được truyền đủ dịch và adrenalin mà
huyết áp không lên.


12
3. Chăm sóc người bệnh phản vệ
3.1. Tầm quan trọng của theo dõi chăm sóc NB phản vệ
Phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gậy tử vọng nếu khơng chẩn đốn và
xử trí kịp thời. Tính chất nguy kịch của phản vệ gây hoang mạng cho mọi người kể cả
nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh. Điều dưỡng kỹ thuật viên là người
trực tiếp tiếp xúc và sử dụng thuốc cho người bệnh cần phải nắm vững kiến thức về phản
vệ đặc biệt là sự chủ động trong theo dõi, phòng và cấp cứu và chăm sóc người bệnh
phản vệ để làm giảm đến mức thấp nhất các tai biến cũng như tỷ lệ tử vong do sốc phản
vệ gây nên [1], [3].
3.2. Chăm sóc và theo dõi NB sốc phản vệ
* Loại bỏ, cách ly nguyên nhân gây phản vệ:
+ Khi NB xuất hiện bồn chồn, hoang hốt, lo lắng điều dưỡng ngay lập tức ngừng các
chất tiếp xúc như dịch truyền, thức ăn
+ Nếu nguyên nhân qua đường tiêu hóa; rủa dạ dày dùng than hoạt hoặc sobitol
* Đảm bảo tuàn hoàn:
- Tư thế: đặt NB nằm đầu thấp chân cao (nếu có tụt HA)
+ Adrenaline là thuốc quyết định thành công của điều trị (liều lượng, đường tiêm theo

y lệnh). Nếu khơng có bác sĩ, điều dưỡng kỹ thuật viên chủ động tiêm Adrenaline ngay
theo phác đồ
- Thực hiện y lệnh thuốc; thuốc chống dị ứng và các thuốc khác
- Đặt đường truyền tĩnh mạch, truyền dịch theo y lênh
- Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, hỗ trợ bác sĩ làm thủ thuật
* Đảm báo hô hấp:
- Tư thế nằm ngiêng an tàn nếu có nơn, hơn mê
- Hút đờm dãi, đặt canuyn nếu có tụt lưỡi
- Bóp bóng nêu NB ngừng thở hoặc thở yếu
- Cho NB thở oxy gọng kính
- Hỗ trợ đặt nội khí quản và thở máy nếu có suy hơ hấp hay sốc nặng
* Xét nghiệm cận lâm sàng:
Xét nghiệm cơ bản, điện tim, huyết học, sinh hóa, khí máu động mạch..
* Lập bảng theo dõi [1], [3].:


13
- Trong giai đoạn cấp: theo dõi M, HA nhịp thở, SpO2 và tri giác 3 – 5’/lần cho đến khi
ổn hẳn
- Trong giai đoạn ổn định: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 và tri giác mỗi 1-2
giờ trong ít nhất 24 giờ tiếp theo.
- Tất cả các người bệnh phản vệ cần được theo dõi ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến
ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định và đề phòng phản vệ pha 2.
- Ngừng cấp cứu: nếu sau khi cấp cứu ngừng tuần hồn tích cực khơng kết quả./.

4. Dự phòng phản vệ
4..1. Nguyên tắc dự phòng:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế phải bảo đảm các nguyên tắc dự
phòng phản vệ sau đây [1]:
-


Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được
đường dùng khác.

-

Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ
theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

-

Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây
phản vệ cho người bệnh.

-

Trường hợp khơng có thuốc thay thế phù hợp mà cần dùng thuốc hoặc dị nguyên
đã gây phản vệ cho người bệnh phải hội chẩn chuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm
sàng hoặc do bác sĩ đã được tập huấn về phịng, chẩn đốn và xử trí phản vệ để
thống nhất chỉ định và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc
đại diện hợp pháp của người bệnh.

-

Việc thử phản ứng trên người bệnh với thuốc hoặc dị nguyên đã từng gây dị ứng
cho người bệnh phải được tiến hành tại chuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng
hoặc do các bác sĩ đã được tập huấn về phịng, chẩn đốn và xử trí phản vệ thực
hiện.

-


Tất cả trường hợp phản vệ phải được báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông
tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc hoặc Trung tâm Khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh về Thơng tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc
theo mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc hiện hành theo quy định tại Phụ lục
V ban hành kèm theo Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của


14
Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện
[1].
-

Bác sĩ, người kê đơn thuốc hoặc nhân viên y tế khác có thẩm quyền phải khai
thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc, dị nguyên của người bệnh trước khi kê đơn thuốc
hoặc chỉ định sử dụng thuốc theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo
Thông tư 51/2017. Tất cả thông tin liên quan đến dị ứng, dị nguyên phải được
ghi vào sổ khám bệnh, bệnh án, giấy ra viện, giấy chuyển viện [1].

-

Khi đã xác định được thuốc hoặc dị nguyên gây phản vệ, bác sĩ, nhân viên y tế
phải cấp cho người bệnh thẻ theo dõi dị ứng ghi rõ tên thuốc hoặc dị nguyên gây
dị ứng theo hướng dẫn tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thơng tư 51/2017, giải
thích kỹ và nhắc người bệnh cung cấp thông tin này cho bác sĩ, nhân viên y tế
mỗi khi khám bệnh, chữa bệnh. [1]

4..2. Chuẩn bị, dự phòng cấp cứu phản vệ
-


Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu
phản vệ.

-

Nơi có sử dụng thuốc, xe tiêm phải được trang bị và sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu
phản vệ. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ theo quy định tại mục I Phụ lục
V ban hành kèm theo Thông tư này.

-

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị
y tế theo quy định tại mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 51/2017 [1].

-

Bác sĩ, nhân viên y tế phải nắm vững kiến thức và thực hành được cấp cứu phản
vệ theo phác đồ.


15
4..3. Danh mục hộp thuốc và vật tư cấp cứu phản vệ
Đơn vị

Số lượng

bản

01


- Loại 10ml

cái

02

- Loại 5ml

cái

02

- Loại 1ml

cái

02

- Kim tiêm 14-16G

cái

02

gói/hộp

01

TT
1


Nội dung
Phác đồ, sơ đồ xử trí cấp cứu phản vệ
Bơm kim tiêm vô khuẩn

2

3

Bông tiệt trùng tẩm cồn

4

Dây garo

cái

02

5

Adrenalin 1mg/1ml

ống

05

6

Methylprednisolon 40mg


lọ

02

7

Diphenhydramin 10mg

ống

05

8

Nước cất 10ml

ống

03

4..4. Danh mục trang thiết bị y tế và thuốc tối cấp cứu phản vệ tại cơ sở khám chữa
bệnh [1]
-

Oxy.

-

Bóng AMBU và mặt nạ người lớn và trẻ nhỏ.


-

Bơm xịt salbutamol.

-

Bộ đặt nội khí quản và/hoặc bộ mở khí quản và/hoặc mask thanh quản.

-

Nhũ dịch Lipid 20% lọ 100ml (02 lọ) đặt trong tủ thuốc cấp cứu tại nơi sử dụng
thuốc gây tê, gây mê.

-

Các thuốc chống dị ứng đường uống.

-

Dịch truyền: natriclorid 0,9%./.


16
II.

Cơ sở thực tiễn:

2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Trong những nghiên cứu được công bố gần đây, tỷ lệ phản vệ ngày càng gia tăng;

các con số cũng cho thấy khoảng 1,24% đến 16,8% tổng dân số Hoa Kỳ có thể bị phản
ứng phản vệ và 0,002% có thể tử vong vì phản ứng này [17]. Tại Vương quốc Anh, tỷ
lệ sốc phản vệ được ước tính là 8,4 trên 100.000 người/năm và khoảng 10% trường hợp
có dấu hiệu bị hạ huyết áp và sốc, cần được điều trị khẩn cấp [21].
Nguyên nhân phổ biến nhất gây PV là thuốc, thức ăn và nọc côn trùng. Trong một
nghiên cứu lớn trên 601 người bị phản vệ tại Mỹ có tới 22 % nguyên nhân PV từ thức
ăn, 11% do thuốc [20]. Thuốc là nguyên nhân PV hay gặp nhất; trong đó, các thuốc hay
gặp phải kể đến là kháng sinh, thuốc cản quang chứa iod, NSAIDs và những thuốc sử
dụng trong giai đoạn hậu phẫu [17].
Theo nghiên cứu của tác giả Naoko Tachizwa tại Bệnh viện Đại học Teikyo Nhật
Bản trong 3 năm (2015 đến 2017) trong số khoảng 60.000 người bệnh đến khoa cấp cứu,
181 đối tượng được chẩn đoán bị sốc phản vệ [19]. Mười bốn trong số những người
bệnh này có dấu hiệu huyết áp tâm thu thấp hơn 90mmHg, 126 người bệnh đã được điều
trị bằng adrenaline. Tất cả các người bệnh đã hồi phục sau đợt phản vệ. Nguyên nhân
gây sốc phản vệ đã được đánh giá; nguyên nhân phổ biến nhất là do thức ăn có 78 trường
hợp chiếm 43% số ca PV, tiếp theo là thuốc có 38 trường hợp chiếm 21%, cơn trùng
đốt/cắn hoặc động vật cắn có 3 trường hợp chiếm 1,6%, và các nguyên nhân khác 11
chiếm 6% [19].
Trong nghiên cứu mô tả đặc điểm của người bệnh được đưa vào khoa cấp cứu người
lớn do sốc phản vệ của một bệnh viện tuyến cơ sở trong khoảng thời gian 10 năm ở
Manchester – Anh, kết quả cho thấy các nguyên nhân gây sốc phản vệ thường được nghi
ngờ nhất là: thuốc 33%, nọc độc của bộ cánh màng 23%, thức ăn 21% và các sản phẩm
cản quang chứa i-ốt 12% [14].
Các tác giả Irwani Ibrahim, Bao Li Chew khảo sát kiến thức về phản vệ trên 190 bác
sĩ và điều dưỡng tại khoa Cấp cứu năm 2014 cho kết quả tỷ lệ 97,8% bác sĩ và 83,7%
điều dưỡng chọn định nghĩa đúng về sốc phản vệ. Tỷ lệ cao bác sĩ (89-94%) và điều
dưỡng (65-72%) chẩn đoán phản vệ trong các cấp độ và sốc phản vệ. Về điều trị, có
89,4% bác sĩ chỉ định adrenalin là thuốc được lựa chọn và 85,1% chọn đường tiêm bắp



×